You are on page 1of 18

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: LUẬT DÂN SỰ
1 ĐỀ BÀI: 17

“Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Tòa án


liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về
xác định các tài sản là di sản thừa kế mà theo
quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp
với quy định của pháp luật và giải quyết các
yêu cầu...”

Lớp : N06-TL2
Nhóm : 01

Hà Nội, 2021 Page | 0


MỤC LỤC

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM..................................................2


A. MỞ ĐẦU......................................................................................................4
B. NỘI DUNG..................................................................................................4
Câu 1: Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc
dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4...................................................4
Câu 2: Chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án mà
nhóm sưu tầm được và giải thích tại sao nhóm cho rằng chưa phù hợp?......6
Câu 3: Đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với
quy định của pháp luật...................................................................................7
Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện
hành................................................................................................................9
C. KẾT LUẬN.................................................................................................13
PHỤ LỤC: CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................15

Page | 1
BẢNG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm: 01 Luật Dân sự 1.
Lớp: N06 - TL2.
Đề bài số 17:
“Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Tòa án liên quan đến việc giải quyết
tranh chấp về xác định các tài sản là di sản thừa kế mà theo quan điểm của
nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật và giải quyết các
yêu cầu...”
Câu 1: Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc
dưới dạng tình huống tối đa 1 trang A4 (giãn dòng 1.5, cỡ chữ 14, không giãn
đoạn, không giãn chữ).
Câu 2: Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ
thẩm mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù
hợp?
Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp
với quy định của pháp luật.
Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật hiện hành.

Phân chia công việc và họp nhóm:


- Câu 1 và câu 2 lấy ý kiến chung cả nhóm, căn cứ bản thông báo rút kinh
nghiệm của VKSNDCC để hoàn thiện, câu 3 và câu 4 chia 2 nhóm nhỏ:
- Nhóm 1: Đỗ Vân Khánh, Trần Thị Thu, Chu Thế Nam, Lê Doãn Thành Anh
(triển khai câu 3 và tổng hợp ý kiến thành một bản word).
- Nhóm 2: Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Vương Hải An, Nguyễn Tuấn Nam, Lò
Văn Hưng (triển khai câu 4 và tổng hợp ý kiến thành một bản word).
- Trưởng nhóm Nguyễn Bảo Hân phân chia công việc cụ thể, sau khi nhận
bản word từ 2 nhóm sẽ tổng hợp và chỉnh sửa thành một bài hoàn chỉnh. Lấy
ý kiến cả nhóm để hoàn thiện và tiến hành chuẩn bị slide thuyết trình.

Page | 2
Kết
Tiến độ
Mức độ tham gia luận
(đúng Mức độ hoàn thành
họp nhóm xếp
ST Công việc hạn)
Họ và tên loại
T thực hiện
Tíc Nhiều
Không Trung Tố Đầy
Có K h ý
tốt bình t đủ
cực tưởng
Trần Thị Lên ý tưởng,
1. Thu triển khai, x x x x x A
(450330) thuyết trình.
Chu Thế
Nam Lên ý tưởng,
2. x x x x A
triển khai.
(450331)
Đỗ Vân
Khánh Lên ý tưởng,
3. x x x x A
triển khai.
(450332)
Nguyễn Thị
Thu Hiền Lên ý tưởng,
4. x x x x A
triển khai.
(450333)
Lò Văn
Hưng Lên ý tưởng,
5. x x x x A
triển khai.
(450334)
Nguyễn Bảo Lên ý tưởng,
6. Hân góp ý, làm x x x x x A
(450335) powerpoint.
Nguyễn Lên ý tưởng,
7. Tuấn Nam góp ý, triển x x x x x A
(450336) khai.
Lê Doãn
Thành Anh Lên ý tưởng,
8. x x x A
triển khai.
(450337)
Nguyễn Lên ý tưởng,
9. Vương Hải góp ý, triển x x x x x A
An khai.

Page | 3
(450338)

Page | 4
A. MỞ ĐẦU
Thừa kế di sản là quyền lợi hợp pháp của người thừa kế đối với tài sản do
người chết để lại, bao gồm cả thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc phân chia di sản thừa kế làm phát
sinh các tranh chấp do sự mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa những người
thừa kế hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác.
Tranh chấp về thừa kế có thể là: tranh chấp về hàng thừa kế, tranh chấp di
chúc thừa kế, tranh chấp di sản thừa kế, tranh chấp buộc người thừa kế thực
hiện nghĩa vụ về tái ản do người chết để lại, tranh chấp về chia di sản thừa kế
theo di chúc hoặc theo pháp luật, tranh chấp xác nhận quyền thừa kế của mình
hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác,... Khi xảy ra tranh chấp di sản
thừa kế, cá nhân, tổ chức có quyền yêu cầu TAND có thẩm quyền giải quyết
theo trình tự Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định khi cho rằng quyền và lợi ích
hợp pháp của người đó bị xâm phạm trong tranh chấp liên quan đến thừa kế.
Hiện trạng cho thấy, trong nhiều bản án, Tòa án có thẩm quyển giải quyết
còn tồn tại nhiều vi phạm, bất cập làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của
đương sự. Vậy để làm rõ vấn đề nêu trên, nhóm chúng em xin lựa chọn đề bài
số 17 làm bài tập nhóm trong học kỳ này: “Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm
của Tòa án liên quan đến việc giải quyết tranh chấp về xác định các tài sản
là di sản thừa kế mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với
quy định của pháp luật và giải quyết các yêu cầu...”

B. NỘI DUNG
Câu 1: Từ bản án, quyết định đã sưu tầm được, hãy tóm tắt nội dung vụ việc
dưới dạng tình huống dài tối đa 1 trang A4.
Nội dung bản án dân sự sơ thẩm số 03/2017/ST-DS ngày 28/06/2017 về
“Tranh chấp thừa kế tài sản” của TAND huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương:
Cụ P.V Thường và cụ H. T Sủng sinh được 6 người con là: bà P.T Lệ, bà
P.T Thược, bà P.T Bốn, ông P.V Xuyên, bà P.T Điềm và bà P.T Huấn (mất
năm 1997). Năm 1977, cụ Thường chết không để lại di chúc, được xác nhận
không có tài sản để lại. Sau đó, cụ Sủng tạo lập được tài sản là 643,2m 2 đất tại
thôn Ngọc Lộ, xã Tân Việt, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Năm 2013 cụ

Page | 5
chết không để lại di chúc. Phần lớn diện tích đất này do vợ chồng ông P.V
Xuyên và bà N.T Lanh quản lý, sử dụng; trên đó ông bà đã xây dựng căn nhà
2 tầng và công trình phụ; phần còn lại do anh Dũng (con bà Huấn) quản lý, sử
dụng.
Bà Thược cho rằng, khi còn sống cụ Sủng chưa làm thủ tục tách đất cho ai
nên việc UBND huyện cấp giấy CNQSDĐ cho vợ chồng ông Xuyên là trái
pháp luật, đề nghị chia thừa kế di sản cụ Sủng để lại và hủy giấy CNQSDĐ.
Ông Xuyên bà Lanh kết hôn năm 1992 và ở cùng cụ Sủng. Năm 2009 cụ
đồng ý cho vợ chồng ông phá căn nhà cấp 4 đã cũ để xây nhà 2 tầng và công
trình phụ như hiện nay. Năm 2003 ông Xuyên bà Lanh được cấp giấy
CNQSDĐ đối với diện tích 428m2 tại thôn Ngọc Lộ, xã Tân Việt, huyện
Thanh Hà (208m2 đất ở, 220m2 đất trồng cây lâu năm trừ vào tiêu chuẩn 721).
Trước khi xây nhà năm 2009, cụ Sủng đã đưa cho bà Lanh giấy CNQSDĐ đối
với diện tích vợ chồng bà đang ở cùng với cụ. Ông Xuyên ban đầu có khai đã
biết về giấy CNQSDĐ trước khi xây nhà, giấy này do vợ ông đưa, sau đó lại
thay đổi lời khai là đến khi xảy ra tranh chấp ông mới biết về giấy CNQSDĐ.
Về việc kê khai đăng ký cấp giấy CNQSDĐ, hai vợ chồng ông đều không
phải là người kê khai mà là do cụ Sủng kê khai, đăng ký và đưa cho bà Lanh.
Kết quả giải quyết của TAND:
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Thược và hủy giấy CNQSDĐ của vợ
chồng ông Xuyên.
- Không chấp nhận việc đổi trừ 57m2 (tiêu chuẩn 7211 còn thiếu của ông
Xuyên, bà Lanh) và 221m2 (trừ tiêu chuẩn 721) vào đất ở của cụ Sủng.
- Xác nhận khối di sản thừa kế của cụ Sủng để lại là diện tích 643,2m 2 trị giá
2.536.800.000 đồng.
- Về hiện vật: ông Xuyên, bà Thược, bà Bốn, bà Điềm, bà Lệ, anh Dũng mỗi
người được hưởng phần kỷ thừa kế2 là 422.800.000 đồng.

1
Theo Quyết định số 721/QĐ-UB ngày 17/09/1992 của UBND tỉnh Hải Hưng (sau này tách ra thành hai tỉnh
là Hải Dương và Hưng Yên) và Nghị quyết 03/NQ-TU tỉnh Hải Hưng ban hành quy định về việc chuyển giao
quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân trong toàn tỉnh.
2
Kỷ phần thừa kế là phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, mà theo quy định của pháp luật.

Page | 6
- Về đất: chia quyền sử dụng đất ở cụ thể là ông Xuyên 201,1m2; bà Thược
97,2m2; bà Lệ 103,7m2; bà Bốn 85,7m2; bà Điềm 76,9m2 và anh Dũng 78,6
m2.

Câu 2: Chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án mà
nhóm sưu tầm được và giải thích tại sao nhóm cho rằng chưa phù hợp?
Về vấn đề đánh giá chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm:
Theo tài liệu xác minh tại UNND xã Tân Việt và Phòng Tài nguyên môi
trường huyện Thanh Hà thì giấy CNQSDĐ cấp cho ông Xuyên, bà Lanh là
cấp theo đợt cho cả xã, nên về trình tự, thủ tục phải thao đúng quy định của
pháp luật. Việc ông Xuyên và các chị em ông Xuyên cho rằng không biết việc
cấp giấy CNQSDĐ cho vợ chồng ông Xuyên là không đúng.
Ông Xuyên, bà Lanh đều khai không phải là người kê khai đề nghị tách
thửa đất, trong khi cụ Sủng là chủ sử dụng đất mới có quyền kê khai đề nghị
tách thửa đối với thửa đất của cụ. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng “hồ sơ cấp
giấy chứng nhận của vợ chồng ông Xuyên bị thất lạc nên không có căn cứ xác
định việc cấp giấy CNQSDĐ hợp pháp và cụ Sủng đã chết nên không xác
định được có phải ý chí tặng cho của cụ hay không” là không có căn cứ, làm
ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của ông Xuyên, bà Lanh.
Mặt khác, theo lời khai của hai vợ chồng ông Xuyên thì cụ Sủng ở với vợ
chồng ông từ khi ông Xuyên và bà Lanh kết hôn năm 1992. Quá trình sử dụng
đất, cụ Sủng đồng ý cho vợ chồng ông Xuyên phá căn nhà cấp 4 đã cũ để xây
dựng căn nhà 2 tầng kiên cố và công trình phụ trên đất. Ông Xuyên và bà
Lanh đã được cấp giấy CNQSDĐ năm 2003, ông Xuyên cũng thừa nhận biết
vợ chồng ông được cấp giấy chứng nhận từ thời điểm làm nhà năm 2009. Cụ
Sủng khi còn sống và các chị em của ông Xuyên không ai có ý kiến gì về việc
vợ chồng ông được cấp giấy CNQSDĐ. Trong tường hợp này phải xác định
cụ Sủng đã cho vợ chồng ông Xuyên bà Lanh diện tích đất trên và đây là tài
sản chung của vợ chồng ông Xuyên, bà Lanh phù hợp theo Án lệ số 03/2016
(về xác định sự tồn tại của giao dịch dân sự tặng cho quyền sử dụng đất giữa
cha mẹ và con cái).
Về áp dụng án lệ, tính công sức cho người quản lý di sản:

Page | 7
Vì cụ Sủng chết không để lại di chúc nên di sản thừa kế của cụ sẽ được
chia theo hướng chia thừa kế theo pháp luật như vậy là đúng. Tuy nhiên,
trong phần chia thừa kế chưa tính phần công sức quản lý, tôn tạo di sản của bà
Lanh, do vậy Tòa án chia luôn 6 phần là không thỏa đáng. Tòa án cấp sơ thẩm
đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là bà P.T Thược và chia di sản thừa kế
diện tích đất tranh chấp cho các đồng thừa kế di sản của cụ Sủng nhưng
không xem xét đến phần công sức đống góp, quản lý, tôn tạo khối di sản của
bà Lanh là không đúng với nội dung của Án lệ số 05/2016 (về vụ án “Tranh
chấp tài sản thừa kế”).
Ngoài ra, bản án sơ thẩm này cũng còn tồn tại một số vấn đề về xác định
diện tích đất theo tiêu chuẩn 721, nhóm chúng em xin phép không trình bày
nội dung này vì không thuộc phần nội dung trọng tâm của đề bài.

Câu 3: Đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với
quy định của pháp luật:
Thứ nhất, vợ chồng ông Xuyên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất năm 2003. Ông Xuyên cũng thừa nhận biết vợ chồng ông được cấp
giấy CNQSDĐ từ thời điểm làm nhà 2009. Cụ Sủng khi còn sống và các anh
em ông Xuyên không ai có ý kiến gì về việc vợ chồng ông Xuyên được cấp
giấy CNQSDĐ. Trong trường hợp này phải xác định cụ Sủng đã cho vợ
chồng ông Xuyên, bà Lanh diện tích đất trên và đây là tài sản chung của hai
ông bà.
Vấn đề đặt ra ở đây là, không hề tồn tại một hợp đồng tặng cho nào trong
trường hợp này thì việc tặng cho đó có được pháp luật thừa nhận hay không? 
Khoản 1 Điều 119 BLDS 2015, khoản 1 Điều 124 BLDS 2005 quy định:
“Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành
vi cụ thể”. Giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
bao gồm: lời nói, hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản. Hình thức bằng lời nói,
hành vi cụ thể thường áp dụng cho những giao dịch được thực hiện và sau khi
chấm dứt ngay sau khi thực hiện (mua bán trao tay) hoặc áp dụng giữa các
chủ thể có sự tin cậy hoặc mối quan hệ thân thiết.
Tùy từng trường hợp cụ thể để xác định các hành vi của các bên có thể hiện
sự tồn tại của một hợp đồng tặng cho hay không. Tuy nhiên căn cứ vào nội

Page | 8
dung án lệ 03/2016 “Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện
tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó
để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những
người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con
đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai
đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng
người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất” ta có thể thấy được trường
hợp của vợ chồng ông Xuyên hoàn toàn có thể áp dụng theo vì tình tiết của 2
vụ việc là tương đối giống nhau. Án lệ 03/2016 hướng dẫn xác định sự tồn tại
hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thông qua hành vi cụ thể và với vụ việc
này thì việc tặng cho QSDĐ của cụ Sủng và vợ chông ông Xuyên cũng nên
được công nhận và giải quyết tương tự như vậy để không làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của vợ chồng ông Xuyên và phù hợp với quy định pháp luật
Thứ hai, tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và chia di
sản thừa kế diện tích đất tranh chấp cho các đồng thừa kế của cụ Sủng nhưng
về phía của bà Lanh là người đã được cụ Sủng đưa cho giấy chứng nhận
QSDĐ theo lời khai của bà thì lại phản đối và không nhất trí trong việc chia
khối di sản trên. Từ đó bà Lanh cũng không đề nghị xem xét và thanh toán
cho bà tiền công sức, đóng góp, quản lý, tôn tạo khối di sản trên. Như vậy, tòa
án đã giải quyết chưa triệt để trong việc đưa ra kết quả giải quyết, vi phạm
nghiêm trọng với nội dung án lệ số 05/2016 “Trong vụ án tranh chấp di sản
thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có
công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng
ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không
có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý,
tôn tạo di sản thừa kế; nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa
kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa
kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức”. Có nghĩa là
trong trường hợp này dù cho bà Lanh có yêu cầu hay không thì tòa án vẫn
phải xem xét về quyền lợi này của vợ chồng bà Lanh một cách công bằng
nhất. Từ đó việc chia di sản cho ông xuyên, bà Thược, bà Bốn, bà Điềm, bà
Lệ, anh Dũng sẽ không phải là mỗi người 422800000 đồng nữa.

Page | 9
Thứ ba, đã là tranh chấp chia di sản thừa kế mà di sản là quyền sử dụng đất
thì Tòa án cấp sơ thẩm phải chủ động nghiên cứu hồ sơ phần giấy CNQSDĐ,
xem xét các lời khai của đương sự về việc xác nhận diện tích đất theo tiêu
chuẩn 721 và có bị trừ vào vườn thừa theo tiêu chuẩn này hay không.
Thứ tư, thẩm phán cần làm việc với UBND xã, phường, thị trấn nơi xảy ra
tranh chấp chia di sản thừa kế về việc chia đất 721 cho các thành viên hộ gia
đình có liên quan đến diện tích đất đang tranh chấp, có những ai trong hộ gia
đình đó bị trừ và diện tích trừ là bao nhiêu.

Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện
hành:
Bộ luật Dân sự và các văn bản liên quan còn nhiều mẫu thuẫn trong hướng
dẫn xác định tài sản là di sản thừa kế. Các văn bản hướng dẫn giải quyết xác
định tài sản là di sản thừa kế không ổn định, thường xuyên được sửa đổi, bổ
sung. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật về thừa kế. có sự mâu
thuẫn với nhau và còn chung chung nên khi áp dụng trên thực tiễn rất khó
khăn. Chính vì vậy, khi giải quyết cùng một vụ án lại có nhiều ý kiên khác
nhau, gây khó khăn cho công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự liên
quan đến di sản thừa kế. Vì vậy, nhóm chúng em có một số kiến nghị hoàn
thiện như sau:
4.1. Về quyền lợi của người làm dâu, (rể) trong vai trò là người quản lý di
sản:
Trên thực tế, đa phần con dâu là người chăm sóc bố mẹ chồng, nhiều
trường hợp còn hơn cả bố mẹ đẻ và thông thường là người có công sức trong
việc quản lý, tôn tạo tài sản là bất động sản có thể trở thành di sản chia thừa
kế khi bố mẹ chồng qua đời. Tuy nhiên, nếu không có quan hệ tốt với bố mẹ
chồng thì người con dâu không hề được nhận thừa kế theo ý chí người để lại
di sản theo di chúc và phần công sức quản lý, tôn tạo di sản cũng không được
bảo đảm chắc chắn.
Xét thấy trong ví dụ từ bản án trên, thực tế, bà Lanh bị chính chồng và các chị
em chồng chèn ép, sau khi giải quyết tranh chấp theo tòa án bà không có nhà
để ở, không có tài sản đảm bảo, từ người sở hữu nhà đất trở thành người trắng

Page | 10
tay, chính pháp luật cũng chưa thể đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng
của người dân.
Kiến nghị:
Cần xác định và có quy định rõ ràng về quyền và lợi ích của người quản lý
di sản, đặc biệt là trường hợp con dâu. Vì căn cứ theo quy định pháp luật con
dâu không được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ chồng, con rể không được
hưởng thừa kế của bố mẹ vợ trừ trường hợp di chúc có xác định. Vậy họ vẫn
có quyền yêu cầu những người thừa kế tính đến công sức trong thời gian quản
lý di sản, nhưng pháp luật chưa có căn cứ rõ ràng để đảm bảo quyền.

4.2. Phân chia di sản bằng hiện vật:


Khoản 2 điều 660 BLDS có quy định: “Những người thừa kế có quyền yêu
cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì
những người thừa kế có thể thoả thuận về việc định giá hiện vật và thoả thuận
về người nhận hiện vật; nếu không thoả thuận được thì hiện vật được bán để
chia”.
Nếu không có thoả thuận, mỗi người thừa kế có thể nhận được hiện vật có
giá trị khác nhau mà không phải bù chênh lệch cho nhau. Nếu những người
thừa kế không có thoả thuận khác về việc phân chia tài sản hiện vật thì tài sản
đó được chia đều cho họ.
Do di sản rất đa dạng nên ai được nhận phần hiện vật khi chia di sản cũng
là một vấn đề. Mặc dù các phần bằng hiện vật có thể có giá trị ngang nhau
nhưng tính năng của từng phần không phải lúc nào cũng giống nhau (một
phần là quyền sử dụng đất, một phần là nhà,...). Trong trường hợp tuy không
thể chia di sản bằng hiện vật nhưng nếu có người muốn nhận bằng hiện vật thì
buộc phải xác định ai nhận bằng hiện vật và ai nhận bằng giá trị. BLDS chưa
quy định ai sẽ được nhận hiện vật cũng như ai sẽ nhận bằng giá trị nên đây là
một vấn đề nan giải và gây tranh cãi khi tòa án phải xác định ai sẽ nhận cái gì.
Kiến nghị:
Cần ban hành văn bản hướng dẫn người làm luật chọn ra ai sẽ là người
nhận phần hiện vật của di sản và ai sẽ nhận phần chia di sản theo giá trị dựa
trên các tiêu chí như: nhu cầu, khả năng tài chính. Trường hợp mà tất cả các

Page | 11
bên đều có nhu cầu nhận bằng phần hiện vật thì tòa án sẽ phải quyết định chia
hiện vật cho ai dựa trên mức độ cấp bách của nhu cầu của họ.

4.3. Phân chia tài sản bằng giá trị:


Khi phân chia tài sản bằng giá trị bắt buộc phải bán đi di sản đó để chia cho
những người thừa kế nhưng làm thế nào người ta có thể xác định giá trị của di
sản nếu chỉ dựa vào BLDS năm 2015? Do thực tiễn xét xử ở mỗi nơi khác
nhau nên pháp luật được các Tòa án áp dụng không thống nhất. Có nơi, Tòa
định giá di sản để phân chia cho các đương sự bằng cách áp khung giá đất của
Ủy ban nhân dân tại khu vực đó; Nơi khác, Tòa án xác định giá trị di sản theo
mức giá thị trường để phân chia. Dẫn đến việc thực hiện pháp luật không
thống nhất, có sự chênh lệch giá trị lớn làm tổn hại quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên.
Một vấn đề nữa phải lưu ý là giá trị tài sản luôn biến động theo thời gian
mà bộ luật không quy định rõ thời điểm xác định di sản. Việc định giá di sản
quá lâu sẽ dẫn đến việc quyền lợi của các bên nhận thừa kế ít nhiều bị ảnh
hưởng.
Kiến nghị:
Nhà nước nên xem xét việc quy định giá đất lên mức phù hợp với giá thị
trường đồng thời có thể quy định nghĩa vụ tài chính chỉ bằng 50% bảng giá
đất để không tác động nhiều đến việc nộp thuế của người dân cũng như không
làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của họ khi quy đất bằng giá trị. Việc xác
định giá đất theo thị trường sẽ giải quyết được những vấn đề cơ bản như: bồi
thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cũng như xác định tiền sử dụng đất
và thuế đất,...

4.4. Về vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ với con cái, ý chí của
người tặng cho:
Quyền để lại di sản và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân
được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong bất kỳ một xã hội nào ở bất cứ nhà
nước nào, vấn đề thừa kế cũng chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống
pháp luật và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất của chế độ xã hội
đó.

Page | 12
Án lệ 03/2016/AL hướng dẫn áp dụng cách xác định sự tồn tại của một hợp
đồng tặng cho tài sản giữa cha mẹ và con cái thông qua các hành vi cụ thể của
các bên. Do quy định yêu cầu về hình thức đối với việc tặng cho quyền sử
dụng đất theo quy định BLDS dẫn đến nhiều giao dịch tặng cho có thể bị
tuyên vô hiệu nếu không đáp ứng. Cụ thể trong trường hợp này nếu không có
án lệ thì sẽ rất khó để giải quyết vì không có quy định nào của pháp luật
tương ứng với hình thức tặng cho này.
Kiến nghị:
Sửa đổi bổ sung thêm quy định trong luật, có các văn bản hướng dẫn cụ
thể và rõ ràng về tặng cho quyền sử dụng đất giữa bố mẹ với con cái trong
trường hợp có hành vi kê khai cấp giấy chứng nhận để có thể phần nào giải
quyết những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Tòa án có thể vừa căn cứ
vào nội dung án lệ cũng có thể căn cứ trực tiếp vào một quy định của pháp
luật dân sự để giải quyết vụ án.
Ngoài ra, BLDS năm 2005 và 2015 đều không quy định về thừa kế quyền
sử dụng đất, khi giải quyết việc chia thừa kế quyền sử dụng đất, Tòa án phải
căn cứ vào quy định thừa kế tài sản và quy định của Luật Đất đai năm 2003
và 2013 để giải quyết.
Điểm đ khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai năm 2013 quy định “Cá nhân sử
dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc
theo pháp luật”.
Khi giải quyết thừa kế về đất đai, các Tòa án phải căn cứ vào quy định về
điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử
dụng đất. Căn cứ vào các quy định trên đề nghị đưa nội dung quy định về
thừa kế quyền sử dụng đất và nội dung, điều kiện của di chúc liên quan đến
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất vào BLDS 2015 để
tránh trường hợp giải quyết các vụ án liên quan đến tranh chấp di sản thừa kế
hay tuyên bố di chúc không hợp pháp được cụ thể và dễ dàng hơn, đảm bảo
các quy định của pháp luật.

4.5. Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với bất động sản:

Page | 13
Cần quy định các tranh chấp liên quan đến nguồn gốc bất động sản đều do
Tòa án giải quyết thì mới bảo vệ được quyền lợi các bên liên quan trong vụ
việc. Vì hiện nay, giấy CNQSDĐ là một trong các căn cứ xác định thẩm
quyền giải quyết tranh chấp nhưng Tòa án cũng có quyền hủy khi giấy chứng
nhận cấp không đúng đối tượng, hủy chính căn cứ của vụ việc ban đầu gây ra
sự mâu thuẫn khi áp dụng luật.

4.6. Về giải quyết các vấn đề tranh chấp:


Đối với tranh chấp quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của thành viên hộ
gia đình: cần quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong hộ gia
đình đới với loại tranh chấp này bởi trên thực tế có tài sản là tài sản chung của
vợ chồng nhưng khi đăng ký kê khai, cơ quan chuyên môn lại cấp giấy cho hộ
gia đình, gây khó khăn khi giải quyết vụ án.
Đối với các tranh chấp phát sinh trong vụ án dân sự về đất đai: Cơ quan
chuyên môn cần chủ động áp dụng các biện pháp thu thập chứng cứ do Bộ
Luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định để tiến hành xác minh, thẩm định đối
với các tài sản tranh chấp, yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông
tin làm cơ sở giải quyết theo pháp luật. Ngoài ra, cần có hướng dẫn áp dụng
các biện pháp tạm thời nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm xảy ra,
ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp sau này.

C. KẾT LUẬN
Tranh chấp thừa kế ở nước ta được xem là loại án dân sự phổ biến, phức
tạp, có những vụ án tranh chấp thừa kế kéo dài hàng chục năm. Một nguyên
nhân quan trọng làm cho tranh chấp thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp
giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
Tính chất phức tạp của loại án tranh chấp về thừa kế có nhiều nguyên nhân,
một nguyên nhân quan trọng làm cho tranh chấp thừa kế phức tạp vì đây là
tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống,
nuôi dưỡng; mặt khác di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở
vốn đã là những đối tượng tranh chấp có tính chất gay gắt, bức xúc và khi giải
quyết tranh chấp thừa kế, ngoài chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự còn

Page | 14
liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về sở hữu, về hôn nhân
và gia đình, về đất đai,... cần được nghiên cứu áp dụng.
Ngoài ra, hạn chế của pháp luâ ̣t nước ta trước đây là còn thiếu hoă ̣c quy
định chưa đầy đủ về thủ tục đăng ký, quản lý tài sản, thủ tục giao, cấp đất;
viê ̣c thực hiê ̣n không đúng trình tự, thủ tục trong kê khai, đăng ký của người
dân, trong giao, cấp đất của cơ quan có thẩm quyền; viê ̣c giải toả, đền bù,
chỉnh trang đô thị,... dẫn đến viê ̣c xác định nguồn gốc của di sản khi giải
quyết tranh chấp trở nên phức tạp, khó khăn hơn.
Do hiểu biết và kiến thức còn nhiều hạn chế, bài làm của chúng em không
tránh khỏi những sai sót nhất định. Chúng em rất mong được đón nhận những
góp ý từ thầy cô để hoàn thiện bài làm và rút kinh nghiệm cho những bài tập
sau này. Nhóm 1 chúng em xin chân thành cảm ơn.

Page | 15
PHỤ LỤC: CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật Dân sự


CNQSDĐ Chứng nhận quyền sử dụng đất
QSDĐ Quyền sử dụng đất
TAND Tòa án nhân dân
UBND Ủy ban nhân dân

Page | 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, 2021.
2. Bộ Luật Dân sự 2015, số 91/2015/QH13.
3. Thông báo số 75/TB-VC1-DS của VKSNDCC tại Hà Nội về việc rút kinh
nghiệm vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản”
4. Án lệ số 03/2016/AL về xác định sự tồn tại của giao dịch dân sự tặng cho
quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và con cái.
5. Phân tích Án lệ số 03/2016/AL (tóm tắt, nội dung, ý nghĩa, hướng dẫn)
(http://law.atim.com.vn/vnt_upload/news/03_2018/11/Presentation_Precedent
_03_180304.pdf).
6. Án lệ số 05/2016 về xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án “Tranh
chấp di sản thừa kế”.
7. Phân tích Án lệ số 05/2016/AL (tóm tắt, nội dung, ý nghĩa, hướng dẫn)
(http://law.atim.com.vn/vnt_upload/news/03_2018/11/Presentation_Precedent
_05_180129.pdf).
8. Bài báo ngày 04/02/2018 (https://thanhtra.com.vn/dieu-tra/dieu-tra-theo-
don-thu-/26-nam-lam-dau-tu-chu-so-huu-dat-o-thanh-trang-tay-130369.html).
9. Những kinh nghiệm rút ra từ một vụ án tranh chấp đòi nhà
(https://kiemsat.vn/nhung-kinh-nghiem-rut-ra-tu-mot-vu-an-tranh-chap-doi-
nha-61485.html?).
10. Chuyên đề thừa kế - Cơ quan điều tra VKSTC
(https://coquandieutravkstc.gov.vn/wp-content/uploads/2017/12/).

Page | 17

You might also like