You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƢƠNG

SỰ THAY ĐỔI VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH CỦA CÁC


HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM Ở KHU VỰC TP.HCM,
TRONG BỐI CẢNH ẢNH HƢỞNG ĐẠI DỊCH
COVID Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GV hƣớng dẫn: Cô Bùi Thị Minh Hà


SV thực hiện: Đỗ Minh Khánh
MSSV: 2157060169 (QH19-21)
Mã lớp: 2120DAI02102

TP. Hồ Chí Minh, 2022

1
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................ 3
1.1. Tên đề tài: ................................................................................................. 3
1.2. Lý do lựa chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài này .............................. 3
1.3. Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chủ đề/đề tài nghiên cứu ........... 4
1.3.1. Khái niệm liên quan ........................................................................... 5
1.3.1.1. Khái niệm về đại dịch Covid và một số nghiên cứu sự ảnh hưởng
của nó với các hộ gia đình .............................................................................. 5
1.3.1.2. Khái niệm và một số nghiên cứu về gia đình và tình cảm gia đình: 6
1.3.2 Cơ sở lý luận của nghiên cứu ................................................................ 8
1.3.3 Cơ sở phương pháp, dữ liệu được vận dụng trong bài.......................... 8
CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 9
2.1. Thực trạng, tình hình hiện tƣợng thay đổi về tình cảm gia đình của các hộ
gia đình Việt Nam ở khu vực TP.HCM, trong bối cảnh ảnh hƣởng của đại dịch
Covid ở Việt Nam hiện nay ............................................................................... 9
2.2. Phân tích nguyên nhân /yếu tố tác động đến hiện tƣợng thay đổi về tình
cảm gia đình của các hộ gia đình Việt Nam ở khu vực TP.HCM, trong bối
cảnh ảnh hƣởng của đại dịch Covid ở Việt Nam hiện nay .............................. 11
2.3 Bình luận về hiện tƣợng thay đổi về tình cảm gia đình của các hộ gia đình
Việt Nam ở khu vực TP.HCM, trong bối cảnh ảnh hƣởng của đại dịch Covid ở
Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 13
CHƢƠNG 3. KẾT LUẬN ................................................................................. 166
3.1. Đề xuất, giải pháp ................................................................................... 166
3.2. Kết luận ................................................................................................... 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 177

2
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. Tên đề tài:

SỰ THAY ĐỔI VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH
VIỆT NAM Ở KHU VỰC TP.HCM, TRONG BỐI CẢNH ẢNH HƢỞNG
ĐẠI DỊCH COVID Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.2. Lý do lựa chọn đề tài và tính cấp thiết của đề tài này

Trong cuộc sống, gia đình là môi trƣờng đầu tiên mà chúng ta đƣợc tiếp
xúc. Gia đình là tế bào của xã hội, mỗi tế bào này giúp cấu thành nên một xã hội
bền vững. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh, phát triển
theo chiều hƣớng tích cực đƣợc. Còn nếu nhƣ một gia đình có tồn tại mâu thuẫn
thì xã hội sẽ đi lùi và bất ổn. Vì vậy, gia đình có tầm quan trọng không hề nhỏ
3
trong sự phát triển của xã hội. Các mối quan hệ tình cảm giữa các thành viên là
những thành tố quan trọng giúp tạo nên một gia đình gắn kết.

Đối với mỗi cá nhân, gia đình chính là “trƣờng học” đầu tiên, quan trọng
để hình thành, nuôi dƣỡng và giáo dục nhân cách của con ngƣời. Đây chính là tổ
ấm của mỗi ngƣời, vì chỉ có ở gia đình, con ngƣời mới có thể cảm nhận đƣợc
tình yêu thƣơng và sự bao dung. Gia đình đồng thời là nơi bảo tồn, lƣu giữ các
giá trị văn hóa của dân tộc, là thiết chế giữ đƣợc nhiều nhất những nét văn hóa
truyền thống tốt đẹp.

Mỗi gia đình Việt Nam, từ Bắc chí Nam, cũng đều mang một tầm vóc
quan trọng trong sự phát triển không ngừng của đất nƣớc. Việt Nam là đất nƣớc
đang trên đà phát triển không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả xã hội. Tuy nhiên,
đại dịch Covid – 19 xuất hiện, làm gián đoạn và ảnh hƣởng rất nhiều tới sự phát
triển của đất nƣớc ta nói chung và đời sống nhân dân nói riêng. Do sự bùng nổ
và tác hại khôn lƣờng của Covid – 19, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đƣa ra quyết
định yêu cầu giãn cách xã hội trong một khoảng thời gian dài, đặc biệt là tại
Thành phố Hồ Chí Minh. Trƣớc đại dịch, chúng ta đƣợc ra ngoài, đƣợc tiếp xúc
với nhiều ngƣời; nhƣng trong đại dịch, ngƣời ở bên chúng ta nhiều nhất đó
chính là những ngƣời thân trong gia đình. Vì lẽ đó, lối sống và mối quan hệ của
mỗi hộ gia đình chắc chắn đã và đang bị ảnh hƣởng rất nhiều trong bối cảnh đại
dịch Covid ở Việt Nam hiện nay.

Giãn cách xã hội trong giai đoạn Covid – 19 giúp chúng ta có cơ hội gần
gũi với gia đình mình hơn, có thêm thời gian ở bên cạnh những ngƣời thân trong
gia đình. Tuy nhiên, nó cũng để lại nhiều hệ lụy, cũng có gia đình xảy ra mâu
thuẫn, thậm chí hiện trạng bạo lực gia đình còn có phần tăng cao và xuất hiện
nhiều hơn. Việc nhận diện các yếu tố ảnh hƣởng tới tình cảm gia đình trong giai
đoạn dịch Covid – 19 đang diễn ra không chỉ giúp những nhà nghiên cứu mà
còn giúp chính ngƣời dân tìm ra những biện pháp phù hợp để gắn kết tình thân
trong gia đình. Vì những lí do trên, em quyết định chọn đề tài này để nêu rõ
những nguyên nhân, các vấn đề tồn đọng, thực trạng của nó hiện nay và từ đó
phân tích, đƣa ra những biện pháp khắc phục và cải thiện mối quan hệ giữa
những ngƣời thân trong gia đình.

1.3. Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chủ đề/đề tài nghiên cứu

4
1.3.1. Khái niệm liên quan

1.3.1.1. Khái niệm về đại dịch Covid và một số nghiên cứu sự ảnh hưởng của nó
với các hộ gia đình

COVID-19 (bệnh virus Corona 2019) là một bệnh do virus có tên SARS
CoV-2 gây ra và đƣợc phát hiện vào tháng 12 năm 2019 ở Vũ Hán, Trung
Quốc. Căn bệnh này rất dễ lây lan và đã nhanh chóng lan ra khắp thế giới.
COVID-19 thƣờng gây ra các triệu chứng hô hấp, có thể cảm thấy giống nhƣ
cảm lạnh, cúm hoặc viêm phổi. COVID-19 có thể tấn công không chỉ phổi và hệ
hô hấp. Các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể bị ảnh hƣởng bởi căn bệnh này.

Một số nghiên cứu:

+ Kể từ khi trƣờng hợp mắc COVID – 19 đầu tiên ở Việt Nam đƣợc ghi
nhận vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã đẩy nhanh nỗ lực
để kiểm soát sự lây lan của virus và điều trị cho những ngƣời bị nhiễm. Để ứng
phó với đại dịch, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để
ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Vì kể từ đầu đại dịch tới nay chƣa có vắc-
xin phòng ngừa COVID – 19 nên Chính phủ đã dựa vào các biện pháp can thiệp
không dùng thuốc và chú trọng đến biện pháp giãn cách xã hội. Các biện pháp
can thiệp không dùng thuốc bao gồm đóng cửa trƣờng học và các cơ sở dịch vụ
không thiết yếu khác, cũng nhƣ việc phong tỏa, cách ly, và lệnh hạn chế đi lại.
+ Theo các chuyên gia kinh tế nhận định, dịch bệnh COVID – 19 có tác
động rất mạnh, thậm chí là nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam bởi tác
động của nó là nhiều chiều lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội; với 3
tác động chính vào tăng trƣởng, đầu tƣ và thƣơng mại; gián đoạn các chuỗi giá
trị sản xuất quan trọng; suy giảm tiêu dùng tác động lớn đến dịch vụ và du lịch.
+ Tác động phi kinh tế cũng rất đáng kể. Sức khỏe tâm thần là một vấn đề
cấp bách đang nổi lên, vì tình trạng phong tỏa diễn ra phổ biến và kéo dài. Hai
phần ba (66,4%) hộ gia đình lo lắng về tác động của COVID-19. Đáng chú ý,
chủ hộ là nữ có tỷ lệ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần (81,6%) cao hơn so
với chủ hộ là nam (62,8%).

5
1.3.1.2. Khái niệm và một số nghiên cứu về gia đình và tình cảm gia đình:

Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các
thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với
nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng nhƣ để thực
hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con ngƣời.

Tình cảm gia đình là tình yêu thƣơng, gắn kết, quan tâm giữa các thành
viên trong gia đình. Tình cảm gia đình đƣợc xây dựng dựa trên mối quan hệ
huyết thống và ý thức về trách nhiệm. Tình cảm gia đình có thể chia nhỏ phạm
vi ra thành những mối quan hệ nhƣ là: tình cảm giữa cha và con, tình cảm giữa
mẹ và con, tình cảm giữa anh – chị – em trong gia đình, tình cảm giữa ông bà
nội – ngoại và các cháu, ngoài ra còn rất nhiều những mối quan hệ nhỏ khác, …

Một số nghiên cứu:


+ Trƣớc hết là lý luận của chủ nghĩa Marx – Lê Nin về gia đình về chế độ
một vợ một chồng, bình đẳng giới, gia đình dựa trên tình yêu, con ngƣời sống có
trách nhiệm với nhau: “Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt,
được hình thành, duy trì và củng cố dựa trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ
6
huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa
vụ của các thành viên trong gia đình.”
+ Ch.H.Cooley, trong cuốn sách “Bản chất con người và trật tự xã hội”
thì lại đƣa ra quan điểm coi gia đình nhƣ là một thành tố cấu thành của trật tự xã
hội. Ông chia xã hội thành nhiều nhóm nhỏ và coi gia đình là một trong những
nhóm nhỏ có vai trò quan trọng nhất trong quá trình xã hội hoá của các cá nhân.
Đƣa hệ thống phƣơng pháp luận có tính cơ cấu-chức năng vào việc phân tích gia
đình, Cooley và những học trò của ông đã có điều kiện để mổ xẻ, phân tích các
quan hệ gia đình một cách cụ thể, sát thực.
+ Giáo sƣ D.Newman, nhà Xã hội học Mỹ hiện đại trong cuốn sách “Xã
hội học về gia đình (Sociology of Families, 1999)”, khẳng định đã đến lúc
những nghiên cứu về gia đình cần phải đƣợc chuyên môn hoá sâu sắc hơn, cần
phải bắt đầu lại từ chính khái niệm thế nào là gia đình… Trong công trình
nghiên cứu này, ông đã trình bày lại các định nghĩa khác nhau về gia đình, hình
thức gia đình, vấn đề quyền cá nhân và trách nhiệm của gia đình, ảnh hƣởng của
vấn đề chủng tộc tới đời sống gia đình… Ông cho rằng gia đình là một nhóm xã
hội đặc biệt, không thể định nghĩa một cách cứng nhắc, cũng không thể đồng
nghĩa nó với một hộ gia đình.
+ Tác phẩm “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu cũng đã phân tích rất
rõ về vị trí và vai trò của gia đình. Ông coi Nho giáo nhƣ ngọn đèn hải đăng soi
sáng cho cho nhân dân. Ông cho rằng: “Tề, trị chỉ có một lẽ, gia, quốc chung
nhau một gốc”. Nhà tức là cái nƣớc nhỏ, nƣớc tức là cái nhà to, nƣớc phải có
phép tắc, nhà phải có gia phong và chính cái gia phong nay cũng ràng buộc con
ngƣời không kém gì phép nƣớc.
+ Tác phẩm nghiên cứu “Gia đình học” của hai tác giả Đặng Cảnh Khanh
và Lê Thị Quý cũng đóng góp không ít. Tác phẩm này đã tổng kết các vấn đề cơ
bản của gia đình Việt Nam dƣới góc độ Văn hoá học, Xã hội học. Các tác giả đã
phân tích cơ cấu, chức năng của gia đình; vị trí và vai trò của gia đình vừa là
một đơn vị kinh tế, vừa là cái nôi đầu tiên và suốt đời nuôi dƣỡng, giáo dục con
ngƣời, duy trì và phát triển những quan hệ tình cảm đặc biệt từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
+ Tác giả Vũ Mạnh Lợi đã có bài viết “Quan niệm về gia đình của người
Việt Nam, nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên Huế”
và “Chủ hộ ở gia đình Việt Nam là ai ?” Những nghiên cứu này đã đi vào
những góc cạnh rất sâu của gia đình chứng tỏ một xu hƣớng nghiên cứu mới và
toàn diện về vấn đề gia đình Việt Nam đang phát triển.

7
1.3.2 Cơ sở lý luận của nghiên cứu

- Dựa theo các phân tích xã hội học về con ngƣời và xã hội.
+ Chƣơng 1. Xã hội học là gì ?
+ Chƣơng 2. Xã hội và cá nhân. Quá trình xã hội hóa
+ Chƣơng 6. Sự điều tiết xã hội : giá trị, chuẩn mực và nghi thức
+ Chƣơng 10. Sự chuyển biến xã hội
- Dựa theo lí thuyết bộ môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học về vấn đề gia
đình trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

- Dựa theo một số nghiên cứu đã có về chủ đề tình cảm gia đình và ảnh
hƣởng của đại dịch Covid – 19 tới các hộ gia đình và sự chuyển biến tình cảm
gia đình trong bối cảnh Covid – 19 ở Việt Nam hiện nay.

1.3.3 Cơ sở phương pháp, dữ liệu được vận dụng trong bài

- Cơ sở phƣơng pháp:

+ Những phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong bài tiểu luận là phƣơng pháp
khảo sát, tổng hợp và so sánh.
+ Đánh giá phƣơng pháp: Những phƣơng pháp này khá hữu ích vì nó có
nhiều triển vọng đem lại kết quả. Tuy nhiên kèm theo nó cũng có nhiều bất cập,
chƣa phản ánh hết nhiều khía cạnh của chủ đề.

-Dữ liệu đƣợc sử dụng trong bài:

+ Dựa trên số liệu khảo sát Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình
ở Thành phố Hồ Chí Minh và sự ứng phó
+ Bài Đánh giá nhanh tác động KT&XH của đại dịch COVID-19 đối với
trẻ em và gia đình tại Việt Nam của Unicef
+ Số liệu các ca bệnh Covid cập nhật từ Wikipedia
+ Số liệu các ca gọi báo cáo về bạo lực gia đình của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam
+ Đánh giá nhanh về thực trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em do tác
động của đại dịch COVID-19

8
CHƢƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Thực trạng, tình hình hiện tƣợng thay đổi về tình cảm gia đình của các
hộ gia đình Việt Nam ở khu vực TP.HCM, trong bối cảnh ảnh hƣởng của
đại dịch Covid ở Việt Nam hiện nay

Ca bệnh đầu tiên trong đại dịch Covid - 19 đƣợc ghi nhận vào cuối năm
2019 tại Vũ Hán, đến nay đã gần 2 năm. Hơn 6 triệu ca tử vong, vƣợt 500 triệu
ca nhiễm, 223/254 các quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận ca mắc, những
nƣớc lớn đều đang gồng mình chống dịch. (Tính đến ngày 19/05/2022 nguồn
theo: Wikipedia + worldometers.info).

Nền kinh tế và xã hội đang phải chịu những tác động lớn bởi đại dịch
hoành hành trong suốt 2 năm qua, ngƣời ngƣời mất việc, doanh nghiệp lao đao,
thói quen lối sống đảo lộn. Dịch bệnh còn có những tác động đặc biệt đến tâm lý
tình cảm con ngƣời không chỉ trong khi đang mà kể cả khi nó đã đi qua rồi. Tuy
dịch Covid làm thay đổi cuộc sống thƣờng trực của chúng ta, nhƣng nó cũng cho
chúng ta cơ hội ở gần với gia đình mình hơn. Có những giá trị gia đình tƣởng
chừng bị bỏ quên, thì từ thử thách rất lớn của đại dịch, nay đã đƣợc kích hoạt trở
lại.
Trƣớc khoảng thời gian dịch bệnh bùng nổ, con ngƣời còn đang lo chạy
theo những giá trị ngoài trong cuộc sống hiện đại. Do bị cuốn theo vòng xoáy
của những lo toan trong cuộc sống, con ngƣời ta quên đi chức năng tình cảm của
gia đình, những đứa con đi xa ít gặp cha mẹ, sự cách biệt về thế hệ đều khiến
cho tình cảm gia đình Việt Nam hiện đại có phần phai nhạt.

Rồi đại dịch COVID-19 ập đến, nhƣ một cơn gió đảo chiều mọi giá trị mà
trƣớc đó ngƣời ta vốn tin rằng sẽ khó lòng xoay chuyển. Những thử thách khốc
liệt của nó đã khiến con ngƣời buộc phải nhìn nhận lại cách sống của mình. Tạm
thời bị tách khỏi nhịp sống công nghiệp trƣớc sự bùng nổ của đại dịch, không

9
thể đi ra bên ngoài thì ngƣời ta buộc phải ẩn sâu vào bên trong, nơi có một mái
ấm vẫn ngày ngày chờ đợi.

Trở về với gia đình, sống chậm lại, các thành viên trong gia đình có nhiều
thời gian và điều kiện gần gũi, quây quần bên nhau, chăm sóc, quan tâm đến
nhau nhiều hơn, nhân lên nét đẹp hiếu thảo, tôn trọng nhau, nhất là việc con cái
chăm lo cho bố mẹ già yếu; bố mẹ chăm lo, gần gũi, dạy bảo các con còn nhỏ,
còn nhiều khiếm khuyết trong cuộc sống cũng nhƣ khả năng tự lập. Đây cũng là
dịp để mỗi ngƣời xem xét, nhìn nhận lại mình, phát huy ƣu điểm, khắc phục
khuyết điểm, điều chỉnh suy nghĩ và hành động đúng đắn hơn, tốt đẹp hơn. Đó
có thể là những bữa ăn cùng nhau trong một gian bếp ấm cúng; cũng có thể là
quan tâm hơn đến cha mẹ già, những đối tƣợng dễ gặp nhiều nguy cơ tử vong
bởi bệnh lý nền vốn dĩ. Cũng có thể là cách ngƣời chồng vỡ ra sự hy sinh của vợ
phía sau gian bếp, trong những bữa cơm của ngày phong tỏa mà ngƣời phụ nữ
buộc phải tính toán, tằn tiện. Hay ngƣời vợ bắt đầu chứng kiến sự vất vả của
chồng mình bên ngoài xã hội, khi giờ đây anh phải mang toàn bộ công việc về
nhà để xử lý bên trong bốn bức tƣờng những ngày giãn cách. Đây là khoảng thời
gian “vàng” để con ngƣời nghĩ khác đi, yêu thƣơng nhiều hơn, tất cả vì một gia
đình hạnh phúc…

Dựa trên bảng khảo sát Ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới hộ gia đình ở
Thành phố Hồ Chí Minh và sự ứng phó với một hộ gia đình ở Tân Bình,
TP.HCM, chủ hộ cho biết rằng tình cảm gia đình bác có phần gắn bó hơn trong
đại dịch. Bên cạnh đó, anh Lê Minh Khánh (ngụ Quận 8, Thành phố Hồ Chí
Minh) tâm sự: “Sau giờ làm việc tôi về thẳng nhà, căn nhà nhỏ bỗng trở nên ấm
cúng, rộn ràng khi cả gia đình cùng hỗ trợ nhau mọi việc. Tôi dần nhận thấy
bữa cơm gia đình giá trị, ý nghĩa hơn, sức khoẻ được cải thiện đáng kể, có thêm
thời gian quan tâm chăm sóc cho con cái, cha mẹ, gia đình hạnh phúc hơn”.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng êm ấm. Bên cạnh sự gần gũi gắn
bó trong nhà thì hiện tƣợng bạo lực gia đình cũng dấy lên mạnh mẽ. Trong thời
gian giãn cách xã hội, tình trạng bạo lực gia đình tăng lên, đặc biệt đối với phụ
nữ, trẻ em. Đánh giá nhanh về thực trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em do tác
động của đại dịch COVID-19 đã cho thấy: cứ 3 phụ nữ thì có hơn 1 phụ nữ
(37,8%) từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực (thể xác, tình dục, tinh thần hay
kiểm soát hành vi, kinh tế) do chồng/bạn tình gây ra. Hơn một nửa phụ nữ bị
chồng/bạn tình bạo lực trong thời gian COVID-19 không chia sẻ với ai (51,8%);
10
27,3% báo cáo rằng có kể với anh/chị ruột, theo đó là bạn bè (24,5%) và bố mẹ
đẻ (20,9%). Tỷ lệ thấp nhất là nói với lãnh đạo địa phƣơng (4,3%), tổ hoà giải
(3,6%) và lãnh đạo về tôn giáo (1,4%). Trong khi đó, các dịch vụ dành cho phụ
nữ bị bạo lực còn thiếu thốn và cũng khó tiếp cận đối với phụ nữ.

Theo Báo cáo, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhận
định, những áp lực về bệnh tật, kinh tế và cuộc sống do ảnh hƣởng của Covid-19
đã khiến các vụ bạo lực trên cơ sở giới với phụ nữ và trẻ em gái có xu hƣớng gia
tăng. Nghiên cứu của CARE Quốc tế tại Việt Nam (2020), cùng với các vấn đề
liên quan đến sức khỏe tâm thần của cá nhân, bầu không khí trong các gia đình
cũng bị ảnh hƣởng. Có 51,6% ngƣời tham gia khảo sát cho biết “các thành viên
trong gia đình tỏ ra bất an và lo lắng nhiều hơn”, “căng thẳng trong gia đình xảy
ra thƣờng xuyên hơn”.

Nhƣ vậy, ta có thể thấy rằng, dƣới tác động của đại dịch Covid – 19, các
mối quan hệ, tình cảm trong các hộ gia đình có những thay đổi cả tích cực lẫn
tiêu cực. Những thay đổi đó cũng đã làm ảnh hƣởng đến đời sống xã hội nói
chung và đời sống của mỗi cá nhân nói riêng.

2.2. Phân tích nguyên nhân /yếu tố tác động đến hiện tƣợng thay đổi về tình
cảm gia đình của các hộ gia đình Việt Nam ở khu vực TP.HCM, trong bối
cảnh ảnh hƣởng của đại dịch Covid ở Việt Nam hiện nay

Đại dịch Covid -19 kéo dài, mọi hoạt động đều đóng băng. Ngƣời ngƣời
nhà nhà đều tập trung cách ly theo chỉ định của nhà nƣớc. Nhƣ vậy, gia đình
chính là nơi ta gần gũi nhất trong đại dịch, ta dành thời gian nhiều hơn cho chính
những ngƣời thân máu mủ của mình. Nhƣ thực trạng nêu trên, tình cảm gia đình
Việt Nam vừa có thay đổi tích cực và vừa có cả những biến đổi tiêu cực.

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích nguyên nhân tại sao tình cảm
gia đình lại gắn bó hơn trong bối cảnh đại dịch Covid ở Việt Nam. Đại dịch ập
tới khiến chúng ta phải cách li dài ngày ở nhà, nhƣng đó đồng thời lại là cơ hội
để ta gặp mặt những ngƣời thân trong gia đình nhiều hơn. Ông bà đến ở với con
cháu để tiện chăm sóc, bố mẹ làm việc ở nhà nhiều hơn thay vì đi tới chỗ làm,
những ngƣời con xa quê đƣợc dịp trở về với gia đình, … đây đều là những điều
kiện thuận lợi cho các thế hệ trong gia đình có cơ hội giao tiếp và tiếp xúc với

11
nhau nhiều hơn. Cha mẹ có thể dành nhiều thời gian ở bên con cái, tìm hiểu về
sở thích với con, trò chuyện và tâm sự để nắm bắt tâm lý con cái tốt hơn. Còn
con cái khi đƣợc ở cạnh cha mẹ sẽ đƣợc học hỏi, giảm bớt cảm giác cô đơn thiếu
vắng. Mối quan hệ vợ chồng cũng thay đổi, ta có thể nhận thấy sự chia sẻ công
việc nhà giữa ngƣời đàn ông và ngƣời phụ nữ trong nhà. Và có vô vàn những
biểu hiện gắn kết tình cảm gia đình trong bối cảnh đại dịch. Không những thế,
chúng ta biết đƣợc cách trân trọng ngƣời đang ở bên cạnh mình nhiều hơn.
Covid đem đến sự mất mát rất lớn với nhiều gia đình, vì vậy mà con ngƣời ta
nhận ra từng khoảnh khắc ở bên cạnh gia đình là đáng quý nhƣ thế nào. Có một
số ngƣời phải đi cách li trong bệnh viện, không đƣợc gặp ngƣời thân nhiều nên
nỗi nhung nhớ cũng khiến cho tình cảm gia đình thêm gắn bó hơn. Đặc biệt,
những gia đình có ngƣời làm trong ngành Y tế, là những y bác sĩ đứng đầu
phòng tuyến chống dịch thì lại càng biết trân trọng gia đình mình hơn nữa.

Bên cạnh những cảm xúc tích cực thì ẩn sâu trong đó vẫn tồn tại những
tiêu cực không đáng có. Tình trạng bạo lực gia đình trong đại dịch tăng lên đáng
kể. Nguyên nhân của hiện trạng này là do tâm lý tù túng và lo lắng về bệnh tật,
thảm họa, nhiều ngƣời rơi vào cảnh mất việc, lo lắng về kinh tế đã gây ra tâm lý
căng thẳng và gia tăng nguy cơ bạo lực gia đình. Phần lớn nạn nhân của vấn nạn
này là phụ nữ và trẻ em. Ngày 14/3/2020, cơ quan CSĐT Công an Thị xã Tràng
Bàng, tình Tây Ninh cho biết, chị S (sinh năm 1993) bị chồng bạo hành, ép quan
hệ tình dục với tỷ lệ thƣơng tật là 4%. The lời kể của chị S, chị bị chồng đánh
đập dã man gây nhiều thƣơng tích trên cơ thể. Ngoài ra, ngƣời chồng còn ép nạn
nhân quan hệ tình dục. Chị nói: “Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm thể xác và tinh
thần rất nặng nề. Trong lúc bị hành hạ, đánh đập, tôi đã cố la lên cầu cứu,
nhưng không ai nghe thấy”. Sau đó, nạn nhân đã cầu cứu cha mẹ ruột nhƣng
cũng không thể giải quyết đƣợc vì bị chồng đe dọa (theo vov.vn). Covid cũng đã
gây ra những áp lực vô hình, dẫn đến sự bạo lực gia đình trong xã hội Việt Nam.

Một nguyên nhân nữa cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này là
bản chất con ngƣời. Dƣới con mắt của nhà xã hội học, dĩ nhiên “con ngƣời”
không thể đƣợc định nghĩa nhƣ một đơn vị sinh học – đây là đối tƣợng của khoa
sinh học hay y học. Cũng không phải chỉ là một đơn vị tâm lý vốn có ý
thức,tiềm thức và vô thức, những đam mê và dục vọng... mà ngành tâm lý học
hay phân tâm học quan tâm nghiên cứu. Và cũng không phải chỉ là một “sinh vật
có lý trí”, biết làm điều thiện tránh điều ác... mà các nhà triết học hay đạo đức
học thƣờng định nghĩa. Tuy không phủ nhận tất cả những khía cạnh trên, nhƣng
12
ngành xã hội học quan tâm đến con ngƣời trƣớc hết với tƣ cách là một sinh vật
xã hội, một con ngƣời xã hội. Xã hội học không quan tâm đến con ngƣời với tƣ
cách nhƣ một cá thể đơn lẻ, mà là con ngƣời trong mối tƣơng quan với ngƣời
khác, con ngƣời với tƣ cách là thành viên của một xã hội, một cộng đồng hay
một tập thể nào đó. Chính vì vậy bản chất của con ngƣời trong xã hội học là sự
tƣơng quan với ngƣời khác với cộng đồng, xã hội chứ không tồn tại riêng lẻ.
Thế nhƣng dịch bệnh Covid-19 lại làm con ngƣời phải cách lý xã hội dẫn đến
bản chất thay đổi đôi phần. Có ngƣời tìm ra mối tƣơng quan sâu sắc giữa mình
với gia đình, với những mối liên kết xung quanh. Nhƣng cũng có ngƣời chỉ biết
đến chính mình, thoả mãn những nhu cầu của bản thân, từ đó làm mất đi giá trị
tình cảm của gia đình.

2.3 Bình luận về hiện tƣợng thay đổi về tình cảm gia đình của các hộ gia
đình Việt Nam ở khu vực TP.HCM, trong bối cảnh ảnh hƣởng của đại dịch
Covid ở Việt Nam hiện nay

Nhìn vào thực tế những biến chuyển tình cảm gia đình ở các hộ gia đình
trong TP. HCM nói riêng và cả Việt Nam nói chung, em thấy rõ sự khác biệt
giữa thời điểm trƣớc và sau khi đại dịch Covid xuất hiện.

Trước khi đại dịch xuất hiện, gần nhƣ không phải ai cũng có thời gian với
gia đình. Con cái đi học, đi làm xa không ở gần cha mẹ, sự cách biệt về thế hệ,
việc bùng nổ các thiết bị thông minh,… đều là những nguyên nhân khiến cá
nhân giảm đi các giao tiếp với ngƣời thân trong gia đình. Đất nƣớc đang ở thời
kỳ cách mạng 4.0, internet và mạng xã hội đang phổ biến ở mỗi gia đình. Chính
vì thế tình trạng ở nhiều gia đình, các thành viên dành thời gian cho smartphone,
mạng xã hội…hơn là việc trò chuyện với gia đình. Nó khiến cho mối quan hệ
gia đình lỏng lẻo hơn.

Tiếp đến, trong bối cảnh Covid đang diễn ra ở Việt Nam, nó để lại cả ảnh
hƣởng tích cực lẫn tiêu cực. Ở hoàn cảnh buộc phải ở nhà, tâm lý tình cảm con
ngƣời có thể thay đổi theo nhiều chiều hƣớng. Có gia đình vì đƣợc ở gần những
ngƣời yêu thƣơng mà trở nên hạnh phúc hơn, có gia đình vì áp lực, bí bách mà
xảy ra những vấn đề không đáng có.

13
Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, nhằm thích ứng với tình hình dịch
COVID-19, làm việc ở nhà có thể khiến cho mọi ngƣời cảm giác bận hơn so với
làm việc tại cơ quan bởi vừa phải tập trung vào công việc, vừa lo hƣớng dẫn con
học hành, làm công việc nhà... Tuy nhiên, chính khoảng thời gian đó cũng đã
giúp cho các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau nhiều hơn, con cái hiểu
thêm về công việc của bố mẹ; cha mẹ quan tâm, gần gũi con hơn; vợ chồng đặt
mình vào vị trí của nhau và thông cảm, chia sẻ với nhau nhiều hơn, mỗi ngƣời
dƣờng nhƣ có trách nhiệm hơn với tổ ấm của mình.

Theo chuyên gia tâm lý, Thạc sỹ Giáo dục học Chế Dạ Thảo, Trƣởng bộ
môn Kỹ năng - Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH), sau
mỗi đợt giãn cách xã hội, đứng trƣớc những hiểm nguy về dịch bệnh, mỗi ngƣời
thêm thấm thía giá trị của tình cảm gia đình và dần tự điều chỉnh các hành vi, để
dành thêm thời gian bên nhau, xây dựng không khí gia đình gắn bó, yêu thƣơng.

Tƣơng tự, Thạc sỹ Nguyễn Thị Hạ - chuyên viên tƣ vấn tại Trung tâm
tham vấn, trị liệu tâm lý MindCare Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dịch bệnh
cũng là cơ hội để mỗi ngƣời xem xét, nhìn nhận lại mình, phát huy ƣu điểm,
khắc phục khuyết điểm, điều chỉnh suy nghĩ và hành động đúng đắn hơn, tốt đẹp
hơn. Mỗi gia đình hạnh phúc sẽ góp phần để xây dựng một xã hội văn minh, tràn
đầy những giá trị tốt đẹp, nhân văn.

Thạc sĩ Hoa Hữu Vân, Nguyên Phó vụ trƣởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch cũng có những phân tích về tác động nhiều mặt của Covid-
19 đến hạnh phúc gia đình. Theo đó, bên cạnh những ảnh hƣởng tiêu cực nặng
nề thì Covid-19 cũng vô tình gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau khi
các thành viên đƣợc ở bên nhau nhiều hơn, có nhiều cơ hội để gắn bó, sẻ chia
với nhau hơn, bữa cơm gia đình có đầy đủ các thành viên đƣợc duy trì một cách
thƣờng xuyên hơn và cha mẹ có cơ hội để quan tâm, gần gũi với con cái nhiều
hơn.

Tuy nhiên, nhƣ em đã đề cập ở trên, Covid cũng đem lại hệ lụy là bạo lực
gia đình tăng cao, khiến cho tình cảm của một số gia đình ngày càng rạn nứt.

Trên thế giới, Tổng thƣ ký Liên Hiệp Quốc António Manuel de Oliveira
Guterres viết trên Twitter kêu gọi các quốc gia cần có hành động khẩn cấp để
chống lại sự gia tăng bạo lực gia đình, đặt sự an toàn của phụ nữ và trẻ em lên
14
hàng đầu. Thông báo này xuất hiện sau khi có một số báo cáo từ các quốc gia về
sự gia tăng bạo lực gia đình kể từ khi dịch bắt đầu. Khi ngƣời dân đƣợc yêu cầu
ở nhà để hạn chế sự lây lan của virus corona, nguy cơ bạo lực từ ngƣời thân có
thể sẽ tăng lên

Sau đây là một số số liệu từ các nƣớc trên thế giới: Tại Trung Quốc, các
báo cáo cho thấy tình trạng bạo hành gia đình tăng lên kể từ khi ngƣời dân bị
hạn chế ra ngoài. Tỉnh Hồ Bắc ghi nhận số cuộc gọi báo cảnh sát tăng gấp 3 lần
so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn phong tỏa vào tháng 2. Theo hãng tin
AFP, số trƣờng hợp bạo hành gia đình trên cả nƣớc Pháp đã tăng lên hơn 30%
kể từ khi quốc gia này thực hiện lệnh phong tỏa vào ngày 17/3. Chỉ riêng ở
Paris, số ca bạo hành đã tăng đến 36%. Tại Valencia, Tây Ban Nha, chỉ sau 5
ngày thực hiện cách ly, một ngƣời phụ nữ đã bị chồng sát hại trƣớc mặt các con
của họ. Ở Brazil, tình trạng này cũng tƣơng tự. Theo đài phát thanh Globo, một
trung tâm tình thƣơng đã tiếp nhận tin báo về bạo hành gia đình tăng vọt trong
những khu cách ly với sự gia tăng 40% – 50% số vụ. (Theo Báo Tuổi trẻ).

Tại Việt Nam, tình trạng bạo lực gia đình cũng tăng lên không kém, đặc
biệt đối với phụ nữ, trẻ em. Ông Hoa Hữu Vân dẫn chứng: số cuộc gọi của phụ
nữ bị bạo lực đến đƣờng dây nóng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tăng
50%; số lƣợt ngƣời đƣợc tham vấn tại Ngôi nhà bình yên tăng 7 lần, số nạn nhân
đƣợc hỗ trợ, giải cứu đƣợc tiếp cận Ngôi nhà bình yên tăng 80%; đồng thời có
tới 48% trẻ em bị la mắng, 8% trẻ em bị đánh, 32% trẻ em có cảm nhận cha mẹ
không quan tâm…

Quản lý của fanpage “Chung tay phòng chống bạo lực gia đình” cho biết:
Số lƣợng ngƣời liên lạc, nhắn tin nhờ tƣ vấn/kêu cứu trong 4 tháng đầu năm
2020 bằng cả năm 2019. Địa chỉ “Ngôi Nhà Bình Yên” (Peace House Shelter) -
nơi trú ẩn an toàn cho những ngƣời bị bạo lực do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam quản lý, ghi nhận số phụ nữ tới nhà tạm lánh tăng gấp đôi so với cùng kỳ
năm 2018 và 2019. Sáu tháng đầu năm 2021, Tổng đài tiếp nhận hơn 1.300 cuộc
gọi, tăng 140% so với năm 2020, trong đó hơn 1.000 cuộc phụ nữ báo bị bạo
lực. Trong đợt dịch thứ 4 vừa qua, số phụ nữ ở các tỉnh miền Nam gọi đến cầu
cứu chiếm 30% tổng cuộc gọi cả nƣớc.

Từ những bình luận trên, em thấy rằng, việc nghiên cứu thực trạng và
nguyên nhân của sự thay đổi về tình cảm gia đình của các hộ gia đình Việt Nam
15
ở khu vực TP.HCM, trong bối cảnh ảnh hƣởng của đại dịch Covid ở Việt Nam
hiện nay sẽ giúp không chỉ bản thân em mà những độc giả khác có cái nhìn
khách quan, bao quát và cụ thể nhất. Từ đó phát huy những điểm tốt sẵn có và
đƣa ra hƣớng giải quyết phù hợp cho vấn nạn tồn đọng.

CHƢƠNG 3. KẾT LUẬN

3.1. Đề xuất, giải pháp

- Phát huy những điểm tích cực hiện có, ông bà, cha mẹ dạy dỗ, chăm
sóc con cái; con cái hoàn thành bổn phận chăm sóc, hiếu thảo với ông
bà cha mẹ
- Tận dụng khoảng thời gian này để gia đình cùng quây quần sinh hoạt
chung, chia sẻ với nhau nhiều hơn
- Đảm bảo sức khỏe về thể chất và tinh thần cho các thành viên trong
gia đình
- Huy động sức mạnh dƣ luận xã hội trong phòng, chống bạo lực gia
đình.
- Phổ biến sâu rộng Luật phòng, chống bạo lực gia đình, các sản phẩm
truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Giới thiệu, phổ biến các địa chỉ tin cậy và ngôi nhà bình yên ở các địa
phƣơng trên các phƣơng tiện truyền thông nhƣ loa phát thanh, internet
để nạn nhân bạo lực gia đình có thể tìm đến khi bị bạo hành.
- Xây dựng một đƣờng dây nóng quốc gia cho các nạn nhân bị bạo lực
gia đình.
- Đảm bảo việc thực hiện các biện pháp cách ly khỏi nghi phạm/thủ
phạm, kết nối dịch vụ chăm sóc, trị liệu về tâm lý ngay lập tức đối với
ngƣời là nạn nhân của bạo lực gia đình.

3.2. Kết luận

Trong bối cảnh đại dịch Covid diễn ra phức tạp ở Việt Nam, tình
hình xã hội cũng có nhiều biến chuyển, cụ thể ở đây là những mối quan
hệ, tình cảm gia đình trong các hộ gia đình cũng có những thay đổi nhất
16
định. Về mặt tích cực, có nhiều gia đình đã tận dụng khoảng thời gian này
để gắn kết và thấu hiểu cho nhau. Tuy nhiên, do áp lực và ảnh hƣởng của
Covid, tình trạng bạo lực gia đình đã và đang xảy ra không ít. Chúng ta
cần phải phát huy và duy trì những điểm tốt, đồng thời cũng phải cùng
chung tay tìm ra cách giải quyết những điều tiêu cực đang xảy ra trong xã
hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Hữu Quang (2018). Xã hội học nhập môn. Tp Hồ Chí Minh.
2. Giáo trình Chủ nghĩa Xã hội Khoa học. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đánh giá nhanh tác động KT&XH của đại dịch COVID-19 đối với trẻ
em và gia đình tại Việt Nam (2022). Retrieved 17 July 2022, from
https://www.unicef.org/vietnam/media/5716/file/%C4%90%C3%A1n
h%20gi%C3%A1%20nhanh%20t%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB
%99ng%20KT&XH%20c%E1%BB%A7a%20%C4%91%E1%BA%A
1i%20d%E1%BB%8Bch%20COVID-
19%20%C4%91%E1%BB%91i%20v%E1%BB%9Bi%20tr%E1%BA
%BB%20em%20v%C3%A0%20gia%20%C4%91%C3%ACnh%20t%
E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.pdf
4. Cassinat, J., Whiteman, S., Serang, S., Dotterer, A., Mustillo, S.,
Maggs, J., & Kelly, B. (2021). Changes in family chaos and family
relationships during the COVID-19 pandemic: Evidence from a
longitudinal study. Developmental Psychology, 57(10), 1597-1610.
5. Martin‐Storey, A., Dirks, M., Holfeld, B., Dryburgh, N., & Craig, W.
(2021). Family relationship quality during the COVID‐19 pandemic:
The value of adolescent perceptions of change. Journal Of
Adolescence, 93(1), 190-201.
6. Cổng Thông Tin Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. (2022). Retrieved 17
July 2022, from http://hoilhpn.org.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-
tiet/gia-%C4%91inh-viet-x2013-giu-lua-yeu-thuong-cung-vuot-qua-
%C4%91ai-dich-covid-19-39070-306.html
7. Bạo lực gia đình “nở rộ” mùa covid (2022). Retrieved 17 July 2022,
from https://tienphong.vn/bao-luc-gia-dinh-no-ro-mua-covid-19-
post1377562.tpo
8. Gia tăng bạo lực gia đình trong mùa dịch Covid-19 - VỤ GIA ĐÌNH.
(2020). Retrieved 17 July 2022, from http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/gia-
tang-bao-luc-gia-dinh-trong-mua-dich-covid-
17
19/#:~:text=B%E1%BA%A1o%20l%E1%BB%B1c%20gia%20%C4
%91%C3%ACnh%20%C4%91%E1%BA%BFn,c%C6%A1%20b%E1
%BA%A1o%20l%E1%BB%B1c%20gia%20%C4%91%C3%ACnh.

18

You might also like