You are on page 1of 52

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT
------ oOo ------

BỘ MÔN : LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ


BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ƯỚC LA HAYE 1993 VỀ
BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON
NUÔI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT NUÔI CON
NUÔI TẠI VIỆT NAM

GVHD : ThS. LÊ THỊ HỒNG LIỄU

LỚP HỌC PHẦN : 420300247201

NHÓM THỰC HIỆN : NHỮNG NÀNG TIÊN WINX

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
------ oOo ------

BÀI TIỂU LUẬN


ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ƯỚC LA HAYE 1993 VỀ
BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON
NUÔI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT NUÔI CON
NUÔI TẠI VIỆT NAM
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Họ Tên Mssv
Chu Thị Thu Hà 19442411
Nguyễn Quốc Huy 19504881
Nguyễn Vĩnh Kỳ 19488691
Vũ Trần Hồng Ngân 19521651
Trần Đại Phát 19455231
Lê Huỳnh Hữu Phúc 19472981
Lê Quốc Việt 19491831

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021


LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống này không có sự thành công nào mà không có sự giúp đỡ,
hỗ trợ dù ít hay nhiều từ những người khác. Đối với bản thân chúng em cũng vậy,
trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường Đại học đến nay, chúng
em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với
lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến Ban giám hiệu trường Đại học
Công Nghiệp Tp.HCM cùng quý thầy cô ở khoa Luật của trường đã tạo điều kiện
cho chúng em có được một môi trường học tập thật tốt; đã cung cấp cho chúng em
những tài liệu học tập hay và bổ ích; đã tận tình, tâm huyết truyền đạt vốn kiến thức
quý báu mà các Thầy Cô đã tích lũy trong suốt quá trình làm việc và học tập trước
đó cho chúng em.
Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Thị Hồng Liễu
đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi
thảo luận về đề tài tiểu luận. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì
chúng em nghĩ bài tiểu luận của chúng em rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần
nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn cô.
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người
luôn tồn tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu
luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân chúng em rất mong
nhận được những góp ý đến từ cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
PHÂN CÔNG

GHI
STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ ĐIỂM
CHÚ

- Phần
mở đầu
Nhóm
1 Chu Thị Thu Hà 19442411 - Phần kết luận
trưởng
- Tổng hợp
word

2 Nguyễn Quốc Huy 19504881

3 Nguyễn Vĩnh Kỳ 19488691

4 Vũ Trần Hồng Ngân 19521651

5 Trần Đại Phát 19455231

6 Lê Huỳnh Hữu Phúc 19472981

7 Lê Quốc Việt 19491831


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử, là vấn
đề nhân đạo sâu sắc. Trong thời đại ngày nay vấn đề nuôi con nuôi thực sự đã trở
thành mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế, với mục đích duy nhất là nhằm
bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, mang lại cho trẻ em một mái ấm gia đình với
sự thương yêu của cha mẹ nuôi. Trong xu thế toàn cầu hóa, nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài là một tất yếu, đó cũng là vấn đề mang tính pháp lý quốc tế đòi hỏi sự
quan tâm đặc biệt của Chính phủ các nước.
Nghiên cứu nội dung cũng như quá trình thực hiện các quy định pháp luật
hiện hành, các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi, các công ước quốc tế về nuôi con
nuôi mà Việt Nam đã tham gia để rút ra những bài học kinh nghiệm, nhằm hoàn
thiện hành lang pháp lý trong hoạt động cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
giúp chúng ta hợp tác quốc tế có hiệu quả trong lĩnh vực này. Trong đó phải kể đến
Công ước La Haye 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc
tế (Công ước La Haye 1993) mà Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên tháng
2 năm 2012. Trước đó các quốc gia phát triển như: Thụy Điển, Hoa Kỳ, Canada,..
và các quốc gia phương Tây có chế độ phúc lợi xã hội cao cũng đã là thành viên của
công ước này.
Thực chất việc tham gia vào Công ước La Haye 1993 vừa là thời cơ xong
cũng là thách thức đối với Việt Nam trên thực tế Việt Nam và các quốc gia phương
Tây thường có việc nhận nuôi con nuôi xuất hiện phổ biến. Từ khi Luật Nuôi con
nuôi có hiệu lực và Việt Nam tham gia Công ước La Haye 1993, vấn đề con nuôi có
yếu tố nước ngoài có xu hướng phát triển mới, đây là hệ quả của sự thay đổi chính
sách pháp luật rất cần được nghiên cứu kịp thời và nghiêm túc. Vậy ảnh hưởng của
Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối
với pháp luật nuôi con nuôi tại Việt Nam như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi trên và
nhằm phục vụ cho quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam để phù hợp với Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cụ thể ở đây là Công ước La Haye 1993,
chúng ta cần thiết phải xem xét sự thay đổi và tác động của Công ước La Haye 1993
đối với pháp luật nuôi con nuôi tại Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế.
Nhận ra được ý nghĩa và sự cần thiết của việc nghiên cứu, xem xét và đánh
giá tầm ảnh hưởng của Công ước La Haye 1993 với pháp luật Việt Nam, nhóm
nghiên cứu lựa chọn Đề tài “Ảnh hưởng của Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ
em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại Việt
Nam” để thực hiện bài tiểu luận môn Luật Điều ước quốc tế.
2. Mục đích, yêu cầu
2.1. Mục đích
Nêu một số nội dung cơ bản của Công ước La Haye 1993, Luật Nuôi con
nuôi 2010 thông qua đó, chỉ ra ảnh hưởng và bình luận về sự ảnh hưởng của Công
ước La Haye 1993 với pháp luật Việt Nam về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con
nuôi quốc tế.
2.2. Yêu cầu
Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ những điểm mới trong qui định pháp luật về vấn
đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện Công ước La Haye
của Việt Nam từ khi tham gia công ước.
Phương pháp khảo sát: Khảo sát dựa trên những văn bản qui phạm pháp luật,
các bộ giáo trình, sách, các tài liệu nghiên cứu và phương tiện truyền thông đại
chúng có nội dung liên quan tới đề tài đang nghiên cứu, từ đó chọn lọc ra những
thông tin phù hợp cần thiết cho bài tiểu luận.
3. Đối tượng nghiên cứu
Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con
nuôi quốc tế.
Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, nội dung, bản chất quy định
của pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài trước và sau khi Luật Nuôi con nuôi
có hiệu lực thi hành.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên
cạnh đó còn có sự phối hợp với một số phương pháp như: phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp.
6. Bố cục của bài tập nghiên cứu đề tài
Nội dung chính của phần bài tập nghiên cứu đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh
vực nuôi con nuôi quốc tế.
Chương 2: Luật Nuôi con nuôi 2010.
Chương 3: Ảnh hưởng của Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong
lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi.
Chương 4: Thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
nâng cao hiệu quả thực thi Công ước La Haye 1993 .
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CÔNG ƯỚC LA HAYE 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP
TÁC TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ
1.1. Khái quát chung về Công ước La Haye 1993
1.1.1. Sự hình thành của Công ước La Haye 1993
Năm 1965, Ủy ban Công ước La Haye đã tiến hành thảo luận với một số
quốc gia và thông qua Công ước năm 1965 quy định về thẩm quyền, luật áp dụng và
việc công nhận các văn bản pháp luật liên quan đến con nuôi. Việc thông qua Công
ước 1965 đã góp phần quan trọng giải quyết vấn đề nuôi con nuôi giữa các nước,
thống nhất về nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi.
Đây cũng là Công ước đầu tiên của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực bảo vệ
trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước. Trong hơn 20 năm kể
từ ngày Công ước 1965 được thông qua, hàng triệu trẻ em đã tìm được mái ấm,
được chăm sóc và yêu thương trong môi trường gia đình, được học hành và quan
trọng nhất là quyền của những trẻ em này được các quốc gia thành viên công nhận
và đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên, vì là Công ước đầu tiên trong lĩnh vực rất quan
trọng mang tính toàn cầu, trong quá trình soạn thảo còn nhiều điểm chưa đạt được
sự đồng thuận cao của các quốc gia thành viên đặc biệt là các Nước gốc và kết quả
là số lượng các quốc gia thành viên không đông. Sau một thời gian thực hiện, Công
ước La Haye 1965 đã thể hiện nhiều điểm bất cập.
Bên cạnh đó, vào những năm cuối của thập kỷ bảy mươi của thế kỷ XX, ở
một số quốc gia trong đó có nhiều trẻ em không được bảo vệ, thậm chí bị coi như
một món hàng buôn bán từ quốc gia này sang quốc gia khác phục vụ cho nhiều mục
đích thông qua sự trung gian của một số tổ chức hay cá nhân, vấn đề con nuôi quốc
tế đang từ chỗ là một biện pháp mang tính phúc lợi xã hội và nhân đạo nhằm giúp
trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt đã bị lợi dụng, trong nhiều trường hợp
thành một hoạt động mang tính vụ lợi trong đó trẻ em bị coi là một thứ hàng hóa bị
mua đi bán lại.
Trước thực trạng đó, Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế bao gồm 37
nước tham gia, hoạt động với mục đích “thống nhất hóa tiến bộ những quy phạm
của tư pháp quốc tế”, tại kỳ họp lần thứ XXII Hội nghị La Haye ( từ 10 –
29/5/1993), các đại biểu của 66 nước tham gia, trong đó có Việt Nam ( Việt Nam
tham gia với tư cách là khách mời của nước chủ nhà Hà Lan) đã nhất trí thông qua
và ký văn kiện cuối cùng về nội dung công ước La Haye về Bảo vệ trẻ em và hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực con nuôi.
1.1.2. Khái niệm Công ước La Haye 1993
Công ước La Haye số 33 ( hay là công ước La Haye 1993) là công ước ra đời
nhằm bảo vệ quyền lợi để phát triển hài hòa và toàn diện nhân cách cho trẻ em,
được nuôi lớn môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và
cảm thông, tránh khỏi những hệ lụy tiêu cực của một số tổ chức hay cá nhân nhằm
mục đích trục lợi.
Theo số liệu cập nhập lần cuối 18/01/2021, Hiện có 120 quốc gia đang là
thành viên của công ước này. Đây là một Công ước mở, theo đó bất kì một quốc gia
nào cũng có thể trở thành thành viên của Công ước với điều kiện đại diện của quốc
gia đó đã tham dự ít nhất hai kì họp của Hội nghị La Haye và có đơn xin trở thành
thành viên của Công ước.
1.1.3. Sự cần thiết của Công ước La Haye 1993
Báo cáo thuyết minh Công ước 1993 nhấn mạnh rằng “sự thiếu vắng những
công cụ pháp lý quốc tế để giải quyết những vấn đề hiện tại của việc nuôi con nuôi
quốc tế đã được thừa nhận trong "Bản ghi nhớ" do Ban Thường trực chuẩn bị vào
tháng 11/1989, và đề cập đến những nhu cầu sau:
a) Sự cần thiết phải thiết lập những quy phạm pháp lý bắt buộc phải tuân
thủ trong quá trình cho nhận con nuôi quốc tế (việc cho nhận con nuôi trong những
trường hợp nào là thích hợp; pháp luật nào sẽ điều chỉnh việc lấy ý kiến đồng ý và
cho ý kiến tư vấn, ngoài những vấn đề liên quan đến những người nhận con nuôi?).
b) Cần có một cơ chế giám sát để đảm bảo những quy phạm này được tuân
thủ (có thể làm gì đề ngăn ngừa những trường hợp cho nhận con nuôi quốc tế không
vì lợi ích của trẻ em; trẻ em có thể được bảo vệ như thế nào từ việc được nhận làm
con nuôi thông qua sự lừa dối, ép buộc hoặc trả tiền; có bắt buộc phải có những
biện pháp kiểm soát đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế ở
nước trẻ em được sinh ra và nước mà trẻ em sẽ đến?).
c) Sự cần thiết phải thiết lập những kênh thông tin giữa các cơ quan có
thẩm quyền của nước gốc của trẻ em và của nước nơi mà trẻ em sẽ sinh sống sau
khi được nhận làm con nuôi. (Chẳng hạn như việc thông qua một hiệp định đa
phương để thiết lập hệ thống các Cơ quan Trung ương có thể trao đổi với nhau tất
cả các thông tin liên quan đến việc bảo vệ trẻ em được cho làm con nuôi quốc tế)
d) Cần thiết phải có sự hợp tác giữa nước gốc và nước nhận (mối quan hệ
công việc có hiệu quả, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và đảm bảo các tiêu chuẩn đạo
đức và chuyên môn cao, sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ tin tưởng giữa các
nước. Các hình thức hợp tác song phương đã có giữa một số nước cũng cho kết quả
khả quan).
1.1.4. Mục đích của Công ước La Haye 1993
Cũng theo điều 1 của Công ước này, mục đích ra đời là nhằm để:
a) Thiết lập những bảo đảm để việc nuôi con nuôi quốc tế diễn ra vì lợi ích
tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được công nhận trong
luật pháp quốc tế;
b) Thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các Nước ký kết để những đảm bảo
trên được tôn trọng và để ngăn ngừa việc bắt cóc, bán hoặc buôn bán trẻ em;
c) Đảm bảo tại các Nước ký kết sự công nhận việc nuôi con nuôi được tiến
hành theo Công ước.
1.2. Nội dung cơ bản của Công ước La Haye 1993
Công ước La Haye 1993 gồm: Lời nói đầu, 7 chương, 48 điều, với các nội
dung chính quy định về các vấn đề như điều kiện nhận nuôi con nuôi giữa các nước;
Cơ quan Trung ương có thẩm quyền và các tổ chức được chỉ định hoạt động trong
lĩnh vực nuôi con nuôi; Yêu cầu về thủ tục cho và nhận con nuôi nước ngoài; Công
nhận việc nuôi con nuôi và hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; Những quy định
chung nhất áp dụng cho mọi quốc gia thành viên (đặc biệt với những nước có thể
chế liên bang hoặc chính trị đặc biệt).
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của Công ước La Haye 1993
Công ước La Haye 1993 có những nguyên tắc cơ bản sau đây (là những
nguyên tắc có giá trị bắt buộc – jus cogens – đối với mọi quốc gia thành viên; pháp
luật trong nước không được trái với những nguyên tắc này):
- Bất cứ biện pháp nào tiến hành để bảo vệ trẻ em phải vì lợi ích tốt nhất của
trẻ em và thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em.
- Tôn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc.
- Nếu trẻ em vì một lý do nào đó mà không được cha mẹ đẻ chăm sóc, thì cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền phải chịu trách nhiệm bảo vệ trẻ em, phải xem xét tất
cả những giải pháp chăm sóc lâu dài khác nhau để giúp trẻ em có mái ấm gia đình,
kể cả bằng những biện pháp thay thế như con nuôi, giám hộ hoặc được chăm sóc ở
trung tâm nuôi dưỡng.
- Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ lâu dài giữa cha mẹ và con.
- Chỉ cho phép việc nhận nuôi trẻ em ngoài gia đình ruột thịt của các em khi
không thể tìm thấy một nơi phù hợp.
- Ưu tiên cho trẻ em làm con nuôi trong nước, việc cho trẻ em làm con nuôi
nước ngoài phải là giải pháp cuối cùng sau khi đã chắc chắn không thể tìm được gia
đình thay thế ở Nước gốc của trẻ.
- Không được coi việc nuôi con nuôi là một nguồn thu lợi bất minh, việc lạm
dụng và buôn bán trẻ em cần được xử lý nghiêm minh.
Như vậy Công ước La Haye 1993 đã đề cập đến hàng loạt các nguyên tắc
nhằm bảo vệ trẻ em và bảo đảm các quyền, lợi ích tốt nhất cho trẻ em, kể cả việc
nuôi con nuôi. Đây là những nguyên tắc quan trọng, có tính quyết định đối với việc
nuôi con nuôi nước ngoài có được công nhận hay không. Bởi nếu quyết định cho
nuôi con nuôi không được công nhận ở nước ngoài, thì việc tạo ra cơ chế bảo vệ trẻ
em và hình thành hệ thống hợp tác giữa các nước sẽ không có tác dụng gì. Do đó,
mục tiêu của Công ước không chỉ đơn thuần là “thúc đẩy” mà còn là “đảm bảo” cho
việc công nhận nuôi con nuôi đó. Vấn đề quốc tịch của các bên cũng không được
coi là cơ sở để quyết định phạm vi áp dụng của Công ước, không phải là rào cản
trong vấn đề nuôi con nuôi giữa các nước.
1.2.2. Điều kiện của người xin con nuôi và của trẻ em được nhận làm con
nuôi
Công ước La Haye 1993 quy định trẻ em được nhận làm con nuôi và cha mẹ
nuôi phải thường trú ở các nước khác nhau. Công ước không áp dụng đối với
trường hợp trẻ em thường trú ở một quốc gia thành viên và cha mẹ nuôi thường trú
ở một quốc gia không phải là thành viên và ngược lại. (Công ước chỉ áp dụng giữa
các quốc gia thành viên).
Công ước chỉ áp dụng cho việc nuôi con nuôi với một cặp vợ chồng khác
giới hoặc một người đã hoặc chưa kết hôn. Công ước chỉ áp dụng đối với trường
hợp nuôi con nuôi làm phát sinh mối quan hệ cha mẹ và con, không phụ thuộc vào
việc quan hệ pháp lý của trẻ em với cha mẹ đẻ đã chấm dứt hay chưa. Công ước
không áp dụng đối với trường hợp nuôi con nuôi đơn giản (về mặt hình thức) mà
không phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con.
Công ước chỉ áp dụng cho việc nuôi con nuôi đối với trẻ em dưới 18 tuổi.
1.2.3. Thành lập Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế
Công ước La Haye 1993 có yêu cầu các quốc gia thành viên phải lập một cơ
quan có thẩm quyền ở cấp Trung ương về vấn đề con nuôi quốc tế, cả ở Nước nhận
và Nước gốc, nhằm tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin và giải quyết các vấn
đề phát sinh. Đây là quy định bắt buộc, giống như mô hình của một loạt Công ước
đa phương khác về tư pháp quốc tế như: Công ước La Haye ngày 15/11/1965 về
tống đạt các giấy tờ pháp lý ở nước ngoài, Công ước La Haye ngày 18/03/1970 về
việc thu thập chứng cứ ở nước ngoài trong lĩnh vực dân sự và thương mại, Công
ước Lahay ngày 25/10/1980 về các kía cạnh dân sự của việc bắt cóc trẻ em,…. Cơ
quan Trung ương có những nhiệm vụ chính sau:
- Áp dụng trực tiếp hoặc dưới sự giúp đỡ của cơ quan công quyền tất cả các
biện pháp thích hợp nhằm ngăn ngừa việc thu lợi bất chính từ việc nuôi con nuôi và
ngăn ngừa tất cả các vụ việc trái với mục đích của Công ước.
- Thu thập, lưu trữ và trao đổi những thông tin liên quan đến tình trạng của
trẻ em và của cha mẹ nuôi tương lai, trong chừng mực cần thiết nhằm thực hiện việc
nuôi con nuôi.
- Tạo điều kiện thuận lợi theo dõi và thúc đẩy thủ tục cho nhận con nuôi có
yếu tố nước ngoài ở các nước.
- Thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tham vấn về vấn đề
cho nhận con nuôi và sau khi nhận nuôi.
- Trao đổi các báo cáo tổng quát đánh giá kinh nghiệm về lĩnh vực con nuôi
nước ngoài.
- Đáp ứng đề nghị có tính chất thông tin của các Cơ quan Trung ương có
thẩm quyền khác hoặc của các cơ quan công quyền về một tình trạng con nuôi cụ
thể, trong phạm vi mà pháp luật quốc gia đó cho phép.
1.2.4. Tổ chức được chỉ định phù hợp với pháp luật và thực tiễn của mỗi
nước
Công ước yêu cầu thành lập tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nuôi con
nuôi (tổ chức được chỉ định hoặc tổ chức được ủy quyền). Tổ chức này có nhiệm
vụ:
- Theo đuổi mục đích phi lợi nhuận, trên cơ sở những điều kiện và trong
giới hạn đã được các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đó cho phép.
- Được đặt dưới sự lãnh đạo và điều hành của những người đủ tiêu chuẩn
về đạo đức, đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm để làm trong lĩnh vực con nuôi
quốc tế.
- Chịu sự giám sát của những nhà chức trách quốc gia có thẩm quyền về cơ
cấu, hoat động, tình trạng tài chính.
- Chỉ có thể hoạt động ở một quốc gia kí kết khác, nếu được nhà chức trách
có thẩm quyền của cả hai quốc gia cho phép.
1.2.5. Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi
Công ước đưa ra một số quy trình về thủ tục giải quyết việc cho và nhận
con nuôi theo chuẩn mực quốc tế, góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan,
đặc biệt là của trẻ em, cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Qua đó, Công ước góp phần làm
đơn giản hóa thủ tục hiện hành ở các nước thành viên.
Công ước quy định người thường trú ở một quốc gia thành viên (Nước nhận)
muốn xin nhận một trẻ em ở một quốc gia thành viên khác (Nước gốc), thì phải liên
hệ với cơ quan Trung ương có thẩm quyền của Nước nhận. Đây là quy định có tính
bắt buộc. Tuy nhiên, đơn xin phép nuôi con nuôi không nhất thiết phải nộp tại Cơ
quan Trung ương mà có thể nộp tại cơ quan nhà nước khác hoặc một tổ chức được
chỉ định ở Nước nhận, nếu pháp luật cho phép. Công ước nghiêm cấm việc cha mẹ
nuôi tiếp xúc với trẻ em, trước khi hoàn thành thủ tục cho nhận con nuôi. Đồng thời,
Công ước không cho phép việc cha mẹ nuôi được nộp đơn trực tiếp cho Cơ quan
Trung ương hoặc bất cứ cơ quan nhà nước khác hoặc cho một tổ chức được chỉ định
của Nước gốc, trừ trường hợp được pháp luật nước này cho phép.
1.2.6. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
Việc chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em là một trong
những yêu cầu được Công ước quy định tại khoản 1c Điều 26. Mục đích là để đảm
bảo trẻ em được nhận làm con nuôi theo hình thức trọn vẹn, có địa vị pháp lý và
được bảo vệ như bất kỳ trẻ em nào của nước nhận. Tuy nhiên, việc chấm dứt quan
hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em cũng không phải là giải pháp chắc chắn, vì vẫn
bao gồm trường hợp đặc biệt, khi việc nuôi con nuôi bị hủy. Đồng thời, Công ước
còn đề cập đến việc chuyển đổi hình thức nuôi con nuôi. Đó là việc cho phép
chuyển đổi từ hình thức nuôi con nuôi đơn giản (không làm chấm dứt quan hệ pháp
lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em theo pháp luật Nước gốc) thành hình thức nuôi con nuôi
trọn vẹn (làm chấm dứt quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em theo pháp luật
Nước nhận). Theo đó, có hai điều kiện đặt ra đối với việc chuyển đổi: là Pháp luật
Nước nhận cho phép; và sự đồng ý cho trẻ em làm con nuôi đã được đưa ra vì mục
đích như vậy. Tuy nhiên, việc chuyển đổi sẽ không diễn ra, nếu pháp luật của Nước
gốc không chấp nhận việc chuyển đổi này hoặc pháp luật của Nước nhận không quy
định hệ quả làm chấm dứt quan hệ cha mẹ và con.
1.3. Việt Nam là thành viên của Công ước La Haye 1993
1.3.1. Quá trình gia nhập Công ước
Tại kỳ họp lần thứ XXII Hội nghị La Haye ( từ 10 – 29/5/1993), các đại biểu
của 66 nước tham gia, trong đó có Việt Nam ( Việt Nam tham gia với tư cách là
khách mời của nước chủ nhà Hà Lan) đã nhất trí thông qua và ký văn kiện cuối
cùng về nội dung công ước Lahay về Bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực con nuôi. Đây là sự kiện được xem như là nền móng để Việt Nam tham gia vào
Công ước sau này.
1.3.2 Việt Nam chính thức gia nhập Công ước
Vào ngày 18/7/2011, chủ tịch nước đã có Quyết định số 1103/2011/QĐ-
CTN về việc phê chuẩn Công ước La Haye số 33 ngày 29/5/1993 (Công ước La
Haye 1993) về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Ngày
01/02/2012, Công ước này có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. Sự kiện này cho ta
thấy được việc Việt Nam ký phê chuẩn và thực hiện Công ước La Haye số 33 trong
thời điểm đó có nhiều điểm thuận lợi như sau:
Thứ nhất, pháp luật trong nước về nuôi con nuôi đã được hoàn thiện một
cách toàn diện và đồng bộ, thể hiện qua việc Quốc hội thông qua Luật Nuôi con
nuôi và Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi. Về cơ bản, các quy
định của Công ước La Haye 1993 đã được nội luật hóa ở mức tối đa trong hai văn
bản này.
Thứ hai, Việt Nam đã trải qua hơn 20 năm thực hiện Hiệp định hợp tác về
nuôi con nuôi với các nước Pháp, Italia, Đan Mạch, Thụy Điển, Ailen, Hoa Kỳ,
Canada, Thụy Sỹ và Tây Ban Nha. Cho đến nay, tất cả những nước này đều đã trở
thành thành viên của Công ước La Haye số 33.
Do vậy, việc thực hiện các Hiệp định hợp tác song phương đã đem lại
nhiều kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong qúa trình hợp tác quốc tế về nuôi
con nuôi theo cơ chế của Công ước này.
1.3.3 Lợi ích của việc tham gia Công ước
Những lợi ích của việc tham gia Công ước này bao gồm:
- Bảo vệ trẻ em khỏi những mối nguy hiểm từ những tổ chức, cá nhân có
hành vi trục lợi ngoài xã hội
- Giải quyết vấn đề có con cho những cặp vợ chồng hiếm muộn
- Bảo vệ tương lai và vun đắp tình thương cho trẻ em
- Gia tăng sức ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế
- Góp phần tạo thêm sự gắn kết với các bạn bè quốc tế, thúc đẩy các mối
quan hệ ngày càng tốt đẹp.
1.3.4. Biện pháp tuyên truyền của Việt Nam khi tham gia Công ước
Chúng ta cần tin tưởng vào sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp
nhằm bảo đảm để thực hiện việc nuôi con nuôi quốc tế vì lợi ích tốt nhất của trẻ em,
tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em và để ngăn chặn việc bắt cóc, bán hoặc buôn
bán trẻ em. Căn cứ theo Quyết định của thủ tướng Chính phủ ngày 7/9/2012, để
nhằm nâng cao nhận thức về Công ước La Haye, nhà nước đã có biện pháp như:
(1) Tuyên truyền, phổ biến có chọn lọc về nội dung Công ước La Haye trên
các phương tiện thông tin đại chúng (các báo, đài phát thanh, truyền hình ở Trung
ương và cấp tỉnh), nhằm giúp cho người dân có sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực
này, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ trẻ em, có quyết định đúng
đắn trong việc cho trẻ em làm con nuôi vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
(2) In ấn, phát hành sách, tài liệu, tờ rơi về nội dung Công ước La Haye,
hướng dẫn thực hiện tốt Công ước La Haye cho cán bộ, công chức làm việc trong
các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương liên quan đến lĩnh vực nuôi con
nuôi quốc tế.
CHƯƠNG 2: LUẬT NUÔI CON NUÔI 2010
2.1. Khái quát về Luật Nuôi con nuôi 2010
2.1.1. Quá trình hình thành và căn cứ pháp lý Luật Nuôi con nuôi 2010
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống và con người ở Việt Nam cũng
tăng lên tuy nhiên hiện nay có rất nhiều người bị vô sinh (khoảng 7,7% theo nghiên
cứu của bộ y tế năm 2015) và ngoài trường hợp trên thì vẫn còn các trường hợp
khác như vì tính chất công việc nên hạn chế khả năng hoặc không muốn sinh con.
Có lẽ vì những lí do đó mà nhu cầu về nhận con nuôi ngày càng được mọi người
đón nhận và quan tâm hơn. Nó không chỉ giúp các cặp vợ chồng gặp hiếm muộn có
thêm niềm vui trong cuộc sống mà việc nhận con nuôi còn thể hiện một sự nhân đạo
khi giúp những trẻ em cơ nhỡ có được một mái ấm gia đình mới, có được một môi
trường sống tốt nhất và có được sự yêu thương chăm sóc dạy dỗ từ gia đình.
Trước khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành, vấn đề nuôi con nuôi đã được
quy định trong các văn bản pháp luật dưới đây:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
- Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
- Nghị định số 68/2002/NĐ – CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và
gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Nghị định số 69/2006/NĐ – CP ngày 21/07/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ – CP ngày 10/7/2002 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan
hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;
- Thông tư số 07/2002/ TT- BTP ngày 16/12/2002 của Bộ Tư pháp hướng
dẫn thi hành một số điều của của Nghị định số 68/2002/NĐ – CP;
- Thông tư số 08/2006/TT-BTP ngày 08/12/2006 của Bộ Tư pháp hướng dẫn
thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;
- Quyết định số 15/2003/QĐ-BTP ngày 12/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về việc ban hành biểu mẫu, sổ hộ tịch có yếu tố nước ngoài;
- Quyết định số 09/2006/QĐ-BTP ngày 30/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp về việc ban hành Quy chế quản lý văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt
Nam;
- Quyết định số 67/2007/QĐ-BTC ngày 01/08/2007 của Bộ trưởng Bộ tài
chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giải quyết
việc nuôi con nuôi.
Pháp luật Việt Nam cũng đã cụ thể hóa những quy định về nuôi con nuôi
trong Luật Nuôi con nuôi 2010, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Khoá XII và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2011.
2.1.2. Khái niệm nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là việc một người đã trưởng thành (hoặc một cặp vợ chồng có
quan hệ hôn nhân hợp pháp) nhận một hay nhiều trẻ em không do mình trực tiếp
sinh ra làm con. Việc nhận nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ cha, mẹ – con giữa
người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi, tức là kể từ thời điểm nhận
con nuôi, người nhận con nuôi có tư cách là cha, mẹ của trẻ em được nhận làm con
nuôi.
Luật nuôi con nuôi năm 2010 của Việt Nam quy định: Nuôi con nuôi là việc
xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm
con nuôi. Cha, mẹ nuôi là người nhận con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. Con nuôi là người được nhận làm con nuôi
sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký.
Việc nuôi con nuôi phải đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến
hành đăng ký, các nghi thức nhận nuôi con nuôi khác (như giấy tờ viết tay giữa cha
mẹ đẻ cho con đẻ của mình làm con nuôi người khác hay người nhận con nuôi lập
đàn lễ cúng tế tổ tiên về việc nhận con nuôi hoặc nhặt được trẻ bị bỏ rơi thì mang về
nuôi… mà không khai báo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) đều
không có giá trị pháp lý và không được nhà nước công nhận, giữa người nhận con
nuôi và người được nhận làm con nuôi không có các quyền và nghĩa vụ của cha,
mẹ, con theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quan hệ gia đình, quan hệ cha, mẹ – con giữa người nhận nuôi con
nuôi với người được nhận làm con nuôi được hình thành từ quan hệ nuôi dưỡng,
chăm sóc và phải được nhà nước công nhận.
2.2. Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Ở Việt Nam thì nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được Pháp luật quy định
tại chương III từ điều 28 đến điều 43 của Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực từ
ngày 01/01/2011.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt
Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt
Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. Được
điều chỉnh bởi Luật nuôi con nuôi 2010, cụ thể tại Chương III: Nuôi con nuôi có
yếu tố nước ngoài. Chương này gồm 16 điều (từ Điều 28 đến Điều 43) quy định về
các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; điều kiện đối với người nhận
con nuôi; hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu; hồ sơ của người nhận con nuôi; hồ
sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài; trách nhiệm kiểm tra, xác
minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện được cho làm con nuôi; trách nhiệm
kiểm tra và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi; căn cứ để giới thiệu trẻ em làm
con nuôi; trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi; quyết định cho trẻ em làm con
nuôi nước ngoài và việc tổ chức giao nhận con nuôi; chứng nhận việc nuôi con
nuôi; thông báo tình hình phát triển của con nuôi; công dân Việt Nam ở trong nước
nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam
nhận con nuôi; nuôi con nuôi ở khu vực biên giới; tổ chức con nuôi nước ngoài tại
Việt Nam.
Và dưới đây là những quy định cơ bản về nguyên tắc nhận nuôi, trường hợp
được nhận nuôi con nuôi cũng như điều kiện nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.2.1. Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi
Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật, nó góp
phần vào việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là đối
với trẻ em mồ côi, bị tàn tật, bị cha mẹ bỏ rơi. Việc nuôi con nuôi hiện nay không
còn là vấn đề trong nước mà đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Đặc biệt,
trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thực sự
đã trở thành vấn đề nhân đạo mang tính toàn cầu và đã được thể chế hóa trong pháp
luật quốc tế và pháp luật trong nước. Như chúng ta đã biết, mục đích của việc nuôi
con nuôi nói chung cũng như nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng là nhằm
gắn bó tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong quan hệ cha, mẹ và con, đảm
bảo cho người con chưa thành niên được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo
dục tốt phù hợp với đạo đức xã hội. Do vậy, việc nuôi con nuôi là biện pháp hữu
hiệu nhằm tạo ra mái ấm gia đình, sự yêu thương chăm sóc, giáo dục của cha, mẹ
nuôi đối với con nuôi. Để việc nuôi con nuôi được thực hiện theo đúng mục đích tốt
đẹp đó, đồng thời đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, pháp luật Việt Nam
quy định về điều kiện nhận nuôi con nuôi bao gồm điều kiện đối với người nhận
nuôi con nuôi và điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi. Để đảm bảo cho
việc nuôi con nuôi đạt được mục đích cao đẹp của nó và phù hợp với ý nghĩa của
việc nuôi con nuôi, Luật Nuôi con nuôi đã quy định các điều kiện sau đối với người
nhận con nuôi.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước
ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định
của pháp luật nước nơi người đó thường trú đồng thời phải đảm bảo các điều kiện
quy định sau đây.
Theo quy định của điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010 thì các nguyên tắc của
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định như sau:
– Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được
sống trong môi trường gia đình gốc.
– Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được
nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt
nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
– Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình
thay thế ở trong nước.
Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều
28 Luật Nuôi con nuôi 2010 đặt ra. Cụ thể:
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở
nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận
trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở
nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
+ Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi
+ Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
+ Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
+ Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác
làm con nuôi;
+ Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít
nhất là 01 năm.
– Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm
con nuôi.
– Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi ở Việt Nam.
2.2.2. Điều kiện nuôi con nuôi
2.2.2.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi
Theo điều 29 Luật Nuôi con nuôi thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
người nước ngoài thường trú tại nước ngoài, nhận người Việt Nam làm con nuôi thì
phải đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nơi ng đó thường trú và quy định tại
Điều 14 Luật Nuôi con nuôi, cụ thể:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con nuôi;
– Có tư cách đạo đức tốt.
Đối với công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ
các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của luật này và pháp luật của nước nơi
người được nhận làm con nuôi thường trú.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã kết hợp giữa nguyên tắc luật nơi thường trú
và Luật Việt Nam để điều chỉnh điều kiện nhận nuôi. Điều này là cần thiết để đảm
bảo con nuôi được chăm sóc, và nuôi dưỡng trong môi trường tốt nhất.
2.2.2.2. Điều kiện đối với con nuôi
Tại Điều 8 của Luật nuôi con nuôi 2010 quy định điều kiện đối với nuôi con
nuôi:
– Trẻ em dưới 16 tuổi
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp
sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
– Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai
người là vợ chồng.
– Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.
2.2.2.3. Điều kiện về ý chí
Sự thể hiện ý chí của người nhận nuôi con nuôi thông qua việc người nhận
nuôi con nuôi phải thể hiện ý chí của mình về việc mong muốn nhận nuôi đứa trẻ và
thiết lập quan hệ cha mẹ và con với đứa trẻ đó. Ý chí, mong muốn đó của người
nhận nuôi phải được thể hiện qua đơn xin nhận nuôi con nuôi;
Ý chí của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được cho làm con nuôi.
Ý chí của những người này trong việc cho trẻ em làm con nuôi phải minh bạch, và
xuất phát từ sự tự nguyện thật sự của bản thân họ mà không có bất cứ sự tác động,
thúc ép, dụ dỗ, hứa hẹn hoặc một áp lực nào. Nói cách khác, ý chí đó phải hoàn toàn
độc lập. Nội dung của ý chí đó là đồng ý cho con mình làm con nuôi của người
khác. Sự đồng ý đó có thể thể hiện bất cứ lúc nào nhưng nó chỉ có ý nghĩa sau khi
đứa trẻ được sinh ra mà còn sống;
Sự thể hiện ý chí của bản thân người con nuôi. Khoản 2 Điều 71 Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con
nuôi phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Trong trường hợp này đứa trẻ tuy chưa
được coi có năng lực hành vi đầy đủ nhưng đã có khả năng nhận thức nhất định về
cuộc sống, có thể nhận biết và bày tỏ thái độ của mình mong muốn hay không mong
muốn làm con nuôi người khác, cũng như cảm nhận được sự an toàn hay không an
toàn khi được cho làm con nuôi người khác, khi phải thay đổi môi trường sống…
Do đó, pháp luật quy định đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên có quyền thể hiện ý chí độc
lập, quyết định vấn đề có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của mình; sự đồng ý làm
con nuôi của đứa trẻ từ đủ 9 tuổi trở lên là điều kiện bắt buộc để việc nuôi con nuôi
có giá trị pháp lí;
Ngoài ra, ý chí của Nhà nước cũng được đề cập đến và được thể hiện qua
việc công nhận (hay không công nhận) việc nuôi con nuôi, thông qua thủ tục đăng
kí việc nuôi con nuôi (hay từ chối việc đăng kí nuôi con nuôi). Việc nuôi con nuôi
được công nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hiệu lực pháp lí
của việc nuôi con nuôi.
2.2.3. Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi và chấp dứt việc nuôi con nuôi
2.2.3.1. Hệ quả pháp lí của nuôi con nuôi
Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi
con nuôi 2010 như sau:
“Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi
1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ
các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của
gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của
pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết
định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.
Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý
của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của
cha nuôi, mẹ nuôi.
4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ
ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt
tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.”
Khi việc nhận nuôi con nuôi được đăng kí thì người nhận nuôi và người được
nhận nuôi đã phát sinh quan hệ pháp luật. Vì vậy kể từ ngày nhận nuôi, giữa cha mẹ
nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con, giữa con nuôi
và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi như: giữa ông bà nội, ông bà ngoại
với cháu, giữa anh chị em trong nhà, giữa cô, dì, chú, bác với cháu cũng có các
quyền, nghĩa vụ đối với nhau. Ví dụ: hai vợ chồng bên A nhận một cháu bé làm con
nuôi gọi tắt là bên B thì sau khi làm thủ tục đăng kí nhận nuôi và được cơ quan có
thẩm quyền chấp nhận thì kể từ lúc ấy bên A có nghĩa vụ hoàn toàn phải chăm sóc
nuôi dưỡng bên B và ngoài ra khi bên B đã đủ tuổi thành niên bên B ngoài việc thực
hiện nghĩa vụ quân sự thì còn có nghĩa vụ phụ giúp vào kinh tế của gia đình tùy vào
khả năng và công việc.
Cha mẹ có quyền đổi tên của con nuôi tuy nhiên nếu con nuôi trên 9 tuổi thì
cha mẹ nuôi có nghĩa vụ phải tôn trọng quyết định của con nuôi có đồng ý hay
không về việc đổi tên Ngoài ra khi có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi,
sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong
Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi
Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ
nuôi. Nhưng về dân tộc của con nuôi sẽ không được thay đổi.
Trường hợp con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi mà phần khai về cha mẹ trong Giấy
khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh đang lưu giữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã còn để
trống, thì căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, công chức tư pháp – hộ tịch
ghi bổ sung các thông tin của cha mẹ nuôi vào phần khai về cha mẹ trong Giấy khai
sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; tại cột ghi chú trong Sổ đăng ký khai
sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi và dân tộc của con nuôi trong trường hợp này được
xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. Trừ khi giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi
có thỏa thuận khác thì kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền,
nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt
hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đẻ đã cho làm con nuôi mà quyền và
nghĩa vụ đó được chuyển cho cha mẹ nuôi. Ngoài ra, giữa hai bên cha mẹ nuôi và
cha mẹ đẻ có thỏa thuận với nhau là khi đứa bé làm con nuôi bên cạnh quyền và
nghĩa vụ của cha mẹ nuôi với con thì cha mẹ đẻ vẫn được giữ các quyền và nghĩa
vụ đối với con ruột của mình, cùng với cha mẹ nuôi yêu thương, chăm sóc, chu cấp
cho con hoặc có thể cho con làm con nuôi của cha mẹ nuôi nhưng vẫn là người đại
diện theo pháp luật của con. Sự thỏa thuận đó phải được sự đồng thuận từ hai bên
cha mẹ nuôi và cha mẹ ruột.
2.2.3.2. Hệ quả pháp lý khi chấm dứt việc nuôi con nuôi
Theo Điều 27 Luật Nuôi con nuôi 2010, chấm dứt nuôi con nuôi có những hệ
quả như sau:
– Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết
định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
– Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao
cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích
tốt nhất của người đó.
– Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của
cha mẹ đẻ đã chấm dứt được khôi phục.
– Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con
nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng
phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi;
nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm
con nuôi.
Hệ quả và ảnh hưởng đầu tiên của việc chấm dứt việc nuôi con nuôi đó là kết
thúc quan hệ về pháp luật giữa cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được
nhận nuôi, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ cũng chất dứt theo quyết định theo các
yêu cầu của các chủ thể mà pháp luật quy định.
- Xét về nhân thân: Nếu con nuôi đã thành niên thì tự mình sẽ tự quyết định
mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ
ai. Còn trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha
mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất
của người đó. Và con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được
cho làm con nuôi. Sau khi được nhận làm con nuôi thì cha mẹ nuôi có thể thay đổi
họ tên của con nuôi thì sau khi chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi thì con đã thành
niên hoặc cha mẹ ruột của con chưa thành niên có quyền giữ lại họ tên mà cha mẹ
nuôi đã đặt cho mình hoặc đổi lại họ tên do cha mẹ ruột đã đặt cho mình.
Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ chăm
sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý,
định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi của cha mẹ đẻ đã chấm dứt
theo quy định được khôi phục.
- Xét về tài sản: Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài
sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi
thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với
cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp
luật dân sự.
2.2.4. Thẩm quyền giải quyết của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Tại Khoản 2 Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về thẩm quyền
giải quyết của việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau: Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
2.2.5. Trình tự, thủ tục đăng kí nuôi con nuôi
Để đăng ký việc nuôi con nuôi thì cần thực hiện theo trình tự thủ tục như
sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới
thiệu làm con nuôi tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con
nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
Hồ sơ của người nhận con nuôi bao gồm:
- Đơn xin nhận con nuôi;
- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay
thế;
- Phiếu lý lịch tư pháp;
- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác
nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do ủy ban nhân dân cấp
xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.
Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước bao gồm các giấy
tờ sau đây:
- Giấy khai sinh;
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toan thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện
trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc
quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em
mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu
làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ
mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu
làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con
nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Lưu ý: Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Uỷ ban
nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong
thwoif hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lấy ý kiến
của những người quy định tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi năm 2010.
Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người
được lấy ý kiến.
Bước 3: Đăng ký việc nuôi con nuôi
Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có
đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng
ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ
hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và
ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những
người quy định tại Điều 21 của Luật này.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn
bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở
nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có ý kiến của người
liên quan.
Giấy chứng nhận nuôi con được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của
người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Lưu ý: Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy
đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác
của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định
của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của
pháp luật có liên quan.
Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
việc thay đổi họ, tên của con, con từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của
người đó.
Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi đươc xác định theo dân tộc của cha
nuôi, mẹ nuôi.
Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ
ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt
tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.
Luật nuôi con nuôi đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
nam khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ VII ngày 17/6/2010, có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2011. Luật gồm 5 chương, 52 điều, quy định chi tiết về nuôi con nuôi
trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài và trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước về nuôi con nuôi đã làm rõ và giải quyết được những vấn đề trước đó mà cụ
thể là trước khi Luật nuôi con nuôi được ra đời năm 2010. Luật này đã xác định rõ
ràng quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi lâu dài và bền vững thông qua việc đăng
kí tại các cơ quan của nhà nước có thẩm quyền khi các bên có đủ các điều kiện theo
quy định của pháp luật, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi, đảm
bảo trẻ em được yêu thương chăm sóc, được giáo dục một cách tốt nhất ở gia đình
được thay thế vì “ trẻ em chính là tương lai của đất nước” Ngoài ra luật nuôi con
nuôi năm 2010 vẫn đảm bảo được quyền lợi và lợi ích của người nhận nuôi và
người được nhận nuôi được nêu rõ trong điều 13 và điều 25 của luật này, Ngoài ra ở
luật này cung đã quy định rõ về những cơ quan có thẩm quyền để thức hiện viện
nhận nuôi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ với con nuôi, nói tóm lại luật nuôi con
nuôi là một bước tiến mới khi giúp giải quyết các vấn đề về quyền nuôi con vì từ
trước đến nay việc nhận nuôi con nuôi vẫn còn là gì đó rất mới và lạ và khi nhận
nuôi họ cũng không biết phải thực hiện quyền là nghĩa vụ thê nào đối với con nuôi
và khi luật này ra đợi nó đã điều chỉnh được quan hệ của các bên liên quan. Ngoài
ra luật này ra đời ngoài việc xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên thì nó còn có
nhiệm vụ là bảo vệ quyền lợi của trẻ em vì trẻ em là những đối tượng dễ tác động
nhất và việc sau này lớn lên chúng có phải là người tốt người có ít cho xã hội hay
không thì nó được tác động rất lớn từ môi trường và sự giáo dục đến từ gia đình.
CHƯƠNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG ƯỚC LA HAYE 1993 VỀ BẢO VỆ
TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁP
LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI
3.1. Việt Nam trước khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành
3.1.1. Quy định của pháp luật
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 là đạo luật đầu tiên điều chỉnh vấn đề
nuôi con nuôi. Trong Luật này, vấn đề nuôi con nuôi mới chỉ được quy định rất sơ
sài bởi một điều luật. Theo quy định của điều luật này thì “việc nhận nuôi con nuôi
phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ
công nhận và ghi vào sổ hộ tịch” (Điều 24). Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959
không có quy định gì về các điều kiện của việc nuôi con nuôi.
Luật HN&GĐ năm 1986 quy định về nuôi con nuôi trong một chương riêng,
với quy định về tuổi của người được nhận làm con nuôi, ý chí của các bên và “việc
nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi
vào sổ hộ tịch”. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 đều
quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận và ghi vào sổ hộ tịch thì mới có giá trị pháp lý.
Vấn đề con nuôi thực tế: Điểm a Mục 6 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày
20/1/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
Luật HN&GĐ năm 1986 quy định: “Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy
định trong các Điều 34, 35, 36, và 37 nhưng trước khi Luật này được ban hành thì
những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì vậy, những việc nuôi con nuôi
trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con
nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột
sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu
việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi
đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi
thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định…”.
Theo quy định này thì nếu việc nuôi con nuôi được bắt đầu từ trước ngày
Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực (ngày 3 -1- 1987) mà chưa đăng ký, thì việc
nuôi con nuôi vẫn có giá trị pháp lý do luật định trong khoảng thời gian luật
HN&GĐ năm 1986 còn hiệu lực. Do đó, nếu xảy ra tranh chấp trong khoảng thời
gian này thì quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm
con nuôi vẫn được công nhận. Tuy nhiên nếu sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có
hiệu lực mà quan hệ nuôi con nuôi đó vẫn chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thì sẽ không có giá trị pháp lý.
Theo Điều 72 Luật HN&GĐ năm 2000 thì, “việc nhận nuôi con nuôi phải
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào sổ hộ tịch”. Điều 17
Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 quy định: “Những trường hợp nhận
nuôi con nuôi được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2001, ngày Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật, mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền, nhưng có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2000 và trên thực tế, quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi đã được xác
lập, các bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, thì được pháp luật
công nhận và được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng
ký nuôi con nuôi. Nếu có tranh chấp liên quan đến việc xác định quan hệ giữa cha,
mẹ và con giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi thì do
Toà án giải quyết”.
3.1.2. Thực tiễn công tác thi hành pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài
Để điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, pháp luật là công cụ mang tính
hiệu quả và hiệu lực nhất. Pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế hiện hành ở Việt Nam
gồm có: Các điều ước quốc tế và pháp luật trong nước. Điều ước quốc tế, có các
HĐTTTP & PL mà Việt Nam đã ký với các nước, trong đó có điều chỉnh ở mức độ
nhất định về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế. Bên cạnh đó, còn có các HĐHTNCN mà
Việt Nam đã ký với các nước và vùng lãnh thổ. Về phía pháp luật quốc gia, vấn đề
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được quy định trong các văn bản như: Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 cụ thể ở điều 105; Nghị định 68/CP quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ Hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài; Nghị định 69/CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
68/CP; Thông tư số 07/BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 68/CP;
Thông tư 08/BTP hướng dẫn thực hiện một số quy định về nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài. Cùng với xu thế hội nhập, việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng tăng cao. Quy định của pháp luật
hiện hành đã tạo cơ sở pháp lý cho việc nuôi con nuôi quốc tế.
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi được thực hiện
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau
cùng thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc
cả hai bên định cư ở nước ngoài. Luật nuôi con nuôi sử dụng khái niệm nuôi con
nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm tiếp tục kế thừa khái niệm quan hệ hôn nhân gia
đình có yếu tố nước ngoài trong Luật hôn nhân và gia đình, đồng thời làm căn cứ để
áp dụng pháp luật điều chỉnh đối với các quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài. Đây là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các quy định hiện hành
của Việt Nam về việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
(như Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ). Ngoài ra, khái
niệm này theo Bộ luật dân sự năm 2005 cũng chính là một quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài. Sử dụng khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nhằm thống
nhất hóa khái niệm có yếu tố nước ngoài trong các văn bản pháp luật khác như Bộ
luật dân sự, Luật hôn nhân và gia đình.
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi (Điều 4), Luật đưa ra một số quy
định có tính nguyên tắc, nhằm điều chỉnh quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi ở
Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, mục tiêu cơ bản của Luật là điều chỉnh việc
nuôi con nuôi làm phát sinh quan hệ pháp lý lâu dài giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi
như quan hệ giữa cha, mẹ và con. Nói cách khác, bất kỳ quan hệ nuôi con nuôi nào
do pháp luật điều chỉnh cũng phải hướng đến mục tiêu thiết lập mối quan hệ pháp lý
gắn bó, ổn định lâu dài giữa cha, mẹ và con. Đây cũng là mục tiêu của Công ước La
Haye về nuôi con nuôi mà nước ta đang chuẩn bị tham gia. Nguyên tắc xuyên suốt
của Luật nuôi con nuôi là bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và
pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Trong khi giải quyết việc nuôi con nuôi phải tôn trọng quyền trẻ em là được sống
trong môi trường gia đình gốc; việc nuôi con nuôi chỉ là biện pháp thay thế gia đình
vì lợi ích tốt nhất của trẻ; ưu tiên giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước,
việc cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài chỉ là giải pháp cuối cùng.
Đối tượng được lựa chọn gia đình thay thế (Điều 5) vì là đạo luật điều chỉnh
chung cả vấn đề nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài,
do đó, đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật nuôi con nuôi sẽ là quan hệ nuôi con
nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau, giữa công dân Việt Nam với người nước
ngoài, giữa người nước ngoài với nhau cùng thường trú tại Việt Nam, cũng như
quan hệ nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau mà cả hai bên hoặc một
bên định cư ở nước ngoài. Đây là những đối tượng cơ bản chịu sự tác động của hệ
thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình nói
riêng, trong đó có vấn đề nuôi con nuôi. Những đối tượng này có thể là cha dượng,
mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi; Công dân Việt
Nam thường trú ở trong nước; Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam; Công dân
Việt Nam định cư ở nước ngoài; Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì
xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
nuôi tốt nhất.
3.1.3. Ban hành Luật Nuôi con nuôi
(1) Phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, bảo đảm việc cho trẻ em làm con nuôi được
thực hiện trên tinh thần nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, tạo cơ sở pháp lý
chặt chẽ, minh bạch, góp phần đấu tranh phòng chống hiện tượng mua bán trẻ em
làm con nuôi hoặc lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi;
(2) Điều chỉnh thống nhất vấn đề nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài trong một Luật, trong đó tăng cường giải quyết cho trẻ em làm
con nuôi trong nước, việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ là biện pháp
thay thế cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thu xếp
được cho trẻ em làm con nuôi trong nước;
(3) Kế thừa, phát triển các quy định về nuôi con nuôi trong Bộ luật dân sự,
Luật hôn nhân và gia đình, các văn bản pháp luật khác đã qua thực tế kiểm nghiệm,
đồng thời bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, khả thi của các chế định pháp luật về
nuôi con nuôi trong mối tương quan hài hòa với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân
tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh nước ta chuẩn bị tham gia
Công ước La Haye về nuôi con nuôi.
3.2. Việt Nam sau khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành
3.2.1. Những điểm mới của Luật Nuôi con nuôi năm 2010
Lần đầu tiên, pháp luật nước ta đã điều chỉnh thống nhất vấn đề nuôi con
nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong một luật, trong đó có
biện pháp bảo đảm tăng cường giải quyết cho trẻ em làm con nuôi trong nước, việc
cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài chỉ là biện pháp thay thế cuối cùng sau khi đã
áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thu xếp được cho trẻ em làm con nuôi
trong nước. Đồng thời, Luật Nuôi con nuôi đã kế thừa và phát triển các quy định về
nuôi con nuôi còn phù hợp của Bộ Luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, các văn
bản pháp luật khác đã qua thực tế kiểm nghiệm, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ,
khả thi của các quy định pháp luật về nuôi con nuôi trong mối tương quan hài hòa
với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, pháp luật và thông lệ quốc tế.
So với các quy định của pháp luật hiện hành về nuôi con nuôi, thì Luật Nuôi
con nuôi có những điểm mới cơ bản như sau:
Thứ nhất: Về nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi (Điều 4 Luật Nuôi
con nuôi). Những nguyên tắc có giá trị chi phối toàn bộ quá trình giải quyết và thực
hiện việc nuôi con nuôi ở Việt Nam, bao gồm:
Khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống
trong môi trường gia đình gốc.
Gia đình nơi trẻ em sinh ra được coi là môi trường lý tưởng nhất cho sự phát
triển của trẻ em. Do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, nên trẻ em cần được bảo vệ
và chăm sóc đặc biệt trong bầu không khí yêu thương, hạnh phúc và cảm thông của
những thành viên trong gia đình.
Đây là một nguyên tắc được thừa nhận chung trong cộng đồng quốc tế. Điều
3 Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc pháp lý và xã hội liên quan đến
phúc lợi và bảo vệ trẻ em ghi nhận: “Ưu tiên hàng đầu đối với trẻ em là phải được
cha mẹ đẻ chăm sóc”. Lời nói đầu Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
“tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và là môi trường tự
nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là
trẻ em cần có sự bảo vệ và giúp đỡ cần thiết có thể đảm đương đầy đủ các trách
nhiệm của mình trong cộng đồng”. Lời nói đầu Công ước Lahay về nuôi con nuôi
quốc tế “nhắc lại rằng, mỗi nước cần phải ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp
để trẻ em có thể được chăm sóc trong gia đình gốc của mình”.
Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người được
nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt
nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trong quá trình nuôi con nuôi, lợi ích của trẻ em phải được tính đến trước
tiên trong mối tương quan với lợi ích của cha mẹ nuôi. Việc nuôi con nuôi phải
được thực hiện trên tinh thần tự nguyện của các bên liên quan, không phân biệt giữa
người nhận con nuôi là nam hay nữ, đơn thân hay đã kết hôn; đồng thời không phân
biệt giữa con nuôi là trai hay gái.
Chỉ cho làm con người nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế
ở trong nước.
Đây cũng là nguyên tắc được thừa nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế.
Lời nói đầu của Công ước Lahay về nuôi con nuôi quốc tế đã “Công nhận rằng,
nuôi con nuôi quốc tế có lợi thế là đem lại mái ấm gia đình lâu dài cho trẻ em không
tìm được một gia đình thích hợp tại nước gốc của mình”, và “nhắc lại rằng, mỗi
nước cần ưu tiên tiến hành các biện pháp thích hợp để trẻ em có thể được chăm sóc
trong gia đình gốc của mình”.
Nếu việc nuôi dưỡng trong phạm vi gia đình không thể thực hiện được thì
phải tính đến các biện pháp chăm sóc thay thế ở trong nước, trong đó có việc nuôi
con nuôi. Chỉ sau khi đã xem xét thỏa đáng các giải pháp trong nước mà vẫn không
tìm được mái ấm gia đình cho trẻ thì mới tính đến việc cho trẻ em làm con nuôi
người nước ngoài và việc đó phải vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Thứ hai: Về biện pháp bảo đảm việc nuôi con nuôi trong nước.
Điều 15 Luật Nuôi con nuôi đưa ra quy định về việc tìm gia đình thay thế
trong nước, nhằm bảo đảm trẻ em có cơ hội được nhận làm con nuôi trong nước.
Việc tìm mái ấm được thực hiện ở ba cấp: xã, tỉnh và Trung ương. Ở cấp xã, việc
tìm gia đình thay thế được thực hiện bằng cách niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân
trong thời hạn 60 ngày; ở cấp tỉnh, được thực hiện bằng cách thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trong thời hạn 60 ngày; ở Trung ương
được thực hiện bằng việc đăng trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Nếu hết
thời hạn này mà không có người trong nước nhận làm con nuôi, thì trẻ em mới được
giới thiệu làm con nuôi người nước ngoài.
Ngoài ra, Điều 36 của Luật còn quy định, nếu hết thời hạn nêu trên, trẻ em
đang được xem xét để giới thiệu cho làm con nuôi người nước ngoài nhưng Sở Tư
pháp chưa giới thiệu cho người xin con nuôi cụ thể nào đó, mà có người trong nước
nhận trẻ em làm con nuôi thì vẫn được xem xét giải quyết. Như vậy, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt được tạo cơ hội đến mức tối đa để tìm được mái ấm gia đình thay thế.
Luật còn quy định công dân trong nước có nhu cầu và nguyện vọng nhận trẻ em làm
con nuôi mà chưa xác định được trẻ em cần nhận làm con nuôi, thì có thể đăng ký
nhu cầu với Sở Tư pháp nơi thường trú quy định tại Điều 16, nếu có trẻ em để giới
thiệu thì Sở Tư pháp giới thiệu người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú
để xem xét giải quyết. Đây là biện pháp tích cực nhằm bảo đảm việc nuôi con nuôi
trong nước, bảo đảm trẻ em có cơ hội tìm được mái ấm gia đình thay thế ngay trên
lãnh thổ Việt Nam.
Thứ ba: Luật quy định điều kiện của người được nhận làm con nuôi trong
nước và nước ngoài là như nhau, đồng thời nâng độ tuổi của trẻ em được cho làm
con nuôi từ 15 tuổi (theo pháp luật hiện hành) đến dưới 16 tuổi (Điều 8). Đặc biệt,
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể được cho làm con nuôi của cha
dượng, mẹ kế, cô, cậu dì, chú bác ruột.
Bảo đảm quyền được biết về nguồn gốc của trẻ em (Điều 11 Luật Nuôi con
nuôi).
Đây là một điểm mới của luật so với các quy định hiện hành về nuôi con
nuôi. Quy định này nhằm khẳng định và bảo vệ quyền được biết về nguồn gốc của
mình của trẻ em được cho làm con nuôi, nêu rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức và các cá nhân có liên quan trong quan hệ nuôi con nuôi trong việc đảm bảo
quyền được biết về nguồn gốc của trẻ em khi các em đến tuổi trưởng thành và có
yêu cầu.
Quy định tại khoản 3 của Điều này vừa có tính chất bắt buộc vừa có tính chất
kêu gọi, khuyến khích cha, mẹ nuôi là người nước ngoài tạo điều kiện cho trẻ em
Việt Nam được nhận làm con nuôi về thăm quê hương, tìm hiểu về nguồn gốc và
bản sắc văn hóa dân tộc. Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua đã có rất nhiều
đoàn cha mẹ nuôi người nước ngoài đưa con nuôi Việt Nam về thăm lại cơ sở nuôi
dưỡng, bệnh viện nơi trẻ em Việt Nam từng sống trước đó và đi tham quan, tìm hiểu
về văn hóa, lịch sử của Việt Nam. Đây là một nét đẹp cần được khuyến khích và
duy trì. Do đó, Ban soạn thảo đã đưa quy định này vào luật.
Thứ tư: Quy định người nhận con nuôi phải nộp lệ phí đăng ký nuôi con nuôi
Điều 12 Luật Nuôi con nuôi. Ngoài ra, người nước ngoài không thường trú ở Việt
Nam nhận con nuôi ở Việt Nam phải trả một khoản tiền bù đắp một phần chi phí
cho việc giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài, bao gồm chi phí nuôi dưỡng, chăm
sóc trẻ em từ khi được giới thiệu làm con nuôi đến khi hoàn thành thủ tục giao nhận
con nuôi, xác minh nguồn gốc của người được giới thiệu làm con nuôi, giao nhận
con nuôi và thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng. Luật giao Chính
phủ quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, việc miễn giảm...
Ngoài hai khoản lệ phí và chi phí nêu trên, luật khuyến khích các tổ chức, cá
nhân hỗ trợ nhân đạo cho việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt. Việc hỗ trợ này không ảnh hưởng đến việc cho nhận con nuôi.
Quy định này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao (UNICEF, các nước có
quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi với Việt Nam...) thể hiện quyết tâm của Việt Nam
trong việc đấu tranh chống lại hành vi thu lợi bất chính từ các hoạt động liên quan
đến việc nuôi con nuôi.
Thứ năm: Đổi mới cách thức giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước
ngoài. Thực tế hiện nay, việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi là do các cơ sở nuôi
dưỡng trẻ em thực hiện. Theo báo cáo của các địa phương, đặc biệt tham khảo kinh
nghiệm của nhiều nước cho thấy, nếu để các cơ sở nuôi dưỡng vừa tiếp nhận trẻ em
để nuôi dưỡng, vừa tiếp nhận các khoản hỗ trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước
ngoài và trực tiếp giới thiệu trẻ em làm con nuôi, dễ dẫn đến tiêu cực, thỏa thuận
ngầm trong việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi. Do đó, để khắc phục tình trạng này,
Điều 36 quy định việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài thuộc thẩm
quyền của Sở Tư pháp. Khi tiến hành giới thiệu trẻ em, Sở Tư pháp phải căn cứ vào
các tiêu chí được quy định tại Điều 35.
Thứ sáu: Về việc cho phép đăng ký đối với nuôi con nuôi thực tế. Tuy rằng
các nghị định của Chính phủ về đăng ký hộ tịch đã quy định việc nuôi con nuôi mà
không được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì không có giá trị pháp lý, nhưng
do nhiều nguyên nhân khác nhau nên thực tiễn cho thấy còn tồn tại nhiều việc nuôi
con nuôi giữa công dân với nhau chưa được đăng ký. Do đó, để bảo vệ quyền lợi
của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, Điều 50 quy định việc nuôi con nuôi giữa
công dân Việt Nam với nhau mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 1-1-2011) thì sẽ được đăng ký trong thời hạn
5 năm nếu các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại
thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi; đến thời điểm luật có hiệu lực mà quan
hệ cha mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống; giữa cha mẹ nuôi và con
nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con. Luật giao
Chính phủ quy định về thủ tục đăng ký đối với việc nuôi con nuôi này, bảo đảm
thuận lợi và phù hợp với điều kiện thực tế của người dân ở các vùng, miền. Đây chỉ
là giải pháp quá độ. Kể từ khi luật mới có hiệu lực, cần tăng cường tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân để nâng cao nhận thức của người dân
trong việc đăng ký nuôi con nuôi; việc nuôi con nuôi không đăng ký kể từ ngày luật
mới có hiệu lực sẽ không được công nhận giá trị pháp lý.
Thứ bảy: Luật quy định rõ ràng, minh bạch các điều kiện cấp phép hoạt động
cho các tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam. Tổ chức con nuôi nước ngoài đủ
điều kiện theo quy định tại Điều 43 của luật sẽ được xem xét để cấp phép hoạt động
tại Việt Nam.
3.2.2. Sự tương thích của pháp luật Việt Nam với Công ước La Haye 1993
3.2.2.1. Điểm tương thích, phù hợp
- Nguyên tắc giải quyết con nuôi
Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những nguyên tắc giải quyết nuôi con
nuôi phù hợp với các nguyên tắc của Công ước La Haye. Các nguyên tắc này đều
hướng tới mục đích chung nhất là bảo vệ trẻ em và bảo đảm cho trẻ có được một gia
đình tốt nhất cho sự phát triển.
Khi chưa có Luật Nuôi con nuôi, tinh thần của một số nguyên tắc của Công
ước La Haye mới chỉ được thể hiện chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể trong các văn
bản pháp luật Việt Nam (Bộ luật Dân Sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/07/2002 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 69/22006/NĐ-CP
ngày 20/07/2006 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điểm của Nghị định số
68/2002/NĐ-CP nói trên), như nguyên tắc tôn trọng quyền ưu tiên của trẻ em là
được cha mẹ chăm sóc và nguyên tắc coi việc cho trẻ làm con nuôi ở nước ngoài là
giải pháp cuối cùng. Tuy nhiên, hiện nay, với sự ra đời của Luật Nuôi con nuôi ghi
nhận nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:
“1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được
sống trong môi trường gia đình gốc.
Việc nuôi con nuôi phải đảm bảo quyền , lợi ích hợp pháp của người được
nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt
nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Chỉ cho làm con nuôi người nước ngoài khi không thể tìm được gia đình
thay thế trong nước”
Sở dĩ có sự phù hợp giữa các nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi của pháp
luật Việt Nam và Công ước La Haye bởi luật nước ta cũng như luật quốc tế đều
nhìn nhận trẻ em là đối tượng cần được quan tâm đặc biệt, đây là lứa tuổi dễ bị tổn
thương nhất vì nhận thức của các em còn non dại, việc để các em sống trong những
môi trường không phù hợp có thể dẫn đến việc các em có những nhận thức lệch lạc
về cuộc sống, về cái đúng, cái sai… mà từ đó dẫn đến sa ngã. Mặt khác, Việt Nam
cũng như các quốc gia đang phát triển khác đang tiến hành nội luật hóa pháp luật
quốc tế do vậy việc xây dựng, sửa đổi pháp luật quốc gia phù hợp với luật quốc tế là
điều hiển nhiên.
- Điều kiện nhận con nuôi
Điều 29 Luật Nuôi con nuôi có quy định điều kiện đối với người nhận con
nuôi trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau :
“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở
nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy
định của pháp luật nước người đó thường trú và quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ điều
các điều kiện theo quy định tại Điều 14 của Luật này và pháp luật của nước nơi
người được nhận làm con nuôi thường trú.”
Theo Điều 14 Luật Nuôi con nuôi, người nhận con nuôi phải đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây:
a. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b. Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi
dưỡng, giáo dục con nuôi;
d. Có tư cách đạo đức tốt.”
Các điều kiện của pháp luật Việt Nam đã cụ thể hóa hai yêu cầu: “đủ tư
cách” và “thích hợp” của Công ước La Haye đối với người nhận con nuôi. Như vậy,
ta thấy các điều kiện đối với người nhận con nuôi theo pháp luật Việt Nam đã tương
thích với Công ước La Haye. Cả công ước và pháp luật Việt Nam đều ghi nhận điều
kiện đối với người nhận con nuôi do pháp luật nước người đó thường trú quy định
và người nhận nuôi con nuôi phải có đủ khả năng nuôi dưỡng các em.
- Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi.
Các quy định về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài được quy định cụ thể từ Điều 31 đến Điều 37 Luật Nuôi con nuôi. Về cơ
bản, các quy định này đã phù hợp với quy định của Công ước La Haye
• Trình tự, thủ tục để nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài :
Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan bằng văn
bản trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngàu nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với trẻ em bị bỏ
rơi cần được xác minh thì Sở Tư pháp đề nghị công an Tỉnh xác mình và trả lời
bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghĩ của Sở Tư
pháp. Khi xác minh đủ điều kiện thì Sở Tư pháp xác nhận và gửi Bộ Tư pháp.
Bộ Tư pháp kiểm tra và xử lý hồ sơ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ. Trường hợp nhận nuôi đích danh Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Sở Tư
pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú để trình Ủy ban nhân dân
cấp Tỉnh xem xét, quyết định.
• Trình tự, thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi :
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con
nuôi, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi và báo cáo Ủy ban nhân
dân cấp Tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp
trình, nếu Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh đồ ý thì thông báo cho Sở Tư pháp để làm thủ
tục chuyển hồ sơ cho Bộ Tư pháp; trường hợp không đồng ý thì trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới
thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc việc giới thiệu trẻ em làm con
nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm
con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người
nhận nuôi thường trú.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi người nhận nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người
nhận nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và
thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho
Sở Tư pháp.
Người nhận con nuôi không được có bất kỳ sự tiếp xúc nào với cha mẹ người
giám hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trước khi được thông báo giới thiệu trẻ em
làm con muôi, trừ trường hợp nhận con nuôi đích danh.
Trường hợp người nhận con nuôi từ chố nhận trẻ em được giới thiệu làm con
nuôi mà không có lý do chính đánh thì viêc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi của
nưới đó chấm dứt.
Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trình Ủy ban
nhân dân cấp Tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trong thời hạn
15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp
Tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Sau khi có quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài của Ủy ban nhân
dân cấp Tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để
nhận con nuôi. Người nhận con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con
nuôi trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp;
trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người có lý do khách
quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia;
trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn trên có thể kéo dài, nhưng không quá
90 ngày. Hết thời hạn nêu trên, nếu người nhận con nuôi không đến nhận con nuôi
thì Ủy ban nhân nhân cấp Tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.
Sở Tư pháp đăng kí việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng
kí hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp, với sự có mặt của
đại diện Sở Tư pháp, trẻ em được nhận làm con nuôi, cha mẹ nuôi, đại diện cơ sở
nuôi dưỡng đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ cơ sở nuôi dưỡng hoặc
cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em đối với trẻ em được xin nhận làm con nuôi từ
gia đình. Sau khi giao nhận con nuôi, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
thường trú của trẻ em được cho làm con nuôi nước ngoài.
Bộ Tư pháp gửi quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài cho Bộ
Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc
trẻ em được nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trẻ em trong trường
hợp cần thiết.
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định rất cụ thể về trình tự thủ tục cho
nhận con nuôi. Ta thấy các quy định này cơ bản đã phù hợp với các quy định của
Công ước La Haye về trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi.
3.2.2.2. Điểm chưa tương thích, chưa phù hợp
- Điều kiện người được nhận nuôi
Theo Điều 8 Luật Nuôi con nuôi, người được nhận làm con nuôi là :
“1. Trẻ em dưới 16 tuổi.
2. Người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau
đây:
a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.”
Nhận thấy, phạm vi trẻ em có thể được nhận làm con nuôi theo pháp luật
Việt Nam hẹp hơn so với Công ước La Haye. Trẻ em Việt Nam dưới 16 tuổi và một
số trường hợp nhỏ từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi mới có thể được nhận làm con nuôi
trong khi theo Công ước La Haye thì người có thể được nhận làm con nuôi là người
dưới 18 tuổi. Nên chẳng cần mở rộng phạm vi trẻ em có thể được làm con nuôi theo
pháp luật Việt Nam cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặt khác, việc quy định trẻ
em từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có thể được làm con nuôi sẽ mang đến nhiều cơ hội
hơn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bởi phần lớn trẻ em trong độ tuổi này ở nước
ta khó có thể tìm được một công việc ổn định để tự nuôi sống bản thân.
- Thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi.
Theo pháp luật Việt Nam, thảm quyền giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài thuộc Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
Ủy ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi thường trú của
người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp
trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh,
nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.
Sở Tư pháp thực hiện đăng kí việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có
quyết định của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh.
Bộ Tư pháp là đầu mối trong việc bảo đảm thực thi, tạo điều kiện trao đổi
thông tin với các nước .
Ta có thể dễ dàng nhận thấy là ở Việt Nam có quá nhiều cơ quan tham gia
vào việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Cục Con nuôi thuộc Bộ Tư
pháp với tư các là Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế của Việt Nam chưa
phát huy được như chức năng của mình, chưa có đầy đủ khả năng và thẩm quyền
cần thiết giống như các nước thành viên Công ước La Haye.
Trên thực tế, Cục Con nuôi mới chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước
trong lĩnh vực nuôi con nuôi và tham gia một số khâu trong quá trình giải quyết hồ
sơ mà chưa được trao quyền quyết định cho việc nhận con nuôi. Cục Con nuôi chưa
xứng tầm với Cơ quan Trung ương theo Công ước La Haye. Để tăng cường vị thế,
vai trò của Cơ quan Trung ương của Việt Nam khi tham gia Công ước La Haye,
Cục Con nuôi phải được tăng thẩm quyền, kiện toàn tổ chức hoạt động.
- Hệ quả pháp lí
Điều 24 Luật Nuôi con nuôi quy định hệ quả của việc nuôi con nuôi. Ta thấy
đối với vấn đề này thì pháp luật Việt Nam vẫn chưa tương thích với các quy định
của Công ước La Haye. Pháp luật Việt Nam không quy định rõ ràng và đầy đủ về
các hình thức nuôi con nuôi (đơn giản và trọn vẹn), về hệ quả pháp lý của việc nuôi
con nuôi (chấm dứt hay vẫn còn tồn tại quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ và trẻ em đã
được cho làm con nuôi) và không quy định về chuyển đổi hình thức nuôi con nuôi.
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CÔNG ƯỚC LA HAYE 1993
4.1. Thực trạng
4.1.1. Kết quả đạt được
4.1.1.1. Số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi người nước ngoài.
Theo số liệu thống kê, kể từ khi Luật Nuôi con nuôi 2010 có hiệu lực
(01/01/2011) và từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước La
Haye 1993 về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế cho đến hết năm
2020, ở một số địa bàn các tỉnh trên cả nước đã thu được nhiều kết quả khả quan
như:
Tỉnh Lạng Sơn đã giải quyết 434 trường hợp đăng kí nhận con nuôi trong
nước và 114 trường hợp nhận con nuôi nước ngoài.
Tỉnh Quảng Nam đã giải quyết cho 236 trường hợp làm con nuôi trong nước
và 140 trường hợp làm con nuôi nước ngoài.
Tỉnh Bắc Kạn đã giải quyết cho 206 trường hợp nhận con nuôi trong nước và
106 trường hợp nhận con nuôi nước ngoài.
Tỉnh Quảng Trị đã giải quyết cho 128 trường hợp làm con nuôi trong nước
và 02 trường hợp làm con nuôi nước ngoài.
Tỉnh Bình Thuận đã báo cáo trong Tổng kết 10 thực hiện hiện Luật nuôi con
nuôi trên địa bản tỉnh với 262 trường hợp nuôi con nuôi trong nước và 92 trường
hợp nhận nuôi con nuôi nước ngoài.
Trong công văn báo cáo về tổng kết 10 năm thực hiện Luật nuôi con nuôi
của Tỉnh Bình Định, bào cáo đã giải quyết cho 115 trường hợp nhận nuôi con nuôi
trong nước, 02 trường hợp nhận nuoi con nuôi nước ngoài và đặc biệt là 01 trường
hợp tìm gia đình thay thế trong nước.
Đến hết ngày 31/12/2020, các UBND xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã thực
hiện đăng kí cho 430 trường hợp nhận nuôi con nuôi trong nước và 309 trường hợp
nhận nuôi con nuôi nước ngoài.
Cùng với một số địa bàn tỉnh khác, trên cả nước đã có hơn 1235 trẻ em được
nhận làm con nuôi nước ngoài. Có thể thấy được đây là thành quả sau 10 năm nỗ
lực của các cơ quan chức năng, các Bộ, Ban, Ngành và các tổ chức có thẩm quyền
trong việc đăng kí, giải quyết thủ tục cho trẻ em được nhận làm con nuôi kể từ khi
Luật Nuôi con nuôi được ban hành và có hiệu lực và đặc biệt là kể từ khi Việt Nam
trở thành thành viên của Công ước La Haye 1993.
Rất nhiều trường hợp trong số đó được hoàn tát thủ tục theo Nghị định
24/2019/NĐ-CP (Nghị định sửa đổi Nghị định 19/2011/NĐ-CP) và các trường hợp
còn lại được giải quyết thủ tục dựa trên Luật Nuôi con nuôi 2010. Phần lớn trẻ em
được nhận nuôi nước ngoài thuộc đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt (như trong
bản bảo cáo tổng kết 10 năm thự hiện Luật Nuôi con nuôi 2010 của Sở Tư pháp tỉnh
Hải Dương có tới 147 trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi), với sự nhiệt tình, tích cực hỗ
trợ tìm kiếm gia đình thay thế của các nước như Pháp, Canada, Italy và Tây Ban
Nha đã giúp cho nhiều trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, bị bỏ rơi, khuyết tật… được
giải quyết làm con nuôi nước ngoài tại chính những quốc gia đó.
So với những năm trước khi Luật Nuôi con nuôi 2010 chính thức có hiệu lực
và trước thời điểm Việt Nam tham gia Công ước La Haye 1993, số lượng trẻ em
dược giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài đã có sự biến chuyển rõ rệt, thậm chí
số lượng trẻ em được nhận nuôi còn tăng mạnh hơn thời điểm Luật này vừa có hiệu
lực, mà cụ thể là tại năm 2013. Không chỉ số lượng trẻ em được nhận nuôi tăng cao
mà, điều kiện, cơ hội cho nhiều trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo, trẻ em khuyết tật,
không có nơi nương tựa, bị bỏ rơi từng không được nhận nuôi trong nước, đã được
ba mẹ, gia đình nuôi nước ngoài có đầy đủ điều kiện chăm sóc ở một môi trường
có cá điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa xã hội thật sự tốt hơn, phát triển hơn. Có
thể thấy chất lượng đã được cải thiện rất nhiều đáp ứng được các yêu cầu của Công
ước La Haye.
Trong bối cảnh thực tế, nhất là ở thời điểm hiện tại khi mà tình hình dịch
bệnh khiến cho nề kinh tế vốn monh manh của đất nước này đang dần kiệt quệ, thì
dù không muốn đề cập, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng số lượng trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn, bị bỏ rơi vốn đã không ít nay còn đang ngày một tăng
cao, thì công tác hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ cho trẻ em bằng nhiều biện pháp khác
nhau là một trong những đòi hỏi cực kì cấp bách và trong đó việc tìm kiếm các gia
đình thay thế trong nước và và ngoài nước cho các em cần được các cấp, các ngành
quan tâm một cách nghiêm túc hơn.
4.1.1.2. Sự hợp tác giữa các cơ quan có thẩm quyền, có liên quan tại Việt
Nam và nước ngoài
* Giữa các cơ quan có thẩm quyền, liên quan tại Việt Nam
Từ những quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010 và Nghị định số 19/2011
(được sửa đôi bằng Nghị định 24/2019) để đảm bảo giải quyết việc nuôi con nuôi
được chặt chẽ, minh bạch, khách quan và nhanh chóng đẻ bảo vệ được quyền cho
những tẻ em được nhận làm con nuôi cũng như ba mẹ ruột, ba mẹ nuôi trong quan
hệ nuôi con, nhất thiết phải có sự phối hợp của cá cơ quan từ Trung ương tới địa
phương. Ở cấp Trung ương, các cơ quan này bao gồm Bộ Tư pháp, Bộ Lao động
Thương binh Xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an. Ở địa phương, các cơ quan này
chủ yếu là Sở Tư pháp, Sở LDDTBXH, Công an tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và đặc biệt là các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em.
Sự phối hợp này đang ngày càng trở nên chặt chẽ và mạch lạc hơn và đem lại
nhiều kết quả khả quan mặc dù cũng chưa thật sự hiệu quả trong công tác chỉ đạo,
điều hành, giải quyết việc nuôi con nuôi, theo dõi quá trình phát triển của trẻ em
được nhận nuôi, rà soát, lên danh sách tiếp nhận trẻ em, thông báo tìm cá gia đình
thay thế trong nước hay xác minh xuất thân trẻ em bị bỏ rơi được giới thiệu làm con
nuôi nước ngoài, thực hiện và hoàn tất các thủ tục nhận nuôi con nuôi.
* Giữa các cơ quan có thẩm quyền, liên quan của Việt Nam và nước ngoài
Trong quá trình giải quyết các thủ tục nhận nuôi con nuôi theo Luật nuôi con
nuôi 2010, Bộ Tư pháp luôn phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan về nuôi con
nuôi của các quốc gia khác, các Đại sứ quán của các nước đặc biệt là trong quá trình
giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi, cấp thị thực nhập cảnh nước ngoài cho trẻ em
được nhận nuôi, tiếp tục theo dõi tình hình, điều kiện môi trường sống và quá trình
phát hòa nhập, triển của trẻ em sau khi được nhận nuôi.
Quá trình phối hợp này được thực hiện dưới hình thức trao đổi thông tin là
chủ yếu nên đôi khi sẽ xảy ra tình trạng chậm trễ thông tin khó kịp thời nắm bắt và
giải quyết các vấn đề phát sinh. Tuy nhiên do có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tư
pháp và các cơ quan có thẩm quyền của các nước ngoài có liên quan nên nhũng
vướng mắc phát sinh dễ dàng được giải quyết, đảm bảo quyền và các lợi ích của trẻ
em.
4.1.1.3. Việc hợp tác của các nước thành viên Công ước La Haye 1993
Trước khi tham gia Công ước La Haye, trên cở sở các thỏa thuận và hiệp
định song phương về nuôi con nuôi mà Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với 08
nước, gồm: Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Thụy Điển, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Hoa Kì và
Canada. Đến nay cả 08 quốc gia này và cả Việt Nam đều là thành viên của Công
ước La Haye.
Đến ngày 01/02/2012, đây là thời điểm mà Công ước La Haye có hiệu lực
đối với Việt Nam, thì Việt Nam chỉ còn duy trì hợp tác trên cơ sở hiệp định song
phương về nuôi con nuôi với 06 nước (Hoa Kì và Thụy Điển đã không còn tiếp tục
hợp tác). Sau khi Công ước có hiệu lực tại Việt Nam ngoại trừ Canada thỏa thuận
tiếp tục hợp tác với Việt Nam trên cơ sở Công ước La Haye thì 05 quốc gia còn lại
vẫn tiếp tục giữ sự hợp tác trên cơ sở hiệp định song phương.
Cho tới thời điểm hiện tại, Việt Nam đã và đang chính thức thiết lập quan hệ
hợp tác với hơn 07 quốc gia thành viên thuộc Công ước La Haye, gồm: Ireland,
Thụy Điển, Vương quốc Bỉ, CHLB Đức, Na-uy, Hoa Kì và Luxembourg.
Như vậy, có thể thấy sau thời gian thực hiện Luật Nuôi con nuôi 2010 và
Công ước La Haye, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ rệt trong việc giải
quyết việc trẻ em được nhận làm con nuôi và đạt được những kết quả tích cực, mà
cụ thể:
- Hệ thống pháp luật Việt Nam về vấn đè nuôi con nuôi đã được hoàn thiện
có thể nói là gần như tiệm cận với những chuẩn mực quôc tế nói chung và với
những chuẩn mực của các thành viên thuộc Công ước nói riêng về bảo vệ quyền của
trẻ em thông qua chế định nuôi con nuôi và thực hiện các cơ chế hợp tác quốc tế đa
phương trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Đây là một trong những yếu tố quan
trọng nhất góp phần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một nước thành viên Công ước
La Haye.
- Hệ thống quản lí công tác nhà nước về nuôi con nuôi cũng như về giải
quyết việc đăng kí nhận nuôi con nuôi hay tìm kiếm gia đình thay thế cho các trẻ
em trong nước đang dần trở nên nhịp nhàng và đi vào nề nếp. Đặc biệt là việc dăng
kí nhận nuôi con nuôi trên thực tế đã được diễn ra rộng khắp cả nước, từ các khu
vực miền núi phía Bắc, duyên hải Trung phần, cho các tỉnh thành phía Nam, có thể
thấy được sự cố gắng lan tỏa, tuyên truyền về tính nhân văn, nhân đạo của vấn đề
nhận nuôi con nuôi của các cơ quan có thẩm quyền và cá cơ quan liên quan, cũng
như thấy được sự quan tâm một cách có hệ thống của Chính phủ dành cho vấn đề
này.
- Việt Nam dần cho thấy được kinh nghiệm cũng như sự tích cực trong việc
tìm kiếm hia đình thay thế ở nước ngoài cho các em đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn (khuyết tật, mặc các bệnh hiểm nghèo, nhiễm các bệnh như HIV/AIDS…)
không vó cơ hội tìm kiếm gia đình thay thế trong nước. Chỉ với 10 năm mà Việt
Nam đã tập trung thực hiện rất tốt việc tìm kiếm gia đình thay thế ở nước ngoài cho
trẻ em cần được chăm sóc đặc biệt, có thể thấy không phải quốc gia nào mới trở
thành thành viên của Công ước La Haye cũng thực hiện được.
- Cuối cùng, trong mắt bạn bè quốc tế và cá thành viên khác của Công ước,
hình ảnh của Việt Nam về vấn đề nuôi con nuôi quốc tế đã được đánh giá cáo hơn
nhiều.
4.1.2. Một số khó khăn, hạn chế và bất cập
(1) Tổng hợp, kiểm soát số lượng, lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình
nhận nuôi và số lượng trẻ em có đủ điều kiện để được nhận làm con nuôi người
nước ngoài.
Việc thành lập danh sách cho trẻ em cần tìm gia đình thay thế là một trong
những nhiệm vụ bắt buộc và tối quan trọng, như quy định tại điểm c) khoản 2 Điều
15 Luật Nuôi con nuôi 2010, các cơ sở nuôi dưỡng được chỉ địch cho việc giưới
thiệu trẻ em làm con nuôi phải tiến hành lập danh sách cho các em trước khi giới
thiệu các em làm con nuôi nước ngoài hoặc tìm kiếm gia đình thay thế trong nước.
Từ đây có thể thấy sự ưu tiên tìm kiếm gia đình thay thế cho cá em vần là ở
trong nước, chỉ giải quyết cho làm con nuôi nước ngoài khi không tìm kiếm được
gia đình thay thế tại Việt Nam.
Thực tế cho thấy, so với thời điểm thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP,
danh sách trẻm em cần tìm gia đình thay thế tại các cơ sở được chỉ định đã thuyên
giảm rất nhiều. Chỉ có khoản 1/3 số tỉnh thành thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm gia
đình thay thế cho trẻ em theo quy định tại Điều 15 Luật Nuôi con nuôi 2010 và từ
đây có thể thấy sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan, Sở Tư pháp, Sở LĐTBXH
chưa đồng nhất, có thể nói là quá qua loa trong công tác chỉ đạo của các cơ quan
thuộc cấp Trung ương, cũng như sự thiếu quan tâm một cách xác đáng trong việc
tìm kiếm gia đình thay thế cho các trẻ em và cũng như việc lập danh sách các em.
Hệ quả là danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế trên phạm vi cả nước không
phản ánh đúng thực trạng nhu cầu cần tìm tình thương gia đình của những trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt.
(2) Kiểm tra, rà soát, xác minh thông tin, lấy ý kiến của ba mẹ ruột hay
người giám hộ trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài
Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010, mà cụ thể là tại Điều 33, Việc
xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài là kết quả của công tác
kiểm tra, xác minh hồ sơ của trẻ em và lấy ý kiến đồng ý của những người có liên
quan. Nhìn nhận một cách khách quan có thể thấy công tác xác minh nguồn gốc của
trẻ em bị bỏ rơi đã dần nề nép hơn nhưng vẫn chưa đảm bảo thời hạn được định tại
điều luật này. Thực trạng này càng kéo dài thời gian giải quyết cho trẻ em thuộc
diện Danh sách 2 (khoản 2 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) làm con nuôi nước
ngoài càng trì trệ hơn, mặc dù khoản này đã được bãi bỏ ở Nghị định 24/2019 thì
tình trạng không tìm được cha, mẹ của tre em để lấy ý kiến vẫn còn rất phức tạp,
khó khăn. Ngoài ra, những nội dung thuộc nhóm cần được xác minh đôi khi cũng
không đầy đủ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 19/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung
tại Nghị định 24/2019/NĐ-CP.
Theo quy định của Công ước La Haye, mà tại Điều 30 của Công ước này có
thể hiểu, công tác xác minh nguồn gốc của trẻ em là nhiệm vụ của nước sở tại, công
tác này nếu được thực hiện tốt sẽ bảo vệ quyền và lọi ích tốt nhất cho trẻ em, cũng
như góp phần phòng ngừa nạn buôn bán trẻ em, lợi dụng trẻ em cho mục đích bất
hợp pháp, cũng như cá trường hợp thu lợi bất chính từ những việc liên quan tới
việc cho nhận con nuôi trái với mục đích của Công ước.
Trên thực tế, việc xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài vẫn
còn gây nhiêu lúng túng cho các Sở Tư pháp của các tỉnh thành trên địa bàn cả nước
nhất là đối với trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo hoặc khuyết tật hay trẻ em thuộc
diện được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, sự bất cập này
tiếp tục tồn tại cho tơi skhi Nghị định 24/2019/NĐ-CP có hiệu lực (điều khoản này
đã bị bãi bỏ tại Nghị định 24/2019/NĐ-CP). Từ quy định này lại nảy sinh một vấn
đề, khi nào thì Cục con nuôi được tiến hành lấy ý kiến.
(3) Giới thiệu trẻ em làm con nuôi nười ngước ngoài
Cũng như công tác giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài từ Cục Con
nuôi thuộc Bộ Tư pháp về các tỉnh có tiến độ rất chậm chạp, cơ chế phôi hợp giữa
các cơ quan liên ngành có liên quan trong công tác giưới thiệu trẻ em cũng còn chưa
được thực hiện tốt, hay thậm chí có thể nói là cực kì rề rà, kéo theo thời gian giới
thiệu trẻ em bị đình trệ và kéo dài.
Tình trạng sức khỏe của trẻ em được giới thiệu, cũng là một vấn đề mà các
cơ quan của Việt Nam thực hiện chưa được rõ ràng, thiếu trách nhiệm, thậm chí
trong một vài trường hợp còn có thể nói là có tính chất lừa dối, giấu diếm đặc biệt là
đối với trẻ em thuộc nhóm được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài, điển hình là
với tình trạng sưc khỏe của trẻ em thuộc Danh sách 1- Những trẻ em ở cơ sở nuôi
dưỡng cần tìm gia đình thay thế mà không phải là trẻ em khuyết tật mắc bệnh hiểm
nghèo (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) còn chưa được
đảm bảo, một số trẻ mắc các bệnh hiểm nghèo, hay các bệnh như chậm phát triển,
các ảnh hưởng tiêu cực về tâm lí…. nhưng hồ sơ ý tế lại không có đề cập tới và vẫn
được giới thiệu. Cho tới khi Nghị định 24/2019/NĐ-CP có hiệu lực thì việc lập danh
sách trẻ em theo hình thức phân loại dựa trên tình trạng sức khỏe (Danh sách 01 và
02) để làm con nuôi nước ngoài không còn nữa, điều này không đồng nghĩa với việc
cơ sở nuôi dưỡng và các bên chịu trách nhiệm giới thiệu trẻ em có thể bỏ qua hoặc
không báo cao trung thực tình trạng sức khỏe của trẻ em và càng không giúp cho
tình trạng này thuyên giảm.
4.1.3. Nguyên nhân dân tới những khó khăn, hạn chế và bất cập
4.1.3.1. Nguyên nhân khách quan
Cả Luật Nuôi con nuôi 2010 và Công ước La Haye vẫn còn “rất mới”, sự
tách biệt giữa hỗ trọ nhân đạo và nhận nuôi con nuôi. Để hiểu và thục hiện được cần
có sự có sự cố gắng của cả phía chính quyền, cán bộ làm côn tác giải quyết nuôi con
nuôi và người dân. Điều này yêu cần nhận thức của các bên liên quan tới việc thống
kê, rà soát, lập danh sách, giới thiệu trẻ em, giải quyết thủ tục và nhận nuôi con
nuôi. Chính vì những điểm mới của Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Haye làm
cho những đối tượng liên quan không kịp thích ứng và thay đổi nhận thức, việc thực
hiện Luật Nuôi con nuôi dù đã ra đời 10 năm và Công ước La Haye đã có hiệu lực
09 năm tại Việt Nam vẫn còn chậm trễ, thiếu hiệu quả.
Nhiều quy định trong Luật nuôi con nuôi 2010 và các văn bản hướng dẫn thi
hành khá phức tạp và rườm rà chưa cụ thể, thậm chí văn bản hướng dẫn sau còn
mâu thuẫn với văn bản trước.
Cũng như thục trạng các văn bản luật ở cá ngành Luật khác, những quy dịnh
của Luật Nuôi con nuôi 2010 chỉ mang tính chất dự đoán và rào trước những khả
năng xảy ra trong thực tế, dẫn tới không thể điều chỉnh hết những tình huống phát
sinh trong thực tế, tạo thành thế “điều luật đuổi theo sự việc”.
4.1.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Xuất phát từ đỏi hỏi nhận thức của người dân phải kịp thời thích ứng với
những quy định vẫn còn tương đối mới của pháp luật về việc nuôi con nuôi và Công
ước La Haye thì công tác tuyên truyền khuyến khích người dân phải được quan tâm
đúng mực. Nhưng trên thực tế mối quan tam này vẫn chưa thực sử đủ và công tác
tuyên truyền cũng chưa mang lại hiệu quả, dẫn tới việc nhận thức về vấn đề nuôi
con nuôi và đăng kí nuôi con nuôi chưa phổ biến trong người dân, ảnh hưởng tới
quá trình thực hiện Công ước La Haye tại Việt Nam.
Nguồn lực về nhân sự và tìa chính vẫn còn chưa được đảm bảo, chưa được
đầu tư một cách nghiêm túc để việc triển khia thực hiện Luật Nuôi con nuôi và
Công ước La Haye còn gặp nhiều khó khăn.
Theo như những nghiên cứu từng được thục hiện, có thể thấy hầu hết các
cán bô làm công tác đăng kí nuôi con nuôi ở địa phương làm việc theo chế độ kiêm
nhiệm, thường xuyên chuyển đổi vị trí khiến cho công tác của đội ngũ cán bộ không
có tính chuyên nghiệp.
4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện Công ước La Haye 1993
Qua quá trình nghiên cứu về chủ đề này, cũng như quá trình tổng hợp ý kiến
từ các thành viên trong nhóm, tìm hiểu và học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau, nhóm
chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chế
định nuôi con nuôi, nâng cao hiệu quả thực hiện Công ước La Haye.
4.2.1. Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về con nuôi có yếu tố nước ngoài
* Luật Nuôi con nuôi 2010
Nên có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với quy định tại khoản 3 Điều 14,
không phải bất kì người nào thuộc diện được quy định tại điều khoản này cũng đủ
điều kiện để nuôi dưỡng trẻ em một cách thật sự tốt
Bổ sung khoản 3 Điều 17, với văn bản xác nhận của UBND cấp xã nơi
thường trú của người nhận nuôi con nuôi
Bổ sung quy định về thu hồi hoặc hủy giấy chứng nhận việc nhận nuôi con
nuôi trong một số trường hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những trẻ em sau
khi được nhận nuôi, đồng thời cũng khẳng định sự trách nhiệm của các cơ quan có
liên quan.
Sửa đổi khoản 3, Điều 24, con nuôi được thay đổi dân tộc theo cha mẹ nuôi,
để giúp các em dễ dàng hòa nhập với gia đình, môi trường và cuộc sống mới.
* Nghị định 19/2011/NĐ-CP (những quy định còn hiệu lực) và Nghị định
14/2019/NĐ-CP
Hướng dẫn cụ thể điểm c) khoản 1 và khoản 3 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi
Hướng dẫn cụ thể điểm b) khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi
Khoản 1 Điều 49 Nghị định 19/2011/NĐ-CP sửa thành “cơ quan thu chuyển
95% mức chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Nghị định này cho địa
phương” đảm bảo cho các quy định về chế đọ thu nộp chi phí cho công tác giải
quyết nuôi con nuôi nước ngoài được minh bạch, nhanh chóng và thuận lợi.
Đơn giản hóa thủ tục tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP, nhằm
nhanh chóng giúp các em có thể tìm được gia đình thay thế tại nước ngoài trong
trường hợp không có công dân người Việt thường trú trong nước nào nhận nuôi.
4.2.2. Thúc đẩy tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức
chuyên trách, có thẩm quyền
Để đảm bảo thực hiện Công ước La Haye, ở Trung ương, Việt Nam đã có tổ
chức công tác liên ngành đảm nhận trách nhiệm đó, nhưng thành viên của tổ này chỉ
tham gia với tư cách ca nhân, trong khi các Bộ ngành có liên quan ở cấp Trung
ương như Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH… thì vẫn chưa có sự hợp tác chặc chẽ. Cần
tăng cường hơn nữa công tác phối hợp trong công tác chỉ đạo, giải quyết những bất
cập những vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lí công tác thực hiện Luật
Nuôi con nuôi và Công ước La Haye.
Cần có thêm những thông tư liên tịch của Bộ Tư pháp và các Bộ ngành có
liên quan nhằm đảm bảo quá trình hòa nhập với gia đình mới, quá trình phát triển
của những trẻ em được nhận nuôi, định hình một bộ khung nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích của trẻ em trong những tình huống cấp bách.
4.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra các hoạt động nuôi con nuôi quốc tế
Cần có những quy định cụ thể cho các cơ quan có liên quan để chỉ đạo, kiểm
tra thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi và Công ước La Haye cần phải được tiến
hành thường xuyên và ở tất cả các cấp để mau chóng phát hiện nhũng khó khăn,
tình huống khẩn cấp phát sinh để kịp thời có hướng sử lí đúng đắn và giải quyết cụ
thể.
Kiên quyết, dứt khoát xử lí những cá nhân, tổ chức lợi dụng công tác giải
quyết đăng kí nhận nuôi con nuôi, giới thiệu trẻ em nhằm thu lợi bất chính.
4.2.4. Tăng cường nguồn nhân lực, cán bộ, nhân viên
Cũng như đã nói ở phần trước, thực tế cho tới tận ngày nay, đội ngủ cán bộ
làm công tác thự hiện pháp luật vê nuôi con nuôi ở Việt Nam chưa có trình độ
chuyên môn tính chuyên nghiệp cao. Nhất thiết phải có sự nâng cấp cải thiện về số
lượng cũng như chất lượng của đội ngũ cán bộ.
Đối với cấp Trung ương, tiếp tục bổ sung nhân sự cho Cục Con nuôi để đảm
bảo nguồn lực cho bộ phận thường trực của cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi
quốc tế. Xây dựng một đội ngũ chuyên trách với trình độ chuyên môn cao.
Đối với địa phương, nên hạn chế việc để cho cán bộ kiêm nhiệm và chuyển
vị trí công tác quá nhiều, đảm bảo một nguồn nhân lực luôn có kinh nghiệm tính
chuyên nghiệp cao giúp cho những công việc từ thành lập danh sách, rà soát, xác
minh nguồn gốc trẻ em… trở nên nhah chóng và hiệu quả hơn.
Với những sự bổ sung, nâng cấp về số lượng và chất lượng trên, sẽ khiến cho
những công tác liên quan tới quá trình nhạn nuôi con nuôi dễ dàng nhanh chóng phù
hợp với tính chất xã hội của thời điểm hiện tại và thỏa mãn những yêu cầu của Công
ước La Haye.
4.2.5. Đảm bảo nguồn kinh phí, nguồn lực về tài chính cho các cơ quan có
trách nhiệm quản lí công tác về nuôi con nuôi
Kinh phí hoạt động và nguồn lực về tài chính là một trong những yêu cầu cấp
thiết nhất để các cơ quan làm công tác thực hiện Luật nuôi con nuôi và Công ước La
Haye có thể hoạt động một cách hiệu quả hơn.
Ở Trung ương, Bộ Tư pháp cần phải đảm bảo kinh phí hoạt động cho Cục
Con nuôi đối với việc hợp tác với các cơ quan chuyên trách khác của nước ngoài ở
mỗi chuyến công tác. Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cá kênh thông tin nhằm
dễ dàng cho việc thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em, các phần mềm quản lí
thông tin, những phần mềm hỗ trợ thủ tục đăng kí nuôi con nuôi cũng nhưu những
phần mềm hỗ trọ cho công tác quản lí của đội ngũ cán bộ.
Ở cấp địa phương, UBND các tỉnh cần đầu tư ngân sách một cách nghiêm
túc đảm bảo cho quá trình thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Haye, đầu
tư vào trang thiết bị điện tử nhằm xây dựng hệ thống thông tin lưu trữ và liên kết
với nhưng cơ quan cấp trên cách nhanh chóng và hiệu quả.
Lên những kế hoạch, chương trình lôi kéo đầu tư, hỗ trợ những cơ sở nuôi
dưỡng trẻ em trên cả nước.
4.2.6. Tuyên truyên phổ biến kiến thức về sự nhân đạo của vấn đề nuôi
con nuôi
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức về pháp luật nói chung và
pháp luật nuôi con nuôi nói riêng để nâng cao ý thức của người dân cũng như trình
đọ nghiệp vụ của cá bộ làm công tác giải quyết việc nuôi con nuôi. Mở rộng hình
thức, đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về nuôi con nuôi
trong người dân phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực từng địa phương
đặc biệt là tới các khu vực vùng sâu vùng xa, khu vực miền núi thưa dân cư,...
Để thực hiện Công ước La Haye một cách dễ dàng và đồng bộ từ chính
quyền tới người dân cần thiết phải có kế hoạch tuyên truyền các yêu cầu của Công
ước La Haye trên cả nước, để cho người dân thấy được Công ước đẫ được cộng
đồng quốc tế thừa nhận và vấn đề nuôi con nuôi cần phải được nhìn nhận một cách
đúng đắn hơn.

KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng Việt Nam tham gia Công ước La Haye số 33 ngày
29/5/1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế là một
bước tiến quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của thực tiễn xã hội trong việc
nuôi con nuôi quốc tế ở Việt Nam. Từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực và Việt
Nam tham gia Công ước La Haye 1993, vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài có xu
hướng phát triển mới, đây là hệ quả của sự thay đổi chính sách pháp luật rất cần
được nghiên cứu kịp thời và nghiêm túc. Bài tiểu luận nghiên cứu những vấn đề cơ
bản của Công ước La Haye 1993, Luật Nuôi con nuôi 2010 về nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngooài, từ đó chỉ ra ảnh hưởng của Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ
em trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế đối với pháp luật nuôi con nuôi tại Việt
Nam.
Trong khi trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận nuôi chiếm tỉ lệ rất
lớn so với các nước trong khu vực thì việc đặt ra yêu cầu đối với pháp luật Việt
Nam cần chú trọng quan tâm và phát triển hơn nữa những qui định về nuôi con nuôi
có yếu tố nước ngoài. Nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của trẻ em trong lĩnh vực
nuôi con nuôi quốc tế trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi và bổ sung
quy định của pháp luật về nuôi con nuôi nói chung và nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài nói riêng cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Để đảm bảo cho ý nghĩa và mục
đích của việc nuôi con nuôi được thực hiện một cách triệt để, bài tiểu luận đề xuất
thay đổi trong pháp luật Việt Nam những vấn đề nảy sinh từ việc nuôi con nuôi
quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

You might also like