You are on page 1of 13

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
B. NỘI DUNG..........................................................................................................1
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM............................................1
1. Khái niệm chung về phòng ngừa tội phạm.................................................1
2. Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lí học...........................1
3. Đặc trưng của phòng ngừa tâm lí................................................................2
II. PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÂM LÍ HỌC NHÂN
VĂN.......................................................................................................................3
1, Thuyết tâm lí học nhân văn..........................................................................3
2. Phòng ngừa tội phạm theo quan điểm tâm lí học nhân văn......................4
III. THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở NƯỚC TA.........................8
1, Một số thành tựu...........................................................................................8
2, Một số hạn chế...............................................................................................9
C. KẾT LUẬN.......................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................11

0
A. MỞ ĐẦU
Phòng ngừa tội phạm tức là sử dụng các biện pháp để hạn chế, loại trừ tội
phạm ra khỏi xã hội. Yêu cầu là phải ngăn chặn và phòng ngừa tội phạm ngay từ
đầu làm cho tội phạm ít xảy ra hơn và tiến tới không xảy ra tội phạm, và để việc
chống tội phạm, xử lý tội phạm chỉ là hãn hữu, là việc làm bất đắc dĩ. Việc phòng
ngừa tội phạm không phải của riêng cá nhân, tổ chức nào mà là của cả xã hội. Đã
có rất nhiều các học thuyết tâm lí về phòng ngừa tội phạm ra đời như: phân tâm
học, tâm lí học hành vi, tâm lí học nhân văn, tâm lí học hành động…Điển hình là
phòng ngừa tội phạm theo quan điểm tâm lí học nhân văn, nó ra đời như một
khuynh hướng đối lập với Phân tâm học và Tâm lí học hành vi. Để tìm hiểu rõ hơn
về quan điểm này, em xin lựa chọn đề tài: “Phòng ngừa tội phạm từ quan điểm
tâm lí học nhân văn. Liên hệ với thực tiễn phòng ngừa tội phạm ở nước ta”

B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM
1. Khái niệm chung về phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các quy định, các biện pháp, các hành
động của cá nhân, tổ chức nhằm hạn chế, ngăn chặn tội phạm xảy ra, phát hiện kịp
thời, xử lý nghiêm minh các tội phạm xảy ra và giáo dục người phạm tội trở thành
người có ích cho xã hội.

2. Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lí học
Phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lý học là hệ thống các biện pháp, các
quy định, các hành vi của cá nhân, tổ chức mà:

- Hình thành ở con người những phẩm chất tâm lí tích cực, những thói quen
hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội, giúp các cá nhân hướng tới và thực hiện
những hoạt động phù hợp với yêu cầu của xã hội;

1
- Thứ hai, ngăn chặn sự hình thành, loại bỏ, hạn chế những phẩm tâm lí tiêu
cực, những thói quen hành vi không phù hợp với chuẩn mực xã hội, giải tỏa
khuynh hướng gây hấn, xâm kích;

- Thứ ba, đảm bảo hạn chế tối đa cho cá nhân không phạm tội trong bất kỳ
hoàn cảnh nào.

3. Đặc trưng của phòng ngừa tâm lí


- Cơ sở của phòng ngừa tâm lí là mối quan hệ giữa tâm lí và hành vi

+ Tâm lí: nhận thức, tình cảm, ý chí.

+ Hành vi: là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử, biểu hiện ra bên ngoài
của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định.

+ Tâm lí điều khiển hành vi

+ Hành vi tạo ra tâm lí

- Phòng ngừa tâm lí thực chất là hệ thống các biện pháp tác động lên tâm lí
con người. Các biện pháp này có thể tác động lên nhận thức, cảm xúc, ý chí, thông
qua các hình thức giáo dục pháp luật... Sự tác động này có thể đưa đến những thay
đổi lâu dài hoặc tạm thời.

- Phòng ngừa tâm lí có tính đa dạng: có rất nhiều hoạt động được thực hiện
như vận động, tuyên truyền; giáo dục, thuyết phục; bắt buộc cưỡng chế hay thông
qua lí trí hoặc ngấm ngầm…

- Phòng ngừa tâm lí còn có tính phức tạp. Đặc trưng này xuất phát từ chính
sự phức tạp của đời sống tâm lí của con người, của các yếu tố quy định hành vi.

- Cuối cùng đó là tính hiệu quả: Tính hiệu quả của phòng ngừa tâm lí chỉ
mang tính tương đối bởi vì bản chất của phòng ngừa tâm lí là hệ thống biện pháp

2
ảnh hưởng đến tâm lí để từ đó đưa đến những thay đổi về hành vi. Bởi tất cả những
gì tồn tại ở mức độ tư tưởng, tinh thần thì chỉ ở dạng tiềm năng, cho nên không thể
đòi hỏi hiệu quả tuyệt đối ở phòng ngừa tâm lí. Hơn nữa, một biện pháp phòng
ngừa có thể tỏ ra hiệu quả trong tình huống này nhưng lại có thể là không đem đến
một kết quả tương tự trong tình huống khác.

II. PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÂM LÍ HỌC
NHÂN VĂN
1, Thuyết tâm lí học nhân văn
Tâm lí học nhân văn được biết đến với hai nhà đại diện là Abrtham Maslow
(1908-1970) và C. Roger. Trường phái tâm lí này ra đời như là một khuynh hướng
đối lập với Phân tâm học và Tâm lí học hành vi. Nếu phân tâm học lấy điều kiện
bên trong, Tâm lí học hành vi lấy điều kiện bên ngoài làm nguyên tắc quyết định
cho tâm lí con người thì Tâm lí học nhân văn lại là sự tổng hợp của nhiều khuynh
hướng mới và nhiều trường phái khác nhau. Nhưng các nhà tâm lí học nhân văn
đều có chung tư tưởng tôn trọng con người, tôn trọng giá trị sáng tạo và trách
nhiệm cũng như tôn trọng các phẩm giá cá nhân của một người.

A. Maslow, C. Roger đã đưa ra quan niệm về bản chất con người và hành vi
của họ:

+ Bản tính con người là tốt, con người là hiện thân của cái đẹp, sinh ra con
người đã có sẵn một khuynh hướng phát triển và khuynh hướng này không mâu
thuẫn với xã hội, nếu gặp điều kiện thuận lợi khuynh hướng này sẽ được phát huy.

+ Và con người không xấu, tuy nhiên họ có thể có hành vi xấu, có thể phạm
tội.

3
Vậy, để phòng ngừa tội phạm theo quan điểm tâm lí học nhân văn ta cần tìm
ra căn nguyên của tội phạm và từ đó đưa ra các phương pháp để phòng ngừa tội
phạm phù hợp.

2. Phòng ngừa tội phạm theo quan điểm tâm lí học nhân văn
a. Căn nguyên của tội phạm theo thuyết tâm lí học nhân văn
Theo học thuyết về hệ thống bậc thang nhu cầu của con người mà A.
Maslow đưa ra thì nhu cầu của con người phát sinh theo một hệ thống trật tự cấp
bậc, trong đó các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức
độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước. Và các nhu cầu đó được sắp xếp theo 5 cấp
bậc và tội phạm có thể nảy sinh nếu chặn đứng 5 nhu cầu đó.

Trong hệ thống này, ông đưa ra 5 nấc thang nhu cầu có nội dung bao hàm,
được xếp theo thứ tự từ nhu cầu vật chất cơ bản cần thiết đến nhu cầu tinh thần
nâng cao như sau: 1) Tầng nhu cầu sinh lý.

2) Tầng nhu cầu an toàn.

3) Tầng nhu cầu xã hội

4) Tầng nhu cầu được tôn trọng.

5) Tầng nhu cầu được thể hiện mình.

- Nhu cầu sinh lí: là những nhu cầu cơ bản, tối thiểu về không khí để thở,
thức ăn, đồ uống, đồ mặc, nhà ở, tình dục…để duy trì cuộc sống cơ bản của con
người, đầy là nhu cầu cơ bản và mạnh nhất ở con người. Nhu cầu sinh lí là nhu cầu
tác động mạnh nhất, đầu tiên trong tất cả các nhu cầu.

A. Maslow cho rằng nếu nhu cầu này chưa được thỏa mãn đến mức độ cần
thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu cao hơn sẽ không xuất hiện, nhu cầu
này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người sẽ hành động để đạt được nhu cầu đó.

4
Vì vậy, tội phạm có thể xuất hiện từ chính sự thiếu thốn, chưa thỏa mãn được
những nhu cầu sinh lí cơ bản này.

Ví dụ: một người thích ăn chơi, hưởng thụ, mặc đồ hiệu nhưng họ lại không
có tiền, công việc không ổn định, không thỏa mãn được nhu cầu của bản thân,
chính họ đã dồn bản thân mình đến con đường cùng là thực hiện các hành vi phạm
tội như cướp tài sản, trộm cắp tài sản, giết người cướp của…để có tiền thỏa mãn
bản thân mình.

- Nhu cầu an toàn: mỗi cá nhân thường có xu hướng đi tìm cho mình một
hoàn cảnh sống an toàn ổn định và được bảo vệ. Họ có những nhu cầu mới về trật
tự an toàn, nơi sống cần có tổ chức và những quy định giới hạn cụ thể.

Nếu như nhu cầu an toàn không được đáp ứng thì con người ta sẽ hình thành
tâm lí lo sợ, strees, luôn cảm thấy bị đe dọa về mặt tinh thần và thể xác, tâm lí con
người không được ổn định, tỉnh táo cũng có thể dẫn đến hành vi phạm tội do “Tâm
lí điều khiển hành vi”. Một tâm lí bất ổn sẽ làm xuất hiện các hành vi bất ổn.

Ví dụ: một người sinh sống ở những khu vực trị an không tốt, thường xuyên
có các vụ án mạng, cướp tài sản xảy ra thì sẽ khiến cho người đó luôn có tâm trạng
lo sợ, hoảng loạn, luôn có cảm giác người khác muốn giết mình, bất an và vô ý dẫn
đến các hành vi phạm tội.

- Nhu cầu xã hội: là nhu cầu mong muốn thuộc về một tổ chức, một bộ phận
nào đó hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương. Mỗi cá nhân có nhu cầu về một
người bạn tình, một vài người bạn thân, xây dựng gia đình, có con cái, được quan
tâm và được chia sẻ. Nói khác đi, nhiều cá nhân cảm thấy sợ cô đơn, cảm thấy
mình thiếu vắng. Họ có những lo lắng về mặt xã hội.

Mặc dù nhu cầu này sắp xếp sau hai nhu cầu sinh lí và nhu cầu an toàn
nhưng nếu như không thỏa mãn được nhu cầu này sẽ dẫn đến những bệnh trầm
5
trọng về tinh thần, thần kinh. Những cá nhân thiếu sự quan tâm của người khác, bị
bỏ rơi thường dễ dàng lâm vào tình trạng trầm cảm, ít nói, thường tách biệt, cô lập
bản thân mình, khó hòa nhập với xã hội. Những người này thường sống lang bạt,
nhiễm thói hư tật xấu, thù hằn xã hội và có thể gây ra các hành vi phạm tội.

Ví dụ: Nguyễn Hải Dương đã có hành vi giết hại 6 người trong gia đình ông
Lê Văn Mỹ (47 tuổi, chủ Công ty gỗ Quốc Anh) tại Bình Phước ngay tại căn biệt
thự. Dương và Linh (con gái của gia đình trên) từng có quan hệ tình cảm, sau đó
Linh đã yêu cầu chia tay do có bạn trai mới. Dương quen và yêu người khác nhưng
cảm thấy sống không thể thiếu Linh nên nhiều lần tìm cách nối lại tình xưa nhưng
bị cự tuyệt. Từ đó, Dương sinh ra hận thù và lên kế hoạch sát hại cả gia đình bạn
gái cũ. Nhu cầu tình cảm của Dương không được thỏa mãn dẫn đến hận thù với
người yêu nên đã có hành vi phạm tội: giết cả nhà người yêu.

- Nhu cầu được tôn trọng: ở đây, Maslow chia nhu cầu này thành hai nấc
nhỏ hơn: nhu cầu được người khác tôn trọng với những giá trị tinh thần khác như
danh dự, địa vị, vinh quang, được công nhận, được chú ý, có những tiếng khen tốt,
được đánh giá cao, cả việc được thống trị và điều khiển người khác; nhu cầu cao
hơn là nhu cầu tự trọng như niềm tự hào, tự tin, có khả năng, đạt được thành quả,
đạt được thành tựu, khả năng độc lập, tự do.

Nếu không thỏa mãn được nhu cầu này, một cá nhân sẽ rơi vào trạng thái
không có lòng tự trọng (hoặc có nhưng thấp). Họ vướng vào mặc cảm khiếm
khuyết, mất niềm tin vào cuộc sống, sống một cách phó mặc không có ý nghĩa, sẵn
sàng từ bỏ lòng tự trọng của bản thân, dẫn đến những hành động bẩn thỉu và trở
thành tội phạm là điều rất có thể.

- Nhu cầu được thể hiện mình: phải hiểu đây là một nhu cầu tích cực và
được đặt ở mức cao nhất chứ không phải thể hiện bằng cách khoe khoang tiền của,

6
chơi bời…Nhu cầu này là nhu cầu mong được làm chính mình, làm những cái mà
ta sinh ra để làm, mong muốn được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của bản thân
để khẳng ddingj mình, để làm việc và thành đạt trong cuộc sống.

b. Phòng ngừa tội phạm theo quan điểm tâm lí học nhân văn
Như phân tích ở phần trên, nếu những nhu cầu này của cá nhân không được
thỏa mãn rất có thể dẫn đến những hành vi phạm tội, nguy hiểm cho xã hội. Vậy,
theo quan điểm tâm lí học nhân văn chúng ta cần làm gì để phòng ngừa tội phạm?

- Chung tay phát triển đất nước, loại bỏ đói nghèo, xây dựng đất nước giàu
đẹp, hướng tới một xã hội không còn những con người thiếu ăn, thiếu mặc. Những
nhu cầu cơ bản của con người như cái ăn, cái mặc, có chỗ để ở được đáp ứng.

- Xây dựng một xã hội trật tự an toàn, có kỉ cương, mọi người được sống
yên ổn, hạnh phúc. Con người không có những nỗi lo sợ về sự an toàn của bản thân
tại nơi họ sống, nơi họ làm họ. Mỗi cá nhân thoải mái sống, vui chơi, làm việc
trong xã hội này. Sự yên ổn đó trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực
đạo đức, pháp lí xác định.

- Tạo dựng nên một môi trường sống trong sạch, lành mạnh, tràn đầy tình
thương, sự quan tâm, chăm sóc trong những mối quan hệ giữa người với người.
Phát triển nhiều hoạt động tập thể, thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm, theo đoàn
thể. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm của mọi người xung quanh đối với bất kì
một ai sẽ là chất xúc tác cho sự nảy sinh các hành vi phạm tội. Vì vậy, chúng ta cần
phải yêu thương, quan tâm đến nhau nhiều hơn, chia sẻ giúp đỡ nhau trong lúc khó
khăn.

- Tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân phát triển được mọi tiềm năng của mình,
đó chính là sự tôn trọng giá trị cá nhân của mỗi con người, tạo điều kiện để các cá
nhân được thể hiện mình và có chỗ đứng trong xã hội.

7
- Trong giáo dục người phạm tội, chúng ta cần hiểu, gần gũi, quan tâm để
cảm hóa họ. Chúng ta cần sự phối hợp của nhiều biện pháp và từ nhiều phía: cán
bộ trại giam, gia đình, bạn bè, xã hội. Ta cần đặt mình vào vị trí của người phạm
tội để hiểu, nắm bắt được những khó khăn từ đó tháo gỡ dần dần những rào cản
tâm lí cho người phạm tội để giúp họ hòa nhập lại được với cuộc sống., giúp học
tìm được việc làm và tái tạo niềm tin với cuộc sống.

III. THỰC TIỄN PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM Ở NƯỚC TA


1, Một số thành tựu
Việc phòng ngừa tội phạm theo quan điểm tâm lí học nhân văn ở nước ta
hiện nay đã đạt được một số tích cực nhất định, như:

- Nhà nước ta đã và đang tích cực xây dựng các chương trình xóa đói, giảm
nghèo; giúp đỡ các vùng miền khó khăn; các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc
làm, tăng thu nhập; giảm tỉ lệ số người thất nghiệp nhằm giúp cho tất cả mọi người
đều có thể đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của cuộc sống: ăn, mặc, có việc làm…

- Tích cực trong công tác giữ gìn trật tự an ninh mọi lúc, mọi nơi.

- Môi trường sống lành mạnh, con người yêu thương, quan tâm nhau.

- Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm hơn đối với người phạm tội, đã tạo
mọi điều kiện cho những người phạm tội khi ra tù tái hòa nhập được với cuộc
sống, có việc làm ổn định.

- Sự đầu tư của nhà nước vào chương trình giáo dục từ tiểu học đến trung
học để cho các tự do phát triển theo khả năng của mình, thể hiện bản thân mình
trước mọi người.

8
2, Một số hạn chế
Bên cạnh những thành tựu trên, việc phòng ngừa tội phạm theo quan điểm
tâm lí học nhân văn vẫn còn một vài tiêu cực:

- Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, sự thay đổi lối sống với
việc đề cao giá trị vật chất và sự hưởng thụ diễn ra ở bộ phận không nhỏ trong xã
hội, khoảng cách của phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng và tình hình tham
nhũng, lãng phí khiến một số người giàu lên nhanh chóng. Vì muốn mình nhanh
chóng giàu lên, đáp ứng được các nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp, nhà sang, chơi bời
mà một số cá nhân đã có những hành vi phạm tội, kiếm tiền bất hợp pháp như tham
nhũng, cướp tài sản, trộm cắp tài sản, buôn bán ma túy, giết người cướp của…

Ví dụ: vụ án “Tài xế "chuyển nghề" đi buôn ma túy để có tiền ăn chơi”:


Hạnh vốn là lái xe ô tô nhưng do ham chơi, thích dùng hàng hiệu, đua đòi vào các
quán bar, vũ trường nên số tiền lương lái xe không đủ để Hạnh thỏa mãn các nhu
cầu đó. Vì vậy mà Hạnh đã quyết định tìm mua ma túy tổng hợp để cung ứng cho
những đối tượng có nhu cầu trong các quán bar. Hành vi phạm tội của Hạnh đã bị
tổ công tác của Công an phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) phát hiện và Hạnh bị bắt
giữ để điều tra.

- Đi kèm với sự phát triển không ngừng của xã hội là một sự thật đáng buồn
- con người đang ngày một thờ ơ, vô tâm với những thứ xung quanh mình. Một số
người mải mê với cuộc sống của chính mình, đam mê kiếm tiền mà quên hết mọi
thứ xung quanh, không quan tâm đến gia đình, con cái. Sự ứng xử giữa con người
với nhau cũng có những biến động so với trước đây. Họ ngày càng vô cảm, sống
khép kín, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình. Chính vì thế mà trên thực tế có rất
nhiều tội phạm do thiếu tình thương, thiếu sự chăm sóc, quan tâm từ gia đình mà bị
rủ rê, lôi kéo đi vào con đường phạm tội.

9
Ví dụ: Lê Văn Luyện người ta chỉ biết đến Luyện là một tên sát thủ máu
lạnh mà đâu biết đằng sau những tội lỗi đấy có một phần trách nhiệm của gia đình,
nhà trường, xã hội. Khi mà bố mẹ mải mê làm ăn thiếu sự quan tâm đến con cái;
Luyện chỉ học hết lớp 9, trong thời gian đi học Luyện đã là một tên ham chơi, lêu
lổng, thường xuyên bị điểm kém. Sự quan tâm, giáo dục của cha mẹ, nhà trường đã
quá lỏng lẻo.

- Sự phân biệt giàu nghèo diễn ra ở một số bộ phận không nhỏ; sự tha hóa
đạo đức ở một số người, trêu đùa người khác, giẫm đạp nên sự sống của người
khác khiến cho những người đó cảm thấy mình bị khinh biệt, họ cảm thấy mình
không được người khác tôn trọng, bị sỉ nhục một cách quá đáng, khiến họ không
thể kiềm chế được bản thân mình mà dẫn đến hành vi phạm tội.

Ví dụ: Trên đường chở bạn gái đi chơi, Tiến Anh và bạn gái đã bị nhóm
thanh niên buông lời trêu chọc, sỉ nhục, Tiến Anh cảm thấy tức mình, bị coi
thường, lòng tự trọng bị tổn thương trước mặt bạn gái nên đã rút dao đâm chém
loạn xạ khiến một người chết, hai người trọng thương.

- Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, ma túy, mại dâm…diễn ra còn rất nhiều,
khiến nhiều người bị lôi kéo, rủ rê đi vào con đường tội lỗi, có những hành vi
phạm tội.

C. KẾT LUẬN
Thuyết phòng ngừa tội phạm theo quan điểm của Tâm lý học nhân văn tuy
đã ra đời từ lâu và có những hạn chế nhất định nhưng những đóng góp của nó đối
với công tác phòng ngừa tội phạm hiện nay là không thể phủ nhận. Tâm lý học
nhân văn cùng với những thuyết khác về phòng ngừa tội phạm của Phân tâm học,
Tâm lý học hoạt động, Tâm lý học nhân thức...có vai trò quan trọng trong quá trình

10
nghiên cứu và phát triển vấn đề phòng ngừa tội phạm trên thế giới nói chung và ở
nước ta nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tập bài giảng Tâm lý học tội phạm, Trường Đại học Luật Hà Nội

2. Đại học quốc gia Hà Nội, Các trường phái lý thuyết trong tâm lý học xã
hội.

3. Nguyễn Hồi Loan - Đặng Thanh Nga, Tâm lý học tư pháp, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2009

4. http://tuhieuminh.blogspot.com/2013/04/abrham-maslow-hoc-thuyet-
nhan-cach-nhu.html

5. http://www.zbook.vn/ebook/hoc-thuyet-he-thong-nhu-cau-cua-maslow-
13173/

6. https://baomoi.com/nguyen-hai-duong-tu-ban-trai-cua-con-gai-dai-gia-
binh-phuoc-den-ke-giet-nguoi-vi-han-tinh/c/23953373.epi

7, http://www.baogiaothong.vn/tai-xe-chuyen-nghe-di-buon-ma-tuy-de-co-
tien-an-choi-d118394.html

8, http://congly.vn/an-ninh-hinh-su/ru-nhau-giet-nguoi-cuop-tai-san-lay-tien-
choi-game-55343.html

9, https://text.123doc.org/document/3327100-phan-tich-noi-dung-cua-
thuyet-phong-ngua-toi-pham-tu-quan-diem-cua-tam-ly-hoc-nhan-van-rut-ra-bai-
hoc-thuc-tien.htm

11
12

You might also like