You are on page 1of 3

1.

Sức khoẻ là một khái niệm tích cực nhấn mạnh vào:
A. Các nguồn lực xã hội và cá nhân, cũng như khả năng về thể chất
B. Các nguồn lực phục vụ cho sức khỏe xã hội
C. Sức khỏe là mục tiêu của cuộc sống
D. Các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến sức khỏe mỗi cá nhân
2. Sự thích ứng của cá thể không phải chỉ với môi trường tự nhiên mà còn với môi trường xã
hội, đây được gọi là:
A. Một sự điều chỉnh. B. Một tình trạng
C. Một tiến trình D. Một sự thích ứng
3. Khi cá nhân có thể đương đầu với những stress bình thường trong cuộc sống, có thể làm việc
một cách tích cực và đóng góp cho cộng đồng, đây được gọi là:
A. Sức khỏe thể chất B. Sức khỏe tinh thần C. Sức khỏe xã hội D. Sức khỏe
4. Có bao nhiêu thành phần chính của sức khỏe xã hội (Social Determinants of Health) ?
A. 7 B. 4 C. 5 D.6
5. Nội dung nào sau đây là định nghĩa về Sức khỏe tinh thần theo WHO?
A. Khi cá nhân có thể đương đầu với những stress bình thường trong cuộc sống, có thể làm
việc một cách tích cực và đóng góp cho cộng đồng.
B. Là trạng thái hạnh phúc trong đó một cá nhân nhận ra khả năng của chính mình, có thể đối
phó với những căng thẳng bình thường của cuộc sống
C. Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng
D. Là trạng thái thoải mái hoàn toàn về mặt thể chất, tâm thần và xã hội
6. Ý nào sau đây không thuộc nội dung Làm thế nào để con người hoạt động và cảm thấy tốt
hơn?
A. Lối sống lành mạnh B. Dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
C. Tăng cường hoạt động thể chất D. Môi trường sống phù hợp
7. Sức khỏe xã hội có thể được định nghĩa là

A. Khả năng tương tác và hình thành các mối quan hệ có ý nghĩa với những người khác.

B. Khi cá nhân có thể đương đầu với những stress bình thường trong cuộc sống, có thể làm
việc một cách tích cực và đóng góp cho cộng đồng.
C. Là trạng thái hạnh phúc trong đó một cá nhân nhận ra khả năng của chính mình để hòa
nhập cùng với mọi người
D. Tất cả các ý trên
8. Các dấu hiệu của sức khỏe về mặt xã hội, bao gồm các nội dung sau, ngoại trừ
A. Tương tác với những người khác trong cộng đồng
B. Thích ứng trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau
C. Làm chủ trong mọi tình huống
D. Đối xử tôn trọng với người khác
9. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe xã hội, bao gồm các nội dung sau, ngoại trừ
A. Bất công bằng xã hội B. Tình trạng thất nghiệp
C. Thất bại trong giao tiếp với người khác D. Nghèo đói

10. Có bao nhiêu thành phần chính của sức khỏe xã hội (Social Determinants of Health) ?
A. 7 B. 4 C. 5 D.6
11. Có bao nhiêu cấp độ ảnh hưởng sức khỏe?
A. 7 B. 4 C. 5 D.6
12. Sức khoẻ không phải là một trạng thái mà đó chính là:
A. Một sự điều chỉnh B. Một tình trạng
C. Một tiến trình D. Một sự thích ứng
13. Khái niệm về sức khỏe của Hiến chương Ottawa là: Sức khoẻ là một …(1)…cho cuộc sống
hàng ngày, không phải là…. của cuộc sống
A. Nguồn lực - Mục tiêu B. Sảng khoái – Chịu đựng sự khắc nghiệt
C. Sự thích ứng – Một tiến trình D. Sự điều chỉnh - Mục đích
14. Khái niệm “ Sức khỏe” được Tuyên ngôn Alma Ata đưa vào năm nào?
A. 1977 B. 1978 C. 1975 D. 1976
15. Sức khỏe bao gồm mấy thành phần cơ bản
A. 3 B. 4 C. 5 D.6
16. Theo GAVI, đầu tư y tế thành công và hiệu quả nhất trong lịch sử là
A. Chương trình tiêm chủng mở rộng B. Nước sạch cho vùng nông thôn
C. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trê em D. Cải thiện điều kiện dinh dưỡng
17. Ba trong số 5 nguyên tắc cơ bản CSSKBĐ là:
A. Tính công bằng; Tăng cường sức khỏe, Giáo dục sức khỏe
B. Sự tham gia của cộng đồng, Kỹ thuật thích hợp, Phối hợp liên ngành
C. Sự tham gia của cộng đồng, Kỹ thuật thích hợp và vệ sinh môi trường
D. Kỹ thuật thích hợp, Phối hợp liên ngành và xã hội hóa y tế
18. 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu của Viêt Nam được bổ sung 2 nội dung là:
A. Quản lý sức khỏe toàn dân và Giáo dục sức khỏe
B. Điều trị các bệnh và vết thương thông thường, Cung cấpthuốc và trang thiết bị thiết yếu
C. Quản lý sức khỏe toàn dân và Kiện toàn, củng cố mạng lưới y tế cơ sở.
D. Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; Kiện toàn và củng cố mạng lưới y tế cơ sở
19. Chăm Sóc Sức Khỏe Ban Đầu dựa trên:
A. Phương tiện kỹ thuật bao phủ đến tận tuyến y tế cơ sở
B. Lý thuyết và thực hành được huấn luyện cho cán bộ y tế cơ sở
C. Các phương pháp và kỹ thuật thực hành đưa đến tận cá nhân và gia đình
D. Tất cả các nội dung hoạt động được hỗ trợ từ dự án y tế
20. Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến:
A. Nâng cao năng lực của các cán bộ y tế cơ sở
B. Thay đổi lối sống và thói quen không lành mạnh
C. Lựa chọn các giải pháp để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu
D. Tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe
21. Bảo vệ sức khỏe bởi những nỗ lực cá nhân và toàn cộng đồng tập trung vào toàn bộ dân số,
đây là biện pháp dự phòng cấp nào:
A. Cơ bản B. Cấp 1 C. Cấp 2 D. Cấp 3
22. Đo đường huyết định kỳ để phát hiện sớm bệnh tiểu đường, đây là biện pháp dự phòng cấp
nào:
A. Cơ bản B. Cấp 1 C. Cấp 2 D. Cấp 3
23. Thêm fluor vào nước nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh sâu răng, đây là biện pháp dự phòng cấp
nào:
A. Cơ bản B. Cấp 1 C. Cấp 2 D. Cấp 3
24. Nhân tố cơ bản trong chăm sóc sức khỏe ban đầu là
A. Tính công bằng
B. Y học dự phòng và phục hồi chức năng sức khỏe
C. Tham gia cộng đồng
D. Phối hợp liên ngành
25. Việc đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của một cộng đồng được thực hiện qua:
A. Các chỉ số trung bình cộng của sinh hiệu từng cá nhân trong cộng đồng
B. Các chỉ số trung bình cộng của chiều cao và cân nặng của từng cá nhân trong cộng
đồng
C. Các chỉ số sức khỏe về dân số - xã hội học của một cộng đồng
D. Các chỉ số sức khỏe trẻ em dưới 5 tuổi trong cộng đồng
26. Tại Việt nam, cho đến nay, chúng ta đã tiến hành bao nhiêu lần tổng điều tra dân số và nhà ở:
A. 3 lần
B. 4 lần
C. 5 lần
D. 6 lần
27. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tuổi thọ trung bình của người Việt nam
là:
A. 71,0
B. 73,6
C. 75,6
D. 76,3

You might also like