You are on page 1of 12

* Bổ sung: nhận thức đúng thế nào là bạo hành trẻ em?

Đánh đập, bạo lực về thể tác trẻ như cấu, véo, dùng roi, trói hoặc hành vi làm tổn hại về
thân thể
Ngược đãi không cho trẻ ăn uống, ngủ hay sinh hoạt đúng với lứa tuổi
Xâm hại về thân thể hay không có các hành vi can thiệp khi trẻ bị xâm hại
Chửi mắng, lăng mạ, hạ nhục nhân phẩm hay thường xuyên gây áp lực về tâm lý cho trẻ
Cô lập trẻ, không cho trẻ tiếp xúc với môi trường ngoài xã hội hay học tập
Ép trẻ làm các công việc quá sức, không phù hợp như ép con đi ăn xin, trộm cắp..
Không cho trẻ đến bệnh viện khi sức khỏe có vấn đề
Cố ý bỏ rơi trẻ em
Ép trẻ phải nghỉ học hay bỏ học
1. Thực trạng
Mỗi năm, số ca bạo hành trẻ em đưa công khai rộng rãi trên truyền thông chỉ là hàng
chục. Tuy nhiên thực tế, con số này có thể là hàng trăm, hàng ngàn ca. Câu chuyện bảo
mẫu kẹp đầu, tát vào mặt bé 3 tháng tuổi hay chuyện giáo viên trường mầm non dốc
ngược bé 4 tuổi vào máy vặt lông gà xảy ra năm 2017 đến nay vẫn còn khiến nhiều
người bàng hoàng khi nghĩ đến.
Sau đây là những vụ việc bạo hành thương tâm nổi trội trong khoảng 1-2 năm gần đây:
 Mẹ kế đánh con gái 8 tuổi tử vong ở TP.HCM
Vụ việc “mẹ kế” đánh đập; bạo hành đến chết bé N.T.V.A (8 tuổi, ở TP.HCM) cách đây
không lâu khiến dư luận vô cùng bức xúc. Ngày 28.12; Cơ quan điều tra Công an Q.Bình
Thạnh quyết định khởi tố vụ án; khởi tố bị can Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi; ở Gia
Lai) về tội “hành hạ người khác”. Nguyễn Võ Quỳnh Trang là “mẹ kế” bạo hành con riêng
của ông Nguyễn Kim Trung Thái (người tình của Trang).

Trong thời gian dài cùng sống chung; Trang nhiều lần đánh đập bé V.A; gây nên nhiều
vết bầm trên người. Cụ thể; Trang dùng roi mây để “răn dạy” bé A. và tiếp tục dùng gậy
gỗ đánh đập khi roi mây bị gãy.

Đến ngày 22.12.2021; trong quá trình dạy học cháu A; theo cơ quan công an Trang
nhiều lần đánh cháu trong suốt 4 giờ đồng hồ vì làm bài sai. Sau đó; cháu A. bị nôn ói;
ông Thái đưa cháu đi cấp cứu nhưng cháu A. tử vong sau đó.

Với manh mối điều tra được; sau đó Công an TP.HCM đã khởi tố bổ sung tội giết người
với Trang và khởi tố bắt tạm giam ông Thái (cha của bé) với hành vi Che giấu tội phạm.

 Bé gái 3 tuổi bị cắm 9 cây đinh vào đầu


Mấy ngày qua, thêm vụ việc bạo hành trẻ em ở H.Thạch Thất, Hà Nội khiến dư luận vô
cùng phẫn nộ. Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, ở xã Canh Nậu, H.Thạch Thất) là nghi
phạm găm 9 vật cứng vào đầu bé Đ.N.A (3 tuổi, ở xã Canh Nậu, H.Thạch Thất). Huyên
là nhân tình và đã về ở chung trọ với mẹ bé.

Trước đó, chiều 18.1, Công an H.Thạch Thất nhận tin báo về việc bé A. nhập viện trong
tình trạng hôn mê. Qua chụp chiếu, bệnh viện xác định trong sọ bé gái có 9 vật thể cứng
giống đinh. Hiện bé vẫn đang điều trị tại BV Xanh Pôn.

 Bé gái 12 tuổi bị cha dượng xâm hại, mẹ bạo hành


Tháng 2.2021, Công an Q.Hà Đông (Hà Nội) quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối
với Phạm Thanh Tùng (31 tuổi, ở P.Vạn Phúc, Q.Hà Đông) về tội “hiếp dâm người dưới
16 tuổi” quy định tại khoản 2 điều 142 bộ luật Hình sự 2015 và khởi tố Hoàng Thị Thu
Huyền (34 tuổi, ở P.Hà Cầu, Q.Hà Đông) về tội “hành hạ con”, quy định tại khoản 2, điều
185 bộ luật Hình sự 2015.

Theo kết quả điều tra ban đầu, sau khi ly dị chồng, Huyền nhận nuôi bé N.H.B (12 tuổi).
Trong quá trình sinh sống, Huyền thường xuyên dùng ống nước, dây điện, gậy tre đánh
vào chân, tay, lưng khiến bé bị bầm tím khắp cơ thể. Chỉ đến khi người thân phát hiện,
“giải cứu” thì bé mới thoát khỏi người mẹ đẻ vô tâm này.

 Cha dượng bạo hành bé trai 5 tuổi


Khuya 4.8.2021, một đoạn clip dài khoảng 4 phút ghi lại cảnh một người đàn ông đang
bạo hành, đánh đập một em bé tại nhà được đăng lên mạng xã hội khiến nhiều người
căm phẫn. Vụ việc xảy ra tại khu phố Bình Quới B, P.Bình Chuẩn, TP.Thuận An, Bình
Dương.

Vào cuộc điều tra, Công an TP Thuận An đã bắt giữ Lê Hoài Nam (sinh năm 1992, ở
Q.8, TP.HCM – người đánh bé trong đoạn clip. Theo đó, từ năm 2020, Nam sống chung
như vợ chồng với chị N.H.T (29 tuổi, ngụ Đồng Nai) và con riêng của chị là bé trai N.P.A
(5 tuổi) – nạn nhân bị hành hạ trong đoạn clip.

Quá trình sinh sống với chị T., Nam thường đánh đập chửi mắng cháu A. Đỉnh điểm vào
tối 3.8, cháu A. đòi ra ngoài chơi nên Nam đã đánh đập cháu bé. Trong lúc Nam đánh
cháu, những người sinh sống gần bên nhà can ngăn nhưng bị Nam hăm dọa nên đã
quay clip nhằm tố giác với cơ quan chức năng. Cơ quan công an cũng xác định được
đây không phải lần đầu Nam đánh cháu A.

 Bố dùng đũa đánh con lớp 1 đến chết ở Hà Nội


Tháng 9.2021, Lê Thành Công (43 tuổi, ở P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm) dạy con gái học
là bé L.H.A (6 tuổi) tại nhà riêng. Quá trình học, thấy bé A. mất tập trung, chậm tiếp thu
nên Công dùng đũa gỗ vụt hơn 10 lần vào mu bàn tay trái, cánh tay trái và chân trái con
gái.

Chưa dừng lại, Công tiếp tục bảo vợ lấy chổi để dạy con, nhưng vợ không tìm thấy chổi
nên đưa một thanh tre dài khoảng 50 cm cho Công. Sau đó, Công tiếp tục vụt vào mông,
lưng con gái.

Sau đó, bé A. bị nôn, nóng sốt nên được bố mẹ đưa đến BV Nhi Trung ương thăm khám.
Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định bé A. đã tử vong ngoại viện, cơ thể có nhiều vết bầm
tím nghi do bạo hành, nên báo lực lượng chức năng.

 Như vậy, năm 2021 vừa qua đã chứng kiến rất nhiều vụ bạo hành trẻ em thương
tâm, mức độ và phạm vi bạo lực ngày càng man rợ và rộng rãi. Những năm về
trước có thể nạn bạo hành trẻ em chỉ ở mức tại nhà trường nhưng những năm gần
đây, phạm vi đã gần hơn, trẻ em bị xâm hại bởi ngay chính những người thương
yêu trong gia đình mình
 Bạo hành trẻ em đã không còn là vấn đề còn mới mẻ ở Việt Nam, nó đã xuất hiện
từ rất lâu nhưng chưa được xử lí triệt để. Có thể thấy hầu như các vụ việc thương
tâm nêu trên hầu hết đều phát hiện và can thiệp vào giai đoạn quá muộn, dẫn đến
hậu quả nặng nề cho trẻ cũng như gây hoang mang cho xã hội. Tính chất bạo hành
ngày càng dã man và vấn đề dường như ngọn lửa âm ỉ cháy, nó có thể bùng phát
bất cứ khi nào và thậm chí là bùng phát dữ dội.
2. Thái độ xã hội
Đương nhiên, sau khi cái vụ việc bạo hành được vén bức màn sự thật, toàn thể xã hội
đã cùng lên án mạnh mẽ và yêu cầu xử phạt thích đáng cho những kẻ bạo hành. Thậm
chí Liên Hợp Quốc cũng đã chỉ ra rõ mối nguy hại tiềm tang của nạn bạo hành trẻ em và
bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về vấn nạn trên tại Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề đáng nói
đáng nói ở đấy là thái độ của những người phát giác. Hầu hết các vụ bạo hành gần đây
đều bị phanh phui khi mức độ đã quá nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến sưc khỏe
tâm thần cũng như thể xác của con trẻ, thậm chí là tử vong thương tâm. Những người
ngoài cuộc đã không kịp phát giác vụ việc, cho đó là “việc gia đình”, “cách giáo dục” mà
hoàn toàn không hề nhận thức được rằng đó là hành vị bạo lực. Có rất nhiều vụ bạo
hành trẻ đã xảy ra, hàng xóm biết nhưng không thông báo kịp thời với cơ quan chức
năng. Chung quy lại, thái độ của xã hội đóng vai trò cực kì quan trọng, nạn bạo hành chỉ
có thể được dập tắt khi nó hoàn toàn được can thiệp kịp thời, đúng lúc bởi những người
xung quanh.
3. Nguyên nhân
Bạo hành trẻ em dù với bất cứ nguyên nhân nào cũng không được chấp nhận. Giáo dục
đúng cách và sử dụng bạo lực là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuyệt đối không
được đánh đồng. Mặt khác trên thực tế, việc sử dụng đòn roi vào giáo dục cũng đang bị
lên án rất nhiều hiện nay nên tuyệt đối không thể đổ lỗi cho các lý do này.

Ảnh hưởng từ lối giáo dục “thương cho roi cho vọt”

Theo thống kê từ Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), có đến 71% trẻ từ 1
đến 4 tuổi từng bị xử phạt bằng bạo lực, đòn roi. Tuy nhiên các gia đình luôn cho rằng
làm như vậy để con nên người, để con biết nghe lời. Điều này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi
lối giáo dục “thương cho roi cho vọt” đã được thấm nhuần vào tư tưởng của rất nhiều
người và được lưu truyền từ rất nhiều đời này.

“Thương cho roi cho vọt” là một trong những tư tưởng cũ cần được loại bỏ dần
Không hiếm để bắt gặp trong nhiều gia đình có những chiếc roi để “dạy dỗ” nếu con hư,
thậm chí trên một số sàn thương mại điện tử còn bán các sản phẩm với tên như “roi mây
dạy dỗ trẻ”. Đáng nói là có đến 70% trường hợp bạo lực trẻ em được gây ra bởi chính
người thân trong gia đình. Bản thân người lớn cũng thường cho rằng phải dùng đòn roi
dạy dỗ thì con mới nên người, con mình mình đánh, mình dạy thì không được tính là bạo
hành.

Hoàn cảnh gia đình đặc biệt


Bạo hành trẻ em hầu hết xuất hiện ở những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, gia
đình không đầy đủ, gia đình không hạnh phúc. Cũng chính do sống trong hoàn cảnh này
nên đa phần trẻ khi bị bạo hành thường không dám phản kháng mà thường cố gắng chịu
đựng.

Chẳng hạn

 Sống với cha/ mẹ đơn thân: hầu hết khi sống với cha mẹ đơn thân mà bị bạo lực
chủ yếu xuất hiện ở những người có dân trí thấp, người thiếu hiểu biết về xã hội
đồng thời, việc nuôi con một mình thường do đối phương phản bội, bỏ đi, có người
mới.. Áp lực từ việc chăm sóc con một mình kết hợp với những thù hằn với người
cũ khiến những người này trút giận lên chính những người con của mình.
 Có thêm cha dượng, mẹ kế: đây là một trong những tình huống dễ gây ra bạo lực
gia đình nhất. Có rất nhiều vụ mẹ kế, cha dượng đánh đập, hành hạ con riêng mà
cha mẹ ruột không hề hay biết, thậm chí đáng buồn hơn là biết nhưng làm lơ. Tâm
lý những người cha dượng, mẹ kế thường có phần ghen tị, tức giận với người
trước; đồng thời họ cũng sợ người con chung sau này bị thiệt thòi hơn nên thường
hành hạ con riêng để “giải tỏa” tâm lý xấu xa của mình.
 Không sống với cha mẹ mà sống cùng ông bà, họ hàng: với một số người có
hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm xa nên phải gửi con ở quê để sống cùng họ
hàng như cô dì chú bác hay ông bà. Dù được gia đình gửi tiền về nhưng có những
người vẫn cho rằng con là gánh nặng nên thường xuyên bắt ép làm việc quá sức,
thậm chí đánh con mỗi khi có vấn đề tức giận.
 Gia đình có kinh tế khó khăn: áp lực cuộc sống, áp lực từ việc chăm sóc gia đình
khiến những người trụ cột cảm thấy mệt mỏi nhưng khi ra ngoài lại không thể giải
tỏa nên thường chọn cách trút giận vào gia đình, con cái. Họ có thể có tâm lý chính
vì có con mà cuộc sống của họ mới khó khăn như thế này nên mỗi khi gặp khó
khăn trong các công việc bên ngoài mới chọn cách về la mắng, đánh đập và hành
hạ con. Bạo lực gia đình chính là xuất phát từ những vấn đề này.
 Không được đi học mà phải đi lao động tự kiếm sống: có những đứa trẻ bị bỏ
rơi nên bị những kẻ xấu ép đi ăn xin, đi cướp giật.. Hoặc có những đứa trẻ yếu
đuối, không có gia đình, không đủ học thức nên thường bị những kẻ xấu bóc lột
sức lao động, làm việc quá sức nhưng trả lương rất ít bởi chúng biết rằng sẽ chẳng
có ai đứng ra bảo vệ con
 Cha mẹ đầy đủ nhưng vướng vào tệ nạn xã hội: ở những gia đình có cha mẹ đầy
đủ nhưng dân trí thấp, nghiện ngập cờ bạc, ma túy, hút chích, cá độ.. cũng thường
là những đối tượng bạo hành với chính con cái của mình

Đặc biệt với những trẻ bị bạo hành trong các môi trường sống độc hại, tiêu cực hay phải
đi làm thuê thường được phát hiện rất muộn do những người xung quanh không thông
báo, chỉ khi con rơi vào tình trạng nguy kịch thì mới được các cơ quan chính quyền giải
quyết.

Tuy nhiên cần hiểu rằng, đứa trẻ nào sống trong hoàn cảnh gia đình này cũng bị bạo lực.
Có rất nhiều đứa trẻ trưởng thành trong vòng tay yêu thương của ông bà, được chăm
sóc và dạy dỗ thành người từ chính những người cha dượng, “dì ghẻ”. Vì thế không thể
đánh đồng tất cả các trường hợp này.

Pháp luật về bảo vệ trẻ em chưa chặt chẽ

Trẻ em luôn là đối tượng luôn được đề cao bảo vệ ở khắp mọi đất nước trên toàn thế
giới, tuy nhiên pháp luật Việt Nam  về quyền bảo vệ trẻ em vẫn còn rất nhiều khoảng
trống, lỗ hổng, thiếu các chế tài đủ sức răn đe. Việc thúc đẩy tuyên truyền, nâng cao sự
hiểu biết về các hành vi bạo lực trẻ em hay việc phải chịu trách nhiệm trước phạm luật.
Do đó các hành vi này vẫn xảy ra ngày càng nhiều.

Rất nhiều trường hợp bạo lực trẻ em được gây ra bởi những người trong gia đình đều bị
bỏ qua
Đặc biệt với các trường hợp người gây ra các hành vi hành hạ trẻ chính là cha mẹ thì họ
thường vin vào lý do là mình chỉ đang dạy dỗ con, thương phải cho roi cho vọt thì sao
được tính là bạo hành. Những người xung quanh khi nhìn thấy cũng chỉ cho rằng gia
đình đó đang dạy con bình thường, cha mẹ dạy con thì sao có thể vi phạm pháp luật.

Mặt khác những quy định về bảo vệ trẻ em hay người tố giác vẫn chưa được ban hành
phổ biến rộng rãi. Những đứa trẻ thường tự tố giác đang bị bạo hành cũng thường nằm
trong nhóm từ 11- 18 tuổi, trong khi đó nhóm dưới 11 tuổi là rất ít bởi học chưa nhận
thức được các hành vi của người lớn đồng thời cũng chưa đủ năng lực để xử lý các tình
huống này.
Có những trường hợp sau khi phát hiện bạo hành con cái được chính những người con
tố giác nhưng vì là cha mẹ nên những người này chỉ bị nhắc nhở, phạt hành chính rồi
cho về nhà. Thời gian sau đó của những người con mới thực sự là “địa ngục” vì bị hành
hạ mỗi ngày, bị cô lập không cho ra ngoài vì dám đi báo cáo cha mẹ. Những đứa trẻ này
khi bị đàn áp tinh thần đã không còn dám “kêu cứu” và chịu sự bạo hành đến kiệt quệ.

Sự vô tâm của người lớn

Tâm lý người lớn đều rất sợ phiền phức, ngại đụng chạm, không thích soi mói đến vấn
đề của người khác. Rất nhiều trường hợp bạo hành trẻ em trong một gia đình dù được
những người hàng xóm xung quanh biết, nghe tiếng la hét kêu cứu của con mỗi ngày
nhưng không ai tố giác. Phần vì mọi người sự bị cho là nhiều chuyện, “lo chuyện bao
đồng”.

Mặt khác khi là nhân chứng những người này thường bị gọi ra tòa hay đến các trụ sở
công an để làm việc, viết tường trình hay thậm chí ra tòa làm chứng. Ai cũng muốn mình
trở thành người tốt nhưng lại rất sợ phần phiền phức và sợ bị trả thù nên thường trốn
tránh. Các chế tài về bảo vệ nhân chứng ở nước ta vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, đủ sức
răn đe nên tâm lý e ngại này là điều khó tránh khỏi.

Một số nguyên nhân khác dẫn đến bạo hành trẻ em hiện nay

Đối tượng gây ra các hành vi bạo lực trẻ em có thể là bất cứ ai từ cha mẹ, ông bà, thầy
cô giáo hay những người chỉ vừa lớn hơn con vài tuổi nhưng có sức mạnh lớn hơn. Dù
là bất cứ nguyên nhân nào nhưng không thể phủ nhận nhưng người gây ra các hành vi
này thường có xu hướng bạo lực, dùng bạo lực để giải quyết các nhu cầu, cảm xúc cá
nhân. Dần dần khi các cảm xúc này không thể kiểm soát thì các hành vi bạo hành trẻ em
cũng dần nghiêm trọng hơn.
Rất nhiều bé gái bị cha mẹ hành hạ, không cho đi học chỉ vì là con gái
Một số yếu tố khác cũng liên quan đến bạo hành trẻ em như

 Phân biệt bình đẳng giới: tỷ lệ trẻ em bị bạo hành thường là bé gái khá cao do
tâm lý “trọng nam khinh nữ” vẫn còn ở rất nhiều nơi. Bé gái thường bị ép nghỉ học
sớm, làm việc nhà, cưỡng ép lập gia đình sớm…
 Ảnh hưởng từ môi trường sống: có những trường hợp người gây ra bạo hành
trẻ em chỉ ở độ tuổi 18 đôi mươi nhưng do ảnh hưởng bởi lối giáo dục tiêu cực của
gia đình, của xã hội khiến nhân cách trở nên dị dạng, thiếu đúng đắn. Chúng có xu
hướng sử dụng bạo lực để giải quyết mọi vấn đề, hiếp đáp những kẻ yếu sức hơn
để “giải trí” và để đạt được những điều mình mong muốn.
 Áp lực trong cuộc sống: những câu chuyện về việc giáo viên mầm non đánh học
sinh, bảo mẫu hành hạ trẻ đều một phần xuất phát từ áp lực cuộc sống. Tất nhiên
không thể đổ lỗi hoàn toàn cho áp lực cuộc sống, tuy nhiên khi tinh thần lúc nào
cũng trong trạng thái mệt mỏi rất dễ đến những cảm xúc tiêu cực, những hành vi
bốc đồng mà ngay chính chúng tay đôi khi cũng không thể kiểm soát, chỉ là hành vi
giải tỏa cảm xúc của những người này không phù hợp với đạo lý con người.

4. Hậu quả
Bạo hành trẻ em không chỉ là vấn đề gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến bản thân các
con mà còn liên quan đến toàn xã hội. Một gia đình bạo lực sẽ khiến những đứa trẻ tiếp
theo được ra đời cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi xu hướng bạo lực này. Một xã hội chỉ
toàn bạo lực sẽ chỉ thụt lùi chứ không thể nào phát triển và thành công được.

Rất nhiều đứa bé đã phải ra đi sau một thời gian dài bị hành hạ cả về tinh thần lẫn thể
xác
Một đứa trẻ phải lớn lên trọng bạo lực thì tinh thần không thể tích cực mà luôn tích tụ rất
nhiều điều tiêu cực, dễ biến dạng về nhân cách, nhận thức. Chúng thường cho rằng chỉ
có dùng bạo lực mới có thể giải quyết tất cả hoặc hình thành tâm lý dễ bị đàn áp, không
dám phản kháng, chỉ biết chịu đựng mà không dám lên tiếng, dễ rơi vào những tệ nạn xã
hội xấu xa.

Những vết thương trên thể xác thì có thể nhìn thấy nhưng những vết thương trong tâm
hồn thì chỉ một mình con mới biết nó đau khổ và đáng sợ đến thế nào. Những cơn ác
mộng, sự lo lắng, ám ảnh khiến rất nhiều đứa trẻ mắc các vấn đề tâm lý – tâm thần như
trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc thậm chí là các bệnh thần kinh khác. Cảm xúc trở nên dị
dạng khiến con có các hành vi bốc đồng, chẳng hạn như tấn công nhưng kẻ đã sử dụng
bạo lực với mình.
Đáng buồn hơn, có rất nhiều đứa trẻ bị bạo lực đến nỗi mất mạng, chỉ khi con đã không
còn trên cuộc sống mới được phát hiện. Nhìn những vết thương, vết bầm tím, những vết
sẹo chằng chịt trên người những đứa trẻ mới chỉ 3 tuổi, 5 tuổi khiến không ai là không
khỏi đau lòng.

5. Giải pháp

Cần làm gì khi phát hiện nạn bạo hành trẻ em?

Rất nhiều trường hợp nạn nhân của bạo hành trẻ em rơi vào tình trạng nguy kịch, phải
đến cấp cứu tại bệnh viện thì vụ việc mới được phát hiện và đưa ra ánh sáng. Trong
thực tế tình trạng này còn rất nhiều, gấp hàng chục, hàng trăm lần số trường hợp được
đưa ra dư luận. Hơn hết trẻ em khi đã bị bạo hành từ nhỏ thường chỉ biết chịu đựng, dần
mất đi khả năng phản kháng đồng thời có thể bị cô lập với xã hội nên rất ít trường hợp
người báo cáo là chính là nạn nhân.

Hãy gọi ngay cho đường dây nóng 111 nếu phát hiện có bạo hành trẻ em
Nếu là người phát hiện trẻ bị bạo hành bạn cần nhanh chóng thông báo cho đơn vị chính
quyền địa phương để kịp thời ngăn chặn xử lý. Hoặc nếu không muốn lộ danh tính bạn
có thể gọi cho đường dây nóng 111 để cung cấp thông tin về các trường hợp bị bạo
hành hay nghi ngờ bạo hành. Các cơ quan chức năng có thể liên hệ, tìm cách thu thập
bằng chứng để đưa ra pháp luật nếu có dấu hiệu nghiêm trọng.

Gia đình nếu thấy người thân mình là nạn nhân của bạo lực trẻ em, gia đình bên cạnh
việc báo cáo lên chính quyền địa phương và các đơn vị có thẩm quyền thì còn cần xoa
dịu tâm trí, đưa trẻ đến các trung tâm trị liệu để phục hồi tâm lý, tránh các hệ lụy về lâu
dài cho những tổn thương tinh thần gây ra. Vết sẹo trên cơ thể thì có thể mờ nhưng nỗi
đau trong tâm hồn thì còn mãi, có thể bùng cháy lên bất cứ lúc nào.

Rất nhiều đứa trẻ sau một thời gian bị bạo hành đã gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã
hội thường ngày, khó hòa nhập, sợ người, ảnh hưởng đến cả quá trình hình thành và
phát triển nhân cách trong tương lai. Do đó ngay khi phát hiện các trường hợp trẻ bị bạo
hành cần có các biện pháp xử lý song song với phục hồi sức khỏe, tâm lý để con có môi
trường phát triển tốt nhất.

Giải pháp khắc phục thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay

Bạo hành trẻ em chính là vấn đề gây nhức nhối cần được cả xã hội chung tay giải quyết
từ ngay bây giờ. Một cá nhân không thể nào có thể chống lại nạn bạo hành mà cần có
sự hỗ trợ của cả xã hội, các đơn vị có thẩm quyền, pháp luật Việt Nam.

Thực tế có rất nhiều cơ quan đang thực hiện các công tác bảo vệ trẻ em nhưng sự kết
nối, phối hợp lại chưa chặt chẽ dẫn tới rất nhiều lỗ hổng, thậm chí có những trường hợp
đã phát hiện nhưng lại không có hướng xử lý đúng cách kịp thời dẫn đến những sự cố
đáng tiếc khác. Thậm chí có những trường hợp đã được báo cáo nhưng công tác xử lý
không được tiến hành và chỉ khi vụ việc bị phát hiện, dư luận lên tiếng thì các cơ quan
chức năng mới vào cuộc.

Mỗi người đều cần nâng cao tinh thần chung tay phòng chống bạo hành trẻ em
Một số quy định về Quyền và luật bảo vệ trẻ em hiện này như sau

Căn cứ Điều 52, 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu cha mẹ, ông bà hay những người
thân trong gia đình có hành vi bạo hành trẻ em nhưng chưa đến mức phải chịu trách
nhiệm hình sự sẽ bị phạt hành chính như sau

 Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu có các hành vi như đánh đập gây thương tích;
lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
 Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu có sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các
vật dụng khác gây thương tích.
 Phạt tiền từ 20- 25 triệu nếu có hành vi cố ý bỏ rơi hay ép trẻ lao động quá sức
 Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng khi không can thiệp khi phát hiện trẻ bị xâm hại.

Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền lợi và các chính sách bảo vệ trẻ em, bảo
vệ nhân chứng tố giác các trường hợp bạo hành trẻ em cũng là điều cực kỳ cần thiết.
Ngoài ra việc cung cấp các số điện thoại đường dây nóng giúp tố giác bạo hành cũng
cần được thực hiện rộng rãi hơn ở mọi địa phương, kể cả những nơi có mạng lưới công
nghệ thông tin chưa được phát triển.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần tích cực xây dựng các chương trình tuyên truyền và
vun đắp tinh thần tương thân tương ái, khôi phục truyền thống văn hóa gia đình Việt
Nam trong đó lấy đạo đức, lễ nghĩa làm trọng. Thực hiện mạnh tay loại bỏ các văn hóa
phẩm đồi trụy, đề cao sự bạo lực, các hành vi không đúng với luôn thường đạo lý để hạn
chế cho người dân tiếp xúc với các tư tưởng thiếu tính nhân văn.

Việc hạn chế và kiểm soát được việc sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích hay dẹp
các sòng bài bạc, cá độ cũng góp phần giảm bạo lực cho rất nhiều gia đình. Khi sử dụng
các chất này tinh thần dễ trở nên kích động nên không kiểm soát được bản thân và dễ
xuất hiện các hành vi mang tính bạo lực hơn.

Nhà trường cũng cần tham gia vào việc phòng tránh bạo hành trẻ em thông qua tuyên
truyền, hướng dẫn các em cách tự bảo vệ mình, cách lên tiếng nếu đang là nạn nhân.
Ngoài ra chính các thầy cô giáo cũng là người gần gũi với các con, nếu phát hiện thấy
con có dấu hiệu bị bạo hành chẳng hạn như tay chân thâm bầm, dễ hoảng loạn, hay bị
thương..

Khắc phục và phòng tránh bạo hành trẻ em còn là nhiệm vụ của các đơn vị địa phương.
Không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về quyền và luật bảo vệ trẻ em mà còn
cần triển khai các hoạt động kiểm tra, rà soát các hộ gia đình có liên quan đến tệ nạn, có
trẻ em để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Bạo hành trẻ em không có bất cứ nguyên nhân nào là được chấp nhận, kể cả dùng để
giáo dục cũng cần thực hiện đúng cách, tuyệt đối không nên đưa bạo lực vào. Bản thân
mỗi chúng ta cũng cần nâng cao tinh thần tích cực bài trừ cái xấu, dũng cảm lên tiếng và
báo cáo nếu phát hiện các trường hợp bạo hành trẻ em xung quanh.

You might also like