You are on page 1of 10

CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN

Học phần
Pháp luật đại cương

Giảng viên: ThS. GVC Nguyễn Thị Vinh Hương


Nhóm: 1 – Phản biện
Lớp học phần: 232_TLAW0111_29

HÀ NỘI - 2024

1
CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN

Mục lục
Bảng đánh giá thành viên......................................................................................3
I. Chuyên đề 1.........................................................................................................5
Bài tập 1:...........................................................................................................5
Bài tập 2:...........................................................................................................7
II. Kết luận..............................................................................................................9
III. Danh mục tài liệu tham khảo........................................................................10

2
Bảng đánh giá thành viên
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4

STT Họ & tên [ Nhiệt tình, tích [ Trung bình ] [ Tham gia hình [ Không tham
cực, có đóng góp thức, thụ động, ít gia ]
nhiều ] đóng góp ]

1 Đào Nguyễn
x
Hải Anh

2 Đinh Tuấn Anh x

3 Đỗ Thị Quỳnh
x
Anh

4 Lê Đức Anh x

5 Nguyễn Phương
x
Anh AA3

6 Nguyễn Phương
x
Anh HH3

7 Nguyễn Thụy
Bảo Anh (Nhóm x
trưởng)

8 Nguyễn Tiến
x
Anh

9 Phạm Mai Anh x

10 Vũ Duy Anh x

11 Vũ Linh Anh x

3
12 Bùi Nguyễn Gia
x
Bảo

13 Lê Hoàng Bắc x

14 Trần Thanh
x
Bình

15 Đặng Bảo Châu x

16 Nguyễn Thị
x
Minh Châu

Nhóm trưởng Thư kí

Bảo Anh Quỳnh Anh

Nguyễn Thụy Bảo Anh Đỗ Thị Quỳnh Anh

4
I. Chuyên đề 1
Bài tập 1:

Anh Tùng và chị Ngọc kết hôn năm 2005, họ có 2 con chung là Bích sinh năm
2008 và Toản sinh năm 2011. Sau khi sinh con trai thứ hai anh chị bất hòa, sống ly
thân.

Ngày 1/2/2017, anh Tùng bị tai nạn xe máy phải đưa vào bệnh viện. Cho rằng
không thể qua khỏi, anh Tùng di chúc miệng (trước nhiều người làm chứng) là để
lại toàn bộ số tài sản của mình cho hai người là anh Trịnh (bạn thân từ nhỏ) và cô
Giang (vợ cũ của anh Tùng, đã ly dị). Sau ca phẫu thuật không thành công, anh
Tùng qua đời. Chia di sản thừa kế của anh Tùng, biết rằng tài sản chung của Tùng
và Ngọc là 900 triệu đồng, năm 2014 anh Tùng được Giang gửi cho 100 triệu đồng
để chữa bệnh nhưng anh Tùng chưa sử dụng và vẫn giữ trong một cuốn sổ tiết
kiệm riêng.

1. Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên?

2. Giả sử ca phẫu thuật thành công, anh Tùng ra viện khỏe mạnh bình thường, 5
tháng sau anh chết sau một cơn nhồi máu cơ tim, lúc này việc chia di sản của Tùng
có gì khác?

Giải quyết tình huống

Trường hợp 1:

Vì năm 2014 Tùng được Giang cho 100 triệu đồng để chữa bệnh nhưng Tùng chưa
dùng nên đây được xác định là tài sản riêng của Hùng

Di sản của anh Tùng là: (900.000.000: 2) +100.000.000= 550.000.000 VNĐ

5
Theo điều 644 của Bộ Luật dân sự, Ngọc là vợ, Bích và Toàn là con ruột thuộc đối
tượng được hưởng thừa kế bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên họ
được hưởng ⅔ một suất thừa kế theo pháp luật:

550.000.000: 3= 183.333.000 VNĐ

=> Ngọc= Bích= Toàn = ⅔ x 183.333.000 = 122.222.000 VNĐ

Theo điều 630 của Bộ Luật dân sự, di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người
di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm
chứng nên di chúc miệng của Tùng có hiệu lực

Phần di sản còn lại sẽ chia đều cho Trịnh và Giang là

(550.000.000 - (122.222.000 x 3)): 2 = 91.667.000 VNĐ

Như vậy, Ngọc, Bích, Toàn được hưởng 122.222.000 VNĐ và Trịnh, Giang được
hưởng 91.667.000 VNĐ từ di sản của Tùng để lại.

Trường hợp 2:

Theo điều 629 Bộ luật Dân sự, sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà
người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị
hủy bỏ. Sau khi phẫu thuật, Tùng ra viện khoẻ mạnh bình thường trong 5 tháng sau
đó nên di chúc miệng bị huỷ bỏ

Vì sau 5 tháng Tùng chết sau một cơn nhồi máu cơ tim mà di chúc miệng đã bị
huỷ bỏ trước đó nên di sản được chia theo pháp luật

Di sản của Tùng là (900.000.000: 2) +100.000.000= 550.000.000 VNĐ

Hàng thừa kế thứ nhất gồm Ngọc, Bích, Toàn

6
Theo điều 651 của Bộ Luật dân sự, những người thừa kế cùng hàng được hưởng
phần di sản bằng nhau nên Ngọc=Bích=Toàn= 550.000.000: 3= 183.333.000VNĐ

Như vậy, Ngọc, Bích và Toàn mỗi người được hưởng 183.333.000 VNĐ từ di sản
của Tùng để lại.

Bài tập 2:

Anh Huy & chị Mai kết hôn năm 1993, có 2 con gái là Nhung sinh năm 1994 (đi
làm tại một công ty nước ngoài) & Bích sinh năm 2002. Năm 2013 Huy đi xuất
khẩu lao động ở nước ngoài & chung sống như vợ chồng với Liễu, hai người đã có
một con chung là Tuấn sinh năm 2014. Tháng 11/2017 Huy về nước & yêu cầu chị
Mai ly hôn, chị Mai đồng ý, Tòa án cũng đã thụ lý đơn.

Ngày 8/1/2018 Huy bị đột quỵ, trước khi chết Huy di chúc để lại cho Liễu, Tuấn,
Nhung mỗi người một phần đều nhau. Liễu đến đòi chia di sản thừa kế của anh
Huy nhưng gia đình anh Huy không đồng ý. Vì vậy Liễu đã làm đơn kiện yêu cầu
Tòa án giải quyết. Biết rằng:

- Huy & Liễu cùng kinh doanh và có khối tài sản chung là 2 tỷ đồng

- Tài sản chung của Huy & Mai là 680 triệu đồng

- Tháng 8/2016, Huy được cậu ruột tặng cho 300 triệu đồng

1. Chia di sản thừa kế trong trường hợp trên?

2. Giả sử Nhung vì giận bố phản bội mẹ nên đã thuê người đánh Huy và Liễu gây
thương tích và bị Tòa án kết án về hành vi này. Hãy chia di sản thừa kế của anh
Huy trong trường hợp anh Huy không để lại di chúc?

Giải quyết tình huống


7
Trường hợp 1:

Giả sử tỷ lệ góp vốn kinh doanh là như nhau nên tài sản của anh Huy là:
2.000.000.000: 2 = 1.000.000.000 VNĐ

Vì nguyên tắc tài sản được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ
chồng nên 1 tỷ được xác định là tài sản chung của Huy và Mai

Huy được cậu ruột tặng cho 300 triệu nên đây là tài sản riêng của Huy

=> Di sản của Huy là:

(680.000.000+1.000.000.000): 2 + 300.000.000 = 1.140.000.000 VNĐ

Hàng thừa kế thứ nhất gồm Mai, Nhung, Bích và Tuấn

Theo điều 644 của Bộ Luật dân sự, Mai là vợ, Bích là con gái thuộc đối tượng
được hưởng thừa kế bắt buộc không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên họ được
hưởng ⅔ một suất thừa kế theo pháp luật:

1.140.000.000: 4= 285.000.000 VNĐ

=> Mai=Bích= ⅔ x 285.000.000 = 190.000.000 VNĐ

Phần còn lại sẽ được thực hiện theo di chúc và chia đều cho Liễu, Tuấn, Nhung là:
(1.140.000.000- (190.000.000 x 2)) :3 = 253.333.000 VNĐ

Như vậy, Mai và Bích được hưởng 190.000.000 VNĐ, Liễu và Tuấn và Nhung
được hưởng 253.333.000 VNĐ từ di sản của Huy để lại.

So sánh phần của Tuấn được hưởng

8
- Nếu nhỏ hơn 1 suất thừa kế lấy đủ bằng 1 suất thừa kế (có thể trừ của
Liễu và …
- Nếu lớn hơn 1 suất thừa kế không phải chia lại

Trường hợp 2:

Theo điều 621 của Bộ Luật dân sự “Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm
tính mạng, sức khoẻ người để lại di sản không được quyền hưởng di sản” nên
Nhung không được quyền hưởng di sản

Theo điều 651 của Bộ Luật dân sự, hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ-chồng, cha đẻ-
mẹ đẻ, cha nuôi-mẹ nuôi, con đẻ-con nuôi của người chết. Liễu chưa phải vợ
chồng hợp pháp của anh Huy nên Liễu không được hưởng di sản của Huy

Vì Huy không để lại di chúc nên di sản chia theo pháp luật điều 650 BLDS năm
2015

Hàng thừa kế thứ nhất gồm Mai, Bích và Tuấn

Di sản của anh Huy là

(680.000.000+1.000.000.000): 2 + 300.000.000 = 1.140.000.000 VNĐ

Vậy di sản sẽ chia đều cho Mai, Bích, Tuấn là

1.140.000.000: 3 = 380.000.000 VNĐ

Như vậy, Mai, Bích và Tuấn mỗi người được hưởng 380.000.000 VNĐ từ di sản
của Huy để lại.

9
II. Kết luận
Qua bài thảo luận này, chúng ta nhận thấy rằng việc chia thừa kế không chỉ đơn
giản là việc phân phối tài sản mà còn liên quan đến nhiều yếu tố phức tạp như sự
tồn tại của di chúc, quan hệ gia đình. Việc áp dụng các quy định pháp lý đúng đắn
và công bằng là rất quan trọng để đảm bảo sự công bằng và hợp lý cho các bên liên
quan. Và việc thảo luận này đã giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng
của quy định pháp luật trong việc quản lý và phân chia tài sản sau khi một người
mất, từ đó đảm bảo sự bền vững và hài lòng cho gia đình và xã hội.

III. Danh mục tài liệu tham khảo


- Giáo trình pháp luật đại cương- Ts.Trần Thành Thọ.
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Trang studocu (https://www.studocu.com/vn/home)

10

You might also like