You are on page 1of 4

Trong giai đoạn gần đây thì rất nhiều vụ việc bạo hành trẻ em được đưa

trên các phương tiện truyền thông đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đến
rất nhiều người về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bảo vệ trẻ em và
quyền lợi chính đáng của trẻ em giờ đây đã không còn là trách nhiệm
riêng của mỗi gia đình mà nó cần sự chung tay của cả xã hội để tạo ra
môi trường phát triển và giáo dục tốt nhất cho trẻ em.

Vậy bạo hành trẻ em là gì? Bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối
xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, hành hạ,
ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn
hại về thể chất, tinh thần của trẻ em dẫn đến những mối nguy hiện tiềm
năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.

Bạo hành trẻ em luôn được đánh giá là một vấn nạn cần được giải quyết
càng sớm càng tốt. Trẻ em là búp măng non chưa phát triển đầy đủ, các
em chưa được trang bị những kỹ năng để có thể tự bảo vệ chính bản thân
mình. Cũng chính vì vậy mà gần đây trên báo chí, thời sự, ta được nghe
rất nhiều những vụ việc thương tâm về bạo hành trẻ em. Chắc hẳn trong
chúng ta không ai không biết và chưa quên trường hợp thật đau lòng của
bé Đan Trân, trường mầm non Thiên Thơ, bị cô bảo mẫu Lê Vi, vì muốn
bé ngừng khóc mà dán băng keo vào miệng và dẫn đến cái chết thương
tâm. Hay vụ bé Hảo mới 4 tuổi đã bị ngay người mẹ “đứt ruột” đẻ ra
mình bạo hành bằng việc dùng kéo cắt ngón tay để “cảnh cáo” và dùng
dao phạt đứt gót chân con. Còn vụ việc cô bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa ở
Biên Hoà, Đồng Nai đã dùng bạo lực đánh đập, tát, vả... những đứa trẻ
còn rất non yếu do bà ta trông giữ, đến độ bà phải lãnh án tù. Và mấy
ngày vừa qua dư luận bàng hoàng và dậy sóng khi hay tin bé Đ.N.A bị
người tình của mẹ bé, đối tượng Nguyễn Trung Huyên, 30 tuổi (trú tại
huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã khiến bé N.A đã phải 4 lần nhập viện cấp
cứu, do uống thuốc sâu, nuốt dị vật, bị gãy tay và lần cuối đã gây ra cái
chết thương tâm cho bé là bị 9 chiếc đinh ghim vào đầu. Đây là những vụ
việc được ghi chép gần đây nhưng theo số liệu của Bộ Công an, năm
2020 có gần 2.000 vụ bạo hành trẻ bị phát hiện. Đáng nói, 97% số vụ bị
phát hiện, kẻ gây hại đều thân, quen với nạn nhân. Có thật là “thương cho
roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay chỉ là cái cớ, là vỏ bọc để cha mẹ,
để con người ta bày ra những thú tính man rợ độc ác lên trẻ em rồi giấu
nhẹm chúng.
Bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án mạnh mẽ. Như Bác
Hồ đã từng viết “Trẻ em ... là bầy con cưng” hay “Trẻ em như búp trên
cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Nhưng hình ảnh vui tươi,
hạnh phúc của trẻ nhỏ chẳng thấy đâu mà bây giờ tràn lan khắp xã hội là
những hình ảnh, những vụ trẻ em bị bạo hành, bị vùi dập bị dẫm đạp ko
thương tiếc. Một xã hội lý ra phải thật văn minh, phải là một cái nôi nuôi
dưỡng những mầm non trẻ ấy vậy vô tình lại bị những con côn trùng chỉ
biết phá hoại, chỉ biết gặm nhắm những mầm lá xanh tươi và “góp phần”
cho việc gieo rắc hiểm họa cho tương lai sau này của đất nước. Nguyên
nhân ư ? Chả cần phải nói ta đã thấy nó rành rành trong những vụ việc
bạo hành trẻ em được viết trên báo gần đây. Con người ta không phải là
hoàn hảo toàn diện nhưng ít ra tâm hồn, nhân cách con người cũng phải
được ít nhất 2/3 chứ. Cái thú tính cần phải loại bỏ chính là con quỷ “đố
kị”, chỉ vì sợ con mình không có đủ tình yêu thương, ganh ghét nên hắt
hủi đánh đập con riêng của chồng, vợ vì ghét hay nhiều lúc chỉ vì : “trông
mày giống hệt thằng chồng cũ, con vợ cũ của A”. Những lý do thật nực
cười, thật xấu xí! Là một sự sỉ nhục với những người được thượng đế ban
tặng cho tên gọi khác là “mẹ”, “cha”. Những người bạo hành con cái, trẻ
em là những người không yêu con, không yêu trẻ và có cách giáo dục
thiếu tình thương: Những câu ca dao, tục ngữ như “Phụ tử tình thâm”,
“Hổ dữ cũng không ăn thịt con”,… vậy những kẻ ấy con chẳng bằng con
thú dữ hay sao? Trẻ em bị bạo hành cũng chính là tại vì “trình độ dân trí
thấp”. Những người đánh đập, bạo hành trẻ em là những con người mất
hết lương tri, suy đồi đạo đức nhất là với những người bạo hành là bậc
cha mẹ “phụ tử tình thâm, máu chảy ruột mềm” thử hỏi có còn bằng loài
cầm thú nữa hay chăng? Đến “hổ báo cũng chẳng ăn thịt con”. Hoặc có
thể những người này không nắm được pháp luật, có nhận thức lệch lạc về
cách dạy trẻ “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”? Có những
người thì tự bào chữa rằng con tôi, tôi muốn làm gì thì làm! Hai từ thôi:
Cổ hủ! Nhưng dù gì ta cũng không thể phủ nhận nguyên nhân từ phía xã
hội, khi quyền trẻ em chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Nhiều
người còn tư tưởng “ôm rơm rặm bụng” nên thờ ơ trước những hành vi
bạo hành đó. Sợ bị liên lụy? Không sai, quả không sai nhưng như vậy còn
đáng làm con người không, trái tim ta để đâu? Là kiều bào mà nỡ nhìn
những thế hệ sau, thế hệ con cháu bị đối xử thậm tệ, bị bạo hành hay sao?
Có lẽ họ không nhận ra được mà còn có một số trường hợp khác là do bị
người xấu lợi dụng (chủ yếu là người trong nước), từ việc bắt cóc trẻ em,
bẻ gãy tay chân để bị tàn phế gây niềm đau xót cho người qua lại, để
buôn bán hàng hóa kiếm tiền. Liệu còn tàn ác đến mức nào cơ chứ!
Không bị bố dượng, mẹ ghẻ, bị người xấu thì cũng do chính bậc phụ mẫu
máu mủ ruột thịt bóc lột sức lao động làm việc kiếm tiền do hoàn cảnh
khó khăn, kinh tế thiếu thốn.

Làm sao, làm thế nào để cho trẻ em có thể có được một niềm vui, ký ức
đáng nhớ cho tuổi thơ khi mai này lớn lên? Hay chỉ là những sự sợ hãi, sự
đau khổ về thời thơ ấu chỉ muốn cắt phăng nó khỏi vùng ký ức. Bạo hành
trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những
đứa trẻ non nớt, vô tội. Những thân thể non nớt với những vết thương
rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết
sẹo mãi chẳng lành.  Những cuộc bạo hành về tinh thần hay thể chất đều
sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Những đứa trẻ thường xuyên bị
bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ,
thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Từ đó dễ hình thành cho trẻ những
tính cách không tốt như: ưa bạo lực, thích đánh nhau, lầm lì… Đặc biệt ở
nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ
nó được chứng kiến. Theo số liệu điều tra của Uỷ ban dân số gia đình và
trẻ em, có đến 80% em bỏ nhà hoặc phạm pháp đều là nạn nhân của nạn
bạo hành. Những vết thương về thể xác có thể sẽ lành theo thời gian.
Nhưng những vết thương về tinh thần thì sẽ còn ám ảnh con người rất
lâu.

Bạo hành là một hành vi vô cùng xấu xa, cần lên án. Bạo hành trong gia
đình gây ra mối bất hoà và ảnh hưởng lớn tới sự bền vững của gia đình và
xã hội. Còn bạo hành ngoài xã hội thì ảnh hưởng tới tâm lý, nhận thức,
ứng xử của con người. Mỗi người cần lên án mạnh mẽ các hành vi bạo
hành, mạnh dạn tố giác, không bao che. Nhà nước cần có chính sách pháp
luật xử phạt nghiêm minh đối với người bạo hành trẻ em. Những chính
sách bảo vệ trẻ cần được đẩy mạnh. Cơ sở, hệ thống giáo dục cần quan
tâm tới đào tạo đội ngũ giáo viên chuẩn mực trong cách dạy dỗ, giao tiếp
ứng xử đối với học sinh. Xóa bỏ những tiềm thức đã ăn sâu vào nếp sống
từ xưa đến nay là khó khăn nhưng cần thay đổi để xã hội trở nên văn
minh hơn. Mỗi cá nhân hãy nhận thức được tác hại của hành vi bạo hành
trẻ em. Từ đó có ý thức bảo vệ và yêu thương các em. Từ gia đình, nhà
trường và xã hội đều cần phải chung tay bảo vệ trẻ em, thường xuyên tổ
chức những hoạt động phong trào yêu thương, an ủi, động viên những trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn, bị bạo hành. “Trẻ em như búp trên cành”, trẻ
em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hãy chăm sóc và bảo
vệ trẻ nhỏ vì chúng đáng được nhận mọi sự yêu thương. Đừng để bạo
hành trẻ em trong gia đình làm mất đi tương lai của con nhỏ.

“Góp gió thành bão” mỗi người dân Việt Nam đều đồng lòng yêu thương,
quan tâm và lên án mạnh mẽ những vấn nạn bạo hành trẻ em thì nhất định
sẽ giảm được lượng trẻ em bị bạo hành. Chúng ta mỗi người công dân
Việt Nam cần quan tâm thực hiện bằng được cam kết mà Việt Nam -
nước đầu tiên ở châu Á ký kết công ước về đảm bảo quyền trẻ em. Pháp
luật và cả xã hội cùng chung tay góp sức, báo chí và các cơ quan ngôn
luật phía tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền trẻ em, lên án những
hành vi bạo hành trẻ em, các tổ chức bảo vệ quyền lợi trẻ em phải lên
tiếng… Tất cả góp thành một làn sóng mạnh mẽ hơn.

You might also like