You are on page 1of 24

Mẫu 1 :

Bạo lực ngôn từ là hành vi khá phổ biến và có tác động tiêu cực đến các mối
quan hệ. Trên thực tế, nó vẫn diễn ra hàng ngày với nhiều người.

Thực trạng bạo lực ngôn từ diễn ra phổ biến

Một trong những thực trạng tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe giới trẻ ngày nay đó
là bạo lực ngôn từ. Ở xã hội ngày nay, bất kỳ ai cũng có thể đối mặt với vấn nạn
này. Theo một cuộc điều tra của nhà tâm lý học cho thấy "Cứ 20 người lại có một
người phải chịu bạo lực ngôn từ, 50 người lại có một người tự sát vì mắc bệnh tâm
lý, nhẹ thì bị rối loạn, nặng thì có thể dẫn tới hành vi giết người, tự sát".

Nhiều người sẽ cảm thấy rùng mình thậm chí nghi hoặc những số liệu trên thế
nhưng sự thật ai trong số chúng ta cũng có thể từng là nạn nhân của bạo lực ngôn
từ. Một điều đáng buồn là ngày nay không khó nhìn thấy các vụ việc đau lòng xảy
ra liên quan đến bạo lực ngôn từ, đặc biệt trong giới trẻ. Gần đây nhất, sau khi một
số cuộc thi hoa hậu diễn ra, tình trạng này trở nên đáng báo động hơn, khi nhiều thí
sinh và hoa hậu trở thành mục tiêu của nạn bạo lực ngôn từ. Điển hình như Hoa
hậu Đoàn Thiên Ân bị miệt thị về cân nặng từ ngay sau đêm đăng quang Miss
Grand. Trên thực tế, khi chỉ trích về ngoại hình của người khác, nhiều người
thường dựa trên những tiêu chuẩn không đúng về cái đẹp để áp đặt người khác, họ
đưa ra những bình luận ác ý, thậm chí là hành động bắt nạt.

Giới trẻ vốn dĩ là những người còn trong quá trình học hỏi để trưởng thành cho nên
còn nhiều thiếu sót. Đặc biệt là thế hệ “Gen Z” ngày càng tự tin hơn, có nhiều cách
khác nhau để khẳng định phong cách sống và tìm ra cá tính, chất riêng của mình.
Vì vậy, họ dễ trở thành trung tâm của những soi mói quá đà. Hơn nữa, người trẻ
chưa biết cách để cân bằng các mối quan hệ cho nên cũng thường cạnh tranh hoặc
mâu thuẫn lẫn nhau, dẫn tới mất kiểm soát hành vi, dễ xúc phạm nhau về mặt ngôn
từ.

Điều đáng sợ của bạo lực ngôn từ là nó “giết chết người ta từ bên trong”. Bạn Trần
Hà Minh Châu (20 tuổi, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) kể rằng:
“Mình từng là nạn nhân của bạo lực ngôn từ khi học cấp 2. Mình sợ ra đường, chỗ
đông người vì cảm thấy có người nhìn thấy mình. Cảm giác lúc nào bản thân cũng
trong tình trạng căng thẳng, sợ người khác đàm tiếu và nói xấu sau lưng. Tâm lý ấy
không chỉ đến với những người không thích mình, mà còn cả những người xung
quanh nữa. Vết thương này kéo dài rất lâu, sau này khi gặp lại người từng nói xấu
mình thì bản thân vẫn còn khóc. Chuyện đó làm ảnh hưởng tới tâm lý, cách mình
kết bạn và ứng xử rất nhiều. Mình trở nên rụt rè, ít nói, tiêu cực hơn và thu mình
lại với mọi thứ, gần như trầm cảm”.

Tuổi trẻ vốn đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những tác động bên
ngoài. Xét về phương diện hình thành và phát triển nhân cách, bạo lực ngôn từ có
thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người trong độ tuổi này.

Bạo lực ngôn từ và những điều nhiều người chưa biết

Trong cuộc sống, một số người cho rằng lời nói của mình là trò đùa vui, khuấy
động không khí mà không biết rằng chính mình có thể đang bạo lực ngôn từ người
khác. Điều này xuất phát từ việc không phải ai cũng có cái nhìn toàn diện về vấn
nạn nan giải này.

Tâm sự về một lần bản thân bị người quen “vô tình” bạo lực ngôn từ, bạn Đặng
Thảo Trang (sinh viên Học viện Tài chính) kể lại: “Mình có chơi thân với một
nhóm 4 người, mọi người trong nhóm tính rất hài hước và hay đùa, thế nhưng
không phải lúc nào mình cũng cảm thấy thoải mái với trò đùa của mọi người. Đỉnh
điểm là một lần mình bị các bạn trêu “đen như củ súng”. Dù sau đó mọi người giải
thích rằng có yêu quý thì mới trêu nhưng mình vẫn không thể nghĩ tích cực được”.

Một biệt danh kiến bạn trở nên ngại ngùng tự ti nhưng lại được ngụy trang theo
cách “nghe vui mà”, “nghe dễ thương mà” cũng là một dạng bạo hành. Vậy nên
câu chuyện sẽ không là đùa nữa khi nhân vật chính cảm thấy ức chế và phát sinh
cảm xúc tiêu cực. Khi tình trạng ấy kéo dài, cảm xúc "bùng nổ" dẫn đến những cái
kết đáng buồn.

Thực tế, bạo lực ngôn từ có rất nhiều loại nhỏ, trong đó có thể kể đến như:
Bodyshaming (miệt thị ngoại hình), nói xấu cộng đồng,...

Chính vì sự đa dạng của các loại hình mà nhiều người đang vô tình trở thành kẻ
bạo lực người khác. Thậm chí, từng là nạn nhân nhưng vì muốn đáp trả mà có
người lại trở thành thủ phạm của vấn đề.

Mặt khác, tự do ngôn luận hiện tại cũng đang có dấu hiệu “biến tướng” ở một số cá
nhân, nhất là với giới trẻ và các hoạt động trên mạng xã hội. Chúng ta đang dần tự
cho mình cái quyền để "chửi" người khác, đặt người ta vào trong “một cái lồng”
mà ở đó những gì mình thấy là những tiêu chuẩn bắt buộc của họ.
Bạo lực ngôn từ nghe qua thì khá xa lạ thế nhưng nó đang hiện hữu rất nhiều kề
cạnh cuộc sống của chúng ta.

Ngăn chặn bạo lực ngôn từ là trách nhiệm của cả cộng đồng

Nhận thức được bản chất và tác hại của bạo lực ngôn từ là một chuyện thế nhưng
giải quyết nó lại là một quá trình rất khó khăn, đòi hỏi sự chung tay của cả cộng
đồng.

Trước hết muốn giảm thiểu vấn nạn, chúng ta cần hiểu rõ bản thân mình có thể vừa
là nạn nhân vừa là hung thủ của bạo lực.

Thế nên, trước hết, chúng ta cần ý thức lời nói của chính mình, kể cả với người
thân quen. Còn nếu đã từng là nạn nhân, chúng ta thấu hiểu hơn ai hết nỗi khổ và
những hoang mang của kẻ bị xúc phạm, chửi bới, nói xấu,... Và vì vậy hãy học
cách bao dung, vị tha, đừng cố tìm cách trả đũa người khác, bởi lẽ chúng ta không
thể giảm thiểu điều xấu bằng một hành vi xấu. Hãy tìm cách “chữa lành” cho bản
thân như tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình. Trong nhiều trường hợp, bạo
hành bằng lời nói có thể khiến cho bạn bị tổn thương sâu sắc. Nếu không thể tự
mình vượt qua thì bạn nên chủ động tìm gặp chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ.

Bên cạnh đó, mỗi chúng ta hãy quan tâm hơn tới những người thân quen bên cạnh
mình. Nếu thấy họ có dấu hiệu bị bạo lực thì cần động viên, an ủi, giúp họ vượt
qua những tổn thương về mặt tinh thần.

Quan trọng nhất vẫn là cần tuyên truyền tới cho cộng đồng lớn những rủi ro do tình
trạng bạo lực ngôn từ gây ra, nhất là với giới trẻ. Để ngăn chặn và phòng ngừa tình
trạng sử dụng bạo lực ngôn ngữ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà giáo dục với
gia đình và xã hội. Tuy nhiên cách tuyên truyền cũng cần hấp dẫn, thú vị, tránh
triết lý, giáo điều sẽ không gây được thiện cảm và tiếp nhận của người trẻ.
Mẫu 2
Mẫu 3
Gần đây, thực trạng bạo lực ngôn từ đã trở thành vấn đề gây nhiều nhức
nhối. Hiện tượng bạo lực ngôn từ xuất hiện với tần xuất ngày càng nhiều
trên các nền tảng mạng xã hội.
Bạo lực ngôn từ là hành vi lạm dụng ngôn ngữ của cư dân mạng khi sử
dụng mạng xã hội nhằm đe dọa, xúc phạm, hạ thấp giá trị người khác,
thỏa mãn cảm xúc cá nhân, vô hình gây nên những tổn thương tâm lý
cho người tiếp nhận, thậm chí ảnh hưởng tới thể chất và có thể thiệt hại
cả về tính mạng. Nói tục chửi thề cũng là một biểu hiện của bạo lực
ngôn từ, đây là một hiện tượng có tác hại đáng kể và ảnh hưởng đến
nhân cách và đạo đức của thế hệ học sinh sinh nói riêng và văn hóa xã
hội nói chung. Nói tục chửi thề khiến cho nhân cách và đạo đức của
người học sinh bị suy đồi, biến họ thành những kẻ thiếu học thức và bị
đánh giá là vô văn hóa. Nói tục chửi thề cũng khiến kỹ năng giao tiếp
của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn thiếu chuẩn mực. Hơn
nữa, việc nói tục chửi thề còn có tác động đáng kể đến người khác, đặc
biệt là trong các trường hợp nói tục chửi thề để xúc phạm và lăng mạ
người khác. Hành động đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và
lòng tự trọng của người bị lăng mạ, và có thể dẫn đến tâm lý bức bối,
không kiểm soát được bản thân và hậu quả nghiêm trọng.
Thật đáng buồn khi nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra chỉ vì một lời nói
tục bông đùa. Khi một con người vô văn hóa thì sẽ kéo theo cả xã hội bị
ảnh hưởng
Mẫu 4
Mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để
các thế lực thù địch lợi dụng tiến hành phá hoại tư tưởng.
Trong những năm qua, các thế lực thù địch, phản động đã
lập ra và sử dụng hàng ngàn trang mạng xã hội vào các
hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng. Chúng tập
trung xuyên tạc, nói xấu chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Hiện nay, nhiều trang MXH của bọn phản động
trong- ngoài như "Dân làm báo", "Quan làm báo"…
thường xuyên đăng tải những bài viết với lời lẽ chống
Đảng, chống chế độ một cách điên cuồng, mù quáng.
Chúng tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước, lợi dụng chiêu bài phản biện xã hội, đấu
tranh chống tiêu cực, tham nhũng, bảo vệ môi trường…
để đăng tải những bài viết có thông tin sai lệch, không
được kiểm chứng, suy diễn xuyên tạc, từ đó kết luận các
chủ trương, chính sách đó là sai lầm và đòi xóa bỏ. Lợi
dụng những sơ hở, thiếu sót trong triển khai các chính
sách phát triển kinh tế- xã hội của chính quyền các cấp,
các vụ phức tạp như Đồng Tâm (Hà Nội), ô nhiễm môi
trường biển do Formosa gây ra ở các tỉnh miền Trung,
việc thảo luận dự luật đơn vị hành chính- kinh tế đặc
biệt… để kích động dư luận, hình thành tâm lý phản
kháng, tư tưởng bất mãn, chống đối, tiến tới kêu gọi biểu
tình, bạo loạn lật đổ chế độ.
MXH làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Trong
số 35 triệu người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, có
không ít người là cán bộ, đảng viên, làm việc trong các cơ
quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước. Nhiều
người có thói quen thích chia sẻ thông tin về cuộc sống,
công việc, hoạt động của cơ quan, đơn vị lên mạng xã hội
hoặc sử dụng mạng xã hội làm công cụ liên lạc, trao đổi.
Trong khi đó, hiểu biết về công tác bảo vệ bí mật nhà
nước của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, trách nhiệm
ý thức bảo mật chưa tốt, làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí
mật nhà nước. Lợi dụng các vụ lộ lọt bí mật nhà nước trên
internet, nhiều đối tượng đã đăng tải lại các tài liệu mật
trên mạng xã hội, tạo diễn đàn xuyên tạc, nói xấu chính
quyền.
Mạng xã hội tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn
hóa. Mạng xã hội phát triển làm gia tăng nguy cơ xói mòn
bản sắc văn hóa dân tộc. Khi mãng xã hội phát triển thì
dòng chảy của những cuộc bá quyền, xâm lăng văn hóa
trở nên mạnh mẽ hơn về cường độ, mở rộng về quy mô,
tác động đến hầu hết các cá nhân, nhất là số người trẻ.
Xuất hiện các trào lưu tuyên truyền, cổ vũ lối sống, các
giá trị phương Tây, như tôn thờ tự do cá nhân, lối sống
thực dụng, văn hóa đồi trụy, bạo lực… đi ngược lại truyền
thống văn hóa dân tộc. Tình trạng nhiễu loạn thông tin,
thật giả lẫn lộn trên mạng xã hội đang ở mức báo động,
ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng.
Hoạt động tung tin đồn, giật gân câu "like" trên mạng xã
hội ngày càng gia tăng, gây hoang mang trong dư luận.
Một số vụ việc trên mạng xã hội (như BOT giao thông)
thu hút số lượng rất lớn người quan tâm, theo dõi, hình
thành tâm lý đám đông, áp lực dư luận, có thể tạo ra các
giá trị lệch lạc hay khuynh hướng phức tạp trong văn hóa
ứng xử.
Mẫu 5
Bạo lực ngôn từ là một vấn đề xã hội đang ngày càng trở
nên phổ biến và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy,
tại sao bạo lực ngôn từ lại trở nên phổ biến đến như vậy
và những hậu quả của nó là gì?

Bạo lực ngôn từ rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nó
xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trường học cho đến nơi làm
việc, từ truyền thông đại chúng cho đến các mối quan hệ
cá nhân. Bạo lực ngôn từ có thể bao gồm các hành động
như lăng mạ, chửi bới, đe dọa, xúc phạm hoặc phỉ báng.
Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức
khỏe tâm lý của những người bị ảnh hưởng.
Nguyên nhân của bạo lực ngôn từ rất đa dạng. Một trong
những nguyên nhân chính là sự thiếu hiểu biết về tác hại
của bạo lực ngôn từ. Nhiều người cho rằng bạo lực ngôn
từ không gây ra hậu quả nghiêm trọng, và do đó họ không
cần phải suy nghĩ trước khi nói. Ngoài ra, sự căng thẳng
trong cuộc sống, áp lực đối với thành công và sự cạnh
tranh cũng có thể dẫn đến bạo lực ngôn từ.
Hậu quả của bạo lực ngôn từ là rất nghiêm trọng. Nó có
thể gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý
của những người bị ảnh hưởng, bao gồm sự giảm tự tin, lo
âu, trầm cảm và stress. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề
xã hội như bạo lực gia đình, bạo lực học đường và bạo lực
trong mối quan hệ.

Tóm lại, con người nên cẩn trong trong lời ăn tiếng nói,
nên sử dụng ngôn từ phù hợp và tránh làm tổn thương
người khác. Có như vậy con người mới sống trong một
cuộc sống tốt đẹp và lành mạnh.
Mẫu 6
Vin vào cái gọi là "tự do ngôn luận" mà múa phím lăng
mạ, chửi rủa, phán xét người khác. Chắc bởi vì đây là
mxh, là ảo, người ta chẳng biết mình là ai đâu mà lo nên
nghĩ rằng chê một tí thì đã sao, chửi đấy thì sao, làm gì
được nhau.
Họ chẳng bao giờ biết được nỗi đau, sự khổ sở của những
người bị họ bạo lực bằng ngôn từ. Là những con chữ thôi
nhưng lại làm người khác bị tổn thương về mặt tinh thần
nghiêm trọng. Khiến người khác phải dằn vặt, nghi ngờ
về bản thân, cho rằng bản thân là thấp kém, là xấu xí các
người vui lắm sao?
Nhìn sự ra đi lần lượt của những người nổi tiếng đi, một
bình luận an ủi, cảm ơn, ngợi khen có lẽ đã cứu được họ
thay vì những lời lẽ tiêu cực "đồ xấu xí", "đồ vô dụng".
Đã bình luận xin hãy bình luận lời tử tế. Nếu không làm
được, nhẹ nhàng lướt qua. Dễ mà phải không?
Mẫu 7
Bạo lực ngôn ngữ có thể được diễn ra ở bất kì hành động,
lời nói nào trong quá trình giao tiếp cho dù người nói cố ý
hoặc không cố ý.
Một vài ví dụ về bạo lực ngôn ngữ và biểu hiện của bắt
nạt bằng ngôn từ:
 Đặt biệt danh xấu cho người khác: Đối tượng bạo hành
sẽ chú ý đến những đặc điểm xấu của người khác để cố
tình đặt một biệt danh nào đó cho họ. Nếu biệt danh này
khiến cho bạn cảm thấy tự ti với chính mình và mọi người
xung quanh thì có thể bạn đang bị bạo hành lời nói.
 Luôn tìm mọi cách để khiến người khác cảm thấy
ngượng ngùng: Những người bạo hành lời nói thường có
xu hướng sử dụng những ngôn ngữ mỉa mai, châm biếm,
chế nhạo về cách ăn mặc, vóc dáng, ngoại hình, sở thích
của người khác nhằm mục đích hạ thấp và làm cho người
đó cảm thấy xấu hổ. Hành động này có thể xảy ra ở những
nơi riêng tư hoặc kể cả những chỗ đông người.
 Trêu ghẹo: Thông thường những đối tượng này sẽ có sở
thích trêu đùa, chọc phá người khác bằng những câu nói
mà họ cho rằng vui nhộn, hài hước. Tuy nhiên, nếu những
từ ngữ mà họ sử dụng không thể khiến cho đối phương
cảm thấy vui vẻ, thoải mái thì đó có thể gọi là bạo lực lời
nói.
 Luôn chỉ trích: Cho dù là ở chỗ riêng tư hay là nơi công
sở, đông người thì những lời nói chỉ trích không mang
tính xây dựng cũng có thể khiến cho người khác cảm thấy
bị xúc phạm và tổn thương. Đây cũng được xem là một
trong các hành vi bạo hành lời nói mà nhiều người hay
gặp phải.
 Thường xuyên lớn tiếng: Việc la hét, nói chuyện lớn
tiếng hoặc sử dụng những từ ngữ, lời nói không lịch sự,
thô lỗ để trò chuyện cùng người khác cũng là một hành vi
bạo lực bằng lời nói.
 Đe dọa: Hình thức đe dọa dù chỉ bằng lời nói, ngôn ngữ
cũng có thể được xem là hành vi bạo hành nghiêm trọng.
Những lời nói mang tính chất đe dọa, khủng bố, tra tấn sẽ
làm người khác cảm thấy lo lắng, sợ hãi, dễ dàng bị kiểm
soát và thao túng.
 Buộc tội, đổ lỗi: Đây cũng được xem là một trong các
hành vi bạo hành bằng lời nói khiến cho nhiều người cảm
thấy bị tổn thương và hạ thấp danh dự. Người bạo
hành thường sử dụng những lời nói nhằm mục đích buộc
tội một ai đó với những tình huống vô lý hoặc ngoài ý
muốn.
Hậu quả của bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt
Bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ trong trường học,
nó có thể xảy ra mọi nơi ở xung quanh chúng ta. Đôi khi,
để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn
ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người
khác sẽ có sức tàn phá tâm hồn con người rất lớn.
Sử dụng bạo lực ngôn ngữ có thể gây ra sự tổn thương
tinh thần cho người khác. Những từ ngữ xúc phạm, bôi
nhọ và lăng mạ khiến người khác cảm thấy mất tự tin, tự
ti, bị coi thường, dẫn đến ảnh hưởng đến tâm lý và sức
khỏe của họ.
Bạo lực ngôn ngữ còn có thể gây ra hậu quả về mặt tinh
thần và thể chất. Khi bị bạo lực ngôn ngữ, họ phải chịu
đựng cảm giác giận dữ và đau khổ, gây ra căng thẳng, lo
âu và cảm giác bất an. Người bị bạo lực ngôn ngữ cảm
thấy bị cô lập, bị bỏ rơi và mất niềm tin vào con người.
Khi một người sử dụng bạo lực ngôn ngữ, họ có thể
khuyến khích những người khác làm theo họ, làm tăng
bạo lực trong xã hội, ảnh hưởng đến an ninh và trật tự của
cộng đồng. Khi một người sử dụng bạo lực ngôn ngữ, họ
có thể không chỉ làm tổn thương người đối diện mà còn
làm tổn hại đến mối quan hệ xã hội, tạo ra sự chia rẽ mất
đoàn kết.
Sử dụng bạo lực ngôn ngữ còn có thể ảnh hưởng đến sự
phát triển của trẻ em và thanh thiếu niên. Khi bị bạo lực
bằng ngôn ngữ, các em có thể trở nên thô lỗ và thiếu tôn
trọng người khác. Điều này gây ảnh hưởng đến mối quan
hệ với bạn bè, gây ra mâu thuẫn và bất đồng. Nó cũng có
thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và phát triển của
thanh thiếu niên.
Học sinh cần phải học cách vượt qua những câu nói tầm
thường, để không bị nó cấu xé và gặm nhấm tâm hồn
ta, bắt buộc phải đối mặt với nó bằng những suy nghĩ tích
cực nhất. Đừng để bị tổn thương vì những điều tầm
thường, không xứng đáng. Trừ khi bạn cho phép thì
không ai có quyền làm tổn thương bạn.
Mẫu 8
Ngoài những vấn nạn luôn được lên tiếng cảnh báo và
nhắc nhở ý thức của công dân về việc tự bảo vệ mình
trước tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường, thì
bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội từ lâu cũng đã trở thành
một vấn đề nhức nhối, khi việc ứng xử trên không gian
mạng luôn được cảnh báo ở mức rủi ro cao với những
tranh cãi bằng ngôn từ thiếu văn hoá, sẵn sàng gây tổn
thương và xâm hại tinh thần của những nạn nhân bất đắc
dĩ. Việc sử dụng ngôn từ thiếu văn hoá trên mạng xã hội
của một bộ phận lớn người dùng hiện nay là một hành
động đáng báo động vì việc sử dụng mạng xã hội hiện và
đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống thường
ngày của mọi người. Thông qua bài viết sau đây, công ty
luật ở Cần Thơ Luật Khôi Luân muốn gửi đến bạn đọc
những giải pháp sử dụng mạng xã hội một cách an toàn và
chọn lọc thông tin để tự bảo vệ mình trước tình trạng đáng
báo động này nhé.
Thường xuyên sử dụng facebook và instagram không phải
lúc nào cũng vui vẻ và là một trò chơi. Nghiên cứu gợi ý
rằng, sử dụng mạng xã hội quá thường xuyên có thể khiến
chúng ta đố kị và có những kỳ vọng không thực tế.
Đằng sau bàn phím - bạo lực ngôn từ được thể
hiện một cách tự do trên mạng xã hội
Trong xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển không
ngừng của kinh tế và công nghệ thông tin thì mạng xã hội
đã trở thành thứ yếu trong cuộc sống. Chính vì sự tiện lợi
cũng như phổ biến của nó mà mọi người đã “tự do ngôn
luận” một cách quá đà, không sử dụng mạng xã hội sao
cho thật văn mạnh, “sạch sẽ” nên đã làm cho mạng xã hội
bị vấy bẩn bởi những ngôn từ, phát ngôn, bình luận thiếu
văn hóa. Việc bạo lực ngôn từ xảy ra hằng ngày, hằng giờ
trên các ứng dụng mạng xã hội Facebook, TikTok,
Instagram, Zalo… và hậu quả nguy hại không kém gì bạo
lực ở thế giới thật. Ở đó, những người trẻ - người sử dụng
mạng xã hội nhiều nhất thường là tâm điểm của những
tranh cãi này.
Nhiều người sẵn sàng mang một vấn đề, một cá nhân lên
mạng xã hội để dèm pha, để bình phán một cách hết sức
tự nhiên khiến cho các đối tượng chịu áp lực về mạng xã
hội rất lớn. Cách mạng 4.0 mang đến những đám mây
công nghệ nhưng cũng đem đến những “đám đông ảo”
trên mạng xã hội. Đó là những người được tập họp rất
nhanh rồi tan biến cũng rất nhanh.
Đằng sau màn hình, cảm giác "an toàn tạm thời" làm cho
người dùng tự cho mình cảm giác quyền lực khi bình
phẩm, đánh giá một ai đó hay một vấn đề
Khi một đám đông được hình thành thì chắc chắn phải có
cùng mục đích chung như: Vì hiếu kỳ, vì muốn biết sự
thật, vì muốn bảo vệ một quan điểm hay đấu tranh về một
sự việc nào đó. Với những đám đông ảo trên mạng xã hội
thì đôi khi chẳng cần lý do, không cần biết bản chất của
vấn đề, chỉ cần ghi lại vài dòng, để lại vài trạng thái cảm
xúc, thậm chí dùng những câu nói phản cảm, thái độ tiêu
cực… rồi biến mất.
Mặc dù có thể những người share, những người bình luận
về đối tượng đó không hiểu hoặc không biết nhưng vẫn “a
dua” theo và đưa ra những ý kiến chủ quan của mình vô
tình đã gây ra tổn thương, áp lực đối với những cá nhân
đó. Điều đó đang gián tiếp khiến những cá nhân bị chỉ
trích rơi vào trạng thái tâm lý: Stress, trầm cảm, ám thị, tự
tử… ngày càng nhiều hơn khi sức ảnh hưởng của mạng xã
hội vô cùng lớn.
Cách mạng 4.0 và cách biệt thế hệ làm nên sự tương
phản về tâm lý ứng xử
Ngoài ra, sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các thế hệ cũng
là một trong những nguyên nhân dẫn ra xung đột. Những
người trẻ thường có xu hướng sử dụng và diễn đạt ngôn
ngữ “thoáng”, ngôn ngữ của chính họ. Và khi va chạm
với nhóm lớn tuổi hơn thì lối diễn đạt đó có thể bị quy
chụp là vô lễ, thiếu tôn trọng và bắt đầu nảy sinh năng
lượng tiêu cực, định kiến về nhau. Trong khi thực tế, khởi
đầu nhóm trẻ hoàn toàn không có ý xúc phạm nhóm lớn
tuổi. Nếu chú ý, mọi người sẽ thấy câu chuyện này vẫn
diễn ra thường ngày trong từng gia đình và mạng xã hội
cũng không tránh khỏi.
Như vậy trong một không gian lớn hơn, khi những cuộc
tranh luận trên bình diện rộng hơn, không quan tâm đến
người tham gia là ai, lớn nhỏ thế nào, với những cách diễn
đạt, khuôn mẫu văn hóa ứng xử riêng biệt thì tình thế dễ
dàng bị đảo lộn. Với nhóm này, việc nói chuyện như vậy
là bình thường, với một nhóm khác, đó hoàn toàn có thể
là xúc phạm. Khi bị cảm xúc chi phối, người ta không thể
nói chuyện bình thường được nữa.

Những sự xung đột và không nhất quán về cách ứng xử,


dùng từ,... cũng là một khía cạnh tạo nên những tranh cãi
không đáng có trên mạng xã hội
Một khía cạnh khác của vấn đề là việc khi giao tiếp trên
mạng, thông qua các cách thức như viết status, comment,
chat… cách hiểu của người tham gia hoàn toàn bị chi phối
từ chính cảm xúc, tâm lý, định kiến, ẩn ức của họ. Cùng
một dòng thông tin nhưng mỗi người đều hoàn toàn có thể
diễn đạt ý nghĩa của nó theo những sắc thái hoàn toàn
khác nhau, tùy vào cảm xúc và trải nghiệm riêng cá nhân
của họ trong thời điểm đó. Một câu hỏi tranh luận hoàn
toàn có thể được cảm nhận thành một câu “hỏi đểu”, “đá
xéo”, mỉa mai hay bắt bí nhau và bị phản ứng lại. Cứ thế
những xung lực xấu hình thành và nhanh chóng leo thang.
Hãy là một người sử dụng mạng xã hội một cách thông
minh - an toàn - hiệu quả
Lợi ích mà mạng xã hội mang lại đó là giúp chúng ta nắm
bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và
cộng đồng. Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi
mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và
kiểm soát nó. Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội
sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư
giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
Lợi ích là thế, song không thể phủ nhận rằng mạng xã hội
cũng có những mặt trái của nó. Như “Một chất gây
nghiện”, mạng xã hội khiến người dùng có thể chìm đắm
trong “cuộc sống ảo”, mà quên đi “đời sống thực”. Nhiều
người lãng phí thời gian mà sao nhãng công việc, hạn chế
giao lưu trực tiếp với mọi người xung quanh. Kéo theo đó
là những hệ lụy như: công việc trì trệ, sức khỏe và trí tuệ
giảm sút, thậm chí gia đình tan vỡ. Trên thực tế, đã có
không ít trường hợp đã phải nhập viện điều trị bệnh trầm
cảm do “nghiện mạng xã hội”.
5 cách để sử dụng mạng xã hội tốt hơn cho bạn
Hãy kiểm tra lại bản thân và tự hỏi về cách bạn đang cảm
thấy thế nào khi nhìn vào bảng tin, dòng thời gian, những
còm của mọi người... Nếu có sự đố kị, lo lắng hoặc tự ti,
có thể bạn cần phải nghĩ lại về tác dụng của mạng xã hội.
Hãy tham khảo những cách dưới đây để sử dụng mạng xã
hội thông minh hơn.
Tạo một khoảng thời gian thoát khỏi mạng xã hội
Nếu việc thực hiện đột ngột làm bạn sợ hãi, hãy bắt đầu
từng chút một và tăng dần thời gian đó lên. Tắt thông báo.
Đặt hẹn giờ và tắt phần mềm khi bạn chạm đến giới hạn
của mình. Đừng đăng nhập vào khi bạn đang cảm thấy có
thể bị tổn thương.
Kiểm tra bộ lọc của bạn
Đôi khi, khi chúng ra nhìn vào các tài khoản mạng xã hội,
chúng ta vẽ ra những sự so sánh. Chúng ra nhìn thấy
những sự tích cực trong bài đăng của một số người và so
sánh chúng với những điều tiêu cực trong cuộc sống của
chúng ta. Tâm trí chúng ta lọc bỏ những điều tốt đẹp của
bản thân và chỉ tập trung vào những gì khiến chúng ta tức
giận. Hãy trân trọng những thành công của bạn và tập
trung vào những gì bạn đã hoàn thành.
Tự tạo cho mình những thói quen lành mạnh và lối sống
khoa học sẽ giúp bạn không bị lệ thuộc hoàn toàn vào
việc chỉ sử dụng mạng xã hội làm thú vui giải trí
Theo dõi những tài khoản truyền cảm hứng
Hãy tìm kiếm những người có ảnh hưởng thúc đẩy bản
thân một cách tích cực. Có hàng trăm tài khoản bạn có thể
tìm thấy trên mạng! Hãy theo dõi những tài khoản giúp
bạn tập trung vào cách làm thế nào để đạt được thành
công trong sự nghiệp hoặc xây dựng tình bạn tốt hơn. Hãy
xây dựng hình ảnh tích cực của bản thân thông qua giá trị
của trí tuệ.
Sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm những nhóm cho
bản thân
Các mối quan hệ tốt đẹp rất quan trọng đối với sức khỏe
tinh thần của chúng ta. Bạn có thể sử dụng mạng xã hội
để tìm những người chia sẻ sở thích của bạn và kết nối
trong đời sống thực. Tham gia vào những điều bạn quan
tâm thông qua các sự kiện trên facebook.
Đăng những điều tích cực
Trước khi bạn đăng bài, hãy tự hỏi bản thân: Nó có đúng
không? Nó có quan trọng không? Nó có tốt không? Giá trị
gì mà những người khác sẽ nhận được từ những bài đăng
trên mạng xã hội của bạn? Hãy đăng những điều tốt đẹp
lên đó và những điều tốt đẹp sẽ quay lại với bạn.
Vì thế, việc biết cách tự cân bằng và tự điều chỉnh cũng
như có những giải pháp sử dụng mạng xã hội một cách an
toàn, thông minh và hợp lý không chỉ mang lại những lợi
ích thiết thực cho cá nhân và cộng đồng mà còn tự bảo vệ
chính mình trước những thông tin nhiễu loạn và tiêu cực,
để sống đẹp sống khoẻ và sống hiện đại hơn.
Mẫu 9
Mỗi người sinh ra vốn có trái tim nguyên sơ thiện lành
nhưng trong thời đại mà công nghệ số ngày một phát
triển, dường như trái tim ấy đã bị xâm lấn bởi sự tăm tối
của ngôn từ khắc nghiệt trong những cuộc chiến "bạo lực
ngôn từ" trên mạng xã hội. Để giải cứu trái tim đang
chênh vênh ấy, mỗi người cần tích cực tìm ra giải pháp để
ngăn chặn cuộc chiến này. Bạo lực ngôn từ là những câu
nói, câu chuyện.. mang thông tin tiêu cực, công kích đến
cá nhân hoặc tập thể nhằm chà đạp danh dự, nhân phẩm
của nạn nhân. Vì thế, việc tìm ra giải pháp và kiên trì thực
hiện để giảm thiểu, ngăn chặn cuộc chiến này bùng nổ
hơn chính là một vấn đề cấp thiết trong hành trình xây
dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và văn minh hơn.
Chúng ta cần có nhận thức và phân biệt rõ đâu là góp ý,
nhận xét công tâm để giúp đỡ sự tiến bộ và đâu là chỉ
trích, phán xét, chê bai thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng về
các vấn đề mình nhìn thấy trên mạng xã hội. Từ đó, có sự
điều chỉnh và cư xử một cách đúng đắn. Mọi vấn đề đều
có căn nguyên như mỗi tán cây xanh đều cần gốc rễ chắc;
cuộc chiến bạo lực ngôn từ sẽ không xảy ra nếu con người
đủ bình tĩnh, đủ thông minh và sự hiểu biết để bản thân
không bị cuốn vào "chiến trường đau thương" trên mạng
xã hội. Vì thế, ta cần học cách lý trí, suy xét cẩn thận và
không để cảm xúc lấn lướt, điều khiển hành vi, cách cư
xử, lời lẽ của mình. Bên cạnh đó, gia đình, nhà trường và
xã hội cũng cần có những hoạt động tuyên truyền, giáo
dục phòng chống bạo lực ngôn ngữ và mở rộng các lớp
học kĩ năng giao tiếp, ứng xử giúp mỗi người trẻ nâng cao
kĩ năng xử lí khi gặp phải vấn đề trên mạng xã hội. Các
bậc phụ huynh, thầy cô cần học cách lắng nghe, thấu hiểu
vết thương trong lòng mỗi đứa trẻ để chữa lành những vết
thương ấy, không nên dùng sự trưởng thành của mình để
phán xét, xem nhẹ cảm xúc của con em mình. Nếu mỗi
người đều có trách nhiệm với lời nói của mình, đều biết
quan tâm và san sẻ với người khác thay vì miệt thị, chỉ
trích thì "bông hoa tuyết lê" Sulli- một cô ca sĩ trẻ đầy tài
năng, nhiệt huyết của xứ sở Kim Chi có lẽ không phải đau
đớn và tuyệt vọng mà từ bỏ cuộc đời khi đang trong độ
tuổi thanh xuân rực rỡ nhất của đời người như thế.
Mẫu 10
người xưa thì vẫn có câu thương cho roi cho vọt ghét cho ngọt
cho bùi .Vết thương do đòn roi gây ra lâu ngày thì cũng sẽ lành
sẹo ,thế nhưng những tổn thương về tinh thần do những lời lẽ
bình phẩm ác ý để thỏa mãn hạ nhục dồn dập thì rất dai dẳng
trong thời đại số mạng xã hội luôn được coi là đời sống thứ hai
của nhiều người .Mạng ảo và đôi khi là ẩn danh thế nên nhiều
ngôn từ được phát ra một cách dễ dàng hơn người dùng sẵn sàng
buông ra những phát ngôn những bình luận đầy tính sát thương
thậm chí là miệt thị khi bình phẩm phán xét một ai đó rồi nhanh
chóng biến mất sau bàn phím công kích tập thể, thành lập các
hội nhóm anti .
Dẫn chứng : Tháng 2 năm nay một cô gái 23 tuổi ở
Trung Quốc đã tự tử sau khi bị gọi là gái quán bar ác quỷ
cái chết của cô phơi bày nạn bạo lực mạng ngày càng
nghiêm trọng ở xứ tỉ dân câu chuyện xuất phát
từ việc cô gái này đang bức ảnh chụp cùng người đàn
ông nằm trên giường bệnh để chúc mừng bản thân trúng
tuyển vào lớp thạc sĩ chuyên ngành sư phạm âm nhạc
nhưng bị xuyên tạc thành câu chuyện người đàn ông già
yếu kết hôn với cô gái trẻ trước đó có ít nhất hai vụ tự tử
vì bạo lực ngôn từ xảy ra tại Trung Quốc. còn tại Hàn
Quốc vấn nạn bắt nạt tấn công người khác trên nền tảng
mạng xã hội ngày càng nhức nhối đẩy nhiều người nổi
tiếng vào đường Quyên sinh như sự ra đi của Hana
Kimura Sulli và gohana hai nữ ngôi sao Kpop hay mới đây
nhất là Kim
in Hy ốc một vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp
đã tự tử và để lại lời nhắn những bình luận ác ý đã quấy
rối tôi trong nhiều năm tôi không thể chịu đựng được nữa

You might also like