You are on page 1of 20

ĐỀ BÀI

BÀI 1:

Thời gian gần đây tình trạng bạo hành trẻ em tại các trường mầm non tư
thục có dấu hiệu gia tăng.

Hỏi:

1. Phân tích các quy định của pháp luật về vi phạm hành chính liên
quan đến bạo hành trẻ em trong trường học.
2. Bình luận về thực tiễn vi phạm hành chính và xử lí vi phạm
hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em trong trường học.
3. Đề xuất giải pháp hạn chế vi phạm hành chính liên quan đến bạo
hành trẻ em trong trường học.
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN
ĐẾN BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG TRƯỜNG HỌC

1. Một số khái niệm

1.1. Vi phạm hành chính

1.2. Trẻ em

1.3. Bạo hành trẻ em

2. Quy định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em
trong trường học

III. BÌNH LUẬN VỀ THỰC TIỄN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÍ VI


PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG
TRƯỜNG HỌC

1.Thực trạng về hành vi bạo hành trẻ em ở trường học hiện nay

2. Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em

2.1. Nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục

2.2. Nhà trường

2.3. Giáo viên

2.4. Từ phía trẻ em

3.Các hành vi được xác định là bạo hành trẻ em


4. Xử phạt hành vi bạo hành trẻ em

IV. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẠO
HÀNH TRẺ EM TRONG TRƯỜNG HỌC

1. Giải pháp

1.1. Nâng cao nhận thức của xã hội

1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em

1.3. Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - cộng đồng trong
việc quản lý giáo dục trẻ em

1.4. Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em

2. Kiến nghị

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Giáo dục mầm
non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát
triển thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng
đầu tiên mà trẻ tiếp thu được ở trường mầm non sẽ là điều kiện để trẻ tiếp thu hoàn
thiện bản thân, tiến tới thành công cho cuộc sống sau này. Cùng với sự phát triển
của tất cả các ngành, các lĩnh vực đời sống xã hội, giáo dục mầm non ở nước ta
đang nhận thức được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền. Đảng ta xác
định, giáo dục mầm non là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển
nguồn nhân lực cao nhất trong đất nước. Trong những năm gần đây, ngành giáo
dục mầm non có nhiều chuyển biến tích cực về quy mô cấu trúc cũng như phương
thức hoạt động. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, ngành giáo dục màm non
đang tồn tại nhiều bất cập yếu kém trong công tác chăm sóc và giáo dục. Bạo hành
trẻ em đang là vấn đề nóng hổi, làm cả xã hội phải giật mình trước sự xuống cấp
trầm trọng của một bộ phận người đang tồn tại trong xã hội.

NỘI DUNG

I. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN
ĐẾN BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG TRƯỜNG HỌC

1. Một số khái niệm

1.1. Vi phạm hành chính

Theo Khoản 1, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính:

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm
quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

1.2. Trẻ em
Theo Điều 1, Luật trẻ em 2016:

“Trẻ em là người dưới 16 tuổi.”

Theo công ước quốc tế và quyền trẻ em quy định “Trẻ em nghĩa là những
người dưới 18 tuổi”.

1.3. Bạo hành trẻ em

Tại Khoản 6, Điều 4, Luật trẻ em, Luật số 102/2016/QH13 quy định:

“6. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể,
sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi
cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.”

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), bạo hành trẻ em bao gồm tất cả
những hành vi đối xử tệ bạc về thể chất hay tinh thần, xâm hại tình dục, lợi dụng
hay bỏ bê, dẫn đến nguy hại hay khả năng nguy hại đối với sức khỏe, nhân phẩm,
hay sự phát triển của đứa trẻ.

2. Quy định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ
em trong trường học

Điều 37, Hiến pháp 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã
hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề vè trẻ em. Nghiêm
cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những
hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Chính phủ đã quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của
luật, đưa ra các chế tài để xử phạt những hành vi vi phạm hành chính về bạo hành
trẻ em. Tùy vào tính chất, mức độ hành vi mà người thực hiện hành vi bị xử phạt
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của pháp luật hiện
hành có hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền; hai hình thức xử phạt
bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép và tịch thu tang vật, phương tiện được sử
dụng để vi phạm hành chính.

Nghị định số 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Theo Khoản 1, Điều 13, hành vi đánh đập, hành
hạ, ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi sau đây:

a)Đánh đập, xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em;

b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế đi vệ sinh cá nhân; bắt
sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác
với trẻ em;

c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục,
chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của
trẻ em;

d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau
đớn về thể xác, tinh thần;

đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật
làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.”

Theo Điều 27 Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính
về bảo trợ, xứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em. Theo Khoản 2, Điều 27, vi
phạm quy định về cấm ngược đãi trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; ngăn
cản trẻ em tham gia các hoạt động xã hội:

“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Xâm phạm thân thể, gây tổn hại sức khỏe đối với trẻ em;

b) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế đi vệ sinh cá nhân; bắt
sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác
với trẻ em;

c) Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục,
chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của
trẻ em;

d) Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau
đớn về thể xác, tinh thần;

đ) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật
làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.”

Điều 21 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính


trong lĩnh vực giáo dục. Khoản 2, Điều 21 vi phạm quy định về kỷ luật người học,
ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học:

“ 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm
danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.”

Bên cạnh bạo hành ở trường học, trẻ em trong gia đình còn bị bạo hành trong
chính gia đình mình. Mỗi người sinh ra đều có quyền sống, quyền tự do mưu cầu
hạnh phúc, không ai có quyền xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác một
cách trái phép.

Tại Điều 21, Hiến Pháp 2013 quy định: Mọi người được bào vệ sức khỏe,
tính mạng, không bị chịu bất cứ sự tra tấn, bức cung, nhục hình nào xâm phạm sức
khỏe danh dự, nhân phẩm.
Tại Điều 33, Bộ luạt Dân sự 2015 ghi nhận quyền sống, quyền được đảm bảo
an toàn sức khỏe, tính mạng, thân thể.

Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội;
phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Tùy theo mức độ nặng
nhẹ của hành vi gây ra có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự.

III. BÌNH LUẬN VỀ THỰC TIỄN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ LÍ VI


PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG
TRƯỜNG HỌC

1.Thực trạng về hành vi bạo hành trẻ em ở trường học hiện nay

Trong vài năm gần đây, tình trạng bạo hành trẻ em đang là một vấn đề nhức
nhối của xã hội. Thời gian vừa qua tình trạng bạo hành trẻ em mầm non có xu
hướng tăng. Biểu hiện là gần đây có rất nhiều vụ bạo hành xảy ra, làm người dân cả
nước liên tục bàng hoàng và phẫn nộ trước những vụ bạo hành của những bảo mẫu
“mặt người dạ thú”.

Số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy trung bình mỗi
năm tại Việt Nam, trên 2000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại ở mức nghiêm trọng, cần
được hỗ trợ, can thiệp. Theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF)
tại Việt Nam, 68,4% trẻ em từ 1-14 tuổi cho biết từng bị cha mẹ hoặc người chăm
sóc bạo hành ở nhà. 20% trẻ em 8 tuổi bị trùng phạt thân thể ở trường.

Trong những năm qua, cùng với việc chuyển đổi hệ thống trường bán công
sang trường công lập, giáo dục mầm non nước ta đã có nhiều khởi sắc mới. Cơ sở
vật chất hạ tầng, trang thiết bị được quan tâm đầu tư, đời sống cán bộ, giáo viên ổn
định đã góp phần quan trọng để bậc học này ngày càng đạt chất lượng cao. Tuy
nhiên bên cạnh những cái được nổi trội ấy, giáo dục mầm non nước at vẫn còn
nhiều bất cập, trong đó khó khăn lớn nhất là vấn đề trường lớp, cơ sở vật chất của
một số trường trọng điểm trên địa bàn. Cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ nhu cầu
học tập của các cháu nên dẫn đến tình trạng quá tải. Quá tải là một trong những
nguyên nhân gây nên bạo hành ở các cơ sở mầm non. Đặc biệt là sự xuống cấp
trầm trọng về đạo đức của một số nhóm người đang tồn tại trong xã hội.

Ngành giáo dục mầm non hiện nay có khoảng 277.684 giáo viên. Trong số
277.864 giáo viên đó thì có không ít cô có những hành vi giáo dục vi phạm đạo đức
nghề nghiệp. Đã có rất nhiều vụ việc nghiêm trọng và đau lòng xảy ra để lại hạu
quả rát nghiêm trọng. Đây là vấn đề cấp bách cho toàn ngành giáo dục nói chung
và giáo dục màm non nói riêng.

2. Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em

2.1. Nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục

Nước ta có hai cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến trẻ em gồm Cục Bảo
vệ, chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) và Vụ Giáo dục
mầm non (thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bên cạnh đó còn có một hệ thống quản
lý hành chính tại địa phương và các tổ chức chính trị xã hội. Việc cấp giấy phép các
trường mầm non tư thục, các cơ sở trông giữ trẻ tư nhân lẫn quản lý các hoạt động
của các đơn vị này hầu như bị buông lỏng trong thời gian qua. Điều này thể hiện ở
việc hàng nghìn các cơ sở mầm non tư thục không đạt tiêu chuẩn quy định về
trường học vẫn được phép thành lập. Hàng nghìn các cơ sở trông giữ trẻ vẫn ngang
nhiên hoạt động. Dẫn đến có những giáo viên chưa đủ trình độ chuyên môn trông
dạy trẻ tại các cơ sở trông giữ trẻ không giấy phép, có những vụ bạo hành trẻ em
mất hết nhân tính, thậm chí gây thương tật vĩnh viễn và tử vong trong thời gian
qua. Chúng ta cần phải xem xét lại sự quản lý của các cơ quan chức năng về vấn đề
này
2.2. Nhà trường

Ở một số trường mầm non không quan tâm đến chất lượng giáo dục mà chỉ
quan tâm đên lợi nhuận thu được. Tuyển người chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn
ngày để giảm chi phí về lương nhằm tăng lợi nhuận, gây áp lực kinh tế cho giáo
viên. Một số chủ cơ sở, nhà trường tư thục xem kinh doanh giáo dục là loại hình
kinh doanh béo bở nên họ sẵn sàng đầu tư xây dựng và hoạt động, dù không có
chuyên môn nghề nghiệp và không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học. Một số trường, cơ sở nhồi nhét số lượng học sinh quá đông vượt quá mức quy
định số lượng học sinh, vượt quá khả năng chăm sóc của giáo viên, dẫn đến chất
lượng chăm sóc kém. Các trường đặt nặng vấn đề thành tích, tạo áp lực cho giáo
viên.

2.3. Giáo viên

Giáo viên, những người nuôi dạy trẻ hàng ngày phải chịu nhiều áp lực của
công việc, từ các mối quan hệ trong gia đình, xã hội. Họ rất dễ rơi vào trạng thái
căng thẳng tâm lý dẫn đến cảm xúc, hành vi tiêu cực trong ứng xử với các bé. Một
số người nuôi dạy trẻ lại luôn so sánh trẻ này với những đứa trẻ khác cùng tuổi và
gây áp lực cho bé bằng hình phạt. Một số người nuôi dạy trẻ tự gây áp lực cho
mình để thể hiện mình là người có trách nhiệm, quyền lực hơn trẻ.

Một số người chưa qua đào tạo chuyên ngành về giáo dục mầm non, không
có đầy đủ trình độ, chuyên môn để chăm sóc và dạy trẻ. Một số người đã qua đào
tạo chuyên môn nhưng lại thiếu ý thức trách nhiệm của một nhà giáo, làm việc một
cách đối phó, thiếu tinh thần trách nhiệm. Không có niềm đam mê thực sự, không
có đạo đức nghề nghiệp, không tâm huyết với nghề, không có tính yêu đố với con
trẻ…Giáo viên không ý thức được những hành vi bạo hành gây hậu quả như thế
nào đối với trẻ, không kiểm soát và làm chủ được những hành vi của bản thân bởi
những hành động bản năng của trẻ: quấy khóc, biếng ăn, ăn chậm, đòi cha mẹ…Lối
ứng xử và nghiệp vụ sư phạm của nhiều giáo viên còn hạn chế.

2.4. Từ phía trẻ em

Mỗi đứa trẻ sinh ra với khí chất khác nhau, có em nóng nảy, nghịch ngợm,
có em ngoan ngoãn, bình thản. Bên cạnh đó, tâm sinh lý của mỗi giai đoạn là khác
nhau nên nhu cầu và biểu hiện của mỗi trẻ là riêng biệt. Thực ra đó là những biểu
hiện bình thường, vì trẻ ở các độ tuổi đều có những suy nghĩ và hành động khác
nhau.

3.Các hành vi được xác định là bạo hành trẻ em

Pháp luật đa quy định, hành vi bạo hành trẻ em là một trong những hành vi
bị nghiêm cấm và xử lý nghiêm khắc theo Khoản 6, Điều 7, Luật Bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em. Những hành vi sau được coi là ngược đãi, hành hạ trẻ em:

-Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn
uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở các
môi trường độc hại, nguy hiểm;

- Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục,
chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của
trẻ em;

- Dùng các biện pháp trùng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau
đớn đến thể xác và tinh thần;

- Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật
làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.

4. Xử phạt hành vi bạo hành trẻ em


Tùy theo động cơ, mục đích và mức độ nghiêm trọng của hậu quả để lại,
người thực hiện bạo hành trẻ em có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính (bồi
thường tiền) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (ngồi tù, chung thân, tử hình).

Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm
cấm. Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành
chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em, có thể bị phạt tiền từ 5
triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Pháp luật đã quy định hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự với một trong các tội:

-Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe đối với trẻ em ở tỷ lệ
tổn thương dưới 11% thì mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm. Nêu gây thương tích ở tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60% thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm. Phạm tội thuộc gây thương tích hoặc gây
tổn hại sức khỏe mà tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì bị phạt tù từ 05 năm đến
10 năm ( theo Điểm c, khoản 1, Điều 134, BLHS 2015).

- Tội giết trẻ em với mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình (theo
điểm b, Khoản 1, Điều 123 BLHS 2015).

Ngoài ra, người thực hiện hành vi hành hạ, ngược đãi đối với trẻ em còn phải
bồi thường cho cha mẹ hoặc người dám hộ của các bé số tiền bù đắp những tổn thất
vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.

IV. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN
BẠO HÀNH TRẺ EM TRONG TRƯỜNG HỌC

1. Giải pháp

1.1. Nâng cao nhận thức của xã hội


Tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng
trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với
trẻ em. Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp
luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên,
cộng đồng và bản thân trẻ em.

1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ trẻ em

Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó xác
định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đáp
ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ cho mọi trẻ em; bổ sung một chương riêng về
bảo vệ trẻ em nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xâm hại,
bạo lực trẻ em; bổ sung những quy định, chế tài cụ thể về các hành vi xâm hại, bạo
lực đối với trẻ em; quy định rõ các thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ giúp và giải
quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân phòng ngừa các hành
vi xâm hại, bạo lực đối với trẻ em.

1.3. Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - cộng đồng
trong việc quản lý giáo dục trẻ em

Cần phải thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai
trò của công tác Đoàn, Đội. Môi trường gia đình có tác động tích cực đến việc hình
thành nhân cách, do đó cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo. Chính
quyền địa phương phải quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Cộng đồng không vô cảm
trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực.

1.4. Xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện cho mọi trẻ em

Để phòng ngừa có hiệu quả các hành vi xâm hại bạo lực đối với trẻ em, đẩy
mạnh thực hiện Công cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của
Chính phủ: Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện,
phòng, chống bạo lực học đường. Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy nhà nước
về bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ trung ương đến cơ sở; xây dựng cơ chế phối hợp liên
ngành trong đó xác định rõ trách nhiệm của các ngành, các tổ chức trong việc thực
hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Phát triển đội ngũ cán bộ xã hội, cộng tác
viên, tình nguyện viên đến tận thôn, bản, khu, ấp…

Tăng cường năng lực và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em
bao gồm:

1.Dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình (dịch vụ tư vấn, tham vấn gia đình và
trẻ em; các trung tâm, điểm công tác xã hội trẻ em…)

2. Dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài môi trường gia đình (cơ sở bảo trợ xã hội, cơ
sở trợ giúp trẻ em, trường giáo dưỡng)

3. Dịch vụ hỗ trở khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực.

Xây dựng và thực hiện hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo
dục. Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người
học. Tổ chức ký cam kết phới hợp giữa cơ sở giáo dục với gia đình người học và
các tổ chức khác trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân
thiện và phòng, chống bạo lực học đường. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán
bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên các cơ sở giáo dục, áp dụng hiệu quả các phương
pháp giáo dục tích cực trong nhà trường.

Kiểm tra, giám sát và xử lý về bạo lực học đường. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong các cơ sở
giáo dục; phát hiện, xử lý những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại các
cơ sở giáo dục. Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo
dục: hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát và các hình thức
khác.

2. Kiến nghị

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và sự
tham mưu tích cực, hiệu quả của các cơ quan chức năng từ khâu xây dựng chương
trình hành động, kế hoạch, đồ án, mô hình; tổ chức các hoạt động đến kiểm tra,
đánh giá, xử lý vi phạm.

Tuyên truyền sâu rộng Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật
phòng chống bạo lực gia đình. Luật bình đăng giới tới cộng đồng và từng gia đình
nhằm thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi giáo dục con cái theo hướng tích cực,
“nói không với bạo lực”. Khi phát hiện hành vi bạo lực trẻ em cần đấu tranh, tố
giác, lên án mạnh mẽ, kiến nghị với các cơ quan chức năng để xử lý kịp thời.

Đầu tư xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ tư vấn, tham vấn
cho gia đình và trẻ em về vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục kĩ năng sống và nhân
cách cho giới trẻ từ sớm, dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp dành cho trẻ em bị bạo hành, xây
dựng quy mô gia đình an toàn, nhà trường thân thiện cho mọi trẻ em. Tăng cường
chính sách và thực hiện các biện pháp trợ giúp xã hội đối với các gia đình và trẻ em
gặp nhiều khó khăn tại cồng đồng như: hướng dẫn làm kinh tế, học nghề, giải quyết
việc làm, hỗ trợ vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, hạn chế tình trạng vì gia đình khó
khăn mà trẻ em phải bỏ học, trẻ em phải lao động nặng nhọc, trẻ em bị bạo lực.

KẾT LUẬN

Hành vi bạo hành trẻ em là hành vi gây nguy hiểm không chỉ cho đối tượng
trực tiếp chịu tác động đó là trẻ em mà còn là mối nguy hại cho xã hội. Vì vậy, cả
xã hội cần phải chung tay loại bỏ hành vi này ngay lập tức bằng cách nâng cao ý
thức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, mạnh mẽ ngăn cản những hành vi tiềm
ẩn nguy cơ bạo hành trẻ em cũng như tố cáo các hành vi bạo hành trẻ em ngay lập
tức. Đồng thời, Nhà nước ta cần phải đặt ra các chế tài xử lý nghiêm khắc hơn nữa
đối với các hành vi bạo hành trẻ em.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Luật trẻ em 2016

2. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về môi trường giáo dục
an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

3.Nghị định số 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật trẻ em

4. Nghị định số 144/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về bảo trợ, xứu
trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em

5. Nghị định số 91/2011/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em

6. Nghị định số 138/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực
giáo dục

7. Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT, ban hành chương trình hành động phòng,
chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và
giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021

8. Nghị định 167/2013/NĐ-CP Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và
chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

8. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và thực tiễn xử lý/ Bùi Huy Tùng/
Dân chủ và Pháp luật. Số 6/2008

9. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục: Khóa luận tốt nghiệp/ Lê
Thị Hoàng Oanh; ThS.Nguyễn Ngọc Bích hướng dẫn

10. Tiểu luận: Bạo hành trẻ em ở Việt Nam hiện nay

https://text.123doc.org/document/1146678-tieu-luan-van-nan-bao-hanh-tre-em-o-
viet-nam-hien-nay-docx.htm

11. Bạo hành trẻ em ở trường mầm non hiện nay

https://text.123doc.org/document/3947466-bao-hanh-tre-em-o-truong-mam-non-
hien-nay.htm
PHỤ LỤC

1. Hành vi vô nhân tính của các bảo mẫu tại các cơ sở mầm non.
3. Tình trạng bạo hành trẻ em tại các trường học

4.Hình ảnh tranh cổ động của các em nhỏ vẽ về phòng chống hành vi bạo hành trẻ
em

5.Bạo hành trẻ em ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của trẻ

You might also like