You are on page 1of 3

CÂU HỎI LÝ THUYẾT (47 câu)

DÀNH CHO HÌNH THỨC THI VẤN ĐÁP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

1. Phân tích khái niệm quản lý hành chính nhà nước. Cho ví dụ về một hoạt động
quản lý hành chính nhà nước?
2. Phân biệt hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động lập pháp và
hoạt động tư pháp? Nêu ví dụ?
3. Phân biệt chấp hành quy phạm pháp luật hành chính với áp dụng quy phạm
pháp luật hành chính? Ví dụ?
4. Phân tích hình thức áp dụng quy phạm pháp luật hành chính; các yêu cầu đối
với hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính?
5. Phân tích các yêu cầu đối với hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành
chính.Nêu ví dụ?
6. Phân tích đặc điểm: “ Tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính
chủ yếu được giải quyết theo thủ tục hành chính và bởi các cơ quan hành chính”.
7. Phân tích khái niệm quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh họa về một
quan hệ pháp luật hành chính ?
8. Phân tích năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính. Cho ví dụ cụ thể?
9. Sự cần thiết quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương? Phân tích
và chứng minh?
10. Phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước? Nêu ví dụ cụ thể về phân cấp
trong quản lý hành chính?
11. Phân biệt hình thức quản lý hành chính nhà nước: Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật với ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật? Nêu ví dụ?
12. Phân tích khái niệm thủ tục hành chính ? Nếu ví dụ về một thủ tục hành chính?
13. Lấy 01 ví dụ về thủ tục hành chính từ đó phân tích các chủ thể của thủ tục hành
chính đó?
14. Phân biệt thủ tục hành chính nội bộ với thủ tục hành chính liên hệ? Nêu ví dụ?
15. Thế nào là thủ tục hành chính 1 cửa? Thủ tục hành chính 1 cửa liên thông? Nêu
ví dụ và chỉ rõ sự khác biệt cơ bản giữa thủ tục hành chính 1 cửa với thủ tục hành
chính 1 cửa liên thông?
16. Phân tích khái niệm quyết định hành chính thông qua Quyết định hành chính
cụ thể?
17. Phân loại quyết định hành chính? Ý nghĩa của phân loại Quyết định hành
chính?
18. Lấy ví dụ về 01 quyết định hành chính cá biệt; từ đó phân tích yêu cầu về tính
hợp pháp đối với quyết định hành chính đó?
19. Phân biệt quyết định hành chính với văn bản là nguồn của Luật hành chính? Ví
dụ?
20. Phân tích khái niệm quyết định hành chính ; từ đó chỉ ra sự khác biệt về khái
niệm quyết định hành chính theo khoa học pháp lý với khái niệm quyết định hành
chính theo quy định tại k1 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015?
21. Phân biệt cơ quan hành chính chính ở trung ương với cơ quan hành chính ở địa
phương?
22. Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước.? Nêu ý nghĩa phân loại cơ quan
hành chính?
23. Phân tích đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?
24. So sánh cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương với cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương?
25. Phân tích khái niệm công chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức hiện
hành?
26. Phân tích khái niệm viên chức theo quy định của Luật viên chức hiện hành?
27. Phân biệt khái niệm cán bộ với khái niệm công chức? ví dụ?
28. Phân biệt khái niệm công chức với khái niệm viên chức? ví dụ?
29. Phân tích trách nhiệm kỷ luật của công chức.
30. Phân tích trách nhiệm vật chất của viên chức.
31. Phân tích khái niệm tổ chức xã hội.
32. Phân loại tổ chức xã hội.
33. Phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức xã hội.
34. Lấy ví dụ về vi phạm hành chính với tội phạm; từ đó phân biệt vi phạm hành
chính với tội phạm?
35. Phân tích chủ thể của vi phạm hành chính.? Nêu ví dụ?
36. Nêu ví dụ cụ thể về vi phạm hành chính ? từ đó trình bày thủ tục xử phạt hành
chính đối với hành vi vi phạm hành chính đó?
37. Phân tích nguyên tắc : “ Một vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”? Nêu
ví dụ về vi phạm nguyên tắc này?
38. Phân tích các hình thức xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật
hiện hành?
39. Phân tích các trường hợp không xử phạt hành chính ? nêu ví dụ?
40. Chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa thời hiệu xử phạt hành chính với thời hiệu thi
hành quyết định xử phạt hành chính? Nêu ví dụ?
41. Giải trình trong xử phạt hành chính là trình tự của thủ tục hành chính nào? Nêu
thủ tục hành chính đó? Nêu ý nghĩa của giải trình trong xử phạt hành chính?
42. Phân biệt biện pháp xử phạt hành chính với biện pháp ngăn chặn và đảm bảo
xử lý hành chính?
43. Thủ tục xử phạt hành chính? Các loại thủ tục xử phạt hành chính? Nêu ví dụ?.
44. Phân tích nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt? Nêu ví dụ?
45. Phân tích vai trò của khiếu nại, giải quyết khiếu nại với việc bảo đảm pháp chế
trong quản lý hành chính nhà nước.
46. Phân tích vai trò của Tòa án nhân dân đối với việc bảo đảm pháp chế trong
quản lý hành chính nhà nước.
47. Phân tích các biện pháp cưỡng chế hành chính áp dụng khi không có vi phạm
hành chính? Nêu ví dụ?

You might also like