You are on page 1of 13

BỘ TƯ PHÁP

HỌC VIỆN TƯ PHÁP


KHOA ĐÀO TẠO CHUNG NGUỒN
THẨM PHÁN, KIỂM SÁT VIÊN, LUẬT SƯ
---o0o---

BÁO CÁO THU HOẠCH DIỄN ÁN


HỒ SƠ TÌNH HUỐNG LS.HS 25
NGÔ ĐÌNH HOÀNG
CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ

Diễn án lần :2
Ngày diễn : 20 /3 /2024
Giảng viên hướng dẫn :

Họ và tên : NGUYỄN DUY CHINH

Ngày sinh : 08/08/2000

Số báo danh : 24

Lớp : ĐTC 7.2a Tối

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2024


MỤC LỤC
I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN......................................................................1
II. KẾ HOẠCH HỎI ĐỂ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGÔ ĐÌNH HOÀNG.2
1. Định hướng bào chữa:.....................................................................................2
2. Kế hoạch hỏi......................................................................................................2
2.1. Mục đích............................................................................................................2
a. Câu hỏi bị cáo Ngô Đình Hoàng:..........................................................................2
b. Câu hỏi với anh Trần Hoài Phương – người có quyền lời nghĩa vụ liên quan:....4
c. Câu hỏi với anh Vũ Mạnh Nam – người làm chứng:.............................................4
d. Câu hỏi ông Nguyễn Văn Chính – người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:..........5
e. Câu hỏi anh Nguyễn Văn Nam – người làm chứng:..............................................5
f. Câu hỏi anh Nguyễn Lê Linh – người làm chứng:.................................................5
g. Câu hỏi anh Phạm Hoàng Long – người làm chứng:……………………………….6
III. LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ BÁO NGÔ ĐÌNH HOÀNG.....................6
IV. NHẬN XÉT PHẦN DIỄN ÁN........................................................................12
BẢN THU HOẠCH
DIỄN ÁN HÌNH SỰ HỒ SƠ LS.HS 25
VỤ ÁN: NGÔ ĐÌNH HOÀNG CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG

I. TÓM TẮT NỘI DUNG VỤ ÁN

Khoảng 22h30’ ngày 08/07/2017, tổ công tác Y13/KH141/PV11 Công an TP.


Hà Nội do đồng chí Vũ Mạnh Nam (Phó đội trưởng Đội CSGT số 7) làm tổ trưởng
cùng với các đồng chí: Trần Hoài Phương (Cán bộ PC45); đồng chí Nguyễn Văn
Chính (Cán bộ đội CSGT số 7); đồng chí Đinh Văn Nguyện (Cán bộ đội CSGT số
7) và một số đồng chí khác làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại ngã
ba Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội thì phát hiện
Ngô Đình Hoàng điều khiển xe máy Honda Wave, màu trắng, xám, BKS: 29E1 –
561.51 lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng theo hướng đi Phạm Hùng, phía sau
chở 02 người, thấy vậy tổ công tác đã ra hiệu lệnh yêu cầu Hoàng dừng xe và hướng
dẫn dắt xe vào trong khu vực kiểm tra hành chính đã được căng dây phản quang để
làm việc.

Khi đó Hoàng chấp hành, dắt xe vào trong khu vực căng dây còn hai người
ngồi sau xe của Hoàng đã lợi dụng sơ hở bỏ đi. Lúc này, đồng chí Trần Hoài
Phương mặc thường phục, đeo băng đỏ có chữ 141 – Công an Hà Nội tiến hành
kiểm tra hành chính đối với Hoàng, yêu cầu Hoàng xuất trình giấy tờ xe, giấy tờ cá
nhân và tự bỏ các đồ vật trong người ra để tổ công tác kiểm tra. Hoàng đã lấy ví tiền
và điện thoại để lên yên xe nhưng không mang giấy tờ đăng ký xe nên đồng chí
Phương cầm chìa khóa xe để lên bàn làm việc và hướng dẫn Hoàng đến gặp đồng
chí Nguyện để giải quyết.

Đồng chí Nguyện giải thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm của Hoàng phải tạm
giữ phương tiện. Khi đó Hoàng xin không bị tạm giữ xe máy nhưng không được thì
đã có lời lẽ lăng mạ, chửi bới. Anh Phương yêu cầu Hoàng không được chửi thì

1
Hoàng lấy ví, rút tiền ra ném xuống đất trước mặt tổ công tác, nói “Bây giờ các anh
cần gì ở tôi, tiền tôi có rất nhiều, giấy tờ xe tôi để ở nhà”. Anh Nam tiếp tục giải
thích cho Hoàng biết lỗi vi phạm nhưng Hoàng vẫn cố ý chỉ tay về phía tổ công tác
tiếp tục chửi mắng. Thấy vậy, anh Phương đi đến dùng tay kéo Hoàng ra khỏi khu
vực đã căng dây phản quang để tổ công tác tiếp tục làm việc nhưng Hoàng dùng tay
phải gạt tay anh Phương ra và tiếp tục xông vào trong khu vực căng dây phản
quang, chỉ tay về phía tổ công tác, chửi mắng.

Thấy hành vi của Hoàng gây mất an ninh trật tự, làm gián đoạn nhiệm vụ của
tổ công tác nên đồng chí Phương cùng một số đồng chí khác trong tổ công tác đã
khống chế Hoàng, quật ngã xuống đất. Quá trình bị khống chế, Hoàng đã dùng tay
túm tóc anh Phương giật ra phía sau và túm cổ anh Phương đẩy ra. Hành vi của
Hoàng đã cản trở, làm gián đoạn việc thực thi nhiệm vụ của tổ công tác trong
khoảng 15 phút. Tổ công tác đã bắt giữ Hoàng và bàn giao cho Công an phường
Mai Dịch để làm rõ.

Ngày 31/10/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Cầu Giấy đã
chuyển hồ sơ vụ án và Kết luận điều tra vụ án hình sự số 292/KLĐT đến Viện kiểm
sát nhân dân quận Cầu Giấy và đề nghị truy tố bị can Ngô Đình Hoàng tội danh quy
định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.

Ngày 14/11/2018, Viện Kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
đã ra Cáo trạng truy tố bị can Ngô Đình Hoàng về tội: “Chống người thi hành công
vụ”, theo khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.

II. KẾ HOẠCH HỎI ĐỂ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGÔ ĐÌNH HOÀNG
1. Định hướng bào chữa:
Tư cách tham gia xét hỏi: Luật sư bào chữa cho bị cáo Ngô Đình Hoàng.
Định hướng bào chữa theo hướng: anh Ngô Đình Hoàng không phạm tội
“Chống người thi hành công vụ”

2
2. Kế hoạch hỏi
2.1. Mục đích
Hỏi để làm rõ sự vô tội của bị cáo
- Làm rõ các hành vi mà bị cáo đã thực hiện;
- Làm rõ mức độ cản trở việc thực hiện công vụ;
- Nguyên nhân, mục đích thực hiện hành vi.
2.2.Dự kiến câu hỏi cụ thể
a. Câu hỏi bị cáo Ngô Đình Hoàng:
- Bị cáo hãy trình bày lại toàn bộ sự việc xảy ra vào tối 8/9/2017?
- Bị cáo cho biết vì sao bị cáo đi trên đường Phạm Văn Đồng chở 2 người
ngồi sau vào khoảng 22h30 phút ngày 08/10/2018?
- Vì sao bị cáo bị tổ công tác yêu cầu dừng xe?
- Khi bị tổ công tác dừng xe, bị cáo có ngay lập tức chấp hành yêu cầu hay
không?
- Thái độ của tổ công tác thế nào khi yêu cầu bị cáo dừng xe?
- Đồng chí cảnh sát có giải thích lỗi vi phạm cho bị cáo không?
- Tại sao bị cáo biết hành vi chở 2 người ngồi sau là vi phạm pháp luật mà vẫn
thực hiện?
- Khi được yêu cầu kiểm tra giấy tờ, bị cáo có chấp hành không?
- Tại sao lúc đầu bị cáo chấp hành dừng xe nhưng sau đó lại to tiếng với tổ
công tác?
- Khi tổ công tác trả lời lý do giữ xe bị cáo, bị cáo có hiểu rõ vì sao mình bị
giữ xe không?
- Khi bị cáo nói không mang theo giấy tờ, các đồng chí công an có hướng dẫn
bị cáo cách giải quyết không?
- Bị cáo có to tiếng mắng chửi các đồng chí của tổ công tác không? Tại sao bị
cáo lại làm vậy?

3
- Khi bị cáo to tiếng với CSGT, bị cáo có được hướng dẫn rằng hành vi của bị
cáo đang làm có khả năng trở thành hành vi chống người người thi hành
công vụ theo Điều 330 BLHS hay ko?
- Có bao nhiêu đồng chí trong Tổ công tác giải quyết sự việc của bị cáo?
- Nếu được báo trước bị cáo đang có hành vi chống người thi hành công vụ thì
bị cáo có dừng việc chửi bới lại ko?
- Trong thời gian bị cáo to tiếng thì những đồng chí khác có tiếp tục thực hiện
nhiệm vụ được không?
- Tại sao bị cáo không nghĩ tới cách nhờ người thân đem giấy tờ ra? Có ai
hướng dẫn bị cáo cách này không?
- Tại sao bị cáo lại muốn ở lại trong Khu vực làm việc của CSGT?
- Bị cáo có hành vi “túm tóc, túm cổ” hay quật ngã anh Phương không? Tại
sao bị cáo lại làm như vậy?
- Bị cáo thấy thế nào về hành vi của mình?

b. Câu hỏi với anh Trần Hoài Phương – người có quyền lời nghĩa vụ liên
quan:
- Anh hãy trình bày sự việc diễn ra vào tối ngày 08/07/2017?
- Khi làm việc với bị cáo Hoàng, anh được giao nhiệm vụ gì?
- Anh và tổ công tác có giải thích cho bị cáo về nhiệm vụ của tổ công tác, về
hành vi vi phạm pháp luật của bị cáo và yêu cầu bị cáo chấm dứt ngay hành
vi vi phạm đó không?
- Hoàng đã có thái độ và hành vi như thế nào?
- Anh Hoàng có lời lẽ đe dọa anh hay các đồng chí trong tổ công tác không?
- Tại sao anh lại kéo bị cáo Hoàng ra khỏi khu vực làm việc?
- Theo anh việc chửi bới, gạt tay không ra khỏi khu vực xử lý của bị cáo có đủ
nghiêm trọng để anh phải khống chế bằng cách quật ngã bị cáo hay không?
- Anh cho biết quá trình khống chế bị cáo anh có bị thương tích gì không?

4
c. Câu hỏi với anh Vũ Mạnh Nam – người làm chứng:
- Xin anh cho biết, khi người dân vi phạm nghi ngờ thì có quyền yêu cầu
CSGT cho xem giấy tờ thẻ ngành để kiểm tra, xác minh hay không?
- Đối với hành vi vi phạm của Hoàng, sau khi bị dừng xe thì CSGT phải thực
hiện những công việc theo quy trình nào? Tổ công tác đã thực hiện đúng
quy trình này hay chưa?
- Khi bị phát hiện có hành vi vi phạm, bị cáo Hoàng có chấp hành theo những
yêu cầu của tổ công tác hay không?
- Tại sao các đồng chí trong tổ công tác không hướng dẫn cho bị cáo nhờ
người thân mang giấy tờ xe ra?
- Ông Bình có ký vào biên bản giao khi giao nộp con dao vật chứng không?
- Tại sao bà lại khẳng định con dao được ghi nhận trên biên bản giao nhận đã
được chỉnh sửa và con dao vật chứng chính là con dao ông Bình giao nộp?
d. Câu hỏi ông Nguyễn Văn Chính – người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
- Khi sự việc xảy ra, anh vẫn đang làm nhiệm vụ phải không? (Mục đích: Đ/c
Chính thuộc tổ A nhưng vẫn tiếp hành thực hiện công vụ trong khi bị cáo
chửi mắng tổ công tác ở BL84, nên tổ A chỉ có Nam, Phương, Nguyện tạm
dừng hoạt động để giải quyết vấn đề của Hoàng)
e. Câu hỏi anh Nguyễn Văn Nam – người làm chứng:
- Anh có thể trình bày lại sự việc ngày 08/10/2017 không?
- Xin anh Nam cho biết tại sao tại Bản tường trình ngày 10.10.2018 (bút lục
87) anh khai là “khi quan sát không bị vật gì che khuất và quan sát rõ sự
việc xảy ra” còn trước đó tại Bản tường trình ngày 9.10.2017 (bút lục 91)
anh khai là “tôi ở vị trí xa và tôi hơi thấp, trước tôi có nhiều người xem nên
tôi không rõ bị cáo có giằng co và túm tóc nam thanh niên đeo băng đỏ
không?” Vậy lời khai nào của anh là đúng

5
- Anh có nghe rõ lời nói và nhìn rõ hành động của bị cáo và các đồng chí tổ
công tác không?
- Anh cho biết sự việc xảy ra có nhiều người chứng kiến không?
- Anh đứng cách tổ công tác làm việc bao xa?
f. Câu hỏi anh Nguyễn Lê Linh – người làm chứng:
- Anh có thể trình bày lại sự việc ngày 08/10/2017 không?
- Anh có nghe rõ những lời nói của bị cáo với tổ công tác không?
- Anh thấy bị cáo có những hành vi gì với tổ công tác?
- Điều kiện quan sát sự việc xảy ra của anh như thế nào? Có bị vật gì che
khuất hay không?
- Ngoài hành vi to tiếng, chửi bới tổ công tác thì anh thấy bị cáo còn hành vi
nào khác không?
g. Câu hỏi anh Phạm Hoàng Long – người làm chứng:
- Anh cho biết đã chứng kiến bị cáo có những hành vi chống đối nào ngoài
chửi bới Tổ công tác?
- Thời gian từ lúc bị cáo bắt đầu to tiếng cho đến khi hoàn toàn bị khống chế
khoảng bao lâu?

III. LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ BÁO NGÔ ĐÌNH HOÀNG

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ABC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI LUẬN CỨ BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGÔ ĐÌNH HOÀNG

Kính thư Hội đồng xét xử,

6
Thưa vị đại diện Viện Kiểm sát, vị Luật sư đồng nghiệp và các quý vị đang
theo dõi tại phiên tòa ngày hôm nay.
Tôi là luật sư Nguyễn Duy Chinh - Luật sư thuộc Văn phòng Luật sư ABC –
Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Nhận lời mời của gia đình bị cáo Ngô Đình Hoàng,
tôi có mặt tại phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là người bào chữa cho bị cáo Ngô
Đình Hoàng bị Viện Kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy truy tố về tội “Chống người
thi hành công vụ” theo Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự.
Trước khi phát biểu ý kiến quan điểm của luật sư, tôi xin gửi lời cảm ơn đến
Quý Tòa đã tạo điều kiện cho luật sư chúng tôi tiếp cận và nghiên cứu hồ sơ để có
cơ sở vững chắc bào chữa cho thân chủ của mình.
Qua các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên
tòa, sau khi nghe lời luận tội của vị đại diện Viện kiểm sát, tôi không đồng ý với
quan điểm của viện kiểm sát, tôi cho rằng việc truy tố của VKS đối với thân chủ tôi
là không có căn cứ, thân chủ tôi không phạm tội “Chống người thi hành công vụ”
theo Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự bởi các lẽ sau:
Thứ nhất, thân chủ tôi là người tuân thủ pháp luật, không có mục đích
không chấp hành pháp luật hay gây khó khăn cho người thi hành công vụ.
Trong các bản kiểm điểm của thân chủ tôi, anh ấy đều trình bày ban đầu khi
khi bị cảnh sát giao thông dừng xe, thân chủ tôi đã có thái độ tốt là nghiêm chỉnh
chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ và không hề có hành vi nào
cản trở người thi hành công vụ. Thân chủ tôi không hề có thái độ bất hợp tác khi anh
Chính (cán bộ Đội CSGT số 7) có đề nghị dừng xe để kiểm tra: “bị cáo đã chấp
hành hiệu lệnh dừng xe và dắt xe theo hướng dẫn vào khu vực kiểm tra hành chính
để làm việc” (BL 4), “bị cáo tuân thủ theo quy định” (Bản kiểm điểm của bị cáo
ngày 24/09/2018: BL 41, 42). Trong bút lục 127, đồng chí Phạm Hoàng Long –
công an quận Cầu Giấy cũng báo cáo rằng khi được yêu cầu dừng xe, Hoàng
“không hề có bất kỳ hành động du đẩy, chửi bới ai trong tổ công tác”

7
Như vậy, có thể thấy thân chủ tôi ngay từ đầu không hề có mục đích gây khó
khăn cho người thi hành công vụ mà ngược lại đã chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh
của tổ cán bộ.
Thứ hai, hành vi của thân chủ tôi với anh Phương là hành vi bộc phát, chỉ
là phản xạ theo bản năng
Thân chủ tôi đã thành khẩn khai báo là trong quá trình xảy ra sự việc, thân chủ
tôi đã có hành vi túm tóc anh Phương. Tuy nhiên, hành vi chỉ là phản xạ bảo vệ bản
thân theo bản năng tự nhiên của anh Hoàng khi bị anh Phương đột ngột khống chế,
và hành vi của thân chủ tôi rõ ràng là không có chủ đích, không phải lỗi cố ý. Thân
chủ tôi là một công nhân, kinh tế không mấy khá giả, đồng lương ít ỏi nên thân chủ
tôi phải chạy thêm xe ôm vào ban đêm để trang trải cuộc sống. Khi vi phạm giao
thông, thân chủ tôi đã ý thức được hành vi của mình, chủ động chấp hành, nhận lỗi,
chịu phạt. Tuy nhiên, khi tổ công tác nói chiếc xe máy – phương tiện kiếm sống của
thân chủ tôi bị thu giữ, thân chủ tôi đã rất lo lắng và bức xúc. Thân chủ tôi đã giải
thích hoàn cảnh và xin các đồng chí công an tạo điều kiện để thân chủ tôi không bị
tạm giữ xe nhưng không được nên thân chủ tôi đã không kiểm soát được cảm xúc
của mình và có những hành vi chửi bới, to tiếng với người thi hành công vụ. Nếu
lúc đó, đồng chí Phương phân tích, giải thích cho thân chủ tôi hiểu quy định của
pháp luật về việc tạm giữ phương tiện khi người điều khiển phương tiện lưu thông
không mang giấy tờ xe và Phương đang thực thi theo quy định pháp luật, không thể
làm trái được thì có lẽ đã không xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy.
Theo trình bày của anh Nguyễn Văn Nam – thợ sửa điện thoại là người chứng
kiến vụ việc tại bút lục 90, khi thân chủ tôi đang to tiếng với lực lượng thi hành
công vụ thì đồng chí Phương “bất ngờ lao vào dùng tay ôm vào cổ thân chủ tôi và
dùng chân ngáng vào chân anh ta, quật ngã xuống đất”. Hành vi túm tóc anh
Phương của anh Hoàng chỉ là theo bản năng tự bảo vệ bản thân, là phản xạ khi bất
ngờ trước sự khống chế đột ngột. Hai hành động của anh Phương (khống chế) và

8
của anh Hoàng (phản xạ túm tóc) là diễn ra ngay liền nhau càng khẳng định được đó
không phải hành vi có chủ đích, cố ý của thân chủ tôi. Hơn nữa, hành động của thân
chủ tôi không hề gây bất kỳ tổn thương nào cho đồng chí Phương. Vì vậy, không thể
nói thân chủ tôi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với lực lượng chức năng.
Thứ ba, xét về tính chất và mức động hành vi của thân chủ tôi trong vụ việc.
Mặc dù hành vi chửi bới của thân chủ tôi đối với các đồng chí tổ công tác là
không phù hợp, tuy nhiên hành vi này chưa đến mức bị coi là tội phạm và không
phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 330 BLHS. Hành vi
của thân chủ tôi có ảnh hưởng không đáng kể, hậu quả gây ra chỉ là làm tạm dừng
hoạt động của chốt A trong một khoảng thời gian ngắn (15 phút). Đây là khoảng
thời gian không quá dài so với thời gian trung bình để giải quyết 1 vụ việc xử lý vi
phạm hành chính về giao thông. Hơn nữa, sự việc diễn ra vào ban đêm, không gây
cản trở giao thông, mất trật tự xã hội và như tôi đã trình bày ở trên, hành vi của thân
chủ tôi không gây bất kỳ tổn thương nào cho lực lượng thi hành công vụ.
Thứ tư, hành vi của thân chủ tôi cũng xuất phát từ cách giải quyết không
hợp lệ của chính tổ công tác, bởi:
Đầu tiên, khi xảy ra vụ việc, than chủ tôi hoàn toàn chấp hành hiệu lệnh của
cảnh sát giao thông. Nhưng không hiểu lý do gì, đ/c Phương lại muốn giữ chìa khóa
xe của thân chủ. Việc rút chìa khóa xe của người vi phạm giao thông không được
coi là một biện pháp để ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính nhưng có
thể thực hiện nhằm kiểm soát phương tiện trong trường hợp người vi phạm không
hợp tác. Xét trong tình huống này, thân chủ tôi hoàn toàn hợp tác và chấp hành hiệu
lệnh của cảnh sát. Như vậy, hành động thu giữ chìa khóa xe không góp phần để
cảnh sát thực hiện quyền kiểm soát người, phương tiện và không hợp pháp trong
trường hợp này. Mặt khác, hành động này xâm phạm quyền về tài sản, gây tâm lý
hoang mang, lo sợ cho thân chủ tôi.

9
Hai là, khi được yêu cầu kiểm tra giấy tờ, thân chủ tôi không mang theo nên đã
xin tổ công tác không tạm giữ xe của mình. Lẽ ra trong trường hợp này, tổ công tác
cần phải hướng dẫn, giải thích để người dân hiểu và thực hiện theo quy định pháp
luật. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, đáp lại sự van nài của thân chủ tôi thì tổ
công tác chỉ trả lời là “Không có giấy tờ thì không giải quyết”. Tôi vẫn chưa hiểu là
tổ công tác muốn giải quyết cái gì và giải quyết như thế nào. Vi phạm của thân chủ
tôi là chở quá số người quy định vi phạm Điều 8 khoản 2 điểm e Nghị định
46/2016/NĐ-CP và Điều 21 khoản 2 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Trường hợp phải
tạm giữ phương tiện, tổ công tác phải nêu căn cứ áp dụng và lý do tạm giữ phương
tiện. Tổ công tác cần giải thích luật cho thân chủ tôi và hướng dẫn cho thân chủ tôi
nộp phạt và chấp hành hiệu lệnh. Thực tế là tổ công tác cũng chưa thực hiện đúng
nhiệm vụ và trách nhiệm của họ khi tiếp xúc với người dân có hành vi sai phạm, gây
tâm lý bức xúc cho người dân.
Kính thưa HĐXX, tội phạm được định nghĩa theo quy định tại Khoản 1 Điều
8 BLHS, đó phải là các hành vi nguy hiểm cho xã hội mà theo quy định của bộ luật
này phải bị xử lý hình sự. “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính
chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý
bằng các biện pháp khác”.
Hành vi của thân chủ tôi chỉ là bức xúc nhất thời, hành vi đó là sai về ứng xử
đạo đức, văn hóa. Tuy nhiên, xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội thì không đủ yếu
tố cấu thành tội phạm, chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu chỉ vì hành
vi, thái độ bức xúc của người dân đối với người thi hành công vụ mà bị xử lý hình
sự là quá nghiêm khắc cho thân chủ tôi.
Mặt khác, cũng cần phải xem xét về thái độ ăn năn, thành khẩn của thân chủ
sau khi có hành vi vi phạm. Thân chủ đã nhận thức được hành vi của mình là sai và
xin nhận tội trước pháp luật (BL42), có nhân thân tốt và chưa từng có tiền án, tiền

10
sự. Xét thấy, hành vi của thân chủ chỉ nên xem xét xử lý vi phạm hành chính theo
quy định tại Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của
người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau đây:
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
người thi hành công vụ;
Việc xử phạt hành chính đối với hành vi của thân chủ tôi là phù hợp với tinh
thần của pháp luật, không chỉ mang tính chất răn đe mà còn mang tính giáo dục.
Hành vi của thân chủ tôi chỉ là bức xúc nhất thời, xét về mức độ nguy hiểm cho xã
hội thì không đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự.

Kính thưa HĐXX !


Trên đây là toàn bộ quan điểm của tôi về phần bào chữa cho bị cáo Ngô Đình
Hoàng. Dựa vào những căn cứ, tài liệu vụ việc cũng như những phân tích, trình bày
của tôi ở trên. Xét về tính chất, mức độ hành vi, tôi cho rằng chưa đủ cơ sở để truy
tố trách nhiệm hình sự đối với thân chủ tôi, tôi kính đề nghị HĐXX: Tuyên bị cáo
Ngô Đình Hoàng không phạm tội “Chống người thi hành công vụ” mà chuyển
sang xử lý hành chính theo điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe của HĐXX và những người tham dự phiên tòa.

LS. NGUYỄN DUY CHINH

11

You might also like