You are on page 1of 7

ĐỀ THI CUỐI KỲ Y2020

Môn: Y đức – KHHV


1. Những trạng thái sau là những trạng thái tâm lý âm tính, có thể trở thành yếu tố thuận lợi khiến cho việc rủ
rê, bắt chước dễ dàng hơn, NGOẠI TRỪ:
A. Tâm lý tò mò, muốn thử nghiệm cái mới của thanh thiếu niên
B. Buồn bã vì mới chia tay người yêu
C. Suy sụp do có người thân vừa mới qua đời
D. Chán nản do vừa bị mất việc

2. Yếu tố nào sau đây KHÔNG thuộc nhóm yếu tố hành vi, lối sống:
A. Luyện tập thể dục
B. Quan hệ xã hội
C. Quan hệ tình dục
D. Chế độ dinh dưỡng

3. Có nhiều góc nhìn về bệnh nhưng KHÔNG PHẢI là góc nhìn nào sau đây?
A. Bệnh dưới góc nhìn của thầy thuốc
B. Bệnh dưới góc nhìn của những người xung quanh
C. Bệnh dưới góc nhìn của nhà quản lý
D. Bệnh dưới góc nhìn của bệnh nhân

4. Đặc điểm nào sau đây KHÔNG PHẢI là động lực của sự thay đổi văn hoá?
A. Sự thúc đNy nội tại
B. Sự phát minh
C. Sự khuếch tán
D. Sự đổi mới

5. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào minh hoạ rõ nhất cho khái niệm thiết chế xã hội?
A. Mang nón bảo hiểm khi tham gia phương tiện giao thông 2 bánh
B. Mang bao cao su khi quan hệ tình dục
C. Mô hình gia đình hạt nhân
D. Tư tưởng nam tôn nữ ti

6. Chọn câu ĐÚNG. Theo mô hình Dahlgren – Whitehead, đặc điểm nào sau đây KHÔNG thuộc yếu tố vĩ
mô?

A. Yếu tố sinh học


B. Tuổi
C. Hoạt động ăn uống
D. Giới

7. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào minh hoạ rõ nhất cho khái niệm cấu trúc xã hội?
A. Giai cấp, chủng tộc
B. Mang nón bảo hiểm khi tham gia phương tiện giao thông 2 bánh
C. Mang bao cao su khi quan hệ tình dục
D. Gia đình nhiều thế hệ

8. “Quan niệm người bị tiêu chảy không được uống thêm nước vì ruột được xem như một ống nước thông từ
miệng đến hậu môn”. Quan niệm này KHÔNG thuộc nhóm phân chia nhận thức và niềm tin nào sau đây?

A. Nhận thức và niềm tin về cấu trúc bên trong cơ thể


B. Nhận thức và niềm tin về cơ chế bệnh và cách phòng ngừa
C. Nhận thức và niềm tin về hình dáng bên ngoài
D. Nhận thức và niềm tin về chức năng các cơ quan bên trong cơ thể

9. Yếu tố nào sau đây KHÔNG PHẢI là những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi sức khoẻ?
A. Chính sách xã hội
B. Gia đình
C. Nhóm bạn
D. Sự thất vọng về bản thân

10. Hành vi nào sau đây KHÔNG thuộc chung với các nhóm còn lại?
A. Vứt rác bừa bãi nơi công cộng
B. Không đeo khNu trang nơi công cộng
C. Nghĩ về việc sẽ sử dụng thuốc lá nơi công cộng để trở nên ngầu như mấy đứa bạn
D. Sát khuNn tay nhanh tại cổng trường trước khi vào trường.
11. Chọn nhận định ĐÚNG về kết quả của quá trình xã hội hoá (socialization)?
A. Hình thành nên một xã hội ngày càng hiện đại
B. Hình thành nên những đặc điểm riêng biệt mới của xã hội, bắt buộc con người phải thích nghi
C. Hình thành nên nhân cách con người
D. Hình thành nên những sự thay đổi và phát triển của con người

12. Theo William Revelle & Klaus R. Scherer, nhân cách là?
A. Khuôn mẫu cảm xúc, hành vi, nhận thức, ham muốn (mục tiêu) có tính cố kết qua thời gian và không
gian

B. Khuôn mẫu cảm xúc, hành vi, tri thức, ham muốn (mục tiêu) có tính cố kết qua thời gian và không
gian

C. Khuôn mẫu tình cảm, hành vi, tri thức, ham muốn (mục tiêu) có tính cố kết qua thời gian và không
gian

D. Khuôn mẫu tình cảm, hành vi, nhận thức, ham muốn (mục tiêu) có tính cố kết qua thời gian và không
gian

13. Về các nghĩa vụ Y đức, nhận định nào sau đây SAI?
A. Không làm điều có hại là người chăm sóc sức khoẻ phải cố gắng tối đa để những việc làm của mình
có lợi hoàn toàn cho đối tượng

B. Công minh là hành động của người chăm sóc sức khoẻ phải đảm bảo sự công minh, tức là không thiên
vị

C. Tôn trọng tính tự chủ là người chăm sóc sức khoẻ cần cung cấp đủ thông tin để đối tượng chọn lựa
dựa trên sự thông hiểu và sự tự do không bị áp chế

D. Trung thành với vai trò của mình là mỗi cá nhân phải trung thành với nhiệm vụ của mình được giao
phó có tính liên đới với những người khác trong hệ thống

14. Trong các phát biểu về quan điểm về văn hoá sau đây, hãy chọn câu ĐÚNG?
A. Không có nền văn hoá nào cao hơn nền văn hoá nào một cách tương đối theo quan điểm Tương đối
văn hoá

B. Có những trường hợp vẫn có nền văn hoá này cao hơn nền văn hoá kia
C. Chủng tộc trung tâm (Ethnocentrism) là quan niệm tất cả các nền văn hoá đều có giá trị tương đối,
thích hợp với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội này nhưng không chắc thích hợp với hoàn cảnh tự nhiên xã

hội khác

D. Quan niệm Tương đối văn hoá (Cultural relativism) là quan điểm xem nền văn hoá của mình là trung
tâm, cao hơn, văn minh hơn những nền văn hoá khác

15. Điều nào sau đây SAI khi nói về Mô hình giải thích (Explanatory model) của Kleiman?
A. Chăm sóc bệnh bao gồm dự phòng, điều trị, phục hồi
B. Những người sống cùng trong một môi trường văn hoá sẽ có những mô hình giải thích hoàn toàn
giống nhau

C. Mỗi một người sống trong nền văn hoá nào đó để có cách lý giải nền tảng riêng về cơ thể và hoạt
động cơ thể

D. Nguyên nhân và cơ chế của các bệnh, cách chăm sóc sức khoẻ

16. Quá trình tái xã hội hoá KHÔNG PHẢI là quá trình nào sau đây?
A. Là quá trình “tái huấn luyện” về mặt cảm xúc của một người
B. Là quá trình “tái huấn luyện” về mặt tâm thần của một người
C. Là quá trình “tái huấn luyện” về mặt xã hội của một người
D. Để họ có thể hoạt động được trong một môi trường khác với môi trường họ quen thuộc trước đây

17. Khi có sự mâu thuẫn về các nghĩa vụ Y đức cơ bản thì điều nào cần ưu tiên được bảo đảm?
A. Trước tiên, làm điều có lợi
B. Tôn trọng tính tự chủ
C. Trung thành với vai trò của mình
D. Trước tiên, không làm điều có hại

18. Hải Thượng Lãn Ông là một danh y để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về thực hành nghề Y đặc biệt là để
lại nhiều lời dạy về đạo đức của người thầy thuốc. Trong số đó có đoạn viết sau nói lên đầy đủ phNm chất
của người thầy thuốc: “Suy nghĩ thật sâu xa tôi hiểu rằng thầy thuốc là bảo vệ sinh mạng cho con người,
sống chết một tay mình nắm, hoạ phúc một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể … không đầy đủ, … không
trọn vẹn, … không rộng lớn,… không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chăng? Hãy
điền vào chỗ trống?

A. Trí tuệ - đức hạnh – tấm lòng – kiến thức


B. Kiến thức – đức hạnh – tâm hồn – hành vi
C. Kiến thức – đức hạnh – tấm lòng – chNn đoán
D. Y đức – trí tuệ - kiến thức – chNn đoán

19. Điều nào sau đây SAI khi nói về mô hình giải thích bệnh tật?
A. Hiểu biết về mô hình giải thích giúp thầy thuốc điều trị bệnh nhân hiệu quả hơn
B. Mô hình giải thích của cộng đồng thường không đúng
C. Trong mỗi cộng đồng có thể có một mô hình giải thích về bệnh tật tương đối giống nhau
D. Mỗi cá nhân có thể có một mô hình giải thích về bệnh tật khác nhau

20. Hành vi nào sau đây KHÔNG nằm trong phân loại về hành vi dựa trên tác động đối với sức khoẻ?
A. Hành vi có hại cho sức khoẻ
B. Hành vi không lợi không hại
C. Hành vi nguy cơ cho sức khoẻ
D. Hành vi có lợi cho sức khoẻ

21. Về các chuNn mực Y đức cơ bản, 4 nghĩa vụ Y đức phổ quát bao gồm điều nào sau đây?
A. Không làm điều có hại, làm điều có lợi, tôn trọng sự tự chủ, công minh
B. Không làm điều có hại, làm điều có lợi, trung thành với vai trò của mình, nói sự thật
C. Không làm điều có hại, làm điều có lợi, trung thành với vai trò của mình, không phân biệt đối xử
D. Không làm điều có hại, làm điều có lợi, tôn trọng sự tự chủ, nói sự thật

22. Các nghĩa vụ Y đức cơ bản KHÔNG gồm điều nào sau đây?
A. Làm điều có lợi
B. Bảo đảm sự an toàn cho đối tượng
C. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của đối tượng
D. Tôn trọng tính tự chủ

23. Điều kiện sống và làm việc KHÔNG bao gồm yếu tố nào sau đây?
A. Lương thực, thực phNm
B. Hoạt động đi chùa mỗi đầu năm
C. Nhà ở
D. Nước và vệ sinh môi trường

24. Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về các Yếu tố quyết định sức khoẻ?
A. Mục đích phân tích các yếu tố trên nhằm tạo cơ sở xây dựng, thực hiện các chương trình can thiệp
dựa trên việc xác định các cấp độ can thiệp

B. Các yếu tố quyết định sức khoẻ thường chia thành 3 cấp độ: vĩ mô, trung mô và vi mô
C. Mục đích phân tích các yếu tố trên nhằm phục vụ cho thiết kế nghiên cứu: xác định các biến số nghiên
cứu, xây dựng khung lý thuyết, cây vấn đề,…

D. Mục đích phân tích các yếu tố trên nhằm tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động làm sức khoẻ con
người theo chiều hướng tốt lên
25. Chọn nhận định ĐÚNG về thuật ngữ “khoa học hành vi”?
A. Kết quả của khoa học hành vi sẽ giúp giải quyết các hành vi không có lợi cho sức khoẻ của con người,
từ đó con người có thể phòng ngừa tất cả các bệnh tật

B. Xã hội học và nhân học là một trong những chuyên ngành của khoa học hành vi
C. Là một chuyên ngành riêng, chuyên nghiên cứu về hành vi của các nhân viên y tế để có cơ sở cho
những đề xuất phù hợp nhằm nâng cao chất lượng ngành y tế

D. Chính hành vi của con người là nguyên nhân mấu chốt cho rất nhiều vấn đề sức khoẻ hiện tại, do vậy
khoa học hành vi là chuyên ngành riêng để chuyên nghiên cứu về hành vi con người

26. Về đạo đức, nhận định nào sau đây SAI?


A. Những vấn nạn đạo đức là những tình huống khó phân định tốt, xấu, đúng, sai
B. Có nhiều hệ thống chuNn mực đạo đức khác nhau trên thế giới hoặc cả trong một nước, một khu vực
C. Đạo đức và luật pháp đều là những quy tắc, chuNn mực để điều chỉnh hành vi của con người
D. Khả năng điều chỉnh hành vi của đạo đức và luật pháp đều không nhất quán và thay đổi theo suy nghĩ
và hoàn cảnh bên ngoài

27. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về Mô hình y học?
A. Tổng quát, thấy được nguồn gốc xã hội của hành vi lối sống
B. Chưa tập trung giải quyết được toàn diện các vấn đề khác ngoài liên quan dịch vụ y tế
C. Tập trung vào hành vi của con người là nguồn gốc của mọi bệnh tật
D. Sức khoẻ tốt hay xấu không chỉ là sự tương tác giữa 2 chiều “Bệnh” và “Hoạt động chữa bệnh”

28. Trong thời đại thông tin hiện nay, một sinh viên Y khoa có thể thực hiện các nghĩa vụ Y đức bằng cách
nào?

A. Chia sẻ thật nhiều thông tin Y khoa để thực hiện nghĩa vụ “Làm điều có lợi”
B. Chia sẻ các thông tin Y khoa đều công khai để mọi người đều được tiếp cận nhằm thực hiện nghĩa vụ
công minh

C. Chỉ chia sẻ những thông tin có độ tin cậy cao là thực hiện nghĩa vụ “Không làm điều có hại”
D. Không chia sẻ bất kỳ thông tin Y khoa nào để thực hiện nghĩa vụ “trung thành với vai trò của mình”

29. Điều nào sau đây ĐÚNG khi nói về kỳ thị (stigmatisation) và phân biệt đối xử (discrimination)?
A. Sự kỳ thị chưa được biểu hiện thành hành động, còn phân biệt đối xử đã thể hiện ra hành động
B. Về nguyên nhân: sự kỳ thị đến từ mặc cảm của chính cá nhân; còn phân biệt đối xử đến từ cộng đồng,
môi trường xung quanh

C. Hiểu biết về kỳ thị và phân biệt đối xử giúp chúng ta có hướng can thiệp hiệu quả, cụ thể là: Phát triển
công tác giáo dục sức khoẻ (GDSK) để giúp giảm tình trạng kỳ thị; còn phát triển công tác GDSK đại
chúng sẽ giúp giảm tình trạng phân biệt đối xử

D. Sự kỳ thị để lại ảnh hưởng chủ yếu là tâm lý, còn phân biệt đối xử để lại ảnh hưởng chủ yếu trên thể
chất

30. Chọn câu ĐÚNG. Ưu điểm của mô hình Dahlgren – Whitehead là?
A. Chưa chỉ ra được mối liên hệ và hướng tác động can thiệp
B. Ưu điểm lớn nhất là tương đối đơn giản
C. Chỉ ra được yếu tố xã hội là yếu tố quan trọng đặc biệt quyết định vấn đề sức khoẻ
D. Các yếu tố trong từng nhóm chưa cụ thể vì mô hình còn thô sơ

You might also like