You are on page 1of 108

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á


KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG

DƯỢC XÃ HỘI HỌC

Bài 1: XÃ HỘI HỌC Y TẾ & SỨC KHOẺ

GV: ThS. DS. Vũ Hoàng Thành – 0982.389.957


Tài liệu học tập
 Các slide bài giảng
 Trường Đại học CNĐA (2020). Bài giảng Dược Xã Hội
Học (Tài liệu dùng cho đào tạo Dược sĩ đại học, lưu
hành nội bộ).
NỘI DUNG
Phần 1: Các khái niệm cơ bản và đối tượng nghiên
cứu của xã hội học sức khỏe và một số ngành liên
quan đến sức khoẻ.

Phần 2: Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức


khoẻ.

Phần 3: Cấu trúc xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ.


Phân tích một vấn đề sức khỏe
Trung Quốc đối mặt với hội chứng "cử nhân tự tử”

Đối với nhiều thanh niên nông thôn Trung Quốc, tấm
bằng tốt nghiệp đại học là “giấy thông hành” để họ
bước vào một “thế giới mới”. Nhưng khi ra trường
họ không tìm được việc làm. Thất nghiệp cùng với
cảm giác mang nợ gia đình đã khiến họ trốn “nợ
đời” bằng cái chết “tự nguyện”.

(vietnam+, 27/7/2009)
Phân tích một vấn đề sức khỏe
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nhiều
người tự tử nhất thế giới. Năm 2006, có 32.115
vụ tức là có 25 người trên 100.000 người,
tương đương với gần 100 người mỗi ngày và cứ
15 phút có một người tự tử.

(tienphong.vn, 25/2/2008)
Phân tích một vấn đề sức khỏe
Bốn học sinh lớp 5 tự tử vì “thất tình”
Bốn ngày qua, thầy trò trường Tiểu học Long
Thạnh 1 ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) vẫn còn
bị sốc trước việc bốn học sinh lớp 5A1 sùi bọt
mép, mắt trợn ngược khi đang ngồi học vì ngộ độc
thuốc trừ sâu ngày 4/12.

(vietnamnet.vn, 9/12/2010)
Phân tích một vấn đề sức khỏe
Một học sinh tự tử vì chuyện thi cử
Trưa 20-12, một phụ huynh ở thị trấn Võ Xu, huyện
Đức Linh, Bình Thuận phát hiện con gái là H., học
sinh trường THPT Đức Linh, uống thuốc sâu tự
vẫn. H. để lại một bức thư nói rằng mình bị oan khi
giám thị coi thi cho rằng H. đã sử dụng tài liệu
trong khi thi học kỳ I.

(phapluattp.vn, 6/1/2010)
Phân tích một vấn đề sức khỏe
Tự tử vì vợ không sinh con trai
Ít ngày sau khi vợ sinh đứa con gái thứ 3, anh N. ở
Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã treo cổ tự tử. Sự việc
xảy ra vào trưa 16/9. Sau khi đón con gái đi học
về, anh N. lẳng lặng ra sau nhà, treo cổ tự vẫn.

(vnexpress.net, 17/9/2010)
Các nghiên cứu nói gì về tự tử?
Vấn đề tự tử
 Tính trên toàn thế giới, số người chết do tự tử
nhiều hơn số người chết vì bị giết và số người
chết trong chiến tranh cộng lại (WHO, 2004).
http://www.who.int/mediacentre/news/releases/2004/pr61/en/

 Hàng năm có khoảng 1.000.000 người chết do tự


tử và có khoảng gấp 10-20 lần số đó là những
người có ý định tự tử nhưng thất bại và những
trường hợp tự tử không được báo cáo.
www.who.int/mental_health/prevention/suicide/suicideprevent/en/
Vấn đề tự tử
 Cứ 40 giây có một người chết do tự tử, cứ 3 giây có
một người có ý định kết thúc cuộc sống của mình.

 Tự tử là một trong ba nguyên nhân gây tử vong cao


nhất trên thế giới, đặc biệt trong nhóm tuổi 15-35.

Tự tử là một vấn đề y tế công cộng


nghiêm trọng mang tính toàn cầu (WHO,
2004)
Câu hỏi thảo luận
1. Nguyên nhân nào khiến con người muốn kết
thúc cuộc sống của mình?
2. Vì sao nam giới có tỷ lệ tự tử nhiều hơn nữ
giới?
3. Vì sao tỷ lệ tự tử trong nhóm nữ ở nông thôn
Trung Quốc cao hơn nhóm nam?
4. Vì sao tỷ lệ tự tử ở các nước Nam Mỹ thấp hơn
các nước châu Á?
Các quan điểm khác nhau về tự tử
 Quan điểm Tâm lý học: chủ yếu tập trung vào các
đặc điểm cá nhân  những người tự tử thường
có vấn đề về tâm thần;
TUY NHIÊN, KHÔNG PHẢI TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI CÓ
VẤN ĐỀ VỀ TÂM THẦN ĐỀU TỰ TỬ.
 Quan điểm Xã hội học: tự tử có nguyên nhân từ
sự tương tác giữa cá nhân và xã hội.
 Quan điểm Nhân học: có những yếu tố về văn hóa,
niềm tin ảnh hưởng đến hành vi tự tử.
 Tự tử là hiện tượng cá nhân nhưng tỷ lệ tự tử là
hiện tượng xã hội và có nguyên nhân chủ yếu từ
xã hội (Durkheim, 1897).
Xã hội học là gì?
 Là một ngành khoa học xã hội nghiên cứu
xã hội và hành vi xã hội của con người.
 Tiền đề: Hành vi của con người phần lớn bị quyết
định bởi nhóm xã hội mà cá nhân đó thuộc về và xã hội
mà cá nhân đó sinh sống.

Chúng ta không thể hiểu được hành vi


của cá nhân nếu không hiểu được cấu
trúc xã hội mà cá nhân sinh sống.
Lịch sử ra đời ngành XHH
 Thế kỷ XVII: xã hội phong kiến châu Âu sụp đổ
và đánh dấu sự ra đời của giai cấp tư sản.
• Cách mạng tư sản ở châu Âu: mở đường cho tư
tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng…
• Cải cách tôn giáo: đạo Tin lành tách khỏi Thiên chúa
giáo.
• Xã hội tư sản là cái nôi của khoa học thực nghiệm.
Lịch sử ra đời ngành XHH
 Cách mạng công nghiệp:
• Người lao động bị bóc lột và trở thành công cụ sản
xuất hàng hóa  nhiều người bắt đầu quan tâm đến
điều kiện sống và làm việc của công nhân.
• Công nghệ phát triển mạnh mẽ  biến đổi xã hội.
 Các vấn đề xã hội nảy sinh: lao động phụ nữ và
trẻ em, nghèo đói, tệ nạn xã hội, dịch bệnh v.v…

Ngành Xã hội học bắt đầu được hình thành ở


châu Âu để giải thích cho những hiện tượng này.
Lịch sử ra đời ngành XHH
 Bối cảnh ra đời ngành XHH:

• Bối cảnh kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn

• Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng


Lao động trẻ em trong cách mạng công nghiệp ở
nước Anh những năm 1820 đến 1880
Lao động trẻ em ngày nay
Đối tượng nghiên cứu
 Do phạm vi xã hội rất rộng lớn và do sự đa
dạng trong tiếp cận xã hội học  nhiều
quan điểm về đối tượng nghiên cứu của
xã hội học.

 Trước hết xã hội học nghiên cứu mặt xã


hội của xã hội.
Đối tượng nghiên cứu

Định nghĩa sử dụng: Xã hội học nghiên cứu


sự kiện xã hội (social facts) và các nguyên
nhân xã hội (social causes) của sự kiện xã hội
đó.
Sự kiện xã hội
 Chiếm một tỷ lệ nhất định;

 Ở bên ngoài cá nhân, không phụ thuộc


vào cá nhân;

 Ví dụ: Tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của người


dân; Tỷ lệ tự tử trong nhóm thanh niên…
Sự kiện xã hội
 Nếu một sự kiện được phát hiện thông qua sự
quan sát của nhiều cá nhân thì sự kiện đó được
coi là sự kiện xã hội và có nguyên nhân xã hội
nhất định.
 Xã hội học giải thích các sự kiện xã hội thông
qua các sự kiện xã hội khác.
• Ví dụ: Tỷ lệ tội phạm cao  tỉ lệ nghèo đói cao,
mức độ an ninh thấp, có sự phân biệt chủng tộc
hay xung đột giữa các nhóm dân tộc v.v…
Nguyên nhân xã hội
 Nguyên nhân xã hội thường bắt nguồn từ
cấu trúc xã hội (cách các thành phần/đơn
vị xã hội được sắp xếp theo một trật tự và
có sự tương tác với nhau).

• VD: Tỉ lệ nghèo đói cao, trình độ học vấn của


các bà mẹ thấp, tỉ lệ các hộ dân dùng nước
sạch thấp, hệ thống truyền thông giáo dục
sức khỏe không hiệu quả v.v…  Tỉ lệ trẻ em
bị suy dinh dưỡng cao.
Chức năng của xã hội học
6 chức năng cơ bản:
• Chức năng nhận thức
• Chức năng tư tưởng
• Chức năng dự báo
• Chức năng quản lý
• Chức năng công cụ
• Chức năng cải tạo thực
tiễn
Xã hội học y tế hướng đến điều gì?
• Giải thích những nhân tố xã hội tác động đến
tình trạng sức khoẻ.

• Đánh giá thực trạng sức khoẻ của các nhóm


dân cư, các nhóm nghề nghiệp và giải thích
sự khác biệt đó.

• Đánh giá tác động của chính sách và các


chương trình can thiệp lên vấn đề chăm sóc
sức khoẻ và sức khoẻ.
VÍ DỤ THẢO LUẬN
 LY HÔN: Vấn đề cá nhân hay vấn đề xã
hội?
• Đối với cặp vợ chồng ly hôn: Đó là vấn đề của riêng
cá nhân họ.
• Nhưng nếu hơn 25% trong tổng số cuộc kết hôn được
kết thúc bằng sự ly hôn  Vấn đề xã hội.

 Thảo luận: Giải thích sự gia tăng của tỷ lệ


ly hôn hiện nay như thế nào?
Giải thích sự gia tăng tỷ lệ ly hôn
Quan niệm thông thường Tiếp cận xã hội học & nhân học
 Luật hôn nhân & gia đình thay
 Các cặp vợ chồng không đổi.
hợp nhau.  Thái độ/dư luận xã hội đối với
vấn đề ly hôn thay đổi.
 Vợ/chồng yêu người khác.
 Các giá trị liên quan đến hôn
nhân thay đổi.
 Không muốn sinh con.
 Các yếu tố về giá trị, văn hóa
 Không sinh được con trai. chi phối quyết định ly hôn.
 Sự thay đổi vai trò của người
 v.v…. phụ nữ trong xã hội.
 Sự độc lập về kinh tế của
người phụ nữ.
Kết luận
1. Không thể hiểu sự kiện xã hội dựa trên ý
nghĩa mà mọi người gán cho nó
(common sense);

2. Ý nghĩa thực sự của sự kiện xã hội chỉ có


thể phát hiện ra thông qua con đường
nghiên cứu khoa học (giải thích thông
qua một sự kiện xã hội khác - đi tìm
nguyên nhân xã hội).
Tóm lại
 Xã hội học là ngành KHXH nghiên cứu xã hội và
hành vi xã hội của con người.
 Đối tượng nghiên cứu của XHH là sự kiện xã hội
và nguyên nhân xã hội.
Một số thực trạng sức khoẻ và CSSK ở Việt Nam

 Hút thuốc lá
 Uống rượu
 Bệnh HIV – AIDS
 Tình trạng viêm gan
 Sức khoẻ của cộng đồng các dân tộc VN
 Tình trạng suy dinh dưỡng và béo phì
 Vai trò của nhà nước và các tổ chức xã hội
trong CSSK và KCB
PHẦN 2: CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI
ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE
Nghiên cứu trường hợp
Gia đình anh Hải ở xã M, huyện N, tỉnh ĐN ăn cá nóc. Sau khi ăn
xong, con gái 3 tuổi của anh Hải bị đau bụng. Gia đình đưa đến
BV huyện cấp cứu. Tại phòng cấp cứu của BV huyện, BS chỉ cặp
nhiệt độ rồi bỏ đi. Sau khi gia đình gọi nhiều lần, BS cho cháu bé
uống một viên thuốc. Sau vài tiếng đồng hồ, cháu bé đau và la hét
dữ dội hơn. Người nhà lại gọi nhân viên trực nhưng không nhận
được sự hỗ trợ của BS. Vợ chồng ảnh Hải cũng bị đau bụng sau
đó nhưng cũng không được BS khám. Anh Hải yêu cầu bệnh viện
chuyển cả nhà anh lên bệnh viện tỉnh, nhưng BS trực nhất quyết
không cho và lại cặp nhiệt độ cho cháu bé để "theo dõi"!
Sau đó, cháu bé bị nôn sau khi BS cho uống một gói thuốc. Người
nhà anh Hải tiếp tục đề nghị cứu giúp hoặc là chuyển cháu bé lên
bệnh viện tỉnh nhưng các BS vẫn không đồng ý. Sáng hôm sau
cháu bé đã tử vong.
Trong bệnh án của cháu bé, BS ghi rõ chẩn đoán ban đầu rối loạn
tiêu hóa có thể do ngộ độc thức ăn...
Câu hỏi thảo luận

1. Những nguyên nhân nào dẫn đến cái


chết của cháu bé?
2. Cái chết của cháu bé có thay đổi được
không? Chúng ta có thể tác động vào
những yếu tố nào để có thể không dẫn
đến cái chết của cháu bé?
10 phút thảo luận
Nguồn ảnh: wikipedia
Một số thông tin về cá nóc
• Vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng, bụng cá
thường to tự phình lên như quả bóng.

• Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế chỉ ra có năm loại


cực độc là: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc
vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang,
trong đó  cá nóc chấm cam và 
cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất.
Các yếu tố quyết định sức khỏe?

 “Các yếu tố tác động dẫn đến sự thay đổi


về sức khỏe theo chiều hướng tốt lên
hoặc xấu đi” (Daniel Reidpath, 2002)

 Tập trung vào:

 Sức khỏe QUẦN THỂ

 Sức khỏe cá nhân


TẠI SAO PHÂN TÍCH
CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỨC KHỎE?

 Để biết các yếu tố tác động làm thay đổi sức


khỏe như thế nào.
 Thiết kế nghiên cứu: Xác định các biến số
nghiên cứu; Xây dựng khung lý thuyết, Cây
vấn đề….
 Giúp ra quyết định trong quản lý chăm sóc
sức khỏe
 Có cơ sở xây dựng, thực hiện các chương
trình can thiệp dựa trên việc xác định các cấp
độ yếu tố tác động.
Các cấp độ yếu tố tác động đến sức khỏe
 Cấp độ vi mô (Downstream)
Các yếu tố tác động trực tiếp đến tình trạng sức khỏe => Can
thiệp lâm sàng

 Cấp độ trung mô (Midstream)


Các yếu tố liên quan đến hành vi, lối sống => Các chương trình
can thiệp thay đổi hành vi sức khỏe

 Cấp độ vĩ mô (Upstream)
Các yếu tố liên quan đến chính sách => Các chương trình can
thiệp nhằm thay đổi môi trường.
Phân loại các yếu tố theo các cấp độ?

 Cấp độ vi mô:
Trực tiếp
Ngộ độc thực phẩm Tử vong

 Cấp độ trung mô: Gián tiếp

Ăn TP không an toàn Ngộ độc thực phẩm Tử vong

 Cấp độ vĩ mô: Gián tiếp

Nghèo đói Tiếp cận thông tin SK kém Thực hành An


toàn VSTP kém Ngộ độc thực phẩm Tử vong
Các mô hình
yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe

 Lalonde (1974)

 John Germov (2005)


Lalonde, 1974
Các yếu tố quyết định sức khỏe
và chi tiêu cho y tế
0/6%
Sinh học
(10/15%)
Môi trường
(40/50%)

94/100%
Lối sống
(40/50%)

Dịch vụ y tế
(10/15%)
Đóng góp của mô hình Lalonde

 Đề cập vai trò của yếu tố sinh học, môi


trường, lối sống ngang hàng với dịch
vụ y tế

 Tiếp cận mới và toàn diện hơn: dựa trên


4 yếu tố => nhấn mạnh sự phối hợp của
các bên liên quan.
Mô hình
các yếu
tố xã hội
ảnh
hưởng
đến sức
khoẻ

(Social
Skeleton)
(Jonh
Germov,
2005)
Đóng góp của mô hình (Jonh Germov)

 Tập trung vào xác định các yếu tố xã hội


quyết định sức khỏe.
 Nhấn mạnh đến các biện pháp phòng bệnh
ngoài việc điều trị của hệ thống y tế.
Cấp độ cá nhân
 Yếu tố sinh học:

 Các yếu tố thuộc bên trong của mỗi cá nhân có


ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và bệnh tật của cá
nhân (có những tỉ lệ bệnh tật đặc trưng theo gen,
tuổi, giới tính).

 Tác động vào yếu tố sinh học => Thay đổi ở cấp độ từng
cá nhân => Ý nghĩa với YTCC như thế nào???

 Xã hội học sức khỏe: Không trả lời cho câu hỏi các yếu
tố sinh học (gien…) tác động đến sức khỏe như thế nào.
Ví dụ trường hợp ngộ độc cá nóc

 Yếu tố sinh học:

Tuổi và sức đề kháng của cơ thể

Em bé 3 tuổi Vs. Bố mẹ

Trong thực tế, vẫn xảy ra tình trạng ngộ


độc và tử vong do ăn cá nóc độc ở
người lớn!
Cấp độ cá nhân (tiếp)
 Lối sống: là những mô hình hành vi có thể nhận
biết dựa trên sự lựa chọn mang tính cá nhân, bị
ảnh hưởng bởi đặc điểm nhân khẩu xã hội của cá
nhân (tuổi, giới tính, trình độ học vấn….) và các
tương tác với môi trường xung quanh (tự nhiên,
xã hội).

Hành vi: có lợi hoặc có hại cho sức khỏe


(hút thuốc lá, uống rượu, tập thể dục)

 Cá nhân

 Nhóm
Cấp độ cá nhân (tiếp)

Theo xã hội học sức khỏe:


Các hành vi có lợi hay có hại cho sức
khỏe của cá nhân phần lớn bị tác
động bởi các điều kiện môi trường xã
hội nhất định.
Hành vi lối sống

Trong trường hợp Ngộ độc thực phẩm:


Do sử dụng thực phẩm không an toàn
(Ăn cá nóc)

Câu hỏi đặt ra:

Tại sao người dân ăn cá nóc?

Có phải tất cả mọi người dân đều


ăn cá nóc?
Nhà
hàng
sushi tại
Nhật
Bản
Cấp độ nhóm xã hội

 Nhóm xã hội là gì?

 Phân loại nhóm: Tuổi; Nghề nghiệp


Giới tính Trình độ học vấn
Dân tộc …
…
 Tác động:

 Cá nhân là thành viên của nhóm xã hội;

 Cá nhân hành động theo cách của nhóm mà cá nhân là


thành viên qui định.

 Xã hội học sức khỏe: Hành vi sức khỏe của cá nhân chịu
tác động của áp lực nhóm, áp lực xã hội nhất định.
Phân bố xã hội về sức khỏe và bệnh tật
 Bệnh tật có sự phân bố không đồng đều giữa các
nhóm xã hội, cộng đồng, quốc gia khác nhau

 Mỗi nhóm xã hội có những đặc điểm xã hội khác


nhau: dân tộc, tuổi, giới tình, nghề nghiệp, điều
kiện kinh tế…

 Khi phân tích mối tương quan giữa các yếu tố


=> có sự khác biệt trong phân bố về sức khỏe;
Cấp độ nhóm xã hội

Nghiên cứu trường hợp ngộ độc cá nóc:

• Là người nghèo? Thu nhập thấp?

• Trình độ học vấn thấp?

• …

=> Ai là người ăn cá nóc ở Việt Nam?


Phân bố xã hội về sức khỏe và bệnh tật

Theo xã hội học sức khỏe:

Sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa


các nhóm xã hội được giải thích thông
qua sự tác động gián tiếp của các điều
kiện xã hội bên ngoài cá nhân => Đó là
những tác động của các điều kiện sống và
làm việc… tới tình trạng sức khỏe.
Cấp độ thiết chế xã hội

 Các thiết chế xã hội hình thành nhằm


đáp ứng nhu cầu xã hội.
Điều chỉnh và kiểm soát các mối quan
hệ trong xã hội thông qua hệ thống luật
pháp, giá trị, chuẩn mực và dư luận xã
hội.
Cấp độ thiết chế

Ví dụ trường hợp ngộ độc cá nóc:

• Tuyên truyền/truyền thông đại chúng?

• Quy định về sử dụng thực phẩm an toàn?


Giám sát thực hiện quy định <=> Sự sẵn
có của thị trường cá nóc.
Cấp độ văn hóa
Văn hoá là tập hợp các giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu
hành vi của các nhóm xã hội đặc thù.

Các giá trị: Là những gì quan trọng, cần thiết, được


mong muốn

Các chuẩn mực: Các tiêu chuẩn, các quy định mà xã


hội dùng để đánh giá, phán xét và điều chỉnh hành vi,
hoạt động của các thành viên trong xã hội.

=> Chức năng khuyến khích và cưỡng chế hành vi:


nếu làm đúng thì được coi là “bình thường”, là đáng
khen ngợi; nếu làm sai hoặc vi sẽ bị trừng phạt hoặc
cho là “bất bình thường”.
Cấp độ văn hóa
Vai trò của văn hóa trong việc xác định bệnh tật và sức
khỏe:
Chúng ta xác định sức khỏe và bệnh tật tùy thuộc vào
nền văn hóa của chúng ta.
Điều này có nghĩa là không phải mọi vùng miền, mọi nơi
trên thế giới đều có cách định nghĩa giống nhau thế nào
thì coi là có bệnh tật và thế nào được coi là khỏe mạnh.
Sức khỏe và bệnh tật không phải là cái gì đó mang tính
tuyệt đối như chúng ta nghĩ.
Trên thế giới, mỗi một nền văn hóa sẽ cung cấp những
giá trị, chuẩn mực qua đó các thành viên của nền văn
hóa đó áp dụng để xác định rằng họ có bị bệnh hay
không.
Cấp độ văn hóa
Giá trị, chuẩn mực, niềm tin

Một bộ tộc Nam Mỹ Việt Nam

Nguồn: James M.Henslin, 2007


Cấp độ văn hóa
Góc độ xã hội học sức khoẻ:

Trong văn hoá luôn chứa đựng các yếu tố có tác động
tới hành vi sức khoẻ thông qua hệ thống các quan niệm về
sức khoẻ, về cách chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ và cách
thức phòng chống bệnh tật.

Sức khoẻ là hiện tượng xã hội, có nguyên nhân xã hội


xuất phát từ lối sống, cách sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm
của mỗi cá nhân trong xã hội.
Cấp độ văn hóa
Nhiệm vụ của xã hội học sức khoẻ và Nhân
học y tế:
Nghiên cứu đặc điểm và tính chất của mối
quan hệ giữa văn hoá và sức khoẻ;
Nghiên cứu tác động của văn hoá tới
hành vi sức khỏe và tình trạng sức khoẻ
của cá nhân/nhóm xã hội như thế nào.
Cấp độ văn hóa

Ví dụ trường hợp ngộ độc cá nóc:

• Niềm tin: Cá nóc biết chế biến sẽ an toàn


=> Những người bị ngộ độc do không
biết chế biến.

• Thói quen ăn thức ăn chế biến từ thịt cá


nóc của người dân
Cấm cá nóc?
Ví dụ về phân tích các yếu tố
xã hội liên quan đến HIV/AIDS
Cấp độ hành vi

Chủ yếu liên quan đến:

Hành vi tiêm chích ma túy không


an toàn.

Quan hệ tình dục không an toàn.


Phân bố xã hội về sức khỏe và bệnh tật

Nguồn: Bộ Y tế 2009
Cấp độ thiết chế xã hội: HIV/AIDS
Pháp luật: Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS
(1995); Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS
(2004); Luật phòng chống HIV/AIDS (2006)

Phương tiện truyền thông đại chúng: Tăng thêm


sự kỳ thị và phân biệt bằng việc mô tả những hình
ảnh tiêu cực trong các báo cáo/bài viết về
HIV/AIDS; gắn HIV/AIDS với tội phạm, gái mại dâm,
người nghiện chích ma túy….
Cấp độ thiết chế xã hội: HIV/AIDS
Y tế công cộng: Thực hiện các chương trình giảm
hại đối với các nhóm có nguy cơ => cung cấp bơm
kim tiêm sạch cho người tiêm chích và sử dụng ma
túy; khuyến khích gái mại dâm sử dụng bao cao
su….
Cấp độ thiết chế xã hội: HIV/AIDS

Di dân, Điều kiện sống và làm việc, và


những nguy cơ với HIV/AIDS
Việc làm và thất nghiệp => cơ hội lựa chọn
nghề nghiệp???
Nguy cơ sức khỏe Vs. Nguy cơ xã hội khác
(bạo lực, mưu sinh, bị ruồng bỏ….)
Định kiến giới
Cấp độ văn hóa
Niềm tin: HIV/AIDS là tệ nạn xã hội, vi phạm giá
trị đạo đức => sự kỳ thị và phân biệt đối xử trong
gia đình, cộng đồng, nơi làm việc, cơ sở y tế…
=> Nhấn sâu phần chìm của đại dịch HIV.

Niềm tin: Quan hệ tình dục với vợ/chồng là luôn


an toàn.
Cấp độ văn hóa
Ý nghĩa của BCS: dụng cụ tránh thai hơn là
dụng cụ ngăn ngừa STDs và HIV.

Quan hệ tình dục trước hôn nhân là xấu, không


được chấp nhận => giữ bí mật về mối quan hệ
này => phụ nữ trẻ không được bảo vệ trong các
mối quan hệ bí mật.
Thông điệp truyền thông có phù hợp?
Điều kiện xã hội
(risk condition)
Nghèo đói
Các nhóm có nguy cơ Kì thị & Phân biệt đối xử
Bất bình đẳng…
Thất nghiệp
Dân tộc thiểu số
Hành vi có nguy cơ
Người không nơi nương tựa… Nghiện
Tình dục không an toàn
Hút thuốc
Ít vận động…

Các yếu tố nguy cơ


Cao huyết áp; Nhiều cholesterol; Béo phì

Gia tăng tỉ lệ bệnh tật và tử vong có thể phòng tránh


(Bệnh tim, Ung thư, đột quỵ, HIV/AIDS…)
Phần 3: Cấu trúc xã
hội ảnh hưởng đến
sức khoẻ
Kiến
trúc?

ọ c và
h ội h
X ã
ọ c ???
â n h
N h
Khái niệm: Cấu trúc xã hội

Tiếp cận về CTXH dựa trên ý tưởng cho rằng xã hội


được phân chia thành các thành phần khác nhau với
những chức năng khác nhau.

 Cấu trúc xã hội (CTXH) là sự sắp xếp của các thành


phần xã hội và sự tương tác của chúng (Fischer H).

 CTXH là tổng thể những bộ phận, những thành tố tạo


nên một xã hội nhất định. CTXH có quan hệ mật thiết
với quan hệ xã hội (Vũ Khiêu).
Quan hệ xã hội?
 Hình thành từ
những tương tác
xã hội

 Mang tính mục


đích, không ngẫu
nhiên

 Lặp đi lặp lại


Khái niệm cấu trúc xã hội
Như vậy, cấu trúc xã hội bao gồm:
 Các thành phần xã hội cơ bản của hệ thống xã
hội;
 Mối liên hệ giữa các thành phần xã hội đó.
 Ví dụ: Gia đình, tôn giáo, luật pháp, y tế… là những
thành phần cơ bản của xã hội.
 Mỗi một thành phần đồng thời lại là một hệ thống CTXH
nhỏ với những thành phần nhất định.
Cấu trúc xã hội
 CTXH là một công cụ phân tích, giúp chúng ta
hiểu/giải thích được cách thức con người ứng
xử/hành động trong đời sống xã hội như thế nào.

 Ví dụ:

 Tại sao hút thuốc lá có hại cho sức khỏe mà vẫn có một
tỉ lệ người hút thuốc lá?

 Tại sao những người tham gia giao thông bằng xe gắn
máy không đội mũ bảo hiểm?
Các thành phần cơ bản của CTXH
 Phân tầng xã hội (Social Stratification)

 Vị thế xã hội (Social Status)

 Vai trò xã hội (Social Roles)

 Nhóm xã hội (Social Groups)

 Thiết chế xã hội (Social Institution)


Phân tầng xã hội
 Phân tầng: phân lớp thành các tầng khác nhau.

 Các nhà XHH coi các phân lớp này là các giai cấp xã
hội.

 Giai cấp: những người có cùng vị trí trong một tầng xã hội
nhất định.

 Phân biệt giai cấp và đẳng cấp?

 Các nhà XHH còn sử dụng khái niệm phân tầng xã hội
để chỉ một hệ thống mà xã hội xếp hạng các cá nhân.
14/4/1912

Tầng lớp quí tộc

Tầng lớp lao động thủ công


Phân tầng xã hội

• Là một trong những nội hàm quan trọng nhất của


CTXH, chỉ sự phân bố không công bằng về các giá trị
giữa các thành viên xã hội.

• Giá trị bao gồm 3 loại: tài sản, quyền lực, và danh dự.

• Mọi xã hội đều có sự bất bình đẳng trong phân phối


giá trị, người có nhiều người có ít, với mức độ khác
nhau (Rodney Stark).
Phân tầng xã hội
 Phân tầng xã hội tồn tại qua các thế hệ.

 Phân tầng XH mang tính phổ biến nhưng ở mức độ


khác nhau.

 Trong xã hội giai cấp, các cá nhân/nhóm xã hội có thể


thay đổi vị trí của mình trong xã hội.

Chuyển lên một vị trí cao hơn gọi là Di động lên,

Chuyển xuống một vị trí thấp hơn gọi là di động


xuống.
Vị thế xã hội
• Là vị trí hoặc xếp hạng của một cá nhân hay
nhóm trong một cấu trúc phân tầng nhất định.
• Khái niệm vị thế chỉ tất cả các vị trí mà một cá
nhân chiếm giữ trong một mốc thời gian nhất
định.

• Mỗi vị thế có các nhiệm vụ, quyền hạn và mong


đợi khác nhau => Mỗi vị thế sẽ điều khiển cá
nhân có các hành vi khác nhau.

• Vị thế có thể thay đổi theo thời gian.


Vị thế xã hội
 Có hai loại vị thế xã hội:

 Vị thế sẵn có hay vị thế tự nhiên: những vị thế có ngay từ


khi cá nhân sinh ra, được thừa hưởng từ gia đình, dòng
họ. (Ví dụ: Dân tộc, tôn giáo, màu da, giới… )

 Vị thế đạt được: những vị thế do nỗ lực cá nhân đạt


được. (VD: chức vụ giám đốc bệnh viện)

 Trong thực tế, hầu hết các vị thế đều là sự kết hợp của
các thành tựu và những cái có sẵn. Vị thế tự nhiên có
thể ảnh hưởng đến vị thế đạt được.
Vị thế xã hội
 Vị thế chính:
 Một số vị thế có tầm quan trọng hơn các vị thế
khác.
 Vị thế chính là vị thế có tầm quan trọng đặc biệt
thường ảnh huởng đến cuộc sống của cá nhân.
 Cho ví dụ về vị thế chính?
Nghề nghiệp thường được coi là vị thế chính

Bệnh nhân mắc bệnh mãn tính có phải là vị thế chính


không?
Vai trò xã hội
 Vai trò là hành vi người ta mong đợi được thực hiện
tương ứng với mỗi vị thế xã hội xác định.

 Sự thực hiện vai trò phải dựa trên sự tương tác với các
cá nhân khác và sự trợ giúp của nhóm xã hội mà cá nhân
tham gia.

 Ví dụ: Một người thực hiện vai trò thầy thuốc chữa bệnh
chỉ khi anh ta tham gia vào một hoạt động y tế nào đó (vị
thế: bác sĩ) và khi có người đến chữa bệnh (vị thế bác sĩ
xác định trong mối tương quan với vị thế bệnh nhân).
Vai trò của sinh viên?
Xung đột vai trò

 Là sự không tuơng thích giữa các vai trò của hai


hay nhiều vị thế xã hội khác nhau.

 Ví dụ?

 Một người đàn ông:

 Vị thế: Cảnh sát giao thông => vai trò: giữ gìn trật tự
an toàn giao thông (hướng dẫn, giám sát, xử phạt)

 Vị thế: Người cha => xung đột vai trò khi con trai vi
phạm luật ATGT
Nhóm xã hội
Nhóm xã hội
• Nhóm là một tập hợp từ hai người trở lên, có mối quan
hệ xã hội và chia sẻ chung một/nhiều mối quan tâm. (Ví
dụ: gia đình, nhóm bạn bè, câu lạc bộ, nhóm bệnh
nhân...)
• Phân biệt nhóm và đám đông:

 Đám đông là tập hợp người ngẫu nhiên, không có


quan hệ xã hội.
 Nhóm xã hội: Thiết lập mối quan hệ xã hội dựa trên
một phân công về vị thế, vai trò, nhu cầu lợi ích, chia
sẻ nhất định.
Đặc trưng của nhóm xã hội

• Chuẩn mực nhóm: giá trị, khuôn mẫu hành vi mà


các thành viên chia sẻ trong một nhóm.

• Áp lực nhóm: nảy sinh do khác quan điểm/chuẩn


mực của các thành viên trong quá trình thực hiện
một vai trò nhất định.

• Ví dụ?
Thiết chế xã hội
(Social Institution)
Thiết chế xã hội

• Là tập hợp bền vững các giá trị, chuẩn mực quy
định hành vi của cá nhân/nhóm xã hội, được thừa
nhận rộng rãi, có khi được thể chế hóa (có quyền
lực buộc phải theo) nhằm đảm bảo một nhu cầu
đặc thù nào đó (tôn giáo, kinh tế, xã hội...)

• Ví dụ: Qui định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với
người tham gia giao thông bằng xe gắn máy
Thiết chế xã hội

 Chức năng của thiết chế:

 Điều chỉnh hành vi con người phù hợp với quy


định và chuẩn mực.

 Ngăn chặn và kiểm soát, giám sát những hành vi


sai lệch với chuẩn mực qua hệ thống pháp luật
hoặc dư luận xã hội.
Các đặc điểm của thiết chế xã hội

 Khá bền vững;

 Các thiết chế có xu hướng phụ thuộc nhau,


sự đổ vỡ hoặc khủng hoảng thiết chế có ảnh
hưởng lớn đến xã hội;

 Nhưng không phải là bất biến.


Phố Hà Trung: Trước kia và hiện nay
Ví dụ: Thiết chế xã hội

 Thiết chế kinh tế: bảo đảm quá trình sản xuất, phân
phối lợi ích và dịch vụ.

 Thiết chế pháp luật: bảo đảm trật tự, công bằng và
kiểm soát xã hội.

 Thiết chế chính trị: bảo đảm việc thiếp lập và giữ
vững quyền hạn chính trị của giai cấp lãnh đạo.

 Thiết chế gia đình: điều hòa hành vi tình cảm, tình
dục và nuôi dạy con cái.
Thiết chế xã hội

 Thiết chế giáo dục: truyền thụ những tri thức


văn hóa khoa học cho thế hệ trẻ.

 Thiết chế y tế: chăm sóc sức khỏe nhân dân…

 Ngoài ra có các thiết chế khác như thiết chế


khoa học, quân đội, thể thao, đạo đức, dư luận
xã hội…
Thảo luận nhóm

Quan hệ xã hội giữa bác sĩ và bệnh nhân


được điều chỉnh thông qua các thiết chế xã
hội nào?
Quan hệ xã hội giữa bác sĩ và bệnh nhân
được điều chỉnh thông qua các thiết chế xã hội nào?
 Thiết chế y tế: Hệ thống các chính sách và qui
định về y tế

 Thiết chế luật pháp: Trách nhiệm công dân/trách


nhiệm bác sĩ…

 Dư luận xã hội: Thể hiện thông qua các phương


tiện truyền thông đại chúng như báo, đài, TV …

 ….
Kết luận
 CTXH gồm 5 thành phần cơ bản: phân tầng xã hội,
vị thế xã hội, vai trò, nhóm xã hội và thiết chế xã hội.

 CTXH ảnh hưởng đến sức khỏe. Sự phân bố không


đồng đều về tình trạng sức khỏe khác nhau giữa các
nhóm xã hội có vị thế xã hội khác nhau (Ví dụ:
Titanic)

 Thiết chế xã hội kiểm soát hành vi của con người


phù hợp với chuẩn mực mà CTXH qui định.
Xin cảm ơn!

You might also like