You are on page 1of 21

Vấn đề 5.

Quyền nhân thân


liên quan đến giá trị tinh thần
Nội dung chính
• Tổng quan về các quyền nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần

• Nội dung các quyền nhân thân liên quan đến giá trị tinh thần
• Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
• Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
• Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Quyền của
cá nhân
đối với
hình ảnh

Quyền nhân
thân liên
quan đến giá
trị tinh thần

Quyền được Quyền về đời


sống riêng
bảo vệ danh
tư, bí mật cá
dự, nhân nhân, bí mật
phẩm, uy tín gia đình
Căn cứ pháp lý
• Điều ước quốc tế
• Tuyên ngôn về Nhân quyền của LHQ (1948)
• Công ước về Quyền trẻ em (1989)
• Công ước về Quyền của người khuyết tật (2007)
• …

• Văn bản pháp luật trong nước


• Hiến pháp (2013)
• Bộ luật Dân sự (2015)
• Luật Người cao tuổi (2009)
• Luật Người khuyết tật (2010)
• Luật Hôn nhân & Gia đình (2014)
• Luật Trẻ em (2016)
• Luật Báo chí (2016)
• Luật An ninh mạng (2018)
• …
Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
Khái niệm
• Quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh là quyền nhân thân gắn
liền với cá nhân được pháp luật quy định và bảo vệ, liên quan đến việc
sử dụng và cho phép sử dụng hình ảnh của chính cá nhân đó
Hình ảnh
• Hình ảnh là những gì chúng ta thấy được thông qua thị giác rồi sau đó
chuyển về não giúp ta cảm nhận nhận hình ảnh đó một cách chân thực
nhất từ đó đưa ra những phản xạ,cảm nhận về hình ảnh mà ta vừa thu
nhận.
• Hình ảnh thể hiện ở đâu?
Đặc điểm
• Là quyền nhân thân gắn với tài sản (trong trường hợp sử dụng hình ảnh
của người khác vì mục đích thương mại)
• Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả
thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
(khoản 1 Điều 32 BLDS)

• Về nguyên tắc, hình ảnh của cá nhân do cá nhân đó trực tiếp sử dụng hoặc
cho phép chủ thể khác sử dụng

• Hành vi xâm phạm thường tác động lên các vật phẩm liên quan đến quyền
Một số trường hợp ngoại lệ
• Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng
ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ
• Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
• Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo,
hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác
mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh
Cơ chế bảo vệ
• Việc sử dụng hình ảnh trái pháp luật thì người có hình ảnh có quyền yêu
cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi
thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của
pháp luật

• Xác định mức độ lỗi để giảm mức bồi thường?


• Mức bù đắp tổn thất về tinh thần
Quyền được bảo vệ danh dự,
nhân phẩm, uy tín
Khái niệm “danh dự”, “nhân phẩm”, “uy tín”
• Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội dựa trên giá trị tinh thần và
đạo đức tốt đẹp, phẩm chất chính trị và năng lực của cá nhân

• Nhân phẩm được hiểu là toàn bộ những phẩm chất mà mỗi con người
có được

• Uy tín là sự tín nhiệm và mến phục được mọi người công nhận
Khái niệm quyền
• Quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền nhân
thân gắn liền với mỗi cá nhân trong việc bảo đảm sự tôn trọng, thừa
nhận những phẩm chất, giá trị vốn có của mỗi con người, không thể
chuyển giao cho cá nhân khác và phải được mọi chủ thể trong xã hội
tôn trọng
Đặc điểm
• Quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín được bảo vệ vô
thời hạn và có thời hạn

• Quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín thường bị xâm
phạm bởi hành vi có ý thức của con người

• Hành vi xâm phạm quyền được bảo vệ về danh dự, nhân phẩm, uy tín
thường tác động vào chủ thể khác mà không trực tiếp tác động vào
chủ thể mang quyền – với mục đích làm ảnh hưởng đến sự đánh giá
của chủ thể khác về chủ thể quyền
Nguyên tắc bảo vệ quyền
• Hiến pháp (khoản 1 Điều 20)
• Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về
sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục
hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc
phạm danh dự, nhân phẩm

• BLDS (khoản 1 Điều 34)


• Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp
luật bảo vệ
Cơ chế bảo vệ
• Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của
mình.

• Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ,
chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người
đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

• Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện
thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu
thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

• Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của
mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

• Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ
thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt
hại.
Quyền về đời sống riêng tư,
bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Các khái niệm có liên quan
• Đời sống riêng tư của cá nhân là tập hợp các yếu tố tạo thành nét riêng đặc
thù, độc lập, không thể trộn lẫn và mang dấu ấn của riêng cá nhân trong
quá trình sinh sống

• Bí mật cá nhân của cá nhân là các thông tin, tài liệu về đời tư của cá nhân
mà người đó không muốn tiết lộ cho người khác biết

• Bí mật gia đình là những thông tin về vụ việc, tài liệu liên quan đến các
quan hệ giữa các thành viên của gia đình với nhau có mối quan hệ về huyết
thống, bệnh lý, năng lực nhận thức… của các thành viên có tính hệ thống,
nếu bị bộc lộ sẽ gây ra sự bất lợi cho các thành viên gia đình trong các quan
hệ xã hội và quan hệ pháp luật khác thuộc nhiều lĩnh vực
Khái niệm quyền
• Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền
nhân thân của cá nhân liên quan đến các yếu tố, thông tin, tài liệu về
quá trình sinh sống, đời tư và quan hệ gia đình của cá nhân không
muốn tiết lộ cho người khác biết được pháp luật ghi nhận và bảo vệ
Đặc điểm
• Các thông tin, tài liệu thuần tuý chỉ nói về cuộc sống đời tư của cá nhân

• Những thông tin, tài liệu này không bắt buộc phải công khai cho mọi
người biết

• Việc giữ kín những thông tin, tài liệu này không làm ảnh hưởng đến lợi
ích Nhà nước, của xã hội và của cá nhân khác
Phương thức thực hiện quyền
• Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải
được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình
phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác

• Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá
nhân được bảo đảm an toàn và bí mật

• Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao
đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định

• Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác

You might also like