You are on page 1of 45

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


------

ĐÀO THỊ HƯƠNG - MÃ HV: C00726

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO TRẺ


BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
(Nghiên cứu trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh
Bảo, thành phố Hải Phòng)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Chuyên ngành: công tác xã hội


Mã số: 876.01.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hải

Hà Nội, 2018
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Trẻ em như
búp trên cành, biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em là chủ
nhân tương lai của đất nước, các em cần được bảo vệ, yêu thương và
che chở do sự non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần. Trẻ em bị xâm hại
tình dục còn bị tổn thương và có nhiều thiệt thòi hơn so với trẻ em
cùng lứa tuổi khác, chính vì điều đó các em cần được sự quan tâm
đặc biệt hơn của những người trong gia đình và xã hội. Khi một đứa
trẻ chẳng may trở thành nạn nhân của nạn xâm hại tình dục thì đứa
trẻ đó gặp rất nhiều khó khăn để vượt qua “tai nạn” xảy ra với mình.
Trong khi đó, phần lớn trẻ em bị xâm hại tình dục đều thiếu những
kiến thức kỹ năng cơ bản cho việc giải quyết vấn đề của bản thân.
Những hạn chế này khiến cho trẻ em bị xâm hại tình dục thường bị
tổn thương tâm lý rất nặng, các em thường rơi vào trạng thái trầm
cảm, chán nản, hoang mang, lo sợ và có nhiều em đã tìm đến cái chết
để tự giải quyết vấn đề của mình. Đây là một trong những vấn đề cấp
thiết cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, các ban ngành làm
công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
Theo thống kê năm 2014 của Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội có tới hơn 26.024.591 trẻ em trong đó có 1.462.836 trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt. Trong 10 nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thì có
7308 trẻ là trẻ em lang thang và có 1544 trẻ bị xâm hại tình dục
chiếm 87% là trẻ em gái trong đó dưới 6 tuổi chiếm 8,4%, từ 6 tuổi
đến 13 tuổi chiếm 26,3% và từ 13 tới dưới 16 là 65,3%. Đây một
trong những số liệu thể hiện rất rõ thực trạng trẻ em có hoàn cảnh

1
đặc biệt cần được quan tâm chăm sóc hỗ trợ và có những biện pháp
can thiệp kịp thời. (Báo cáo tổng kết năm 2014 của Bộ Lao động
Thương Binh xã hội năm 2014)
Theo thống kê của Bộ Công an, 5 tháng đầu năm 2018 đã
xảy ra 682 vụ xâm hại trẻ em, 759 đối tượng và 735 trẻ em bị xâm
hại. Trong số đó, số lượng các vụ xâm hại tình dục chiếm tới 84%.
Hành vi xâm hại trẻ em chủ yếu là giết trẻ em, cố ý gây thương tích,
hành hạ, ngược đãi và xâm hại tình dục. (Báo cáo Thống kê của Bộ
Công an nửa năm 2018).
Ở Hải Phòng, trong những năm qua, tình hình xâm hại
tình dục trẻ em là vấn đề rất đáng lo ngại do số vụ xâm hại tình dục
trẻ em ngày một gia tăng. Theo kết quả báo cáo tình hình trẻ em bị
xâm hại của Sở Lao động Thương binh – Xã hội thành phố Hải
Phòng, từ năm 2013 đến năm 2017 tổng số vụ xâm hại tình dục trẻ
em là 199 vụ và có sự gia tăng liên tục qua từng năm. Năm 2013 là
25 vụ, năm 2014 là 32 vụ, năm 2015 là 41 vụ, năm 2016 là 47 vụ,
năm 2017 là 54 vụ (Thống kê của Sở LĐTBXH Hải Phòng). Trẻ em
gái có nguy cơ bị xâm hại tình dục cao hơn so với trẻ em trai đặc biệt
là trong độ tuổi từ 6 tuổi đến 16 tuổi, đối tượng xâm hại chủ yếu là
những người thân của trẻ như: cha ruột, cha dượng, anh em họ hàng,
hoặc những người hàng xóm thân quen với trẻ. Tác động của hành vi
này là để lại cho trẻ em những tổn thương về thân thể, tình cảm, tâm
lí, từ cảm giác lo lắng, sợ hãi, đến những biểu hiện bất ổn về tinh
thần, hoảng loạn. Những tổn thương này không chỉ là những tác hại
trước mắt mà nó có thể kéo dài đến quãng đời sau này của trẻ. Do đó,
vấn đề giáo dục cho trẻ em ý thức cảnh giác, biết phát hiện sớm, tự
phòng ngừa các hoạt động xâm hại tình dục là một biện pháp thiết

2
thực và quan trọng nhất nhằm góp phần phòng chống việc lạm dụng
tình dục trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề giáo dục cho
trẻ em những kỹ năng sống để phòng, tránh nguy cơ bị xâm hại tình
dục vẫn chưa được gia đình và cộng đồng ở tỉnh Hải Phòng nói
chung và ở huyện Vĩnh Bảo nói riêng quan tâm thực hiện đúng mức.
Huyện Vĩnh Bảo với đặc điểm là vùng nông thôn nên việc tiếp cận
thông tin trong việc giáo dục trẻ em những kỹ năng trong cuộc sống
của gia đình còn nhiều hạn chế. Phần lớn các vụ xâm hại tình dục trẻ
em xảy ra trên địa bàn trong thời gian qua là do gia đình thiếu sự
quan tâm đến trẻ em, không đảm bảo môi trường an toàn cho cuộc
sống của trẻ, sự thiếu cảnh giác của gia đình đối với những đối tượng
có thể gây ra xâm hại tình dục với trẻ.
Hiện tại, những trẻ em bị xâm hại tình dục và gia đình của
trẻ bị xâm hại tình dục thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc kết
nối, can thiệp, chăm sóc giúp đỡ, hỗ trợ, tham vấn và làm các thủ tục
hồ sơ tố cáo tội phạm, nhất là hỗ trợ tâm lí cho trẻ bị xâm hại tình
dục hòa nhập cộng đồng, có kĩ năng sống tự bảo vệ bản thân. Từ
những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Công tác xã
hội trong việc hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục (Nghiên cứu
trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố
Hải Phòng)” làm luận văn của mình nhằm góp một phần nhỏ trong
việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích:
Nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng hoạt động công
tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục. Tiến hành áp
dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm

3
hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó
đưa ra một số giải pháp hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục dưới vai trò và
hoạt động của công tác xã hội.
2.2. Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác xã hội trong việc
hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục
- Áp dụng công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ
bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất một số giải pháp trong hoạt động công tác xã hội
trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục.
3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành
trẻ em (NSPCC) (Báo cáo năm 2017), Trên thế giới độ tuổi trung
bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9 tuổi. Cứ 4 bé gái thì có 1 bé
bị xâm hại tình dục, 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Đáng
chú ý, 93% thủ phạm có mối quan hệ quen biết với nạn nhân, trong
đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình nạn nhân. Vấn
nạn này có xu hướng gia tăng đối với trẻ em nam. Tại Việt
Nam, trước đây trẻ bị xâm hại thường là 13-18 tuổi thì nay xuất hiện
nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5-13. (Báo cáo Thống kê của Hiệp hội Quốc
gia Phòng chống bạo hành trẻ em năm 2017)
Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam - UNFPA cũng từng
đưa ra số liệu thống kê cho thấy: Tại Mỹ, cứ 8 phút, các nhân viên xã
hội lại tìm thấy bằng chứng hoặc khẳng định một trường hợp trẻ bị
xâm hại tình dục (số liệu thống kê trong giai đoạn năm 2012 - 2015).
Trong khi đó, theo một báo cáo của hiệp hội thương mại Solidarity

4
Helping Hand, Nam Phi, cứ 3 phút lại có một trẻ em bị xâm hại tình
dục. Còn tại Ấn Độ - một trong 5 quốc gia có các vụ tấn công , xâm
hại tình dục trẻ em cao nhất thế giới, con số thống kê cho thấy từ
năm 2001-2011, có 48.000 vụ hiếp dâm trẻ em đã được ghi nhận, cứ
4 bé gái thì có 1 bé bị xâm hại tình dục, con số này ở các bé trai là 6,
tức là cứ 6 bé trai thì có 1 bé bị xâm hại tình dục. Các nạn nhân bị
xâm hại tình dục thường ở độ tuổi rất nhỏ, trung bình là 9 tuổi. Đang
ngạc nhiên là có tới 93% kẻ xâm hại là người các bé quen biết và
47% khả năng kẻ bị xâm hại ở trong gia đình hoặc họ hàng. Những
số liệu khiến nhiều người giật mình hoảng hốt. Hành vi xâm hại tình
dục trẻ em không chỉ khiến sức khoẻ các bé bị ảnh hưởng mà còn
gây ra những tổn thương về tâm lý khó hồi phục, ám ảnh các em suốt
cuộc đời. Chính vì vậy, để ngăn chặn các vụ dâm ô, xâm hại tình dục
trẻ em, người lớn, đặc biệt là các bậc làm cha làm mẹ cần phải trang
bị cho con em mình nhưng kỹ năng cần thiết để bảo vệ mình, đối phó
với những “yêu râu xanh” đang tồn tại bên ngoài xã hội (số liệu
thống kê của Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam - UNFPA trong
giai đoạn năm 2012 - 2015)
Trong phạm vi điểm luận các nghiên cứu, các báo cáo về trẻ
bị xâm hại tình dục, tác giả không thể điểm luận được hết những kết
quả mà các quốc gia và các tổ chức, cá nhân đã làm. Tuy nhiên qua
những gì ở trên cho thấy việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em khỏi những
nguy cơ bị xâm hại tình dục là điều rất cần thiết và cần phải làm triệt
để nhằm giúp trẻ em của chúng ta, tương lại của đất nước trở nên tốt
đẹp và phát triển và là trách nhiệm của người lớn: cha mẹ, thầy cô,
bạn bè và các tổ chức, đặc biệt là nhân viên công tác xã hội.

5
3.2 Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, vấn đề trẻ em bị xâm hại tình dục cũng được nhà
nước, chính phủ, các tổ chức, ban ngành đoàn thể, các nhà nghiên
cứu, các tổ chức phi chính phủ quan tâm nghiên cứu và có những kết
quả báo cáo thông kê về những số liệu và các biện pháp chăm sóc,
bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục.
Theo thông kê của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), từ năm
2002-2007 trung bình mỗi năm có khoảng hơn 800 vụ xâm hại tình
dục trẻ em (chiếm hơn 50% tổng số vụ xâm hại trẻ em) và có chiều
hướng gia tăng sau mỗi năm. Trong số vụ xâm hại tình dục, hiếp
dâm trẻ em chiếm 65,5%.67%. Trong 3 năm (2005-2007) có 5.188
trẻ em bị xâm hại (nam 33%, nữ ) trong đó xâm hại tình dục trẻ em
chiếm 56,3%, gây thương tích trẻ em là 14,7%. Tuy nhiên, cũng theo
thống kê của Bộ Công an, 5 tháng đầu năm 2018 đã xảy ra 682 vụ
xâm hại trẻ em, 759 đối tượng và 735 trẻ em bị xâm hại. Trong số
đó, số lượng các vụ xâm hại tình dục chiếm tới 84%. Hành vi xâm
hại trẻ em chủ yếu là giết trẻ em, cố ý gây thương tích, hành hạ,
ngược đãi và xâm hại tình dục. (Thông kê của Tổng cục Cảnh sát
(Bộ Công an), Báo cáo tại Quốc hội 6/8/2018)
Dựa trên thực trạng và những biện pháp mà nhà nước,
chính phủ và các tổ chức đã đưa ra về con số và các biện pháp hỗ trợ
cho trẻ bị xâm hại tình dục, tôi nhận thấy việc hỗ trợ tâm lí, cung cấp
kĩ năng sống cho trẻ bị xâm hại tình dục và vai trò của nhân viên
công tác xã hội tại cộng đồng hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục hoà
nhập là rất cần thiết bởi chính những hành động đó sẽ nâng đỡ một
đứa trẻ trở nên tự tin và hoà nhập cộng đồng như bao trẻ em khác.

6
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm lý luận về công
tác xã hội với trẻ em bị xâm hại tình dục, về giải pháp đưa công tác
xã hội vào can thiệp hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình dục ngày càng
hiệu quả hơn. Qua đó có thể giúp mọi người nhìn nhận vấn đề vai trò
của công tác xã hội trong việc hỗ trợ đối với trẻ em bị xâm hại tình
dục là điều rất quan trọng, cũng như nhìn nhận vai trò của các dịch
vụ công tác xã hội trong hỗ trợ, can thiệp cũng như điều trị đối với
trẻ em bị xâm hại tình dục. Nghiên cứu cũng là một tài liệu nhỏ cho
những ai quan tâm và muốn nghiên cứu.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin và giải pháp
đưa công tác xã hội vào can thiệp hỗ trợ cho trẻ em bị xâm hại tình
dục tại gia đình và cộng đồng. Trên cơ sở đó có thể được các cơ
quan, tổ chức, cá nhân tham khảo trong việc hoàn thiện chính sách,
xây dựng những mô hình nhân rộng về phòng ngừa tình trạng trẻ em
bị xâm hại tình dục. Từ đó, các đối tượng liên quan trong đề tài có
được những trợ giúp như:
4.2.1. Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục:
Giúp trẻ em bị xâm hại tình dục có thể tự tin, không sợ hãi
và dần dần thích ứng, hoà đồng với bạn bè và xã hội. Trẻ sớm vượt
qua những biến cố và có thể hòa nhập với cộng đồng đang sống để
phát triển tốt hơn.
4.2.2. Đối với gia đình có trẻ em bị xâm hại tình dục:
Giúp cho các bậc phụ huynh có cái nhìn đúng hơn về tình
trạng hiện tại của trẻ, nhìn nhận trẻ em bị xâm hại tình dục không

7
phải là lỗi của trẻ. Giúp cho cha mẹ có thêm những biện pháp trong
kết hợp can thiệp và phục hồi cho trẻ.
4.2.3. Đối với ban ngành làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ
em
Đồng thời giúp học viên có cái nhìn tổng quan về nhu cầu
can thiệp hỗ trợ của trẻ em bị xâm hại tình dục và khả năng đáp ứng
các nhu cầu đó của người làm CTXH. Quá trình nghiên cứu là cơ hội
để học viên có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, phát
huy được những khả năng, sự sáng tạo của mình, từ đó làm phong
phú thêm vốn kiến thức, kỹ năng đã học.
4.2.4. Đối với học viên nghiên cứu:
Giúp học viên có cái nhìn tổng quan về nhu cầu can thiệp hỗ
trợ của trẻ em bị xâm hại tình dục và khả năng đáp ứng các nhu cầu
đó của người làm CTXH. Quá trình nghiên cứu là cơ hội để học viên
có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, phát huy được
những khả năng, sự sáng tạo của mình, từ đó làm phong phú thêm
vốn kiến thức, kỹ năng đã học. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là
nguồn tài liệu tham khảo cho các đề tài liên quan sau này.
5. Đóng góp mới của luận văn:
Luận văn nhằm điểm luận những kiến thức tổng quan và các
khái niệm về công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình
dục. Luận văn cũng cung cấp những kết quả nghiên cứu thực trạng
về vai trò của nhân viên công tác xã hội về hoạt động công tác xã hội
cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục tại Vĩnh Bảo-
Hải Phòng.

8
6. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại
tình dục tại huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
7. Khách thể nghiên cứu:
Phỏng vấn gia đình, bạn bè, trường học, cán bộ trẻ em.
Nghiên cứu 01 trường hợp là trẻ em bị xâm hại tình dục.
8. Câu hỏi nghiên cứu:
1. Thực trạng trẻ em bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo
thành phố Hải Phòng hiện nay ra sao?
2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ
bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo thành phố Hảit Phòng được
thực hiện như thế nào?
3. Ứng dụng CTXH cá nhân có thể hỗ trợ được gì cho trẻ em
bị xâm hại tình dục?
9. Giả thuyết nghiên cứu:
- Hiện nay số liệu trẻ em bị xâm hại tình dục rất nhiều, các
trẻ đều gặp rất nhiều những khó khăn về thể chất, tâm lý và hoà nhập
xã hội.
- Vai trò công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình
dục và gia đình trẻ bị xâm hại tình dục là vô cùng cần thiết trong việc
kết nối, giúp đỡ về thể chất, tâm lí, hoà nhập cộng đồng nhất là hoạt
động công tác xã hội cá nhân.
- Nếu nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục thì trẻ sẽ tự tin vượt qua
những khó khăn và nhanh chóng hoà nhập cộng đồng.

9
10. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu vai trò của nhân viên
hoạt động công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm
hại tình dục.
- Địa bàn nghiên cứu: Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/
2017
11. Phương pháp nghiên cứu:
11.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Dựa các tài liệu đã tìm hiểu trong phần tổng quan, các tài
liệu liên quan về trẻ em, trẻ em bị xâm hại tình dục, vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục,
chính sách bảo vệ trẻ em bị xâm hại tình dục, ngoài ra tìm hiểu
những lý thuyết áp dụng trong việc nghiên cứu đề tài
11.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
Sử dụng bảng hỏi, bảng phỏng vấn và tài liệu thứ cấp để thu
thập những thông tin về thực trạng công tác xã hội trong việc hỗ trợ
cho trẻ bị xâm hại tình dục.
11.3. Phương pháp công tác xã hội: Công tác xã hội cá nhân
Áp dụng công tác xã hội cá nhân với tiến trình 7 bước trong
việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ bị xâm hại tình dục

Bước 1: Tạo lập mối quan hệ


Bước 2: Thu thập thông tin
Bước 3: Phân tích nguyên nhân và xác định vấn đề

10
Bước 4: Lập kế hoạch hỗ trợ

Bước 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ

Bước 6: Lượng giá


Bước 7: Kết thúc

11
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÍ THUYẾT ÁP
DỤNG
1. Khái niệm nghiên cứu:
1.1. Khái niệm Công tác xã hội:
1.2. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân:
1.3. Khái niệm Nhân viên nhân viên công tác xã hội
1.4. Khái niệm “Trẻ em”
1.5. Khái niệm “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt”

1.6. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em:


Khái niệm xâm hại trẻ em
Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em
1.7. Khái niệm công tác xã hội đối với trẻ bị xâm hại tình dục:
1.8. Khái niệm Công tác xã hội cá nhân trong việc hỗ trợ cho
trẻ em bị xâm hại tình dục”
2. Phương pháp luận
2.1 Phương pháp duy vật biện chứng
2.2. Phương pháp duy vật lịch sử
4. Hướng tiếp cận nghiên cứu:
5. Các lí thuyết vận dụng
5.1 Thuyết hệ thống sinh thái
5.2. Thuyết can thiệp khủng hoảng

12
6. Chính sách pháp luật của Nhà Nước:
6.1. Một số chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề bảo
vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em.

6.2. Pháp luật Việt Nam về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong chương 1 đã hệ thống khái quát những khái niệm công
cụ như: công tác xã hội, công tác xã hôi cá nhân, trẻ em, trẻ có hoàn
cảnh đặc biệt, trẻ bị xâm hại tình dục… Bên cạnh đó, những lý
thuyết cũng được đưa ra áp dụng đề tài như: lí thuyết hệ thống sinh
thái, lí thuyết can thiệp khủng hoảng, hướng tiếp cận nghiên cứu.
Ngoài ra, chương 1 cũng đưa ra hệ thống các văn bản chính sách
pháp luật hỗ trợ cho trẻ bị xâm hại tình dục.

13
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO TRẺ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC
1. Địa bàn nghiên cứu
Vài nét về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội huyện Vĩnh
Bảo:
Vĩnh Bảo là huyện thuần nông. Cuộc sống người dân chủ yếu
dựa vào cây lúa nước. Huyện có 1 thị trấn và 28 xã. Với địa hình
bằng phẳng, đất đai màu mỡ, cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa rất
thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Trong những năm gần đây,
huyện Vĩnh Bảo đã được các doanh nghiệp lớn vào đầu tư: Công ty
rau sạch; Công ty may Anh Quốc; Công ty dệt may, công ty da
giầy…. Nhờ có sự đầu tư của các doanh nghiệp mà đời sống của
người dân vĩnh Bảo đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên cũng có
những mặt trái trong đó có vấn nạn trẻ em bị xâm hại tình dục. Ngoài
ra Vĩnh Bảo còn có làng nghề truyền thống như: Tạc tượng, chiếu cói
Đồng Minh, rối nước Nhân Hòa… Đặc biệt Vĩnh Bảo còn là quê
hương Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm có
phong trào hiếu học nên mỗi năm thu hút hàng ngàn khách về tham
quan, du lịch và học tập.
Trái với đời sống đầy đủ của những trẻ em vùng thành thị, hiện
nay ở huyện Vĩnh Bảo vẫn còn một bộ phận trẻ em vùng nông thôn
sống trong hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (hiện nay tỉ lệ
hộ nghèo trên toàn huyện vẫn còn 2,4%). Trẻ em sống trong gia đình
nghèo cha mẹ làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp, hoặc phải lao
động ở xa gia đình, với trình độ học vấn thấp không có điều kiện
quan tâm, chăm sóc, giáo dục cho trẻ. Trẻ em vùng nông thôn phải

14
tham gia phụ giúp gia đình công việc đồng áng, nội trợ… phần lớn
đã các em nghỉ học sớm không nhận được sự giáo dục từ nhà trường,
cũng như thiếu sự giáo dục chu đáo của gia đình nên dễ bị ảnh hưởng
từ những tác động xấu của môi trường xung quanh, dẫn đến tình
trạng trẻ em bị nghiện hút ma tuý; vi phạm pháp luật, trẻ em bị xâm
hại tính mạng, xâm hại tình dục, nhân phẩm, danh dự;… tình hình
trên đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp ở những khu
vực thuộc vùng nông thôn huyện Vĩnh Bảo đặc biệt các xã nghèo
thuần nông, lạc hậu, kinh tế kém phát triển.
Biểu đồ 2: Tình hình kinh tế hộ gia đình trẻ bị XHTD tại huyện
Vĩnh Bảo
Khá giả
5%

Trung bình
15%

Nghèo
50%
Cận nghèo
30%

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp khảo sát kinh tế gia đình trẻ bị
XHTD năm 2017)
2. Thực trạng trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh Bảo
Như đã trình bày ở trên, Vĩnh Bảo là 1 huyện nghèo lại xa trung
tâm thành phố, dân trí thấp nên số trẻ bị xâm hại tình dục khá phổ

15
biến. Số trẻ bị xâm hại tình dục chủ yếu là trẻ em gái từ 04 đến 16
tuổi tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn xa trung tâm huyện.
Hình thức xâm hại hết sức đa dạng, phức tạp ở nhiều đối tượng
với các mối liên hệ, quan hệ khác nhau như mối quan hệ thân tộc,
dòng họ, gia đình, làng xóm và tập trung vào các tội: Hiếp dâm,
cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô…. Cụ thể (Tính đến thời điểm tháng 1
năm 2018)
Bảng 1. Số liệu trẻ bị xâm hại tình dục tại Vĩnh Bảo

Hình Số Đối tượng Đối tượng Mối quan Đã được can thiệp
thức lượng bị xâm hại xâm hại hệ với
xâm hại (vụ) Giới tính Độ tuổi Giới Độ nạn nhân Số Tỉ
tính tuổi lượng lệ
Hiếp 6-8 Nam Hàng xóm
dâm 2 Nữ tuổi 38; 45 1; Chú họ 1 2 100%
Làng xóm
Dâm ô 5 Nữ 6-14 nam 16-35 2; Họ hàng 2 40
1; 2HS cấp
3
Cưỡng Cha dượng
dâm 3 Nữ 3-12 nam 32-52 1; 2 67%
Công an xã
1; Hàng xóm
1.
10 10 nam
Tổng 10 nữ 3-14 16 - 52 6 60%

16
- Hậu quả: Trẻ em sau khi bị xâm hại tình dục thường rơi vào
tình trạng: Lo lắng, sợ hãi; tức giận; tuyệt vọng; có ý định tự tử (1
trường hợp đã tự tử); tự làm thương tổn mình; không muốn đến
trường; không muốn trò chuyện và luôn sợ hãi mọi người trong gia
đình, ít tham gia các hoạt động xã hội (Theo biểu đồ)
Biểu đồ 3: Mức độ tham gia các hoạt động xã hội của trẻ BXHTD

Mức độ
Thường xuyên Bình thường Thỉnh thoảng Không bao giờ

23% 12%
20%

45%

(Nguồn:Báo cáo tổng hợp khảo sát trẻ bị XHTD năm 2017)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy số trẻ em thường xuyên tham gia các hoạt
động tập thể, hoạt động xã hội là ít nhất chiếm 12%; Hầu hết các em
chỉ thi thoảng tham gia (bắt buộc theo yêu cầu của người lớn) chiếm
45%
3. Nguyên nhân: Nguyên nhân của các vụ việc trên là do:

Nguyên nhân thứ nhất: Do kinh tế xã hội phát triển mạnh


Nguyên nhân 2: Trong gia đình, không ít xô lệch, rạn vỡ về tình
cảm khiến nhiều bậc phụ huynh không còn quan tâm bảo vệ con cái,

17
Nguyên nhân 3: Do trình độ nhận thức, hiểu biết về kiến thức
nuôi dạy con cái, chăm sóc trẻ và cả kiến thức về pháp luật trong xã
hội của nhiều gia đình còn hạn chế;
Nguyên nhân 4: Do cơ chế quản lý trong bảo vệ, chăm sóc trẻ em
còn nhiều bất cập và hạn chế.
4. Giải pháp:
5. Vai trò của công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại
tình dục tại huyện Vĩnh Bảo
5.1. Vai trò tham vấn, tư vấn:
Đối với những trẻ em bị xâm hại tình dục khi được phát hiện nhân
viên công tác xã hội (CTXH) cần giúp trẻ đối diện với vấn đề bị xâm
hại, cần tư vấn giúp trẻ sớm trở lại cuộc sống thường ngày.
Kết quả thực trạng hoạt động hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị
xâm hại tại địa phương được thể hiện như sau:
* Kết quả về nội dung hỗ trợ tâm lý- xã hội:
Bảng 2: Các nội dung tham vấn cho trẻ em bị xâm hại

Số
Tỷ lệ
STT Nội dung lượng
(%)
(người)
1 Kỹ năng sống cho trẻ bị xâm hại 3 30
2 Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cộng đồng 3 30
3 Cách bảo vệ bản thân 1 10
4 Đời sống, tâm tư, tình cảm 3 30
Tổng 10 100

Bảng 3: Các hình thức trợ giúp tâm lý tại địa phương
18
Số lượng Tỷ lệ
Hình thức
STT (người) (%)
1 Gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp 2 20
2 Tư vấn qua điện thoại 3 30
3 Tư vấn cho gia đình 5 50
Tổng 10 100
5.2. Thực trạng về việc vận động và kết nối nguồn lực
Bảng 4: Số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục nhận được nguồn hỗ
trợ
Nhận được nguồn lực hỗ Số lượng
Tỷ lệ (%)
STT trợ (người)
1 Có 6 60
2 Không 4 40
Tổng 10 100
.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua điều tra cơ bản về thực trạng trẻ bị xâm hại tình dục
trên điạ bàn huyện Vĩnh Bảo Thành phố Hải Phòng, chúng tôi nhận
thấy số vụ xâm hại tình dục đang ngày 1 gia tăng với các tình tiết
phức tạp. Trẻ bị xâm hại tình dục thường rơi vào trạng thái hoảng
loanj kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nhân viên
CTXH bằng những kinh nghiệm kiến thức kết hợp với các kỹ
năng như kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng
tham vấn, kỹ năng đặt câu hỏi... mà nhân viên CTXH đã giúp thân
chủ bộc lộ được cảm xúc suy nghĩ và thu thập được những thông
tin cần thiết từ thân chủ, bạn bè, gia đình của thân chủ, để từ đó
19
đưa ra được mô hình can thiệp phù hợp với vấn đề thân chủ đang
gặp phải đồng thời nhận diện được những nguồn lực trong quá
trình trị liệu.
Qua chương 2 ta cũng thấy được thực trạng khó khăn, tồn tại
để đưa ra những giải pháp cần thiết đối với trẻ em bị xâm hại tình
dục. Tuy nhiên, những hoạt động hỗ trợ ở địa phương vẫn chưa
mang tính chuyên nghiệp cao, cần xây dựng những hoạt động hỗ trợ
chuyên nghiệp và đội ngũ cán bộ có đủ năng lực về chuyên môn,
kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.

20
CHƯƠNG III:
ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG VIỆC
HỖ TRỢ TRẺ BỊ XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI HUYỆN VĨNH
BẢO
1. Ca điển hình:
1.1 Lí do lựa chọn thân chủ
Là một giáo viên lại làm quản lí tại 1 trường tiểu học, tôi
thường xuyên tiếp xúc với học trò từ 6 đến 11 tuổi. Tôi đã chứng
kiến cảnh gia đình cho học sinh nghỉ học không lí do. Sau khi điều
tra, tìm hiểu tôi mới biết nguyên nhân là trẻ bị xâm hại tình dục
nhưng gia đình giấu kín chuyện. Vì vậy tôi đã đi sâu tìm hiểu về lĩnh
vực này tại huyện Vĩnh Bảo. Tôi đã điều tra, tìm hiểu và kết nối với
các nhà trường để phục vụ cho Luận văn của mình. Khi tiến hành
phỏng vấn sâu các trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục trên địa bàn tôi
có tiếp xúc với em N.H.A. Khi tiếp cận với em gia đình tôi thấy hoàn
cảnh gia đình em hơi đặc biệt, em H.A lại đang học tiểu học (đối
tượng mà tôi đang trực tiếp quản lí). Được trò chuyện với em và gia
đình em tôi tiến hành can thiệp cá nhân đối với trường hợp điển hình
này
1.2. Giới thiệu sơ lược về thân chủ
Họ và tên: N.H.A
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 15/1/2007
Quê quán: Thôn Cự Lai xã Dũng Tiến
Năm nay N.H.A đã 11 tuổi đang học lớp 5 tại trường tiểu học xã
Dũng Tiến. Năm N.H.A 8 tuổi thì H.A bị bố dượng cưỡng hiếp nhiều
lần. Điều đau lòng là mẹ của em cũng biết chuyện này nhưng lại làm

21
ngơ. Mỗi ngày H.A đi học đều được bố dượng đưa đón, ai nhìn vào
cũng tưởng em được bố dượng thương yêu. Khi bị cưỡng hiếp đau
quá, bé H.A kể cho mẹ nghe nhưng người mẹ không hiểu vì lí do gì
mà lại đánh và cấm bé không được nói cho người khác biết. Bé H.A
ngày càng tiều tụy, suy dinh dưỡng và rối loạn tâm lý nặng nề. Khi
bé N.H.A học lớp 4 thì trường tiểu học Dũng Tiến huyện Vĩnh Bảo
có tổ chức khám sức khỏe cho học sinh toàn trường thì phát hiện
thấy bé N.H.A đã bị xâm hại tình dục. Bộ phận sinh dục của N.H.A
bị viêm nhiễm lan rộng, kéo dài. Bé bị suy nhược tinh thần lẫn thể
xác, bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến vùng đại tràng do bé quá nhỏ
nên bộ phận tiêu hóa và bộ phận sinh dục gần kề nhau. Theo bác sĩ,
có thể tình trạng viêm nhiễm và tổn thương bộ phận sinh dục khi bé
còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này. Sự
việc vỡ lở thì người cha dượng đã mất được 1 năm do bị tai nạn giao
thông. Hiện tại bé đang ở với mẹ và bà nội cùng người em trai của
mẹ với cha dượng.
* Tiểu sử gia đình:
Em N.H.A sinh ra đã không có cha. Lúc nhỏ em ở với mẹ và
bà ngoại già yếu tại thôn Đan Điền xã Dũng Tiến huyện Vĩnh Bảo.
Gia đình em rất nghèo, cuộc sổng chủ yếu là dựa vào mấy sào ruộng
và công làm thuê mướn của người mẹ. Mẹ H.A lại thường xuyên ốm
đau vì căn bệnh động kinh từ nhỏ. Năm H.A 4 tuổi thì bà ngoại em
mất, lúc 5 tuổi, mẹ lấy cha dượng và mang H.A đi theo. Cha dượng
của H.A tên là Đ.V.H làm nghề giết mổ gia cầm đã có vợ và 2 người
con trai nhưng bị vợ bỏ đi. H.A đã sống cùng mẹ với cha dượng, 2
người anh trai và bà nội (Con và mẹ của cha dượng). Cuộc sống cũng
hết sức khó khăn. Mẹ H.A hầu như không có quyền hành gì trong gia

22
đình suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà phục vụ mẹ già và 3 con nhỏ.
Mọi lo toan, quyền hành và kinh tế gia đình đều 1 tay cha dượng H.A
lo toan nên hầu như H.A không được mẹ bảo vệ và che chở. Hiện tại
H.A đang sống cùng mẹ, bà nội và 1 người anh trai con cha dượng
(cha dượng đã mất do tai nạn giao thông; 1 người anh đã đi làm ăn
xa)
* Vấn đề thân chủ đang gặp phải:
+ Đã bị xâm hại tình dục;
+ Sống khép kín.
+ Hay bị hoảng loạn; không thân thiện với bất kì bạn
nào trong lớp cũng như trong trường.
+ Luôn bất mãn với người nhà
+ Sống theo sở thích bản thân (thích thú và muốn khám
phá nhiều thứ ngoài xã hội). Đây là điều mà NVCTXH nhận thấy cần
can thiệp ngay.
Khi xây dựng vấn đề trên tôi nhận thấy cần phải giúp N.H.A
xóa bỏ mặc cảm, giải thoát những ám ảnh tuổi thơ và cung cấp cho
H.A những kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý để H.A có thể ổn
định tâm lí trước thực tại dư luận phũ phàng để có tương lai tốt đẹp
đặc biệt em đang đứng trước ngưỡng cửa của tuổi vị thành niên.
2. Tiến trình thực hành Công tác xã hội cá nhân
Nhân viên CTXH tiếp cận và tiến trình thực hành CTXH cá
nhân bao gồm các bước của hoạt động do nhân viên công tác xã hội và
đối tượng thực hiện để giải quyết vấn đề, gồm 7 bước. Đây là bước
chuyển tiếp theo thứ tự tuy nhiên trong quá trình giúp đỡ đối tượng
không nhất thiết phải tuân theo 7 bước mà rút ngắn lại tùy vào vấn đề
thân chủ. Gồm những nội dung chính sau:

23
Bước 1: Tiếp cận thân chủ
Ở trong bước này, sau khi được phỏng vấn sâu qua 10 thân
chủ và được liên hệ với cộng tác viên tại thôn Cự Lai về gia đình và
vấn đề của cháu N.H.A đang găp phải, công việc đầu tiên là nhân
viên công tác xã hội tiến hành hoạt động vãng gia, gặp gỡ ban đầu và
trao đổi những vấn đề liên quan đến thân chủ (TC)
* Mục đích: Tạo mối quan hệ với gia đình và thân chủ tạo điều kiện
thuận lợi cho tiến trình trợ giúp. (Tạo mối quan hệ với gia đình vì
để gia đình thấy được khả năng thực hiện của nhân viên CTXH)
● Ban đầu H.A không chịu tiếp xúc nhưng bằng sự kiên trì
và những kỹ năng nghề nghiệp đã tiếp xúc được với H.A. Nhân
viên CTXH đã có buổi trò chuyện đầu tiên với H.A.Trong buổi tiếp
xúc đầu tiên, nhân viên công tác xã hội đã sử dụng một số kỹ năng
nghề nghiệp công tác xã hội để thân chủ tin tưởng và đồng ý nói
chuyện như:
- Kỹ năng quan sát: Đây là một trong những kỹ năng được
sử dụng rất nhiều và hiệu quả. Kỹ năng này còn được sử dụng nhiều
khi em chia sẻ, tâm sự, trò chuyện với TC.
- Kỹ năng đặt câu hỏi: tôi sử dụng những câu hỏi đóng, mở,
kết hợp trong quá trình giao tiếp với TC để thu thập những thông tin
cần thiết.
- Kỹ năng lắng nghe và thấu cảm: Đây là kỹ năng được sử
dụng thường xuyên. Lắng nghe những thông tin mà TC cung cấp
cùng các cử chỉ, thái độ, lời nói, ánh mắt, cảm xúc của TC nhằm thể
hiện sự tôn trọng và mong muốn giúp đỡ cho TC.
- Kỹ năng ghi chép: Sử dụng trong suốt quá trình tiếp xúc và
làm việc với em H.A.

24
- Kỹ năng trò chuyện: tiếp cận thân chủ bằng những câu hỏi
liên quan đến đời sống của thân chủ, gia đình, sở thích hay cá nhân
thân chủ, ngoài ra còn trò chuyện qua những câu chuyện bên ngoài
cuộc sống nhưng rất gần gũi và ngang tầm với trình độ của thân chủ.
- Kỹ năng tự bộc lộ: Quá trình giao tiếp giữa nhân viên
CTXH và TC không có nghĩa rằng chỉ NVCTXH đặt câu hỏi và thân
chủ cung cấp thông tin. Kỹ năng này giúp TC tự bộc lộ cảm xúc với
NVCTXH, thông qua đó giúp cho quá trình thu thập thông tin được
tốt hơn.
Bước 2: Thu thập thông tin
Qua một thời gian xuống nhà thân chủ vãng gia và tiến
hành các hoạt động thực hiện nghiên cứu đồng thời thông qua các
kỹ năng và phương pháp công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội
xác định được vấn đề mà thân chủ gặp phải và cần được can thiệp
là:
+ H.A là một cô bé rất ngoan ngoãn luôn nghe lời cha mẹ
nhưng hơi nhút nhát không thích giao tiếp với những người xung
quanh.
+ Gia đình H.A thuộc diện quá khó khăn, bố đẻ không có,
cha dượng đã mất, mẹ H.A chỉ biết cấy lúa, nuôi lợn và đi làm thêm
đủ việc để trang trải cuộc sống cho gia đình.

Sau khi tạo được mối quan hệ với thân chủ, tôi đã tiến hành thu
thập thông tin để có thể xác định được vấn đề cần giúp đỡ thân chủ
tại thời điểm hiện tại. Thông qua các kỹ năng như:
- Kỹ năng trò chuyện: tiếp cận thân chủ bằng những câu hỏi
liên quan đền sống của thân chủ, gia đình, sở thích hay cá nhân thân

25
chủ, ngoài ra còn trò chuyện qua những câu chuyện bên ngoài cuộc
sống nhưng rất gần gũi. Ngoài ra, NVCTXH cùng trò chuyện với mẹ
TC, bà TC để có những thông tin thật chính xác và đầy đủ về thân
chủ. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc với thân chủ thì đã gặp phải rất
nhiều khó khăn. H.A không thích tâm sự, không thích tiếp xúc với
người lạ, để được nói chuyện một cách dễ dàng với em không phải
dễ. Vì vậy, ngoài việc thu thập thông tin từ chính thân chủ của mình,
tôi đã tiếp tục trò chuyện với mẹ và bà nội em để có cái nhìn khách
quan, đa chiều hơn về thân chủ và về vấn đề của thân chủ.
=>Kết quả: Nắm rõ được các thông tin cơ bản của thân chủ
như Tên, tuổi, gia đình, sở thích.
- Kỹ năng ghi chép: ghi lại, những thông tin cần thiết, đắt giá
một cách nhanh chóng, chính xác và ngắn gọn và cũng khéo léo để
tránh làm mất thiện cảm hay gây khó chịu khi trò chuyện với gia
đinh và thân chủ.
=>Kết quả: Lưu lại được những thông tin cần tìm hiểu, tránh
tình trạng quên hoặc nhầm lẫn.
- Kỹ năng đặt câu hỏi: sử dụng các câu hỏi mở giúp thân chủ
diễn giải và có cơ hội nói về những vấn đề của mình một cách sâu
hơn; sử dụng câu hỏi đóng để giúp kiểm chứng các vấn đề một cách
cụ thể hơn nhằm thu được những thông tin hữu ích.
=>Kết quả: Thu được các thông tin sâu hơn về thân chủ cũng
như các vấn đề thân chủ đang gặp phải.
- Kỹ năng quan sát: đây là một trong những kỹ năng được sử
dụng rất nhiều và hiệu quả. Qua quan sát, tôi đã đánh giá được cơ
bản về vấn đề sức khỏe, tính cách cũng như cách biểu lộ cảm xúc
trước các vấn đề của thân chủ.

26
=>Kết quả: Tôi nhận thấy rằng thân chủ vẫn còn e dè,
ngượng ngùng, nhút nhát.
- Kỹ năng phỏng vấn sâu: sử dụng các câu hỏi đã chuẩn bị
sẵn liên quan đến những vấn đề cần thông tin chính xác và cụ thể.
NVCTXH sử dụng kỹ năng này trong cuộc phỏng vấn với gia đình,
cộng tác viên thôn xã.
=>Kết quả: Xác thực được những thông tin cần thiết. Nắm rõ
được tình hình của thân chủ. Xác định lại được các vấn đề của thân
chủ và xác định vấn đề ưu tiên đối với TC.
Bước 3: Phân tích nguyên nhân và xác định vấn đề
a. Sơ đồ phả hệ

27
* Phân tích sơ đồ phả hệ
Qua sơ đồ trên chúng ta có thể thấy rằng mối quan hệ trong
gia đình khá phức tạp, éo le và hoàn cảnh. Mọi thành viên trong gia
đình khó tìm được sự tương tác, chia sẻ, mọi mối quan hệ đều mong
manh dễ đổ vỡ. Quan hệ giữa thân chủ và cha dượng là mối quan hệ
lỏng lẻo. Thân chủ chỉ còn 3 mối quan hệ thân thiết là bố, mẹ và bà
nôi trong đó bố lại đã mất nên chỉ còn 2 mối quan hệ thân thiết. Bên
cạnh thân chủ chỉ còn lại 4 người đó là mẹ thân chủ, bà nội và anh
trai, em trai nhưng mối quan hệ với anh trai, em trai cũng không phải
mối quan hệ thân thiết mà chỉ là mối quan hệ lỏng lẻo. Từ đó cho
thấy thân chủ rất dễ bị tổn thương cần có sự trợ giúp ngoài gia đình.
b.Sơ đồ sinh thái của Thân chủ:

Gia đình
Các tổ chức phi
Bạn bè
chính phủ

Nhân
Y tế
viênCTXH
Thân chủ

Trường học
Địa phương
Truyền thông,
báo chí

28
Ghi chú:
Quan hệ tác động qua lại chặt chẽ
Quan hệ tác động qua lại
Quan hệ tác động một chiều
Mối quan hệ lỏng lẻo.
* Phân tích sơ đồ sinh thái
+ Quan hệ gia đình
H.A có mối quan hệ rất gần gũi với mẹ, gia đình H.A sống
khép kín, kinh thế thuộc diện quá khó khăn. Mẹ em công việc
không ổn định chỉ trông mong vào mấy sào ruộng và đi làm thuê,
làm mướn. Mẹ rất thương em nhưng không giúp em vượt qua được
khó khăn vì thực tế cuộc sống nghiệt ngã.
+ Quan hệ bạn bè:
H.A vẫn đi học nhưng hầu như khép kín không giao lưu với
bất cứ bạn bè nào kể cả bạn trai lẫn bạn gái. Sự thiệt thòi này với
em là một nỗi buồn quá lớn. Đáng ra tuổi này, khi đến trường em
luôn ríu rít cùng bạn bè, được bạn bè chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
+ Quan hệ cộng đồng, địa phương:
Gia đình H.A thuộc diện kinh tế khó khăn, với sự quan tâm
của làng, xóm, cộng tác viên có báo cáo hoàn cảnh của gia đình
H.A với xã Dũng Tiến. Đối với H.A, em luôn mặc cảm, tự ti vì
hoàn cảnh gia đình, bản thân, nhiều khi mẹ em hay em đều lảng
tránh với mọi người xung quanh.
+ Quan hệ với nhân viên CTXH
Có mối quan hệ hai chiều lẫn nhau, khi được tiếp xúc với
H.A, em có vẻ nhút nhát, khó gần. Nhưng sau nhiều lần đến thăm

29
em dần dần em chia sẻ với nhân viên CTXH, đồng thời nhân viên
CTXH coi đây là một ca cần được trợ giúp.
+ Quan hệ với trường học.
Đây thuộc mối quan hệ qua lại,lãnh đạo nhà trường, thầy
cô, bạn bè dều thấu hiểu hoàn cảnh của H.A và luôn quan tâm, giúp
đỡ.
+ Quan hệ với y tế:
H.A phải uống thuốc để có sức khoẻ tốt hơn, được cấp thẻ
BHYT vì gia đình là diện hộ nghèo.
- Quan hệ với báo chí, truyền hình.
Là một phương tiện cho H.A giảm bớt phần nào tâm lý
căng thẳng, nỗi buồn, sợ hãi.
- Quan hệ tổ chức phi chính phủ.
Không có tổ chức cá nhân giúp đỡ thân chủ trong khi H.A
và gia đình gặp rất nhiều khó khăn.
* Các nhu cầu của thân chủ
Nhu cầu giao lưu tình cảm:
H.A là một đứa trẻ xinh xắn, trí tuệ phát triển bình thường,
chăm chỉ học hành giúp đỡ công việc nhà cho mẹ. Em rất thương
mẹ và sợ mẹ phải lo lắng hay ốm đau. Mặc dù vậy em lại nhút nhát,
mặc cảm, tự ti không muốn tiếp xúc với người lạ. Nhưng sâu thẳm
trong em là muốn được nói ra những điều khó nói để được chia sẻ
và mong muốn có được cuộc sống phẳng lặng như các bạn cùng
trang lứa.
- Nhu cầu được khám chữa bệnh:

30
Kinh tế gia đình khó khăn, không có điều kiện mua thuốc
men cho em. Nhu cầu được chăm sóc về sức khỏe của thân chủ
chưa được đáp ứng.
- Nhu cầu được hoà nhập cộng đồng
Đây thực sự là một nhu cầu lớn với H.A, em có sở thích hát
múa nhưng thực tế cuộc sống đã làm thui chột năng khiểu bẩm sinh
của em. Em luôn khao khát được cùng bạn bè hát múa nhưng sắc
thái vô hồn trên khuôn mặt của em đã đẩy em ra xa hơn với bạn bè.
c. Cây vấn đề:

31
Phân tích cây vấn đề:
Nguyên nhân mà thân chủ cần nhận được sự giúp đỡ là do
H.A bị xâm hại tình dục từ cha dượng nên tâm lí rất nặng nề, tự ti
trước người lạ, không được bày tỏ với mọi người xung quanh vì sợ
và xấu hổ. Mẹ H.A là người phụ nữ lam lũ mải kiếm sống lại cam
chịu luôn chấp nhận cuộc sống hèn mọn, muốn giữ danh dự cho gia
đình nên không dám lên tiếng để che chở, bảo vệ, giúp đỡ cho H.A.
Bà cũng không hiểu rằng chính sách của Nhà nước luôn bảo vệ
những trẻ đáng thương như H.A và có giải pháp đối với kẻ gây tội
như chồng bà (cha dượng của H.A). Điều đáng trách nữa là bà cũng
không để ý tới mong muốn của con gái mình là gì.
Cây vấn đề được xây dựng đã giúp NVCTXH có cái nhìn tổng
quát hơn về vấn đề mà thân chủ gặp phải. Sau khi xác định được rõ
vấn đề và nguồn gốc vấn đề, NVCTXH cùng với thân chủ trao đổi
đưa ra kế hoạch giải quyết: hỗ trợ cho thân chủ trong vào việc tham
vấn, tư vấn, hỗ trợ về hoà nhập cộng đồng, cung cấp các kiến thức kỹ
năng sống cần thiết cho TC, giúp đỡ TC trong việc hoà nhập cộng
đồng để có tương lai tốt đẹp hơn.
d. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ:
Ma trận SWOT về thân chủ
Điểm mạnh (Stremgths) Cơ hội (Opportunities)
- Ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ. - Được phát hiện và can thiệp sớm
- Chăm học, chăm làm. - Có sự quan tâm của nhà trường,
- Khao khát được múa hát, hoạt chính quyền địa phương.
động tập thể cùng các bạn.
Điểm yếu (Weaknesses) Cản trở (Threats)
- Đã bị xâm hại tình dục. - Hoàn cảnh gia đình khó khăn

32
- Bản thân không dám giao lưu, tự - Chưa có sự định hướng cho
ti tương lai.
- Tự kỳ thị phân biệt mình, ngại hòa - Thiếu sự kết nối để có được chính
đồng, trầm uất, quá ít nói. sách hỗ trợ.

e, Nhận diện vấn đề


Qua sơ đồ phả hệ, sơ đồ sinh thái và cây vấn đề cũng qua
quá trình tìm hiểu thông tin từ TC và những người thân trong gia
đình, nhà trường, bạn bè có thể xác định vấn đề mà thân chủ đang
gặp phải đó là tự ti với bản thân, ngại tâm sự, ngại tiếp xúc, ngại hỏi
về mình. Nguyên nhân là do hoàn cảnh gia đình xô đẩy và do bản
thân H.A đang trong giai đoạn phát triển ở tuổi dậy thì, tâm sinh lý
bắt đầu có những thay đổi, không ổn định. Chính vì vậy mà
NVCTXH sẽ tập trung vào việc tham vấn, tư vấn, hỗ trợ giáo dục
cung cấp các kiến thức kỹ năng sống, kĩ năng bảo vệ bản thân cần
thiết cho TC, giúp đỡ em hiểu rằng sự việc xảy ra với em chỉ là 1 tai
nạn, em không có lỗi và em hoàn toàn có thể vui vẻ, cởi mở với bạn
bè và mọi người xung quanh mà không phải e dè, sợ sệt.

Bước 4: Lập kế hoạch hỗ trợ


* Mục đích của việc lập kế hoạch hỗ trợ nhằm tìm ra các giải
pháp thực thi, thứ tự ưu tiên cho các giải pháp, giúp thân chủ tự tin
hơn với bản thân, ổn định tâm lý.
- Thân chủ: Em N.H.A
- Nhân viên Công tác xã hội: Đào Thị Hương
- Địa điểm thực hiện: Gia đình Thân chủ

33
Người Thời
STT Mục tiêu Hoạt động Kết quả mong đợi
thực hiện gian
- Cùng trò chuyện với thân NVCTXH Bắt đầu - Tinh thần của TC thoải
Giúp thân chủ tự chủ, làm quen gần gũi với Thân chủ từ tuần mái hơn.
tin với bản thân, H.A. Mẹ và bà 1 - Kết - TC trò chuyện nhiều hơn,
ổn định tinh - Đưa H.A đi dạo, trò nội của TC thúc giúp em bớt e dè, sợ hãi
1.
thần xóa đi mặc chuyện vui vẻ, kể những tuần 4 thấy mình luôn được quan
cảm về bản thân câu chuyện xung tâm chăm sóc.
và gia đình. quanh cuộc sống

- Tham vấn cho thân chủ, - NVCTX Tuần 3 - TC nâng cao nhận thức
Cung cấp cho tâm sự, chia sẻ với TC về H đến tuần bản thân. TC có thể bồi
TC kĩ năng những thắc mắc của TC - Thân chủ 9 dưỡng thêm kiến thức
2. sống, kiến thức về những băn khoăn mà - Mẹ TC cho bản thân. Để từ đó
bảo vệ bản thân TC mắc phải. học tập tốt hơn và có
để có thể trang - Mượn sách báo, liên quan thêm động lực phấn đấu.
bị cho TC đến vấn kiến thức kĩ năng - TC sẽ có thêm các kiến
34
Người Thời
STT Mục tiêu Hoạt động Kết quả mong đợi
thực hiện gian
những hành sống cho TC đọc. thức, kĩ năng cần thiết để
trang tốt nhất để - Tổ chức các buổi học nhỏ bảo vệ bản thân, về sự
phát triển an ngay tại phòng của TC phát triển cơ thể cũng
toàn, khỏe mạnh bằng cách đưa ra những như tâm lý để giúp ích
và đúng hướng bài học nhỏ rồi bài tập cho bản thân khi hòa
nhỏ về những kiến thức nhập cộng đồng, tránh để
T-S-L, kĩ năng bảo vệ, kĩ bản thân bị tổn thương.
năng hòa nhập.

Giúp thân chủ Kết nối nguồn lực với cán NVCTXH Bắt đầu -TC xác định được mục
hoà nhập cộng bộ LĐTBXH huyện Thân chủ từ tuần tiêu trong tương lai gần là
đồng, kết nối Liên hệ với GVCN, BGH Cán bộ địa 4 đến được vui vẻ, ko bị ám ảnh
3.
bạn bè cùng nhà trường để em được phương khi Kết mặc cảm được học tập, vui
trang lứa, giúp tham gia các HĐTT Mẹ thân thúc chơi thoải mái.
em tham gia các Cùng TC lập ra bảng thời chủ thời TC lập được một bảng thời
35
Người Thời
STT Mục tiêu Hoạt động Kết quả mong đợi
thực hiện gian
hoạt động tập gian biểu gian làm gian biểu sắp xếp thời gian
thể ở trường, ở khóa sinh hoạt cá nhân, sinh
lớp, ở địa luận hoạt tập thể cũng như học
phương tập một cách hợp lý, khoa
học để có thể hoàn thành
tốt nhất được mọi việc.
Không những thế sẽ giúp
TC quản lý quỹ thời gian
của mình không bị lãng
phí, để TC có thời gian
nhiều hơn vào việc học tập
và vui chơi.

36
Bước 5: Triển khai các hoạt động trợ giúp thân chủ
+ Giai đoạn 1:
Kết thúc giai đoạn 1: Nhân viên CTXH gặp gỡ nói chuyện
với thân chủ, tạo mối quan hệ thân thiết với H.A, để em có thể mở
lòng trò chuyện, giải thoát tâm lí cho thân chủ.
Để đạt hiệu quả gia đình hỗ trợ và tương tác với nhân viên
CTXH như sau:
Mẹ: là chỗ dựa tinh thần và là người chịu trách nhiệm chính
trong việc chăm sóc H.A mỗi khi rảnh rỗi.
Nhà trường: Cũng là chỗ dựa tinh thần cho H.A tạo cơ hội để
em được hoạt động tập thể, tham gia tích cực vào các hoạt văn hóa,
văn nghệ TDTT vui chơi lành mạnh và hỗ trợ em kinh phí trong học
tập.
Thân chủ: Tự mình ý thức hơn với bản thân về việc chăm
sóc cho chính mình trong quá trình học tập, ăn, ngủ và tự tin hơn vào
cuộc sống.
+ Giai đoạn 2:
Mục tiêu 1: Giúp thân chủ tự tin với bản thân, ổn định tinh
thần không còn mặc cảm, e dè với người xung quanh
Hoạt động: Trò chuyện, chia sẻ, tham vấn, tư vấn cho TC
về cuộc sống xung quanh cũng như công việc hàng ngày của gia
đình, từ đó tìm hiểu thêm được những khó khăn hay những khúc mắc
mà thân chủ đang gặp phải. Tâm sự, trò chuyện để giải tỏa mọi vấn
đề khúc mắc trong lòng TC về gia đình. Bên cạnh đó, kết hợp với gia
đình của thân chủ giúp em đi chơi, nói chuyện nhiều hơn với mọi
người xung quanh. Giúp em thấy được việc sống khép kín không

37
giao tiếp với mọi người là chuyện không bình thường để em cảm
thấy mình luôn được quan tâm chăm sóc và tự tin hơn.
Kết quả: Sau khi nói chuyện, chia sẻ, nhận được sự tham
vấn tư vấn của NVCTXH, H.A đã dần dần vui vẻ, bớt ngại ngùng
hơn. Em không còn e dè như trước nữa. H.A bắt đầu có thể bỏ qua
được những khúc mắc trong lòng để cảm thấy thoải mái hơn và có
động lực phấn đấu rèn luyện hơn trong học tập cũng như trong cuộc
sống.
Mục tiêu 2: Khuyến khích, hỗ trợ việc khám sức khỏe cho
thân chủ
Hoạt động: Liên hệ với các TT khám chữa bệnh và bác sĩ
thường xuyên theo dõi sức khỏe trò chuyện với TC song phải đảm
bảo giữ bí mật cho TC. NVCTXH còn dạy thêm một số kỹ năng
sống cho TC vào các buổi mà TC không có lịch sinh hoạt và lịch học
như kỹ năng xác lập mục tiêu cho cuộc đời; kỹ năng giao tiếp ứng
xử; kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn luyện sức khỏe.
Tổ chức các buổi học nhỏ ngay tại phòng của TC bằng cách
đưa ra những bài học nhỏ rồi bài tập nhỏ về những kiến thức T-S-L
để trang bị những kiến thức còn thiếu hụt cho TC.
● Chia sẻ, đồng cảm với H.A tiếp tục hoạt động hỗ trợ tâm
lý 3 lần/1 tuần để nắm bắt diễn biến tâm lý và củng cố những hành vi
tốt.
● Theo dõi chặt chẽ thời gian biểu hàng ngày bởi gia đình
(giờ ngủ, ăn, sinh hoạt…) có sự điều chỉnh theo hướng ngủ sớm và
ngon giấc hơn, phân bố khẩu phần ăn phù hợp với sở thích ăn.
● Tạo mọi điều kiện để thân chủ tham gia cùng giải quyết
vấn đề.

38
Giai đoạn này chủ yếu sẽ sử dụng biện pháp trị liệu hành vi:
Tăng thời gian ngủ và cố gắng ngày càng ngủ đúng giờ.
Lựa chọn món ăn phù hợp với mình.
Tiếp cận ánh sáng, ngồi lên xe để hít thở không khí tăng sức đề
kháng.
Mục đích của trị liệu hành vi là để H.A dần thay đổi những
thói quen sinh hoạt một cách có thể chấp nhận được. Khi tiếp cận
bầu không khí ở ngoài và đi ngủ sớm hơn H.A sẽ nhận được cảm xúc
tích cực là cảm thấy khỏe thoải mái hơn vào ngày hôm sau.
Kết quả: Trang bị được cho TC những kiến thức kỹ năng
cần thiết để TC có thể tự chăm sóc bản thân mình, thân chủ cảm thấy
khoẻ khoắn hơn khi được rèn luyện.TC nắm bắt được những điều vô
cùng hữu ích, từ đó hiểu hơn thêm về bản thân, những suy nghĩ và
hành động của mình. Thay đổi hành động và suy nghĩ của mình một
cách tích cực hơn. Và hơn nữa có thêm kỹ năng để hòa nhập cộng
đồng một cách tốt nhất.
Mục tiêu 3: Giúp thân chủ hoà nhập cộng đồng, kết nối bạn
bè cùng trang lứa, giúp em tham gia tốt các hoạt động tập thể.
Hoạt động: Nói cho H.A biết những tâm tư mong muốn của
mẹ, của thầy cô khi H.A bị bệnh. Giúp H.A tham gia sinh hoạt những
người cùng cảnh ngộ tại trường như: Câu lạc bộ vẽ tranh, Câu lạc bộ
hát múa, Câu lạc bộ TDTT để em tự tin hơn. Động viên, khuyến
khích thân chủ giao lưu, kết bạn, tham gia sinh hoạt, gặp gỡ và giúp
đỡ nhau trong công việc.
Kết quả: Thân chủ tham gia tốt các hoạt động tập thể, có
thêm nhiều bạn bè cùng trang lứa và say mê với sở thích của mình.
Bước 6: Lượng giá

39
Sau khi cùng thân chủ và gia đình thân chủ đạt được những
kết quả cơ bản so với mục tiêu đã đề ra, nhân viên xã hội tiến hành
hoạt động lượng giá và kết thúc quá trình làm việc cùng thân chủ và
gia đình:
* Mặt đạt được:
- Thông qua các buổi gặp gỡ trò chuyện đã giúp cho thân chủ
vui vẻ, thoải mái hơn, cười nhiều hơn
- Cũng từ những buổi trò chuyện mà Thân chủ tự tin hơn, em
thích được hoà đồng hơn với mọi người, mong muốn được giao lưu,
gặp gỡ những bạn bè, người thân đặc biệt là bạn có hoàn cảnh như
mình.
- Thân chủ chia sẻ nhiều hơn về bản thân cũng như gia đình
mình.
* Mặt hạn chế:
- Do nhút nhát lại ít được giao lưu với mọi người nên khi
giao tiếp em tự tin.
- Khi tiếp xúc lần đầu mang đến những khó khăn nhất định,
cách thức truyền đạt ngôn ngữ làm sao cho thân chủ dễ hiểu.
- Thân chủ còn tự ti, ngại ngùng, khó chia sẻ, trò chuyện.
Bước 7: Kết thúc
NVCTXH giảm bớt số buổi và thời gian gặp gỡ với TC.
Thông báo cho TC về việc kết thúc quá trình trị liệu của mình. Cố
gắng động viên và khích lệ TC tiếp tục cố gắng phấn đấu. Chuẩn bị
tâm lý cho TC trước buổi chia tay. Chuyển giao lại một số kế hoạch
và nhiệm vụ cho TC.

40
3. Đánh giá bản thân trong quá trình can thiệp
Trong quá trình là một nhân viên công tác xã hội trợ giúp
thân chủ, tôi những có đánh giá tổng quát mà bản thân mình tự nhận
thấy.
3.1. Điểm mạnh: Trong quá trình can thiệp, tôi đã chủ động
trong việc làm quen và tiếp cận thân chủ. Sau khi trò chuyện, thu
thập thông tin, bước đầu tôi đã đánh giá được vấn đề hiện tại của TC.
Để can thiệp được hiệu quả, tôi đã áp dụng được phương pháp và kỹ
năng trong công tác xã hội cá nhân trong tiến trình can thiệp. Với
mỗi tuần, mỗi buổi làm việc tôi đều có những kế hoạch cụ thể, rõ
ràng. Bên cạnh đó, để làm việc hợp tác tốt với TC, tôi cũng đã dựa
vào hoàn cảnh, tính cách lứa tuổi của bản thân, tìm hiểu thêm về tâm
lý, tính cách của tuổi vị thành niên để quá trình làm việc thuận lợi
hơn.
*Hạn chế: Trong quá trình can thiệp, đôi khi tôi chưa vận
dụng tốt kiến thức đã học, đôi khi còn để tình cảm cá nhân xen vào lúc
làm việc hoặc khi tự quyết định kế hoạch cho thân chủ.
4. Vai trò của NVCTXH trong giải quyết vấn đề cho thân chủ
* Nhân viên CTXH đóng vai trò giáo dục và hỗ trợ tâm lý
* Nhân viên CTXH đóng vai trò là người lập kế hoạch giải quyết
vấn đề.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3 Thông qua 7 bước công tác xã hội xã hội cá
nhân tôi đã thực hiện với 01 thân chủ là trẻ bị xâm hại tình dục. Tôi
đã sử dụng các kỹ thuật can thiệp trong công tác xã hội cá nhân và
trong tham vấn, trị liệu để tiến hành hỗ trợ giúp thân chủ mạnh dạn
trong giao tiếp, tiếp xúc với cộng đồng, tham gia các hoạt động tập

41
thể, có nhiều thay đổi về mặt hành vi, tự tin hòa nhập cộng đồng.
Trong chương này, tôi muốn mô tả rõ nhất từ việc tiếp xúc, thu thập
thông tin, xác định vấn đề, lên kế hoạch can thiệp, tiến hành tham
vấn trị liệu và lượng giá, kết thúc ca. Qua các bước thực hiện, tôi đã
vẽ được cây vấn đề, sơ đồ sinh thái, sơ đồ phả hệ của thân chủ. Đó
cũng là những kết quả giúp việc hỗ trợ tâm lý cho thân chủ được hiệu
quả nhất.
Công tác xã hội với trẻ bị xâm hại tình dục là một việc làm
rất cần thiết đối với chúng ta. Thông qua tình huống của thân chủ và
qua những khó khăn mà trẻ bị xâm hại tình dục trải qua để thấy được
ước mơ hoài bão của các em. Trẻ bị xâm hại tình dục chịu nhiều thiệt
thòi, tâm lí đè nặng, ngại giao lưu, tiếp xúc vơi cộng đồng khiến các
em trở lên tự ti trong cuộc sống, bó hẹp trong cái tôi bé nhỏ của mình
điều đó không phát hiện kịp thời sẽ dẫn tới hậu quá khó lường.

42
PHẦN KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1. Khuyến nghị.
1.1 Đối với gia đình có trẻ bị xâm hại tình dục:
1.2. Đối với nhân viên CTXH..
1.3. Đối với các cơ quan, tổ chức, và các hoạt động đoàn
thể trong xã hội

2. Kết luận:
Trẻ em là những người đang trong độ tuổi phát triển, chưa
hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý cần phải được bảo vệ một
cách hòan thiện nhất.Vì vậy, khi trẻ bị xâm hại tình dục sẽ dẫn đến
những hậu quả lâu dài, không chỉ cho trẻ em – nạn nhân trực tiếp mà
còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho gia đình trẻ bị xâm hại và
cộng đồng xã hội. Xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề nhức nhối của
toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới hàng triệu trẻ em Việt Nam và
các quốc gia trên thế giới. Sau khi trẻ bị xâm hại tình dục, đều để lại
những vết sẹo trong tâm hồn và những dấu ấn khó phai mờ trong
suốt cuộc đời của các em. Nếu người lớn không giáo dục và không
trang bị kỹ năng, kiến thức cơ bản về giới tính và phân tích để trẻ
hiểu hành vi đó là vi phạm pháp luật, kỹ năng bảo vệ bản than, kỹ
năng thoát hiểm,... trẻ sẽ rơi và tình trạng nguyên hiểm và có thể là
nạn nhân của các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi xâm hại
tình dục, đến khi trưởng thành, những ám ảnh về hành vi trên khiến
trẻ trở nên thù hận và có thể trả thù thành tội phạm xâm hại tình dục
trẻ em. Vì vậy, trẻ bị xâm hại rất cần sự cảm thông, chia sẻ, yêu
thương, giúp đỡ… từ gia đình, bạn bè và cộng đồng xã hội để hòa
nhập với cuộc sống đời thường. Nghiên cứu về đề tài “Công tác xã

43
hội cá nhân trong việc hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục tại huyện Vĩnh
Bảo đã đánh dấu lần làm việc đầu tiên của tôi với tư cách là một
NVCTXH, được tiếp xúc với những mảnh đời, những câu chuyện,
những số phận khác nhau, lắng nghe những tâm tư tình cảm mà có lẽ
lần đầu được nói ra và đóng góp một phần nhỏ sức mình cho một
cuộc sống tốt đẹp hơn giúp những tâm hồn trẻ hơn có thể vững vàng
vượt qua những sóng gió cuộc.
Thông qua nghiên cứu, tôi hiểu hơn về công việc hỗ trợ trẻ
tôi cần phải làm và nên làm như thế nào với tư cách là một
NVCTXH. Bên cạnh đó, được hoạt động và tiếp xúc trong một môi
trường mới mẻ giúp tôi bổ sung thêm được cho bản thân những kỹ
năng làm việc, có cơ hội được tìm hiểu trẻ em nói chung và trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn nói riêng. Đặc biệt là qua nghiên cứu tôi nhậ
thấy vai trò của NVCTXH là hết sức quan trọng.

44

You might also like