You are on page 1of 13

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 2
----------*----------

ĐỀ BÀI: Chị Q bị đối tượng M (giả danh là nhân viên Công ty tổ chức sự kiện, đang
làm tuyển dụng nhân sự) hẹn đến quán cà phê để trao đổi công việc và nhận hồ sơ xin
việc của chị Q. M dẫn chị Q lên tầng 3 của quán, nơi vắng vẻ, chỉ có 2 người. Tại đây,
M đã nảy sinh ý định giao cấu với chị Q. Thấy biểu hiện không đứng đắn của M, chị Q
đứng dậy bỏ đi thì M đứng lên đóng của phòng và chạy tới ôm lấy chị Q, đồng thời rút
trong túi quần một bơm kim tiêm dài khoảng 15cm, đe dọa bên trong có HIV, nếu
không đồng ý sẽ đảm xã lanh vào người. Tiếp đó M buộc chị Q làm theo chỉ dẫn đi vào
nhà vệ sinh cùng hắn (ngay khi vào M đã khóa trong), rồi thực hiện việc giao cấu với
chị M.

Lớp : N01
Nhóm : 01

Hà Nội - 2023
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QỦA THAM GIA LÀM
BÀI TẬP NHÓM
Ngày: Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 1 Lớp: Khóa: 47 Khoa: Luật chung
Tổng số sinh viên của nhóm:
+ Có mặt:
+ Vắng mặt:
Nội dung: xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm
Tên bài tập:
Môn học:
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập
nhóm số 1 Kết quả như sau:
Đánh giá của
SV Đánh giá của GV
SV
STT Mã SV Họ và tên ký
Điểm Điểm GV
A B C tên
(số) (chữ) ký tên
1
2 470101 Vũ Kiều Giang
3 470102 Đỗ Phương Anh
4 470103 Lương Phạm Anh Minh
5 470104 Nguyễn Minh Sơn
6 470106 Nguyễn Hoài Thương
7 470107 Nguyễn Uyển Nhi
8 470108 Đào Phạm Minh Thái
9 470109 Nguyễn Khánh Linh
10 470110 Nguyễn Ngọc Lan
10 470111 Lê Đình Cường
11 470112 Nguyễn Tuấn Khanh
12 470113 Nguyễn Thị Mai Trang
13 470114 Trần Phương Linh
- Kết quả điểm bài viết:....................... Hà Nội, ngày tháng năm 2023
+ Giáo viên chấm thứ nhất:.................. TRƯỞNG NHÓM
+ Giáo viên chấm thứ hai:....................
- Kết quả điếm thuyết trình..................
- Giáo viên cho thuyết trình:................
- Điểm kết luận cuối cùng:...................
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:......
MỤC LỤC

A. Lời mở đầu.....................................................................................................1
B. Nội dung..........................................................................................................2
Câu 1. Hành vi của M cấu thành tội gì? Tại sao?..............................................2
Câu 2. Giả sử chị Q khi đến gặp M có cầm theo túi xách bên trong có ví tiền
và điện thoại (tổng trị giá khoảng 10 triệu đồng). Khi bị bắt vào nhà vệ sinh
quan hệ với M, Q có cầm theo túi xách. Lúc thực hiện xong hành vi, M đang
đứng gần cửa kéo quần lên thì Q cầm túi đi ra phía cửa định về thì M gằn
giọng: “Để cái túi lại!”. Q sợ nên đã làm theo M và đi đến ngay đồn công an
báo án. Tội danh của hành vi mà M đã phạm có thay đổi không? Tại sao?......4
Câu 3. Giả sử M biết mình là người bị nhiễm HIV và vẫn thực hiện hành vi
nói trên và sau khi giao cấu với M, Q đã bị lây nhiễm HIV từ M thì hành vi
của M có cấu thành tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS) hay
không?...............................................................................................................6
C. Kết luận...........................................................................................................9
D. Danh mục tham khảo....................................................................................9
ĐỀ BÀI

Chị Q bị đối tượng M (giả danh là nhân viên Công ty tổ chức sự kiện, đang làm
tuyển dụng nhân sự) hẹn đến quán cà phê để trao đổi công việc và nhận hồ sơ
xin việc của chị Q. M dẫn chị Q lên tầng 3 của quán, nơi vắng vẻ, chỉ có 2
người. Tại đây, M đã nảy sinh ý định giao cấu với chị Q. Thấy biểu hiện không
đứng đắn của M, chị Q đứng dậy bỏ đi thì M đứng lên đóng của phòng và chạy
tới ôm lấy chị Q, đồng thời rút trong túi quần một bơm kim tiêm dài khoảng
15cm, đe dọa bên trong có HIV, nếu không đồng ý sẽ đảm xã lanh vào người.
Tiếp đó M buộc chị Q làm theo chỉ dẫn đi vào nhà vệ sinh cùng hắn (ngay khi
vào M đã khóa trong), rồi thực hiện việc giao cấu với chị M.
Câu hỏi:
1. Hành vi của M cấu thành tội gì? Tại sao? (2.0 diem)
2. Giả sử chị Q khi đến gặp M có cầm theo túi xách bên trong có ví tiền và điện
thoại (tổng trị giá khoảng 10 triệu đồng). Khi bị bắt vào nhà vệ sinh quan hệ với
M, Q có cầm theo túi xách. Lúc thực hiện xong hành vi, M đang đứng gần cửa
kéo quần lên thì Q cầm túi đi ra phía cửa định về thì M gằn giọng: “Để cái túi
lại!”. Q sợ nên đã làm theo M và đi đến ngay đồn công an báo án. Tội danh của
hành vi mà M đã phạm có thay đối không? Tại sao? (2.5 điểm)
3. Giả sử M biết mình là là người bị nhiễm HIV và vẫn thực hiện hành vi nói
trên và sau khi giao cấu với M, Q đã bị lây nhiễm HIV từ M thì hành vi của M
có cấu thành tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS) hay không?
(1.5 điểm)
A. Lời mở đầu
Pháp luật hình sự đóng một vai trò quan trọng trong pháp luật Việt Nam, là một trong
những công cụ hữu hiệu của Nhà nước để đấu tranh phòng ngừa và phòng chống tội
phạm, góp phần bảo vệ sự bình yên, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân,
bảo đảm cho mọi người dân được sống trong một môi trường xã hội lành mạnh. Tuy
nhiên ở xã hội vẫn còn tồn tại những nhóm tội xâm phạm về tính mạng, sức khỏe có
xu hướng gia tăng trong đó có tội hiếp dâm, cưỡng đoạt tài sản, gây tổn hại đến danh
dự, nhân phẩm của con người, gây bất ổn cho xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng
của việc phòng chống tội phạm, đặc biệt là nhóm tội phạm hiếp dâm và cưỡng đoạt
tài sản, dựa trên kiến thức lý luận và thực tiễn, nhóm 01 đã lựa chọn một tình huống
để giải quyết, từ đó nhìn nhận rõ hơn về các nhóm tội phạm này.

1
B. Nội dung
Câu 1. Hành vi của M cấu thành tội gì? Tại sao?

Cơ sở pháp lý:
- Điều 141 BLHS 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017: “Người nào dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác trái ý muốn của nạn nhân,..”
- Điều 3 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về một số tình tiết định tội :
“7. Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều
141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật Hình sự là việc người phạm tội lợi dụng tình
trạng người bị hại lâm vào một trong những hoàn cảnh sau đây để giao cấu hoặc
thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác:
a) Người bị hại không thể chống cự được (ví dụ: người bị hại bị tai nạn, bị ngất, bị
trói, bị khuyết tật... dẫn đến không thể chống cự được);
b) Người bị hại bị hạn chế hoặc bị mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển
hành vi (ví dụ: người bị hại bị say rượu, bia, thuốc ngủ, thuốc gây mê, ma túy, thuốc
an thần, thuốc kích thích, các chất kích thích khác, bị bệnh tâm thần hoặc bị bệnh
khác... dẫn đến hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi).
8. Thủ đoạn khác quy định tại khoản 1 Điều 141 và khoản 1 Điều 142 của Bộ luật
Hình sự bao gồm các thủ đoạn như đầu độc nạn nhân; cho nạn nhân uống thuốc ngủ,
thuốc gây mê, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm nạn nhân lâm
vào tình trạng mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi để giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; hứa hẹn cho tốt nghiệp, cho đi học, đi
thi đấu, đi biểu diễn ở nước ngoài để giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác.
9. Trái với ý muốn của nạn nhân quy định tại khoản 1 Điều 141 và điểm a khoản 1
Điều 142 của Bộ luật Hình sự là người bị hại không đồng ý, phó mặc hoặc không có
khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người
phạm tội.”

2
Giải thích:
Thứ nhất, về chủ thể của tội. Là chủ thể thường – chỉ cần thỏa mãn dấu hiệu có năng
lực trách nhiệm hình sự. Ở đây, chúng ta cần chia ra hai trường hợp: Trường hợp
một là M đã đủ 16 tuổi trở lên và sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều
12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định
khác”. Có thể nhận thấy việc Q đã tin M là người tuyển dụng nhân sự và theo M lên
tầng ba, vẻ ngoài của M hẳn phải đủ trưởng thành thì Q mới tin; và M không nằm
trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự nên đủ điều kiện là chủ thể
của tội phạm hiếp dâm. Trường hợp hai là M thuộc vào độ tuổi từ 14 đến dưới 16
tuổi thì theo như khoản 2 điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “Người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng,
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142,
143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266,
286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”, M sẽ phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng của tội hiếp dâm. Ở
đây, M đã nói quá số tuổi để khiến chị M tin là nhân viên của công ty, để từ đó, lừa
chị Q đến và thực hiện hành vi hiếp dâm.
Thứ hai, về khách thể: Tội hiếp dâm xâm hại tới quan hệ nhân thân. M đã xâm hại
tới thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của chị Q, thể hiện ở việc M quan hệ
tình dục trái ý muốn của Q, đe dọa tới sức khỏe của Q (sẽ tiêm HIV vào người chị)
nếu không làm theo ý của M.
Tiếp theo, nói đến hành vi khách quan của tội hiếp dâm được xác định là hành vi
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái với ý muốn của nạn nhân. Ở
tình huống trên, khi Q thấy M có biểu hiện không đúng đắn đã đứng dậy ra về.
Nhưng ngay sau đó, M có hành động đóng cửa, đe dọa và yêu cầu Q làm theo những
gì M nói và thực hiện việc giao cấu. Như vậy, hành vi giao cấu của M đối với chị Q
là trái với ý muốn của Q.
Thứ tư là về thủ đoạn phạm tội: gồm có dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác. Ta thấy, M đã có
3
các thủ đoạn, hành vi bao gồm: Dẫn chị Q tới nơi vắng người, ngăn chặn việc chạy
trốn của Q bằng cách đóng, khóa cửa và đe dọa sẽ đâm xi lanh có chứa HIV vào
người chị Q nếu không cho hắn quan hệ tình dục. Vì vậy, hành vi của M đã đúng với
quy định của pháp luật về tình tiết định tội hiếp dâm.
Sau cùng và không thể thiếu là về yếu tố lỗi, đây là lỗi cố ý trực tiếp. M nhận thức rõ
được việc giao cấu là trái ý muốn của chị Q và hành vi này là trái pháp luật nhưng
vẫn thực hiện.
=> Hành vi của M cấu thành tội hiếp dâm do thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành
tội phạm được quy định tại điều 141 BLHS 2015, Điều 3 Nghị quyết
06/2019/NQ-HĐTP.

Câu 2. Giả sử chị Q khi đến gặp M có cầm theo túi xách bên trong có ví tiền và
điện thoại (tổng trị giá khoảng 10 triệu đồng). Khi bị bắt vào nhà vệ sinh quan
hệ với M, Q có cầm theo túi xách. Lúc thực hiện xong hành vi, M đang đứng gần
cửa kéo quần lên thì Q cầm túi đi ra phía cửa định về thì M gằn giọng: “Để cái
túi lại!”. Q sợ nên đã làm theo M và đi đến ngay đồn công an báo án. Tội danh
của hành vi mà M đã phạm có thay đổi không? Tại sao?

Từ những yếu tố được chứng minh ở Câu 1, có thể khẳng định M vẫn bị truy cứu
TNHS về tội hiếp dâm do đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm. Bởi dù chị
Q có mang hay không mang túi xách thì M vẫn có ý định và sẽ thực hiện hành vi giao
cấu trái ý muốn với chị Q, đây là dấu hiệu bắt buộc đối với tội danh này. Do đó, Tội
danh của hành vi mà M đã thực hiện là không thay đổi. Giải thích:
Bên cạnh đó, tình huống giả định đưa ra là M đã có hành vi uy hiếp tinh thần chị Q
để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Ở đây, tình huống này sẽ không khiến cho tội
danh của M thay đổi vì ý định ban đầu của M là thực hiện hành vi quan hệ tình dục
với chị Q chứ không phải để lấy tài sản của chị Q mà tình huống sẽ cấu thành một tội
danh mới cho M là tội cưỡng đoạt tài sản, được quy định tại khoản 1 điều 170 BLHS
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

4
“Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người
khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Giải thích:
Thứ nhất, về chủ thể: Là người đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm nhiệm hình sự. Ở
đây, chúng ta cần chia ra hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là M đã đủ 16 tuổi trở
lên thì M sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 điều 12 BLHS 2015 sửa đổi,
bổ sung 2017: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”. Có thể nhận thấy việc
Q đã tin M là người tuyển dụng nhân sự và theo M lên tầng ba, vẻ ngoài của M hẳn
phải đủ trưởng thành thì Q mới tin; và M không nằm trong tình trạng không có năng
lực trách nhiệm hình sự nên đủ điều kiện là chủ thể của tội cưỡng đoạt tài sản.
Trường hợp thứ hai là M chỉ thuộc vào độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì theo như
khoản 2 điều 12 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150,
151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289,
290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”, ở đây, M thực hiện việc cưỡng đoạt tài sản
của chị Q nhưng giá trị tài sản chỉ 10 triệu đồng, chưa thuộc diện tội phạm rất nghiêm
trọng hay đặc biệt nghiêm trọng, vì thế trường hợp này thì M sẽ không phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

Thứ hai, về khách thể: Tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể là
quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu, thể hiện ở
chỗ M đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của Q gằn giọng bắt buộc chị Q để lại
cái túi, khiến chị Q sợ hãi và làm theo.

Thứ ba, mặt khách quan: Tội cưỡng đoạt tài sản thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ
lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản,
cụ thể M đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực trực tiếp là có lời nói gằn giọng, đe dọa
trực tiếp tới chị Q và trong người M còn có cả xi lanh chứa HIV trước đó đã dọa bơm
5
và người chị Q, khiến cho chị Q sợ hãi, phải bỏ lại chiếc túi cho M và hậu quả sau
cùng là chị Q đã mất tài sản của mình.
Cuối cùng, về mặt chủ quan tội cưỡng đoạt tài sản: Tội phạm được thực hiện với lỗi
cố ý trực tiếp. Về nguyên tắc mục đích chiếm đoạt tài sản phải có trước hành vi đe
doạ sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần khác. Nhưng cũng có
trường hợp chuyển hóa tội phạm, có nghĩa là người phạm tội đã thực hiện một tội
phạm khác, nhưng sau đó lại xuất hiện mục đích chiếm đoạt tài sản, thì cũng phạm
vào tội này. Trong trường hợp này, M đã thực hiện tội phạm khác là hiếp dâm, sau đó
xuất hiện mục đích là chiếm đoạt tài sản nên M đã phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản.
=> Từ những yếu tố trên, có thể khẳng định M ngoài tội hiếp dâm thì sẽ bị truy
cứu TNHS thêm về tội cưỡng đoạt tài sản do đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành
tội cưỡng đoạt tài sản.

3. Giả sử M biết mình là người bị nhiễm HIV và vẫn thực hiện hành vi nói trên
và sau khi giao cấu với M, Q đã bị lây nhiễm HIV từ M thì hành vi của M có cấu
thành tội lây truyền HIV cho người khác (Điều 148 BLHS) hay không?

Cơ sở pháp lý
Khoản 1 điều 12 BLHS 2015 “ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác”
Khoản 2 điều 12 BLHS 2015: “ Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi,
tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng được quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151,
168, 170, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303
và 304 của Bộ luật này”
Khoản 1 điều 148 BLHS 2015: “1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây
truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV

6
của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03
năm.”
Giải thích:
Hành vi của M khi biết mình là người bị nhiễm HIV và vẫn thực hiện hành vi giao
cấu với chị Q và gây ra hậu quả là chị Q bị lây nhiễm HIV từ M có thể cấu thành tội
lây truyền HIV cho người khác theo điều 148 BLHS 2015 bởi những dấu hiệu pháp
lý sau đây:
Thứ nhất, mặt chủ thể trong tình huống trên được chia chia thành 2 trường hợp.
Trường hợp thứ nhất, M là người đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Mặc dù M có đủ khả
năng nhận thức mọi vấn đề, biết rõ mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn cố tình thực hiện
hành vi lây truyền HIV từ cơ thể mình sang cơ thể chị Q. Hành vi trên của M đã cấu
thành tội cố ý lây truyền HIV cho người khác theo điều 148 BLHS 2015. Nhưng tại
khoản 2 điều 12 BLHS 2015 đã quy định rõ những tội mà người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự không bao gồm tội phạm tại điều 148. Vì
thế, chủ thể là M chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm tại điều 148
BLHS 2015 mặc dù hành vi phạm tội của M có cấu thành tội tại điều luật này.
Trường hợp thứ hai, M là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Điều 148 BLHS 2015 quy
định chủ thể của tội lây truyền HIV cho người khác là bất kỳ người nào bị nhiễm HIV
và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng thức mọi vấn đề, biết rõ mình bị
nhiễm HIV. Trong tình huống trên, M là chủ thể đặc biệt bị nhiễm HIV, đã 16 tuổi
trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có đầy đủ năng lực nhận thức
và làm chủ hành vi của mình, biết rõ mình bị nhiễm virus HIV nhưng vẫn cố tình
thực hiện hành vi lây truyền từ cơ thể mình sang cơ thể người khác cụ thể là chị Q,
gây ra hậu quả khiến cho chị Q bị nhiễm bệnh. Vì thế, M phù hợp, thỏa mãn các điều
kiện của chủ thể hành vi phạm tội thuộc điều 148.

Thứ hai, về khách thể, hành vi của M đã trực tiếp xâm phạm quyền bất khả xâm
phạm sức khoẻ của người khác, làm lan tràn căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS khi cố ý thực
hiện hành vi giao cấu với chị Q. Như vậy, khách thể của tội phạm là quyền được bảo

7
hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người và sự an toàn của cả
cộng đồng trước bệnh tật.
Thứ ba, về mặt chủ quan, hành vi của M là lỗi cố ý. M có đầy đủ khả năng nhận thức
bản thân bị nhiễm HIV và khi thực hiện hành vi giao cấu sẽ có khả năng lây truyền,
làm cho người khác trong tình huống cụ thể ở đây là chị Q bị nhiễm virus HIV nhưng
vẫn làm và gây ra hậu quả là nạn nhân bị nhiễm HIV. Vì thế trong tình huống được
xây dựng, hành vi của M.

Cuối cùng, hành vi phạm tội của M thuộc mặt khách quan tại điều 148. Điều 148 chỉ
ra rằng người phạm tội đã bị nhiễm HIV và biết được mình đã bị nhiễm HIV, nhưng
vì động cơ đê hèn đã cố ý thực hiện hành vi truyền HIV từ cơ thể mình vào cơ thể
người khác. Các hành vi mà người phạm tội thực hiện bằng những phương thức và
thủ đoạn khác nhau thông qua việc tiếp xúc cơ thể trực tiếp giữa người phạm tội và
nạn nhân hoặc có thể gián tiếp thông qua các dụng cụ, phương tiện trung gian nhưng
phải lấy từ cơ thể người phạm tội như: Dùng chung bơm kim tiêm hay người nhiễm
virus HIV dùng kim tiêm đâm vào người mình sau đó đâm vào người khác hoặc dùng
dao,vật nhọn rạch tay, chân hoặc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể của mình cho nó
chảy máu rồi dùng máu đó dính/bôi vào vết thương hở của người khác; quan hệ tình
dục không an toàn với người khác. Qua đó cho thấy, việc lây truyền virus HIV tại
điều 148 là việc người phạm tội truyền virus từ chính cơ thể của mình cho người khác
thông qua các con đường, cách thức thủ đoạn khác nhau cả bằng các phương tiện
trung gian và bằng con đường tình dục. Mối quan hệ nhân quả ở đây là hành vi cố ý
thực hiện hành vi giao cấu, lây truyền HIV của M gây ra hậu quả là làm cho chị Q bị
lây nhiễm và đây là tội phạm đã hoàn thành. Vì vậy, áp dụng vào tình huống được
xây dựng ta có thể thấy M biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn cố ý cưỡng ép chị Q
thực hiện hành vi giao cấu với mình, trực tiếp truyền vật chất virus HIV sang cơ thể
chị Q bằng cách quan hệ tình dục và gây ra hậu quả là chị Q đã bị lây nhiễm HIV từ
chính virus từ cơ thể của M,. Vì thế ở đây, hành vi phạm tội của M phù hợp, thuộc
cấu thành tội lây truyền HIV cho người khác theo điều 148.

8
=> M là người bị nhiễm HIV, có đầy đủ năng lực nhận thức và hành vi nhưng
vẫn cố tình cưỡng ép chị Q thực hiện hành vi giao cấu với mình, trực tiếp truyền
vật chất là virus HIV từ cơ thể mình sang cơ thể của chị Q, gây ra hậu quả khiến
cho chị Q bị lây nhiễm HIV. Suy ra, hành vi của M là cấu thành tội lây truyền
HIV cho người khác tại Điều 148 BLHS 2015.

C. Kết luận
Qua tình huống trên, chúng ta thấy được tội phạm đang ngày một phức tạp gây nguy
hiểm cho xã hội. Vì vậy, đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội hiếp dâm,
cưỡng đoạt tài sản, lây truyền HIV cho người khác là công cuộc đấu tranh lâu dài đòi
hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các cấp chính quyền và sự nỗ lực
của toàn xã hội. Song mỗi công dân với tinh thần nâng cao nhận thức về pháp luật nói
chung, về luật hình sự nói riêng sẽ đóng góp một phần vào công cuộc đấu tranh
phòng chống tội phạm. Để những người trong độ tuổi thanh thiếu niên, những người
chủ tương lai của đất nước không rơi vào con đường tội lỗi.

D. Danh mục tham khảo

You might also like