You are on page 1of 6

VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Chủ đề: Victim blaming


I. Dẫn dắt
Hiện nay chủ đề victim blaming đang dần được nhắc đến nhiều hơn khi xã hội
đang trên đà phát triển và con người cũng tiến bộ, văn minh hơn. Dù vậy vẫn
còn rất nhiều người chưa được phổ cập về nó hoặc chỉ mới nghe qua ở một vài
khía cạnh. Bài thuyết trình sau đây của chúng em sẽ bàn luận về hiện tượng
victim blaming và ảnh hưởng của nó trong đời sống thường ngày.
II. Khái niệm
Victim blaming hay còn được gọi là đổ lỗi cho nạn nhân là hành vi quy trách
nhiệm về nạn nhân thay vì thủ phạm khi một tội ác diễn ra, ví dụ như hành hung
hoặc quấy rối. Đây còn là cách để bảo vệ nhóm người có uy thế hoặc chiếm ưu
thế, có đặc quyền hơn trong xã hội. Lúc này, thủ phạm hoặc những người xung
quanh sẽ đổ lỗi cho nạn nhân bằng cách cho rằng họ đã có hành động, lời nói
hoặc cách ăn mặc gây kích động bạo lực, xứng đáng phải chịu tội ác đó. Từ đó,
người bị hại sẽ buộc phải đối mặt với búa rìu dư luận, gây khó khăn cho cuộc
sống của họ.
III. Thực trạng + Dẫn chứng
1. Thực trạng / Biểu hiện
- Điều đáng buồn là cho tới thời điểm hiện tại, tâm lý tai hại này vẫn diễn
ra một cách phổ biến trong tư duy của đại đa số người Việt, như thể
victim blaming đã dần đi sâu vào tiềm thức của mỗi người. Xã hội dường
như chú ý nhiều hơn về việc nạn nhân đã làm gì để “đáng” bị như vậy,
thay vì quan tâm tới những gì thủ phạm đã làm.
- Xâm hại tình dục: Trong nhiều trường hợp, xã hội quay lưng với nạn
nhân thay vì cố gắng lấy lại sự công bằng cho họ. Người ta đổ lỗi tại nạn
nhân ăn mặc quá hở hang, đi một mình vào ban đêm, không biết giữ
mình, không có ý tứ,... và mọi chuyện xảy ra đều là do hành vi, lời nói
của họ. Nếu nạn nhân uống say thì người ta đổ lỗi do nạn nhân sơ sẩy,
không cẩn thận thì còn trách ai? Còn nếu kẻ quấy rối uống say thì người
ta nói rằng họ chỉ đơn thuần là không còn đủ tỉnh táo, không biết kiểm
soát hành động của mình nhất thời. Qua những lời nói cay độc, xã hội
tuyên truyền vào tâm trí nạn nhân rằng mọi trách nhiệm đều quy về họ.
Nếu họ đã không đẩy bản thân vào tình thế dễ bị tổn thương, không
“khiêu khích" kẻ xâm hại hay nếu họ biết cách chống trả, xử lý tình
huống khôn khéo hơn thì mọi chuyện đã không đến nông nỗi ấy. Chính vì
vậy, đa số nạn nhân đều mang trong mình cảm giác xấu hổ, mặc cảm, tội
lỗi như thể những gì xảy đến với họ đều do họ tự chuốc hoạ vào thân.
Điều này cũng khiến nhiều nạn nhân chịu đựng sự bất công trong im
lặng. Họ quá sợ hãi để lên tiếng, để tố cáo bởi những định kiến luôn tồn
tại trong xã hội, bởi họ không muốn đối mặt với sự đánh giá, phán xét từ
hiện tượng victim blaming.
- Bạo lực gia đình: Có lẽ chúng ta cũng đã quá quen thuộc với những tình
trạng bạo lực gia đình. Trong hôn nhân, nhiều phụ nữ đã chịu sự thao
túng tâm lý, ngược đãi từ người chồng và với nhiều lí do khác nhau (ví dụ
như là vì con cái, vì sợ hãi, vì phụ thuộc tài chính,...) mà họ không thể rời
bỏ được mối quan hệ đó. Người ta luôn dễ dàng tuôn ra những câu nói ác
ý: “Là phụ nữ thì phải biết nhẫn nhịn hơn chứ.”; “Cô hẳn phải nói gì kích
động chồng thì nó mới đánh.”; “Biết tính khí chồng như vậy rồi mà vẫn
tỏ thái độ làm gì?”; “Ai bảo không cưới thằng chồng tử tế hơn ngay từ
đầu?”;... Nhiều người thường giảm nhẹ đi tính nghiêm trọng của vấn đề,
cho rằng người vợ đang nhạy cảm, phản ứng thái quá,... Xã hội viện cớ,
bao biện cho hành động, bản tính của người đàn ông thay vì bảo vệ người
phụ nữ đang chịu tổn hại nặng nề.
- Bạo lực mạng: Hiện tượng tấn công, lăng mạ các cá nhân trên mạng xã
hội không còn xa lạ với mỗi chúng ta. Nạn nhân của bạo lực mạng thông
thường không nhận được nhiều sự động viên, hỗ trợ mà thay vào đó, họ
là người bị chỉ trích gay gắt. Xã hội không cảm thông với nạn nhân và đổ
lỗi do họ chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân, không cẩn trọng khi tương
tác qua mạng, không đăng xuất sớm hơn, không tìm kiếm sự giúp đỡ từ
gia đình, người thân... Người ta cũng không coi trọng cảm xúc và trải
nghiệm của nạn nhân khi nói rằng những dòng tin nhắn cay nghiệt, bình
luận tiêu cực, tin đồn thất thiệt lan truyền trên mạng không có ý nghĩa gì,
nạn nhân chẳng có lí do gì để cảm thấy tổn thương.

2. Dẫn chứng
- XHTD+Bạo lực mạng: Đã xảy ra rất nhiều trường hợp xâm hại tình dục
trắng trợn, nhưng phản ứng của mọi người, đặc biệt là cộng đồng mạng,
có những lời lẽ khiếm nhã về nạn nhân. Vụ cô gái bị hấp diêm tại
homestay ở Hà Giang từng xôn xao 1 thời chính là 1 ví dụ điển hình.
“T.N.L kể lại, tối 17/9, sau khi ăn cơm tối cùng đoàn, cô trở về phòng vào lúc
10h30 phút. Tới khoảng 1h30 sáng, cô đang ngủ say thì một thanh niên lẻn
vào phòng và khống chế L, cưỡng ép cô quan hệ tình dục.
Khi ấy, thân gái một mình hoảng sợ không dám tri hô kêu cứu, T.N.L giả vờ
thỏa hiệp rồi lấy tay bật đèn ngủ trên đầu giường, để nhìn mặt kẻ hiếp dâm, là
một thanh niên bản địa mà cô không hề quen biết.

Sau khi xảy ra vụ việc, những người đi cùng cho biết thanh niên này là người
đã theo dõi cô từ trước. Hắn không phải là người của homestay nhưng đi lại
tự do, ngồi ăn bữa tối cùng cả đoàn của T.N.L.” Tuy nhiên, nhiều bình luận
trên các trang thông tin mạng lại có ý chỉ trích nạn nhân nhiều hơn là thông
cảm.
- Bạo lực học đường:
- Bạo lực mạng: Cô gái hở lưng trên TikTok: chia làm 2 luồng ý kiến: +
Ủng hộ: Cho rằng không có gì phản cảm, đó là style ăn mặc riêng của
mỗi người
- + Phản đối: Cho rằng không hợp với thuần phong mĩ tục, phản cảm,
không phù hợp, và đáng lên án
IV. Nguyên nhân
Nạn nhân bị đổ lỗi bởi đám đông cho rằng nguyên nhân của sự việc đến từ
những yếu tố bản chất chứ không phải những tác động bên ngoài.
Bên cạnh đó, xu hướng Victim Blaming còn đến từ sự tin tưởng của chúng ta
vào một thế giới công bằng. Cụ thể, những sự việc xảy đến với chúng ta ở hiện
tại chính là kết quả của quá khứ. Vậy nên, khi một người bị hại, cộng đồng có
xu hướng đổ lỗi cho những việc làm của nạn nhân trong quá khứ.
Lối suy nghĩ này được thể hiện rõ nhất qua những câu nhận xét “Không có lửa
làm sao có khói” – một trong những lời nhận xét quen thuộc khi ai đó muốn đổ
lỗi cho nạn nhân.
Ngoài ra, hiện tượng victim blaming cũng đến từ việc xã hội luôn có xu hướng
bảo vệ quyền lợi cho nhóm người chiếm ưu thế hơn, ví dụ như là đàn ông,
người da trắng,...Khi những con người có đặc quyền ấy phạm tội ác hoặc có
những lời nói, hành động trái đạo đức, những người xung quanh sẽ ngay lập tức
biện hộ cho họ và hướng luồng chỉ trích vào những con người yếu thế hơn như
phụ nữ, người da màu, những người thuộc cộng đồng LGBTQ+,....Victim
blaming là điển hình của việc xã hội ưu ái
V. Tác hại
Hành vi sai trái này đang dẫn đến những tác hại, hậu quả nghiêm trọng. Những
quan điểm sai lầm, lệch lạc đang dần xuất hiện ngày càng nhiều trên các nền
tảng mạng xã hội khiến cho hiện tượng phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em
trở nên ngày càng phổ biến. Không chỉ ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, hành vi đổ
lỗi cho nạn nhân đang tạo điều kiện cho tội phạm trốn tránh trách nhiệm, ngăn
nạn nhân nhận được sự giúp đỡ cần thiết. Ngoài ra, khi nạn nhân trở thành tâm
điểm của những sự chỉ trích nặng nề, họ sẽ mất đi dũng khí để đứng lên tố cáo,
đòi lại công bằng và đối diện với thủ phạm. Về lâu về dài, nạn nhân sẽ dần khép
mình và suy nghĩ tiêu cực, chịu những tổn thương tâm lý không đáng có. Nếu
tình trạng này còn tiếp diễn, công lý sẽ không được thực thi và ảnh hưởng xấu
đến an ninh trật tự xã hội.
VI. Giải pháp
- Giáo dục: Giáo dục là phương pháp truyền đạt kiến thức, các kĩ năng đạo
đức và xây dựng, hoàn thiện nhân cách của một con người. Vậy nên ta có
thể thông qua phương thức giáo dục để phổ cập những kiến thức, thông
tin về victim blaming cho mọi người xung quanh. Qua giáo dục ở trường
học, trẻ em sẽ được dạy cách phân biệt phải trái đúng sai, đối nhân xử thế
để hiểu rõ trong một sự việc ai mới là người có lỗi và người cần được
giúp đỡ là ai. Ta cũng có thể tổ chức các buổi tuyên truyền, cùng với
băng rôn, poster, khẩu hiệu với ý nghĩa như “Đừng đổ lỗi cho nạn nhân”,
“Người bị hại không có lỗi”, và chuẩn bị các bài nói về khái niệm, thực
trạng của victim blaming, gợi ý những hành động mà chính người dân có
thể làm để bảo vệ bản thân cũng như là để bảo vệ những người yếu thế.
- Xã hội và pháp luật: Xã hội và pháp luật cũng đóng một vai trò quan
trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ xảy ra hiện tượng victim blaming.
Những người có quyền xét xử, cần xử lý những người thực sự có tội một
cách thích đáng, công tư phân minh, không dung túng cho bất kì một
hành vi sai trái nào. Chỉ có như vậy thì kẻ ác mới nhìn thẳng vào sai lầm
của bản thân và cảm thấy sợ hãi trước sự răn đe của pháp luật. Những kẻ
đang nhen nhóm ý đồ xấu cũng sẽ nhụt chí dần và từ bỏ. Ví dụ như khi
một người bị xâm hại tình dục, thường nạn nhân sẽ là người bị chỉ trích
một cách bất công, bị đổ lỗi, gán cho những tội danh mà họ không làm,
tạo cho thủ phạm cơ hội để đe doạ, thao túng tâm lý họ, khiến nạn nhân
nghĩ rằng kể cả pháp luật cũng sẽ không nghiêng về phía người bị hại.
Nhưng một khi pháp luật thắt chặt, nghiêm minh, đứng ra bảo vệ nạn
nhân, họ sẽ cảm thấy an toàn hơn, tự tin hơn để tố cáo những kẻ tàn ác,
vô nhân tính. Vì có pháp luật ở đó, mọi người sẽ nhận thức rõ hơn và hiểu
rõ đối tượng nào cần bị chỉ trích, xử lý thay vì chĩa búa rìu dư luận vào
nạn nhân.
- Dư luận và truyền thông: Đây chính là một con dao hai lưỡi khi ta nói
về victim blaming. Nó có thể chính là nguồn cơn nhưng cũng có thể là
giải pháp, vì nội dung của một bài báo hay của những lời truyền tai nhau
có thể lan truyền với tốc độ chóng mặt và thậm chí có thể thay đổi hoàn
toàn tính chất của một sự việc. Vậy nên trước khi đưa ra phát ngôn, quan
điểm, mọi người cần kiểm chứng sự thật, chắt lọc thông tin kỹ càng; các
công ty truyền thông cũng cần đưa tin một cách trung thực, khách quan,
truyền tải thông tin chính xác cho người dân, không vụ lợi hay để hối lộ
từ thủ phạm làm mờ mắt mà khiến cho nạn nhân phải chịu oan ức, chỉ
trích. Khi có một sự việc không hay xảy ra, ta không nên hướng các câu
hỏi đầy công kích, đàm tiếu về phía nạn nhân, những người trước đó đã
phải chịu thương tổn do những kẻ xấu gây ra, mà người ta cần chất vấn
và chỉ trích chính là người đã gây nên mọi tội ác và sai lầm.
VII. Liên hệ bản thân
Trên thế giới hay trong cuộc sống xung quanh vẫn còn rất nhiều trường hợp mọi
người phải trải qua victim blaming mà không thể biện minh cho bản thân hoặc
là gặp phải nhưng không nhận ra. Điều mỗi người chúng ta cần làm là nắm
được kiến thức cơ bản về victim blaming; giữ một góc nhìn khách quan, công
bằng trong mọi chuyện; không đổ lỗi cho nạn nhân, những người yếu thế mà
thay vào đó hãy bảo vệ, giúp đỡ họ, chống lại những người có ác ý, chủ đích
xấu. Những việc làm này không chỉ để giúp mọi người xung quanh mà còn là để
bảo vệ bản thân khỏi những oan trái, bất công.

You might also like