You are on page 1of 2

Hiện nay xã hội của chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức như: tai nạn giao

thông,
ô nhiễm môi trường, nạn tham nhũng, bệnh vô cảm,… Một trong những vấn đề thách thức hàng
đầu hiên nay chính là các tệ nạn xã hội. Đây là hiện tương xấu có nhiều tác hại mà chúng ta cần
lên án và loại bỏ.
Thế vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội chính là những hiện tượng bao gồm những
hành vi tiêu cực, sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật và gây ra hậu quả xấu
đối với cuộc sống của con người. Và hiện nay có một số tệ nạn xã hội đã trở thành vẫn nạn của
xã hội như: cờ bạc, ma tuý, mại dâm, mê tín dị đoan,…
Hiện nay, những tệ nạn xã hội đang “bùng nổ” với tốc độ nhanh chóng và gióng lên hồi
chuông cảnh tỉnh về lối sống của con người trước sự cám dỗ và phát triển không ngừng của xã
hội. Theo số  liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới, số người trong độ tuổi từ 15-24 sa vào tệ
nạn xã hội chiếm trên 40%. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Công an, thông tin về số người
nghiện ma túy vào tháng 6/2017 trên cả nước là 210.751 người, trong đó hai thành phố lớn là
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có số người nghiện  ma túy chiếm tỉ lệ cao nhất. Những con
số trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của tệ nạn xã hội đối với cuộc sống
con người.
Vậy những tệ nạn xã hội đang ngày càng bùng nổ là do đâu? Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn
xã hội là sự tổng hợp của nhiều yếu tố kinh tế, văn hóa, sự chênh lệch giàu nghèo, diễn tiến tâm
lý của các cá nhân, tác động quá mức từ môi trường sống,... Nguyên nhân khách quan có thể
đến từ điều kiện sống, sự giáo dục, ảnh hưởng từ những người khác, ví như sự nghèo đói,
không được giáo dục đầy đủ đã khiến con người ta quên đi câu nói của ông cha ta “đói cho sạch
rách cho thơm” để rồi trở thành trộm cướp, lừa đảo. Hay những hành vi, văn hóa khác biệt được
du nhập từ nước ngoài như ma túy, bóng cười, đập đá, cần sa, các kiểu quan hệ tình dục kém
lành mạnh, tiệc thác loạn,… cùng với sự dụ dỗ, dẫn dắt của những kẻ có ý đồ xấu khiến nhiều
bạn trẻ thiếu hiểu biết mắc câu, trở thành con mồi hòa mình vào những cuộc ăn chơi mà không
lường trước được hậu quả. Bên cạnh đó việc để nhiều bạn trẻ sa chân vào tệ nạn cũng một phần
là do sự giáo dục chưa đầy đủ của gia đình và nhà trường khi không thể theo sát con em cũng
như tuyên truyền nhắc nhở về hậu quả và tác hại của các loại tệ nạn trong xã hội. Thế còn
nguyên nhân chủ quan xuất phát từ đâu? Nguyên nhân chủ quan xuất phát từ sự thiếu hiểu biết,
lơ là cảnh giác trước sự rủ rê, dụ dỗ của các đối tượng xấu, không ý thức được hành vi của
mình là tệ nạn xã hội, cũng như không nhận thức đúng đắn về tác hại của các hành vi trái đạo
đức này. Có người điềm nhiên sử dụng ma túy, chất kích thích như một phép thử cho vui, cho
biết với bạn bè, đôi khi còn xem chúng là một cách thức giải khuây. Một số cá nhân khác, việc
sa chân vào tệ nạn xã hội không phải là ngẫu nhiên, tình cờ hay do thiếu hiểu biết mà do lối
sống buông thả, thích hưởng thụ, không có mục đích sống.
Dù là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì tệ nạn xã hội cũng để lại những hậu
quả vô cùng to lớn và nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Trước hết, tệ nạn xã hội
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, chẳng hạn như hút chích, nghiện ngập là con
đường ngắn nhất dẫn đến căn bệnh thế kỉ mang tên HIV/AIDS; rượu bia là nguyên nhân chính
dẫn đến các căn bệnh như viêm gan, bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày, và hàng loạt những vụ
tai nạn giao thông thương tâm có liên quan đến việc tài xế sử dụng rượu bia khi lái xe.... Thế
nhưng nghiêm trọng hơn cả đó là khi sa vào tệ nạn xã hội, con người sẽ dần bị tha hóa và suy
đồi về đạo đức. Khi nghiện ngập, hút chích, những con nghiện sẽ mất dần ý thức, lí trí và tìm
đủ mọi cách để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến những sự
việc đáng buồn xảy ra như trộm cắp và thậm chí là giết người cướp của. Qua đây ta có thể thấy:
Tệ nạn là một trong những cái nôi tiêu cực sản sinh, hình thành, nuôi dưỡng những đối tượng
nguy hiểm và gây nguy hại đến nền an ninh, trật tự của xã hội.
Tệ nạn xã hội gây ra nhưng hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần phải có
những biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội. Chúng ta cần đề ra những biện pháp, giải pháp cấp
bách để hạn chế và đẩy lùi tệ nạn xã hội. Trước hết, chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến về tác
hại mà tệ nạn gây ra đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời, mỗi một con người cần
nâng cao ý thức để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy nguy hiểm do tệ nạn gây ra. Các cơ
quan chức năng cũng cần tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp quản lí, xử phạt để hạn chế sự
phát triển của tệ nạn xã hội.
Như vậy, những tệ nạn xã hội đã trở thành một trong những vấn nạn gây ra những hiểm
họa khôn lường cho cuộc sống của chúng ta. Bởi vậy, là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường, chúng ta cần nỗ lực đấu tranh chống lại những cạm bẫy bằng việc rèn luyện lối sống
lành mạnh, tích cực cho bản thân, phải nhận mặt điểm tên những tệ nạn đang tồn tại trong xã
hội, bên cạnh đó phải luôn đề cao cảnh giác, tránh bị dụ dỗ và ý thức cao về tác hại của những
tệ nạn đó. Bảo vệ bản thân trước những tệ nạn cũng chính là góp phần bảo vệ người thân, gia
đình và xã hội.
Tệ nạn xã hội luôn là vấn đề nan giải của gia đình và toàn thể xã hội, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của đất nước. Là mầm non tương lai
của đất nước chúng ta phải cùng nhau chung tay đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tạo môi trường trong
lành để phát triển, đồng thời cũng là để thực hiện trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất
nước.

You might also like