You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN


Vấn đề: Xây dựng một tình huống tranh chấp thừa kế
di sản theo di chúc

Khoa: Kinh tế
Bộ môn: Pháp luật đại cương
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Nguyệt
Thực hiện: Nhóm 5
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5

76. Phan Quỳnh Như

77. Hoàng Thị Nhung

78. Nguyễn Thị Nhung

79. Nguyễn Thị Kiều Oanh

80. Dương Hiếu Phong

81. Mai Đức Phúc

82. Phạm Hưng Quốc

83. Nguyễn Như Quỳnh

84. Vi Văn Sinh

85. Bùi Hạnh Thảo

86. Nguyễn Thu Thảo

87. Trương Thị Thanh Thảo

88. Hoàng Thị Kim Thuỳ

89. Uông Thị Trà

90. Hoàng Thu Trang

91. Trần Thị Thuỳ Trang

92. Nguyễn Đăng Tú

93. Nguyễn Thanh Vân

93. Vũ Tô Hà Vy
BẢN PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT ĐẦU VIỆC NGƯỜI THỰC HIỆN


1 Phân chia công việc, tóm tắt nội dung các nhóm Phan Quỳnh Như
gửi về, soạn bản thảo, hoàn thiện kịch bản
2 Tóm tắt nội dung bản án Uông Thị Trà
Hoàng Thị Kim Thuỳ
3 Soạn nội dung lý thuyết Phạm Hưng Quốc
Nguyễn Thu Thảo
Trần Thị Thuỳ Trang
4 Viết lời thoại Hoàng Thị Nhung
Nguyễn Thị Nhung
Nguyễn Thị Kiều Oanh
Nguyễn Như Quỳnh
Hoàng Thu Trang
5 Viết di chúc có số liệu cụ thể Nguyễn Đăng Tú
Vũ Tô Hà Vy
6 Chuẩn bị video Vi Văn Sinh
- Lên kế hoạch quay ở đâu, lúc nào Mai Đức Phúc
- Quay bằng gì? Dương Hiếu Phong
- Tải lên laptop chuẩn bị công tác trình chiếu Trương Thị Thanh Thảo
Nguyễn Thanh Vân
BẢN ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN ĐÁNH GIÁ


76 Phan Quỳnh Như
77 Hoàng Thị Nhung
78 Nguyễn Thị Nhung
79 Nguyễn Thị Kiều Oanh
80 Dương Hiếu Phong
81 Mai Đức Phúc
82 Phạm Hưng Quốc
83 Nguyễn Như Quỳnh
84 Vi Văn Sinh
85 Bùi Hạnh Thảo
86 Nguyễn Thu Thảo
87 Trương Thị Thanh Thảo
88 Hoàng Thị Kim Thuỳ
89 Uông Thị Trà
90 Hoàng Thu Trang
91 Trần Thị Thuỳ Trang
92 Nguyễn Đăng Tú
93 Nguyễn Thanh Vân
94 Vũ Tô Hà Vy
I.CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

1. Thừa kế

1.1.Khái niệm.

- Thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc
chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình
tự nhất định, đồng thời quy định phạm vị, quyền nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các
quyển nghĩa vụ của người thừa kế.

1.2. Các nguyên tắc pháp luật về thừa kế.

1.2.1.Nguyên tắc pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân.

- Quyển thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo
hộ.

- Quy định này đã được khẳng định tại Điều 58 Hiến pháp 1992: “ Nhà nước bảo hộ
quyển sỡ hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.

- Nội dung:

+) Đảm bảo cho mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình
cho người thừa kế theo pháp luật. Điều quan trọng là mỗi cá nhân đều có quyển
hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thậm chí là quyền từ chối di sản thừa
kế.

+) Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế: Đảm bảo cho mọi công dân có quyền sở hữu về
thu nhập hợp pháp của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất.

+) “Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu tư nhân không giới hạn về số lượng, giá trị”. Do
đó tất cả mọi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân sẽ trở thành di sản
thừa kế khi người đó chết, được nhà nước tôn trọng và pháp luật bảo vệ. Đây là một
nội dung quan trọng đánh dấu sự phát triển mới và là bản chất ưu việt của pháp luật
thừa kế ở nước ta.

1.2.2 Nguyên tắc bảo đảm quyển bình đẳng của công dân về thừa kế.
- Nguyên tắc này là sự cụ thể hoá một phần của nguyên tắc cơ bản.

- Được quy định tại Điều 52 Hiến pháp 1992: “Mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật” và Điều 5 Bộ luật dân sự 2015 “Tron quan hệ dân sự các bên đều bình
đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn
cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không
bình đẳng với nhau”.

- Nội dung:

+) Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và
quyển hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật (13, Điều 632).

+) Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau ( 70, Điều 31).

+) Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. (70, Khoản 1,
Điều 27).

-Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế, là một nguyên tắc cơ bản trong pháp
luật thừa kế ở Việt Nam. Nó không những phản ánh chế độ chính trị nói chung mà
điều quan trọng là nhằm đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân trong lĩnh vực về
thừa kế, tạo được sự đoàn kết tốt giữa các thành viên trong gia đình, góp phần xây
dựng một gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững.

1.2.3. Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản, người hưởng
di sản.

- Đây là nguyên tắc hết sức quan trọng, một mặt ghi nhận sự bảo hộ của pháp luật đối
với quyền về thừa kế, mặt khác nó còn thể hiện một cách đầy đủ nhất các quyền dân
sự chủ quan của mỗi cá nhân trong việc định đoạt toàn bộ tài sản của mình.

- Nội dung:

+) Đối với cá nhân người để lại tài sản với tư cách là chủ sở hữu hợp pháp đối với
những tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để thực hiện quyền định đoạt
tài sản của mình sau khi chết.
+) Pháp luật không cho phép bất kỳ ai có hành vì cản trở, cưỡng ép, đe doạ… người
lập di chúc.

+) Người để lại thừa kế có thể thực hiện quyển định đoạt thông qua hình thức di chúc
viết hoặc di chúc miệng, có thể nhờ người làm chứng cho việc lập di chúc, có thể yêu
cầu công chứng viên đến chỗ ở của mình để lập di chúc.

+) Khi thực hiện quyền định đoạt trong di chúc, người lập di chúc có quyền chỉ định
người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản
cho từng người thừa kế, dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng,
giao nghĩa vụ cho người thừa kế, chỉ định người giữ di chúc; người quản lý di sản,
người phân chia di sản. (13, Điều 648).

+) Trong trường hợp di chúc đã được xác lập, nếu cần có sự thay đổi “ý nguyện”
cũng như nội dung, người lập di chúc còn có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc
huỷ bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào. (13, Điều 662).

1.2.4. Nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình.

- Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự, đó là: Việc xác
lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ quân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn
trọng và phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết tương
thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo
đực tốt đẹp của dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

- Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định diện và hàng thừa kế
theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân trong việc bảo
vệ quyền lợi của người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

1.3. Các quy định chung về Quyền thừa kế.

1.3.1. Người thừa kế ( Điều 613, BLDS 2015).

- Người thừa kế phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn
sống sau thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế
theo không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

1.3.2. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế.

- Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. ( Khoản 1 Điều 611 BLDS
2015).

- Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác
định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc phần
lớn di sản ( Khoản 2 Điều 611 BLDS 2015).

1.3.3. Di sản thừa kế ( Điều 612).

- Di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết
trong tài sản chúng với người khác.

- Di sản là tài sản riêng của người chết: là những tài sản thuộc quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng, quyền định đoạt riêng của người đó, không chung đụng với ai cả, ví
dụ như thừa kế quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sở hữu nhà ở…

- Phần tài sản riêng của người chết trong tài sản chung với người khác: Có nghĩa là
trong một khối tài sản sẽ có nhiều người cùng sở hữu và trong đó có cả phần sở hữu
của người chết như tài sản chung giữa vợ với chồng; bất động sản sở hữu chung với
nhiều người….

1.3.4. Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế ( Điều 614
BLDS 2015).

Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyển, nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại.

1.3.5. Người quản lý di sản ( Điều 616 BLDS 2015)

- Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người
thừa kế thoả thuận cử ra.
- Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa
kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di
sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản
lý di sản.

- Trong trường hợp chưa xác định được, người thừa kế và di sản chưa có người quản
lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

1.3.6. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết
cùng thời điểm ( Điều 619 BLDS 2015).

Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời
điểm thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người
thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652
của Bộ luật Dân sự.

1.3.7. Người không được quyền hưởng di sản (Điều 621).

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi
ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh
dự, nhân phẩm của người đó;

- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm
hưởng một phần hoặc toàn bộ phân di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập
di sản; già mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc
toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, những người nếu trên vẫn được hưởng di sản nếu người để lại di sản đã
biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

1.3.8. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 623 BLDS 2015).
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10
năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết
thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp
không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

+) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236
của Bộ luật này.

+) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a
khoản này.

- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

- Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại
là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

1.4.Thừa kế theo di chúc.

1.4.1. Khái niệm di chúc.

- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết.

1.4.2. Điều kiện về người được lập di chúc.

1. Người thành niên

2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được
cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Minh mẫn, sáng suốt trong khi lâp di chúc.

4. Không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

1.4.3. Quyền của người lập di chúc.

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.


3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thời cúng.

4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế

5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia tài sản.

1.4.4. Điều kiện để di chúc hợp pháp ( Điều 630).

- Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

+) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối,
đe doạ hoặc cưỡng ép

+) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không
trái quy định của pháp luật.

- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập
thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được
người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp,
nếu có đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều

- Di chúc miệng: ít nhất 2 người làm chứng, 05 ngày phải được công chứng, đe doạ
và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

1.4.5. Hình thức di chúc.

* Di chúc bằng văn bản:

- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

- Di chúc bằng văn bản có công chứng

- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

* Di chúc bằng miệng:


- Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ và không thể lập di chúc bằng
văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

- Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh
mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

1.4.6. Nội dung của di chúc.

- Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

+) Ngày, tháng, năm lập di chúc.

+) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc

+) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản

+) Di sản để lại và nơi có di sản.

-Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung
khác.

- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì
mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xoá, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm
chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá, sửa chữa.

1.4.7. Hiệu lực của di chúc.

- Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.

- Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

+) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di
chúc.

+) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm
mở thừa kế.

+) Di sản để lại cho người thừak kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
1.4.8. Người được thừa kế theo di chúc.

- Con chưa thành niên

- Cha mẹ

- Vợ chồng

- Con chưa thành niên nhưng có khả năng lao động

Được hưởng phần di sản bằng hai phân ba suất của một người thừa kế theo pháp luật
nếu di sản được chia theo pháp luật.

2. Các điều luật khác được sử dụng đến trong tình huống.

II. TÌNH HUỐNG

1.Tóm tắt nội dung vụ việc.

Tại 1 làng quê nghèo, ông An và vợ sau khi kết hôn đã lần lượt có với nhau 3 người
con trai: anh cả tên Trường, anh thứ 2 tên Bình, anh thứ 3 tên Bình.

Năm 2010, vợ ông An lâm bệnh nặng và qua đời; đến năm 2015 biết bản thân tuổi già
sức yếu ông An đã lập bản di chúc để lại di sản của mình là 1 mảnh đất 200m2 chia
đều cho 3 người con trai.

Sau khi ông An mất, anh cả và anh hai lần lượt đến thành phố lớn sinh sống và làm
việc còn em út Điền ở lại quê lấy vợ - là bà Linh sinh con lập nghiệp, có 1 người con
gái tên là Linh Chi

Sau thời gian làm ăn thua lỗ và bị phá sản, năm 2022 hai anh cả từ thành phố lớn trở
về để đòi chia khoản tiền đền bù 10 tỷ do thu hồi mảnh đất mà cha 3 anh em để lại.

Theo di chúc, số tiền này theo đúng pháp luật là chia 3 cho 3 anh em tuy nhiên vì làm
ăn thua lỗ nên 2 anh đã lập kế hoạch lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người em…

Hai anh em đã lên kế hoạch lừa cậu em út răng luật thừa kế quy định người anh cả
được hưởng nhiều nhất rồi đến anh hai cuối cùng là em út. Do sự thiếu hiểu biết cùng
sự tin tưởng 2 người anh nên em út đã đống ý ký vào bản thoả thuận chia tài sản.
Tóm tắt bản thoả thuận như sau:

- Con trai trưởng nhận 50% di sản (5 tỷ)


- Con trai thứ nhận 30% di sản ( 3 tỷ )
- Con trai út nhận 20% di sản (2 tỷ)

Diễn biến tiếp theo là cuộc hội thoại giữa 3 người anh em đã bị anh thợ sửa nước
cùng bác hàng xóm đang đến nhà chơi nghe thấy mà 3 anh em k hề hay biết.

Sau khi được bà Linh kể lại con gái Linh Chi nhanh chóng về quê cùng với người bạn
là luật sư, sau khi nghe kể toàn bộ câu chuyện từ ông Điền luật sư đã phân tích cho
ông hiểu được bản thân bị 2 người anh lừa gạt và ông Điền quyết định đâm đơn kiện
lên toà án địa phương

Các phiên toà diễn ra…..

2. Vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Vấn đề vi phạm pháp luật: Việc làm của 2 người anh là trái với pháp luật cụ thể là
luật thừa kế khi k chia di sản theo bản di chúc.

- Giải quyết vấn đề: Phiên toà xét xử

1.Buổi toà thứ nhất.

Sau khi đâm đơn kiện, tại buổi hầu toà thứ nhất do chưa đủ chứng cú chứng minh ông
Bình và ông Trường có biểu hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên phiên toà kết thúc
mà không có phán quyết được đưa ra.

Khi về đến nhà, ông Điền ngồi ngẫm nghĩ thì chợt nhớ ra anh thợ sửa ống nước hôm
đó ở nhà mình nên đã đến hỏi chuyện và biết được ngày hôm đấy anh Long đã nghe
được cuộc hội thoại của 3 anh em, sau hồi thuyết phục và phân tích của chị Nga thì
cuối cùng anh Long cũng đã đồng ý đứng ra làm nhân chứng.

2.Buổi toà thứ 2

Đến buổi toà thứ 2, do bị 2 người anh mua chuộc, anh Long đã khai báo gian dối
khiến phiên toà lại một lần nữa đi vào bế tắc. Bất lực trước sự gian xảo của 2 người
anh mà mình đã tin tưởng, ông Điền cùng vợ và con gái đã đến nhà để hỏi cho ra nhẽ,
sau đấy đã có xô xát cãi vã xảy ra, dù được các bà hàng xóm chạy vào can ngăn
nhưng ông Điền đã bị thương và phải nhập viện.

3.Buổi toà thứ 3 (cuối).

Sau khi ông Điền xuất viện, chị Nga đã xin giấy xác nhận thương tích từ bênh viện và
nộp lên toà. Nhưng chị Mai luật sự biện hộ cho 2 người anh lại cho rằng đây là vụ
kiện không liên quan gì đến chuyện xô xát này. Tuy nhiên chị Nga đã đã đưa ra luận
điểm: Điều 127 Bộ luật Dân sự (năm 2015) quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do
bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép như sau: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị
lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân
sự đó là vô hiệu.

Thẩm phán đưa ra phán quyết vô hiệu bản cam kết chia tài sản của 3 anh em, ông An
và ông Trường bị phạt hành chính mỗi người 3 triệu đồng.

Việc làm của ông Trường và ông Bình có thể coi là hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối
nhằm chiếm đoạt tài sản của người để lại di chúc (do không muốn theo ý muốn của
người để lại di chúc) =>> bị xử phạt hành chính 2-3 triệu (điểm c khoản 1 Điều 15
Nghị định 144/2021 của Chính phủ)

KỊCH BẢN
1.Giới thiệu nhân vật
- Ông Nguyễn Đình An chủ sở hữu di sản, người lập di chúc.
- Ông An và bà Lan có 3 người con trai:
+) Con trai trưởng: Anh Nguyễn An Trường
+) Con trai thứ: Anh Nguyễn An Bình
+) Con trai út: Anh Nguyễn An Điền
-Vợ con trai út: bà Linh
- Con gái của ông Điền và bà Linh: chị Linh Chi
- Chị Nga luật sư bạn Linh Chi
- Anh Long thợ sửa ống nước kiêm nhân chứng.
- 2 cô con dâu dâu trưởng và dâu thứ
- Hàng xóm của gia đình ông Điền(4)
-Người dẫn chuyện
-Công chứng viên
- Luật sư biện hộ cho 2 người anh: chị Mai
-Thẩm phán
2.Nội dung.
Người dẫn chuyện: Ở 1 vùng quê nghèo, ông An có vợ mất sớm 1 mình ông nuôi
dưỡng 3 người con trai: con trai trưởng anh Trường, con trai thứ anh Bình, con trai út
anh Điền. Cả tài sản của ông chỉ có 1 mảnh đất rộng 200m2, tuổi già sức yếu ông
nhận thấy bản thân mình không còn sức gắng gượng nên đã lên uỷ ban xã làm di
chúc.
Ông An ( nói với công chứng viên): Nhờ anh giúp tôi làm bản di chúc chia tài sản sau
khi tôi mất với ạ.
Công chứng viên: Được rồi ông khai báo thông tin về bản thân, người thừa kế và di
sản để lại bao gốm những gì đi nhé.
Ông An: Tôi tên là Nguyễn Đình An, tài sản của tôi là 1 mảnh đất rộng 200m2, tôi
muốn chia đều cho 3 người con trai của tôi là Nguyễn An Trường, Nguyễn An Bình,
Nguyễn An Điền.
Công chứng viên (tay đang ghi ghi chép chép): Được rồi, ông xem lại tôi ghi đúng
thông tin chưa nhé, nếu đúng rồi để t đóng dấu.
Ông An: Đúng hết r cậu công chứng viên ạ
Người dẫn chuyện: Sau ít lâu sức khoẻ ông An sa sút
(Phân cảnh ông An nằm trên giường đang nói lời trăn trối với các con)
Ông An: Chắc là đến lúc cha xuống suối vàng đoàn tụ cùng mẹ các con rồi, cha chỉ
còn tâm nguyện mong rằng các con sẽ sống yêu thương đùm bọc nhau, cha chỉ có
mảnh đất để lại cho các con, bản di chúc cha cũng đã soạn rồi.
Người dẫn chuyện: Sau khi nói lời trăn trối thì ông An cũng mất, đám tang được diễn
ra sau ít lâu thì anh cả và anh hai cũng lên thành phố lập nghiệp. Sau 1 thời gian bẵng
đi công việc của 2 anh làm ăn thua lỗ, vừa hay nghe tin mảnh đất ấy giờ nằm trong
diện quy hoạch của Nhà nước nên được đền bù 10 tỷ, 2 người anh quyết định về quề
để phân chia di sản mà bố để lại cùng người em là Điền.
( Cuộc hội thoại khi 2 người anh nói chuyện về việc chia chát tài sản và người em
đồng ý)
Trường: Dạo này anh thiếu thốn quá chú mày tính kế gì để số tiền đền bù mảnh đất
mà cha để lại chia thế nào cho anh phần nhiều nhất rồi đến chú mày còn thằng Điền
thì nó ở quê chắc chả biết gì đâu.
Bình: Ừ đấy, thằng Điền ở quê không biết gì nó lại thương 2 anh em mình chắc mình
nói gì nó cũng tin thôi.
(Tiếp theo là đến phân đoạn sau khi người em đồng ý, tối ấy anh Trường và anh Bình
thủ thỉ với nhau lên kế hoạch để lừa gạt chiếm đoạt di sản mà cha để lại cho anh
Điền)
Người dẫn chuyện: Ngay ngày hôm sau, 2 người anh đi đến nhà em út trong lúc ấy
em út đang cùng chú thợ sửa ống nước sửa ống nước sau hồi nhà.
Ông Điền vội chạy lên để nói chuyện với 2 người anh.
Trường (nói với Điền): Theo luật thừa kế quy định thì giờ mình chia là anh là anh cả
anh phần nhiều nhất rồi đến anh hai rồi đến chú út. Chú xem thế nào.
Điền: Em tưởng theo ý cha là chia đều cho 3 bọn mình chứ.
Bình: chú ở quê nên k rõ pháp luật thôi giờ họ chia như anh Trường nói mới đúng.
Điền: Vâng, 2 anh nói thế nào thì em theo thế đấy.
(Trường đưa ra bản cam kết chia tài sản đã chuẩn bị trước đưa cho anh Điền xem xét
để ký)
Trường: Anh đã nhờ luật sư thảo ra bản cam kết như này rồi, Bình cũng ký rồi chú
mày xem thế nào ký đi để còn đi làm thủ tục.
(Bản cam kết có nội dung như sau)
Người dẫn chuyện: Tóm tắt bản thoả thuận như sau:
- Con trai trưởng nhận 50% di sản (5 tỷ)
- Con trai thứ nhận 30% di sản ( 3 tỷ )
- Con trai út nhận 20% di sản (2 tỷ)

Người dẫn chuyện: Trong lúc ông Điền chuẩn bị đặt bút ký thì bà Linh vợ ông Điền
chạy về thấy ông Điền chuẩn bị ký gì thì lao vào xem.

Bà Linh: Ông ký cái gì vậy? Đưa đây tôi xem nào.

Ông Điền: 2 anh bảo ký vào bản cam kết chia tài sản mà cha đã để lại.

Bà Linh: Cái gì vậy? Lúc trước chả phải bảo là cha chia đều cho 3 ông ư sao giờ lại
thành như vậy rồi.

Ông Điền: Thôi, bà phận đàn bà thì biết gì, 2 anh ở thành phố về hiểu biết còn nhờ
luật sư soạn ra bản này rồi, bà vào nhà đi để tôi nói chuyện với 2 anh.

Người dẫn chuyện: 2 người anh ra về mà trong lòng mừng thầm mà không hề hay
biết anh Long đang sửa ống nước sau hồi nhà đã nghe thấy hết cuộc nói chuyện.

Bà Linh bất lực đành gọi điện cho con gái


( Đoạn hội thoại giữa mẹ và con gái).
Bà Linh: Con dạo này trên ấy thế nào, úi dồi 2 Bác con không biết trên ấy làm ăn thế
nào mà hay tin mảnh đất ông nội con được đền bù thì chạy về đùng đùng đòi chia tài
sản. Mà mẹ thấy bản cam kết chia tài sản của 2 Bác đưa cho bố ký nó cứ sao sao ấy.
Linh Chi: Sao sao là như nào thế mẹ?
Bà Linh: Cái gì mà chia cho Bác cả 50% vì bác là con trai đầu, rồi đến bác thứ 30%
bố mày chỉ được 20% thôi đấy.
Linh Chi: Sao lúc trước con nghe ông nội bảo lập di chúc chia đều tài sản cho 3 anh
em mà mẹ.
Bà Linh: Thì thế đấy mà bố mày cử tin lời nghe theo răm rắp 2 bác thôi. Con xem thế
nào gọi cho bố nói chuyện đi.
Linh Chi: Dạ, thế nào để ít hôm nữa con rủ thêm cái Nga bạn con về nhà mình chơi,
nó làm luật sư đấy chứ nói qua điện thoại k tiện lắm.
Người dẫn chuyện: Ít hôm sau, Linh Chi cùng người bạn về quê chơi, ông Điền đưa
bản cam kết và bản di chúc cũ nát của ông An để lại cho Linh Chi và Nga xem.
( Đoạn hội thoại giữa gia đình ông Điền cùng cô luật sư)
Nga (vừa xem bản cam kết vừa nói): Bác thế này là mắc vào bẫy lừa đảo chiếm đoạt
tài sản của 2 bác ấy rồi ạ. Bản cam kết không chút sơ hở chứng tỏ 2 bác ấy đã chuẩn
bị kỹ lưỡng màn kịch từ trước để lừa bác rồi.
Ông Điền: Không thể nào đâu cháu, hồi xưa 3 anh em bác thương yêu nhau lắm, 2
anh sẽ không đối xử với bác như thế này đâu.
Nga: Không đâu bác ạ, bản di chúc còn rành rành đây nó vẫn còn hiệu lực vì 3 bác
còn sống, chứ không phải là luật thay đổi hay bản di chúc hết hạn như lời 2 bác ấy
nói đâu ạ.
Người dẫn chuyện: Bấy giờ ông Điền mới vỡ lẽ ra mình đã ngu ngốc như thế nào.
Cùng sự giúp sức của Nga, gia đình ông Điền quyết định đâm đơn kiện 2 người anh
vì tội cố ý làm trái di chúc, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Người dẫn chuyện: Phiên toà thứ nhất diễn ra mà không thu lại được gì, vì lý lẽ là
chưa đủ để kết tội Trường và Bình.
Sau khi về nhà, ông Điền ngồi ngẫm nghĩ và nhận ra hôm ấy có anh Long sửa ống
nước không chừng anh Long sẽ giúp ích được gì đó. Sau đó ông Điền liền đến nhà
anh Long và nói chuyện.
Ông Điền: Long, cháu còn nhớ hôm cháu đến nhà chú sửa ống nước không.
Long: Dạ nhớ ạ, có chuyện gì không chú.
Ông Điền: Hôm đấy chú có nói chuyện với 2 ông anh ấy, cháu có nghe thầy cuộc hội
thoại không
Long: Có ạ, 3 người nói chuyện to như thế muốn không nghe cũng khó ạ.
Ông Điền: Thế thì hôm sau mày ra toà tường thuật lại toàn bộ cuộc nói chuyện được
không, yên tâm mày không sao đâu chỉ cần tường thuật lại toàn bộ câu chuyện là
được.
Long: Vâng ạ, cháu sẽ đến ạ.
Người dẫn chuyện: Ông Điền cũng yên tâm ra về chờ đến buổi xét xử thứ 2.
PHIÊN TOÀ THỨ 2.

You might also like