You are on page 1of 5

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THI GIỮA KÌ MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

GVHD: Vũ Thị Hạnh Thu


Họ và tên sv: Đặng Thanh Hương
Lớp: 10ĐH_QTKD1
MSSV:1050090018
Phần 1: Nhận định.
Câu 1: Nhà nước phát triển là một yếu tố khách quan khi xa hội
đã phát triển đến một giai cấp nhất định( hình thành giai cấp).
Trả lời: ĐÚNG
Bởi vì xuất phát từ nguyên nhân ra đời, bản chất Nhà nước
có : -Tính giai cấp -Tính xã hội. Bên cạnh việc bảo vệ lợi ích giai
cấp thống trị thì nhà nước còn bảo vệ lợi ích của các tầng lớp
khác nhau trong xã hội. Nhà nước là phướng thức tổ chức
quyền lực, thực hiện chức năng quản lí nhằm duy trì trật tự xã
hội và bảo đảm lợi ích của công dân.
Câu 2: Mọi tổ chức trong xã hội đều là chủ thể có quyền ban
hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật.
Trả lời: SAI.
Bởi vì pháp luật chỉ được ban hành ở những cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nói chung và một số người có quy định
trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói riêng.
Câu 3: Tính quy phạm phổ biến là một trong những thuộc tính
của pháp luật.
Trả lời: ĐÚNG
Bởi vì các thuộc tính của pháp luật bao gồm: tính quy phạm
phổ biến, tính chặt chẽ về mặt hình thức và tính đảm bảo thực
hiện.
Câu 4: Mọi quan hệ xã hội đều trở thành quan hệ pháp luật khi
có sự tham gia của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Trả lời: SAI
Bởi vì quan hệ pháp luật được điều chỉnh bởi các quy phạm
pháp luật với những đặc điểm yếu tố cấu thành riêng.
Còn quan hệ xã hội thể hiện các mối quan hệ rộng giữa cá
nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức trong đời sống, sinh
hoạt. Quan hệ này tồn tại một cách khách quan, được điều
chỉnh tổng thể bởi các quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội,
phong tục tập quán và đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội
hoặc biện pháp đặc thù của các tổ chức.
Câu 5: Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả cho
xã hội đều gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
Trả lời: SAI
Bởi vì trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi trái pháp
luật là người không thể nhận thức và điều khiển hành vi của
mình, tự quyết định cách xử sự của mình (người bị bệnh tâm
thần hoặc hạn chế khả năng nhận thức của mình) thì không bị
coi là có lỗi và không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 6: Cá nhân, tổ chức là chủ thể trong mọi quan hệ pháp luật
hình sự, dân sự, lao động, hành chính.
Trả lời: SAI
Bởi vì cá nhân tổ chức có thể là chủ thể của quan hệ pháp
luật, nhưng khi đi vào cụ thể thì có sự phân biện giữa cá nhân
và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật.
Phần 2: Tự luận
Câu 1: Vận dụng kiến thức đã học hãy đề xuất một số giải pháp
thiết thực ngăn ngừa tình trạng tội phạm hiện ngày càng gia
tăng về mức độ nguy hiểm. Lấy dẫn chứng tại địa phương.
Trả lời: Một số giải pháp để ngăn ngừa tình trạng tội phạm hiện
nay:
_Gia đình: nên quan tâm, chăm sóc đến những người thân
trong gia đình, giáo dục con em từ khi còn nhỏ về mặt đạo đức
và lối sống. Phải chỉnh sửa trẻ khi có những nhận thức chưa
đúng.
_Nhà trường: quan sát chặt chẽ học sinh, giáo dục học sinh về
đạo đức nhân cách, tuyên truyền cho học sinh biết về những
hành vi vi phạm pháp luật.
_ Cá nhân học sinh, sinh viên: tự giác tìm hiểu nhũng hành vi vi
phạm pháp luật để biết và tránh xa, thường xuyên tham gia các
hoạt động lành mạnh do nhà trường hoặc địa phương tổ chức.
_Xã hội: nên tăng cường hệ thống cảnh báo, tăng cường lực
lượng cảnh sát tuần tra bảo vệ an ninh. Tuyên truyền về những
hành vi trái pháp luật.
_Dẫn chứng tại địa phương: ấp văn hóa ở địa phương em
thường xuyên tuyên truyền về mức độ nguy hiểm và hậu quả
của việc sử dụng và mua bán trái phép chất ma túy.
Câu 2: Phân biệt trình tự của thủ tục tố tụng dân sự với thủ tục
tố tụng hình sự
_Thủ tục tố tụng dân sự:
+ Bước 1: Gửi đơn kiện
+ Bước 2: Phân công thẩm phán xét đơn
+ Bước 3: Thụ lý vụ án
+ Bước 4: Tiến hành hòa giải
+ Bước 5: Chuẩn bị xét xử
+ Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử
_Thủ tục tố tụng hình sự
+ Bước 1: Khởi tố vụ án
+ Bước 2: Điều tra vụ án hình sự
+ Bước 3: Truy tố vụ án hình sự
+ Bước 4: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

You might also like