You are on page 1of 17

TIỂU LUẬN TRIẾT TỔNG HỢP

1) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Con người là một đề tài được nghiên cứu nhiều trong các ngành khoa học và xã
hội trong đó có triết học .Xã hội ngày càng phát triển con người cũng ngày càng
phát triển việc này đã đem lại nhiều lợi ích to lớn cho xã hội loài người tuy nhiên
bên trong nó tồn tại nhiều bất cập và trong đó có “sự tha hóa con người”. hiện
trạng cho thấy vấn đề “ tha hóa con người” ngày nay vẫn đang diễn ra ngày càng
gay gắt và chưa có xu hướng giảm đi. Với vai trò nhiệm vụ của triết học đó là giải
đáp những vấn đề chung nhất của con người , ý nghĩa cuộc sống của con người , từ
tư duy phản tư duy của con người đối với bản thân mình triết học Mác –Lenin sẽ
chỉ ra bản chất của con người , sự tha hóa của chúng và từ đó dẫn đến sự giải
phóng con người và tiếp đến là giải phóng cả nhân loại.

Nhận thấy đây là một đề tài thực trạng đang diễn ra và nó rất quan trọng đối với sự
phát triển của con người và xã hội loài người, bằng kiến thức triết học của bản thân
đã học được nhóm chúng e chọn đề tài phân tích hiện tượng tha hóa chọn
người và vấn đề giải phóng con người. Liên hệ với thực trạng học sinh , sinh
viên hiện nay và làm rõ hơn về vấn đề này.

2) MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Phân tích rõ hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người từ đó
rút ra những liên hệ với thực trạng của học sinh, sinh viên ngày nay và từ đó rút ra bài
học góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về sau.

3) NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:


- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng
con người qua các giai đoạn lịch sử.
- Trình bày và phân tích thực trạng về hiện trạng tha hóa con người trong đời sống
con người ngày nay từ đó đưa ra đánh giá bàn luận liên kết với vấn đề giải
phóng con người khỏi sự tha hóa.
- Liên hệ thực trạng học sinh, sinh viên ngày nay từ đó đưa ra nhận xét đánh giá ,
bàn luận từ đó rút ra bài học nhằm góp phần nâng cao nhận thức của học sinh ,
sinh viên.
4) ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người .

5) PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


- Phạm vi về mặt không gian : đề tài tập trung nghiên cứu về hiện tượng tha hóa
con người và vấn đề giải phóng con người trong xã hội loài người từ đó liên hệ
thực trạng học sinh, sinh viên ngày nay.
- Phạm vi về mặt thời gian: đề tài nghiên cứu về hiện tượng tha hóa con người
và vấn đề giải phóng con người từ xưa cho đến nay và liên hệ thực trạng cho học
sinh , sinh viên ngày nay.
- Phạm vi về mặt nội dung: : đề tài nghiên cứu về hiện tượng tha hóa con người
và vấn đề giải phóng con người, liên hệ thực trạng cho học sinh , sinh viên. Gồm
các nội dung sau : thực trạng trong đời sống ngày nay, đánh giá bàn luận về vấn
đề tha hóa này , nêu vấn đề giải phóng con người khỏi sự tha hóa đưa ra một số
biện pháp , liên hệ thực trạng học sinh sinh viên ngày nay và đưa ra nhận xét từ
đó đưa ra giải pháp, kiến nghị bài học kinh nghiệm từ vấn đề .
6) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như đạt được mục tiêu đề tài,
các phép nghiên cứu được sử dụng là:

- Phương pháp hệ thống hóa tài liệu: sử dụng phương pháp này để nghiên cứu cơ
sở lí luận về hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người và
hiện trạng này ở học sinh, sinh viên , đó có thể là hệ thống các văn bản ,về
hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người từ quan điểm của
MÁC-ĂNGGHEN, về hiên trạng này ở tầng lớp học sinh, sinh viên ngày nay.
Phương pháp này giúp làm rõ các khái niệm , cách hiểu , nội dung và thực
trạng của hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người một
cách có hệ thống.
- Phương pháp tổng hợp, xử lí thông tin : sau khi thu thập được cơ sở dữ liệu cần
thiết nhóm đã sử dụng phương pháp này để chắt lọc các thông tin một cách
ngắn gọn , đầy đủ và dễ hiểu nhất . Phương pháp này giúp bài tiểu luận của
nhóm không bị nhàm chán tăng sức thuyết phục hơn cho người đọc.

7) KẾT CẤU CỦA BÀI TIỂU LUẬN:

Chương 1 : lời mở đầu

Trong chương này chúng em trình bày lí do chọn đề tài , mục tiêu nhiệm vụ
nghiên cứu và một số thông tin giới thiệu cho bài tiểu luận.

Chương 2 : cơ sở lí thuyết

Phần này tập trung những nội dung , lí thuyết về đề tài như là khái niệm tha hóa, cơ
sở dẫn đến hiện tượng tha hóa , hậu quả, kết quả của sự tha hóa.

Chương 3 : nội dung nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề tha hóa con người trong đời sống ngày nay
từ đó chúng em đưa đánh giá , bình luận về vấn đề này và nêu vấn đề giải phóng con
người khỏi sự tha hóa này và từ đó liện hệ thực trạng học sinh, sinh viên ngày nay.

Chương 4: Giải pháp, kiến nghị, bài học kinh nghiệm rút ra từ vấn đề

Từ nội dung của các chương trên thống nhất lại và đưa ra những giải pháp, kiến nghị
và bài học rút ra từ vấn đề này.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

I. Khái niệm tha hóa:


Con người, trên nẻo đường tìm đến bản chất thực sự của mình, không thể
không tránh khỏi phải trải qua một khoảng thời gian nhất định - bị tha hóa. Đó được
xem như một giai đoạn trong lịch sử, khi tiến trình của nhân loại thay đổi từ “vương
quốc tất yếu” sang “vương quốc của tự do”, Phạm trù tha hóa chính là một trong
những phạm trù nổi bật nhất, chủ đề trung tâm nhất của nền triết học Đức cuối thế kỷ
XVII đến đầu thế kỷ XIX.
Đi theo dòng chảy lịch sử, qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhiều quan điểm
khác nhau, khái niệm về tha hóa cũng từ đó, được phân tích dưới nhiều quan điểm
cũng như cơ sở lập luận khác biệt. Ta có thể bắt đầu từ triết học cổ điển Đức với triết
gia Ph.Hêghen – người được coi là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức- có lẽ
chính vì vậy mà ông đã khai thác khái niệm tha hóa dựa trên chủ nghĩa duy tâm. Bắt
đầu từ quan niệm nguyên bản của thế giới không phải vật chất, mà là “Ý niệm tuyệt
đối” hoặc “tinh thần thế giới”. Ông đã nhận định rằng giới tự nhiên chỉ là sự “tha hóa
của ý niệm tuyệt đối”. Khác với Hêghen, người có công lớn trong việc đấu tranh
chống chủ nghĩa duy tâm và thần học - Phoiơbắc, là người phản bác mạnh mẽ lập
trường của Hêghen. Ông cho rằng, tha hóa là sự tha hóa của bản chất con người đối
với Thượng đế. Từ khái niệm đó, ông giải thích được nguồn gốc và bản chất của các
tôn giáo, đồng thời, minh chứng tính tất yếu của việc triệt tiêu tôn giáo. Qua đó, ta
thấy, Phoiơbắc đã hòa lần bản chất của tôn giáo vào vản chất con người. Ông quan
niệm thế giới thần thánh là một tồn tại khác của thế giới con người và Đức chúa chính
là biểu tượng hoàn thiện bản chất của con người.

Nhưng, sau khi nghiên cứu sâu về nhiều khía cạnh, C.Mác đã phát hiện ra, xuất
phát điểm của tha hóa trong quan niệm của Hêghen có cái gì đó không thực sự hợp lý.
Bởi, xuất phát điểm đó được bồi đắp và vận động dựa trên nền tảng ý thức. “Sự tha
hóa của tự ý thức là cái sinh ra tính vật thể…, C.Mác viết,- trong sự tha hóa ấy, tự ý
thức giả định mình là vật thể hoặc giả định vật thể là chính mình. Mặt khác, quá trình
đó đồng thời còn bao gồm một nhân tố khác, tức là tự ý thức đồng thời lại tước bỏ sự
tha hóa và tính vật thể đó của mình và thu hút chúng trở về với bản thân… Đấy là vận
động của ý thức”1 Hêghen cho rằng tha hóa là một thuộc tính phổ biến, một quá trình
phổ biến của cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Với các nhà lý luận tôn giáo, tha hóa là
một quan hệ thuần túy mang tính tư tưởng. Ở Pruđông, tha hóa chỉ đơn giản là một
phạm trù thuần túy “kinh tế chính trị”. Ỏ Phoiơbắc, tha hóa chính là quá trình hòa tan
bản chất con người vào bản chất tôn giáo. Còn với C.Mác, tha hóa chỉ là một loại
quan hệ xã hội, tha hóa chỉ tồn tại ở con người và xã hội loài người.

1
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr214
Khác với các quan điểm trên, C.Mác đã khai thác phạm trù tha hóa dựa trên
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với sản xuất vật chất và
giữa con người với hoạt động kinh tế. Ông cho rằng: tha hóa là một hiện thực có thật,
một hiện trạng thực tế của xã hội và có cơ sở kinh tế của riêng nó. Ông viết: “Chúng
tôi đã xuất phát từ một sự kiện kinh tế - sự tha hóa của công nhân và của sản phẩm của
công nhân. Chúng tôi đã nêu lên khái niệm của cái thực tế này: lao động bị tha hóa.
Chúng tôi đã phân tích khái niệm đó. Như thế là đã phân tích một sự kiện của kinh
tế”2 Ngoài ra, theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, thì hiện tượng tha
hóa của con người là một hiện tượng lịch sử đặc thù, chỉ diễn ra trong xã hội có phân
chia giai cấp. C.Mác lý giải: “Chúng ta đã xét một mặt, xét lao động bị tha hóa trong
quan hệ của nó với bản thân người công dân, nghĩa là quan hệ của lao động bị tha hóa
với bản thân nó. Chúng ta đã tìm thấy quan hệ sở hữu của con người – không- phải-
công- nhân với người công nhân và với lao động với tính cách là sản phẩm hay kết
quả tất nhiên của quan hệ đó. Sở hữu tư nhân, với tính cách là biểu hiện vật chất khái
quát của lao động bị tha hóa, bao gồm hai quan hệ: quan hệ của công nhân với lao
động, với sản phẩm lao động của mình và với người - không - phải - công - nhân, và
quan hệ của người - không - phải - công - nhân với người công nhân và với sản phẩm
lao động của người công dân”3

Cách tiếp cận của C.Mác với tha hóa dựa trên nền tảng hiện thực, hay nói một
cách dễ hiểu hơn, quan niệm duy vật lịch sử về tha hóa đa được áp dụng một cách triệt
để. Con người bị tha hóa là con người bị đánh mất hình tượng lao động, tức trong hoạt
động đặc trưng, bản chất của con người. Điển hình như ở lao động, lao động là hoạt
động đặc trưng của con người, cũng là phương diện khiến con người đặc biệt sáng tạo
hơn các loài khác. Thế nhưng khi con người lao động, từ hoạt động con người,, nó lại
biến thành hoạt động của con vật. Thay vì thực hiện những hoạt động sinh hoạt
thường ngày như ăn, ngủ, vận động thể lực,.. những thứ cho họ có cảm giác tự do,
thoải mái và tự sáng tạo, tự ý thay đổi, …minh chứng họ là con người. Tuy nhiên, một
khi họ bắt đầu lao động- với một tư thế bị cưỡng ép bắt buộc, không có sự lựa chọn-
họ sẽ chỉ có thể lao động để bảo đảm và duy trì chất lượng sống của bản thân, chứ

2
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr139
3
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr144
không phải qua đó mà thể hiện phẩm chất của chính mình, tất cả những biểu hiện đó,
khiến cho lao động của con người lại chính là hoạt động của con vật. Bởi họ không
còn được là chính mình nữa Tha hóa con người là thuộc tính vốn có của các nền sản
xuất trên chế độ tư hữu sãn xuát, nhưng nó được đẩy lên ở mức cao nhát trong nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa.Trong nền sản xuất đó, sự tha hóa của lao động còn được tạo
nên bởi sự tha hóa trên các phương diện khác của đời sống xã hội: Sự tha hóa của nền
chính trị vì thiểu số ích kỷ, sự tha hóa các tư tưởng của tầng lớp thống trị, sự tha hóa
của các thiết chế xã hội khác.

2. Cơ sở dẫn đến hiện tượng tha hóa

Nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người là chế độ tư hữu về tư liệu
sản xuất. Như đã nói ở phần trước, tha hóa con người được đẩy lên cao nhất trong xã
hội tư bản chủ nghĩa. Chế độ đó đã tạo ra sự phân hóa xã hội về việc chiếm hữu tư
nhân tư liệu sản xuất khiến đại đa số người lao động trở thành vô sản, chỉ có một bộ
phận ít người trở thành tư sản, chiếm hữu gần như toàn bộ các tư liệu sản xuất của xã
hội. Và cũng chính vì thế, mà những người thuộc tầng lớp vô sản buộc phải làm thuê
dưới trướng các nhà tư sản và để họ bóc lột mình- sự tha hóa bắt đầu từ lúc áy. Thực
chất, lao động bị tha hóa là nội dung chính yếu, là nguyên nhân và cũng là thực chất
của sự tha hóa con người.

Theo quan niệm của C.Mác thì tha hóa là quá trình con người không trở thành
chính mình, tức đánh mất chính bản thân mình. Ông viết: “Việc quan hệ cá nhân
chuyển biến thành mặt đối lập của nó,…, tức là thành quan hệ thuần túy khách thể,
việc cá nhân tự mình phân biệt cá tính và tính ngẫu nhiên, như chúng tôi đã chỉ rõ, là
một quá trình lịch sử và mang những hình thức khác nhau, ngày càng gay gắt và phổ
biến ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Trong thời đại hiện nay, sự thống trị của
những quan hệ khách thể đối với cá nhân, sự khống chế của tính ngẫu nhiên đối với cá
tính đã mang một hình thức gay gắt nhất, phổ biến nhất, do vậy đã đặt ra trước những
cá nhân đang tồn tại một nhiệm vụ hoàn toàn rõ ràng. Sự thống trị đó đã đặt ra trước
họ nhiệm vụ sau đây: xác lập sự thống trị của cá nhân đối với tính ngẫu nhiên và
những quan hệ để thay thế cho sự thống trị của những quan hệ và của tính ngẫu nhiên
đối với cá nhân”4

Tha hóa lao động cũng là một hiện tượng rất quen thuộc, xuất hiện từ rất lâu,
trước khi có chủ nghĩa tư bản. Là hiện tượng đi liền với xã hội nơi con người sản xuất
ra những điều kiện sống chủ yếu cho xã hội, nhưng lại được hưởng quá ít từ những
điều kiện sống do chính mình sản xuất ra đó (như trường hợp tầng lớp tư sản và vô
sản đã đề cập ở trên). Chế độ tư hữu từ vị trí là kết quả của sự tha hóa của lao động,
trở thành nguyên nhân cho sự tồn tại và phát triển của lao động bị tha hóa. Nó chỉ có
thể tồn tại và phát triển trong chế độ sở hữu tư nhân mà chế độ sở hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa lại là hình thức cao nhất.

3. Hậu quả của sự tha hóa:

Cũng có thể nói, tha hóa xuất phát từ chính con người, chính xã hội loài người,
và do nhiều nguyên nhân, đã trở thành cái khác xa lạ, đứng trên cả con người và xã
hội loài người, từ đó, quay trở lại chi phối và nô dịch con người, xã hội loài người.
Cách hiểu về tha hóa của C.Mác khác về chất so với cách hiểu của những nhà lý luận
tôn giáo khác như Phoiơbắc, Pruđông và kể cả Hêghen. Mặc dù trong giai đoạn đầu
của sự nghiệp triết học, C.Mác đã vài lần dùng thuật ngữ mà Hêghen thường hay dùng
để luận giải về sự tha hóa.  C.Mác phân tích: “Cho đến nay, chúng ta xét sự tha hóa
của công nhân chỉ về một phương diện, cụ thể là phương diện quan  hệ của anh ta với
sản phẩm lao động của anh ta.  Nhưng sự tha hóa xuất hiện không chỉ trong kết quả
cuối cùng của sản xuất mà cả trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt
động sản xuất. Người công nhân có thể đứng đối lập với sản phẩm của hoạt động của
anh ta như một cái gì đó xa lạ hay không, nếu trong chính ngay hành vi sản xuất, anh
ta không tha hóa khỏi bản thân anh ta? Trên thực tế, sản phẩm chỉ là kết quả của hoạt
động, của sản xuất. Vậy, nếu sản phẩm của lao động là sự tha hóa thì bản thân sản
xuất phải là sự tha hóa bằng hành động, là sự tha hóa của hoạt động, là hoạt động của

4
C.Mác và Ph.Ăngghen: Sđd, t.3, tr.643
sự tha hóa. Sự tha hóa của đối tượng lao động chỉ là kết quả tổng kết sự tha hóa trong
hoạt động của bản thân lao động”5

- C.Mác đi đến kết luận rằng, chính vì tha hóa, con người dần mất đi tính loài, ông viết:
“Vậy, sự tha hóa của lao động dẫn tới những kết quả như sau:

+ Bản chất có tính loài của con người, - giới tự nhiên (cơ thể con người) cũng như tài
sản tinh thần có tính loài của con người, - bị biến thành một bản chất xa lạ với con
người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại cá nhân của con người. Lao động bị tha
hóa làm cho thân thể của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con
người, cũng như bản chất tinh thần của con người, bản chất nhân loại của con người,
trở thành xa lạ với con người.

+ Kết quả trực tiếp của việc con người bị tha hóa với sản phẩm lao động của mình, với
hoạt động sống của mình, với bản chất có tính loài của mình, là sự tha hóa của con
người với con người. Khi con người đối lập với bản thân mình thì con người khác đối
lập với nó...

Nói chung, luận điểm cho rằng bản chất có tính loài của con người bị tha hóa với con
người, có nghĩa là một người này bị tha hóa với người khác và từng người trong số họ
bị tha hóa với bản chất người”6

Trong hoạt động lao động, con người là chủ thể trong quan hệ với tư liệu sản
xuất. Nhưng trong chế độ tư bản chủ nghĩa thì người lao động phải phụ thuộc vào các
tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất lại do con người tạo ra, vậy, con người bị lệ thuộc vào
chính sản phẩm do mình tạo ra. Mặt khác, để có tư liệu sinh hoạt, người lao động buộc
phải lao động cho các chủ tư bản, sản phẩm của họ làm ra cũng trở nên xa lạ với chính
họ và được chủ sở hữu dùng để trói buộc họ, bắt họ lệ thuộc nhiều hơn vào chủ sở hữu
và vào các vật phẩm lao động. Lao động bị tha hóa làm đảo lộn mối quan hệ xã hội của
người lao động. Các đồ vật đã trở thành xa lạ, trở thành công cụ thống trị và trói buộc
con người. Trong khi đúng ra, thì đó phải là mối quan hệ giữa người với người, thì
trong thực tế, nó lại được thực hiện thông qua số vật phẩm do người lao động tạo ra và

5
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.132
6
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.138-139
số tiền công mà họ được trả. Quan hệ giữa người và người cuối cùng bị thay thế bằng
quan hệ giữa người và vật.

Khi lao động bị tha hóa, con người cũng trở nên “què quặt”, phiến diện, khiếm
khuyết đa phương diện. Sự tha hóa như thế, tất yếu không thể đầy đủ và cũng không thể
phát huy được sức mạnh bản chất con người. Người lao động từ đó cũng dần bị bần
cùng hóa, sự phân cực xã hội ngày càng lớn. Sản xuất, công nghiệp, khoa học và công
nghệ ngày càng phát triển, lợi nhuận của các chủ sở hữu tư liệu ngày càng nhiều, người
lao động lại càng bị máy móc thay thế. Ta có thể thấy, quá trình lao động bình thường
của con người dần bị thay thế bằng những thao tác vô cùng đơn giản với máy móc, từ
đó, người lao động bị đẩy ra khỏi quá trình sản xuất trực tiếp. Lao động lại càng bị tha
hóa...Người công nhân trở thành một bộ phận của máy móc và cũng ngày càng phụ
thuộc vào nó, lao động trở nên “dã man”7

*Bài viết tham khảo:

1. Tạp chí lý luận chính trị số 2-2018 (Diễn đàn- PGS.TS Ngô Đình Xây

2. Giáo trình Triết học Mác- Lênin (BGD & ĐT, Nxb chính trị quốc gia sự thật)

3. P đã có chú thích footnote tất cả các trích đoạn được trích từ “C.Mác và
Ph.Ăngghen: Toàn tập” (các tập, trang khác nhau, không trùng lặp)

Chương 3: Nội dung nghiên cứu


I. Thực trạng trong đời sống ngày nay.
Từ cách tiếp cận của triết học về hiện tượng tha hóa ở con người và căn cứ vào
tình hình thực tiễn của Việt Nam hiện nay, có thể nói hiện tượng tha hóa là một hiện
tượng xã hội khá phổ biến, xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, cụ thể
như sau:
1. Thứ nhất, tha hóa về hành vi sản xuất (hình thái lao động) và sản phẩm lao động
(kết quả lao động) :
Những thành tựu sau hơn 30 năm đổi mới đã làm cho tiềm lực của Việt Nam
không ngừng được mở rộng, bao gồm cả tiềm lực tài chính của nhà nước. Mức sống
và chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày một nâng cao, đời sống nhân dân được cải
thiện, hệ thống an sinh xã hội ngày càng phát triển và mở rộng. Vì vậy, hình thức lao
động được coi là một phương tiện kiếm sống để bảo đảm nhu cầu cuộc sống hàng
7
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.42, tr131
ngày của mỗi người. Xã hội phát triển, quan hệ xã hội thay đổi, mối quan hệ giữa
người với người không còn như trước nữa, và lao động cũng không còn giữ nguyên
bản chất tốt đẹp ban đầu của mình. Lao động dần bị tha hóa và không còn là niềm kiêu
hãnh của con người như trước nữa. Với nhịp sống hiện đại như ngày nay, con người
thường có xu hướng tìm kiếm những công việc ổn định, có thu nhập cao hơn là những
công việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. Do đó, đối với đa số mọi người, lao
động chỉ thuần túy là để thỏa mãn những nhu cầu vật chất của mỗi cá nhân và lao
động chưa thể trở thành một hoạt động tự do, một niềm vui thực sự của con người.
Mặc dù kinh tế Việt Nam đã ổn định so với trước đây, nhưng trước mắt, kinh tế ở Việt
Nam vẫn phát triển chưa cao. Vì thế, việc bảo đảm đầy đủ các nhu cầu cơ bản cho mỗi
cá nhân còn gặp nhiều khó khăn, do đó các cá nhân phải tự mình giải quyết. Chính vì
thế, lao động trở thành gánh nặng đè lên thể xác và tinh thần của người lao động, làm
cho họ kiệt quệ, nhưng họ vẫn bắt buộc phải lao động để kiếm sống. Vì thế nên hành
vi sản xuất phải tha hóa là điều dễ hiểu.
Bên cạnh những tha hóa về sản xuất, ở nước ta còn xuất hiện sự tha hóa về sản
phẩm lao động. Nền kinh tế Việt Nam đang vận hành theo những quy luật của sản
xuất hàng hóa. Có nghĩa là các sản phẩm lao động có tác động đến những người lao
động sản xuất với tư cách là những quy luật cưỡng chế của cạnh tranh trong trao đổi ,
buôn bán. Do đó, bản thân người sản xuất phải trải qua thật nhiều kinh nghiệm mới
biết đến những quy luật ấy. Đó gọi là “sản phẩm thống trị người sản xuất”. Trong thực
tế, những sản phẩm lao động lẽ ra phải mang lại cho người sản xuất niềm tự hào, hạnh
phúc. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa thực sự khi con người làm ra những của cải vật chất
bằng lao động chân chính, bằng chính đôi bàn tay và khối óc. Nhưng trong quan hệ
trao đổi, buôn bán, người lao động lại lo lắng về các sản phẩm lao động của mình. Ví
dụ: Thợ làm bánh làm ra những chiếc bánh nhưng lại bị chính những chiếc bánh ấy
chi phối. Thợ làm bánh lo lắng không biết rằng những chiếc bánh được bán ra có hợp
với khẩu vị của khách hàng hay không?, chiếc bánh này liệu có bán được hay
không?... Từ đấy hình thành nên sự tha hóa về sản phẩm lao động trong xã hội.
2. Sự tha hóa các hệ giá trị xã hội và tha hóa đạo đức – nhân cách.
Nhiều giá trị, chuẩn mực xã hội tốt đẹp gắn liền với truyền thống văn hóa dân
tộc Việt Nam như: lòng nhân ái, yêu thương con người; tinh thần đấu tranh để bảo vệ
lẽ phải, chống lại cái xấu; đức hy sinh, chia sẻ,... đang dần phai nhạt. Chính sự “lệch
chuẩn” này đã đem lại những hệ quả xấu, khó lường cho mỗi cá nhân nói riêng và
toàn thể xã hội nói chung. Đó là sự tha hóa về đạo đức, tha hóa về lối sống hiện nay,
sự tha hóa đã và đang trở thành hiện tượng nhức nhối trong xã hội. Những hệ quả ấy
làm hiện tượng tha hóa ngày càng phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Đạo đức là
một trong những hình thái ý thức của xã hội, là một chế định xã hội thực hiện chức
năng điều chỉnh hành vi của con người trong mọi lĩnh vực đời sống của xã hội. Đạo
đức là phạm trù về mỗi quan hệ con người, nói đến đạo đức là nói đến nhân tính và
nhân phẩm con người, là đạo lý làm người. Vì vậy, tha hóa đạo đức là nói đến “tha
hóa con người”, là những hành vi của con người đi ngược lại với những chuẩn mực
của xã hội, là tha hóa về cách sống, cách làm người. Trong đạo đức, bên cạnh ý thức
xã hội, ý thức cá nhân đóng một vai trò không kém quan trọng. Tha hóa về đạo đức –
nhân cách thể hiện trong sự phát triển của cá nhân theo chiều hướng ngược lại những
chuẩn mực đạo đức xã hội.
Với bối cảnh xã hội phát triển như ngày nay, bên cạnh những lợi ích to lớn,
chúng ta cũng phải đối mặt với hệ lụy trước mắt. Đó chính là sự tha hóa, sự biến chất
về đạo đức xảy ra rất nhiều và rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Điều đó dần trở
thành một gánh nặng, một mặt tiêu cực đối với toàn xã hội. Xã hội càng phát triển,
đồng tiền càng lên ngôi. Nhiều người chỉ vì chạy theo đồng tiền mà quên đi cái tình
người ấm áp trong xã hội hiện nay. Ví dụ điển hình nhất có lẽ là hiện tượng nâng giá
bán các thiết bị y tế tại nhiều bệnh viện và các cơ sở chữa bệnh. Người bệnh phải trả
cả chục triệu, thậm chí là hàng trăm triệu đồng để được điều trị bằng những trang thiết
bị hiện đại. Ông bà ta có nói rằng: "Lương y như từ mẫu". Nhưng vì phát triển của xã
hội cùng với sự xuống cấp của đạo đức, các “lương y” không còn là “từ mẫu” nữa.
Hành động nâng giá bán các thiết bị vật tư y tế, giá dịch vụ khám chữa bệnh đã cướp
đi cơ hội khám chữa bệnh của những người nghèo khó. Bởi nhìn vào giá khám chữa
bệnh của các bệnh viện thì người nghèo có làm việc cả đời cũng chẳng đủ một vài lần
ra vào bệnh viện. Đó chính là sự tha hóa về đạo đức của con người, bị giá trị vật chất,
đồng tiền chi phối.
Cuộc sống được ghép nên bởi muôn vàn những mảng màu sáng và tối. Con
người cũng vậy, trong họ luôn tồn tại một mặt tốt và một mặt xấu. Ở tính cách của con
người, bên cạnh những phẩm chất tốt còn có những điều chưa tốt là chuyện rất bình
thường. Điều đáng nói là bản thân họ có lạm dụng mặt xấu đấy hay không. Tuy nhiên,
ở Việt Nam hiện nay các thói hư tật xấu, hiện tượng tha hóa đạo đức đang có xu
hướng tràn lan, đặt biệt nhất là giới trẻ Việt Nam. Trong đời sống, họ vô trách nhiệm,
bàng quan, vô cảm trước những hoàn cảnh khó khăn, không đấu tranh chống cái sai và
cũng không ủng hộ cái đúng, cái tốt. Nhìn từ những hiện tượng tiêu cực trong xã hội
hiện nay như: một bộ phận giới trẻ có lối sống lệch lạc, phản cảm, sùng bái vật chất,
cá nhân vị kỷ, thực dụng,… Giới trẻ hiện nay chỉ biết thực dụng chạy theo cái lợi ích
trước mắt mà xa rời cái mục tiêu phấn đấu ban đầu, xa rời cái đạo đức phù hợp với
chuẩn mực xã hội. Để rồi khi nhìn nhận lại, họ nhận ra bản thân đã thay đổi quá nhiều
so với những giá trị ban đầu sẵn có. Đánh mất chính mình cũng là một dạng của sự tha
hóa. Họ đã không còn giữ được tính cách, phẩm chất ban đầu sẵn có của mình mà thay
đổi thành một con người khác mang những suy nghĩ, chính kiến đối lập với chính
mình trước đây. Sự tha hóa này mặc dù giúp con người thích nghi với cuộc sống hiện
tại, với xu hướng mới của xã hội nhưng lại gạt bỏ đi những giá trị tốt đẹp vốn có.
3. Quyền lực bị tha hóa
Trong tác phẩm Bàn về quyền uy (1872) Ph.Ăngghen cho rằng, trong xã hội
hiện đại, sự phức tạp hóa các quá trình sản xuất tùy thuộc lẫn nhau đã từng bước thay
thế cho hoạt động độc lập của cá nhân riêng lẻ. Hoạt động liên hợp là hoạt động tổ
chức nhau lại, mà tổ chức thì tất yếu cần đến quyền uy. Một quyền uy nhất định,
không kể được tạo ra bằng cách nào và một sự phục tùng nhất định đều là những điều
mà trong bất cứ tổ chức xã hội nào cũng phải có. Mục đích mà bộ máy nhà nước và
quyền uy của nó đáng ra phải làm cho xã hội con người trở nên tốt hơn, phát triển
hơn. Nhưng sự tha hóa về quyền lực đã làm cho mọi người thấy bị áp bức. Thực ra sự
tha hóa lao động chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tha hóa quyền lực, tha hóa
nhà nước. Tha hóa quyền lực tất yếu dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của người được trao quyền và là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến
tha hóa đạo đức xã hội. Sự phân cực xã hội ngày càng lớn và điều này nó đã gây ra
tình trạng bất ổn xã hội, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng về mặt chính trị xã hội.
Ở nước ta hiện nay, các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đã được xác lập
và thể chế hóa. Tuy nhiên tính hiệu lực, hiệu quả của nó trong thực tiễn vẫn còn rất
nhiều mặt hạn chế, dẫn đến những hiện tượng tha hóa quyền lực, tham nhũng vẫn diễn
ra. Thậm chí đó còn là nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng và sự xuống cấp,
tha hóa đạo đức xã hội hiện nay. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Hoàng cho biết: “Mặt
trái của cơ chế thị trường có tác động xấu đối với đạo đức xã hội, nhưng nó không
phải là thủ phạm chính. Vậy thủ phạm chính ở đâu? Đáng lưu ý nhất là sự tha hóa
quyền lực...đó là sự tha hóa của những con người được sử dụng quyền lực, là sự lộng
quyền vì lợi ích cá nhân, những người được giao quyền lực không sử dụng đúng mục
đích để bảo vệ và phục vụ nhân dân, kiến tạo và quản trị quốc gia phát triển, mà
ngược lại coi đó là phương tiện phục vụ mục đích cá nhân, chà đạp công lý, ức hiếp
mọi người và gian lận thu vén”.
Trong những năm qua, nhất là trong hai nhiệm kỳ gần đây, nếu nhìn thẳng vào
sự thật và đánh giá đúng về thực trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên có
chức quyền bị tha hóa bởi quyền lực. Văn kiện Đại hội XI, XII của Đảng, Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XI, đặc biệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về “Tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã nêu
rất rõ vấn nạn này. Nghị quyết đã đánh giá: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng
viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao
cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau
về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy
theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, t y tiện, vô
nguyên tắc...” Một số hiện tượng tha hóa về quyền lực đang xảy ra ở nước ta có thể kể
đến như: tệ nạn tham nhũng, chạy chức, chạy quyền; thái độ cửa quyền, phiền hà đối
với người dân của một bộ phận cán bộ, công chức trong bộ máy công quyền,…Điều
này sẽ ảnh hướng rất lớn đến việc quản lý trật tự xã hội của Nhà nước ta. Ở một số
nước có sự tương đồng về văn hóa với Việt Nam, ví dụ như Hàn Quốc, Singapore,…
Đây đều là những nước khá thành công. Nhưng với nước ta, đây là điều không đơn
giản. Chỉ lấy riêng một giá trị “pháp quyền”, ở Singapore có những hình phạt rất nặng
đối với những tội phạm có hành vi gây hại đến trật tự công cộng. Trong khi ở nước ta,
hành vi sàm sỡ phụ nữ trong thang máy chỉ bị phạt 200.000 đồng thì ở Singapore, tội
này có thể bị phạt tù. Điều đó cho thấy, chúng ta càng phải đề cao giá trị pháp quyền
thì mới có thể thành công cùng với các quốc gia phát triển khác.
* So sánh các hình thức tha hóa:
Tha hóa lao động Tha hóa đạo đức Tha hóa quyền lực
Giống nhau - Sự tha hóa nói trên tất yếu làm cho con người phát triển không toàn diện,
không đầy đủ, và không thể phát huy được sức mạnh bản chất người.
- Đều gây ra sự phân cực xã hội về mặt kinh tế, chính trị và tác động tiêu
cực không nhỏ đến tiến trình phát triển và tiến bộ của đất nước.

Khác nhau - Khi lao động bị tha - Con người coi trọng - Tha hóa quyền lực
hóa con người trở nên vật chất mà quên những tất yếu dẫn đến sự suy
què quặt, phiến diện, phẩm chất, truyền thoái về tư tưởng
thiếu khuyết trên thống tốt đẹp của dân chính trị, đạo đức, lối
nhiều phương diện tộc. sống của người được
khác nhau. - Tha hóa đạo đức giúp trao quyền và là
- Trong bối cảnh hiện cho con người thích nguyên nhân quan
nay, tha hóa lao động nghi được với nhịp trọng nhất dẫn đến tha
càng phổ biến khiến sống của thời đại hóa đạo đức xã hội.
cho sự phân cực giàu nhưng lại làm con
nghèo trong xã hội người mất đi những giá
ngày càng lớn. trị, bản chất tốt đẹp sẵn
có, đánh mất chính
mình.

Kết luận:
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ
4.0 đang phát triển nhanh như vũ bão thì bên cạnh những thành tựu mà cuộc cách
mạng này đem lại thì con người đang phải chịu nhiều sự chi phối từ hiện tượng tha
hóa. Hiện tượng tha hóa đem lại nhiều tiêu cực cho các cá nhân nói riêng và toàn thể
xã hội nói chung. Tuy nhiên, do kinh tế thị trường nước ta đang trong thời kì phát
triển, sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội của đất nước chỉ mới ở những chặng đầu tiên, nó
là điều kiện cho chủ nghĩa cá nhân cực đoan những triết lý sống tiêu cực, trái đạo đức,
thiếu nhân tính xuất hiện và đi vào trong tư tưởng và lối sống của con người, dẫn đến
tình trạng tha hóa về ở họ. Những khía cạnh này của sự tha hóa ngày càng thể hiện tập
trung và rõ nét khiến cho sự phân cực giàu nghèo trong xã hội hiện đại ngày càng dãn
rộng theo chiều tỉ lệ thuận với sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ.
Chính điều này buộc chúng ta phải nhìn nhận một cách đúng đắn quan điểm về sự tha
hóa con người trong triết học Mác – Lênin. Quan điểm này có ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự phát triển của cá nhân con người nói riêng và xã hội loài người nói chung.
* Nguồn trích dẫn, tham khảo
https://123docz.net/document/4609244-triet-hoc-macle-trong-ven-de-tha-hoa-
con-nguoi.htm
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/2530-tu-cach-tiep-can-
cua-cmac-ve-tha-hoa-den-cac-hien-tuong-tha-hoa-o-viet-nam-hien-nay.html

+Nêu vấn đề giải phóng con người khỏi sự tha hóa


Có thể nói rằng tư tưởng giải phóng con người khỏi sự tha hóa được triết học Mác –
Lênin xây dựng, các nhà kinh điển triển khai dựa trên nhiều phương diện khác nhau,
trong nhiều nội dung lý luận và đồng thời xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành
tựu khoa học của nhân loại.

Trên lập trường duy vật triệt để, C.Mác đã cho rằng, không thể thực hiện được một sự
giải phóng thực sự nào khác nếu không thực hiện sự giải phóng ấy trong thế giới hiện
thực, bằng những phương tiện hiện thực. Sự giải phóng là một sự kiện lịch sử chứ
không phải là một sự kiện tư tưởng. Nó nảy sinh từ những sự kiện lịch sử.

Bởi vậy, để giải phóng con người khỏi sự tha hóa, cần phải xóa bỏ trạng thái xã hội
hiện đang tồn tại và thống trị con người. Và đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở
hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, để
giải phóng con người về phương diện chính trị là nội dung quan trọng hàng đầu

Muốn đạt được điều đó, chỉ có nhận thức thôi thì chưa đủ, mà cần phải có hành động
cộng sản chủ nghĩa hiện thực – nghĩa là – phải có cuộc đấu tranh cách mạng của giai
cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động, đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng cộng
sản chân chính. Đây là cuộc cách mạng khác về chất so với các cuộc cách mạng trước
đó, bởi nó đưa đến việc thủ tiêu trước hết chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, xóa
bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản, xác lập sự thống trị của giai cấp vô sản.

Quá trình xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa là quá trình xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột nói
chung, thiết lập một xã hội công bằng, tốt đẹp và đây là một quá trình lâu dài, phức
tạp. Nó không chỉ cần có sự phát triển cao của lực lượng sản xuất mà còn cần cả sự
trưởng thành của con người. Sau khi xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp vô sản
và nhân dân lao động bắt đầu xây dựng một xã hội mới mà ở đó, sự tự do và phát triển
toàn diện của mỗi người là điều kiện cho sự tự do và phát triển toàn diện của mọi
người.

Do đó tiền đề của tư tưởng “ vĩnh viễn giải phóng con người khỏi ách bóc lột, ách áp
bức” chính là sự tự do. Mục tiêu cuối cùng trong tư tưởng giải phóng về con người
của chủ nghĩa Mác – Lênin là giải phóng con người trên tất cả các nội dung và các
phương diện cụ thể như: con người cá nhân, con người giai cấp, con người dân tộc,
con người nhân loại,…
Trong các tôn giáo cũng có một số quan niệm về giải phóng con người. Đó là sự giải
thoát khỏi cuộc sống tạm bợ, khỏi bể khổ của cuộc đời để lên cõi Niết bàn, lên Thiên
đường ở kiếp sau hay đơn giản là được giải thoát khỏi cuộc sống được coi là ải trần
gian với một số người. Đã có một số nhà triết học duy vật đề xuất tư tưởng giải phóng
con người bằng một vài phương tiện trong đời sống xã hội như: Pháp luật, đạo đức,
chính trị,…Nhưng bởi vì tính chất phiến diện, hạn hẹp, siêu hình trong nhận thức về
con người, về các quan hệ xã hội và do những hạn chế về điều kiện lịch sử đã vô tình
khiến những quan điểm đó sa vào lập trường duy tâm, siêu hình.

Triết học có khẳng định rằng: “ Bất kì sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả
thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người”, hay là
“Giải phóng con người khỏi lao động bị tha hóa” – Vì có thể nói rằng sự tha hóa của
con người được thể hiện rõ nhất ở phương diện lao động ( Nếu lúc trước lao động vì
mục đích để phát triển về sự sáng tạo, nhận thức và các năng lực của bản thân con
người, thì bây giờ con người lại vì lao động mà bị thống trị, lệ thuộc. Sử dụng lao
động để duy trì sự tồn tại cho thể xác chứ không còn như ở mục đích ban đầu)

Do là tiền đề của giải phóng tha hóa nên chúng ta nên hiểu rằng: “Sự phát triển tự do
của mỗi người sẽ là điều kiện cho sự phát triển tự so cho tất cả mọi người”. Sau khi
thực hiện đấu tranh để chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa bị thủ tiêu, lao
động không còn bị tha hóa, con người được giải phóng, khi đó xã hội sẽ bắt đầu có sự
liên hiệp giữa các cá nhân, con người bắt đầu được phát triển một cách tự do nhất.

Như triết học đã viết: Con người là sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội, cá nhân với
giai cấp, dân tộc và nhân loại, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
Do vậy, sự phát triển tự do của mỗi người tất yếu là điều kiện để phát triển sự tự do
của mọi người và đồng thời sự phát triển của xã hội cũng là tiền đề cho sự phát triển
tự do của mỗi cá nhân trong đó.
 Kết luận
Nói tóm lại ta chỉ có thể kết luận được con người phát triển tự do khi mà thực sự thoát
khỏi sự tha hóa, thoát khỏi sự nô dịch do chế độ tư hữu. Các tư liệu sản xuất bị thủ
tiêu triệt để và khi sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữ lao động trí óc và lao
động chân tay không còn, khi con người không còn bị trói buộc bởi sự phân công lao
động xã hội.

+Liên hệ thực trạng học sinh, sinh viên ngày nay


 Dẫn chứng cụ thể
Về vấn đề tha hóa này chúng ta có thể liên hệ đến thực trạng học sinh, sinh viên hiện
nay. Vào ngày 12/4/2014 ( đây có thể là một thời điểm khá xa nhưng các nhận định
này vẫn còn rất đúng với học sinh, sinh viên hiện tại, và rộng hơn là giới trẻ). Tạp trí
điện tử Giáo dục Việt Nam có viết “ Giới trẻ Việt càng học cao thì càng tha hóa vì…
tiền”, hay trên báo Dân trí vào ngày 23/1/2010 cũng đã nêu lên những “Nguyên nhân
của sự tha hóa đạo đức của giới trẻ”. Thực trạng này chứng tỏ xã hội đã nhận thấy
được sự tha hóa của giới trẻ nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng từ rất lâu về
trước.
Đầu tiên chúng ta hãy nhìn về sự tha hóa đạo đức của học sinh, sinh viên hiện nay.
Hiển nhiên không gì là tự bột phát và không có nguyên nhân. Lối sống tha hóa đạo
đức của một bộ phận không hề nhỏ học sinh, sinh viên hiện nay trong xã hội do một
nguyên nhân cần nhấn mạnh đó là ảnh hưởng của những gì đang xảy ra trong cuộc
sống hiện nay.

Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã và đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, ta sẽ
thấy hiện tượng tha hóa đạo đức là một hiện tượng tuân theo “quy luật nhân quả”;
những hành vi đáng tiếc đó được “lập trình” từ trước do những ảnh hưởng không
mong muốn của xã hội.

Ngày nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp hiện tượng học sinh quậy phá lôi kéo bè cánh để
đánh nhau (không chỉ ở nam mà còn có cả nữ), thậm chí hành hung cả thầy cô giáo,
rồi con giết cha, anh giết em, do đó trẻ ở lứa tuổi vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ
án mạng,…

Theo số liệu mà vụ Công tác học sinh, sinh viên, thực trạng đạo đức lối sống của học
sinh tiểu học là khá nhất (Đây là một thông tin gây nhức nhói), có vẻ càng lên cao thì
lối sống, đạo đức của học sinh, sinh viên càng kém và càng đáng báo động.

Những hành vi tàn bạo được đăng lên trên mặt báo chỉ là một phần nổi của “tảng
băng”. Nếu muốn tìm hiểu nguyên do, ta nên đi sâu vào gia đình. Khái niệm “gia đình
chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được” đây
chẳng phải là bài học giáo dục công dân của cấp hai hay sao? Thế mà gia đình trong
xã hội ta ngày nay lại có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống thì tự biết
người đó: Cha có việc của cha, mẹ có việc của mẹ,, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống
vật chất (đây lại là một mặt phản ánh rất rõ của tha hóa lao động). Sau giờ làm, cha lại
tiếp tục bận với việc “tiếp khách” ở quán nhậu, mẹ lại bận việc nhà, thế là cha mẹ lại
vô tình không có được thời gian để dành cho con cái. Bữa cơm gia đình muốn có đầy
đủ các thành viên trong gia đình lại trở thành một điều xa xỉ, chưa kể cha mẹ còn có
những khi cãi vã, xích mích. Do đó sự “quan tâm” của cha mẹ dành cho con cái của
mình giờ chỉ là về mặt tiền bạc cho con đi học: học chính quy, học thêm, học đàn, học
nhạc, học võ,…và những lời khuyên giờ đây chỉ còn là lời quở trách và la mắng. Thời
gian lâu dần con cái trở nên không biết nương tựa vào ai, không biết tâm sự cùng ai.
Thành ra một số sẽ sinh ra cách sống đơn độc, nhút nhát, khó gần, số khác lại tập tụ
với những kẻ “cùng tâm trạng” để quậy phá xưng hùng, xưng bá, sống bất cần đời. Và
để lấy “số má” với bạn bè, chúng sẽ làm bất cứ gì, chơi bất cứ thứ gì chỉ để chứng tỏ
“đẳng cấp”, đây chẳng phải là “thua trời một vạn không bằng kém bạn một li” sao?

Bên cạnh gia đình thì xã hội cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự tha hóa của học sinh,
sinh viên. Xã hội chưa quan tâm đến việc tạo ra nhiều nơi giải trí cho lứa tuổi thanh
thiếu niên (nếu có thì cũng quá đắt đỏ đối với học sinh). Thế là học sinh, sinh viên
không biết giải trí ở đâu sau giờ học, chỉ biết vùi đầu vào các tiệm net với đủ các trò
chơi bạo lực hay thậm trí là những thước phim bệnh hoạn. Nếu giới trẻ không bị tiêm
nhiễm những văn hóa đồi trụy và bạo lực này thì mới là điều lạ chứ giới trẻ bị ảnh
hưởng bởi những thứ rác rưởi trên mạng thì không có gì là bất bình thường. Thế
nhưng các chủ nhân của các trang web này, trò chơi này vẫn hoạt động bình thường,
họ có công ty trụ sở hẳn hoi, có panô quảng cáo vẫn nhan nhản khắp nơi với đủ màu
sắc và hình ảnh bắt mắt. Và những tác hại của các web đó thì xã hội đã rõ nhưng
không hiểu sao chính quyền các cấp chưa có hành động đáng kể nào để ngăn chặn
những hoạt động kinh doanh của những thứ bạo lực, đòi trụy đó.

Đó là những điểm ảnh hưởng của gia đình và xã hội đối với sự tha hóa. Vậy còn giáo
dục ở nhà trường thì sao? Nước ta là nước có truyền thống “Tôn sư trọng đạo, tiên học
lễ hậu học văn” do đó các bậc giáo dục dường như chỉ chú trọng vào việc “dạy chữ”
mà ít quan tâm đến việc “dạy người”. Thậm trí có một số nhà giáo không thể làm
gương cho học sinh, sinh viên của mình noi theo.

Giới trẻ nói chung, học sinh, sinh viên nói riêng rất dễ bị ảnh hưởng bởi văn hóa xấu,
hay chịu ảnh hưởng từ những thói xấu của người lớn. Nếu người lớn làm những việc
xấu, những việc vi phạm đạo đức thì khó tránh khỏi con em mình học theo. Ở nhà cha
mẹ chửi tục thì làm sao con cái tránh được việc chửi thề. Ra đường thấy xe cộ chạy
lạng lách, đường ai nấy chạy, bất kể đèn đỏ, đèn vàng thì làm sao tránh được việc cấy
vào đầu bọn trẻ những thói xấu, rồi chuyện vứt rác lung tung,…Nếu liệt kê thì có lẽ
khó mà kể hết được.

Chưa kể về tình trạng không trung thực trong thi cử vẫn còn khá nhiều trong các
trường. Có đến 18,59% học sinh, sinh viên được hỏi cho rằng hiện tượng quay cóp khi
làm bài kiểm tra trong lớp còn tương đối nhiều, chỉ có 32,38% là không có.
 Câu kết luận về thực trạng này
Nhìn chung sự tha hóa của học sinh, sinh viên hay rộng hơn là giới trẻ đa phần là do
sự ảnh hưởng của yếu tố tác động bên ngoài. Phải chăng xã hội ngày càng phát triển,
cuộc sống ngày càng bận rộn hơn, chật vật hơn, con người lại trở nên tha hóa đến
không ngờ. Cho dù có giải phóng con người thoát khỏi sở hữu tư nhân, khỏi nô dịch
cho giai cấp thống trị thì con người cũng bị lệ thuộc vào những thứ khác hơn như:
thành tích, vật chất, quyền hạn,... Cứ mãi đuổi theo những thứ như thế nên con người
không còn đủ thời giờ để lo cho những người thân yêu của mình, nói đơn giản hơn là
không còn đủ tâm trí, tâm lực. Do đó sự tha hóa của các học sinh, sinh viên đã ngày
càng trở thành hiện trạng nhức nhói đến khó lường trong cuộc sống hiện tại.

You might also like