You are on page 1of 23

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ VỀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA
GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Môn: Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học


GVHD: Th.S Trương Trần Hoàng Phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ VỀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA
GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhóm:17
Thành viên:
1. Nguyễn Trần Minh Thư
2. Nguyễn Thị Hồng Đào
3. Nguyễn Thái Phương Nhi
4. Nguyễn Thị Kiều Khuyên
5. Trần Nguyễn Tường Vy

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Vấn đề về thực hiện chức năng xã hội của gia
đình ở Việt Nam hiện nay” được diễn ra một cách nghiêm túc và công khai dựa trên sự
giúp đỡ của giảng viên Trương Trần Hoàng Phúc bộ môn” Chủ nghĩa xã hội khoa học
và tập thể các bạn lớp 12DHKTL04 đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành
tốt tiểu luận này. Em xin được chịu trách nhiệm trước bất kỳ sai sót hay gian lận nào
của các số liệu và tài liệu được sử dụng đính kèm trong bài nghiên cứu này.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hồng Đào


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................

1. Tính cấp thiết của đề tài:............................................................................................

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................

2.1. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.........................................................................

PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................................

1. Khái niệm, quy định, vị trí và chức năng của gia đình............................................

1.1. Khái niệm gia đình....................................................................................................

1.2. Quy định về chức năng gia đình :............................................................................

1.3. Vị trí của gia đình......................................................................................................

1.3.1. Gia đình là tế bào của xã hội...............................................................................

1.3.2. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội.........................................................

1.3.3. Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc..............................................

1.4. Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình..............................................................

1.4.1. Chức năng sinh đẻ................................................................................................

1.4.2. Chức năng giáo dục..............................................................................................

1.4.3. Chức năng kinh tế.................................................................................................

1.4.4. Chức năng thỏa tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình...................................

2. Vấn đề.........................................................................................................................

2.1. Vấn đề tái sản xuất ra con người.............................................................................


2.2. Vấn đề nuôi dưỡng và giáo dục..............................................................................

2.3. Vấn đề thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình......................

2.4. Vấn đề kinh tế và tổ chức tiêu dùng......................................................................

3. Giải pháp....................................................................................................................

3.2. Tái sản xuất ra con người.......................................................................................

3.3. Nuôi dưỡng và giáo dục..........................................................................................

3.4. Thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình..................................

3.5. Vấn đề kinh tế và tổ chức tiêu dùng......................................................................

PHẦN KẾT LUẬN..........................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Gia đình là môi trường quen thuộc đối với tất cả mọi người khi bất cứ cá nhân
nào cũng đều có thể trực tiếp tham gia vào quá trình tạo lập, xây dựng một gia đình.
Mỗi một gia đình được coi là một tế bào của xã hội, bao gồm nhiều lĩnh vực phong
phú nhưng cũng rất phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động. Do đó, gia đình là vấn đề
trọng yếu mà toàn nhân loại với mọi dân tộc trong mọi thời đại đều dành sự quan tâm
sâu sắc đến. Với sự phát triển về các mặt khác của xã hội, các vấn đề mới cũng đã nảy
sinh, trong đó vấn đề gia đình với nhiều biến đổi phức tạp, bên cạnh những biến đổi
tích cực thì gia đình Việt Nam ngày nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mang tính
tiêu cực do chịu sự chi phối lớn từ nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.
Chính vì vậy, việc chọn đề tài nghiên cứu “Vấn đề về thực hiện chức năng xã hội của
gia đình ở Việt Nam hiện nay” không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà hơn nữa còn đem
lại giá trị thực tiễn cao, là một đề tài cần thiết nghiên cứu để định hướng giải quyết cho
các vấn đề nóng hiện nay của gia đình ở Việt Nam. Giải quyết được vấn đề gia đình là
một bước tiến lớn thúc đẩy giải quyết các vấn đề nhức nhối của xã hội, tạo tiền đề
không chỉ cho sự phát triển của xã hội mà cả nền kinh tế và chính trị nước nhà.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng rõ những lý luận chung của chủ nghĩa
xã hội khoa học về vấn đề gia đình, và liên hệ với sự biến đổi chức năng gia đình trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cùng những vấn đề thực trạng gia đình
ở nước ta hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Giải quyết, phân tích phần thực hiện chức năng về gia đình: Quy định về chức
năng gia đình, khái niệm về gia đình, phân tích các chức năng cơ bản của gia đình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1
Tiểu luận nghiên cứu về vấn đề thực hiện chức năng gia đình và những vấn đề
liên quan xảy ra ở Việt Nam hiện nay.

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Về mặt lý luận, đề tài nghiên cứu làm rõ, đầy đủ những lý luận chung về vấn đề
gia đình và những cơ sở lý luận xây dựng gia đình hiện nay. Về mặt thực tiễn, đề tài
phân tích, nghiên cứu tác động, nguyên nhân sự biến đổi chức năng gia đình và thực
trạng một số vấn đề gia đình ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp cho quá
trình xây dựng gia đình hiện nay.

2
PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm, quy định, vị trí và chức năng của gia đình

1.1. Khái niệm gia đình

Từ nhiều góc độ của xã hội, gia đình có thể được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Dưới đây là một số khái niệm về gia đình từ các góc độ khác nhau.

Dưới góc độ pháp lý, gia đình là một khái niệm được quy định trong Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2010 như sau: “Gia đình là tập hợp những người có quan hệ hôn
nhân, huyết thống hoặc quan hệ chăm sóc con cái, tạo ra nghĩa vụ giữa họ và quyền.”.
Vì vậy, các thành viên trong gia đình có thể có hoặc không cùng huyết thống như quy
định trong Đạo luật, nhưng họ đều có nghĩa vụ và trách nhiệm. Định nghĩa này áp
dụng cho mọi gia đình Việt Nam hiện nay.

Theo quan điểm xã hội học, chúng ta có thể xem gia đình là tế bào của xã hội, là
một nhóm xã hội vi mô gắn bó với nhau bởi các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, tâm
lý… Theo định nghĩa này, gia đình có thể được coi là một tổng thể xã hội vi mô, có
thứ bậc, được bình thường hóa và hướng tới đời sống tinh thần bền vững. Mọi người
trong gia đình có quan hệ mật thiết với nhau về huyết thống, tài chính, kinh tế, ứng xử
và tình bạn ... Đây là lý do tại sao các thành viên trong gia đình có thể đoàn kết cùng
nhau, yêu nhau vô điều kiện.

Theo quan điểm nhân học, "Gia đình là một thiết chế xã hội gắn kết mọi người
với nhau để duy trì nòi giống và chăm sóc trẻ em. Đó là sự kết hợp của ít nhất hai
người dựa trên huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi. Những người này cũng phải
Chung sống (chung sống có nghĩa là có thể cách xa nhau về địa lý nhưng vẫn có đời
sống chung) Gia đình là tổ chức kinh tế đầu tiên của loài người, là tổ chức liên kết các
cá nhân cùng huyết thống với nhau để tổ chức hoạt động lao động sản xuất. nam giới
săn bắn hái lượm, nữ giới ở nhà nấu nướng, chăm sóc con cái”.

Các khái niệm chung đều mang tính chất hàn lâm khó hiểu nhưng chung quy vẫn
khẳng định chung một vấn đề đó là gia đình. Như vậy, có thể hiểu nôm na gia đình là
một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cô chủ yếu

3
dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những
quy định về quyên và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

1.2. Quy định về chức năng gia đình:

Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng mỗi con người, có ý nghĩa quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Theo Luật hôn
nhân và gia đình Việt Nam thì gia đình có ba chức năng cơ bản: chức năng sinh đẻ,
chức năng giáo dục, chức năng kinh tế, Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy
trì tình cảm gia đình.

Chức năng sinh sản là tái tạo ra con người, duy trì và phát triển nòi giống. Xã hội
không diệt vong vì chức năng sinh sản của gia đình. Chức năng của giáo dục là cung
cấp cho con người những tri thức cần thiết, phục vụ cuộc sống, phục vụ sự phát triển
của đất nước. Chức năng kinh tế của gia đình là tạo ra những gia đình thịnh vượng.
Khi kinh tế gia đình phát triển thì nền kinh tế quốc dân sẽ khởi sắc.

1.3. Vị trí của gia đình

1.3.1. Gia đình là tế bào của xã hội

Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tố tồn
tại và phát triển của xã hội, là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình
như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái
tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vậy, muốn xã hội
tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

Tuy nhiên mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vào bản
chất của từng chế độ xã hội. Trong các chế xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã hạn chế rất lớn đến sự
tác động của gia đình đối với xã hội.

1.3.2. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ
bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến

4
sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình,
mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.

1.3.3. Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của
mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối quan hệ
tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái.

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh
phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã
hội. Vì vậy muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ chủ tịch
nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”

Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể
các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Thế nhưng, các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn có những
quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên
của xã hội. Không thể có con người bên ngoài xã hội. Gia đình đóng vai trò quan trọng
để đáp ứng nhu cầu về quan hệ xã hội của mỗ cá nhân.

Ngược lại, bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến mỗi cá
nhân. Mặt khác, nhiều hiện tượng của xã hội cũng thông qua gia đình mà có ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức,
lối sống.

1.4. Các chức năng xã hội cơ bản của gia đình

1.4.1. Chức năng sinh đẻ

Đây là nét riêng của gia đình và không một cộng đồng nào có thể thay thế được.
Chức năng này không chỉ thoả mãn nhu cầu vật chất và tâm lý tự nhiên của con người,
thoả mãn nhu cầu duy trì nòi giống của các thành viên trong gia đình, họ hàng mà còn
thoả mãn nhu cầu về sức lao động, duy trì tuổi thọ xã hội của con người.

5
Việc thực hiện chức năng sinh sản của con người xảy ra trong mỗi gia đình,
nhưng nó không chỉ là vấn đề gia đình, mà còn là vấn đề xã hội. Vì việc thực hiện
chức năng này quyết định mật độ dân số và nguồn lao động của một quốc gia, thậm chí
cả thế giới, đồng thời là nhân tố cần thiết cho tồn tại xã hội. Việc thực hiện chức năng
này gắn liền với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, tùy từng nơi, theo
nhu cầu của xã hội, chức năng này được thực hiện với xu hướng hạn chế hoặc khuyến
khích. Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao
động của các hộ gia đình.

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống chung của xã hội loài người mà trong
đó diễn ra quá trình tái sản xuất sinh học nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Các
quốc gia đều quan tâm đến việc điều tiết chức năng sinh đẻ của gia đình. Việc khuyến
khích hay hạn chế chức năng sinh đẻ của gia đình phụ thuộc vào yếu tố dân số, vào
nguồn nhân lực và các điều kiện kinh tế – xã hội khác. Ở Việt Nam, để hoạch định
chính sách hợp lý cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Nhà nước đã có chính
sách kế hoạch hóa gia đình: “Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con”.

Chức năng tái sản xuất xã hội của gia đình Việt Nam truyền thống có đặc điểm
sau:

 Đông con là một giá trị cơ bản của gia đình và xã hội truyền thống, Từ xa xưa,
con người Việt Nam đã đề cao việc duy trì nòi giống gia đình “đông con hơn
nhiều của”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, “con gái là con người ta”. Con
cái là thứ đáng giá hơn hết trong gia đình..

1.4.2. Chức năng giáo dục

Gia đình là môi trường nguyên thủy mỗi con người sinh ra và trưởng thành. Là
một nhóm xã hội đặc biệt, gia đình được hình thành một cách tự nhiên bởi quan hệ hôn
nhân và huyết thống, mọi thành viên gia đình cùng chung sống và có chung ngân sách.
Bài học đầu tiên mỗi chúng ta học trên cuộc đời này là trong gia đình. Giáo dục gia
đình thực sự là một sự nghiệp diễn ra liên tục trong suốt cả cuộc đời mỗi con người.

6
Giáo dục gia đình đó là sự tác động một cách kiên trì, thường xuyên, tổng thể và sâu
sắc của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi con người. Quan
niệm, thái độ, lối sống, cách ứng xử, hành vi đạo đức, tính cách, năng lực, công việc,
sự nghiệp… của cha mẹ để lại dấu ấn sâu nặng đối với con cái mỗi gia đình. Nó tạo
nên sản phẩm mà dân gian gọi là “giỏ nhà hai quai” nhà ấy.

Giáo dục gia đình chủ yếu được thực hiện bằng tình cảm và đó là nền giáo dục
vừa toàn diện, vừa cụ thể và mang tính cá biệt cao. Toàn diện là bởi giáo dục gia đình
hướng tới thúc đẩy sự phát triển đầy đủ mọi phẩm chất con người. Cụ thể là vì giáo
dục gia đình không mang tính chung chung, trừu tượng mà nhằm vào mỗi cá nhân cụ
thể và nhằm xây dựng, phát triển những phẩm chất, năng lực cụ thể của từng người.
Giáo dục gia đình mang tính cá biệt là do đối tượng là những cá thể đặc thù, riêng biệt.
Đối với mỗi cá nhân cụ thể đó thì phải có phương pháp, cách thức và nội dung giáo
dục riêng, cụ thể, cá biệt mới phù hợp và chỉ có như thế mới mang lại hiệu quả của
giáo dục gia đình. Như thế, có thể nói giáo dục gia đình là một dạng giáo dục đặc biệt
của xã hội loài người.

Giáo dục gia đình được thực hiện thông qua cách thức tổ chức đời sống gia đình,
quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ và cơ bản là dựa trên nền tảng căn bản là sự
gương mẫu, sự nêu gương của các bậc cha, mẹ. Dĩ nhiên, giáo dục gia đình thường sử
dụng các phương pháp đơn giản như: khuyên bảo, thuyết phục, đó là vừa dạy vừa dỗ
vừa phân tích, diễn giải, chỉ bảo, khuyên nhủ, tập luyện, xây dựng thói quen, tạo lập
nếp sống nền nếp tốt đẹp, cổ vũ, khích lệ, khen thưởng kịp thời những cố gắng, những
thành tích đạt được dù là rất nhỏ và kỷ luật, răn đe, trừng phạt nghiêm khi trẻ có sai
trái, không nghe lời… Tuy nhiên, các phương pháp này thường được mỗi gia đình sử
dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo rất khác nhau tùy thuộc vào môi trường gia đình
cũng như đối tượng, mục đích giáo dục.

Giáo dục gia đình tuân thủ các nguyên tắc: tôn trọng nhân cách, cá tính và phẩm
chất riêng của trẻ; phải nghiêm khắc nhưng lại khoan dung, độ lượng, nhân từ, yêu
thương, tình cảm, gần gũi, thân tình, sử dụng quyền uy của cha, mẹ một cách hợp lý và
quyền uy chủ yếu được sử dụng trong ngăn chăn và răn đe và thống nhất mục tiêu giữa

7
các thành viên gia đình. Có thống nhất mục tiêu chung mới tạo ra được sản phẩm giáo
dục hoàn hảo. Không thống nhất sẽ tạo ra sản phẩm méo mó, lệch lạc, phiến diện, dở
dơi dở chuột.

Về cơ bản, nội dung giáo dục gia đình bao gồm: hành vi đạo đức, tri thức căn
bản, thái độ, kỹ năng sống và lao động, thể chất và thẩm mỹ. Kỹ năng sống là một nội
dung mới và đặc biệt quan trọng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại. Mục tiêu
của giáo dục gia đình muôn đời vẫn là tạo ra những con người hiếu thảo, có đạo đức
trong sáng, có suy nghĩ lành mạnh, có thể chất mạnh khỏe và có chuyên môn, nghiệp
vụ nghề nghiệp cao đáp ứng được mọi yêu cầu của gia đình và xã hội. Nói cách khác,
giáo dục gia đình đó là nhằm tạo ra những con người chân chính, có đời sống ấm no,
tự do, hạnh phúc, có năng lực trí tuệ cao, có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng,
hết mình vì mọi người, vì quê hương, đất nước.

Chức năng xã hội hóa - giáo dục của gia đình truyền thống Việt Nam có đặc
điểm sau:

 Nhắc đến nhiều nhất trong nội dung giáo dục của gia đình là đạo đức và cách
sống làm người.
 Sự đánh giá của xã hội với gia đình luôn lấy tiêu chí nhìn vào con cái.
 Mục đích giáo dục trong gia đình truyền thống khác nhau theo loại hình gia đình,
những nhà nghèo khó vẫn cố gắng cho con học đến nơi đến chốn. Người cha
thường giáo dục bằng sự nghiêm khắc, người mẹ thường giáo dục bằng sự nhân
từ, "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi", "con hư tại mẹ, cháu hư tại
bà".

1.4.3. Chức năng kinh tế

Đây là chức năng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi gia đình, góp
phần vào sự phát triển toàn xã hội. Lao động của mỗi thành viên gia đình hoặc hoạt
động kinh tế của gia đình nhằm tạo ra nguồn lợi đáp ứng các nhu cầu đời sống vật chất
(ăn, ở, đi lại) lẫn nhu cầu tinh thần (học hành tiếp cận thông tin, vui chơi giải trí). Gia
đình còn là đơn vị tiêu dùng, việc tiêu dùng sản phẩm hàng hóa dịch vụ trong xã hội đã

8
tác động vào sản xuất, tiền tệ, thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Gia đình là một
thực thể xã hội, sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Như vậy bản thân gia đình đã
mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia đình mới đem lại cho nó một giá
trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá
trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị
trong xã hội.

Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là
chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no, giàu
có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “dân có
giàu thì nước mới mạnh” Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện nghi, là sự
hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời
sống.

Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài
những thành viên đang còn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao
động cần có một công việc, một mức thu nhập ổn định. Ngoài ra còn cần có nguồn thu
nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày.

Chức năng kinh tế của gia đình Việt Nam truyền thống có những đặc điểm sau:

 Gia đình Việt Nam truyền thống là một đơn vị kinh tế độc lập, tự sản tự tiêu.
 Người chồng, người cha trong gia đình đóng vai trò là trụ cột kinh tế, họ đồng
thời nắm toàn bộ quyền kiểm soát về kinh tế gia đình.
 Sự trì trệ, máy móc và bảo thủ trong hoạt động kinh tế gia đình luôn biểu hiện
cùng cơ chế tổ chức và quản lý mang tính gia trưởng.

1.4.4. Chức năng thỏa tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Đây là chức năng có ý nghĩa quan trọng trong việc chia sẻ tình yêu thương gắn
bó giữa các thành viên của gia đình, đặc biệt là tình yêu hạnh phúc lứa đôi. Tổ ấm gia
đình vừa là điểm xuất phát cho con người trưởng thành, vững tin bước vào cuộc sống
xã hội, đồng thời cũng là nơi bao dung, an ủi cho mỗi cá nhân trước những rủi ro, sóng

9
gió cuộc đời. Càng về cuối đời, con người càng trở nên thấm thía và khao khát tìm về
sự bình ổn, thoả mãn nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm trong sự chăm sóc,
đùm bọc của gia đình; chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho việc chăm sóc sức khỏe của
các thành viên tron gia đình.

Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có
tình yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia đình là nơi để mỗi
được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, cân bằng
tâm lý, giải tỏa ức chế... từ các quan hệ xã hội. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia
đình với cách gọi yêu thương, trìu mến, ấm áp. Trong gia đình người già được chăm
sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp.
Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn
cực nhọc với nhau... Ở đó, mỗi người cảm nhận được sự gần gũi, thân thương từ
khoảng sân, mái nhà, chiếc giường... đến những quan hệ họ hàng thân thiết. Khi một
thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ và có sự giúp đỡ
để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa. Điều đó sẻ tạo nên sợi dây
vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia đình, dòng họ, thân
tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình thành trong làng xóm,
trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương, đất nước, con người.

Chức năng tình cảm, tâm lí của gia đình Việt Nam truyền thống có đặc điểm sau:

 Đề cao vai trò của các giá trị đạo đức và các giá trị đó chi phối hầu hết các mối
quan hệ của gia đình.
 Sự thương yêu, chăm sóc con cái hết lòng của cha mẹ đối với con cái, sự hiếu
thảo của con cái với cha mẹ; sự gắn bó và yêu thương nhau giữa anh chị em, sự thuỷ
chung, hoà thuận trong tình nghĩa vợ chồng.
 Những tình cảm đối với gia đình cũng là cội nguồn của tình làng xóm quê
hương và xa hơn là tình yêu đất nước: "cáo chết ba năm quay đầu về núi". Gia đình là
nơi sẻ chia, cảm nhận, của mỗi thành viên trong gia đình. Là nơi dừng chân sau một
ngày làm việc mệt mỏi. Là sự gắn kết yêu thương của con người.

2. Vấn đề

10
Hiện nay Việt Nam là nước đang trong thời kỳ phát triển hiện đại hóa ở từng thời
kỳ và tác động trực tiếp đến đời sống gia đình. Thông qua chắc chức năng cơ bản của
gia đình người việt mang đậm tính truyền thống thì có thể thấy qua các vấn đề ở từng
chức năng như: tái sinh – sản xuất ra con người, nuôi dưỡng giáo dục, thỏa mãn nhu
cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình, kinh tế và tổ chức tiêu dùng.

2.1. Vấn đề tái sản xuất ra con người

Ngày trước, truyền thống quan niệm của người Việt Nam là khuyến khích việc
sinh nhiều con. Cho nên là ông bà ta có các câu thành ngữ ủng hộ quan điểm này, tiêu
biểu như câu “Con đàn cháu đống”. Chính vì thế mà đại đa số các gia đình người xưa
thường đông con, tầm 5 đến 10 người con, có nhà còn lên đến tận 15. Việc này dẫn
đến việc thiếu ăn, thiếu mặc hay thậm chí là mù chữ.

Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm cải thiện đời sống nhân
dân ngày càng phát triển, văn minh hơn nhất là việc phát động kế hoạch hóa gia đình
để đạt được mục tiêu chính là “Gia đình ít con, khỏe mạnh tiến tới ổn định mô hình
dân số ở mức hợp lí để ấm no, hạnh phúc” dẫn đến quan niệm cũng thay đổi. Kéo theo
đó là tỷ lệ sinh trung bình đã bị giảm xuống qua từng thời kỳ. Tuy nhiên, sự cải tiến
này cũng dẫn đến những vấn đề đáng quan ngại là tình trạng mang thai hộ, đẻ thuê
đang ngày một tăng. Một vấn đề nữa cũng cần đáng lưu ý tới đó là chính sách ít con
thêm việc tồn tại tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn diễn ra thì sẽ làm tăng tình
trạng nạo phá thai do muốn chọn giới tính thai nhi.

Từ việc thu thập đủ bằng chứng và phần tích nhiều nghiền nghiên cứu đã làm rõ
về chức năng sinh đẻ và chăm sóc tốt cho sức khỏe của gia đình Việt đang dần trong
quá trình thay đổi nhanh chóng đem lại quy mô gia đình và dân số dần ổn định, chất
lượng dân số được nâng cao cuộc sống đổi mới. Thực tế thì một mặt tiêu cực khác
cũng đang nảy sinh song với mặt tích cực như tệ nạn phá thai, lựa chọn giới tính thai
nhi, đẻ thuê… đang cho chiều hướng tăng dần. Cùng sự phát triển của mạng lưới dịch
vụ xã hội, đặc biệt là khu vực đô thị buộc cuộc sống của mỗi gia đình phải phụ thuộc
vào xã hội, từ những việc quan trọng như nuôi dưỡng người già, chăm sóc và đưa đón
trẻ đến trường. Ngoài ở thành thị thì gia đình ở nông thôn cũng đang đối mặt với nhiều

11
vấn đề về giao tiếp, tiếp cận dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe và thăm khám chữa bệnh
cho từng thành viên trong gia đình, nuôi dưỡng và chăm sóc ngườ già, trẻ em.

2.2. Vấn đề nuôi dưỡng và giáo dục

Theo quan niệm truyền thống gia đình Việt Nam hồi đó đa số có nhiều thế hệ
chung sống cùng nhau trong một mái nhà. Đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
giáo dục mỗi thành viên trong gia đình đặc biệt là trẻ em được trao dồi đạo đức đến kỹ
năng sống và công việc lẫn nghề nghiệp. Từng cá nhân thành viên trong gia đình có
vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ từ người lớn tuổi đến những người trẻ
tuổi.

Hiện nay thì chức năng giáo dục của gia đình đang có xu hướng chuyển giao dần
ra ngoài xã hội. Chủ yếu gia đình chỉ giáo dục về đạo đức cho trẻ em, còn trường học
và xã hội sẽ đảm nhận về giáo dục kiến thức, kỹ năng sống, tìm nghề nghiệp. Các bậc
tiểu học đã số trẻ dành thời gian chủ yếu ở trường vì tính chất chất công việc của các
bậc cha mẹ nên hầu hết ít có thời gian gần gủi với con cái ngược lại con cái đa số chỉ
tiếp xúc nhiều với bạn bè, thầy cô khi đến lớp. Mặt khác làm cấu trúc gia đình bị thay
đổi mạnh, hiện nay thế hệ người lớn tuổi không còn ảnh hưởng mạnh đến trong việc
giáo dục trẻ em nữa, một tập thể gia đình không con sống chung với nhau một thế như
trước nữa mà chủ yếu chỉ sống chung cá thể gia đình ba người. Hiện thực dẫn đến
nhiều sự phát sinh trong cuộc sống như vẫn đề trẻ em hư ngày càng hư hỏng, bỏ nhà đi
đang có tình trạng tăng trong những năm gần đây và con cái không tôn trọng coi
thường cha mẹ, người lớn tuổi đang dần lan rộng.

Phát triển xã hội hệ thống giáo dục buộc những gia đình phải chuyển giao dần
chức năng này cho xã hội. Điều đáng để bàn luận trong một gia đình hiện nay càng suy
giảm vai trò kiểm soát, xã hội hóa cá nhân, cụ thể nhà trường và bộ phận giáo dục
chưa đảm nhận tốt vai trò trong việc giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, nghề nghiệp cho
người trẻ. Thực tế điều nay dấn đền vấn đề xã hội xảy ra như sự chuyển giao các gia trị
đạo đức và văn hóa truyền thống của gia đình đang suy giảm, vị thành niên và thanh
niên có hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật ngày càng tăng dần.

12
2.3. Vấn đề thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Đối với thời kỳ trước nhưng dịch vụ công nghệ hiện đại chưa được phát triển
mạnh nhưng gia đình đã đóng vai trò quan trọng cho trong việc đáp ứng nhu cầu về
tình cảm lẫn tình thần trong mỗi thành viên của gia đình.

Thời nay thì các người trẻ trong gia đình đang bị cuốn theo những trào lưu những
văn hóa theo khuynh hướng sống chỉ biết lo cho bản thân. Tạo ra nhiều mau thuẩn
sống trong gia đình ngày càng nhiều và xung đột giữa vợ chồng với nhau dẫn đến việc
hôn có xu hướng ngày càng tăng trong những năm gần đây.

Đang trong quá trình thay đổi nhanh chóng nhờ sự phát triển của khoa học và kỹ
thuật. Sự du nhập văn hóa cũng như là công nghệ giải trí ngược lại sự phát triển thì
loại hình văn hóa giải trí không lành mạnh cũng ảnh hưởng đến nước ta dẫn đến tình
trạng xấu trong nền văn hóa Việt và lối sống của mỗi gia đình, đặc biệt là ở giới trẻ. Sự
thỏa mãn nhu cầu tình cảm của các thành viên trong gia đình cũng phải chịu tác động
mạnh từ biến đổi của xã hội. Việc tham gia vào công việc bên ngoài của mỗi người
trong gia đình dẫn đến thời gian, sự quan tâm dành cho gia đình, dòng họ, cộng đồng
bị giảm đi đến đáng kể. Là một trong những nguyên nhân được xem là sự tách biệt
giữa các thành viên gia đình đang tăng, quan hệ trở nên lỏng lẽo, xung đột cao ở thế hệ
trong gia đình và cộng đồng, dẫn đến việc ly đang trong tình trạng phát triển.

2.4. Vấn đề kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Trước Cách mạng tháng Tám (1945) hoạt động kinh tế của mỗi gia đình chủ yếu
là làm nghề nông, vợ và chồng đều phải công việc trong phạm vi chung của gia đình
và được phân chia một cách rõ ràng, được thể hiện qua câu “chồng cày vợ cấy, con
trâu đi bừa”. Ở thời kỳ này đã số các sản phẩm tiêu dùng đều được gia đình tự tay tạo
ra nhằm mục đích sử dụng cá nhân, hơn là tiết kiệm được 1 khoản chí phí nhất định.

Thời kỳ mới chính sách đổi mới (1986), mỗi hộ gia đình ở nông thôn đều được
sở hữu chủ quyền riêng trong sản xuất lẫn kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo sản phẩm tiêu dùng .Hiện nay kinh tế gia đang trong thời kỳ chuyển biến mới,
những nhà hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và hộ gia đình

13
nông thôn đều có thêm nhiều nguồn thu nhập khác như buôn bán nhỏ lẻ, dịch vụ, làm
thuê… Thực tế khiến cho đời sống kinh tế của mỗi gia đình nông thôn ngày càng được
thay đổi, cải thiện nhiều so với trước kia. Tuy nhiên, những thử thách mới gia đình
nông thôn cũng đối mặt là những vấn đề về sắp xếp nhân lực lao động và tìm kiếm
việc làm cho những thành viên trong gia đình.

Sự chuyển biến và áp dụng chính sách đổi mới, mỗi gia đình Việt được phát huy
thế mạnh trong mọi hoạt động kinh doanh và sản xuất, đóng góp những vẫn đề quan
trong giúp cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống trong mỗi gia đình .Tuy vậy có
nhiều sự phát sinh xảy đến, dặc biệt đối với gia đình ở nông thôn hiện nay dân số
đang tăng dần , đô thị hóa đời sống và công nghiệp hóa , đất nông nghiệp sẽ bị thu
hẹp nếu chậm tiến độ phát triển dẫn đến hiện trạng thiếu việc làm, nhiều gia đình phải
ly tán làm việc xa ở nhiều thành phố khác nhau để tìm kiếm việc làm. Vì quá chú trọng
lợi ích của kinh tế dẫn đến nhiều gia đình phải sự dụng lao động trẻ em, người già vào
lao động kinh tế già vào hoạt động trong kinh tế gia đình, tiến hành sản xuất kinh
doanh vi phạm pháp luật như sản xuất hàng hóa độc hại, chất lượng kém, gây ảnh
hưởng đến môi trường gây ra ô nhiễm.

3. Giải pháp

3.2. Tái sản xuất ra con người

Nâng cao mức sống, đầu tư phát triển mạnh việc giáo dục để tránh những tình
trạng xấu xảy ra như việc mang thai hộ, đẻ thuê bị lạm dụng một cách mạnh mẽ, …
Đồng thời việc sinh con còn phải phù hợp với chính sách xã hội, tùy thuộc vào tình
hình dân số và kế hoạch hóa gia đình. Những điều này giúp việc xây dựng một gia
đình bền vững hạnh phúc không còn phụ thuộc vào việc có con hay không, con trai
hay con gái nữa.

3.3. Nuôi dưỡng và giáo dục

kế hoạch hóa gia đình cũng như khuynh hướng hiện nay là sinh ít, đặt ra chỉ tiêu
mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con tạo điều kiện cho cha mẹ có cơ hội chăm sóc

14
con cái kỹ lưỡng đầy đủ đồng thời chú trọng vào việc đầu tư tài chính cho con cái đi
học. Ngoài ra nội dung học tập cũng không chỉ gói gọn trong những kiến thức cơ bản
đọc viết, trao dồi giảng dạy quy tắc ứng xử trong gia đình dòng họ làng xã mà còn bao
hàm cả kiến thức xã hội, cách giao tiếp cách ứng xử hay tư duy trong thời đại mới,
hướng đến việc giáo dục cho con cái tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật
hiện đại, trang bị cho con mình công cụ đề hòa nhập với thế giới.

3.4. Thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình

Cần có sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa
là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi người. Biến gia
đình trở thành chỗ dựa tinh thần, tình cảm và mỗi cá nhân. Với việc duy trì tình cảm
giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã
hội. Đây cũng là một trong những yếu tố để duy trì hạnh phúc gia đình và bền vững
trong hôn nhân. Một gia đình có đầy tình cảm sẽ luôn tràn ngập hạnh phúc, điều này
tác động rất nhiều đến tâm lý của trẻ nhỏ, chúng sẽ cảm thấy an toàn và luôn được
chăm sóc, từ đó phát triển toàn diện.

3.5. Vấn đề kinh tế và tổ chức tiêu dùng

Đối với nền kinh tế truyền thống, nền kinh tế là tự cấp tự túc, tức là sản xuất
khép kín phục vụ cho nhu cầu của riêng gia đình đó. Nhưng đối với nền kinh tế hiện
đại, nền kinh tế đã chuyển đổi thành kinh tế hàng hóa, lúc này, đã có sự trao đổi hàng
hóa giữa gia đình này với gia đình khác. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, việc sản xuất
hàng hóa chủ yếu là đáp ứng theo nhu cầu của người khác hay của xã hội, và các hộ
gia đình có quy mô nhỏ, ít lao động và tự sản xuất là chính. Ta có thể thấy thu nhập
của hộ gia đình đóng góp vào thu nhập quốc gia ngày càng lớn, giữ một vai trò cực kì
quan trọng. Thu nhập của hộ gia đình tăng cũng có nghĩa là họ sẽ tiêu dùng nhiều hơn,
gia đình lúc này liền trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng vủa xã hội. Với khoa
học kĩ thuật ngày càng phát triển, trình độ tri thức và kinh nghiệm được nâng cao, mỗi

15
thành viên coi trọng gia đình đều có cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại để thay đổi
phương thức sản xuất truyền thống giúp nâng cao năng suất, tăng thêm thu nhập cho
hộ gia đình.

PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại, gia đình thông qua việc thực hiện các chức năng vốn có của mình, có
vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn
đề về chức năng gia đình giúp giải quyết được những khó khăn trong nhiều trường hợp
khác nhau về tư tưởng, trình độ học thức, luật chính sách nhà nước… giữa lao động và
tư bản toàn cầu. Các chức năng này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau.
Việc phân chia chúng là tương đối. Cần tránh tư tưởng coi trọng chức năng này coi
nhẹ chức năng kia, hoặc tư tưởng hạ thấp chức năng gia đình. Mọi quan điểm tuyệt đối
hóa, đề cao quá hay phủ nhận, hạ thấp vai trò của gia đình đều là sai lầm. Gia đình là
một trong những vấn đề xã hội được Đảng, Nhà nước và toàn dân quan tâm khi bước
vào thời kì đổi mới nền kinh tế, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vì gia đình là tế bào tạo
nên xã hội, gia đình là cầu nối giữa mỗi cá nhân con người và xã hội. Đó còn là nơi
sản sinh ra những thế hệ người tiếp theo, duy trì nòi giống, là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ
đầu tiên cho con người từ lúc chào đời đến khi trưởng thành; là nơi định hình nhân
cách, trí tuệ của mỗi con người. Tuy nhiên, hiện có không ít người chưa nhận thức
được hết ý nghĩa, tầm quan trọng và những vai trò của gia đình, chưa quan tâm đầy đủ
đến việc xây dựng và phát triển gia đình một cách toàn diện. Đặc biệt là trong thời
buổi ngày nay, khi đất nước đang trên đà hội nhập phát triển cùng với thế giới. Mặc dù
trong những năm gần đây, đất nước ta đã có những biến chuyển đáng ghi nhận trên
con đường hội nhập trong tất cả các mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội, bên cạnh những
tác động tích cực, phù hợp với lối sống mới thì gia đình Việt Nam vẫn phải đối mặt
với nhiều vấn đề nhức nhối còn tồn tại và những thách thức mới. Do đó, là công dân
Việt Nam, mỗi chúng ta cần phải xác định ý thức và có những hành động đúng đắn

16
trong việc củng cố và xây dựng gia đình mới phù hợp với chuẩn mực xã hội cũng như
sự phát triển của đất nước trong thời đại mới.

Phương pháp giải quyết vấn đề:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, của các cấp chính
quyền địa phương đối với công tác gia đình.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao
nhận thức của cộng đồng và các thành viên trong gia đình về vị trí, vai trò của gia đình
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba, quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế gia đình, có chính sách ưu tiên hỗ
trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính sách, gia đình có công với đất
nước, gia đình thuộc dân tộc thiểu số, hộ nghèo, khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, gia
đình đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa của Tổ quốc.

Thứ tư, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và hệ
thống dịch vụ xã hội liên quan đến gia đình, đặc biệt ở những vùng khó khăn, vùng
sâu, vùng xa khu,công nghiệp, các nơi phát triển công nghiệp phải di dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


2. https://zingnews.vn
3. https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/
4. https://giaoduc.net.vn/
5. https://luatduonggia.vn/

6. https://www.thuvienbinhduong.org.vn/Resources/Docs/PDF/2013/28-6/B
%C3%A0i%208.pdf ( Nguyễn Văn Đại)
7. https://luatduonggia.vn/cac-chuc-nang-co-ban-cua-gia-dinh/
#21_Chuc_nang_kinh_te
8. https://luatsulyhon24h.com/chuc-nang-co-ban-cua-gia-dinh-la-gi

17
9. Quốc hội số 52/2014/QH13, Luật Hôn nhân và Gia đình, ban hành ngày 19
tháng 6 năm 2014.

18

You might also like