You are on page 1of 7

I. Đặt vấn đề, dẫn dắt vào chủ đề.

Thời đại của chúng ta là một kỷ nguyên rực rỡ với những chuyển biến lớn lao: tốc độ
phát triển siêu nhanh chóng, phá vỡ mọi hạn định trước đây - thời đại cách mạng công
nghệ 4.0. Tiếc thay, trong quá trình con người phát triển, rèn giũa bản thân thì những
giá trị đạo đức đã dần bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, sự trơ lì cảm xúc hay còn
được gọi bằng cái tên “bệnh vô cảm”. 
Vô cảm tồn tại trong xã hội được ví như một “mầm mống” gây nhức nhối, có khả
năng “lây lan” nhanh chóng. Nó đã trở thành một vấn đề nan giải, là thách thức đối
với nền giáo dục, với xã hội và những người có trách nhiệm. Vì đây là một vấn đề
khó, cho nên nhóm 9 chúng em quyết định thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu để từ đó
đưa ra được những tác hại ghê gớm của nó và tìm ra phương pháp để chống lại, loại
bỏ căn bệnh vô cảm.

II. Khái quát về tình trạng Vô cảm:


1. Định nghĩa vô cảm là gì? 
 Dưới góc độ y học:
Vào giữa TK XX, khi gây mê - hồi sức chính thức được công nhận là một chuyên
khoa độc lập của y học hiện đại, thì thuật ngữ vô cảm (trơ lì, không phản ứng) với
những tác động vật lý từ bên ngoài (Anaesthesia, insensitivity) cũng mới được khẳng
định. Vô cảm trước hết được hiểu như một thuật ngữ y sinh học, nó chỉ một trạng thái
tinh thần vô thức của con người, khi con người bị ức chế nhờ được sử dụng một số
liệu pháp an thần..., họ trở nên mất tri giác về đau đớn (trơ lì với cảm giác đau) khi
điều trị ngoại khoa. 
 Dưới góc độ tâm lý học: 
Con người - về bản chất - là một thực thể tự nhiên và xã hội, nên ý thức và tình cảm
được xác định như những đặc trưng bản chất của loài người. Nếu như họ sống giữa
cộng đồng, nhưng lại trở nên vô thức trước tất cả những gì đang diễn ra xung quanh
họ, hoặc trở nên trơ lì về mặt tâm hồn trước những tác động của xã hội bên ngoài:
thiếu trách nhiệm với cha mẹ và người thân, sự bàng quan trước những biến cố xã hội
và những số phận kém may mắn, không sẵn lòng chia những tổn thất với bè bạn hay
đồng loại, thậm chí không hề trắc ẩn trước việc làm tổn hại cho người khác của bản
thân…Các nhà tâm lý học xã hội gọi đó là bệnh vô cảm về tâm hồn hay bệnh vô cảm
xã hội.
Như vậy, “vô cảm” được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không
nảy sinh những cảm xúc hay tình cảm mang tính nhân bản đối với sự vật, hiện tượng.
“Bệnh vô cảm” đặc trưng bởi sự thờ ơ, lãnh đạm, vị kỷ, không quan tâm đến mọi việc
diễn ra xung quanh mình miễn là không ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân của họ.
2. Thực trạng vô cảm trong xã hội hiện nay 
Hiện tượng “vô cảm” đang có thể trở thành một xu hướng tâm lý của một bộ phận
trong giới trẻ với tốc độ lây lan chóng mặt, lại đang có những diễn biến phức tạp, trở
thành nguyên nhân của nhiều vấn đề trong cuộc sống: thái độ bàng quan, ích kỷ, chỉ
quan tâm đến lợi ích của riêng mình, nên không ít bạn trẻ đã quên cả trách nhiệm với
cha mẹ, người thân; trào lưu thích bạo lực, gây rối..., thích thể hiện “sức mạnh” và
những điều kỳ cục, khác người...Chưa bao giờ cảm xúc lại trở thành vấn đề cấp thiết
của con người như cuộc sống ngày nay.
 Vào năm 2010, Báo Điện tử VnExpress đã tiến hành một cuộc khảo sát rộng rãi và
được 17.256 độc giả tham gia thể hiện thái độ của mình khi chứng kiến học sinh đánh
nhau:

         Kết quả cho thấy, chỉ có 24,8% ý kiến độc giả đã chọn phương án can ngăn, gần
32,9% ý kiến cho biết sẽ báo cho người có trách nhiệm (nhưng cụ thể là ai không
được nêu rõ), trong khi đó vẫn còn 15,1% ý kiến là chỉ đứng quan sát, hơn 23% ý kiến
cho rằng bỏ đi coi như không biết và 4% là các ý kiến khác hoặc không biết trả lời.
Một điều tra tình cờ của một tờ báo điện tử đã cho chúng ta thấy rõ một cảnh báo, vẫn
còn tới 42% độc giả hầu hết là trẻ tuổi (bởi thông qua mạng internet) đã bàng quan
trước một nhức nhối xã hội là nạn bạo lực học đường đang diễn ra khắp nơi, nhưng lại
là nỗi lo lớn của các bậc cha mẹ, cô giáo về an ninh con người trong học sinh hiện
nay.  
 Trong một cuộc nghiên cứu, người ta tìm kiếm trên 12 trang tuần báo và nhật báo 
trong tháng 2/2012 cho thấy có tới 433 thông tin về các vụ việc như: tai nạn, bạo lực,
cướp bóc, giết người.... liên quan đến sự bàng quan, thiếu trách nhiệm..., của người
dân; các thông tin có thêm phản ứng và bình luận là 135 tin; bản thân từ “vô cảm”
được nhắc tới trong các bài bình luận dành riêng cho chủ đề này là 41 tin. Như vậy,
tính trung bình mỗi ngày có khoảng gần 15 vụ việc được đưa tin trên báo liên quan
đến sự vô cảm của con người đối với nhau và việc bình luận về điều này cũng đang
được diễn ra hàng ngày trên các trang báo.  
Lê Văn Luyện đứng khai trước tòa về những hành vi giết người man rợ mình gây ra
với bộ dạng bình thản.  Luyện khai: "Lúc tôi ra đến cửa phòng thì đứa bé con út của
bà chủ tiệm vàng khóc thì tôi bảo "ngủ đi tí", nó nằm xuống im lặng 1 tí, nó lại khóc,
tôi không biết làm gì dùng phớ cắt cổ cháu bé...".

Hình ảnh người đàn ông ở Thanh Hóa ôm đôi chân bị thương nặng sau vụ tai nạn
khóc ngất giữa đường song mọi người xung quanh chỉ khoanh tay đứng nhìn

Không thể phẫn nộ hơn khi xem video clip ghi lại vụ tai nạn giao thông xảy ra vào
rạng sáng ngày 25/6/2019 tại giao lộ Tân Hương - Võ Công Tồn, P.Tân Quý, Q.Tân
Phú (TP. Hồ Chí Minh). Người gặp nạn nằm bất động trên vỉa hè nhưng hàng chục
người đi qua, thậm chí dừng lại mà không ai giúp đỡ, cô gái trẻ đã tử vong sau đó.
Quá bức xúc về sự vô cảm của những người có mặt, càng phẫn nộ hơn về sự lạnh lùng
đáng sợ của anh tài xế đã bỏ mặc nạn nhân trong khi anh ta lại là người liên quan trực
tiếp đến vụ tai nạn thương tâm này.               
      
III. Nguyên nhân gây ra vô cảm :
1. Nguyên nhân khách quan :
Vô cảm đang trở thành vấn nạn mà cả xã hội phải đối mặt. Theo các chuyên gia, tình
trạng này có nguyên nhân rất đa dạng và được chia thành 3 nhóm sau:
a. Nguyên nhân từ sự phát triển của xã hôi:
 Nguyên nhân khách quan đầu tiên phải kể đến đó là sự phát triển với tốc độ chóng mặt
của nền kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào cuộc sống. Khoa học hiện
đại với các phương thức giao tiếp, liên lạc ngày một tiện lợi  đang khiến cho con
người mất dần nhu cầu được giao lưu gắn kết thông qua tiếp xúc trực tiếp với mọi
người xung quanh. Điện thoại di động, Internet với Facebook và các mạng xã hội khác
là những minh chứng rất rõ nét cho luận điểm trên. Bản báo cáo NetCitizens Việt Nam
2011 được hãng nghiên cứu thị trường Cimigo thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 11-12/2010 với hơn 6.200 cuộc phỏng vấn qua điện thoại ở 12 thành phố tại
Việt Nam.
 Sự giao lưu văn hóa, ảnh hưởng toàn cầu hóa khiến cho lối sống đề cao chủ nghĩa cá
nhân du nhập. Việt Nam cũng như các quốc gia phương Đông khác vốn mang một nền
văn hóa đậm đà tính cộng đồng, song từ khi mở cửa và hội nhập sâu rộng với thế giới,
tính đoàn thể và tính cộng đồng ấy đã phần nào bị mai một. 
 Bên cạnh đó, đôi khi văn hóa bầy đàn cũng khiến cho con người ta ngại không thể
hiện sự quan tâm đến xung quanh. Một người biết quan tâm nếu phải sống lâu trong
một môi trường toàn những người vị kỉ, hờ hững tới cuộc sống xung quanh cũng dễ
lây tính vô cảm. Hoặc đơn giản, trong một trường hợp cụ thể, khi bạn muốn giúp đỡ
một ai đó đang trong cơn hoạn nạn, song tất cả những người xung quanh đều từ chối
làm điều đó, thì liệu bạn có vượt qua được tâm lý đám đông để thực hiện lòng tốt của
mình hay không? Câu trả lời vẫn là một dấu hỏi lớn với phần đông mọi người. Tâm lý
sợ “làm ơn mắc oán” cũng góp phần khiến cho vô cảm trở thành một vấn đề

b.  Nguyên nhân từ phía gia đình


Cách giáo dục từ gia đình ảnh hưởng nhiều đến tính cách và nhận thức của mỗi người.
Vì vậy ngoài những nguyên nhân từ chính bản thân, thái độ vô cảm có thể xuất phát
do những nguyên nhân từ phía gia đình

 Gia đình không gương mẫu về lối sống, phụ huynh có lối sống ích kỷ, thờ ơ và không
có sự đồng cảm với người khác.
 Gia đình không quan tâm đến con cái dẫn đến việc trẻ không được nuôi dạy và giáo
dục đúng đắn. Nếu không có định hướng từ gia đình, trẻ rất dễ nhiễm thói hư tật xấu
và hình thành thái độ vô cảm, thờ ơ từ xã hội.
 Phụ huynh chỉ chú trọng đến việc học tập mà không bồi dưỡng nhân cách và rèn cho
con những đức tính tốt như tương thân tương ái, yêu thương, đồng cảm và chia sẻ với
mọi người xung quanh. Vì không được nuôi dưỡng những tính cách này nên trẻ có thể
thờ ơ và không thấu hiểu được nỗi đau của người khác.
 Bố mẹ chiều chuộng và đáp ứng mọi yêu cầu của con một cách vô điều kiện khiến con
trở nên ích kỷ, chỉ biết nhận và không biết cho đi. Những đứa trẻ này khi lớn lên dễ bị
vô cảm, thờ ơ trước những nghịch cảnh và nỗi đau của người khác.
 Ngoài ra, việc bố mẹ đánh mắng, chì chiết con cái vô lý cũng khiến con chai sạn về
cảm xúc. Vì con chai lỳ với nỗi đau nên không thể thấu hiểu và đồng cảm với những
người xung quanh.
 Gia đình là yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách và nhận thức của
con người. Chính vì vậy, gia đình cần đặc biệt quan tâm đến tính cách, tâm lý của con
bên cạnh thành tích học tập và sự phát triển thể chất. Ngày nay, cuộc sống của nhiều
gia đình trở nên khá giả nên bố mẹ thường có xu hướng bảo bọc và chiều chuộng con
cái quá mức. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ người vô cảm, thờ ơ và lãnh
đạm ngày càng tăng.

c. Tác động từ xã hội


Trong những năm gần đây, thái độ sống vô cảm đang “lây lan” rất nhanh với đối
tượng chủ yếu là học sinh, sinh viên và người trẻ tuổi. Ngoài nguyên nhân xuất phát từ
chính bản thân và gia đình, tình trạng này còn bắt nguồn từ các yếu tố tâm lý xã hội
như:
 Sự bùng nổ của các nền tảng mạng xã hội góp phần đáng kể trong việc “ lây lan” thái
độ sống vô cảm. Đa phần người trẻ đều hướng đến những giá trị vật chất mà quên
nuôi dưỡng tâm hồn và hướng bản thân đến những tính cách tốt.
 Nhiều cá nhân đạt được thành công sớm trở nên tự cao, kiêu căng và thiếu sự đồng
cảm với những người xung quanh.
 Với sự bùng nổ thông tin như hiện nay, nhiều người trẻ học theo lối sống của một số
nhân vật có ảnh hưởng mà quên đi những giá trị đạo đức truyền thống.
 Học sinh cũng có thể trở nên vô cảm nếu nhà trường không giáo dục toàn diện cả về
tri thức, nhân cách và đạo đức. Ngoài ra, việc giáo viên thiếu sự quan tâm đến hoàn
cảnh của các em, ít quan tâm và chia sẻ cũng khiến học sinh có cảm xúc nghèo nàn và
thờ ơ với nỗi đau của người khác.
 Ngày nay, cuộc sống bận rộn khiến xã hội ít quan tâm đến những chuẩn mực đạo đức.
Chính vì vậy, người trẻ thường chú trọng đến sự nghiệp và vật chất mà quên đi những
giá trị về tinh thần.
Cảm ơn phần trình bày của bạn Tuyến. Và em xin phép thầy và các bạn cùng tiếp tục
theo dõi ạ.
2. Nguyên nhân chủ quan :
Nguyên nhân từ bản thân
Vô cảm có thể bắt nguồn từ chính bản thân mỗi người. Các nguyên nhân thường gặp
bao gồm:
  Lối sống ích kỷ, mong muốn được hưởng thụ và thực dụng nên thiếu đi sự đồng cảm
với nỗi đau và những mất mát của người khác.
 Chứng kiến sự vô cảm từ những người khác và bản thân không có chính kiến dẫn đến
việc có thái độ, cảm xúc tương tự.
 Nhiều người trở nên vô cảm vì liên tục bị hãm hại, lừa dối dẫn đến mất niềm tin trong
cuộc sống.
 Tính cách nhút nhát, sống khép mình và thiếu bản lĩnh. Và dần dần, bản thân mất đi
sự đồng cảm và trở nên thờ ơ, chai lì.
Từ các nguyên nhân trên thì chúng em cũng đã tìm hiểu về hậu quả của vô cảm
để mọi người thấy rằng sự đáng sợ của hiện tượng vô cảm
Vô cảm gây ra nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã
hội. Đối với cá nhân, thái độ vô cảm tàn phá tâm hồn khiến bản thân mỗi người mất đi
những cảm xúc vốn dĩ và trở nên chai sạn trước nỗi đau, mất mát của người khác.
Những người vô cảm cũng dễ có hành vi vi phạm quy chuẩn đạo đức và pháp luật vì
không hề biết thương xót, đồng cảm hay chia sẻ.
Sâu xa hơn, vô cảm khiến xã hội tụt hậu, suy đồi bởi những giá trị đạo đức không
được coi trọng và nguy hại đến tính mạng con người. Bên cạnh đó, thái độ dửng dưng
và thờ ơ ở học sinh còn ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách. Nếu không có
biện pháp can thiệp kịp thời, các em rất dễ bị rối loạn nhân cách khi bước vào giai
đoạn trưởng thành.
Nhóm em đã tìm hiểu được một cuộc nghiên cứu rằng:
Chỉ có 31% số người tham gia thí nghiệm cố gắng đi tìm sự giúp đỡ. Điều này có
nghĩa là hầu hết những người này chẳng bận tâm tới việc đi tìm người thực hiện thí
nghiệm để giúp đỡ nạn nhân đang lên cơn động kinh, dù họ có tỏ vẻ lo lắng và bối rối
nhưng họ lại chẳng có hành động gì cả.
Tuy nhiên, với tình huống đối thoại đơn lẻ ( 1 vs 1) thì tỷ lệ này cao hơn rất nhiều, đến
85% . Những người này tin rằng chỉ có mình nghe được tiếng kêu cứu nên họ nghĩ
mình phải chịu trách nhiệm và họ chạy đến giúp nạn nhân. Ngược lại, càng nhiều
người nghe thấy tiếng kêu cứu thì tỷ lệ giúp đỡ càng giảm.

V. Các biện pháp khắc phục, cải thiện tình trạng vô cảm:
 Kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết phải tạo cho xã hội một sức đề kháng. Đó
chính là việc xây dựng và không ngừng nhân lên những yếu tố tích cực trong xã hội.
Một môi trường xã hội tốt, lành mạnh sẽ tạo được sức đề kháng cao với căn bệnh này.
Ngược lại, trong một môi trường xã hội xấu, nơi mà tiêu cực lấn át tích cực thì bệnh
vô cảm sẽ lây lan.
 Các biện pháp tự cải thiện như sau:
 Quan sát cảm xúc của người khác: Những người vô cảm thường nghèo nàn về cảm
xúc, không biết vui mừng, buồn bã, thất vọng hay bi quan. Để hiểu rõ hơn về cảm xúc,
bạn nên quan sát biểu cảm của người khác trong từng hoàn cảnh. Khi hiểu được cảm
xúc và tâm lý của những người xung quanh, bạn cũng sẽ dần hình thành những cảm
xúc tương tự. 
 Học cách thể hiện sự quan tâm.
 Noi gương những người giàu lòng nhân ái.
 Nỗ lực cải thiện bản thân: Nhiều người ý thức được việc bản thân nghèo nàn về cảm
xúc nhưng không có động lực để cải thiện. Vì vậy, điều cần nhất giúp bạn vượt qua
chứng vô cảm là sự nỗ lực. Luôn nhớ rằng, cảm xúc là thứ cần thiết đế gắn kết con
người với nhau, như vậy mới có thể tạo ra gia đình và xã hội lành mạnh. 
 Phải bền bỉ xây dựng văn hóa ứng xử, tạo đời sống tinh thần phong phú, mà ở đó các
giá trị tinh thần, đạo đức của xã hội được xác lập rõ ràng, thể hiện mạnh mẽ, để ai làm
những điều xấu cũng phải sợ, cũng phải ngại. Nếu cái tốt, cái thiện ở thế thượng
phong, nếu ở đâu người tốt cũng biết đoàn kết, hợp lực tạo nên sức mạnh thì ở đó chắc
chắn cái xấu, cái ác sẽ từng bước bị đẩy lùi, sự vô cảm sẽ mất dần đi.
 Cuộc chiến chống bệnh vô cảm cần được triển khai trong từng gia đình, trước hết là
giáo dục con cháu bằng các hành vi ứng xử mẫu mực của ông bà, cha mẹ, người lớn
tuổi. 

V. Quan điểm của nhóm về vấn đề này:

   Tất cả chúng ta đều phải day dứt trước câu hỏi: Bây giờ đời sống của người Việt Nam
mình khấm khá hơn trước rất nhiều nhưng tại sao bệnh vô cảm lại nặng hơn? Như thế
càng thấy rõ, không phải cứ nghèo là vô cảm, không phải cứ túng là làm liều. Thuốc
chữa bệnh vô cảm nằm ở sự truyền phổ sâu sắc những giá trị truyền thống của dân tộc,
thẩm thấu vào trong đời sống xã hội. Xã hội càng hiện đại thì những giá trị đó lại càng
cần nhân rộng, không được để cho những làn sóng lai tạp, xô bồ che lấp, lấn át những
giá trị truyền thống. Khi bệnh vô cảm trong xã hội càng lây lan thì sự gắn kết, tình
người càng bị mai một. Xã hội cần có ngọn lửa nhân ái lan tỏa, những người hoạn nạn
càng cần ngọn lửa nhân ái sưởi ấm họ. Hãy luôn nhớ rằng: “Một xã hội vô cảm sẽ là
một "xã hội chết" - cái chết trước hết từ trong tâm hồn.

Đến đây thì bài thuyết trình của nhóm em xin được phép kết thúc. Cảm ơn thầy và các bạn đã
tập trung lắng nghe bài làm của nhóm em. Nếu có gì sai sót thì các bạn cứ nhẹ tay với
tụi mình tí tí nhá. Có bạn nào muốn góp ý gì cho nhóm em k ạ

You might also like