You are on page 1of 139

Tổ chức Giáo dục, Các Mục tiêu

Khoa học và Văn hóa phát triển


của Liên Hiệp Quốc bền vững

Bản cập nhập

Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục

giới tính và tình dục toàn diện


Phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng

Giáo dục hướng tới


Bản cập nhập

Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về


giáo dục giới tính và
tình dục toàn diện
Phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng
Ban Giáo dục UNESCO Chương trình Nghị sự Toàn cầu về Giáo dục
Giáo dục là một trong những ưu tiên hàng đến năm 2030
đầu của UNESCO vì đây là quyền căn bản của Là cơ quan chuyên môn về giáo dục của Liên Hợp
con người, đồng thời cũng là nền tảng để kiến Quốc, UNESCO có sứ mệnh chủ trì và phối hợp thực
tạo hoà bình và thúc đẩy phát triển bền vững. hiện Chương trình Nghị sự Giáo dục đến năm 2030,
UNESCO là cơ quan chuyên môn của Liên Hợp một phần của phong trào quốc tế nhằm xoá bỏ
Quốc về Giáo dục và Ban Giáo dục UNESCO có nghèo đói thông qua 17 Mục tiêu Phát triển Bền
sứ mệnh tham mưu về giáo dục ở cấp độ quốc vững đến năm 2030. Giáo dục được nhìn nhận là
tế và khu vực, tăng cường hệ thống giáo dục các yếu tố thiết yếu để đạt được tất cả các mục tiêu này,
nước và ứng phó các thách thức đương đại trên và do đó có riêng Mục tiêu số 4 hướng tới “đảm bảo
phạm vi toàn cầu, trong đó đặc biệt chú trọng một nền giáo dục hòa nhập, bình đẳng, chất lượng
đến bình đẳng giới và khu vực châu Phi. và cơ hội học tập suốt đời cho mọi người.” Khung
Hành động Giáo dục đến năm 2030 hướng dẫn cách
triển khai mục tiêu và các cam kết tham vọng này.

Ban Giáo dục

Tổ chức Giáo dục,


Khoa học và Văn hóa
của Liên Hiệp Quốc

Xuất bản bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO), số 7 phố Fontenoy, 75352 Paris 07 SP, Pháp, và Văn phòng UNESCO
Bangkok và Văn phòng UNESCO Hà Nội.
Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), số 20 Phố Appia, CH 1211 Geneva 27, Thuỵ Sỹ
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), số 605 Third Avenue, New York, NY 10158, Mỹ,
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Toà nhà UNICEF, số 3 United Nations Plaza, New York, NY 10017, Mỹ,
Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), 220 East 42nd Street, New York, NY 10017, Mỹ,

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), số 20 Phố Appia, CH 1211 Geneva 27, Thuỵ Sỹ

© UNESCO 2020
UNESCO’s ISBN 978-92-9223-648-9

Ấn phẩm này có thể được truy cập tại Open Access theo giấy phép Attribution-NonCommercial-NoDerivs 3.0 IGO (CC-BY-NC-ND 3.0 IGO) tại https://
creativecommons.org/licenses/by-nc-nd/3.0/igo/. Với việc sử dụng ấn phẩm này, người dùng chấp thuận các điều khoản sử dụng UNESCO Open
Access Repository (tại www.unesco.org/open-access/terms-use-ccbyncnd-en).
Tiêu đề gốc tiếng Anh: International technical guidance on sexuality education – An evidence-informed approach
Xuất bản năm 2018 bởi UNESCO, UNICEF, UNFPA, UN Women, WHO và UNAIDS Secretariat

Tái bản lần 2.

Xuất bản lần đầu năm 2009 bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO).
Giấy phép này chỉ áp dụng cho phần nội dung của ấn phẩm. Để sử dụng các tài liệu không thuộc bản quyền của UNESCO, có thể đăng ký xin phép tại:
publication.copyright@unesco.org hoặc Nhà xuất bản UNESCO, số 7 phố Fontenoy, 75352 Paris 07 SP Pháp.
Hình ảnh và nội dung sử dụng trong ấn phẩm không thể hiện chính kiến của UNESCO về tình trạng pháp lý, cũng như sự phân định ranh giới hay phạm
vi địa lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố, khu vực hoặc chính quyền nào.
Các ý tưởng và quan điểm được thể hiện trong ấn phẩm là quan điểm riêng của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của UNESCO.
Ảnh bìa: Rawpixel.com/Shutterstock.com
Thiết kế: Aurélia Mazoyer
Chịu trách nhiệm in ấn: UNESCO
Được in tại Việt Nam
TH/C3-3428/IQE/20/006-VN
Lời nói đầu

Lời nói đầu

Đã gần một thập kỷ trôi qua kể từ khi Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGTTDTD) được
xuất bản lần đầu vào năm 2009. Trong giai đoạn này, cộng đồng quốc tế đã theo đuổi một chương trình phát triển mạnh mẽ và
quyết liệt hướng tới một thế giới mở, công bằng, bao dung và hoà nhập, trong đó nhu cầu của các nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương nhất được đáp ứng và không ai bị bỏ lại phía sau. Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 cho chúng
ta thấy một nền giáo dục có chất lượng, tình trạng sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt, bình đẳng giới và các quyền con người có
mối quan hệ gắn bó và chặt chẽ với nhau.

Trong giai đoạn này, ngày càng có nhiều thanh thiếu niên cùng chung tiếng nói để đòi hỏi quyền đượcgiáo dục giới tính (GDGT)
và kêu gọi các nhà lãnh đạo thực hiện các cam kết chính trị của mình cho thế hệ hiện tại và mai sau. Tại Diễn đàn Thanh niên
Quốc tế bên lề Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) năm 2012, giới trẻ đã kêu gọi Chính phủ các nước “thiết lập môi
trường và chính sách thuận lợi tạo điều kiện tiếp cận GDGTTDTD trong môi trường giáo dục chính quy và không chính quy,
bằng việc xoá bỏ các rào cản và phân bổ ngân sách hợp lý”.

Giới trẻ không đứng đơn độc trong nỗ lực này. Họ đã nhận được sự hưởng ứng và đồng hành của cộng đồng, cha mẹ , những
người có thẩm quyền trong các tổ chức tôn giáo và các bên liên quan khác trong ngành giáo dục, nhằm thúc đẩy GDGT thành
một phần không tách rời của một nền giáo dục có chất lượng, toàn diện và tập trung vào kỹ năng sống (KNS); giúp giới trẻ hình
thành kiến thức, kỹ năng, giá trị đạo đức và thái độ cần thiết để có thể đưa ra những lựa chọn lành mạnh, hiểu biết và có trách
nhiệm về các mối quan hệ, sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản.

Bất chấp những tiến bộ đã đạt được, vẫn còn quá nhiều thanh thiếu niên đến tuổi trưởng thành tiếp nhận các thông tin không
chính xác, không đầy đủ hoặc mang tính định kiến làm ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất, xã hội và tâm lý của các em. Việc
thiếu sự chuẩn bị kỹ càng không chỉ khiến thanh thiếu niên dễ bị tổn thương trước hiện tượng bóc lột và các hậu quả tiêu cực
khác, mà còn cho thấy sự thất bại của những người có trách nhiệm trong xã hội khi đã không hoàn thành được nghĩa vụ của
mình đối với cả một thế hệ.

Quá trình chỉnh sửa và cập nhật Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện được thực hiện trên cơ
sở đánh giá các bằng chứng mới, tái khẳng định vị trí của GDGT trong khuôn khổ quyền con người và bình đẳng giới. Nội dung
cuốn sách thúc đẩy cách thức học tập có tính hệ thống về giới tính và các mối quan hệ theo hướng tích cực vì quyền lợi tốt nhất
của giới trẻ. Bằng việc liệt kê các hợp phần cần thiết của một chương trình GDGT hiệu quả, Hướng dẫn này cho phép Chính phủ
các nước thiết kế chương trình giáo dục (CTGD) toàn diện với những tác động tích cực tới sức khoẻ và tâm sinh lý của giới trẻ.

Giống như phiên bản đầu tiên, ấn phẩm này được xây dựng trên tinh thần tự nguyện, trên cơ sở các bằng chứng khoa học mới
nhất và được thiết kế để giúp các nước thực hiện chương trình GDGT hiệu quả phù hợp với bối cảnh sở tại.

Chúng tôi tin tưởng rằng nếu chúng ta không đáp ứng lời kêu gọi của giới trẻ về một nền GDGTTDTD có chất lượng, chúng
ta sẽ không thể đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) đã được đặt ra đến năm 2030, cũng như thực hiện cam kết
không bỏ ai lại phía sau. Với tinh thần này, chúng tôi cam kết hỗ trợ các quốc gia áp dụng Hướng dẫn này, và hy vọng rằng các
giáo viên, các nhà giáo dục sức khoẻ, các chuyên gia về giới trẻ, các nhà vận động cho SKTD-SKSS, các lãnh đạo trẻ sẽ vận dụng
Hướng dẫn này để giúp đất nước họ đảm bảo các quyền được giáo dục, sức khoẻ thể chất và tinh thần của giới trẻ, cũng như
hình thành một cộng đồng hoà nhập và bình đẳng giới.

Audrey Azoulay
Tổng Giám đốc UNESCO
Lời cảm ơn

Lời cảm ơn

Tái bản Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện được thực hiện bởi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO). Việc cập nhật được thực hiện dưới sự chỉ đạo của bà Soo-Hyang Choi, Giám đốc Ban Hoà
nhập, Hoà bình và Phát triển Bền vững; sự hướng dẫn tổng thể của ông Chris Castle, Điều phối viên quốc tế toàn cầu về HIV/
AIDS của UNESCO; sự phối hợp của bà Joanna Heart thuộc Phòng Y tế và Giáo dục; cũng như sự hỗ trợ của các ông, bà: Jenelle
Babb, Cara Delmas, Rita Houkayem, Karin Nilsson, Anna Ewa Ruszkiewicz và Marina Todesco.

Các nội dung cập nhật, bổ sung tổng thể của Hướng dẫn này do Marcela Rueda Gomez và Doortje Braeken (chuyên gia tư vấn
độc lập) chịu trách nhiệm chuẩn bị. Các nội dung cập nhật cụ thể về khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập được xây dựng bởi
đội ngũ đến từ tổ chức Advocates for Youth, gồm có Nicole Cheetham, Debra Hauser và Nora Gelperin. Việc xem xét, đánh giá
các bằng chứng làm cơ sở để cập nhật Hướng dẫn 2018 do Paul Montgomery và Wendy Knerr (Trung tâm Can thiệp dựa trên
bằng chứng thuộc Đại học Oxford) thực hiện. Việc biên tập, hiệu đính bản dự thảo được thực hiện bởi Jane Coombes (chuyên
gia tư vấn độc lập).

Chúng tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Chính phủ Thuỵ Điển và Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS) đã tài trợ cho việc hoàn thiện cuốn sách này, cũng như tới các thành viên của Nhóm tư vấn GDGTTDTD đã có những
đóng góp quý giá trong quá trình biên soạn cuốn sách thông qua cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến và các hỗ trợ kỹ thuật
khác. Cụ thể, thành phần của Nhóm bao gồm: Qadeer Baig, Rutgers WPF; Doortje Braeken, Hiệp hội Kế hoạch hoá gia đình
quốc tế (IPPF); Shanti Conly, Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID); Esther Corona, Hội sức khỏe tình dục quốc tế (WAS); Helen
Cahill, Đại học Melbourne; Pia Engstrand, Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thuỵ Điển (SIDA); Nyaradzayi Gumbonzvanda, Quỹ
Rozaria Memorial Trust và Đại sứ Thiện chí của Liên minh châu Phi nhằm Chấm dứt nạn tảo hôn; Nicole Haberland, Hội đồng
dân số; Wenli Liu, Đại học Sư phạm Bắc Kinh; Anna-Kay Magnus-Watson, Bộ Giáo dục Jamaica; Peter Mladenhov, Y-Peer; Sanet
Steenkamp, Bộ Giáo dục Namibia; Remmy Shawa, Tổ chức Công lý Giới Sonke; Aminata Traoré Seck, Bộ Giáo dục Senegal; Alice
Welbourn, Quỹ Salamander Trust; ChriVNLTQĐTDne Winkelmann, Trung tâm Giám sát Sức khoẻ Liên bang Đức (BzgA); và đội
ngũ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), gồm có: Diego Antoni, Suki Beavers, Caitlin Boyce, Mandeep Dhaliwal,
Natalia Linou, Noella Richard và Tilly Sellers, với ý kiến đóng góp của Siri May (Tổ chức OutRight Action International, chuyên
gia đánh giá độc lập của UNDP). Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp từ các cơ quan Liên Hợp Quốc đã đóng
góp ý kiến và phản hồi trong suốt quá trình chuẩn bị bản dự thảo: Ban Thư ký UNAIDS; Maria Bakaroudis, Elizabeth Benomar,
Ilya Zhukov (UNFPA); Ted Chaiban, Susan Kasedde, Catherine Langevin Falcon, Vivian Lopez, Chewe Luo (UNICEF); Nazneen
Damji, Elena Kudravsteva (UN Women); Ian Askew, Venkatraman Chandra-Mouli (WHO) cùng với các chuyên viên phụ trách lĩnh
vực y tế và giáo dục cấp quốc gia, khu vực và tại trụ sở chính UNESCO: Christophe Cornu, Mary Guinn Delaney, Xavier Hospital,
Hongyan Li, Yong Feng Liu, Patricia Machawira, Alice Saili, JuVNLTQĐTDne Sass, Ariana Stahmer và Tigran Yepoyan.

Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn các cá nhân và tổ chức đã tham gia và đóng góp ý kiến tại Cuộc họp Nhóm tư vấn và Sự kiện
Tham vấn các bên liên quan về chỉnh sửa Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện, được tổ chức từ
ngày 25 đến ngày 27/10/2016 tại trụ sở chính UNESCO, Paris.

Các cơ quan đối tác Liên Hợp Quốc đồng xuất bản cuốn sách này xin được tôn vinh hai cá nhân mà sự cống hiến tận tâm của họ
dành cho sức khoẻ của giới trẻ đã để lại dấu ấn rõ nét trong lĩnh vực GDGT, SKTD-SKSS, đó là: cố Giáo sư Douglas Kirby, chuyên
gia cao cấp tại Hiệp hội Giáo dục, Đào tạo và Nghiên cứu (ETR), với những nghiên cứu sâu rộng làm cơ sở biên soạn nội dung ấn
bản đầu tiên của Hướng dẫn này; và cố Giáo sư Babatunde Osotimehin, Giám đốc điều hành UNFPA.
Mục lục

Mục lục

Danh sách từ viết tắt...............................................................................................................9

1 - Giới thiệu...........................................................................................................................11

1.1 Mục đích và đối tượng của Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục...................................................12

1.2 Hướng dẫn này được bố cục như thế nào?..........................................................................................................................................13

1.3 Tại sao cần có bản Hướng dẫn cập nhật?.............................................................................................................................................13

1.4 Quá trình cập nhật Hướng dẫn................................................................................................................................................................14

2 - Hiểu về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện............................................................15

2.1 Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện là gì? ..................................................................................................................................16

2.2 Các khía cạnh quan trọng khác trong lĩnh vực GDGTTDTD...........................................................................................................18

3 - Sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên....................................................21

3.1 Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản của trẻ em và thanh thiếu niên.................................................................................22

3.2 Các vấn đề chính khác ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên mà có thể giải
quyết được qua GDGTTDTD......................................................................................................................................................................24

3.3 Các nhu cầu SKTD-SKSS cụ thể và các vấn đề khác ảnh hưởng tới các nhóm trẻ em và thanh thiếu niên.......25

4 - Cơ sở bằng chứng cho giáo dục giới tính và tình dục toàn diện...................................27

4.1 Giới thiệu..........................................................................................................................................................................................................28

4.2 Các kết luận chính của hai báo cáo đánh giá......................................................................................................................................28

4.3 Hạn chế của các báo cáo đánh giá..........................................................................................................................................................30

4.4 Cần thêm bằng chứng gì trong tương lai?...........................................................................................................................................31

5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập...........................................................33

5.1 Mục đích, nhóm tuổi và bố cục chương trình.....................................................................................................................................34

5.2 Tổng quan về hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập..................................................................................................36

Khái niệm 1: Các mối quan hệ .................................................................................................................................................................37

Khái niệm 2: Giá trị, quyền, văn hóa và tính dục ..............................................................................................................................45

Khái niệm 3: Hiểu về giới ...........................................................................................................................................................................49

Khái niệm 4: Bạo lực và cách giữ an toàn ............................................................................................................................................53

Khái niệm 5: Kỹ năng đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc.................................................................................................................58

Khái niệm 6: Cơ thể con người và sự phát triển ................................................................................................................................64

5
Mục lục

Khái niệm 7: Giới tính, tình dục và hành vi tình dục........................................................................................................................69

Khái niệm 8: Sức khỏe tình dục - sức khỏe sinh sản (SKTD-SKSS) ..............................................................................................73

6 - Biện pháp hỗ trợ và hoạch định kế hoạch triển khai GDGTTDTD.................................81

6.1 Nâng cao cam kết triển khai GDGTTDTD..............................................................................................................................................82

6.2 Hỗ trợ công tác lập kế hoạch và triển khai chương trình GDGTTDTD ......................................................................................86

7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả................................................................89

7.1 Giới thiệu..........................................................................................................................................................................................................90

7.2 Các đặc trưng của việc xây dựng chương trình hiệu quả...............................................................................................................90

7.3 Thiết kế và triển khai chương trình GDGTTDTD.................................................................................................................................94

7.4 Giám sát và đánh giá chương trình GDGTTDTD................................................................................................................................97

7.5 Nhân rộng chương trình GDGTTDTD.....................................................................................................................................................98

8 - Danh mục tài liệu tham khảo.........................................................................................101

9 - Giải thích thuật ngữ .......................................................................................................111

10 - Phụ lục...........................................................................................................................115

Phụ lục I Các công ước, nghị quyết, tuyên bố và thoả thuận quốc tế liên quan tới giáo dục giới tính và tình dục toàn
diện (GDGTTDTD))....................................................................................................................................................................... 116

Phụ lục II Danh sách thành viên tham gia Nhóm Tư vấn giáo dục giới tính và tình dục toàn diện, 2016-2017........... 123

Phụ lục III Danh sách thành phần tham dự cuộc họp Nhóm Tư vấn và Tham vấn các bên liên quan của UNESCO.... 124

Phụ lục IV Các tiêu chí lựa chọn báo cáo đánh giá và biện pháp đánh giá................................................................................. 127

Phụ lục V Các nghiên cứu được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho báo cáo đánh giá nghiên cứu 2016.................... 129

Phụ lục VI Những người tham gia phỏng vấn và thông tin của người tham gia trong quá trình cập nhật các khái niệm,
chủ đề và mục tiêu học tập năm 2017................................................................................................................................. 133

Phụ lục VII Danh sách các tài liệu tham khảo và công cụ dùng để cập nhật các khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập .
trong Hướng dẫn 2017............................................................................................................................................................. ..134

Phụ lục VIII Đề xuất chỉ số giám sát GDGT và HIV trên cơ sở KNS...................................................................................................... 138

6
Danh mục Bảng và Hộp

Danh mục Bảng và Hộp


Danh mục Bảng

Bảng 1. Các đặc điểm chính của hai đánh giá bằng chứng năm 2008 và 2016 ...................................................................................30

Bảng 2. Một số hạn chế của các đánh giá bằng chứng .................................................................................................................................30

Bảng 3. Các quan ngại phổ biến về GDGTTDTD...............................................................................................................................................84

Bảng 4. Các đặc điểm của một chương trình GDGTTDTD hiệu quả..........................................................................................................93

Bảng 5. GDGTTDTD là môn học độc lập hay lồng ghép - các yếu tố cần xem xét ..............................................................................94

Bảng 6. Thiết kế và triển khai chương trình GDGTTDTD...............................................................................................................................97

Bảng 7. Chỉ số được khuyến nghị lồng ghép vào Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS) để đánh giá chất lượng, tính
toàn diện và độ bao trùm của chương trình GDGT và HIV trên cơ sở KNS ...........................................................................................98

Danh mục Hộp

Hộp 1. Khung khái niệm về tính dục trong GDGTTDTD ..............................................................................................................................17

Hộp 2. Một số tiêu chuẩn và hiệp ước quốc tế giữa các nước thành viên Liên Hợp Quốc liên quan đến GDGTTDTD .........82

Hộp 3. Sự tham gia của giới trẻ trong công tác vận động chính sách và triển khai GDGTTDTD ...................................................86

Hộp 4. Mười nguyên tắc chính của UNESCO để nhân rộng giáo dục giới tính.....................................................................................99

7
Danh sách từ viết tắt

Danh sách từ viết tắt

AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải VNLTQĐTD Các viêm nhiễm lây truyền qua đường tình
BCS Bao cao su dục

CEFM Tảo hôn và cưỡng hôn WHO Tổ chức Y tế Thế giới

CTGD Chương trình giáo dục


FGM/C Cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ
EMIS Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
GDGTTDTD Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện
GDGT Giáo dục giới tính
HIV Virus gây suy giảm miễn dịch ở người
HPV Virus Papilloma ở người
ICPD Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển
ITGSE Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới
tính
KNS Kỹ năng sống
LGBTI Đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính,
chuyển giới, liên giới tính
NGO Tổ chức phi chính phủ
PEP Điều trị dự phòng sau khi phơi nhiễm
PrEP Điều trị dự phòng trước khi phơi nhiễm
RCT Thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên
SDG Mục tiêu phát triển bền vững
SERAT Công cụ xem xét và đánh giá chương trình
giáo dục giới tính
SKTD- SKSS Sức khoẻ tình dục và sức khỏe sinh sản
UNAIDS Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc
về HIV/AIDS
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên
Hợp Quốc
UNFPA Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
UN Women Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và
Trao quyền cho phụ nữ
VMMC Cắt bao quy đầu tự nguyện

9
1
Giới thiệu
1 - Giới thiệu

1 - Giới thiệu
Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGTTDTD) đóng vai Các chương trình GDGTTDTD cần phải được giảng dạy bởi đội
trò then chốt trong quá trình chuẩn bị hành trang cho giới trẻ ngũ giáo viên được đào tạo bài bản và được hỗ trợ đầy đủ, bởi
để có được một cuộc sống an toàn và hiệu quả trong một thế vì đây là cơ hội quan trọng để một số lượng lớn thanh thiếu
giới mà HIV/AIDS, các viêm nhiễm lây truyền qua đường tình niên có thể tiếp cận GDGT trước khi các em có quan hệ tình dục,
dục (VNLTQĐTD), mang thai ngoài ý muốn, bạo lực trên cơ sở cũng như tạo ra một môi trường học tập một cách hệ thống cho
giới và bất bình đẳng giới vẫn gây ra những nguy hại nghiêm việc GDGT. GDGTTDTD cũng nên được mở rộng tới cả các thanh
trọng đối với sức khoẻ của các em. Tuy nhiên, bất chấp những thiếu niên ngoài nhà trường vì đây thường là nhóm dễ bị tổn
bằng chứng rõ ràng và thuyết phục về lợi ích của GDGTTDTD thương nhất, trước những thông tin không chính xác cũng như
có chất lượng được đưa vào trong sách giáo khoa, hầu như trước những hiện tượng cưỡng bức và bóc lột.
rất ít trẻ em và thanh niên nhận được sự chuẩn bị cần thiết để
có thể tự chủ và đưa ra những quyết định có cơ sở về các mối 1.1 Mục đích và đối tượng của Hướng dẫn
quan hệ của mình một cách tự do và có trách nhiệm. kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính
và tình dục
Nhiều thanh thiếu niên khi đến tuổi trưởng thành phải đối mặt
với nhiều thông điệp tiêu cực, mâu thuẫn và không rõ ràng về Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục
giới tính và tính dục. Những thông điệp này còn thường bị làm toàn diện (sau đây gọi là “Hướng dẫn”) được biên soạn nhằm
trầm trọng thêm bởi sự im lặng và hổ thẹn từ phía người lớn, hỗ trợ các cơ quan giáo dục, y tế và cơ quan liên quan khác
trong đó có cả cha mẹ và thầy cô giáo. Ở nhiều nơi, pháp luật trong quá trình phát triển và triển khai các chương trình và tài
và quan niệm đạo đức không khuyến khích thảo luận công liệu GDGTTDTD trong và ngoài nhà trường. Hướng dẫn này
khai về tính dục và hành vi tình dục, trong khi các chuẩn mực đặc biệt phù hợp đối với các Bộ trưởng Bộ Giáo dục và nhà
xã hội có thể làm kéo dài các hiện tượng tiêu cực, ví dụ như bất chuyên môn, bao gồm các nhà biên soạn sách giáo khoa; lãnh
bình đẳng giới trong các mối quan hệ tình dục, kế hoạch hoá đạo nhà trường và giáo viên. Các tổ chức phi chính phủ (NGO),
gia đình và sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại. nhân viên xã hội phụ trách thanh thiếu niên và bản thân giới
trẻ cũng có thể sử dụng tài liệu này làm công cụ vận động
Có nhiều bằng chứng cho thấy GDGTTDTD giúp trẻ em và
chính sách hoặc yêu cầu giải trình, chẳng hạn như chia sẻ với
thanh thiếu niên hình thành các kiến thức, thái độ và kỹ năng
những người ra quyết định để có các thông lệ tốt nhất hoặc/
đúng đắn và phù hợp với lứa tuổi; các giá trị tích cực, bao gồm
và lồng ghép trong các chương trình rộng hơn như để thực
tôn trọng quyền con người, bình đẳng và đa dạng giới; các thái
hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Hướng dẫn này cũng sẽ
độ và kỹ năng phù hợp góp phần xây dựng các mối quan hệ
an toàn, lành mạnh và tích cực (xem thêm Phần 4 - Cơ sở bằng
chứng cho giáo dục giới tính và tình dục toàn diện). GDGTTDTD GDGTTDTD có thể có nhiều tên gọi khác nhau trong
cũng quan trọng ở chỗ nó có thể giúp thanh thiếu niên suy chính sách và CTGD tuỳ từng nước, ví dụ như: giáo dục
ngẫm về các chuẩn mực xã hội, giá trị văn hoá và quan niệm phòng ngừa, giáo dục về các mối quan hệ và giới tính,
truyền thống để hiểu rõ và kiểm soát tốt hơn các mối quan hệ giáo dục về cuộc sống gia đình, giáo dục về HIV, giáo dục
với bạn bè đồng lứa, cha mẹ, giáo viên, những người lớn tuổi KNS, giáo dục lối sống lành mạnh và an toàn. Cho dù có
khác và rộng ra là cộng đồng nơi các em sinh sống tên gọi là gì, thuật ngữ “toàn diện” có nghĩa là người học
hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực về tính
Ngày càng có nhiều quốc gia thừa nhận tầm quan trọng của dục và SKTD-SKSS tốt. Những hợp phần chính của một
việc trang bị cho giới trẻ kiến thức và kỹ năng cần thiết để đưa chương trình GDGTTDTD có những điểm tương đồng
ra những lựa chọn có trách nhiệm trong cuộc sống của mình, nhất định, ví dụ như lấy quyền con người làm nền tảng và
đặc biệt trong bối cảnh các em dễ phải đối mặt với các nội thừa nhận khái niệm tính dục là một phần tự nhiên trong
dung về tình dục trên mạng Internet và qua các phương tiện quá trình phát triển của con người.
truyền thông khác. Chương trình nghị sự 2030 và các Mục tiêu
phát triển bền vững1 (SDGs) ) kêu gọi hành động không bỏ ai
lại phía sau và đảm bảo quyền con người và bình đẳng giới hữu ích cho những người tham gia vào quá trình thiết kế, triển
cho mọi người. Công cuộc vận động các cam kết chính trị để khai và đánh giá chương trình GDGT trong và ngoài nhà trường,
đạt được các mục tiêu về giáo dục, bình đẳng giới, sức khoẻ trong đó có các bên liên quan tới giáo dục có chất lượng, SKTD-
thể chất và tinh thần cũng là một cơ hội quan trọng để thúc SKSS, sức khoẻ vị thành niên và/hoặc bình đẳng giới.
đẩy và nhân rộng các chương trình liên ngành hiện có hoặc sẽ
có để mang GDGTTDTD đến cho trẻ em và thanh thiếu niên ở Hướng dẫn này nhấn mạnh tới yêu cầu phải có các chương
khắp mọi nơi. trình xây dựng dựa trên bằng chứng, được điều chỉnh phù
hợp với bối cảnh địa phương và có thiết kế khoa học để đo
1 https://sustainabledevelopment.un.org/post2015/transformingourworld

12
1 - Giới thiệu

lường và đề cập các yếu tố như quan niệm, giá trị, thái độ và cấp quốc gia. Thay vào đó, nó cung cấp một khung chương
kỹ năng mà theo đó có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ và tâm trình dựa trên các thông lệ quốc tế tốt nhất, nhằm mục đích
sinh lý liên quan đến tính dục. hỗ trợ các nhà biên soạn chương trình trong việc xây dựng và
điều chỉnh CTGD phù hợp với bối cảnh địa phương, đồng thời
Chất lượng và tầm ảnh hưởng của GDGTTDTD trong nhà hướng dẫn các nhà hoạch định chính sách có thể thiết kế, triển
trường không chỉ phụ thuộc vào quá trình giảng dạy (năng lực khai và giám sát GDGT có chất lượng.
của giáo viên, phương pháp sư phạm, tài liệu dạy và học) mà
còn cả môi trường học tập (trường, lớp). Điều này có thể được Hướng dẫn này trải qua một quá trình biên soạn được thiết kế
thể hiện qua nội quy trường lớp và thông lệ áp dụng trong nhằm đảm bảo chất lượng, khả năng áp dụng và tự chủ ở cấp
nhà trường. GDGTTDTD là một hợp phần thiết yếu của một quốc tế với ý kiến đóng góp từ các chuyên gia và nhà giáo dục
nền giáo dục có chất lượng và đóng vai trò quan trọng quyết từ nhiều vùng miền khác nhau trên thế giới. Đồng thời, cũng
định sức khoẻ thể chất và tinh thần của tất cả học sinh. cần lưu ý rằng việc áp dụng Hướng dẫn là mang tính tự nguyện,
có nghĩa là Hướng dẫn này thừa nhận có sự đa dạng về bối
Hướng dẫn này nhằm mục đích: cảnh từng quốc gia và thẩm quyền của Chính phủ trong quyết
 trang bị một cách hiểu rõ ràng về GDGTTDTD và làm rõ các định nội dung CTGD ở nước mình.
đầu ra tích cực mong muốn;
1.2 Hướng dẫn này được bố cục như thế nào?
 thúc đẩy nhận thức về việc cần có các chương trình
Hướng dẫn này gồm có 7 Phần. Bốn Phần đầu tiên cung cấp
GDGTTDTD bằng cách nâng cao nhận thức về các vấn đề và
các định nghĩa, cơ sở lý thuyết và cơ sở bằng chứng đã được
mối quan ngại về SKTD-SKSS có thể ảnh hưởng tới trẻ em và
cập nhật của GDGTTDTD. Phần thứ năm trình bày hệ thống
thanh thiếu niên;
các khái niệm, chủ đề cùng với các mục tiêu học tập cho từng
 chia sẻ một hướng dẫn dựa trên bằng chứng và nghiên cứu nhóm tuổi. Tiếp đó, hai Phần cuối cùng sẽ hướng dẫn cách
khoa học để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách, các nhà xây dựng các biện pháp hỗ trợ và khuyến nghị để triển khai
giáo dục và những người chịu trách nhiệm biên soạn CTGD; chương trình hiệu quả.

 nâng cao mức độ sẵn sàng của giáo viên và những người Về cơ bản, nội dung Hướng dẫn bao gồm các nhóm chủ
làm công tác giáo dục cũng như cải thiện năng lực các cơ sở đề cần thiết cũng như hướng dẫn cách thức triển khai
giáo dục để cung cấp GDGTTDTD có chất lượng cao; GDGTTDTD hiệu quả. Các tiêu chuẩn quốc tế này có thể và
nên được điều chỉnh phù hợp với bối cảnh địa phương nhằm
 hướng dẫn các cơ quan quản lý giáo dục về cách thức xây đảm bảo tính phù hợp, đưa ra các ý tưởng để giám sát nội
dựng biện pháp hỗ trợ GDGTTDTD ở cấp độ nhà trường và dung được dạy cũng như đánh giá tiến độ hoàn thành các
cộng đồng; mục tiêu dạy và học.
 hướng dẫn cách thức xây dựng CTGD, tài liệu học tập và các 1.3 Tại sao cần có bản Hướng dẫn cập nhật?
chương trình GDGTTDTD liên quan dựa trên bằng chứng, phù
hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển và văn hoá địa phương; TPhiên bản đầu tiên của Hướng dẫn này được UNESCO xuất
bản vào năm 2009, nhờ có nỗ lực phối hợp của Chương trình
 thể hiện cách thức GDGTTDTD nâng cao nhận thức về các Chung của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), Quỹ Dân
vấn đề vốn được coi là nhạy cảm ở một số nền văn hoá, như số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc
kinh nguyệt và bình đẳng giới. GDGTTDTD cũng có thể nâng (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Từ khi xuất bản,
cao nhận thức về các hủ tục có hại như CEFM và FGM/C. Hướng dẫn này đã trở thành nguồn thông tin cho giáo dục
Bên cạnh việc áp dụng các bằng chứng mới nhất, Hướng dẫn dựa trên bằng chứng có thể áp dụng trên toàn cầu và dễ điều
này được xây dựng trên nền tảng các công ước quốc tế về quyền chỉnh phù hợp với bối cảnh địa phương. Hướng dẫn này cũng
con người, trong đó nhấn mạnh quyền của mọi cá nhân được đã được sử dụng làm công cụ vận động GDGTTDTD cho tất
tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khoẻ có chất lượng và lợi ích cả trẻ em, vị thành niên và thanh thiếu niên như là một phần
tốt nhất có thể đạt được. Các công ước quyền con người bao thiết yếu của giáo dục có chất lượng phù hợp với quyền con
gồm Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người; Công ước Liên người của các em.
Hiệp Quốc về Quyền trẻ em; Công ước Quốc tế về các Quyền Lĩnh vực GDGTTDTD đã có sự phát triển nhanh chóng kể từ
Kinh tế, Xã hội và Văn hóa; Công ước về Xoá bỏ mọi Hình thức thời điểm Hướng dẫn được xuất bản lần đầu tiên. Việc triển
Phân biệt Đối xử với Phụ nữ; và Công ước về Quyền của Người khai các chương trình GDGT ở nhiều môi trường giáo dục
khuyết tật. Thông tin về các công ước quốc tế liên quan được liệt khác nhau đã giúp hình thành nhận thức rõ ràng hơn với
kê tại Phụ lục I: Các công ước, nghị quyết, tuyên bố và thoả thuận nhiều bài học kinh nghiệm, đồng thời cơ sở bằng chứng cho
quốc tế liên quan tới giáo dục giới tính và tình dục toàn diện. GDGTTDTD cũng đã được củng cố và mở rộng. Các Mục tiêu
Hướng dẫn này không phải là một CTGD, cũng như không phát triển bền vững hiện nay đã cung cấp một khung phát
đưa ra những khuyến nghị chi tiết để triển khai GDGTTDTD ở triển toàn cầu mới mà trong đó phạm vi, vị trí và mức độ phù

13
1 - Giới thiệu

hợp của GDGT và tình dục cần được làm rõ. Nhiều vấn đề mới thành viên tham gia Nhóm Tư vấn giáo dục giới tính và tình
cũng đã nổi lên, trong đó có nhận thức về góc độ giới và bối dục toàn diện, 2016-2017; và Phụ lục III: Danh sách thành phần
cảnh xã hội trong truyền thông sức khoẻ; vai trò bảo vệ của tham dự cuộc họp Nhóm Tư vấn và Tham vấn các bên liên quan
giáo dục trong giảm thiểu nguy cơ của các hệ quả sức khoẻ của UNESCO).
tình dục tiêu cực, bao gồm HIV, VNLTQĐTD, mang thai sớm
và mang thai ngoài ý muốn, bạo lực trên cơ sở giới; cũng như
ảnh hưởng và việc tiếp cận rộng rãi của Internet và truyền
thông xã hội. Bên cạnh đó, GDGTTDTD đã được nhìn nhận là
một hợp phần quan trọng của các biện pháp can thiệp sức
khoẻ vị thành niên (WHO, 2017b).

Nhận thức được những thay đổi này, UNESCO đã phối hợp với
các đối tác Liên Hợp Quốc và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình
đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) xem xét, cập
nhật nội dung Hướng dẫn để phản ánh những bằng chứng
mới nhất, phù hợp với các nhu cầu hiện nay của thanh thiếu
niên, cũng như để cung cấp hỗ trợ cho các hệ thống giáo dục
và những người làm công tác giáo dục đang tìm cách đáp ứng
những nhu cầu này. Ngoài việc bổ sung cơ sở bằng chứng,
Hướng dẫn cũng cập nhật các khái niệm, chủ đề và mục tiêu
học tập trong khi vẫn giữ được các yếu tố chính và nội dung
ban đầu vốn đã được chứng minh là có hiệu quả với các đối
tượng sử dụng.

1.4 Quá trình cập nhật Hướng dẫn


Hướng dẫn này được chỉnh sửa trên cơ sở đánh giá các bằng
chứng mới, cũng như các CTGD và khung chương trình
do UNESCO uỷ nhiệm thực hiện năm 2016. Báo cáo đánh
giá dựa trên bằng chứng mới do GS. Paul Montgomery và
Wendy Knerr thuộc Trung tâm Can thiệp Dựa trên Bằng
chứng thuộc Đại học Oxford (Anh) thực hiện (được dẫn chiếu
với tên gọi “UNESCO 2016b” trong Hướng dẫn này). Trong khi
đó, báo cáo đánh giá các CTGD và khung chương trình được
tổ chức Advocates for Youth (Mỹ) thực hiện, sau đây được gọi
là “UNESCO 2017c”. Cả hai báo cáo này đều có thể truy cập
tại trang www.unesco.org.

UNESCO cũng thành lập một Nhóm Tư vấn để giám sát


và hướng dẫn quá trình chỉnh sửa tài liệu. Nhóm Tư vấn
GDGTTDTD bao gồm các chuyên gia đến từ khắp nơi trên
thế giới, công tác trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, phát triển
thanh thiếu niên, quyền con người và bình đẳng giới. Nhóm
cũng bao gồm các nhà nghiên cứu, chuyên viên Bộ Giáo dục;
thanh thiếu niên, đại diện các tổ chức phi chính phủ và các
đối tác phát triển. Để thu thập ý kiến đóng góp từ các bên
liên quan, cũng như để đánh giá khả năng ứng dụng và mức
độ hữu ích của ấn phẩm đầu tiên trong nhóm đối tượng mục
tiêu của Hướng dẫn, trong quá trình cập nhật Hướng dẫn,
một cuộc khảo sát trực tuyến về quan điểm của người dùng
đối với ấn phẩm đầu tiên đã được thực hiện, trong đó có
các cuộc thảo luận nhóm chuyên sâu ở cấp quốc gia và một
cuộc họp tham vấn các biên liên quan ở cấp quốc tế. Do đó,
tái bản lần này được xây dựng dựa trên các ý kiến chuyên gia
trên quy mô rộng, trong đó có tiếng nói của thanh thiếu niên
và xét đến các thông lệ tốt nhất (xem Phụ lục II: Danh sách

14
Yap SDA School by Garrett W is licensed under CC BY NC 2.0 on Garrett W Flickr
account (https://www.flickr.com/photos/wopto/)

2
Hiểu về

Tình dục toàn diện


Giáo dục giới tính và
2 - Hiểu về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện

2 - Hiểu về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện


Phần này sẽ đưa ra một định nghĩa mới về GDGTTDTD và những thành tố
chính cần xem xét trong lĩnh vực GDGTTDTD.

2.1 Giáo dục giới tính và tình dục toàn diện là gì?
GDGTTDTD là một quá trình dạy và học tích hợp trong CTGD về các khía cạnh nhận thức, tâm lý, thể chất và xã hội của giới tính và
tình dục. GDGTTDTD hướng tới trang bị cho trẻ em và thanh thiếu niên các kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị cần thiết để giúp các
em: nhận thức được sức khoẻ, lợi ích và giá trị con người của bản nhân mình; hình thành các mối quan hệ xã hội và quan hệ tình dục
trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau; nhận thức được lựa chọn của mình ảnh hưởng tới bản thân và người khác như thế nào; nhận thức cũng
như đảm bảo việc bảo vệ các quyền của mình trong suốt cuộc đời.

GDGTTDTD là việc giáo dục được triển khai trong môi trường GDGTTDTD góp phần thúc đẩy quyền lợi của người học khi
giáo dục chính quy và không chính quy, với các đặc trưng sau: giúp các em nâng cao kỹ năng phân tích, kỹ năng giao tiếp và
các KNS khác cần thiết cho sức khoẻ thể chất và tinh thần của
Chính xác về mặt khoa học: Nội dung GDGTTDTD được biên mỗi cá nhân liên quan tới: tính dục, quyền con người, các mối
soạn dựa trên thực tế và bằng chứng liên quan tới SKTD-SKSS, quan hệ lành mạnh và tôn trọng lẫn nhau giữa gia đình và giữa
tính dục và hành vi. các cá nhân, các giá trị bản thân và giá trị phổ quát, chuẩn mực
văn hoá và xã hội, bình đẳng giới, không phân biệt đối xử, hành
Có tính tăng dần: GDGTTDTD là một qui trình giáo dục liên
vi tình dục, bạo lực và bạo lực trên cơ sở giới, sự đồng thuận
tục được bắt đầu từ khi trẻ còn bé, nội dung mới được xây
và bất khả xâm phạm về cơ thể, lạm dụng tình dục và các hủ
dựng trên nền tảng kiến thức đã học trước đó, và áp dụng
tục có hại khác như tảo hôn và cưỡng hôn (CEFM) và cắt bỏ bộ
cách tiếp cận chương trình theo mô hình xoắn ốc.
phận sinh dục nữ (FGM/C).
Phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển: Nội dung
“Toàn diện” cũng dùng để chỉ phạm vi và chiều sâu các chuyên
GDGTTDTD được điều chỉnh phù hợp theo nhu cầu và năng lực
đề và nội dung được truyền tải một cách nhất quán tới người
của trẻ em và thanh thiếu niên trong quá trình phát triển của
học theo thời gian trong suốt quá trình học tập của các em, thay
trẻ. Dựa trên đặc điểm tâm lý lứa tuổi và mức độ phát triển của
vì các biện pháp can thiệp hoặc các bài học một lần duy nhất.
người học, GDGTTDTD đề cập tới những chủ đề phù hợp với
mức độ phát triển của trẻ một cách kịp thời nhất đối với sức Sử dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người: GDGTTDTD
khỏe và tâm sinh lý của các em. GDGTTDTD thừa nhận sự đa được xây dựng dựa trên và thúc đẩy nhận thức về các quyền
dạng trong mức độ phát triển; điều chỉnh nội dung một cách con người nói chung (bao gồm các quyền của trẻ em và thanh
phù hợp với sự phát triển về nhận thức và cảm xúc của trẻ; và thiếu niên) và quyền của mọi người trong việc tiếp cận chăm
được trình bày sao cho việc tiếp nhận các thông điệp liên quan sóc sức khỏe, thông tin, giáo dục một cách bình đẳng và không
đến SKTD-SKSS và các mối quan hệ được dễ dàng nhất. phân biệt đối xử. Cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong
khuôn khổ GDGTTDTD cũng bao gồm nâng cao nhận thức
Dựa theo giáo trình: GDGTTDTD được đưa vào tài liệu viết nhằm
của thanh thiếu niên, khuyến khích các em nhận biết được các
hỗ trợ các nỗ lực của các nhà giáo dục trong việc dạy học sinh chủ
quyền của bản thân mình, công nhận và tôn trọng quyền của
đề này. Giáo trình giảng dạy bao gồm các mục tiêu dạy học chính,
người khác, và tham gia vận động cho những người bị xâm hại
các mục tiêu học tập, các khái niệm và các thông điệp cốt lõi được
về quyền lợi. Việc giúp giới trẻ tiếp cận một cách bình đẳng
trình bày một cách rõ ràng và có hệ thống. GDGTTDTD có thể
trong GDGTTDTD cũng có nghĩa là tôn trọng quyền của các em
được triển khai ở cả trong lẫn ngoài nhà trường.
trong việc tiếp cận những tiêu chuẩn cao nhất có thể đạt được
Toàn diện: GDGTTDTD tạo cơ hội cho người học tiếp nhận thông về sức khoẻ, bao gồm đưa ra các lựa chọn liên quan đến hành vi
tin về giới tính và tình dục một cách toàn diện, chính xác, dựa trên tình dục một cách an toàn, có trách nhiệm và tôn trọng lẫn nhau
bằng chứng và phù hợp với lứa tuổi. GDGTTDTD đề cập tới những mà không bị cưỡng ép và bạo lực, cũng như quyền tiếp cận
vấn đề SKTD-SKSS, ví dụ như đặc điểm giải phẫu và chức năng của thông tin mà các em cần biết để có thể tự chăm sóc bản thân
hệ sinh dục; dậy thì và kinh nguyệt; quá trình sinh sản, các biện một cách hiệu quả.
pháp tránh thai hiện đại, việc mang thai và sinh con; các bệnh
Xem Xem Phụ lục I: Các công ước, nghị quyết, tuyên bố và thoả
VNLTQĐTD bao gồm HIV/AIDS. GDGTTDTD bao hàm tất cả các chủ
thuận quốc tế liên quan tới giáo dục giới tính và tình dục toàn
đề quan trọng mà người học cần biết, bao gồm cả những chủ đề có
diện để biết thêm thông tin về các công ước và hiệp ước quốc
thể mang tính nhạy cảm tại một số môi trường xã hội và văn hoá.
tế liên quan tới GDGT.

16
2 - Hiểu về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện

Trên cơ sở bình đẳng giới: GDGTTDTD xem xét ảnh hưởng của Tạo ra thay đổi về chất: GDGTTDTD góp phần hình thành một xã
các định kiến giới đối với bất bình đẳng giới, và ảnh hưởng của hội công bằng và bác ái bằng cách tăng quyền năng cho cá nhân
bất bình đẳng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần của trẻ em và và cộng đồng, thúc đẩy các kỹ năng tư duy phản biện và củng
thanh thiếu niên, cũng như tới các nỗ lực nhằm ngăn chặn các cố quyền công dân của giới trẻ. GDGTTDTD tạo cơ hội cho người
vấn đề như HIV, mắc các bệnh VNLTQĐTD, mang thai sớm hoặc học khám phá và nuôi dưỡng các giá trị và thái độ tích cực đối với
mang thai ngoài ý muốn và bạo lực trên cơ sở giới. GDGTTDTD SKTD-SKSS, hình thành sự tự trọng, tôn trọng quyền con người và
góp phần thúc đẩy bình đẳng giới bằng cách nâng cao nhận bình đẳng giới. Bên cạnh đó, GDGTTDTD tăng quyền năng cho giới
thức về tầm quan trọng của giới và đa dạng giới trong cuộc trẻ để các em có trách nhiệm đối với các hành vi và quyết định của
sống; xem xét các khuôn mẫu giới được định hình bởi sự khác bản thân, và biết được sự ảnh hưởng tới người khác từ hành động
biệt và tương đồng về văn hoá, xã hội và sinh học; cũng như của mình. GDGTTDTD giúp các em hình thành các kỹ năng và thái
khuyến khích việc hình thành các mối quan hệ bình đẳng và tôn độ để đối xử với người khác theo hướng tôn trọng, bao dung và
trọng lẫn nhau dựa trên sự cảm thông và thấu hiểu. Việc lồng hài hòa không phân biệt thành phần dân tộc, chủng tộc, địa vị xã
ghép giới trong toàn bộ chương trình GDGTTDTD là điều thiết hội, kinh tế hoặc tình trạng nhập cư, tôn giáo, khuyết tật, xu hướng
yếu để đảm bảo tính hiệu quả của các chương trình GDGTTDTD. tình dục, bản dạng giới, thể hiện giới hoặc các đặc điểm giới tính.
Để hiểu thêm khái niệm về giới, vui lòng xem Phần 9 - Giải thích
thuật ngữ. Có thể phát triển các KNS cần thiết để đưa ra các lựa chọn lành
mạnh: Khía cạnh này bao gồm khả năng nhận thức và đưa ra những
Phù hợp với văn hoá và bối cảnh địa phương: GDGTTDTD thúc đẩy quyết định có cơ sở, khả năng giao tiếp, đàm phán hiệu quả và thể
sự tôn trọng và tính trách nhiệm trong các mối quan hệ, hỗ trợ người hiện sự quyết đoán của mình. Các kỹ năng này có thể giúp trẻ em và
học trong quá trình họ xem xét, tìm hiểu và thách thức các cách mà thanh thiếu niên hình thành những mối quan hệ lành mạnh và tôn
các cấu trúc, chuẩn mực và hành vi văn hoá tác động đến các lựa trọng lẫn nhau với các thành viên trong gia đình, bạn bè đồng trang
chọn và mối quan hệ của mỗi cá nhân trong một bối cảnh cụ thể. lứa, bạn bè nói chung, người yêu/bạn tình.

Hộp 1. Khung khái niệm về tính dục trong bối cảnh GDGTTDTD

Tính dục không phải là một khái niệm dễ định nghĩa. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực y tế công cộng và tình dục học đã
thảo luận về các khái niệm cơ bản liên quan tới tính dục và đưa ra một định nghĩa mang tính thực hành cũng như khung
khái niệm chung về tính dục (Tổ chức Y tế toàn châu Mỹ/Tổ chức Y tế Thế giới, 2000; WHO, 2006a).

Theo đó, “tính dục” có thể được hiểu là một khía cạnh cốt lõi của con người, bao gồm sự nhận thức và mối quan hệ đối với
cơ thể; cảm xúc gắn bó và tình yêu; giới tính; giới; bản dạng giới; xu hướng tình dục; sự gần gũi thân mật; khoái cảm và sinh
sản. Tính dục rất phức tạp và bao gồm các chiều cạnh về sinh học, xã hội, tâm lý, tâm linh, tôn giáo, chính trị, pháp luật, lịch
sử, đạo đức và văn hoá mà có thể phát triển và thay đổi trong suốt cuộc đời của một người.

Thuật ngữ “tính dục” có nhiều ý nghĩa khác nhau tuỳ theo ngôn ngữ và văn hoá. Do sự đa dạng này, các khía cạnh tính dục
dưới đây cần phải được xem xét trong khuôn khổ GDGTTDTD:

 Bên cạnh khía cạnh sinh học, tính dục cũng dùng để chỉ ý nghĩa cá nhân và xã hội của các mối quan hệ tình dục và
quan hệ giữa người với người. Đây là một trải nghiệm mang tính chủ quan và là một phần của nhu cầu con người về
sự thân mật và riêng tư.
 Tính dục là một sản phẩm xã hội. Khía cạnh này của tính dục có thể dễ hiểu nhất thông qua sự đa dạng về quan
niệm, thực hành, hành vi và bản dạng. “Tính dục được định hình ở cấp độ các hành vi cá nhân, chuẩn mực và giá trị
văn hoá” (Weeks, 2011).
 Tính dục gắn liền với quyền lực. Ranh giới cao nhất của quyền lực là khả năng tự kiểm soát cơ thể bản thân.
GDGTTDTD có thể nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính dục, giới và quyền lực, cũng như các khía cạnh chính trị và
xã hội của mối quan hệ này. Nội dung này đặc biệt phù hợp với những đối tượng người học lớn tuổi hơn.
 Những kỳ vọng điều chỉnh hành vi tình dục thay đổi tuỳ theo nền văn hoá. Một số hành vi được coi là có thể chấp
nhận hoặc đáng mong muốn, trong khi một số khác lại được coi là không thể chấp nhận được. Nói như vậy không
có nghĩa các hành vi này sẽ không xảy ra hoặc sẽ không được đưa vào xem xét trong khuôn khổ nội dung GDGT.
 Tính dục luôn hiện diện trong cuộc sống một người, được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và có mối quan
hệ tương tác với sự trưởng thành về thể chất, cảm xúc và nhận thức. Giáo dục là công cụ chính nhằm thúc đẩy thái
độ tích cực với giới tính và tình dục, đồng thời chuẩn bị cho trẻ em và thanh thiếu niên hình thành các mối quan hệ
lành mạnh và có trách nhiệm ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời.
Để biết thêm thông tin về các định nghĩa và nhận thức về tính dục, xem thêm Tổ chức Y tế toàn châu Mỹ (PAHO) & WHO. 2000. Thúc đẩy sức khoẻ tình dục. Khuyến nghị
hành động. Washington D.C., PAHO http://www1.paho.org/hq/dmdocuments/2008/PromotionSexualHealth.pdf ; and, WHO. 2006a.
Định nghĩa sức khoẻ tình dục: Báo cáo tham vấn kỹ thuật về sức khoẻ tình dục, 28–31/1/2002. Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới http://www.who.int/reproductivehealth/Chủ
đề/sexual_health/sh_definitions/en/

17
2 - Hiểu về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện

2.2 Các khía cạnh quan trọng khác trong Ngay cả khi có các tài liệu GDGTTDTD có chất lượng, giáo viên
lĩnh vực GDGTTDTD vẫn thường tránh hoặc giảm nội dung các chủ đề mà họ cảm
thấy không thoải mái giảng dạy. Nhiều giáo viên thiếu chuyên
môn và kinh nghiệm để dạy những chủ đề nhạy cảm và gây
GDGTTDTD vượt ra ngoài khuôn khổ giáo dục về tranh cãi và họ lại không được tiếp cận các cơ hội bồi dưỡng
sinh sản, nguy cơ và bệnh tật chuyên môn với trọng tâm là GDGTTDTD (Ofsted, 2013). Công
tác bồi dưỡng chuyên môn có chất lượng sẽ giúp nâng cao
Do trong cuộc sống, thanh thiếu niên phải đối mặt với nhiều trình độ và, theo đó, mức độ thoải mái của giáo viên đối với
nguồn thông tin trái ngược nhau, nên một cách tiếp cận cân chủ đề này sẽ thúc đẩy khả năng giáo viên triển khai các CTGD
bằng và toàn diện là cần thiết để khuyến khích các em tham về sức khỏe và tâm sinh lý với có chất lượng và chuẩn xác hơn,
gia vào quá trình học tập và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các đảm bảo tác động tích cực của chương trình đối với các hành
em. Bên cạnh nội dung về sinh sản, hành vi tình dục, các nguy vi liên quan đến sức khỏe (Stead & cộng sự, 2007).
cơ và cách phòng chống bệnh tật, GDGTTDTD cũng là cơ hội
để giới thiệu tính dục theo cách cho thấy nó cũng bao gồm Việc thiếu một CTGD về giới tính, tình dục và các mối quan hệ
những khía cạnh tích cực như tình yêu và các mối quan hệ có chất lượng, phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển của
dựa trên sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. trẻ có thể khiến trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị tổn thương
trước các hành vi tình dục có hại và bóc lột tình dục. Tương
Ngoài ra, điều quan trọng là GDGTTDTD đề cập tới các cuộc tự, loại bỏ các vấn đề phức tạp trong nội dung GDGTTDTD sẽ
thảo luận vẫn đang diễn ra về những vấn đề xã hội và văn hóa khiến thanh niên dễ bị tổn thương và làm giảm khả năng tự
liên quan đến các khía cạnh rộng hơn về các mối quan hệ và chủ của họ trong hành vi và các mối quan hệ của mình.
tính dễ tổn thương, ví dụ như bất bình đẳng giới và bất bình
đẳng quyền lực, các yếu tố kinh tế - xã hội, chủng tộc, HIV,
khuyết tật, xu hướng tình dục và bản dạng giới. GDGTTDTD cung cấp thông tin về tất cả các cách
tiếp cận liên quan tới phòng tránh thai, các bệnh
GDGTTDTD bao gồm nhiều chủ đề khác nhau, trong đó có
những chủ đề có thể mang tính nhạy cảm đối với văn hóa địa VNLTQĐTD và HIV
phương. Ở một số nơi, chương trình GDGTTDTD bỏ qua hoặc GDGTTDTD thúc đẩy quyền của cá nhân trong việc lựa chọn
tránh các chủ đề chính hoặc/và nhấn mạnh tới “cơ chế” sinh sản thời điểm hình thành mối quan hệ thân mật hoặc quan hệ
mà không tập trung vào các hành vi tình dục có trách nhiệm và tình dục và với đối tượng nào; trách nhiệm đối với các lựa
tầm quan trọng của các mối quan hệ lành mạnh và bình đẳng chọn này; và tôn trọng lựa chọn của người khác. Lựa chọn
(UNESCO 2015a). Việc bỏ qua những chủ đề này sẽ làm giảm này bao gồm quyền tiết chế, trì hoãn hoặc tham gia vào các
tính hiệu quả của GDGTTDTD. Ví dụ, việc không thảo luận về mối quan hệ tình dục. Trong khi tiết chế tình dục là biện
kinh nguyệt có thể góp phần duy trì thái độ xã hội và văn hóa pháp quan trọng để phòng tránh thai, VNLTQĐTD và HIV,
tiêu cực đối với vấn đề này. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực GDGTTDTD thừa nhận tiết chế tình dục không phải là một giải
tới cuộc sống trẻ em gái, khiến các em cảm thấy không thoải pháp bền vững trong cuộc sống của nhiều thanh thiếu niên,
mái với cơ thể mình và dẫn tới do dự không muốn tìm kiếm sự và có sự đa dạng trong cách các em kiểm soát các thể hiện
giúp đỡ khi có vấn đề xảy ra. Các ví dụ khác bao gồm: quan hệ tính dục của mình ở các độ tuổi khác nhau. Những CTGD chỉ
tình dục; thông tin khoa học về phòng tránh thai; nhu cầu được tập trung vào tiết chế tình dục đã được chứng minh là không
học về SKTD-SKSS của các thanh niên khuyết tật hoặc nhiễm hiệu quả và có khả năng gây hại cho sức khỏe và các quyền
HIV; phá thai không an toàn và các hủ tục có hại như CEFM và tình dục và sinh sản của thanh thiếu niên (Kirby, 2007; Santelli
FGM/C; hoặc phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tình dục & cộng sự, 2017; Underhill & cộng sự, 2007).
hoặc bản dạng giới. Việc bỏ qua hoặc không chú ý tới các chủ
đề này có thể góp phần tạo ra kì thị, xấu hổ và thiếu hiểu biết, GDGTTDTD đề cập tới quan hệ tình dục an toàn, chuẩn bị cho
dẫn tới tăng các hành vi nguy cơ và tạo rào cản đối với việc tìm thanh thiếu niên - sau một quá trình quyết định cẩn trọng -
kiếm sự giúp đỡ ở các nhóm dễ bị tổn thương hoặc yếu thế. tham gia vào các mối quan hệ thân mật mà có thể bao gồm
quan hệ tình dục hoặc các hành vi thể hiện tính dục khác.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người học, dù thuộc giới tính nào,
Hướng dẫn này nhấn mạnh tầm quan trọng của
đều muốn biết nhiều hơn về các mối quan hệ và cảm xúc
việc đề cập thực tế và tác động của giới tính và
(Pound & cộng sự, 2016; UNESCO, 2015a) và làm thế nào để
tình dục tới cuộc sống của thanh thiếu niên, bao
có mối quan hệ cá nhân lành mạnh dựa trên sự tôn trọng và
gồm một số khía cạnh có thể mang tính nhạy cảm
thấu hiểu lẫn nhau, trong đó có cả sự thân mật về tình dục
hoặc khó đưa ra thảo luận tại một số cộng đồng. Sử
hoặc không. Do đó, GDGTTDTD tập trung vào khuyến khích
dụng bằng chứng khoa học và xây dựng nội dung
các em suy ngẫm về cách thể hiện cảm xúc của mình phù hợp
trên nền tảng các qui chuẩn và khung làm việc
với giá trị của bản thân. Quan trọng nhất là các thanh thiếu
về bình đẳng giới và quyền con người sẽ giúp đề
niên dự định có quan hệ tình dục hoặc đã từng quan hệ tình
cập các vấn đề nhạy cảm.
dục phải nhận được thông tin về tất cả các biện pháp tránh

18
2 - Hiểu về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện

thai hiện đại, bao gồm sử dụng BCS là biện pháp tác dụng kép nhưng ngành giáo dục vẫn đóng vai trò thiết yếu trong cung
phòng tránh thai và các bệnh VNLTQĐTD. Các em cần thông cấp GDGTTDTD. Là nơi giảng dạy, học tập và phát triển bản
tin về cách tiếp cận và sử dụng BCS cho nam hoặc/và nữ; và về thân, trường học cung cấp cơ sở hạ tầng có sẵn, bao gồm đội
điều trị dự phòng trước khi phơi nhiễm HIV (PrEP) cho người ngũ giáo viên – những người có kỹ năng giảng dạy và nguồn
có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Thanh thiếu niên cũng thông tin đáng tin cậy, và các cơ hội thực hiện các chương
nên được cung cấp thông tin hoặc được biết về các dịch vụ trình dài hạn được cung cấp bởi giáo trình chính khóa. Giáo
SKTD-SKSS toàn diện dành cho giới trẻ, trong đó có các dịch viên có kỹ năng cung cấp các nội dung học tập phù hợp
vụ liên quan tới các vấn đề như lạm dụng hoặc tấn công tình với lứa tuổi và mức độ phát triển của trẻ em và thanh thiếu
dục, như hỗ trợ tâm lý - xã hội, điều trị dự phòng sau khi phơi niên, còn các em nhìn nhận trường học và giáo viên là những
nhiễm HIV (PEP) và các dịch vụ liên quan tới mang thai, các nguồn thông tin đáng tin cậy.
bệnh VNLTQĐTD và HIV.
Ở hầu hết các nước, trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 13 dành một
phần lớn thời gian trên ghế nhà trường (UNESCO, 2008), do đó
GDGTTDTD lấy người học làm trung tâm trường học có khả năng truyền tải thông tin tới một số lượng
lớn trẻ em có các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau
Cách tiếp cận giáo dục truyền thống cho rằng giáo viên là
theo những cách thức bền vững và có thể áp dụng lặp đi lặp lại.
người “chỉ đạo” quá trình học, còn học sinh đóng vai trò tiếp
Bên cạnh đó, trường học cung cấp môi trường để GDGTTDTD có
nhận. Trong những thập kỷ gần đây, các cách tiếp cận mới đã
thể được thực hiện ở độ tuổi lý tưởng và theo trình tự phù hợp
được phát triển cho thấy việc học luôn được xây dựng trên
với mức độ phát triển trẻ, với kiến thức nội dung mới được xây
nền tảng kiến thức đã có của người học, và người học tự hình
dựng trên nền tảng kiến thức đã học trước đó (Gordon, 2008).
thành kiến thức của mình trên cơ sở tương tác với môi trường
và các nguồn thông tin khác (Giroux, 1994). Với cách tiếp Nhiều trẻ bước vào tuổi dậy thì cũng như hình thành những
cận này, việc học vượt ra ngoài khuôn khổ tiếp nhận và xử lý mối quan hệ đầu tiên, có thể bao gồm cả các mối quan hệ
thông tin được giáo viên truyền tải. Người học có thể học một tình cảm, khi còn đang đi học. Do vậy, cách giáo dục phù hợp
cách tốt nhất khi tự hình thành cách hiểu của mình đối với với lứa tuổi và theo từng giai đoạn trong môi trường giáo dục
thông tin và các tài liệu khác khi tham gia chủ động tích lũy chính quy về quyền, các mối quan hệ và SKTD-SKSS, cũng như
kinh nghiệm cá nhân và thông tin. tạo cho trẻ em và thanh thiếu niên một góc nhìn giới càng trở
nên quan trọng hơn.
Mặc dù ít có bằng chứng về tác động của cách tiếp cận
lấy người học làm trung tâm hoặc học tập hợp tác trong Các lợi thế khác của GDGTTDTD trong nhà trường bao gồm:
GDGTTDTD, nhưng nghiên cứu cho thấy các phương pháp sư
phạm này giúp đảm bảo hiệu quả của các CTGD về sức khỏe
 ban giám hiệu nhà trường có khả năng điều chỉnh nhiều khía
nói chung. Một nghiên cứu tại Phần Lan về tác động của GDGT cạnh trong môi trường học tập để bảo vệ và hỗ trợ các em;
trong trường học đối với kiến thức và thái độ của học sinh về  các chương trình trong trường học đã được chứng minh là có
giới tính và tình dục cho thấy các tác động tích cực phần lớn hiệu quả trong việc góp phần phòng chống HIV và đảm bảo
là do sự nhiệt tình, kỹ năng và sự khuyến khích của giáo viên, quyền của thanh niên được giáo dục và tiếp cận các dịch vụ
cũng như khả năng giáo viên áp dụng các kỹ thuật giảng dạy SKTD-SKSS (Kivela & cộng sự, 2013; UNESCO, 2011a; 2016c);
có sự tham gia (Kontula, 2010). Hướng dẫn này kêu gọi áp dụng
cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm trong GDGTTDTD  trường học có thể trở thành trung tâm hỗ trợ xã hội, liên kết
và khuyến khích các chiến lược học tập có sự phối hợp trong học sinh, cha mẹ, gia đình, cộng đồng với các dịch vụ khác
khuôn khổ chương trình. Cách tiếp cận lấy người học làm trung (ví dụ như dịch vụ y tế).
tâm cho phép người học chủ động tham gia vào quá trình học
và khuyến khích các hình thức học tập khác nhau. Vì việc học có Ngoài trường phổ thông, các trường đại học cũng có thể đóng
thể được nhìn nhận là một hình thức phát triển bản thân, người vai trò đáng kể. Nhiều người khi lên đến bậc đại học vẫn chưa
học được khuyến khích sử dụng các cách thức suy ngẫm để có được học GDGT. Nhu cầu giảng dạy GDGTTDTD ở cấp đại học
thể suy nghĩ phản biện về chính cuộc sống của họ. là đặc biệt quan trọng, khi đây là giai đoạn nhiều thanh thiếu
niên lần đầu tiên sống xa nhà và có thể bước vào giai đoạn hình
thành các mối quan hệ và trở nên chủ động hơn về tình dục.
Trường học đóng vai trò trung tâm trong việc cung
cấp GDGTTDTD Hoạt động cộng đồng cũng là cơ hội quan trọng để
Mặc dù nhiều chủ thể và thiết chế khác nhau đóng vai trò truyền tải chương trình GDGTTDTD
quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ em và thanh thiếu niên
tiếp nhận vai trò và trách nhiệm khi là người trưởng thành, Các chương trình GDGTTDTD trong cộng đồng có tiềm năng
tiếp cận trẻ không đi học và những nhóm trẻ dễ bị tổn thương

19
2 - Hiểu về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện

và yếu thế, đặc biệt tại những nước có tỷ lệ đi học thấp hoặc
GDGTTDTD không được lồng ghép đầy đủ trong CTGD quốc
gia. Ở một thế giới mà có 263 triệu trẻ em và thanh thiếu
niên trong độ tuổi từ 6 đến 15 không đi học hoặc đã bỏ học
(UNESCO, 2016a), hoạt động tại các môi trường không chính
quy như trung tâm cộng đồng, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ
hướng đạo sinh, các tổ chức tôn giáo, cơ sở dạy nghề, trung
tâm y tế và các diễn đàn trên mạng sẽ đóng vai trò giáo dục
quan trọng (IPPF, 2016).

Thanh thiếu niên đi học cũng thường tham dự các chương


trình GDGTTDTD trong cộng đồng vào cuối tuần, buổi tối
hoặc vào các ngày nghỉ lễ. Việc tham gia các chương trình
này thường củng cố và mở rộng các nội dung được học qua
GDGTTDTD trong nhà trường. Ví dụ, ở một số nơi trên thế giới,
giáo viên không được phép làm mẫu cách sử dụng BCS trong
lớp học, nhưng tại hầu hết các hoạt động trong cộng đồng
thì lại không bị cấm; và các bài học trong cộng đồng không bị
giới hạn như thời gian tiết học trên lớp thường chỉ kéo dài 40
phút. GDGTTDTD trong môi trường không chính quy và trong
cộng đồng cũng tạo cơ hội nâng cao nhận thức của cha mẹ và
những người lãnh đạo cộng đồng, cũng như thiết lập sự gắn
kết mạnh mẽ hơn đối với các dịch vụ SKTD-SKSS.

Mặc dù cơ chế truyền tải GDGTTDTD trong môi trường không


chính quy và trong cộng đồng có thể có sự khác biệt, nhưng
nội dung chương trình cũng vẫn phải dựa trên cơ sở bằng
chứng, bám sát các chủ đề cần thiết cho các lứa tuổi khác
nhau và lồng ghép các yếu tố của một chương trình hiệu qu
(xem thêm Phần 5 - Các khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập và
Phần 7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả).

20
Nolte Lourens/Shutterstock.com

3
Sức khỏe thể chất
và tinh thần của
thanh thiếu niên
3 - Sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên

3 - Sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên
Phần này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về nhu cầu SKTD-SKSS của trẻ
em và thanh thiếu niên, cũng như những vấn đề chính ảnh hưởng tới sức
khỏe thể chất và tinh thần của các em.

3.1 Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh Tuổi dậy thì, cùng với những thay đổi về thể chất và tâm lý, có
sản của trẻ em và thanh thiếu niên thể là một giai đoạn đặc biệt khó khăn đối với trẻ liên giới tính
hoặc có thắc mắc về bản dạng giới, thể hiện giới của mình.
Sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản (SKTD-SKSS) không đơn
thuần chỉ là loại trừ bệnh tật, rối loạn hoặc suy giảm chức năng Có thai: Mặc dù tỷ lệ sinh trên thế giới đã giảm đáng kể trong
mà nó còn bao gồm các khía cạnh về sức khỏe thể chất, tâm những thập kỷ gần đây, nhưng nhiều trẻ em gái vị thành niên
lý, tình cảm và xã hội liên quan tới tình dục và sinh sản (WHO, trong độ tuổi từ 15 đến 19 đã bắt đầu có thai và sinh con với
2006a). Các thói quen lành mạnh cũng như nhận thức về cách tỷ lệ thay đổi tùy theo khu vực địa lý. Số liệu Thống kê Y tế
duy trì sức khỏe được bắt đầu hình thành từ khi còn bé. Giai Thế giới năm 2014 cho thấy tỷ lệ sinh con bình quân trên thế
đoạn vị thành niên là cơ hội để hình thành các thói quen và lối giới trong độ tuổi từ 15 đến 19 là 49 ca sinh/1.000 trẻ em gái,
sống lành mạnh liên quan đến SKTD-SKSS, vì đây là thời kỳ diễn với tỷ lệ theo quốc gia nằm trong khoảng từ 1 đến 299 ca
ra những thay đổi liên tục về thể chất, tình cảm và xã hội, đồng sinh/1.000 trẻ em gái (WHO, 2014b). Kết hôn sớm là một yếu tố
thời là thời kỳ trẻ bắt đầu khám phá giới tính và tình dục của chính - gần 90% số ca sinh của các bà mẹ vị thành niên ở các
mình và hình thành các mối quan hệ với người khác. nước đang phát triển là khi các em đã kết hôn (Plan, 2017). Việc
mang thai và sinh con sớm có thể có những hệ quả nghiêm
Các vấn đề SKTD-SKSS ảnh hưởng tới lứa tuổi thanh thiếu trọng về sức khỏe và xã hội và là nguyên nhân quan trọng thứ
niên bao gồm: hai gây tử vong ở trẻ em gái dưới 19 tuổi. Biến chứng trong
quá trình mang thai hoặc khi sinh là một trong những nguyên
Dậy thì: Đối với cả trẻ em trai và trẻ em gái, giai đoạn dịch
nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái vị thành niên (WHO,
chuyển từ trẻ em sang người lớn có thể là một giai đoạn đầy
2011). Trẻ em gái vị thành niên khi mang thai cũng thường có
thú vị và đánh dấu một sự thay đổi lớn. Tuy nhiên, đối với trẻ
xu hướng trì hoãn không tìm kiếm sự chăm sóc y tế cho người
em trai, sự thay đổi trong tuổi dậy thì thường được gắn với
đang mang thai cao hơn những phụ nữ lớn tuổi vì không có đủ
những cảm xúc giới tính, tình dục theo hướng tích cực, còn
kiến thức về các vấn đề khi mang thai; hoặc vì các em bị hạn
với trẻ em gái thì đây lại là giai đoạn đánh dấu sự khởi đầu của
chế khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế (ví dụ như
những thông điệp mâu thuẫn nhau về giới tính và tình dục,
bởi người thân trong gia đình hoặc do các qui định và chính
trinh tiết, sinh sản và nữ tính.
sách nghiêm ngặt liên quan đến tuổi được phép quan hệ tình
Đối với nhiều trẻ em gái, việc có kinh được xem là khởi đầu dục và tiếp cận các dịch vụ y tế) (WHO, 2008). Trẻ em gái vị
của quá trình dậy thì. Ở một số nơi, các định kiến và cấm kị thành niên khi mang thai cũng có nhiều khả năng bỏ học và
văn hóa buộc trẻ em gái phải ăn ngủ xa gia đình hoặc nghỉ không tiếp tục học, điều sẽ hạn chế tương lai trong vấn đề việc
học khi đang có kinh. Ở nhiều nước, trường học không có khu làm cũng như các cơ hội khác của các em (UNESCO, 2017a).
vệ sinh đảm bảo sự riêng tư, sạch sẽ hoặc có chỗ cho trẻ vứt
Tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại: Cả nam và nữ
bỏ đồ đã sử dụng trong những ngày kinh nguyệt. Kinh nguyệt
đều có trách nhiệm sử dụng các biện pháp tránh thai, tuy
là một vấn đề thường bị xao lãng, và nhiều trẻ em gái không
nhiên nhu cầu của phụ nữ đối với các biện pháp tránh thai ít
có kiến thức hoặc hiểu sai về kinh nguyệt, khiến các em sợ hãi,
khi được đáp ứng. Phụ nữ chưa kết hôn thường chiếm khoảng
lo lắng và không có sự chuẩn bị khi bắt đầu có kinh (Chandra-
một nửa số phụ nữ có nhu cầu về tránh thai chưa được đáp
Mouli & Vipul Patel, 2017).
ứng, mặc dù mức độ này có thể chưa được đánh giá đúng
Dậy thì đối với trẻ em trai thường được coi là thời điểm bắt mức vì phụ nữ chưa kết hôn ở các xã hội bảo thủ thường
đầu của ham muốn tình dục và “quyền lực” mà các em nhận không muốn thú nhận rằng họ đã từng quan hệ tình dục
được. Hiện tượng cương cứng và mộng tinh ở trẻ em trai, cho (Sedgh & cộng sự, 2016). Trẻ em gái vị thành niên cũng cho
dù có thể dẫn tới những tình huống khó xử, nhưng thường biết gặp phải các rào cản về mặt pháp lý và các nguyên nhân
không bị xem là những điều đáng xấu hổ như trẻ em gái gặp khác, cũng như lo ngại về sức khỏe và tác dụng phụ của các
phải. Nội dung về nam tính không được đề cập tới trong biện pháp tránh thai (IPFF & Trung tâm pháp lý trẻ em Coram,
nhiều chương trình GDGT vì thường không bị coi là vấn đề rắc 2014; Viện Guttmacher, 2015b). Bên cạnh đó, các em còn thiếu
rối, tuy nhiên, trên thực tế, trẻ em trai cảm thấy các nhu cầu kiến thức, đặc biệt tại khu vực châu Phi và châu Á, về địa chỉ
và những thắc mắc của mình về giới tính không được giải đáp các em có thể tiếp cận và cách sử dụng các biện pháp tránh
(UNESCO, 2014b). thai hiện đại, trong đó có BCS và thuốc tránh thai khẩn cấp,

22
3 - Sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên

và nơi cung cấp dịch vụ thử thai hoặc xét nghiệm HIV (Viện hơn. Trên thế giới, tỷ lệ CEFM đạt cao nhất ở khu vực châu
Guttmacher, 2015b). Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của Phi hạ Sahara, nơi cứ 10 trẻ em gái thì có 4 em kết hôn trước
việc phổ biến thông tin về cách sử dụng BCS như là biện pháp 18 tuổi và cứ 8 em thì có 1 em kết hôn hoặc sống chung
tác dụng kép phòng mang thai ngoài ý muốn và phòng tránh trước 15 tuổi. Tiếp theo là khu vực Mỹ Latinh và Caribe, với
lây nhiễm HIV/VNLTQĐTD. 24% phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 24 kết hôn khi còn bé;
rồi đến khu vực Trung Đông - Bắc Phi, với 18% phụ nữ kết
Phá thai không an toàn: Mỗi năm trên thế giới có 3 triệu trẻ hôn khi còn bé (UNICEF, 2014a).
em gái vị thành niên trong độ tuổi từ 15 đến 19 phải trải qua
thủ thuật phá thai không an toàn (WHO, 2014a). Vì những  Mỗi năm, ước tính có khoảng 246 triệu trẻ em phải chịu các
ràng buộc pháp lý hạn chế khả năng tiếp cận biện pháp phá hình thức bạo lực trên cơ sở giới, trong đó có đối xử tàn
thai an toàn ở nhiều nơi, trẻ vị thành niên thường phải lựa tệ, bắt nạt, lạm dụng tâm lý và quấy rối tình dục trong
chọn thủ thuật không an toàn do những người không có tay nhà trường hoặc trên đường đến trường. 25% trẻ em
nghề thực hiện. Trẻ em gái vị thành niên có tỷ lệ tử vong và bị từng bị bạo lực thể chất và 36% trẻ từng bị bạo lực tinh thần
di chứng cao hơn đáng kể so với phụ nữ trên 20 tuổi do các (WHO, 2016c).
thủ thuật phá thai không an toàn (WHO, 2007b; WHO, 2015).
Trẻ vị thành niên thường mất nhiều thời gian hơn người lớn
 Những em học sinh bị xem là không tuân theo các chuẩn
để phát hiện mình đang mang thai, do đó nếu các em muốn mực giới và xu hướng tình dục, trong đó có trẻ đồng tính
phá thai thì việc này sẽ diễn ra muộn hơn. Trong một số nữ, đồng tính nam, song tính hoặc chuyển giới, thường
trường hợp, vì định kiến, phân biệt đối xử hoặc các nguyên chịu nguy cơ bị bạo lực cao hơn trong trường học. Bạo lực
nhân khác, trẻ em gái vị thành niên cũng có nhiều khả năng tự trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng/thể hiện giới,
phá thai hoặc tìm kiếm các dịch vụ phá thai do những người còn gọi là bạo lực do kỳ thị đồng tính và chuyển giới, là
không có tay nghề thực hiện, và thông thường ít hiểu biết một hình thức bạo lực học đường trên cơ sở giới (UNESCO,
hơn về quyền của bản thân liên quan đến phá thai và chăm 2016b).
sóc sau phá thai (Viện Guttmacher, 2015a).  Việc mang thai sớm hoặc ngoài dự định cũng có thể là hậu
Bạo lực và bạo lực trên cơ sở giới: Ước tính trên thế giới cứ quả của bạo lực tình dục do chính giáo viên và bạn học gây
3 phụ nữ thì có 1 người (35%) từng bị bạo lực thể xác hoặc/ ra. Bạo lực trên cơ sở giới liên quan đến việc mang thai
và tình dục do bạn tình hoặc đối tượng khác gây ra trong đời. trong nhà trường bao gồm hình thức bắt nạt và trêu chọc
Bạo lực là sự vi phạm quyền con người và khiến phụ nữ, trẻ do bạn cùng lớp và giáo viên gây ra đối với trẻ em gái đang
em gái và nhóm người dễ bị tổn thương có nguy cơ cao lây mang thai và các bà mẹ vị thành niên (UNESCO, 2017).
nhiễm HIV và mang thai ngoài ý muốn bên cạnh các vấn đề HIV/AIDS: Đã có một số tiến bộ trên thế giới trong công tác
sức khỏe và xã hội khác (UNAIDS, 2017). Bạo lực do bạn tình phòng chống các ca lây nhiễm HIV mới trong giới trẻ độ tuổi
gây ra là phổ biến nhất (WHO, 2016b). Mức độ bạo lực đối từ 15 đến 24, tuy nhiên mức giảm này cho đến nay vẫn là quá
với trẻ em gái và bạo lực trên cơ sở giới được thể hiện trong chậm. Trong giai đoạn 2010 - 2016, số ca lây nhiễm HIV mới đã
thông tin dưới đây: giảm trong số nam giới và phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 24 ở tất cả
 Khoảng 120 triệu trẻ em gái trên thế giới (có nghĩa là cứ 10 các khu vực trừ Đông Âu và Trung Á, nơi số ca lây nhiễm HIV
trẻ em gái thì có 1 em) từng bị ép buộc quan hệ tình dục mới trong nhóm tuổi này tăng khoảng 12% (UNAIDS, 2017).
hoặc các hành vi tình dục khác hoặc đã từng phải hứng Trên thế giới, HIV/AIDS là nguyên nhân hàng đầu thứ 9 gây tử
chịu các hình thức bạo lực khác do người yêu gây ra trong vong ở trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 10 đến 19 vào năm
đời (UNICEF, 2014b). 2015 (WHO, 2017b). HIV/AIDS tiếp tục có tác động đáng kể tại
khu vực châu Phi hạ Sahara. Tại châu Phi, trẻ em gái vị thành
 Lạm dụng tình dục trẻ em ảnh hưởng tới cả trẻ em trai và niên và phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 24 có nguy cơ cao lây
trẻ em gái. Các nghiên cứu quốc tế (Barth & cộng sự, 2012) nhiễm HIV (UNAIDS, 2017). Ở nhiều nơi, các nhóm dân số trẻ
phát hiện khoảng 20% phụ nữ và 5 - 10% nam giới cho biết vẫn phải chịu gánh nặng HIV cao, trong đó có nhóm đồng
từng là nạn nhân của bạo lực tình dục khi còn bé. tính nam, nam quan hệ tình dục với nam và người chuyển giới
(Bekker & cộng sự, 2015). Mặc dù kiến thức toàn diện về HIV đã
 Bạo lực trong giới trẻ, trong đó có bạo lực hẹn hò, cũng là có bước cải thiện, nhưng chỉ có 36% nam vị thành niên và 30%
một vấn đề nghiêm trọng (WHO, 2016b). nữ vị thành niên (độ tuổi từ 15 đến 24) có kiến thức toàn diện
 Ít nhất 200 triệu phụ nữ và trẻ em gái còn sống hiện nay ở và chính xác về cách thức phòng chống HIV tại 37 nước có số
30 quốc gia từng trải qua hủ tục cắt bỏ bộ phận sinh dục liệu trong giai đoạn 2011 - 2016 (UNAIDS, 2017). Kiến thức về
nữ (FGM/C). Ở hầu hết các nước này, phần lớn trẻ em gái bị các yếu tố nguy cơ cụ thể (ví dụ như lây truyền qua mạng lưới
cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ trước 5 tuổi (Plan, 2016). quan hệ tình dục hoặc nguy cơ liên quan tới việc quan hệ tình
dục giữa những người có độ chênh lệch tuổi tác cao và quan
 Tảo hôn và cưỡng hôn (CEFM) vi phạm các quyền căn bản hệ tình dục qua đường hậu môn), các biện pháp phòng chống
của con người và khiến trẻ em gái dễ bị tổn thương vì sự HIV y sinh mới (ví dụ như PrEP) và mối liên hệ giữa HIV và bạo
mất cân bằng quyền lực giữa người vợ trẻ và chồng lớn tuổi lực trên cơ sở giới vẫn có xu hướng ở mức thấp (UNAIDS, 2016).

23
3 - Sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên

Các viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục cần được kiểm soát và phòng chống thông qua giáo dục
(VNLTQĐTD): Mỗi năm trên thế giới có khoảng 333 triệu ca tăng cường về các nguy cơ nghiêm trọng gắn với hành vi
mắc mới các VNLTQĐTD có thể chữa khỏi, với tỷ lệ mắc cao này.
nhất là trong độ tuổi 20 đến 24, tiếp đó là độ tuổi 15 đến
19. Cứ 20 thanh thiếu niên thì có 1 em được cho là mắc một Thanh thiếu niên cần sự giúp đỡ để có thể thảo luận phản
loại VNLTQĐTD mỗi năm nếu không tính tới các trường hợp biện về các tin nhắn có nội dung gợi dục mà các em nhận
lây nhiễm HIV và bệnh vi rút khác. Một số ít trẻ vị thành niên được, và các em cũng cần tiếp cận các hình thức GDGT trực
có khả năng tiếp cận các dịch vụ điều trị VNLTQĐTD có chất tuyến mới có tính thực tế, phù hợp và không mang định kiến.
lượng với giá thành thấp (WHO, 2005). Tuy nhiên, dữ liệu về Điều quan trọng là việc thảo luận về cách sử dụng an toàn
các ca mắc VNLTQĐTD vẫn còn hạn chế và không thống nhất công nghệ thông tin truyền thông cần có sự cân đối tốt hơn
giữa các khu vực và các nước. Điều này đặc biệt đúng khi giữa tính dễ tổn thương và tính tự chủ về tình dục của trẻ vị
nhìn vào số liệu phân tổ theo tuổi và giới tính, do đó, rất khó thành niên (Oosterhof & cộng sự, 2017)
để đánh giá gánh nặng bệnh tật thực sự và hạn chế đáp ứng Sức khỏe tâm lý/cảm xúc kém: Các vấn đề sức khỏe tâm lý
toàn cầu trong giải quyết vấn đề này. thường gắn với sự gia tăng tỷ lệ bỏ học, lưu ban và kết quả
học tập kém (Kennedy & cộng sự, 2006). Các vấn đề về tâm
3.2 Các vấn đề chính khác ảnh hưởng tới
lý và tình cảm cũng thường gắn với sự gia tăng tỷ lệ tình dục
sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục
em và thanh thiếu niên mà có thể giải và quan hệ tình dục sớm. Các hành vi nguy cơ cao, trong đó
quyết được qua GDGTTDTD có tình dục không an toàn, cũng có thể được hiểu là cách thể
hiện gián tiếp sự tức giận hoặc để thể hiện quyền kiểm soát
Ảnh hưởng của công nghệ thông tin truyền thông đối
cuộc sống của cá nhân. Trẻ vị thành niên bị các triệu chứng
với hành vi tình dục: Nhiều quốc gia đã ngày càng nhận ra
rối loạn tâm lý gặp nhiều khó khăn hơn khi phát triển các kỹ
tầm quan trọng của việc trang bị cho giới trẻ kiến thức và kỹ
năng nhận thức và kỹ năng khác, cũng như có khả năng tự
năng cần thiết để giúp các em đưa ra những lựa chọn có trách
tử cao hơn (Cash & Bridge, 2009). Mặc dù hầu như chưa có
nhiệm, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin truyền
nghiên cứu nào có trọng tâm về mối liên hệ giữa các vấn đề
thông mới và mạng xã hội đang đóng vai trò ngày càng quan
sức khỏe tâm lý và SKTD-SKSS, nhưng vẫn có thể thấy sự tồn
trọng trong đời sống của các em. Ví dụ:
tại một mối liên hệ quan trọng. Ví dụ, đối với nhóm đồng tính
 Thông tin và hình ảnh liên quan đến hành vi tình dục nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới và liên giới tính
xuất hiện phổ biến trên mạng Internet, và có thể là nơi đầu (LGBTI2) trẻ không có hệ thống hỗ trợ đầy đủ, cảm giác khác
tiên trẻ em và thanh thiếu niên tiếp xúc với thông tin về về biệt và không thể hòa nhập, cùng với khả năng bị bạo lực, bắt
giới tính, tình dục hoặc GDGT. Công nghệ thông tin truyền nạt và quấy rối cao hơn, có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý bao
thông và mạng xã hội có tiềm năng to lớn trong việc tăng gồm giận dữ, trầm cảm, buồn bã, căng thẳng hoặc lo lắng
cường khả năng tiếp cận thông tin tích cực, chính xác và (Baltag & cộng sự, 2017; Hillier & cộng sự, 2010).
không mang tính định kiến về giới tính, tình dục và các mối
Hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích
quan hệ. Tuy nhiên, những công nghệ này cũng có thể truyền
thích: Việc thanh thiếu niên sử dụng đồ uống có cồn và các
tải thông tin không chính xác và không phù hợp, củng cố các
chất kích thích có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hiện
giá trị giới tiêu cực thông qua phim ảnh khiêu dâm bạo lực
tại cũng như trong tương lai và các khía cạnh lợi ích khác.
(Brown & L’Engle, 2009; Peter & Valkenburg, 2007).
Thanh thiếu niên sử dụng chất kích thích có thể nhanh chóng
 Bắt nạt trực tuyến – theo một báo cáo của Liên minh châu bị nghiện và đối mặt với nhiều vấn đề, từ các khó khăn về
Âu (Cơ quan các quyền căn bản Liên minh châu Âu, 2014), cứ nhận thức và giáo dục (bao gồm kết quả học tập kém, nghỉ
10 phụ nữ trên độ tuổi 15 thì có 1 em từng bị quấy rối trực học và bỏ học sớm) cho đến thiếu tự trọng và rối loại tâm lý,
tuyến (bao gồm nhận được các thư điện tử hoặc tin nhắn từ đó có thể dẫn tới tự tử (Hall & cộng sự, 2016). Nhiều nhà
điện thoại không mong muốn, có nội dung thô tục hoặc/và nghiên cứu đã ghi nhận tỷ lệ hành vi tình dục nguy cơ có liên
gợi dục, hoặc/và sử dụng ngôn ngữ quấy rối và không phù quan tới việc lạm dụng chất kích thích, vì đồ uống có cồn và
hợp trên các trang mạng xã hội). Quấy rối trực tuyến có thể chất kích thích có thể ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định,
dẫn tới hiện tượng rối loạn về tình cảm; các nghiên cứu cho gây hưng phấn và giảm khả năng tiết chế bản thân (WHO,
thấy mức độ bắt nạt trực tuyến có liên quan tới khả năng nạn 2010). Các CTGD trong nhà trường gần như có hiệu quả cao
nhân bị trầm cảm, với những cảm xúc buồn bã, vô vọng và nhất trong giai đoạn học sinh lần đầu tiếp xúc với các chất
bất lực (Nixon, 2014). hướng thần (UNESCO, 2017b).
2 Mặc dù thuật ngữ LGBTI có thể được sử dụng, nhưng điều quan trọng là đề cập
 Nhắn tin sex –việc trao đổi các hình ảnh tình dục riêng tư tới những người bị bạo lực và phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tình dục, bản
dạng giới, thể hiện giới và các đặc điểm giới tính thực tế hoặc bị nhìn nhận là như
của cá nhân qua điện thoại di động hoặc mạng Internet là vậy, trong đó có những người tự nhận diện bản thân theo cách khác (Tuyên bố
một vấn đề đã được thảo luận rộng rãi trong xã hội và trong liên ngành về chấm dứt bạo lực và phân biệt đối xử với trẻ em, trẻ vị thành niên
và người trưởng thành đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới và
giới học thuật như là một hành vi nguy cơ cao trong giới trẻ,
liên giới tính (LGBTI), 2015)

24
3 - Sức khỏe thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên

3.3 Các nhu cầu SKTD-SKSS cụ thể và các giáo dục hiện nay cho trẻ khuyết tật thường mô tả quan
vấn đề khác ảnh hưởng tới các nhóm hệ tình dục là nguy hiểm, phản ánh quan niệm trước đó
cho rằng giới tính và tình dục của người khuyết tật là một
trẻ em và thanh thiếu niên vấn đề nhiều rắc rối (Rohleder và Swartz, 2012). Trẻ khuyết
Thanh thiếu niên không phải là một nhóm đồng nhất. Hoàn tật về tâm lý, thể chất hay tình cảm đều là con người có
cảnh gia đình, địa vị kinh tế - xã hội, giới tính, thành phần dân khả năng quan hệ tình dục và có quyền thụ hưởng nhu
tộc, chủng tộc, tình trạng HIV, địa lý, quan niệm tôn giáo, văn cầu tình dục của mình trong khuôn khổ những tiêu chuẩn
hóa, xu hướng tình dục và bản dạng giới cùng nhiều yếu tố cao nhất có thể đạt được về sức khỏe, bao gồm các trải
khác ảnh hưởng tới SKTD-SKSS, khả năng tiếp cận cơ hội giáo nghiệm tình dục an toàn và hạnh phúc mà không bị cưỡng
dục và các cơ hội khác trong cuộc sống, và rộng ra là hạnh ép hoặc bạo lực; và có khả năng tiếp cận GDGT và các dịch
phúc, phúc lợi và sự phát triển của trẻ. Nhiều thanh thiếu niên vụ SKTD-SKSS có chất lượng.
rơi vào nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương và phải đối mặt với
 Trẻ đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới
định kiến và phân biệt đối xử, trong đó có trẻ phạm tội, trẻ mồ
và liên giới tính (LGBTI): Có nhiều rào cản và hình phạt
côi, trẻ dân tộc thiểu số và các trẻ không có khả năng tiếp cận
nặng nề đối với nhóm LGBTI ở nhiều nước trên thế giới.
GDGTTDTD, dịch vụ SKTD-SKSS và các dịch vụ y tế thiết yếu
Các rào cản này có thể dưới hình thức trừng phạt trực tiếp
khác. Trẻ tị nạn và trẻ di cư dễ tổn thương trước nhiều vấn đề,
hoặc gián tiếp, bao gồm: truy tố trước pháp luật (IPFF &
bao gồm tảo hôn, cưỡng hôn, bạo lực và mua bán người. Mỗi
Trung tâm pháp lý trẻ em Coram, 2014); không bảo vệ cá
nhóm này có nhu cầu GDGTTDTD khác nhau, và những hướng
nhân trước tình trạng quấy rối, định kiến, phân biệt đối xử
dẫn dưới đây có thể giúp định hình chương trình GDGTTDTD
và gây tổn thương trên cơ sở xu hướng tình dục, bản dạng
phù hợp. Một số ví dụ minh họa bao gồm
hoặc thể hiện giới của họ; trong trường hợp trẻ em và thanh
 Thanh thiếu niên có HIV: Các chương trình GDGT hiện nay thiếu niên liên giới tính, đó là việc không bảo vệ các em
dành sự quan tâm đặc biệt tới các biện pháp phòng chống khỏi các phẫu thuật hay các qui trình không cần thiết có thể
HIV và thường không đáp ứng được nhu cầu của những trẻ dẫn tới việc làm mất khả năng sinh con vĩnh viễn, đau đớn,
đã nhiễm HIV. Tỷ lệ tuân thủ phác đồ điều trị chỉ ở mức thấp mất cảm nhận về khoái cảm tình dục và tổn thương tâm lý
trong nhóm đối tượng này (UNAIDS, 2017), và trường học suốt đời (OHCHR, 2016); cũng như không có khả năng tiếp
đóng vai trò thiết yếu hỗ trợ các em tiếp cận các dịch vụ y cận các cơ chế giải quyết khiếu nại. Hiện không có nhiều
tế, tuân thủ phác đồ điều trị, đồng thời giáo dục các em về nghiên cứu về cuộc sống và nhu cầu tình dục, sinh sản của
cách phòng chống lây truyền HIV cho người khác, cách sống nhóm thanh thiếu niên LGBTI. Các chương trình GDGTTDTD
tích cực, lành mạnh, giảm thiểu định kiến và phân biệt đối thường không có các nội dung phù hợp cho nhóm LGBTI,
xử (UNESCO và GNP+, 2012). trong đó bao gồm thông tin về các đặc điểm giới tính hoặc
khác biệt sinh học mà đặc biệt là có ảnh hưởng đối với trẻ
 Thanh thiếu niên sống trong cảnh nghèo đói: Tình trạng em và vị thành niên thanh niên liên giới tính. Thanh thiếu
nghèo đói là một rào cản lớn đối với sự phát triển và hạnh niên LGBTI khi đi học đặc biệt bị ảnh hưởng bởi bắt nạt và
phúc của trẻ. Trẻ sống trong các gia đình nghèo ở khu vực phân biệt đối xử. Ví dụ, kỳ thị người đồng tính và người
nông thôn chịu thua thiệt nhiều về vật chất, bị cô lập trong chuyển giới trong nhà trường làm hạn chế việc học của các
xã hội, điều kiện nhà ở và dinh dưỡng kém, những điều sẽ để em, và tạo tiền đề cho các hình thức bắt nạt bạo lực và nguy
lại hệ quả trước mắt và lâu dài đối với sức khỏe của các em. hiểm hơn (UNESCO, 2015b).
Trẻ em và thanh thiếu niên sống trong cảnh nghèo đói nhiều
khả năng là nạn nhân của bạo lực hoặc/và gây ra bạo lực; và  Trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi xung đột
có nguy cơ cao trong các hành vi như không đi học, sử dụng và khủng hoảng: Có tổng cộng 28,5 triệu trẻ em trong độ
chất kích thích, quan hệ tình dục sớm, bán dâm và tình dục tuổi tiểu học sống tại các nước đang có xung đột hoặc trong
không an toàn (Okonofua, 2007; USAIDS, 2013). Trẻ em gái tình trạng khủng hoảng cần cứu trợ nhân đạo không có
vị thành niên và phụ nữ từ các gia đình nghèo nhất cũng có khả năng tiếp cận giáo dục - tương ứng với một nửa số trẻ
khả năng mang thai hoặc sinh con trước 18 tuổi cao hơn các không đi học trên toàn thế giới (Save the Children, 2015).
em xuất thân từ các gia đình sung túc hơn (UNFPA, 2013). Bên cạnh đó, bất chấp nhận thức ngày càng tăng về nhu
cầu triển khai các chương trình SKTD-SKSS cho trẻ vị thành
 Trẻ khuyết tật: Trong lịch sử, người khuyết tật thường bị niên tại các nơi đang có cứu trợ nhân đạo do tình trạng
nhìn nhận là vô tính hoặc không có khả năng tình dục, và khủng hoảng, một nghiên cứu toàn cầu cho thấy còn các
do đó GDGT cho nhóm đối tượng này được cho là không khoảng trống quan trọng trong các chương trình bao gồm
cần thiết hoặc thậm chí là gây tổn thương. Chỉ một số ít cả vấn đề tiếp cận các dịch vụ SKTD-SKSS (Ủy ban Phụ nữ Tị
nước đã đạt tiến bộ trong đảm bảo quyền con người của nạn & cộng sự, 2012).
trẻ khuyết tật như được đưa ra trong Công ước về quyền
của người khuyết tật. Nghiên cứu cho thấy người khuyết
tật có nguy cơ bị bạo lực tình dục cao hơn và có thể dễ bị
lây nhiễm HIV hơn (Hughes & cộng sự, 2012). Hệ thống

25
Zvonimir Atletic/Shutterstock.com
4
Cơ sở bằng chứng
cho giáo dục giới tính
và tình dục toàn diện
4 - Cơ sở bằng chứng cho giáo dục giới tính và tình dục toàn diện

4 - Cơ sở bằng chứng cho giáo dục giới tính và tình


dục toàn diện
Phần này trình bày các bằng chứng về vai trò của GDGTTDTD nhằm đáp
ứng các nhu cầu sức khỏe của trẻ em và thanh thiếu niên

4.1 Giới thiệu thiện thái độ đối với SKTD-SKSS (UNESCO, 2016c). Bản Hướng
dẫn cập nhật phản ánh các công trình nghiên cứu đã được
Nội dung phần 4 sẽ trình bày các bằng chứng về tác động của sử dụng trong phiên bản đầu, cũng như các tài liệu khoa học
GDGT đối với các kết quả đầu ra chính (hành vi và sức khoẻ tình và thực hành mới nhấn mạnh GDGT - dù trong hay ngoài nhà
dục) và các kết quả thứ cấp (kiến thức, thái độ và các kết quả trường - không làm tăng hoạt động tình dục, hành vi nguy cơ
không phải là hành vi/sức khoẻ khác). Các kết quả này phần lớn trong quan hệ tình dục hoặc tỷ lệ lây nhiễm VNLTQĐTD/HIV.
dựa trên các kết luận chính của hai báo cáo đánh giá dựa trên
Các kết luận về tác động của GDGTTDTD đối với các kết quả
bằng chứng do UNESCO ủy nhiệm thực hiện vào năm 2008 và
sinh học như tỷ lệ lây nhiễm VNLTQĐTD/HIV thì khó đúc kết hơn,
năm 2016. Báo cáo đánh giá dựa trên bằng chứng năm 2008
vì đến nay vẫn chỉ có rất ít các công trình thử nghiệm có chất
được xây dựng dựa trên kết quả của 87 nghiên cứu trên thế giới
lượng, đặc biệt là các nghiên cứu đo lường sự thay đổi theo thời
và do ông Douglas Kirby thuộc Hiệp hội Giáo dục, Đào tạo và
gian (Fonner & cộng sự, 2014; Lopez & cộng sự, 2016; Oringanje
Nghiên cứu tiến hành. Các kết quả này đã được trình bày trong
& cộng sự, 2009).
ấn phẩm đầu tiên (UNESCO, 2009). Còn báo cáo đánh giá dựa
trên bằng chứng năm 2016 được xây dựng dựa trên kết quả Báo cáo đánh giá cho thấy các CTGD có thể đạt được tác động
của 22 báo cáo phân tích hệ thống và 77 công trình thử nghiệm tích cực mong muốn đối với sức khoẻ của giới trẻ khi các chương
lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên ở nhiều quốc gia và môi trường trình này mang những đặc trưng đảm bảo “hiệu quả” để đạt
khác nhau, trong đó hơn một nửa là các nước có thu nhập thấp được các mục tiêu của GDGTTDTD (xem Bảng 4), cũng như khi
hoặc thu nhập trung bình. Báo cáo đánh giá này được tiến hành các chương trình có phạm vi toàn diện và được triển khai theo
bởi Paul Montgomery và Wendy Kneer thuộc Trung tâm Can đúng như kế hoạch. Báo cáo cũng kết luận rằng GDGT trong
thiệp dựa trên bằng chứng tại Đại học Oxford (Anh), sau đây gọi nhà trường nên nằm trong một chiến lược tổng thể hướng tới
là UNESCO 2016c trong Hướng dẫn này. khuyến khích trẻ em học tập và định hình thái độ và hành vi
tình dục, sinh sản của bản thân sau này, trong các bối cảnh khác
4.2 Các kết luận chính của hai báo cáo nhau, bao gồm trường học, cộng đồng, các dịch vụ y tế và trong
đánh giá gia đình.

Về tổng thể, cơ sở bằng chứng về tính hiệu quả của GDGT trong Có các bằng chứng có chất lượng ủng hộ việc tiến hành những
trường học tiếp tục có sự phát triển và củng cố, với nhiều báo cáo biện pháp can thiệp gồm nhiều hợp phần, đặc biệt là kết nối
cho thấy tác động tích cực đối với các kết quả đầu ra khác nhau. GDGT trong nhà trường với các dịch vụ thân thiện với giới trẻ
ngoài trường học, trong đó bao gồm dịch vụ phân phát BCS.
Báo cáo đánh giá năm 2016 cho thấy, mặc dù cơ sở bằng chứng
GDGTTDTD trong nhà trường, mặc dù tự nó có thể không đủ
cho GDGTTDTD đã mở rộng đáng kể từ năm 2008, nhưng các kết
để phòng chống HIV cũng như đảm bảo sức khoẻ và quyền của
luận và khuyến nghị của bản Hướng dẫn ban đầu vẫn còn nhiều
thanh thiếu niên, nhưng vẫn là một chiến lược thiết yếu mà lại
giá trị về hiệu lực và khả năng áp dụng. Báo cáo 2016 tái khẳng
hiệu quả về mặt chi phí (UNESCO, 2011a).
định các chương trình GDGT tích hợp trong CTGD góp phần đạt
được các kết quả đầu ra sau: Trong khi nhiều nghiên cứu tập trung vào các hệ quả sức khoẻ,
các bàn luận cập nhật về GDGTTDTD thừa nhận rằng loại hình
 Thời điểm bắt đầu quan hệ tình dục muộn hơn
giáo dục này cũng có thể góp phần đạt được các hệ quả rộng lớn
 Tần suất quan hệ tình dục giảm
hơn như thái độ tích cực hơn với bình đẳng giới, sự tự tin hoặc
 Số lượng bạn tình giảm
tự chủ như đã được đưa trong định nghĩa của Hướng dẫn này.
 Hành vi nguy cơ giảm
Ngoài các phát hiện từ việc phân tích các tài liệu một cách có hệ
 Sử dụng BCS tăng lên
thống, báo cáo năm 2016 cho thấy một số lượng đáng kể các
 Sử dụng các biện pháp tránh thai tăng lên 
nghiên cứu đã được sử dụng trong đánh giá các chương trình
Báo cáo phân tích dựa trên bằng chứng năm 2016 kết luận rằng GDGTTDTD năm 2008 không đủ tiêu chí để đưa vào phân tích
GDGT có nhiều tác động tích cực, trong đó tăng cường kiến đánh giá (có nghĩa là các nghiên cứu không sử dụng phương
thức về các khía cạnh khác nhau của giới tính, tình dục, hành vi pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, không có nhóm đối chứng hoặc các
và nguy cơ của việc mang thai hoặc lây nhiễm HIV và các bệnh nghiên cứu định tính), đặc biệt tại các nước có thu nhập thấp
VNLTQĐTD. Cũng có nhiều bằng chứng cho thấy GDGT giúp cải và thu nhập trung bình. Kết quả của các nghiên cứu này, cùng

28
4 - Cơ sở bằng chứng cho giáo dục giới tính và tình dục toàn diện

với những khuyến nghị của các chuyên gia thiết kế, thực hiện và thai và lây nhiễm VNLTQĐTD/HIV thì có hiệu quả hơn là các
đánh giá chương trình GDGT, cho thấy hiệu quả tiềm tàng của chương trình chỉ tập trung vào một nội dung, ví dụ như tăng
các chương trình GDGTTDTD trong việc tạo ra sự thay đổi vượt ra cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai và BCS hiệu quả
bên ngoài các hệ quả về sức khoẻ, bao gồm: ngăn ngừa và giảm và giảm quan hệ tình dục không sử dụng BCS (Lopez & cộng
thiểu phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới và do bạn tình/ sự, 2016; UNESCO, 2016c).
người yêu gây ra; tăng cường các chuẩn mực bình đẳng giới,  Áp dụng cách tiếp cận trên cơ sở quyền con người trong các
tính tự chủ và tự tin; hình thành các mối quan hệ gắn bó và lành
chương trình GDGTTDTD đem lại nhiều tác động tích cực ngắn
mạnh hơn. Cho đến nay mới chỉ có một số ít nghiên cứu có chất
hạn về kiến thức và thái độ của các em, bao gồm củng cố kiến
lượng đánh giá các kết quả đầu ra không liên quan đến sức khoẻ
thức về quyền của cá nhân trong một mối quan hệ tình cảm;
này.
sẵn sàng nói chuyện với cha mẹ về tình dục và các mối quan hệ;
Gắn với sự phát triển của lĩnh vực nghiên cứu các kết quả đầu ra và tăng cường tính tự chủ để kiểm soát các tình huống nguy cơ.
không liên quan đến sức khỏe là việc tăng sự nhìn nhận đối với Ngoài ra, còn có các tác động tích cực đáng kể về dài hạn đối
tác động của các chuẩn mực giới và bạo lực như là yếu tố điều với hệ quả tâm lý xã hội và điều chỉnh hành vi (Constantine &
tiết tính hiệu quả của nhiều đầu ra mong muốn của GDGTTDTD. cộng sự, 2015b; Rohrbach & cộng sự, 2015; UNESCO, 2016c).
Một số nghiên cứu nhấn mạnh yêu cầu phân tích về các cách  Các chương trình có lồng ghép giới hiệu quả hơn nhiều so với
thức mà chuẩn mực giới và quyền lực ảnh hưởng tới tác động
các chương trình “mù giới” trong việc đạt được các mục tiêu
của các chương trình, trong đó có tác động về khả năng áp dụng
về sức khoẻ như giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn hoặc tỷ lệ
các kiến thức mới học được về các nguy cơ liên quan tới tình dục,
mắc VNLTQĐTD. Đây là kết quả của việc đưa các nội dung thúc
đặc biệt trong nhóm trẻ em gái và nữ thanh niên. Điều này nhấn
đẩy sự thay đổi mang tính chuyển hóa về giới và các phương
mạnh tầm quan trọng của việc nhận diện và cải thiện các chuẩn
pháp giảng dạy khuyến khích học sinh suy ngẫm về các chuẩn
mực giới có hại cũng như kiến thức và thái độ. Tương tự, các
mực xã hội và văn hoá liên quan đến giới và hình thành thái độ
đánh giá cũng cần tính đến tác động của bạo lực đến hiệu quả
thể hiện bình đẳng giới (Haberland và Rogow, 2015).
của GDGTTDTD (Matthews & cộng sự, 2012; UNESCO, 2016b).
 Các chương trình được triển khai một cách trung thành – có
Thông tin về các tiêu chí lựa chọn nghiên cứu đánh giá, phương
nghĩa là các giáo trình hiệu quả được thực hiện theo kế hoạch
pháp phân tích và danh sách chi tiết các nghiên cứu được sử dụng
có nhiều khả năng mang lại nhiều tác động tích cực mong đợi
trong báo cáo năm 2016 có thể xem tại Phụ lục IV: Tiêu chí lựa chọn
đối với sức khoẻ của thanh thiếu niên hơn là những chương
nghiên cứu đánh giá và phương pháp phân tích, và Phụ lục V: Các
trình không theo sát thiết kế, nội dung hoặc cách thức thực
nghiên cứu được sử dụng trong báo cáo đánh giá năm 2016.
hiện nguyên bản (Michielsen & cộng sự, 2010; Shepherd &
cộng sự, 2010; Wight, 2011). Có bằng chứng cho thấy việc thay
Tóm tắt các phát hiện chính đổi chương trình (ví dụ như trong quá trình điều chỉnh) có thể
làm giảm tính hiệu quả của chương trình. Những điều chỉnh
 GDGT – dù trong hay ngoài nhà trường - không làm tăng hoạt
cần thận trọng này bao gồm giảm số lượng hoặc thời lượng
động tình dục, hành vi nguy cơ trong quan hệ tình dục hoặc tỷ
buổi học; giảm sự tham gia của người học; bỏ bớt các thông
lệ lây nhiễm VNLTQĐTD/HIV (UNESCO, 2009; Fonner & cộng sự,
điệp hoặc kỹ năng chính cần phải học; loại bỏ hoàn toàn một
2014; Shepherd & cộng sự, 2010).
số chủ đề; thay đổi khung lý thuyết; sử dụng cán bộ hoặc tình
 DGT đem lại nhiều tác động tích cực, bao gồm tăng cường
G nguyện viên không được đào tạo hoặc không đạt chất lượng;
kiến thức của thanh thiếu niên và cải thiện thái độ và hành hoặc/và sử dụng ít cán bộ hơn yêu cầu (O’Connor & cộng sự,
vi của các em đối với sức khoẻ tình dục và sức khỏe sinh 2007). Tuy nhiên, một số sự điều chỉnh, như thay đổi từ ngữ,
sản (UNESCO, 2016b). Hầu hết các chương trình GDGT được hình ảnh hoặc các tham chiếu văn hoá không gây ảnh hưởng
nghiên cứu đều củng cố kiến thức về các khía cạnh khác nhau tới tính hiệu quả của chương trình.
của giới tính, tình dục và nguy cơ của việc mang thai hoặc lây  Các chương trình can thiệp giáo dục hiệu quả khi được chuyển
nhiễm HIV/VNLTQĐTD.
từ bối cảnh này sang bối cảnh khác vẫn có tác động tích cực
 Các chương trình chỉ nhấn mạnh tới tiết chế tình dục đã được về kiến thức, thái độ hoặc hành vi ngay cả khi các chương trình
chứng minh là không hiệu quả trong việc trì hoãn độ tuổi bắt này được triển khai ở một bối cảnh hoàn toàn khác (Fonner &
đầu quan hệ tình dục, giảm tần suất quan hệ tình dục hoặc cộng sự, 2014; Kirby & cộng sự, 2006). Điều này cũng phù hợp
giảm số lượng bạn tình/người yêu. Trong khi đó, các chương với phát hiện từ nghiên cứu ở các lĩnh vực khác cho thấy các
trình vừa nhấn mạnh việc trì hoãn hành vi tình dục vừa bao chương trình can thiệp điều chỉnh hành vi và tâm lý xã hội khi
gồm nội dung về cách sử dụng BCS hoặc các biện pháp tránh được thiết kế tốt và có hiệu quả ở một quốc gia hoặc một nền
thai thì đạt hiệu quả cao hơn (Kirby, 2007; Underhill & cộng sự, văn hoá có thể được lặp lại thành công ở nơi khác, kể cả khi
2007; UNESCO, 2009; Fonner & cộng sự, 2014). phải điều chỉnh từ bối cảnh nhiều nguồn lực sang bối cảnh ít
nguồn lực (Gardner & cộng sự, 2015; Leijten & cộng sự, 2016).
 Các chương trình kết hợp nội dung phòng chống việc mang

29
4 - Cơ sở bằng chứng cho giáo dục giới tính và tình dục toàn diện

 T rong khi các chương trình GDGT cho thấy tác động trong phát BCS; mở lớp tập huấn cho những người cung cấp dịch vụ
việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và sự chủ động trong phòng y tế về cách cung cấp dịch vụ thân thiện với giới trẻ; khuyến
tránh các hành vi tình dục nguy cơ (như quan hệ tình dục khích sự tham gia của cha mẹ học sinh và giáo viên (Chandra-
không an toàn) cũng như khuyến khích sử dụng các dịch vụ y Mouli & cộng sự, 2015; Fonner & cộng sự, 2014; UNESCO,
tế, các yếu tố khác như chuẩn mực xã hội và giới, bạo lực cũng 2015a). Các chương trình có nhiều hợp phần, nhất là những
như các rào cản trong tiếp cận các dịch vụ có thể khiến nhiều chương trình kết nối GDGT trong nhà trường với các dịch vụ
thanh thiếu niên khó thực hiện được các hành vi tình dục an y tế thân thiện với giới trẻ ngoài nhà trường, là đặc biệt cần
toàn hơn (UNESCO, 2009). thiết để tiếp cận nhóm thanh thiếu niên yếu thế trong đó có
 GDGT có tác động lớn nhất khi các CTGD trong nhà trường những người ngoài trường học (UNESCO, 2016c).ble
được bổ trợ bởi các hoạt động cộng đồng, bao gồm phân

Bảng 1. Các đặc trưng chính của 2 báo cáo đánh giá năm 2008 và 2016
Báo cáo đánh giá năm 2008 Báo cáo đánh giá năm 2016

▶▶ Tập trung vào các chương trình được thiết kế để giảm tỷ lệ ▶▶ Kết luận dựa trên bằng chứng từ việc tổng quan hệ thống
mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc các bệnh VNLTQĐTD và các công trình nghiên cứu hướng tới cải thiện SKTD-SKSS
HIV. Các chương trình đưa vào đánh giá không được thiết của thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 24; và các
kế để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thanh thiếu niên thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên (RCT) các chương trình
hoặc quyền tiếp cận thông tin của các em. GDGT trong nhà trường và dựa trên giáo trình với đối
tượng trẻ em 5 đến 18 tuổi.
▶▶ Tập trung vào các CTGD giới thực hiện dựa theo giáo trình
- 7% chương trình được triển khai trong nhà trường, phần ▶▶ Bao gồm tổng cộng 22 phân tích tổng quan tài liệu, hơn 70
còn lại được triển khai tại cộng đồng hoặc cơ sở y tế. nghiên cứu RCT, và một khối lượng lớn thông tin không sử
dụng phương pháp RTC từ 65 ấn phẩm và tài liệu trực tuyến.
▶▶ Kết luận dựa trên cơ sở phân tích 87 nghiên cứu. Trong đó,
29 nghiên cứu được thực hiện tại các nước đang phát triển, ▶▶ Bao gồm các nghiên cứu mới công bố được thực hiện tại
47 nghiên cứu tại Mỹ và 11 nghiên cứu tại các nước phát nhiều khu vực địa lý; hơn một nửa trong số 70 công trình
triển khác. RCT trong đánh giá là ở các nước có thu nhập thấp hoặc
thu nhập trung bình, và các nghiên cứu thực hiện tại các
▶▶ Tập trung vào trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ
nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, đặc biệt tại
5 đến 24.
khu vực châu Phi hạ Sahara chiếm phần lớn trong hầu hết
22 báo cáo tổng quan tài liệu.
▶▶ Tập trung vào trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ
5 đến 24 và mở rộng phạm vi của Hướng dẫn ban đầu xem
xét các can thiệp với thanh thiếu niên ngoài trường học
được phân tích trong các nghiên cứu tổng quan tài liệu
cũng như các can thiệp trong trường học.

4.3 Hạn chế của các báo cáo đánh giá


Các báo cáo đánh giá của UNESCO có một số hạn chế nhất
định khiến khó có thể đưa ra một tuyên bố chung về phạm
vi tác động của các chương trình GDGTTDTD (UNESCO, 2009;
UNESCO, 2016c).

Bảng 2. Một số hạn chế của các báo cáo đánh giá
Hạn chế của báo cáo năm 2008 Hạn chế của báo cáo năm 2016

▶▶ Không đủ số lượng nghiên cứu được thực hiện tại các nước ▶▶ Thiếu các nghiên cứu phù hợp sử dụng phương pháp
đang phát triển. không chọn mẫu ngẫu nhiên, không có nhóm đối chứng
và các nghiên cứu định tính để đánh giá các khía cạnh
▶▶ Một số nghiên cứu không mô tả đầy đủ các chương trình
khác của chương trình GDGTTDTD và cung cấp bằng
thực hiện
chứng về tác động đối với các kết quả đầu ra không liên
quan đến sức khoẻ, đặc biệt tại các nước có thu nhập
thấp và thu nhập trung bình.

30
4 - Cơ sở bằng chứng cho giáo dục giới tính và tình dục toàn diện

▶▶ Không có nghiên cứu nào xem xét các chương trình dành ▶▶ Mặc dù GDGTTDTD được kỳ vọng giúp các vị thành niên và
cho đồng tính nam, đồng tính nữ hoặc thanh thiếu niên có thanh niên hình thành kiến thức và kỹ năng hữu ích có thể
quan hệ tình dục đồng giới. sử dụng trong suốt cuộc đời, nhưng nhiều nghiên cứu RCT
trong đánh giá chỉ được theo dõi trong thời gian ngắn, ví dụ
▶▶ Một số nghiên cứu chỉ đạt được các tiêu chí tối thiểu về
như 1 năm sau khi triển khai biện pháp can thiệp (Hindin &
thiết kế đánh giá, và nhiều nghiên cứu không đủ độ mạnh
cộng sự, 2016; Shepherd & cộng sự, 2010). Tuy nhiên, một
về ý nghĩa thống kê. Hầu hết các nghiên cứu không được
chương trình GDGT khó có thể đem lại tác động trong thời
điều chỉnh để làm các test xác định mức độ khác biệt có ý
gian ngắn. Tương tự, thiếu các bằng chứng từ các nghiên
nghĩa về mặt thống kê.
cứu theo thời gian về tác động dài hạn của GDGTTDTD.
▶▶ Chỉ có một số ít nghiên cứu đo lường tác động đối với tỷ lệ
▶▶ Chất lượng của các phương pháp sử dụng để thực hiện các
mang thai hoặc tỷ lệ mắc VNLTQĐTD, và một số ít hơn vẫn
thử nghiệm có đối chứng ảnh hưởng tới độ tin cậy của kết
đo lường tác động với mang thai hoặc VNLTQĐTD với các
quả nghiên cứu, ví dụ như khả năng khái quát hoá kết quả
chỉ báo sinh học.
đối với các bối cảnh hoặc nhóm dân số mục tiêu khác.
▶▶ Cuối cùng, việc công bố công trình nghiên cứu bị ảnh
▶▶ Tính hiệu quả của các hợp phần khác nhau khó có thể được
hưởng bởi các sai số nội tại, có nghĩa là các nhà nghiên cứu
đánh giá chính xác do thiếu thông tin này tại các bài viết
có xu hướng chỉ công bố những công trình nào ủng hộ
được xuất bản của các nghiên cứu thử nghiệm có chất lượng.
giả thuyết của mình. Ngoài ra, các chương trình và tạp chí
khoa học cũng có xu hướng nhận và xuất bản các báo cáo ▶▶ Giống như báo cáo năm 2008, việc công bố công trình
nghiên cứu có kết quả tích cực. nghiên cứu vẫn bị ảnh hưởng bởi các sai số nội tại.

4.4 Cần thêm bằng chứng gì trong tương


lai?
Mặc dù cơ sở bằng chứng về GDGTTDTD đã tăng lên đáng kể  Về tổng thể, cần có thêm công trình nghiên cứu về hiệu quả
trong thập kỷ qua, nhưng vẫn còn nhiều lĩnh vực cần được thiết kế và triển khai chương trình, bao gồm hiệu quả của
chú trọng hơn (UNESCO, 2016c; UNESCO, 2009). Những lĩnh giáo viên và kết quả học tập của học sinh.
vực này bao gồm:
 Có ít thông tin về tác động của chương trình GDGTTDTD đối
 Các chuyên gia về GDGT tin rằng các chương trình với những nhóm yếu thế, ví dụ như thanh thiếu niên khuyết
GDGTTDTD có tiềm năng đạt được nhiều kết quả hơn là tật thể chất hoặc/và nhận thức, thanh thiếu niên có HIV và
chỉ thay đổi hành vi tình dục. Ví dụ, GDGTTDTD có thể góp những người LGBTI trẻ.
phần cải thiện sức khoẻ dài hạn, giảm thiểu bạo lực trên
cơ sở giới và bạo lực do bạn tình/người yêu gây ra, giảm
 Có rất ít các báo cáo phân tích hệ thống những nghiên cứu
sự phân biệt đối xử và thúc đẩy các quan niệm bình đẳng có hợp phần chính là phòng chống bạo lực. Đây là một hạn
giới. Ngoài ra các chương trình GDGTTDTD nâng cao vị thế chế cần được nhanh chóng khắc phục, nhất là khi xét tới
của giới trẻ để trở thành những công dân toàn cầu có thể mối liên hệ chặt chẽ giữa bạo lực do bạn tình gây ra và tỷ
tự vận động thúc đẩy quyền của bản thân mình. Dù đã có lệ nhiễm HIV (cả trước và sau khi chẩn đoán tình trạng HIV)
nhiều ý kiến kêu gọi đánh giá tác động của các chương cũng như những tác động tiêu cực suốt đời của bạo lực đối
trình GDGTTDTD trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước có với trẻ em.
thu nhập thấp và thu nhập trung bình, chỉ có một số lượng  Cần có thêm bằng chứng theo thời gian về tác động dài hạn
rất ít những nghiên cứu có chất lượng đánh giá các loại kết của GDGTTDTD đối với SKTD-SKSS.
quả này.
 Cần có thêm bằng chứng thể hiện mối liên hệ giữa khả
 Việc đánh giá bằng chứng nên có cách tiếp cận toàn diện, năng của GDGTTDTD tạo ra nhu cầu về dịch vụ và sản phẩm
gồm các qui trình chính thức, có sự tham gia của nhiều bên, SKTD-SKSS thân thiện với giới trẻ và việc cung cấp các dịch
kết hợp cả định lượng và định tính để làm rõ các yếu tố bối vụ và sản phẩm này.
cảnh và tác động của chúng.

 Cần có thêm các đánh giá đối chứng ngẫu nhiên có chất
lượng đối với những chương trình GDGTTDTD thực hiện tại
các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình để kiểm
tra các chương trình có nhiều hợp phần (thực hiện trong
nhà trường và ngoài cộng đồng).

31
Rawpixel.com/Shutterstock.com
5
Hệ thống khái niệm,
chủ đề và mục tiêu
học tập
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập


Phần này trình bày một cách toàn diện hệ thống khái niệm, chủ đề và mục
tiêu học tập minh hoạ nhằm định hướng biên soạn các CTGD cho người
học trong độ tuổi từ 5 đến 18+. Nội dung phần này được xây dựng dựa
trên Hướng dẫn ban đầu (UNESCO, 2009), bằng chứng rút ra từ các CTGD
thay đổi hành vi, các bài học kinh nghiệm cùng với ý kiến chuyên gia và các
khung chương trình GDGT quốc gia và khu vực.

5.1 Mục đích, nhóm tuổi và bố cục nhạy cảm giới và phù hợp văn hoá về các khía cạnh nhận
chương trình thức, tình cảm, thể chất và xã hội của giới tính và tình dục;

 Tạo cơ hội cho thanh thiếu niên khám phá các giá trị, thái
Mục đích phát triển độ, các chuẩn mực văn hoá và xã hội, các quyền ảnh hưởng
tới các mối quan hệ xã hội và tình dục; và
Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập ban đầu và cập
nhật được thiết kế trên cơ sở đánh giá các CTGD từ 12 quốc gia3  Thúc đẩy hình thành KNS.
(UNESCO, 2017c); các báo cáo đánh giá dựa trên bằng chứng
(UNESCO, 2009; UNESCO, 2016c); các hướng dẫn và tiêu chuẩn Nhóm tuổi
GDGT quốc gia và khu vực (xem Phụ lục VII); các cơ sở dữ liệu và
trang mạng liên quan; các cuộc phỏng vấn sâu với chuyên gia, Phần này được chia thành tám (08) khái niệm, và mỗi khái
học sinh và giáo viên (xem Phụ lục VI); các hội nghị tham vấn kỹ niệm lại tiếp tục được chia thành bốn nhóm tuổi (5 - 8 tuổi; 9 -
thuật quốc tế tổ chức năm 2009 và 2016 với sự tham gia của các 12 tuổi; 12 - 15 tuổi và 15 - 18+ tuổi) dành cho người học ở cấp
chuyên gia trên khắp thế giới (xem Phụ lục III). Tham gia đóng tiểu học và trung học. Các mục tiêu học tập được sắp xếp hợp
góp còn có các chuyên viên đến từ UNAIDS, UNDP, UNESCO, lý với nội dung khái niệm cho trẻ em thường bao gồm thông
UNFPA, UNICEF, UN Women và WHO. Cuối cùng, các nội dung tin cơ bản hơn, cùng với các bài tập nhận thức và hoạt động
được thành viên Nhóm Tư vấn GDGTTDTD xem xét kỹ lưỡng ít phức tạp hơn. Giữa nhóm tuổi thứ hai và thứ ba (độ tuổi 9 -
(xem Phụ lục II). 12 và độ tuổi 12 - 15) có một số nội dung tương đồng để đáp
ứng sự đa dạng về độ tuổi của người học trong cùng một lớp.
Những hướng dẫn xây dựng chương trình đưa ra trong phần Nhóm tuổi cuối cùng (15 - 18+) cho rằng có thể có học sinh
này có cách tiếp cận dựa trên quyền con người, nhấn mạnh trung học hơn 18 tuổi, đồng thời các chủ đề và mục tiêu học
những giá trị như hoà nhập, tôn trọng, bình đẳng, cảm thông, tập cũng có thể được áp dụng cho người học ở bậc đại học. Vì
trách nhiệm, tương hỗ trong mối quan hệ không thể tách rời có nhiều thanh thiếu niên chưa từng nhận được GDGT ở bậc
với các quyền con người nói chung. Hướng dẫn cũng dựa trên tiểu học và trung học, sinh viên đại học cũng có thể hưởng lợi
cơ sở nhận thức rằng thúc đẩy bình đẳng giới là yếu tố thiết từ các nội dung học mặc dù lớn tuổi hơn. Các nội dung cũng
yếu nhằm đảm bảo sức khoẻ tình dục và hạnh phúc của thanh có thể được điều chỉnh để hướng tới trẻ em và thanh thiếu
thiếu niên. Cuối cùng, hướng dẫn nhấn mạnh tới cách tiếp cận niên không đi học và do đó không có cơ hội được hưởng lợi từ
trong giáo dục lấy người học làm trung tâm, theo đó, trọng tâm GDGT trong nhà trường.
của các chỉ dẫn là học sinh.
Tất cả các thông tin thảo luận với người học thuộc các nhóm
Mục đích của hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập tuổi trên cần phù hợp với khả năng nhận thức của họ và phải
là để trang bị cho trẻ em và thanh thiếu niên kiến thức, thái độ bao gồm các trẻ em và thanh thiếu niên gặp khó khăn về khả
và kỹ năng giúp các em đảm bảo sức khoẻ, hạnh phúc và nhân năng nhận thức/học tập. Tại một số cộng đồng, việc giáo viên
phẩm của bản thân; biết nghĩ tới hạnh phúc và sự an nguy của dạy một lớp có học sinh thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau có thể
những người khác có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định của là trường hợp thường gặp. Một số học sinh có thể bắt đầu đi
họ; hiểu và hành động dựa trên quyền con người; và tôn trọng học muộn hơn và do đó ở mức độ phát triển khác, cũng như
quyền của người khác. Các mục đích trên có thể đạt được bằng có mức độ kiến thức, thái độ và kỹ năng khác mà giáo viên cần
cách: phải tính tới.
 Cung cấp thông tin chính xác khoa học, mang tính đổi mới, Bên cạnh đó, nhu cầu và mối quan tâm về SKTD-SKSS của trẻ
tăng tiến, phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển, có tính em và thanh thiếu niên, cũng như độ tuổi bắt đầu quan hệ
3 Bốt-xoa-na, Ê-ti-ô-pi-a, In-đô-nê-xi-a, Gia-mai-ca, Kê-ni-a, Na-mi-bi-a, Ni-giê-ri-a, tình dục, có sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, cũng như
Nam Phi, Tan-da-ni-a, Thái Lan, Mỹ và Dăm-bi-a.

34
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

giữa các nước và cộng đồng. Điều này có thể ảnh hưởng tới quyền giúp người học có các hành động phù hợp thực hiện
nhìn nhận của giáo viên về tính phù hợp với lứa tuổi khi biên quyền của mình.
soạn các CTGD, tài liệu học và chương trình; đồng thời ảnh
hưởng tới nhận thức của giáo viên về trải nghiệm tình dục Ba lĩnh vực được thể hiện qua các mục tiêu học tập - kiến
khác nhau của học sinh trong cùng một lớp. Do đó, các mục thức, thái độ và kỹ năng - không nhất thiết phải diễn ra
tiêu học tập cần được điều chỉnh phù hợp với thực tế của học theo một qui trình tuần tự, mà có thể có mối quan hệ tương
sinh và dựa trên các số liệu và bằng chứng hiện có, chứ không hỗ lẫn nhau, tạo cơ hội cho người học học đi học lại nhiều
phải dựa trên cảm nhận của giáo viên về sự thoải mái hay dự lần và củng cố các ý tưởng chính. Các mục tiêu học tập trong
tính về các ý kiến khác biệt khi thảo luận về chủ đề tính dục phần này chỉ mang tính minh hoạ chứ không phải bắt buộc,
với trẻ em hoặc thanh thiếu niên. Nghiên cứu về GDGT nhấn và không hoàn toàn được liệt kê đầy đủ trong một chủ đề
mạnh đến việc cần thảo luận các vấn đề nhạy cảm bất chấp hoặc giữa các lĩnh vực học tập. Sự kết hợp cả ba lĩnh vực
khó khăn hoặc thách thức mà các vấn đề này gây ra. Cho dù này là điều thiết yếu để nâng cao vị thế của thanh thiếu
chủ đề giới tính và tình dục không giống với bất kì môn học niên và để đảm bảo tính hiệu quả của GDGTTDTD. Các
nào và có thể kích động cảm xúc mạnh ở trẻ (UNESCO, 2016b), nhà biên soạn chương trình do đó khuyến khích duy trì sự
song điều quan trọng là trẻ em phát triển được ngôn ngữ và cân bằng giữa các mục tiêu học tập trong cả ba lĩnh vực vì
khả năng để nói chuyện và hiểu về cơ thể, cảm xúc và các mối Hướng dẫn không thể hiện một cách có hệ thống mỗi loại
quan hệ của mình từ khi còn bé. mục tiêu học tập cho tất cả các chủ đề được đưa ra.

Các mục tiêu học tập minh hoạ có thể được các nhà biên
Bố cục soạn chương trình diễn giải và đưa ra những chỉ số đo lường
dựa trên bối cảnh địa phương hoặc/và các khung chuẩn
Tám (08) khái niệm trong hướng dẫn có mức độ quan trọng quốc gia hoặc khu vực. Việc áp dụng nội dung Hướng dẫn
như nhau, có mối quan hệ tương hỗ và được thiết kế để dạy chỉ là tự nguyện, không bắt buộc, được xây dựng dựa
cùng với nhau. trên các bằng chứng và thực tiễn quốc tế, đồng thời thừa
nhận sự đa dạng về bối cảnh ở các nước khi triển khai
Các chủ đề được lặp lại nhiều lần với mức độ phức tạp ngày
GDGT. Do đó, một số vấn đề và nội dung có thể được chấp
càng cao, cung cấp thông tin dựa trên kiến thức đã học trước
nhận ở một số nước này nhưng lại không được chấp nhận
đó theo cách tiếp cận dạng xoắn ốc.
ở một số nước khác, và mỗi nước có quyền đưa ra các quyết
định phù hợp trên cơ sở tôn trọng quyền con người, hoà hợp
1. Các mối quan hệ và không phân biệt đối xử.

2. Giá trị, quyền, văn hoá và tính dục Dựa trên nhu cầu và đặc điểm cụ thể của quốc gia hoặc khu
vực, như là các chuẩn mực xã hội, văn hoá và tình hình dịch
3. Hiểu về Giới bệnh, các bài học xây dựng dựa trên các mục tiêu học tập có
thể được điều chỉnh để phù hợp với độ tuổi. Tuy nhiên, hầu
4. Bạo lực và cách giữ an toàn hết các chuyên gia tin rằng trẻ em và thanh thiếu niên muốn
và cần các thông tin về SKTD-SKSS càng sớm và càng toàn
5. Kỹ năng đảm bảo sức khoẻ và hạnh phúc
diện càng tốt, như được ghi nhận trong lĩnh vực tâm lý phát
triển và phản ánh trong Tiêu chuẩn GDGT tại châu Âu (Văn
6. Cơ thể con người và sự phát triển
phòng khu vực châu Âu thuộc WHO và BzgA, 2010). Hơn
7. Tính dục và hành vi tình dục nữa, các mục tiêu học tập được sắp xếp theo trình tự phức
tạp tăng dần phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển của
8. Sức khỏe tình dục - sức khỏe sinh sản (SKTD-SKSS) người học. Nếu chương trình GDGT bắt đầu với đối tượng
người học lớn tuổi hơn thì nội dung chương trình cần bao
Các khái niệm trên đây tiếp tục được phân chia thành từ hai gồm cả các chủ đề và mục tiêu học tập dành cho nhóm tuổi
đến năm chủ đề, mỗi chủ đề gồm các ý tưởng chủ đạo và các nhỏ hơn để đảm bảo các em làm chủ được nền tảng kiến
mục tiêu kiến thức, thái độ và kỹ năng cho từng nhóm tuổi. thức và có thể hình thành kỹ năng và thái độ phù hợp.
Kiến thức giúp hình thành nền tảng cơ bản cho người học,
thái độ giúp người học tự định hình nhận thức về bản thân,
giới tính, tình dục và thế giới xung quanh. Trong khi đó, các
kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng
từ chối, kỹ năng ra quyết định và kỹ năng thương thuyết; kỹ
năng ứng xử; tư duy phản biện; hình thành nhận thức; phát
triển sự cảm thông; tiếp cận thông tin hoặc dịch vụ tin cậy;
thách thức định kiến và phân biệt đối xử; và vận động cho

35
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

5.2 Tổng quan về hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 1: Khái niệm 2: Khái niệm 3:


Các mối quan hệ Giá trị, quyền, văn hoá và tính dục Hiểu về giới

Chủ đề: Chủ đề: Chủ đề:

1.1 Gia đình 2.1 Giá trị và tính dục 3.1 Nguồn gốc xã hội của giới và các
1.2 Tình bạn, tình yêu và các mối 2.2 Quyền con người và tính dục chuẩn mực giới
quan hệ tình cảm 2.3 Văn hoá, xã hội và tính dục 3.2 Bình đẳng giới, khuôn mẫu giới
1.3 Sự bao dung, hoà nhập và tôn và định kiến giới
trọng 3.3 Bạo lực trên cơ sở giới
1.4 Cam kết gắn bó lâu dài và làm
bố/làm mẹ

Khái niệm 4: Khái niệm 5: Khái niệm 6:


Bạo lực và cách giữ an toàn Kỹ năng đảm bảo sức khoẻ và hạnh Cơ thể con người và sự phát triển
phúc

Chủ đề: Chủ đề: Chủ đề:

4.1 Bạo lực 5.1 Quan niệm xã hội và ảnh hưởng 6.1 Đặc điểm giải phẫu và chức
4.2 Đồng thuận, riêng tư và toàn của bạn đồng lứa đối với hành vi năng sinh lý của hệ sinh dục
vẹn cơ thể tình dục 6.2 Sinh sản
4.3 Sử dụng an toàn công nghệ 5.2 Kỹ năng ra quyết định 6.3 Tuổi dậy thì
thông tin truyền thông 5.3 Kỹ năng giao tiếp, từ chối và 6.4 Hình ảnh cơ thể
thương thuyết
5.4 Hiểu biết về truyền thông và tình
dục
5.5 Tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ

Khái niệm 7: Khái niệm 8:


Tính dục và hành vi tình dục Sức khỏe tình dục - sức khỏe sinh sản

Chủ đề: Chủ đề:

7.1 Giới tính, tính dục và chu kỳ đời sống tình dục 8.1 Mang thai và biện pháp tránh thai
7.2 Hành vi tình dục và đáp ứng tình dục 8.2 Định kiến, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người có HIV/
AIDS
8.3 Hiểu biết, nhận diện và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm
VNLTQĐTD và HIV

36
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 1:
Các mối quan hệ
Các chủ đề:
1.1 Gia đình
1.2 Tình bạn, tình yêu và các mối quan hệ tình cảm
1.3 Sự bao dung, hoà nhập và tôn trọng
1.4 Cam kết gắn bó lâu dài và làm bố/làm mẹ

37
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 1: Các mối quan hệ

1.1 Gia đình

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Có nhiều mô hình gia đình khác Ý tưởng chủ đạo: Cha mẹ/người giám hộ và các
nhau tồn tại trên thế giới thành viên khác trong gia đình giúp trẻ hình thành
các giá trị sống, đồng thời giúp định hướng và ủng
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
hộ quyết định của các em
▶▶ Mô tả được các mô hình gia đình khác nhau (ví dụ như
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
gia đình đủ hai cha mẹ, gia đình bố/mẹ đơn thân, gia
đình do người con làm chủ hộ; gia đình do người giám ▶▶ Mô tả cách thức cha mẹ/người giám hộ và các thành
hộ làm chủ hộ, gia đình mở rộng, gia đình hạt nhân, gia viên khác trong gia đình hỗ trợ trẻ em ra quyết định
đình phi truyền thống) (kiến thức); (kiến thức);
▶▶ Tôn trọng các mô hình gia đình khác nhau (thái độ); ▶▶ Nhận thức được cha mẹ/người giám hộ và các thành
viên trong gia đình ảnh hưởng tới quyết định của các

1
▶▶ Biết cách thể hiện sự tôn trọng đối với các mô hình gia
em (thái độ);
đình khác nhau (kỹ năng).
▶▶ Suy ngẫm về cách giá trị gia đình giúp định hướng các
em ra quyết định (kỹ năng).
Ý tưởng chủ đạo: Các thành viên trong gia đình có
nhu cầu và vai trò khác nhau
Ý tưởng chủ đạo: Gia đình có thể thúc đẩy bình
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
đẳng giới thông qua vai trò và trách nhiệm của mình
▶▶ Xác định các nhu cầu và vai trò khác nhau của các thành
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
viên trong gia đình (kiến thức);
▶▶ Nhận diện vai trò, quyền và trách nhiệm của các thành
▶▶ Trân trọng cách các thành viên trong gia đình quan
viên trong gia đình (kiến thức);
tâm đến nhau, mặc dù đôi lúc có thể không muốn hoặc
không thể (thái độ); ▶▶ Liệt kê cách gia đình có thể thúc đẩy bình đẳng giới
thông qua vai trò và trách nhiệm của mình (kiến thức);
▶▶ Thể hiện nhu cầu và vai trò của mình trong gia đình (kỹ
năng). ▶▶ Nhận thức được tất cả các thành viên trong gia đình
đều có thể thúc đẩy bình đẳng giới trong chính gia đình
mình (thái độ);
Ý tưởng chủ đạo: Bất bình đẳng giới thường được
phản ánh trong vai trò và trách nhiệm của các ▶▶ Thể hiện sự ủng hộ đối với bình đẳng về vai trò và trách
thành viên trong gia đình nhiệm trong gia đình mình (kỹ năng).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Ý tưởng chủ đạo: Sức khoẻ và bệnh tật có thể ảnh
▶▶ Liệt kê những khác biệt về vai trò và trách nhiệm của
hưởng tới kết cấu, khả năng và trách nhiệm của
nam giới và phụ nữ trong gia đình (kiến thức);
gia đình
▶▶ Mô tả được những khác biệt đó ảnh hưởng như thế nào
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
tới những gì nam giới và phụ nữ có thể và không thể
làm (kiến thức); ▶▶ Mô tả ảnh hưởng của sức khoẻ và bệnh tật tới vai trò
và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình (kiến
▶▶ Nhận thức được ảnh hưởng của bất bình đẳng giới đối
thức);
với vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong gia
đình (thái độ); ▶▶ Nhận thức được sức khoẻ và bệnh tật có thể ảnh hưởng
tới các chức năng của gia đình (thái độ);
▶▶ Suy ngẫm về vai trò của bản thân và cảm xúc của bản
thân về vai trò và trách nhiệm của nam giới và phụ nữ ▶▶ Biết cách thể hiện sự cảm thông đối với những gia đình
trong gia đình (kỹ năng). bị ảnh hưởng bởi bệnh tật (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Các thành viên trong gia đình


đều quan trọng trong dạy cho trẻ các giá trị sống
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Định nghĩa các giá trị là gì (kiến thức);
▶▶ Liệt kê các giá trị mà người học và gia đình các em quan
tâm (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được giá trị của các thành viên trong gia
đình ảnh hưởng tới giá trị sống của trẻ (thái độ);
▶▶ Biết cách thể hiện một giá trị cá nhân (kỹ năng).

38
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 1: Các mối quan hệ

1.1 Gia đình (tiếp)

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Trưởng thành có nghĩa là có Ý tưởng chủ đạo: Các mối quan hệ tình dục và
trách nhiệm đối với bản thân và người khác các vấn đề sức khoẻ có thể ảnh hưởng tới các mối
quan hệ gia đình
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận diện và xem xét các trách nhiệm mới mà các em
phải có đối với bản thân và với người khác khi trưởng ▶▶ Đánh giá sự thay đổi về vai trò và mối quan hệ giữa
thành (kiến thức); các thành viên trong gia đình khi một thành viên thổ
lộ thông tin nhạy cảm (ví dụ như lây nhiễm HIV; mang
▶▶ Nhận thức được khi các em lớn lên, thế giới và cảm xúc
thai; kết hôn; từ chối một cuộc kết hôn sắp đặt; bị lạm
của các em mở rộng vượt ra ngoài phạm vi gia đình,
dụng tình dục; hoặc đang có mối quan hệ tình dục tốt
và bạn bè và bạn đồng lứa trở nên đặc biệt quan trọng
đẹp) (kiến thức);
(thái độ);
▶▶ Biết cách đánh giá và tiếp nhận các trách nhiệm và các
mối quan hệ mới (kỹ năng).
▶▶ Suy ngẫm về sự thay đổi trong vai trò và mối quan hệ
của các em khi tiết lộ hoặc chia sẻ thông tin liên quan 1
đến các mối quan hệ tình dục và vấn đề sức khoẻ (kỹ
năng).
Ý tưởng chủ đạo: Xung đột và hiểu nhầm giữa cha
mẹ/người giám hộ và trẻ là điều phổ biến, đặc biệt
Ý tưởng chủ đạo: Có các hệ thống hỗ trợ cho trẻ và
là khi các em đến tuổi vị thành niên, và thường có
các thành viên trong gia đình khi đối mặt với khó
thể được giải quyết
khăn do chia sẻ hoặc tiết lộ thông tin liên quan
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: đến các mối quan hệ tình dục và các vấn đề sức
khoẻ
▶▶ Liệt kê những xung đột và hiểu nhầm mà thường diễn
ra giữa cha mẹ/người giám hộ và trẻ (kiến thức); Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả các cách giải quyết xung đột hoặc hiểu nhầm với ▶▶ Mô tả cách anh chị em, cha mẹ/người giám hộ hoặc các
cha mẹ/người giám hộ (kiến thức); thành viên khác có thể giúp đỡ các em khi các em tiết lộ
hoặc chia sẻ thông tin liên quan đến quan hệ tình dục
▶▶ Nhận thức được xung đột và hiểu nhầm với cha mẹ/
hoặc sức khoẻ (kiến thức);
người giám hộ là điều phổ biến trong giai đoạn các em
▶▶ Nhận thức được gia đình có thể cùng nhau vượt qua
đến vị thành niên và thường có thể giải quyết được
khó khăn trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau (thái độ);
(thái độ);
▶▶ Biết cách tiếp cận các nguồn lực cộng đồng đáng tin
▶▶ Biết cách áp dụng những chiến lược giải quyết xung đột cậy và hợp lý để hỗ trợ bản thân hoặc thành viên trong
và hiểu nhầm với cha mẹ/người giám hộ (kỹ năng). gia đình khi cần thiết (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Tình yêu, hợp tác, bình đẳng giới,
quan tâm và tôn trọng lẫn nhau là những yếu tố
quan trọng nhằm đảm bảo chức năng gia đình và
các mối quan hệ lành mạnh
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận diện những đặc điểm của chức năng gia đình lành
mạnh (kiến thức);
▶▶ Lý giải tại sao các đặc điểm này lại quan trọng đối với
chức năng gia đình (thái độ);
▶▶ Đánh giá đóng góp của các em nhằm đảm bảo chức
năng gia đình lành mạnh (kỹ năng).

39
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 1: Các mối quan hệ

1.2 Tình bạn, tình yêu và các mối quan hệ tình cảm (tiếp)

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Có nhiều kiểu tình bạn khác Ý tưởng chủ đạo: Tình bạn và tình yêu giúp con
nhau người suy nghĩ tích cực về bản thân
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Định nghĩa thế nào là một người bạn (kiến thức); ▶▶ Liệt kê các lợi ích của tình bạn và tình yêu (kiến thức);
▶▶ Biết quý trọng tình bạn (thái độ); ▶▶ Nhận thức được tình bạn và tình yêu có thể giúp bạn có
suy nghĩ tích cực (thái độ);
▶▶ Nhận thức được rằng giới, khuyết tật hoặc sức khoẻ
không ngăn cản việc trở thành bạn của nhau (thái độ); ▶▶ Biết cách thể hiện tình bạn và tình yêu khiến người khác
suy nghĩ tích cực về bản thân họ (kỹ năng).
▶▶ Biết cách xây dựng nhiều loại tình bạn khác nhau (kỹ
năng).

1 Ý tưởng chủ đạo: Tình bạn được xây dựng dựa trên
Ý tưởng chủ đạo: Tình bạn và tình yêu có thể thay
đổi khi trẻ đến tuổi vị thành niên
sự tin tưởng, chia sẻ, tôn trọng, cảm thông và đoàn Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
kết với nhau
▶▶ Mô tả những thay đổi trong tình bạn và tình yêu khi các
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: em lớn lên (kiến thức);
▶▶ Mô tả các đặc điểm quan trọng của tình bạn (ví dụ như ▶▶ Nhận thức được có nhiều cách thể hiện tình bạn và tình
sự tin tưởng, chia sẻ, tôn trọng, hỗ trợ, cảm thông và yêu đối với người khác (thái độ);
đoàn kết) (kiến thức);
▶▶ Suy ngẫm về sự thay đổi trong cách thể hiện tình bạn và
▶▶ Đề nghị xây dựng tình bạn dựa trên các đặc điểm trên tình yêu khi các em lớn lên (kỹ năng).
(thái độ);
▶▶ Thể hiện sự tin tưởng, tôn trọng, thấu hiểu và chia sẻ với Ý tưởng chủ đạo: Bất bình đẳng trong quan hệ sẽ
một người bạn (kỹ năng). tác động tiêu cực tới các mối quan hệ cá nhân
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Ý tưởng chủ đạo: Trong các mối quan hệ tồn tại
▶▶ Khám phá những tác động của bất bình đẳng đối với
nhiều loại tình yêu khác nhau (ví dụ như tình yêu
các mối quan hệ cá nhân (ví dụ như về giới, tuổi tác, địa
giữa bạn bè, tình yêu giữa cha mẹ, tình yêu giữa
vị kinh tế hoặc quyền lực) (kiến thức);
bạn tình/người yêu) và tình yêu có thể được thể
hiện theo nhiều cách khác nhau ▶▶ Phân tích tầm quan trọng của vai trò bình đẳng nhằm
đảm bảo một mối quan hệ lành mạnh (kiến thức);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận thức được bình đẳng là một đặc điểm quan trọng
▶▶ Nhận diện các loại tình yêu khác nhau và cách thể hiện
của các mối quan hệ lành mạnh (thái độ);
tình yêu (kiến thức);
▶▶ Đảm bảo vai trò bình đẳng trong các mối quan hệ (kỹ
▶▶ Nhận thức được tình yêu có thể được thể hiện theo
năng).
nhiều cách khác nhau (thái độ);
▶▶ Biết cách thể hiện tình yêu trong tình bạn (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Có các mối quan hệ lành mạnh và


không lành mạnh
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Liệt kê các đặc điểm của mối quan hệ lành mạnh và
không lành mạnh (kiến thức);
▶▶ Định nghĩa thế nào là quan hệ tốt và quan hệ xấu (kiến
thức);
▶▶ Nhận thức được có các mối quan hệ lành mạnh và
không lành mạnh (thái độ);
▶▶ Hình thành và duy trì các mối quan hệ lành mạnh (kỹ
năng).

40
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 1: Các mối quan hệ

1.2 Tình bạn, tình yêu và các mối quan hệ tình cảm (tiếp)

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Bạn bè có thể ảnh hưởng lẫn Ý tưởng chủ đạo: Có các mối quan hệ lành mạnh và
nhau theo hướng tích cực và tiêu cực không lành mạnh
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ So sánh ảnh hưởng của bạn bè theo hướng tích cực và ▶▶ So sánh đặc điểm của mối quan hệ lành mạnh và không
tiêu cực (kiến thức); lành mạnh (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được bạn bè có thể ảnh hưởng tới hành vi ▶▶ Nhận thức được các mối quan hệ tình dục có thể mang
của các em theo hướng tích cực và tiêu cực (thái độ); tính lành mạnh và không lành mạnh (thái độ);
▶▶ Biết cách tránh những ảnh hưởng tiêu cực của bạn bè ▶▶ Biết cách tránh các mối quan hệ tình dục không lành
(kỹ năng). mạnh (kỹ năng);

Ý tưởng chủ đạo: Có nhiều mối quan hệ khác nhau


▶▶ Nhận diện những người lớn đáng tin cậy và biết cách
tìm kiếm sự giúp đỡ nếu các em đang trong một mối 1
quan hệ không lành mạnh (kỹ năng).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận diện các mối quan hệ khác nhau (kiến thức);
Ý tưởng chủ đạo: Có các cách khác nhau để thể
▶▶ Phân biệt giữa các loại cảm xúc gắn với tình yêu, tình hiện sự quý mến và tình yêu khi các em lớn lên
bạn, khao khát và hấp dẫn tình dục (kiến thức);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Thảo luận về khả năng các mối quan hệ gần gũi chuyển
▶▶ Mô tả cách thể hiện sự quý mến trong một mối quan hệ
thành mối quan hệ tình dục (kỹ năng);
tình dục lành mạnh (kiến thức);
▶▶ Biết cách kiểm soát cảm xúc gắn với các mối quan hệ
▶▶ Nhận thức được tình dục không phải là một yêu cầu bắt
khác nhau (kỹ năng).
buộc để thể hiện tình yêu (thái độ);
▶▶ Biết cách thể hiện sự quý mến và tình yêu theo những
Ý tưởng chủ đạo: Các mối quan hệ tình cảm có thể cách phù hợp (kỹ năng).
bị ảnh hưởng bởi sự bất bình đẳng và chênh lệch
về quyền lực (ví dụ như về các yếu tố giới, tuổi tác,
địa vị kinh tế, xã hội hoặc sức khoẻ)
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Phân tích ảnh hưởng tiêu cực của bất bình đẳng và
chênh lệch về quyền lực đối với các mối quan hệ tình
cảm (kiến thức);
▶▶ Suy ngẫm về tác động của các chuẩn mực và khuôn
mẫu giới đối với các mối quan hệ tình cảm (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực của bất bình đẳng
và chênh lệch về quyền lực trong các mối quan hệ (thái
độ);
▶▶ Biết cách đảm bảo sự bình đẳng và cân bằng quyền lực
trong các mối quan hệ (kỹ năng).

41
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 1: Các mối quan hệ

1.3 Sự bao dung, hoà nhập và tôn trọng

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Mỗi cá nhân là một cá thể riêng Ý tưởng chủ đạo: Định kiến và phân biệt đối xử có
độc đáo, có thể đóng góp cho xã hội và có quyền thể gây tổn thương
được tôn trọng
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Định nghĩa thế nào là định kiến và phân biệt đối xử và
▶▶ Mô tả thế nào là đối xử với người khác một cách công nhận diện các tác động tiêu cực (kiến thức);
bằng, bình đẳng, danh dự và tôn trọng (kiến thức); ▶▶ Mô tả tự định kiến với bản thân là gì và hệ quả của nó (ví
▶▶ Đưa ra một số ví dụ về cách tất cả mọi người đều có thể dụ như giữ im lặng, phủ nhận và giữ bí mật) (kiến thức);
đóng góp cho xã hội bất kể sự khác biệt của họ (kiến ▶▶ Nêu những cơ chế hỗ trợ người bị định kiến và phân
thức); biệt đối xử (kiến thức);
▶▶ Liệt kê những ảnh hưởng tiêu cực của việc trêu chọc ▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc thể hiện sự

1 người khác (kiến thức);


▶▶ Nhận thức được tất cả mọi người đều quan trọng và có
quyền được đối xử một cách tôn trọng (thái độ);
bao dung, hoà hợp và tôn trọng người khác (thái độ);
▶▶ Biết cách giúp đỡ những người bị định kiến hoặc phân
biệt đối xử (kỹ năng).
▶▶ Biết thể hiện sự bao dung, hoà hợp và tôn trọng người
khác (kỹ năng). Ý tưởng chủ đạo: Việc quấy rối hoặc bắt nạt người
khác trên cơ sở địa vị xã hội, kinh tế, sức khỏe,
thành phần dân tộc, chủng tộc, hoàn cảnh xuất
thân, xu hướng tình dục, bản dạng giới hoặc các
khác biệt khác sẽ làm tổn thương họ
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Giải thích ý nghĩa của việc quấy rối và bắt nạt (kiến thức);
▶▶ Mô tả tại sao quấy rối hay bắt nạt lại làm tổn thương người
khác (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được mỗi người đều có trách nhiệm lên tiếng
chống lại hiện tượng bắt nạt và quấy rối (thái độ);
▶▶ Biết cách chống lại hiện tượng quấy rối hoặc bắt nạt (kỹ
năng).

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Định kiến và phân biệt đối xử Ý tưởng chủ đạo: Cần phải đấu tranh với định
trên cơ sở khác biệt (lây nhiễm HIV, mang thai kiến và phân biệt đối xử và thúc đẩy sự hòa nhập,
hoặc các trạng thái sức khỏe khác, địa vị kinh tế, không phân biệt đối xử và đa dạng
thành phần dân tộc, chủng tộc, hoàn cảnh xuất
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
thân, giới, xu hướng tình dục, bản dạng giới hoặc
các khác biệt khác) là hành động không tôn trọng, ▶▶ Phân tích ảnh hưởng tiêu cực của định kiến và phân
gây tổn thương và vi phạm quyền con người của biệt đối xử đối với cá nhân, cộng đồng và xã hội (kiến
người khác thức);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: ▶▶ Liệt kê các luật hiện hành chống lại định kiến và phân
biệt đối xử (kiến thức);
▶▶ Mô tả các khái niệm về định kiến, phân biệt đối xử, kỳ ▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc đấu tranh
thị và cô lập (kiến thức); chống lại sự phân biệt đối xử đối với những người bị
▶▶ Đánh giá hệ quả tiêu cực của định kiến và phân biệt đối cho là “khác biệt” (thái độ);
xử đối với quyền và SKTD-SKSS (kiến thức); ▶▶ Biết cách giúp đỡ những người bị cô lập (kỹ năng);
▶▶ Nhận thức được mỗi người đều có trách nhiệm bảo vệ ▶▶ Vận động chống lại định kiến và phân biệt đối xử và
người bị kỳ thị hoặc phân biệt đối xử (thái độ); thúc đẩy sự hòa nhập, không phân biệt đối xử và tôn
▶▶ Trân trọng sự hòa nhập, không phân biệt đối xử và đa trọng sự đa dạng (kỹ năng).
dạng (thái độ);
▶▶ Biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bị kỳ thị hoặc phân
biệt đối xử (kỹ năng);
▶▶ Lên tiếng ủng hộ sự hòa nhập, không phân biệt đối xử
và tôn trọng sự đa dạng (kỹ năng).

42
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 1: Các mối quan hệ

1.4 Cam kết gắn bó lâu dài và làm bố/làm mẹ (tiếp)

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Có các mô hình gia đình và khái Ý tưởng chủ đạo: Tảo hôn và cưỡng hôn (CEFM) là
niệm về hôn nhân khác nhau bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả khái niệm “gia đình” và “hôn nhân” (kiến thức); ▶▶ Định nghĩa CEFM là gì (kiến thức);
▶▶ Liệt kê những cách kết hôn (ví dụ như tự lựa chọn bạn ▶▶ Liệt kê các hậu quả tiêu cực của CEFM đối với trẻ, gia
đời hoặc do sắp đặt) (kiến thức); đình và xã hội (kiến thức);
▶▶ Hiểu rằng một số cuộc hôn nhân có thể chấm dứt khi ▶▶ Nhận thức được CEFM là có hại (thái độ);
hai vợ chồng ly thân, ly hôn hoặc/và chết (kiến thức); ▶▶ Nhận diện cha, mẹ/người giám hộ hoặc người lớn đáng
▶▶ Nhận thức được mặc dù có các mô hình gia đình và hôn tin cậy để tìm sự giúp đỡ nếu có nguy cơ bị CEFM (kỹ
nhân khác nhau nhưng tất cả đều quý giá (thái độ). năng).

Ý tưởng chủ đạo: Cam kết gắn bó lâu dài, hôn nhân 1
và làm bố/làm mẹ có sự khác nhau và được định
hình bởi xã hội, tôn giáo, văn hóa và luật pháp
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Liệt kê các đặc trưng chính của cam kết gắn bó lâu dài,
hôn nhân và làm bố/làm mẹ (kiến thức);
▶▶ Mô tả ảnh hưởng của văn hóa, tôn giáo, xã hội và luật
pháp đối với cam kết gắn bó lâu dài, hôn nhân và làm
bố/làm mẹ (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được tất cả mọi người đều có quyền quyết định
kết hôn hay không, kết hôn khi nào và với ai (thái độ);
▶▶ Thể hiện quan điểm về cam kết gắn bó lâu dài, hôn
nhân và làm bố/làm mẹ (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Văn hóa và vai trò giới ảnh


hưởng đến việc làm bố/làm mẹ
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Thảo luận về ảnh hưởng của văn hóa và vai trò giới đối
với việc làm bố/làm mẹ (kiến thức);
▶▶ Rút ra các giá trị và quan niệm của riêng mình về thế
nào là một người bố/người mẹ tốt (kỹ năng).

43
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 1: Các mối quan hệ

1.4 Cam kết gắn bó lâu dài và làm bố/làm mẹ (tiếp)

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Có nhiều trách nhiệm gắn với Ý tưởng chủ đạo: Kết hôn và cam kết gắn bó lâu
hôn nhân và cam kết gắn bó lâu dài dài có thể vừa có nhiều khó khăn vừa đem lại
nhiều lợi ích
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Tóm tắt các trách nhiệm chính của hôn nhân và sự cam
kết gắn bó lâu dài (kiến thức); ▶▶ Đánh giá những lợi ích và thách thức của hôn nhân và
cam kết gắn bó lâu dài (kỹ năng);
▶▶ Liệt kê các đặc điểm chính để đảm bảo hạnh phúc hôn
nhân và cam kết gắn bó lâu dài (kiến thức); ▶▶ Nhận thức được cha mẹ vẫn có quyền tiếp tục học tập
(thái độ).
▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của tình yêu, sự bao
dung, bình đẳng và tôn trọng trong hôn nhân và cam
Ý tưởng chủ đạo: Có nhiều yếu tố chi phối đến
1
kết gắn bó lâu dài (thái độ).
quyết định có con hay không, tại sao và khi nào thì
có con
Ý tưởng chủ đạo: Mỗi người có thể trở thành người
bố hoặc người mẹ theo những cách khác nhau và Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
việc làm bố/làm mẹ gắn với nhiều trách nhiệm
▶▶ Mô tả các lý do ảnh hưởng đến quyết định có con hay
khác nhau
không (kiến thức);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: ▶▶ Nhận thức được mỗi người đều có thể làm bố/làm mẹ,
▶▶ Liệt kê trách nhiệm của người làm bố/làm mẹ (kiến không phụ thuộc vào giới, tình trạng nhiễm HIV, xu
thức); hướng tình dục hoặc bản dạng giới (thái độ);
▶▶ Nhận thức được một số người có thể muốn có con; một
▶▶ So sánh những cách mà một người có thể trở thành bố/ số khác lại không; không phải ai cũng có thể có con; và
mẹ (ví dụ như mang thai theo dự định hoặc ngoài dự một số người có thể làm bố/làm mẹ không mong muốn
định, nhận con nuôi, nhờ đến sự trợ giúp y tế hoặc nhờ (thái độ);
người khác mang thai hộ) (kiến thức); ▶▶ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới quan điểm của riêng
▶▶ Khẳng định mỗi người có quyền quyết định có trở mình về quyết định có con hay không, tại sao và khi nào
thành bố/mẹ hay không và khi nào làm bố/làm mẹ, bao thì có con (kỹ năng).
gồm cả những người bị khuyết tật và người có HIV (thái
độ). Ý tưởng chủ đạo: Cha mẹ/người giám hộ có trách
nhiệm đáp ứng các nhu cầu của trẻ
Ý tưởng chủ đạo: Tảo hôn và cưỡng hôn (CEFM) và Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
việc làm bố/làm mẹ không mong muốn có thể dẫn
▶▶ Phân loại các nhu cầu thể chất, cảm xúc, kinh tế, sức
tới các hậu quả tiêu cực đối với xã hội và sức khỏe.
khỏe và giáo dục của trẻ em và các trách nhiệm liên
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: quan của cha mẹ (kiến thức);
▶▶ Mô tả các cách mà hạnh phúc của trẻ có thể bị ảnh
▶▶ Mô tả các hậu quả xã hội và sức khỏe do CEFM và việc
hưởng bởi những khó khăn trong mối quan hệ (kiến
làm bố/làm mẹ không mong muốn gây ra (kiến thức);
thức);
▶▶ Nhận biết CEFM và việc làm bố/làm mẹ không mong ▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của các mối quan hệ
muốn là có hại (thái độ); lành mạnh trong việc làm bố/làm mẹ (thái độ);
▶▶ Tìm kiếm sự hỗ trợ nếu lo ngại về CEFM hoặc làm bố/ ▶▶ Thể hiện các nhu cầu thể chất, cảm xúc, kinh tế và giáo
làm mẹ không mong muốn (kỹ năng). dục của các em tới cha mẹ/người giám hộ (kỹ năng).

44
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 2:
Giá trị, quyền,
Văn hóa và tính dục
Chủ đề:
2.1 Giá trị và tính dục
2.2 Quyền con người và tính dục
2.3 Văn hóa, xã hội và tính dục

45
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 2: Giá trị, quyền, văn hóa và tính dục

2.1 Giá trị và tính dục

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Giá trị là những quan niệm vững Ý tưởng chủ đạo: Các giá trị và thái độ mà gia đình
chắc của cá nhân, gia đình và cộng đồng về các và cộng đồng truyền tải cho chúng ta góp phần
vấn đề quan trọng định hình nhận thức của chúng ta về giới tính và
tính dục, cũng như chi phối hành vi và quyết định
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
của cá nhân
▶▶ Định nghĩa giá trị là gì (kiến thức);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Xác định các giá trị quan trọng như bình đẳng, tôn
▶▶ Nhận diện các giá trị và thái độ góp phần định hình
trọng, sự chấp nhận và bao dung (kiến thức);
nhận thức của các em về giới tính và tính dục (ví dụ như
▶▶ Giải thích cách thức giá trị và quan niệm định hình các từ cha mẹ, người giám hộ, gia đình và cộng đồng) (kiến
quyết định về cuộc sống và các mối quan hệ (kiến thức); thức);
▶▶ Nhận thức được cá nhân, bạn đồng lứa, gia đình và ▶▶ Mô tả các cách cha mẹ/người giám hộ dạy và chia sẻ các
cộng đồng có thể có các giá trị khác nhau (thái độ); giá trị cho trẻ (kiến thức);

2
▶▶ Chia sẻ một giá trị mà các em có (kỹ năng). ▶▶ Mô tả các giá trị ảnh hưởng đến các mong đợi về vai trò
giới và bình đẳng giới (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được các giá trị và thái độ của gia đình và
cộng đồng ảnh hưởng tới hành vi và quyết định của cá
nhân (thái độ);
▶▶ Suy ngẫm về một giá trị mà các em đã học được từ gia
đình (kỹ năng).

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Cần nhận thức về giá trị, quan Ý tưởng chủ đạo: Cần nhận thức về giá trị, quan
niệm và thái độ của bản thân mình, cách chúng ảnh niệm và thái độ của bản thân mình để có những
hưởng tới quyền của người khác và làm thế nào để hành vi tình dục phù hợp
bảo vệ những giá trị, quan niệm và thái độ này
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ So sánh và đối chiếu các hành vi có thể phù hợp hoặc
▶▶ Mô tả các giá trị cá nhân liên quan đến các vấn đề không phù hợp với các giá trị của bản thân liên quan tới
SKTD-SKSS (kiến thức); SKTD-SKSS (kiến thức);
▶▶ Mô tả ảnh hưởng của các giá trị cá nhân đối với các ▶▶ Nhận thức được giá trị định hình các hành vi tình dục
quyết định và hành vi của bản thân mình (kiến thức); như thế nào (thái độ);
▶▶ Xác định các hành vi tình dục được định hình bởi chính
▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của sự bao dung và các giá trị của bản thân (kỹ năng).
tôn trọng các giá trị, quan niệm và thái độ khác nhau
(thái độ); Ý tưởng chủ đạo: Khi trẻ lớn lên, các em sẽ phát
▶▶ Biết cách bảo vệ các giá trị cá nhân (kỹ năng). triển các giá trị riêng mà có thể khác với của cha
mẹ/người giám hộ
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Phân biệt các giá trị của cá nhân và các giá trị của cha
mẹ/người giám hộ về giới tính, tình dục (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được một số giá trị của các em có thể khác
biệt với của cha mẹ/người giám hộ (thái độ);
▶▶ Biết cách giải quyết xung đột với các thành viên khác
trong gia đình do sự khác biệt về giá trị (kỹ năng).

46
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 2: Giá trị, quyền, văn hóa và tính dục

2.2 Quyền con người và tính dục

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Mỗi người đều có quyền con Ý tưởng chủ đạo: Cần nắm được mình có những
người quyền gì và hiểu rằng quyền con người được pháp
luật trong nước và các hiệp ước quốc tế bảo vệ
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Định nghĩa thế nào là quyền con người (kiến thức);
▶▶ Nêu định nghĩa về quyền con người và tất cả mọi người
▶▶ Nhận thức được mỗi người đều có quyền con người và
đều có quyền con người (kiến thức);
những quyền này cần được tôn trọng (thái độ);
▶▶ Nêu tên các văn bản pháp luật trong nước và hiệp ước
▶▶ Biết cách tôn trọng quyền con người của người khác (kỹ quốc tế về quyền con người nói chung và quyền trẻ em
năng). (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được các quyền của trẻ em được pháp luật
trong nước và hiệp ước quốc tế bảo vệ (ví dụ như Tuyên
bố toàn cầu về quyền con người và Công ước về quyền
trẻ em) (kiến thức);
▶▶ Trân trọng quyền con người và hiểu rằng bất kì ai cũng
đều có quyền con người (thái độ); 2
▶▶ Suy ngẫm về những quyền các em thụ hưởng (kỹ năng).

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Quyền con người bao gồm Ý tưởng chủ đạo: Có các luật địa phương hoặc/và
những quyền liên quan tới SKTD-SKSS luật quốc gia và hiệp ước quốc tế đề cập đến các
quyền con người liên quan tới SKTD-SKSS
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả những quyền liên quan tới SKTD-SKSS (kiến thức);
▶▶ Phân tích các luật và chính sách địa phương hoặc/và
▶▶ Thảo luận về các luật địa phương hoặc/và luật quốc gia
quốc gia liên quan đến CEFM, FGM/C, các biện pháp
ảnh hưởng tới các quyền này (kiến thức);
phẫu thuật mang tính cưỡng ép đối với trẻ lưỡng tính,
▶▶ Nhận diện được những hành vi vi phạm các quyền này cưỡng ép triệt sản, tuổi đồng thuận, bình đẳng giới, xu
(kiến thức); hướng tình dục, bản dạng giới, phá thai, hiếp dâm, lạm
dụng tình dục, mua bán nô lệ tình dục; khả năng tiếp
▶▶ Nhận thức được trong xã hội có những người đặc biệt
cận các dịch vụ SKTD-SKSS và các quyền sinh sản (kiến
dễ bị tổn thương do các vi phạm về quyền con người
thức);
(thái độ);
▶▶ Mô tả các hành vi vi phạm quyền con người ảnh hưởng
▶▶ Tôn trọng quyền con người của tất cả mọi người, bao tới SKTD-SKSS (kiến thức);
gồm những quyền liên quan đến SKTD-SKSS (kỹ năng). ▶▶ Tôn trọng những quyền con người liên quan tới SKTD-
SKSS (thái độ);
▶▶ Vận động các luật địa phương hoặc/và quốc gia thúc
đẩy những quyền liên quan tới SKTD-SKSS (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Nắm vững và thúc đẩy các quyền


con người liên quan tới SKTD-SKSS
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nắm vững những cách thúc đẩy quyền con người trong
số bạn bè, gia đình, trong trường học và cộng đồng
(kiến thức);
▶▶ Nhận thức được tại sao cần thúc đẩy các quyền con
người liên quan tới SKTD-SKSS và quyền quyết định về
vấn đề sinh sản mà không bị phân biệt đối xử, cưỡng ép
và bạo lực (thái độ);
▶▶ Có những hành động thúc đẩy những quyền liên quan
tới SKTD-SKSS (kỹ năng).

47
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 2: Giá trị, quyền, văn hóa và tính dục

2.3 Văn hoá, xã hội và tính dục

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Có nhiều nguồn thông tin giúp Ý tưởng chủ đạo: Văn hoá, tôn giáo và xã hội chi
chúng ta tìm hiểu về bản thân, cảm xúc và cơ thể phối nhận thức của chúng ta về giới tính và tình dục
mình
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nêu các ví dụ về ảnh hưởng của văn hoá, tôn giáo và
▶▶ Liệt kê các nguồn thông tin giúp các em tìm hiểu về bản xã hội đối với nhận thức về giới tính và tình dục (kiến
thân, cảm xúc và cơ thể mình (ví dụ như gia đình, các thức);
cá nhân, bạn đồng lứa, cộng đồng, phương tiện truyền
▶▶ Mô tả các nghi lễ trưởng thành ở địa phương và ở các
thông - trong đó có mạng xã hội) (kiến thức);
nền văn hoá khác (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được các giá trị và quan niệm chúng ta tiếp
▶▶ Liệt kê các quan niệm và tập tục văn hoá, tôn giáo hoặc
thu từ gia đình và cộng đồng giúp định hình nhận thức
xã hội liên quan đến giới tính và tình dục mà đã có sự
về bản thân, cảm xúc và cơ thể mình (thái độ);
thay đổi theo thời gian (kiến thức);
▶▶ Nhận diện được một người lớn đáng tin cậy và biết cách
▶▶ Hiểu rằng có các quan niệm khác nhau về giới tính và

2
đặt câu hỏi nếu có thắc mắc về cảm xúc và cơ thể mình
tình dục (thái độ);
(kỹ năng).
▶▶ Tôn trọng các thông lệ khác nhau liên quan đến giới
tính và tình dục và quyền con người của tất cả mọi
người (kỹ năng).

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Các yếu tố xã hội, văn hoá và tôn Ý tưởng chủ đạo: Cần nhận thức được ảnh hưởng
giáo chi phối quan niệm về những hành vi tình dục của các chuẩn mực xã hội và văn hoá đối với hành
nào là có thể chấp nhận được và không được chấp vi tình dục trong khi đang hình thành các quan
nhận trong xã hội, và các yếu tố này thay đổi theo điểm cá nhân
thời gian
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ So sánh những chuẩn mực xã hội và văn hoá có ảnh
▶▶ Nêu định nghĩa về chuẩn mực xã hội và văn hoá (kiến hưởng tích cực và tiêu cực đến hành vi tình dục và sức
thức); khoẻ tình dục (kiến thức);
▶▶ Nghiên cứu ảnh hưởng của các chuẩn mực xã hội và ▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc tự hình thành
văn hoá đối với hành vi tình dục trong xã hội và sự thay quan điểm cá nhân về hành vi tình dục (thái độ);
đổi của các chuẩn mực này theo thời gian (kiến thức);
▶▶ Suy ngẫm về các chuẩn mực xã hội và văn hoá mà các
▶▶ Hiểu rằng các chuẩn mực xã hội và văn hoá có thể thay em coi là quan trọng và ảnh hưởng của các chuẩn mực
đổi theo thời gian (thái độ); này đối với quan điểm và cảm xúc cá nhân về giới tính
và hành vi tình dục (kỹ năng).
▶▶ Thách thức các chuẩn mực xã hội và văn hoá ảnh hưởng
tới hành vi tình dục trong xã hội (kỹ năng).

48
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 3:
Hiểu về giới
Chủ đề:
3.1 Nguồn gốc xã hội của giới và các chuẩn mực giới
3.2 Bình đẳng giới, khuôn mẫu giới và định kiến giới
3.3 Bạo lực trên cơ sở giới

49
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 3: Hiểu về giới

3.1 Nguồn gốc xã hội của giới và chuẩn mực giới

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Nắm được sự khác nhau giữa giới Ý tưởng chủ đạo: Các chuẩn mực xã hội, văn hóa
tính sinh học và giới và quan niệm tôn giáo là một trong các yếu tố chi
phối vai trò giới
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Định nghĩa giới và giới tính sinh học là gì và chúng khác
nhau như thế nào (kiến thức); ▶▶ Định nghĩa vai trò giới là gì (kiến thức);
▶▶ Thể hiện suy nghĩ của các em về giới tính sinh học và ▶▶ Nêu các ví dụ về ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội, chuẩn mực
giới của bản thân (kỹ năng). văn hóa, và quan niệm tôn giáo đối với vai trò giới (kiến thức);
▶▶ Hiểu rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới (thái độ);
Ý tưởng chủ đạo: Gia đình, cá nhân, bạn đồng lứa ▶▶ Suy ngẫm về cách các quan niệm xã hội, văn hóa và tôn giáo
và cộng đồng là những nguồn thông tin về giới ảnh hưởng tới quan điểm của các em về vai trò giới (kỹ năng).
tính và giới
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Ý tưởng chủ đạo: Mỗi người đều có cách nhìn nhận
riêng về giới của bản thân hoặc có cách thể hiện
▶▶ Nhận diện những nguồn thông tin về giới tính và giới giới riêng và điều này cần được tôn trọng
(kiến thức);
▶▶ Hiểu rằng các cách nhìn nhận về giới tính và giới bị ảnh Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
hưởng bởi nhiều nguồn khác nhau (thái độ). ▶▶ Định nghĩa bản dạng giới là gì (kiến thức);
3 ▶▶ Giải thích tại sao bản dạng giới lại có thể không tương ứng với
giới tính sinh học khi sinh (kiến thức);
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) ▶▶ Nhận thức được mỗi người đều có một bản dạng giới (thái độ);
▶▶ Trân trọng bản dạng giới của chính mình và tôn trọng bản
dạng giới của người khác (kỹ năng).
Ý tưởng chủ đạo: Vai trò giới và chuẩn mực giới chi
phối cuộc sống của con người
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)
▶▶ Nhận diện cách thức chuẩn mực giới định hình bản
dạng, mong muốn, hoạt động và hành vi của con người
Ý tưởng chủ đạo: Cần thách thức các định kiến giới
(kiến thức);
của bản thân và của người khác
▶▶ Lý giải tại sao chuẩn mực giới lại có thể gây tổn thương
và ảnh hưởng tiêu cực đến lựa chọn và hành vi của con Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
người (kiến thức); ▶▶ Nêu các ví dụ về định kiến giới đối với nam giới, phụ nữ và
▶▶ Nhận thức được các quan niệm về chuẩn mực giới là do những người có xu hướng tình dục và bản dạng giới khác
xã hội tạo ra (thái độ); (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được vai trò giới và các mong đợi về giới có ▶▶ Nhận thức được định kiến giới của bản thân và của người
thể thay đổi (thái độ); khác có thể gây tổn thương tới người khác (thái độ);
▶▶ Có các hành động thường ngày để giúp hình thành các ▶▶ Đánh giá về mức độ định kiến giới của bản thân và phân tích các
vai trò giới tích cực hơn trong gia đình, trường học và định kiến giới tồn tại trong cộng đồng mình sinh sống (kỹ năng);
cộng đồng (kỹ năng). ▶▶ Thực hành các chiến lược để đấu tranh chống lại các định kiến
của bản thân và của người khác (kỹ năng).
Ý tưởng chủ đạo: Các mối quan hệ tình cảm có thể
bị ảnh hưởng tiêu cực bởi vai trò giới và khuôn Ý tưởng chủ đạo: Sự kỳ thị đối với người đồng tính và
mẫu giới người chuyển giới gây tổn thương tới những người
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: có xu hướng tình dục và bản dạng giới đa dạng
▶▶ Phân tích tác động của chuẩn mực giới và khuôn mẫu Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
giới đối với các mối quan hệ tình cảm (bao gồm các ▶▶ Định nghĩa thế nào là kỳ thị người đồng tính và người
chuẩn mực liên quan đến thế nào là nam tính và nữ chuyển giới (kiến thức);
tính) (kiến thức);
▶▶ Phân tích các chuẩn mực xã hội góp phần tạo ra sự kỳ
▶▶ Mô tả mối liên hệ chặt chẽ giữa lạm dụng và bạo lực thị người đồng tính hoặc người chuyển giới và hậu quả
trong quan hệ với vai trò và khuôn mẫu giới (kiến thức); các chuẩn mực này gây ra (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được tác động của các vai trò và khuôn mẫu ▶▶ Nhận thức được tất cả mọi người đều có thể yêu người
giới tiêu cực trong các mối quan hệ (thái độ); họ muốn mà không bị bạo lực, cưỡng ép hoặc phân
▶▶ Thách thức vai trò giới và khuôn mẫu giới trong các mối biệt đối xử (thái độ);
quan hệ (kỹ năng). ▶▶ Biết cách hỗ trợ người bị kỳ thị đồng tính hoặc chuyển
giới (kỹ năng).

50
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 3: Hiểu về giới

3.2 Bình đẳng giới, khuôn mẫu giới và định kiến giới

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Tất cả mọi người đều đáng quý Ý tưởng chủ đạo: Bất bình đẳng giới và sự mất cân
như nhau bất kể giới của họ là gì bằng quyền lực tồn tại trong gia đình, bạn bè, các
mối quan hệ, cộng đồng và xã hội
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận diện hành vi đối xử không công bằng và bất bình đẳng
đối với người khác trên cơ sở giới (kiến thức); ▶▶ Định nghĩa bất bình đẳng giới là gì (kiến thức);
▶▶ Mô tả cách thức làm cho mối quan hệ giữa các giới trong gia ▶▶ Mô tả mối liên hệ giữa bất bình đẳng giới với sự mất cân
đình, trường học và cộng đồng trở nên công bằng và bình bằng quyền lực trong gia đình, bạn bè, cộng đồng và xã
đẳng hơn (kiến thức); hội (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được sự đối xử không công bằng và bất bình đẳng ▶▶ Liệt kê những hệ quả tiêu cực của bất bình đẳng giới và
đối với người khác trên cơ sở giới là sai trái và vi phạm quyền sự mất cân bằng quyền lực trong các mối quan hệ (ví dụ
con người (thái độ); như bạo lực trên cơ sở giới) (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được cần phải tôn trọng quyền con người của ▶▶ Nhận thức rằng mỗi người đều có trách nhiệm khắc
người khác bất kể sự khác biệt về giới (thái độ). phục bất bình đẳng giới (thái độ);
▶▶ Biết cách thúc đẩy bình đẳng giới trong các mối quan
hệ trong gia đình, trường học và cộng đồng (kỹ năng).
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Khuôn mẫu giới và định kiến giới


Ý tưởng chủ đạo: Các khuôn mẫu giới có thể dẫn
tới định kiến và bất bình đẳng 3
ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn và cách đối xử Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
đối với nam giới, phụ nữ và những người thuộc xu ▶▶ Định nghĩa khuôn mẫu và định kiến giới là gì (kiến
hướng tình dục và bản dạng giới khác nhau thức);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: ▶▶ Nhận thức được khuôn mẫu giới và kỳ vọng về giới có
tác động lớn tới cuộc đời con người theo cả hai hướng
▶▶ Nêu những chuẩn mực xã hội định hình quan niệm của xã hội
tích cực và tiêu cực (kiến thức);
về nam giới, phụ nữ và những người thuộc xu hướng tình dục
và bản dạng giới khác (kiến thức); ▶▶ Nhận thức được những khác biệt trên cơ sở giới có thể
dẫn tới sự bóc lột hoặc đối xử không bình đẳng, đặc
▶▶ Nêu các ví dụ về định kiến giới ở tất cả các hình thức (kiến
biệt nếu con người cư xử khác với những chuẩn mực
thức);
được mong đợi (thái độ);
▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc đối xử bình đẳng đối
▶▶ Tìm hiểu về tính công bằng của vai trò giới và biết cách
với tất cả mọi người (thái độ);
thách thức những thông lệ không công bằng và tiêu
▶▶ Nhận thức được định kiến đối với người không tuân theo
cực (kỹ năng).
chuẩn mực giới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lựa
chọn của họ, trong đó có vấn đề về sức sức khoẻ (kiến thức);
▶▶ Mô tả cách đối xử đối với người khác mà không bị ảnh hưởng Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)
bởi định kiến giới (kỹ năng);
▶▶ Phân tích các giá trị cá nhân ảnh hưởng thế nào đến quan Ý tưởng chủ đạo: Bất bình đẳng giới, chuẩn mực xã
niệm và định kiến giới của các em (kỹ năng). hội và sự mất cân bằng quyền lực chi phối hành vi
tình dục và có thể làm tăng nguy cơ cưỡng ép, lạm
Ý tưởng chủ đạo: Bình đẳng giới có thể thúc đẩy dụng tình dục và bạo lực trên cơ sở giới
việc ra quyết định bình đẳng về hành vi tình dục
và kế hoạch cuộc đời Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:

Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: ▶▶ Nhận diện ảnh hưởng của bất bình đẳng giới và mất
cân bằng quyền lực đối với hành vi tình dục và nguy cơ
▶▶ Mô tả các đặc điểm của bình đẳng giới trong một mối quan cưỡng ép, lạm dụng tình dục và bạo lực trên cơ sở giới
hệ tình dục (kiến thức); (kiến thức);
▶▶ Liệt kê ảnh hưởng của vai trò giới đối với quyết định về hành ▶▶ Nhận thức được bất bình đẳng giới và sự mất cân bằng
vi tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và lên kế hoạch cuộc quyền lực có thể tác động tới hành vi tình dục và khả
đời (kiến thức); năng đưa ra lựa chọn an toàn và thực hiện theo lựa
▶▶ Phân tích sự bình đẳng giới về vai trò có thể góp phần hình chọn đó, ví dụ như sử dụng BCS, tiếp cận các dịch vụ
thành một mối quan hệ tình dục lành mạnh hơn như thế nào SKTD-SKSS (thái độ);
(kiến thức); ▶▶ Biết tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc hỗ trợ người khác nếu bị
▶▶ Lập luận tại sao bình đẳng giới lại là một đặc trưng của mối cưỡng ép, lạm dụng tình dục hoặc bạo lực trên cơ sở
quan hệ tình dục lành mạnh (thái độ); giới (kỹ năng).
▶▶ Hình thành các mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự bình
đẳng giới (kỹ năng).

51
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 3: Hiểu về giới

3.3 Bạo lực trên cơ sở giới

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Cần nắm vững về bạo lực trên cơ Ý tưởng chủ đạo: Tất cả các hình thức bạo lực trên
sở giới và cách tìm kiếm sự giúp đỡ cơ sở giới là sai trái và vi phạm quyền con người
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Định nghĩa bạo lực trên cơ sở giới là gì và nhận thức ▶▶ Liệt kê các ví dụ về bạo lực trên cơ sở giới (bắt nạt, quấy rối
được rằng bạo lực có thể diễn ra ở nhiều nơi (trường tình dục, bạo lực tâm lý, bạo lực gia đình, cưỡng hiếp, FGM/C,
học, gia đình hoặc nơi công cộng) (kiến thức); CEFM, bạo lực do kỳ thị đồng tính) và nhận diện những nơi có
▶▶ Hiểu rằng quan niệm của chúng ta về giới và khuôn thể xảy ra bạo lực, bao gồm tại trường học, gia đình, nơi công
mẫu giới ảnh hưởng tới cách chúng ta đối xử với người cộng hoặc trên mạng (kiến thức);
khác, bao gồm phân biệt đối xử và bạo lực (kiến thức); ▶▶ Nhận thức được tất cả các hình thức bạo lực trên cơ sở giới
đều là hành vi vi phạm quyền con người (thái độ);
▶▶ Nhận thức được rằng tất cả các hình thức bạo lực trên
cơ sở giới là sai trái (thái độ); ▶▶ Nhận diện và biết cách nói chuyện với một người lớn đáng tin
cậy nếu các em hoặc một người các em biết đang bị bạo lực
▶▶ Nhận diện và mô tả cách tiếp cận người lớn đáng tin
trên cơ sở giới hoặc nếu các em lo ngại rằng có thể đang gây
cậy nếu các em hoặc một người các em biết đang phải
bạo lực trên cơ sở giới (kỹ năng).
chịu bạo lực trên cơ sở giới, bao gồm bạo lực trong hoặc
xung quanh trường học (kỹ năng).
Ý tưởng chủ đạo: Các khuôn mẫu giới có thể là
nguyên nhân của bạo lực và phân biệt đối xử

3 Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:


▶▶ Giải thích tại sao các khuôn mẫu giới có thể góp phần dẫn tới bắt
nạt, phân biệt đối xử, lạm dụng và bạo lực tình dục (kiến thức);
▶▶ Giải thích tại sao xâm hại tình dục và bạo lực trên cơ sở giới là
những tội ác về quyền lực và sự thống trị, chứ không phải vì mất
khả năng kiểm soát ham muốn tình dục (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được bất bình đẳng giới và khuôn mẫu về vai trò giới
góp phần tạo ra bạo lực trên cơ sở giới (thái độ);
▶▶ Biết cách đấu tranh cho bình đẳng giới và chống lại phân biệt đối
xử giới hoặc bạo lực trên cơ sở giới (kỹ năng).

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Tất cả các hình thức bạo lực trên Ý tưởng chủ đạo: Bạo lực do bạn tình gây ra là điều
cơ sở giới do người lớn, thanh thiếu niên và người sai trái, và có các biện pháp để giúp đỡ các nạn nhân
ở vị trí quyền lực gây ra đều là hành vi vi phạm
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
quyền con người
▶▶ Nhận thức được bạo lực do bạn tình gây ra có thể diễn ra theo
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
nhiều hình thức khác nhau (bạo lực về tâm lý, thể chất, tình
▶▶ Giải thích xâm hại tình dục và bạo lực trên cơ sở giới, dục) (kiến thức);
bao gồm bạo lực do bạn tình gây ra và cưỡng hiếp, là ▶▶ Nhận thức được bạo lực do bạn tình gây ra là điều sai trái và hoàn
những tội ác về quyền lực và sự thống trị, chứ không toàn có thể rời bỏ một mối quan hệ lạm dụng như vậy (thái độ);
phải do mất khả năng kiểm soát ham muốn tình dục ▶▶ Biết cách tiếp cận một người lớn đáng tin cậy để tìm kiếm sự
(kiến thức); giúp đỡ nếu gặp phải tình trạng bạo lực này (kỹ năng).
▶▶ Xây dựng các chiến lược cụ thể để nhận diện và giảm
thiểu bạo lực trên cơ sở giới (kiến thức); Ý tưởng chủ đạo: Mỗi người có trách nhiệm thúc đẩy
▶▶ Nhận thức được những người đứng ngoài và nhân bình đẳng giới và chống lại những vi phạm về quyền
chứng chứng kiến cảnh bạo lực có thể can thiệp an toàn, con người như lạm dụng tình dục, các thực hành có
và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bạo lực (kiến thức); hại và các hình thức bạo lực trên cơ sở giới khác
▶▶ Nhận thức được bạo lực trên cơ sở giới có thể do người Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
lớn, người ở vị trí quyền lực và thanh thiếu niên gây ra,
và đây luôn là hành vi sai trái (thái độ); ▶▶ Phân tích các ví dụ về những nỗ lực vận động thành công để thúc
đẩy bình đẳng giới và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới (kiến thức);
▶▶ Biết cách tìm đến người lớn đáng tin cậy và dịch vụ hỗ
trợ để ngăn chặn bạo lực trên cơ sở giới và giúp đỡ nạn ▶▶ Trân trọng việc lên tiếng chống lại những vi phạm quyền con
người và bất bình đẳng giới tại nơi công cộng và riêng tư, bao
nhân (kỹ năng).
gồm không gian trên mạng (thái độ);
▶▶ Thúc đẩy bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới (kỹ năng).

52
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 4:
Bạo lực
và cách giữ an toàn
Chủ đề:
4.1 Bạo lực
4.2 Đồng thuận, riêng tư và toàn vẹn cơ thể
4.3 Sử dụng an toàn công nghệ thông tin truyền thông

53
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 4: Bạo lực và cách giữ an toàn

4.1 Bạo lực (tiếp)

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Nhận diện được bắt nạt và bạo Ý tưởng chủ đạo: Lạm dụng tình dục, quấy rối tình
lực và hiểu rằng hành vi này là sai trái là rất quan dục và bắt nạt (bao gồm bắt nạt trên mạng) là có hại
trọng và cần tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị những vấn đề này
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả ví dụ về lạm dụng tình dục (bao gồm cưỡng hiếp,
▶▶ Định nghĩa được trêu chọc, bắt nạt và bạo lực (kiến
loạn luân và bóc lột tình dục trên mạng), quấy rối tình
thức);
dục và bắt nạt (bao gồm bắt nạt trên mạng) (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được bắt nạt và bạo lực là điều sai trái và
▶▶ Nhận thức được lạm dụng tình dục trẻ em là hành vi vi
không bao giờ là lỗi của nạn nhân, bao gồm cả bạo lực
phạm pháp luật và nạn nhân có thể tìm kiếm sự giúp đỡ
do một thành viên gia đình hoặc người lớn khác gây ra
từ các cơ quan chức năng và dịch vụ hỗ trợ (kiến thức);
(thái độ);
▶▶ Nhận thức được cần tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bị lạm
▶▶ Thực hành các hành động an toàn mà các em có thể
dụng tình dục, quấy rối tình dục, loạn luân hoặc bắt nạt
làm để đối phó lại hiện tượng bắt nạt hoặc bạo lực
(thái độ);
trong bạn bè (kỹ năng).
▶▶ Có những cách ứng phó hiệu quả nếu các em biết một
người bị bắt nạt, lạm dụng hoặc quấy rối tình dục (kỹ
Ý tưởng chủ đạo: Nhận diện được các hiện tượng
năng);
lạm dụng trẻ em và hiểu rằng hành vi này là sai
trái ▶▶ Biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ cho bản thân hoặc cho

4
người mà các em biết đang bị lạm dụng tình dục, quấy
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
rối tình dục, loạn luân và bắt nạt (kỹ năng).
▶▶ Định nghĩa lạm dụng trẻ em là gì, trong đó có lạm dụng
tình dục và bóc lột tình dục trẻ em trên mạng (kiến
thức);
Ý tưởng chủ đạo: Bạo lực do bạn tình gây ra là sai
trái và cần biết tìm kiếm sự giúp đỡ nếu chứng
▶▶ Nhận thức được hành vi lạm dụng trẻ em vi phạm kiến hiện tượng này
quyền của các em và không bao giờ là lỗi của nạn nhân,
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
bao gồm lạm dụng tình dục trẻ em do người lớn, người
các em tin cậy, hoặc một thành viên gia đình gây ra (thái ▶▶ Định nghĩa bạo lực do bạn tình gây ra là gì (kiến thức);
độ);
▶▶ Mô tả các ví dụ của bạo lực do bạn tình gây ra (kiến
▶▶ Biết phải có hành động gì nếu một người lớn tìm cách thức);
lạm dụng tình dục các em (ví dụ như nói “không” hoặc
“đi đi”, tìm kiếm sự giúp đỡ của một người lớn đáng tin ▶▶ Nhận thức được bạo lực do bạn tình gây ra là sai trái và
cậy) (kỹ năng); trẻ em chứng kiến hiện tượng này có thể cần sự giúp đỡ
(thái độ);
▶▶ Nhận diện cha mẹ/người giám hộ hoặc người lớn đáng
tin cậy và thực hành cách thông tin để cho người khác ▶▶ Biết cách tiếp cận người lớn đáng tin cậy để tìm kiếm sự
biết các em đang bị đối xử tàn tệ hoặc lạm dụng (kỹ giúp đỡ nếu gặp phải hiện tượng bạo lực trong gia đình
năng). (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Hiểu rằng bạo lực giữa cha mẹ


hoặc do bạn tình gây ra là sai trái
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận diện các hình thức bạo lực có thể xảy ra giữa cha
mẹ hoặc do bạn tình gây ra (ví dụ như gây tổn thương
về thể chất, nói những điều gây tổn thương hoặc ép
buộc bạn tình) (kiến thức);
▶▶ Xác định được bạo lực giữa cha mẹ hoặc do bạn tình
gây ra là điều sai trái (thái độ);
▶▶ Nhận diện và mô tả cách tiếp cận một người lớn đáng
tin cậy để tìm kiếm sự giúp đỡ nếu các em chứng kiến
bạo lực trong gia đình (kỹ năng).

54
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 4: Bạo lực và cách giữ an toàn

4.1 Bạo lực (tiếp)

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Lạm dụng tình dục, tấn công Ý tưởng chủ đạo: Mỗi người đều có trách nhiệm
tình dục, bạo lực do bạn tình gây ra và bắt nạt là vi vận động đảm bảo sức khoẻ và hạnh phúc của mọi
phạm quyền con người người để không phải chịu bạo lực
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Phân tích các ví dụ thành công trong nỗ lực giảm thiểu
▶▶ So sánh sự giống và khác nhau giữa bắt nạt, bạo lực tâm
các hình thức bạo lực khác nhau bao gồm bạo lực về
lý, bạo lực thể chất, lạm dụng tình dục, tấn công tình
thể chất, tâm lý và tình dục (kiến thức);
dục, bạo lực do bạn tình gây ra (kiến thức);
▶▶ Đề cao việc lên tiếng chống lại bạo lực và các vi phạm
▶▶ Nhận thức được lạm dụng tình dục, tấn công tình
quyền con người ở tất cả mọi nơi bao gồm tại trường
dục, bạo lực do bạn tình gây ra và bắt nạt do người
học, trong gia đình, trên mạng và trong cộng đồng (thái
lớn, thanh thiếu niên và người ở vị trí quyền lực gây ra
độ);
không bao giờ là lỗi của nạn nhân và là sự vi phạm của
quyền con người (thái độ); ▶▶ Vận động thúc đẩy môi trường an toàn nhằm khuyến
khích cách đối xử tôn trọng người khác (kỹ năng).
▶▶ Báo cáo các hiện tượng lạm dụng tình dục, tấn công
tình dục, bạo lực do bạn tình gây ra và bắt nạt (kỹ năng);
▶▶ Tiếp cận người lớn đáng tin cậy và các dịch vụ hỗ trợ
nạn nhân và ngăn chặn hiện tượng lạm dụng tình dục,
tấn công tình dục, bạo lực do bạn tình gây ra và bắt nạt

4
(kỹ năng).

55
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 4: Bạo lực và cách giữ an toàn

4.2 Đồng thuận, riêng tư và toàn vẹn cơ thể

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Mỗi người đều có quyền quyết Ý tưởng chủ đạo: Hiểu được thế nào là hành vi tình
định ai có thể chạm vào cơ thể họ, chạm chỗ nào dục không mong muốn và nhu cầu riêng tư khi các
và như thế nào em lớn lên
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả ý nghĩa của “quyền cơ thể” (kiến thức); ▶▶ Giải thích được trong giai đoạn dậy thì, quyền riêng tư
▶▶ Nhận diện những bộ phận riêng tư trên cơ thể (kiến thức); về cơ thể và không gian riêng tư trở nên quan trọng đối
▶▶ Nhận thức được mỗi người đều có “quyền bất khả xâm với trẻ em trai và trẻ em gái, đặc biệt là khả năng tiếp
phạm cơ thể” (thái độ); cận nhà vệ sinh và nước sạch cho trẻ em gái (kiến thức);
▶▶ Biết cách ứng phó nếu có người chạm vào các em ▶▶ Định nghĩa thế nào là hành vi tình dục không mong
khiến các em cảm thấy không thoải mái (ví dụ như nói muốn (kiến thức);
“không”, “đi đi” và nói chuyện với người lớn đáng tin cậy) ▶▶ Nhận thức được hành vi tình dục không mong muốn đối
(kỹ năng); với trẻ em trai và trẻ em gái là vi phạm quyền riêng tư cá
▶▶ Nhận diện và biết cách nói chuyện với cha mẹ/người nhân và quyền bất khả xâm phạm về cơ thể (thái độ);
giám hộ hoặc người lớn đáng tin cậy nếu cảm thấy ▶▶ Có hành vi quyết đoán nhằm đảm bảo quyền riêng tư
không thoải mái khi bị chạm vào cơ thể (kỹ năng). và chống lại những hành vi tình dục không mong muốn
(kỹ năng).

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

4 Ý tưởng chủ đạo: Mỗi người đều có quyền riêng tư


và quyền bất khả xâm phạm cơ thể
Ý tưởng chủ đạo: Sự đồng thuận là thiết yếu để
có mối quan hệ tình dục lành mạnh, thoả mãn và
đồng thuận với bạn tình
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả thế nào là quyền riêng tư và bất khả xâm phạm
về cơ thể (kiến thức); ▶▶ Phân tích các lợi ích của việc đưa ra và từ chối đồng
▶▶ Nhận thức được mỗi người đều có quyền riêng tư và bất thuận về tình dục và nhận thức được sự đồng thuận
khả xâm phạm về cơ thể (thái độ); hoặc từ chối của người khác (kiến thức);
▶▶ Thể hiện suy nghĩ của các em về quyền riêng tư và bất ▶▶ So sánh sự giống và khác nhau trong cách đối xử đối với
khả xâm phạm về cơ thể (kỹ năng). cơ thể nam giới và phụ nữ và tiêu chuẩn kép của hành vi
tình dục có thể ảnh hưởng tới sự đồng thuận (kiến thức);
Ý tưởng chủ đạo: Mỗi người đều có quyền kiểm ▶▶ Nhận thức được tình dục đồng thuận là một đặc trưng
soát hành vi tình dục, và nên giao tiếp chủ động và quan trọng của mối quan hệ tình dục lành mạnh (thái độ);
nhận được sự đồng thuận của bạn tình ▶▶ Biết cách đưa ra sự đồng thuận hoặc từ chối và nhận
thức được sự đồng thuận hoặc từ chối của người khác
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
(kỹ năng).
▶▶ Định nghĩa thế nào là đồng thuận và giải thích ý nghĩa
của sự đồng thuận trong hành vi tình dục (kiến thức); Ý tưởng chủ đạo: Có nhiều yếu tố có thể ảnh
▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa ra và hưởng tới khả năng nhận thức hoặc đưa ra đồng
nhận được sự đồng thuận về tình dục (thái độ); thuận
▶▶ Thể hiện sự đồng thuận và không đồng thuận liên quan Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
đến hành vi tình dục (kỹ năng).
▶▶ Thảo luận thế nào là lắng nghe, nhận diện sự đồng
thuận và có hành động tương ứng (kiến thức);
▶▶ So sánh các ví dụ về tình huống có và không có sự đồng
thuận (kiến thức);
▶▶ Phân tích các yếu tố (ví dụ như đồ uống có cồn và các
chất kích thích, bạo lực trên cơ sở giới, nghèo đói, cán
cân quyền lực) ảnh hưởng tới khả năng nhận thức hoặc
đưa ra sự đồng thuận (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được cần phải tránh những yếu tố có thể làm
cản trở khả năng đồng thuận về tình dục (thái độ);
▶▶ Biết cách thể hiện sự đồng thuận hoặc từ chối (kỹ năng);
▶▶ Nhận thức được sự đồng thuận hoặc từ chối của người
khác (kỹ năng).

56
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 4: Bạo lực và cách giữ an toàn

4.3 Sử dụng an toàn công nghệ thông tin truyền thông

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Mạng Internet và các mạng xã Ý tưởng chủ đạo: Việc sử dụng mạng Internet và
hội là những cách tìm kiếm thông tin và kết nối với mạng xã hội yêu cầu sự chú ý và cân nhắc đặc biệt
người khác, có thể được sử dụng một cách an toàn
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
nhưng cũng có thể khiến mọi người, trong đó có
trẻ em, gặp nguy hiểm ▶▶ Mô tả các ví dụ của những lợi ích và nguy hiểm có thể có của
mạng Internet và mạng xã hội (kiến thức);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng mạng
▶▶ Mô tả mạng Internet và mạng xã hội là gì (kiến thức); Internet và mạng xã hội một cách cẩn trọng (thái độ);
▶▶ Liệt kê các lợi ích và nguy hại tiềm tàng của mạng ▶▶ Quyết định thông tin nào có thể chia sẻ với ai trên mạng xã
Internet và mạng xã hội (kiến thức); hội (kỹ năng).
▶▶ Coi trọng lợi ích của mạng Internet và mạng xã hội
đồng thời nhận thức được là chúng có thể không an Ý tưởng chủ đạo: Hình ảnh và âm thanh khiêu dâm
toàn (thái độ); có thể dễ dàng được tiếp cận qua mạng xã hội và
▶▶ Nhận diện và biết cách nói chuyện với người lớn đáng thúc đẩy các khuôn mẫu giới tiêu cực
tin cậy nếu có điều gì các em làm hoặc nhìn thấy trên
mạng Internet và mạng xã hội khiến các em cảm thấy Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
không thoải mái hoặc lo sợ (kỹ năng). ▶▶ Mô tả hình ảnh khiêu dâm (phim ảnh khiêu dâm) và nhắn tin
khiêu dâm là gì (kiến thức);
▶▶ Giải thích tại sao các hình ảnh khiêu dâm lại mô tả nam giới, phụ
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) nữ và các mối quan hệ tình dục không đúng thực tế (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được hình ảnh khiêu dâm có thể gây hiểu nhầm

4
khi mô tả không chính xác nam giới, phụ nữ và các mối quan
Ý tưởng chủ đạo: Có thể có các hành vi quấy rối hệ tình dục (thái độ);
trên mạng Internet, điện thoại di động và mạng xã ▶▶ Nhận diện và biết cách nói chuyện với người lớn đáng tin cậy
hội về hình ảnh khiêu dâm hoặc nhắn tin khiêu dâm (kỹ năng).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Liệt kê những hành vi quấy rối có thể có qua mạng
Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)
Internet, điện thoại di động và mạng xã hội (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được có cách đối phó với những hành vi
quấy rối đến từ mạng Internet, điện thoại di động và Ý tưởng chủ đạo: Việc sử dụng mạng xã hội có thể có
mạng xã hội (thái độ); nhiều lợi ích, nhưng cũng dẫn tới những tình huống
▶▶ Xây dựng và thực hiện kế hoạch đảm bảo an toàn cho vi phạm đạo đức và pháp lý đòi hỏi các em phải cẩn
bản thân khi sử dụng mạng Internet, điện thoại di động trọng khi sử dụng
và mạng xã hội (kỹ năng).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:

Ý tưởng chủ đạo: Hình ảnh khiêu dâm có thể mang ▶▶ Phân tích các chiến lược sử dụng mạng xã hội một cách an
tính kích dục và có khả năng gây tổn thương toàn, hợp pháp (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được việc sử dụng mạng xã hội có nhiều lợi ích,
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
nhưng cũng có thể dẫn đến những tình huống gây nguy hiểm
▶▶ Phân tích tại sao hình ảnh khiêu dâm (phim ảnh khiêu hoặc vi phạm pháp luật (thái độ);
dâm) lại phổ biến đến như vậy (kiến thức); ▶▶ Xây dựng và thực hiện kế hoạch sử dụng mạng xã hội một
▶▶ Nêu những cách hình ảnh khiêu dâm có thể gây tổn cách có trách nhiệm (kỹ năng).
thương, làm sao để báo cáo những tác hại đó và tìm
kiếm sự giúp đỡ (kiến thức); Ý tưởng chủ đạo: Hình ảnh khiêu dâm có thể dẫn
▶▶ Chỉ ra trong trường hợp nào thì việc trẻ em gửi, nhận, đến những kỳ vọng không thực tế về hành vi tình
mua hoặc sở hữu hình ảnh khiêu dâm là bất hợp pháp dục, phản ứng tình dục và vẻ ngoài cơ thể
(kiến thức);
▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu biết pháp Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
luật liên quan đến chia sẻ hoặc sở hữu hình ảnh khiêu ▶▶ Đánh giá ảnh hưởng của hình ảnh khiêu dâm dẫn tới những
dâm (thái độ); kỳ vọng không thực tế về nam giới, phụ nữ, hành vi tình dục,
▶▶ Thể hiện suy nghĩ của mình về hình ảnh khiêu dâm trên phản ứng tình dục và vẻ ngoài cơ thể (kiến thức);
mạng xã hội (kỹ năng). ▶▶ Nhận thức được hình ảnh khiêu dâm có thể củng cố những khuôn
mẫu giới tiêu cực và có thể làm con người coi các hành vi bạo lực
hoặc không có sự đồng thuận là điều bình thường (thái độ);
▶▶ Suy ngẫm về tác động của hình ảnh khiêu dâm đối với suy
nghĩ của bản thân, sự tự tin, tự trọng và nhận thức của người
khác do sự mô tả không thực tế về nam giới, phụ nữ và hành
vi tình dục (kỹ năng).

57
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 5:
Kỹ năng đảm bảo
sức khỏe và hạnh phúc

Chủ đề:
5.1 Quan niệm xã hội và ảnh hưởng của bạn đồng lứa
đối với hành vi tình dục
5.2 Kỹ năng ra quyết định
5.3 Kỹ năng giao tiếp, từ chối và thương thuyết
5.4 Hiểu biết về truyền thông và tình dục
5.5 Tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ

58
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 5: Kỹ năng đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc

5.1 Quan điểm xã hội và ảnh hưởng của bạn đồng lứa đối với hành
vi tình dục

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Ảnh hưởng của bạn đồng lứa có Ý tưởng chủ đạo: Bạn đồng lứa có thể ảnh hưởng
nhiều hình thức khác nhau và có thể là tích cực tới quyết định và hành vi liên quan đến dậy thì,
hoặc tiêu cực giới tính và tình dục
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Định nghĩa áp lực từ bạn đồng lứa là gì (kiến thức); ▶▶ Mô tả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ bạn
▶▶ Mô tả những ví dụ về ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ đồng lứa đối với quyết định và hành vi liên quan đến
bạn đồng lứa (kiến thức); dậy thì, giới tính và tình dục (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được ảnh hưởng từ bạn đồng lứa có thể là ▶▶ Nhận thức được bạn đồng lứa có thể ảnh hưởng tới
tích cực hoặc tiêu cực (thái độ); quyết định và hành vi liên quan đến dậy thì, giới tính và
▶▶ Biết cách đối phó với áp lực từ bạn bè (kỹ năng); tình dục (thái độ);
▶▶ Thực hiện một hành vi có thể ảnh hưởng tích cực tới ▶▶ Thách thức ảnh hưởng của bạn đồng lứa (kỹ năng).
bạn đồng lứa (kỹ năng).
Ý tưởng chủ đạo: Có những cách chống lại áp lực
xấu từ bạn bè và thúc đẩy những ảnh hưởng tích
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) cực liên quan đến dậy thì, giới tính và tình dục
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Ý tưởng chủ đạo: Các quan niệm xã hội, quan niệm ▶▶ Liệt kê những cách chống lại áp lực xấu từ bạn bè và
giới và ảnh hưởng của bạn bè có thể ảnh hưởng thúc đẩy những ảnh hưởng tích cực liên quan đến dậy
đến việc ra quyết định và hành vi tình dục thì, giới tính và tình dục (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc chống lại áp
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Định nghĩa chuẩn mực giới và chuẩn mực xã hội là gì
lực xấu từ bạn bè liên quan đến dậy thì, giới tính và tình
dục (thái độ); 5
(kiến thức); ▶▶ Biết cách từ chối không làm những điều mà bản thân
▶▶ Mô tả tác động của các chuẩn mực giới, chuẩn mực xã em không muốn (kỹ năng);
hội và ảnh hưởng từ bạn bè ảnh hưởng đối với quyết ▶▶ Biết cách chấp nhận và thúc đẩy ảnh hưởng tích cực từ
định và hành vi tình dục (kiến thức); bạn bè (kỹ năng).
▶▶ Nhận thức được các quyết định và hành vi tình dục bị
chi phối bởi các chuẩn mực giới, chuẩn mực xã hội và
bạn bè (thái độ);
▶▶ Biết cách thúc đẩy sự hoà nhập, hỗ trợ và tôn trọng
người khác (kỹ năng). Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Bạn bè có thể ảnh hưởng đến Ý tưởng chủ đạo: Có thể có những quyết định
quyết định và hành vi tình dục đúng đắn về hành vi tình dục
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ So sánh những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ bạn bè ▶▶ So sánh và đối chiếu những tình huống minh hoạ quyết
đối với quyết định và hành vi tình dục (kiến thức). định của thanh thiếu niên về hành vi tình dục khi bị
hoặc không bị tác động bởi các chuẩn mực giới, chuẩn
Ý tưởng chủ đạo: Có các chiến lược để thách thức mực xã hội hoặc áp lực xấu từ bạn bè (kiến thức);
lại các ảnh hưởng tiêu cực từ các bạn đồng lứa về ▶▶ Đánh giá các yếu tố khiến việc ra quyết định đúng đắn
các quyết định và hành vi tình dục về hành vi tình dục trở nên dễ dàng hoặc khó khăn hơn
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: (kiến thức);
▶▶ Hướng tới có những quyết định đúng đắn về hành vi
▶▶ Mô tả cách khẳng định quan điểm của bản thân tình dục (thái độ);
khi gặp áp lực xấu từ bạn bè đối với quyết định và
▶▶ Biết cách đối phó với những chuẩn mực giới, chuẩn
hành vi tình dục (kiến thức);
mực xã hội và ảnh hưởng xấu từ bạn bè khi ra quyết
▶▶ Cố gắng thách thức những ảnh hưởng tiêu cực từ định về vấn đề tình dục (kỹ năng).
bạn bè đối với quyết định và hành vi tình dục (thái
độ);
▶▶ Thể hiện sự quyết đoán bằng cách lên tiếng khi
một người bị bắt nạt hoặc chịu áp lực phải có một
quyết định tình dục mà họ không muốn (kỹ năng).

59
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 5: Kỹ năng đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc

5.2 Kỹ năng ra quyết định

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Mỗi người đều có quyền tự ra Ý tưởng chủ đạo: Ra quyết định là một kỹ năng có
quyết định và mọi quyết định đều có hậu quả thể học và thực hành được
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả một quyết định mà các em đã từng đưa ra và tự ▶▶ Mô tả các bước chính của một quá trình ra quyết định
hào về quyết định đó (kiến thức); (kiến thức);
▶▶ Nêu ví dụ về những quyết định mà các em hoặc người ▶▶ Hiểu rằng ra quyết định là một kỹ năng có thể học được (thái độ);
khác từng đưa ra mà để lại hậu quả tốt hoặc xấu (kiến ▶▶ Áp dụng quá trình ra quyết định để giải quyết các vấn
thức); đề (kỹ năng);
▶▶ Nhận thức được đôi khi trẻ em và thanh thiếu niên ▶▶ Nêu tên cha mẹ/người giám hộ hoặc người lớn đáng tin
có thể cần sự giúp đỡ từ cha mẹ/người giám hộ hoặc cậy có thể là người giúp các em ra quyết định (kỹ năng).
người lớn đáng tin cậy để ra quyết định (thái độ);
▶▶ Thể hiện khả năng nắm vững các yếu tố có thể giúp các Ý tưởng chủ đạo: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
em ra một quyết định tốt (kỹ năng); quá trình ra quyết định, bao gồm bạn bè, văn
▶▶ Nhận diện cha mẹ/người giám hộ hoặc người lớn đáng hoá, khuôn mẫu về vai trò giới, bạn đồng lứa và
tin cậy mà có thể giúp các em ra quyết định tốt (kỹ phương tiện truyền thông
năng).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Liệt kê những yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định mà
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) các em đưa ra (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được quyết định của các em bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố (thái độ);
Ý tưởng chủ đạo: Khi ra quyết định về hành vi tình ▶▶ Thể hiện cảm nghĩ của các em về các yếu tố ảnh hưởng
dục cần cân nhắc đến tất cả các kết quả tích cực và
5
(kỹ năng).
hậu quả tiêu cực có thể có
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)
▶▶ Đánh giá các kết quả tích cực và hậu quả tiêu cực của
những quyết định khác nhau liên quan đến hành vi tình
dục (kiến thức); Ý tưởng chủ đạo: Quyết định về hành vi tình dục sẽ
▶▶ Giải thích tại sao quyết định về hành vi tình dục có thể để lại hậu quả đối với bản thân và người khác, bao
ảnh hưởng đến sức khoẻ, tương lai và kế hoạch cuộc gồm các hệ quả xã hội và sức khoẻ
đời của cá nhân (kiến thức);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Áp dụng quá trình ra quyết định để xử lý các lo ngại về
sức khoẻ sinh sản hoặc/và tình dục (kỹ năng). ▶▶ Phân tích các hệ lụy xã hội và sức khoẻ tiềm tàng của
các quyết định liên quan đến hành vi tình dục đối với cá
Ý tưởng chủ đạo: Có nhiều yếu tố khiến việc có nhân, gia đình và xã hội (kiến thức);
quyết định đúng đắn về hành vi tình dục trở nên ▶▶ Nhận thức được quyết định về hành vi tình dục ảnh
khó khăn hơn hưởng tới bản thân, gia đình và xã hội (thái độ);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: ▶▶ Thể hiện sự cảm thông tới người khác bị ảnh hưởng bởi
quyết định liên quan đến tình dục của họ (kỹ năng);
▶▶ Nhận diện các cảm xúc có thể chi phối quyết định ▶▶ Ra những quyết định có trách nhiệm về hành vi tình
liên quan đến tình dục (kiến thức); dục (kỹ năng).
▶▶ Mô tả tác động của đồ uống có cồn và chất kích
thích đối với việc ra quyết định đúng đắn liên Ý tưởng chủ đạo: Quyết định liên quan đến tình
quan đến tình dục (kiến thức); dục có thể có các hệ quả pháp lý
▶▶ Giải thích tại sao nghèo đói, bất bình đẳng giới và
bạo lực có thể chi phối quyết định liên quan đến Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
tình dục (kiến thức); ▶▶ Nêu tên các văn bản pháp luật trong nước ảnh hưởng đến
▶▶ Hiểu được có các yếu tố chi phối quyết định liên việc thanh thiếu niên có thể và không thể làm liên quan đến
quan đến tình dục, trong đó có một số nằm ngoài hành vi tình dục (ví dụ như tuổi đồng ý quan hệ, tiếp cận các
sự kiểm soát của các em (thái độ); dịch vụ y tế bao gồm các biện pháp tránh thai, xét nghiệm
▶▶ Biết cách đánh giá và kiểm soát các cảm xúc ảnh VNLTQĐTD/HIV, quan hệ tình dục đồng giới) (kiến thức);
hưởng tới quyết định liên quan đến tình dục (kỹ ▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc hiểu biết quyền của
năng). mình khi đánh giá quyết định liên quan đến tình dục (thái độ);
▶▶ Đánh giá các hậu quả pháp lý có thể có của những quyết định
liên quan đến tình dục (kỹ năng).

60
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 5: Kỹ năng đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc

5.3 Kỹ năng giao tiếp, từ chối và thương thuyết

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Giao tiếp là điều quan trọng Ý tưởng chủ đạo: Giao tiếp hiệu quả sử dụng các
trong tất cả các mối quan hệ, bao gồm giữa cha hình thức và phong cách khác nhau, và là yếu tố
mẹ/người giám hộ hoặc người lớn đáng tin cậy và quan trọng nhằm thể hiện và hiểu được ước muốn,
trẻ em, giữa bạn bè với nhau và các mối quan hệ nhu cầu và ranh giới cá nhân
khác
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả những đặc điểm của giao tiếp ngôn từ và phi
▶▶ Liệt kê các hình thức giao tiếp (bao gồm giao tiếp ngôn ngôn từ hiệu quả và không hiệu quả (ví dụ như lắng
từ và phi ngôn từ) (kiến thức); nghe chủ động, thể hiện cảm xúc, thể hiện sự thấu hiểu,
▶▶ Nhận diện sự khác biệt giữa giao tiếp lành mạnh và giao giao tiếp so với việc không lắng nghe, không thể hiện
tiếp không lành mạnh (kiến thức); cảm xúc, không thể hiện sự thấu hiểu, mắt nhìn chỗ
▶▶ Liệt kê các lợi ích của giao tiếp lành mạnh giữa cha mẹ/ khác) (kiến thức);
người giám hộ hoặc người lớn đáng tin cậy và trẻ em, ▶▶ Nhận thức được cần phải biết thể hiện ước muốn, nhu
giữa bạn bè với nhau và với người khác (kiến thức); cầu và ranh giới cá nhân, cũng như hiểu được những
▶▶ Biết làm thế nào để thể hiện “có” hoặc “không” một cách điều này từ người khác (thái độ);
rõ rằng nhằm bảo vệ quyền riêng tư và bất khả xâm ▶▶ Nhận thức được đàm phán đòi hỏi sự tôn trọng lẫn
phạm về cơ thể của bản thân, và hiểu rằng điều này nhau, hợp tác và có thể là thoả hiệp giữa các bên (thái
góp phần hình thành các mối quan hệ hạnh phúc (kiến độ);
thức); ▶▶ Biết cách thể hiện ước muốn, nhu cầu và ranh giới cá
▶▶ Nhận thức được tất cả mọi người đều có quyền thể hiện nhân, cũng như lắng nghe và tôn trọng người khác (kỹ
bản thân (thái độ); năng).
▶▶ Biết cách giao tiếp ngôn từ và phi ngôn từ để nói “có”
hoặc “không” (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Các vai trò giới có thể ảnh hưởng
tới giao tiếp giữa mọi người
5
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nêu lại những ví dụ về vai trò giới (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được vai trò giới có thể ảnh hưởng đến giao
tiếp giữa người với người (thái độ).

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Giao tiếp hiệu quả là yếu tố quan Ý tưởng chủ đạo: Giao tiếp hiệu quả là chìa khoá
trọng trong các mối quan hệ cá nhân, gia đình, để thể hiện các nhu cầu cá nhân và giới hạn tình
trường học, nơi làm việc và các mối quan hệ tình dục
cảm
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Phân tích các ví dụ giao tiếp hiệu quả để thể hiện nhu
▶▶ Liệt kê những lợi ích của giao tiếp hiệu quả đối với các cầu cá nhân và giới hạn tình dục (kiến thức);
mối quan hệ cá nhân, gia đình, trường học, nơi làm việc ▶▶ Minh hoạ các ví dụ về đồng thuận hoặc không đồng
và tình cảm (kiến thức); thuận liên quan đến tình dục, và lắng nghe sự đồng
▶▶ Phân tích các tác động tiềm tàng của việc giao tiếp thuận (kiến thức);
ngôn từ và phi ngôn từ mâu thuẫn với nhau (kiến thức); ▶▶ Giải thích tại sao quan hệ tình dục có sự đồng thuận và
▶▶ Nhận diện các rào cản có thể có trong đàm phán với an toàn đòi hỏi kỹ năng giao tiếp hiệu quả (kiến thức);
bạn tình (bao gồm vai trò giới và kỳ vọng giới) (kiến ▶▶ Nhận thức được sự quyết đoán và kỹ năng đàm phán có
thức); thể giúp chống lại áp lực tình dục không mong muốn
▶▶ Thể hiện sự tự tin khi sử dụng kỹ năng đàm phán và từ hoặc thúc đẩy quan hệ tình dục an toàn (thái độ);
chối với bạn tình (kỹ năng). ▶▶ Biết cách giao tiếp hiệu quả nhu cầu cá nhân và giới hạn
tình dục (kỹ năng).

61
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 5: Kỹ năng đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc

5.4 Hiểu biết về truyền thông và tìnhdục

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Có các hình thức truyền thông Ý tưởng chủ đạo: Truyền thông có thể có tác động
với các phương tiện khác nhau, và các phương tích cực hoặc tiêu cực đến các giá trị, thái độ và
tiện này có thể truyền tải thông tin chính xác hoặc chuẩn mực về tính dục và giới
không chính xác
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Định nghĩa các hình thức truyền thông khác nhau (ví
▶▶ Liệt kê các phương tiện truyền thông (ví dụ như đài, ti dụ như mạng xã hội, truyền thông truyền thống) (kiến
vi, sách vở, báo chí, mạng Internet và mạng xã hội) (kiến thức);
thức); ▶▶ Chia sẻ các ví dụ về cách nam giới, phụ nữ và các mối
▶▶ Thảo luận các ví dụ về thông tin chính xác hoặc không quan hệ được thể hiện trên truyền thông (kiến thức);
chính xác được truyền tải qua phương tiện truyền ▶▶ Mô tả tác động của truyền thông đối với các giá trị, thái
thông (kiến thức); độ và hành vi cá nhân liên quan đến giới, giới tính và
▶▶ Nhận thức được không phải tất cả thông tin do truyền tình dục (kiến thức);
thông đưa đều là đúng (thái độ); ▶▶ Nhận thức được sức mạnh của truyền thông có thể tác
▶▶ Thể hiện cách các em nhìn nhận thông tin do các động đến giá trị, thái độ và hành vi liên quan đến giới
phương tiện truyền thông khác nhau cung cấp (kỹ tính, tình dục và giới (thái độ);
năng). ▶▶ Thách thức cách nam giới và phụ nữ được thể hiện trên
truyền thông (kỹ năng).

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

5 Ý tưởng chủ đạo: Một số phương tiện truyền


thông thể hiện các hình ảnh không thực tế về giới
Ý tưởng chủ đạo: Cách thể hiện không chính xác
và tiêu cực về nam giới và phụ nữ trên truyền
tính và các mối quan hệ tình dục, mà có thể ảnh thông có thể được thay thế để ảnh hưởng tích cực
hưởng đến nhận thức của chúng ta về giới và sự tự đến hành vi và thúc đẩy bình đẳng giới
trọng
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực tiềm tàng của
▶▶ Nhận diện và chỉ trích các hình ảnh không thực tế trên các thông điệp truyền thông về giới tính, tình dục và
truyền thông liên quan đến tình dục và các mối quan hệ các mối quan hệ tình dục (kỹ năng);
tình dục (kiến thức); ▶▶ Đề xuất những cách truyền thông có thể góp phần tích
▶▶ Phân tích tác động của các hình ảnh này đối với khuôn cực thúc đẩy hành vi tình dục an toàn hơn và bình đẳng
mẫu giới (kiến thức); giới (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được truyền thông ảnh hưởng đến lý tưởng ▶▶ Nhận thức về sức mạnh tiềm tàng của truyền thông có
vẻ đẹp và khuôn mẫu giới (thái độ); thể tác động tích cực đến nhận thức về giới tính, tình
▶▶ Suy nghĩ về cách các hình ảnh không thực tế về giới dục, quan hệ tình dục và giới (thái độ);
tính và các mối quan hệ giới có thể ảnh hưởng đến ▶▶ Biết cách thách thức khuôn mẫu giới và những thể hiện
nhận thức của các em về giới và sự tự trọng (kỹ năng). không chính xác về giới tính, tình dục và mối quan hệ
tình dục trên truyền thông (kỹ năng).

62
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 5: Kỹ năng đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc

5.5 Tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Bạn bè, gia đình, giáo viên, Ý tưởng chủ đạo: Có các nguồn giúp đỡ và hỗ trợ
những người có thẩm quyền trong các tổ chức tôn khác nhau trong trường học và ngoài cộng đồng
giáo và thành viên cộng đồng có thể và nên giúp
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
đỡ lẫn nhau
▶▶ Nhận diện được các vấn đề mà trẻ em có thể cần tìm
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
kiếm sự giúp đỡ (ví dụ như bị lạm dụng, quấy rối, bắt
▶▶ Mô tả thế nào là một người lớn đáng tin cậy (kiến thức); nạt, bệnh tật) và xác định các nguồn giúp đỡ phù hợp
▶▶ Mô tả những cách cụ thể mà con người có thể giúp đỡ (kiến thức);
lẫn nhau (kiến thức); ▶▶ Nhận thức được việc lạm dụng, quấy rối và bắt nạt cần
▶▶ Nhận thức được tất cả mọi người đều có quyền được được báo cáo cho một nguồn giúp đỡ đáng tin cậy (kiến
bảo vệ và giúp đỡ (thái độ); thức);
▶▶ Thể hiện những cách tìm kiếm và yêu cầu người lớn ▶▶ Nhận thức được một số vấn đề có thể cần tìm kiếm sự
đáng tin cậy giúp đỡ (kỹ năng). giúp đỡ bên ngoài trường học hoặc cộng đồng (thái
độ);
▶▶ Biết cách tìm kiếm và tiếp cận sự giúp đỡ ngoài cộng
đồng (kỹ năng).

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Cần đánh giá các nguồn giúp Ý tưởng chủ đạo: Mỗi người đều có quyền nhận
đỡ và hỗ trợ, bao gồm các dịch vụ và phương tiện được sự hỗ trợ một cách thực tế, tôn trọng và dễ
truyền thông để tiếp cận thông tin và dịch vụ có
chất lượng
dàng để đảm bảo tính bí mật và riêng tư
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
5
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận diện nơi tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ SKTD-SKSS
▶▶ Liệt kê các nguồn giúp đỡ và hỗ trợ các vấn đề quyền và phù hợp (kiến thức);
SKTD-SKSS (kiến thức); ▶▶ Nhận thức được thanh thiếu niên cần được tiếp cận các
▶▶ Mô tả các đặc trưng của một nguồn giúp đỡ và hỗ trợ dịch vụ và hỗ trợ thực tế, tôn trọng và dễ dàng để đảm
tốt (bao gồm đảm bảo tính bí mật và riêng tư) (kiến bảo tính bí mật và riêng tư (kiến thức);
thức); ▶▶ Có hành vi tìm kiếm giúp đỡ phù hợp (kỹ năng);
▶▶ Hiểu được có những nơi con người có thể tìm kiếm sự ▶▶ Thực hành hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ, hỗ trợ mà
hỗ trợ về SKTD-SKSS (ví dụ như tư vấn, xét nghiệm và không cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ (kỹ năng).
điều trị VNLTQĐTD/HIV; dịch vụ hỗ trợ về các biện pháp
tránh thai hiện đại, lạm dụng tình dục, cưỡng dâm, bạo
lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới, phá thai và chăm
sóc hậu sản4, định kiến và phân biệt đối xử) (kiến thức);
▶▶ Nêu các đặc trưng của những nguồn truyền thông đáng
tin cậy (ví dụ như trang web) để tìm kiếm sự giúp đỡ và
hỗ trợ (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá kỹ
lưỡng các nguồn giúp đỡ và hỗ trợ (thái độ).

4 "Trong bất kỳ trường hợp nào, phá thai cũng không được coi là một biện pháp kế hoạch hóa gia đình… Tại những nơi không vi phạm pháp luật thì phá thai cần được thực
hiện an toàn. Trong mọi trường hợp, phụ nữ cần có khả năng tiếp cận các dịch vụ có chất lượng nhằm kiểm soát những biến chứng có thể nảy sinh khi phá thai. Các dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình, giáo dục và tư vấn sau phá thai cần được đáp ứng kịp thời, đồng thời sẽ giúp tránh việc phá thai liên tiếp.” Chương trình Hành động ICPD, khổ
8.25 “Tại những nơi phá thai không vi phạm pháp luật, các hệ thống y tế cần đào tạo và trang bị cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế và có các biện pháp khác để đảm bảo
phá thai an toàn và dễ dàng tiếp cận.” Các hành động cần thiết ICPD+5, khổ 63iii

63
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 6:
Cơ thể con người và
sự phát triển
Chủ đề:
6.1 Đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý hệ sinh dục
6.2 Sinh sản
6.3 Tuổi dậy thì
6.4 Hình ảnh cơ thể

64
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 6: Cơ thể con người và sự phát triển

6.1 Đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý hệ sinh dục

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Cần biết tên gọi và chức năng Ý tưởng chủ đạo: Cơ thể mỗi người đều có những
của các bộ phận cơ thể và việc tò mò về các bộ bộ phận liên quan đến SKTD-SKSS, và việc trẻ em
phận này, bao gồm các bộ phận sinh dục và sinh thắc mắc về chúng là điều bình thường
sản, là điều tự nhiên
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả các bộ phận cơ thể liên quan đến SKTD-SKSS
▶▶ Nhận diện các phần quan trọng của bộ phận sinh dục trong (kiến thức);
và ngoài và mô tả chức năng cơ bản của chúng (kiến thức); ▶▶ Nhận thức được việc tò mò và có thắc mắc về cơ thể và
▶▶ Nhận thức được việc tò mò về cơ thể, bao gồm bộ phận các chức năng sinh dục là điều bình thường (thái độ);
sinh dục, là điều hoàn toàn bình thường (thái độ); ▶▶ Nhận thức được cơ thể mỗi người đều độc đáo và có
▶▶ Thực hành việc hỏi và trả lời về các bộ phận cơ thể mà những khác biệt về hình dáng, kích thước, chức năng và
các em tò mò (kỹ năng). đặc điểm (thái độ);
▶▶ Nhận diện một người lớn đáng tin cậy để hỏi và biết
Ý tưởng chủ đạo: Cơ thể mỗi người, bao gồm người cách hỏi về đặc điểm giải phẫu và chức năng sinh lý của
khuyết tật, đều độc đáo và đòi hỏi được tôn trọng hệ sinh dục (kỹ năng).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Ý tưởng chủ đạo: Phụ nữ có thể rụng trứng trong
▶▶ Nhận diện những điểm giống nhau, khác nhau và chu kì kinh nguyệt, còn nam giới có thể sản xuất
những thay đổi theo thời gian của cơ thể nam giới, phụ ra tình trùng và xuất tinh, cả hai đều cần thiết cho
nữ, trẻ em trai, trẻ em gái (kiến thức); quá trình sinh sản
▶▶ Giải thích được mỗi nền văn hoá có các cách nhìn nhận
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
khác nhau về cơ thể con người (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được cơ thể mỗi người bao gồm người ▶▶ Giải thích các chức năng chính của cơ thể liên quan tới
khuyết tật đều cần được tôn trọng (thái độ); sinh sản (ví dụ như chu kỳ kinh nguyệt, sản xuât tinh
▶▶ Thể hiện những điều các em thích về cơ thể mình (kỹ năng). trùng và xuất tinh) (kiến thức);
▶▶ Lý giải tại sao cả cơ thể nam giới và phụ nữ đều có vai

6
trò quan trọng trong sinh sản (thái độ);
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) ▶▶ Thể hiện sự tự tin khi giải thích chu kỳ kinh nguyệt hoặc
xuất tinh xảy ra như thế nào (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Trong giai đoạn dậy thì và mang


thai, hoóc-môn có tác động đến nhiều quá trình
liên quan đến thay đổi cơ thể và sinh sản Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Lý giải giới tính của thai nhi được quyết định bởi nhiễm sắc thể, Ý tưởng chủ đạo: Cơ thể nam giới và phụ nữ, bao
và xảy ra ngay ở giai đoạn đầu mang thai (kiến thức); gồm các chức năng và khả năng tình dục và sinh
▶▶ Mô tả vai trò của hoóc-môn trong sinh trưởng, phát triển và sản, thay đổi theo thời gian
điều hòa bộ phận sinh sản và chức năng tình dục (kiến thức); Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận thức được vai trò quan trọng của hoóc-môn đối với giai
đoạn dậy thì và mang thai (thái độ ▶▶ T óm tắt khả năng tình dục và sinh sản của nam giới và
phụ nữ trong chu kỳ cuộc đời (kiến thức);
Ý tưởng chủ đạo: Mỗi nền văn hoá có cách hiểu ▶▶ Nhận thức được con người có thể có quan hệ tình dục
khác nhau về giới tính, giới và sinh sản, và khi nào trong suốt chu kỳ cuộc đời (thái độ);
là phù hợp để bắt đầu quan hệ tình dục ▶▶ Thể hiện suy nghĩ của các em về những thay đổi trong
khả năng sinh sản trong chu kỳ cuộc đời (kỹ năng).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Phân biệt các khía cạnh sinh học và xã hội của giới tính,
giới và sinh sản (kiến thức);
▶▶ So sánh sự giống và khác nhau mà văn hoá và tôn giáo
chi phối cách nhìn nhận của xã hội về giới tính, giới và
sinh sản (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được các quan điểm văn hoá, tôn giáo, xã
hội và cá nhân về giới tính, giới và sinh sản có thể khác
nhau (thái độ);
▶▶ Suy ngẫm và đưa ra quan điểm cá nhân về giới tính, giới
và sinh sản (kỹ năng).

65
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 6: Cơ thể con người và sự phát triển

6.2 Sinh sản

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Giai đoạn mang thai bắt đầu khi Ý tưởng chủ đạo: Để mang thai, cần có các điều
trứng gặp tinh trùng và làm tổ trong khoang tử kiện nhất định để tinh trùng gặp trứng và để trứng
cung đã thụ tinh làm tổ trong tử cung
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả quá trình thụ thai - đặc biệt là việc tinh trùng và ▶▶ Liệt kê các bước cần thiết để quá trình thụ thai xảy ra
trứng phải kết hợp với nhau và sau đó đưa vào khoang (kiến thức);
tử cung để bắt đầu giai đoạn mang thai (kiến thức). ▶▶ Hiểu rằng thụ thai xảy ra là kết quả của quan hệ tình
dục, khi dương vật xuất tinh vào trong âm đạo (kiến
thức);
Ý tưởng chủ đạo: Thai kỳ thường kéo dài 40 tuần
và cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi ▶▶ Hiểu rằng quan hệ tình dục không phải lúc nào cũng
trong suốt thời kỳ mang thai dẫn đến thụ thai (kiến thức).

Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Ý tưởng chủ đạo: Chu kỳ kinh nguyệt trải qua các
▶▶ Mô tả những thay đổi mà cơ thể người phụ nữ trải qua giai đoạn khác nhau, bao gồm thời gian rụng trứng
trong thời kỳ mang thai (kiến thức); mà nếu có tinh trùng vào đúng thời điểm này thì
▶▶ Thể hiện suy nghĩ của các em về những thay đổi mà cơ việc thụ thai dễ xảy ra nhất
thể người phụ nữ trải qua trong thời kỳ mang thai (kỹ Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
năng).
▶▶ Giải thích chu kỳ kinh nguyệt, trong đó có giai đoạn mà
việc thụ thai dễ xảy ra nhất (kiến thức);
▶▶ Nắm vững những thay đổi trong hoóc-môn ảnh hưởng
tới chu kỳ kinh nguyệt và khi nào việc thụ thai dễ xảy ra
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) nhất (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được chu kỳ kinh nguyệt xảy ra như thế nào
(thái độ);
Ý tưởng chủ đạo: Có sự khác nhau giữa chức năng
6
▶▶ Thể hiện cảm nhận của các em về kinh nguyệt (kỹ năng).
sinh sản và cảm xúc tình dục và điều này có thể
thay đổi theo thời gian
Ý tưởng chủ đạo: Việc mang thai có nhiều dấu hiệu
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: phổ biến, mà có thể được kiểm tra bằng biện pháp
thử thai ngay khi bị trễ hoặc mất kinhVới chủ đề này,
▶▶ H
iểu được việc mang thai có thể được lên kế hoạch
người học sẽ có khả năng:
trước và ngăn ngừa (kiến thức);
▶▶ Hiểu rằng có sự khác biệt giữa chức năng sinh sản và ▶▶ Mô tả các dấu hiệu của việc mang thai và giai đoạn phát
cảm xúc tình dục (kiến thức); triển thai nhi (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được nam giới và phụ nữ có nhiều thay đổi ▶▶ Coi trọng các bước có thể được thực hiện nhằm đảm
trong chức năng sinh dục và ham muốn trong cuộc đời bảo thời kỳ mang thai và sinh con khoẻ mạnh (thái độ);
(thái độ); ▶▶ Mô tả các cách thử thai để khẳng định có mang thai hay
▶▶ Có kế hoạch phòng ngừa việc mang thai ngoài ý muốn không (kiến thức).
trong tương lai (kỹ năng).

Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Không phải ai cũng có thể sinh


con và có những cách để chữa bệnh vô sinh cho
những người muốn có con
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Liệt kê các phương pháp để giúp người bị vô sinh có
con (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được có các lựa chọn để điều trị bệnh vô sinh
(thái độ);
▶▶ Thể hiện sự cảm thông đối với những người muốn có
con nhưng vô sinh (kỹ năng).

66
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 6: Cơ thể con người và sự phát triển

6.3 Tuổi dậy thì

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Dậy thì là thời gian diễn ra thay Ý tưởng chủ đạo: Dậy thì báo hiệu sự thay đổi
đổi về thể chất và tâm lý khi trẻ em lớn lên và trong khả năng sinh sản của con người
trưởng thành
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả quá trình dậy thì và trưởng thành của hệ thống
▶▶ Định nghĩa dậy thì là gì (kiến thức); sinh dục và sinh sản (kiến thức);
▶▶ Hiểu rằng quá trình lớn lên sẽ diễn ra nhiều thay đổi về ▶▶ Liệt kê các thay đổi lớn về thể chất và tâm lý trong giai
thể chất và tâm lý (kiến thức); đoạn dậy thì (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được dậy thì là một giai đoạn bình thường và ▶▶ Biết cách tìm kiếm thông tin đáng tin cậy về dậy thì (kỹ
khoẻ mạnh của tuổi vị thành niên (thái độ). năng).

Ý tưởng chủ đạo: Trong giai đoạn dậy thì, cần giữ
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) vệ sinh cá nhân để đảm bảo cơ quan sinh dục sạch
sẽ và khoẻ mạnh
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Ý tưởng chủ đạo: Dậy thì là thời gian trưởng thành
về tình dục dẫn tới những thay đổi lớn về thể chất, ▶▶ Mô tả các biện pháp vệ sinh cá nhân (kiến thức);
tâm lý, xã hội và nhận thức có thể vừa thú vị vừa ▶▶ Coi trọng vệ sinh cá nhân (thái độ);
gây nhiều áp lực trong giai đoạn vị thành niên ▶▶ Áp dụng kiến thức của các em về vệ sinh để có kế hoạch
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: sống lành mạnh khi lớn lên (kỹ năng).

▶▶ Phân biệt giữa dậy thì và vị thành niên (kiến thức); Ý tưởng chủ đạo: Kinh nguyệt là một phần bình
▶▶ Hiểu rằng mỗi người bắt đầu dậy thì ở các thời điểm thường và tự nhiên trong quá trình phát triển thể
khác nhau và dậy thì tác động tới trẻ em trai và trẻ em chất của trẻ em gái và không nên được đối xử một
gái khác nhau (kiến thức); cách bí mật hoặc định kiến
▶▶ Đánh giá và phân loại các ví dụ về những thay đổi xảy
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
ra trong giai đoạn vị thành niên (ví dụ như về thể chất,
tâm lý, xã hội, nhận thức) (kiến thức);
▶▶ So sánh sự giống và khác nhau giữa trẻ em gái và trẻ em
▶▶ Mô tả chu kỳ kinh nguyệt và nhận diện các dấu hiệu
thay đổi về thể chất và cảm xúc của trẻ em gái trong 6
trai liên quan đến những thay đổi này (kiến thức); giai đoạn này (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được dậy thì có thể đặc biệt khó khăn đối ▶▶ Mô tả cách tiếp cận, sử dụng và vứt bỏ băng vệ sinh và
với một số em, nhất là những em không tuân theo bản các sản phẩm kinh nguyệt khác (kiến thức);
dạng giới mong đợi, như người chuyển giới hoặc lưỡng ▶▶ Hiểu rằng bất bình đẳng giới có thể góp phần khiến trẻ
tính (kiến thức); em gái cảm thấy xấu hổ và lo sợ trong giai đoạn có kinh
▶▶ Nhận thức được việc trêu chọc, nhục mạ hoặc có thành (kiến thức);
kiến với người khác dựa trên sự thay đổi trong giai đoạn ▶▶ Nhận thức được tất cả trẻ em gái cần có khả năng tiếp
dậy thì là điều gây tổn thương và có thể có tác động cận băng vệ sinh và các sản phẩm hỗ trợ kinh nguyệt
tiêu cực về tâm lý trong dài hạn (thái độ); khác, nước sạch và nhà vệ sinh đảm bảo riêng tư trong
▶▶ Thể hiện cách kiểm soát những thay đổi này (kỹ năng). thời kỳ kinh nguyệt (thái độ);
▶▶ Trình bày các chiến lược tích cực và hỗ trợ trẻ em gái
để giúp các em cảm thấy thoải mái trong thời kỳ kinh
Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi) nguyệt (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Trong giai đoạn dậy thì, trẻ vị


Ý tưởng chủ đạo: Hoóc-môn đóng vai trò quan thành niên có thể gặp phải nhiều hiện tượng về cơ
trọng dẫn tới những thay đổi về thể chất và tâm lý thể (ví dụ như cương cứng và mộng tinh)
của mỗi người trong suốt cuộc đời
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Hiểu rằng trẻ em trai có thể gặp phải hiện tượng cương
▶▶ Phân tích vai trò của hoóc-môn đối với những thay đổi cứng do bị kích thích hoặc không vì lý do cụ thể nào, và
về thể chất và tâm lý trong cuộc đời mỗi người (kiến điều này là hoàn toàn bình thường (kiến thức);
thức). ▶▶ Hiểu rằng một số trẻ vị thành niên có thể cảm thấy bị kích
thích và xuất tinh trong khi ngủ, hay thường gọi là mộng
tinh, và điều này là hoàn toàn bình thường (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được hiện tượng cương cứng, mộng tinh và
các hiện tượng kích thích khác là điều hoàn toàn bình
thường của giai đoạn dậy thì (thái độ).

67
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 6: Cơ thể con người và sự phát triển

6.4 Hình ảnh cơ thể

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Mọi cơ thể đều đặc biệt và độc Ý tưởng chủ đạo: Vẻ ngoài của mỗi người không
nhất và mọi người nên cảm thấy tự hào về cơ thể quyết định giá trị con người họ
mình
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Giải thích vẻ ngoài được quyết định bởi gien di truyền,
▶▶ Hiểu rằng mọi cơ thể đều đặc biệt và độc nhất (kiến môi trường và các thói quen sức khoẻ (kiến thức);
thức); ▶▶ Nhận thức được vẻ ngoài không quyết định giá trị con
▶▶ Giải thích thế nào là tự hào về cơ thể mình (kiến thức); người họ (thái độ);
▶▶ Trân trọng cơ thể của bản thân (thái độ); ▶▶ Chấp nhận sự đa dạng về vẻ ngoài, bao gồm của các
▶▶ Thể hiện cảm nhận của các em về cơ thể mình (kỹ bạn đồng lứa (thái độ).
năng).
Ý tưởng chủ đạo: Quan niệm của mỗi người về cái
đẹp khi nói đến vẻ ngoài là khác nhau
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Mô tả sự khác biệt về quan niệm của con người về cái
đẹp khi nói đến vẻ ngoài (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được quan niệm của con người về cái đẹp
thay đổi theo thời gian và có thể là khác nhau giữa các
nền văn hoá (thái độ);
▶▶ Hình thành quan niệm của các em về cái đẹp và quan
niệm này khác thế nào so với của người khác (kỹ năng).

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

6 Ý tưởng chủ đạo: Cảm nhận của con người về cơ Ý tưởng chủ đạo: Các tiêu chuẩn không thực tế về
thể mình có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, suy nghĩ vẻ ngoài cơ thể có thể được thay đổi
về hình ảnh bản thân và hành vi
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Phân tích các khuôn mẫu văn hoá và khuôn mẫu giới,
▶▶ Thảo luận về các lợi ích của việc cảm thấy tự hào về cơ cũng như cách các khuôn mẫu này ảnh hưởng đến hình
thể mình (kiến thức); ảnh cơ thể con người và các mối quan hệ (kiến thức);
▶▶ Mô tả vẻ ngoài của một người có thể ảnh hưởng tới ▶▶ Nhận thức được các tiêu chuẩn không thực tế về vẻ
cảm nhận và hành vi của người khác về bản thân họ, và ngoài cơ thể có thể gây tổn thương (thái độ);
so sánh điều này khác nhau như thế nào đối với trẻ em ▶▶ Suy ngẫm về hình ảnh cơ thể bản thân và ảnh hưởng
gái và trẻ em trai (kiến thức); của hình ảnh cơ thể đối với lòng tự trọng, quyết định
▶▶ Phân tích những hành động phổ biến mà con người liên quan đến tình dục và hành vi tình dục (kỹ năng);
thực hiện để thay đổi vẻ ngoài của mình (ví dụ như ▶▶ Biết cách thách thức các tiêu chuẩn không thực tế về vẻ
uống thuốc ăn kiêng, thuốc tăng cơ, dùng kem tẩy ngoài cơ thể (kỹ năng).
trắng) và đánh giá mức độ nguy hiểm của các hành
động này (kiến thức);
▶▶ Đánh giá các chuẩn mực giới về cái đẹp mà có thể khiến
con người muốn thay đổi bản thân mình (kiến thức);
▶▶ Giải thích các trạng thái rối loạn (ví dụ như lo lắng và
rối loạn ăn uống như tâm lý chán ăn và ăn ói) mà con
người có thể gặp phải khi tìm cách thay đổi hình ảnh
(kiến thức);
▶▶ Nhận thức được việc sử dụng thuốc để thay đổi hình
ảnh có thể gây hại cho cơ thể (thái độ);
▶▶ Biết cách tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ những người
gặp khó khăn khi đang tìm cách thay đổi bản thân (kỹ
năng).

68
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 7:
Tình dục và
Hành vi tình dục
Chủ đề:
7.1 Giới tính, tình dục và chu kỳ đời sống tình dục
7.2 Hành vi tình dục và đáp ứng tình dục

69
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 7: Giới tính, tình dục và hành vi tình dục

7.1 Giới tính, tính dục và chu kỳ đời sống tình dục

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Con người có thể cảm thấy thoải Ý tưởng chủ đạo: Con người được sinh ra với khả
mái với cơ thể mình và gắn bó với những người năng tận hưởng giới tính, tình dục của họ trong
khác trong suốt cuộc đời là rất tự nhiên suốt cuộc đời
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Hiểu rằng sự tận hưởng và hứng thú là những cảm xúc ▶▶ Hiểu rằng giới tính và tình dục bao gồm sự hấp dẫn về
tự nhiên của con người, và điều này có thể bao gồm sự tình cảm và thể xác với người khác (kiến thức);
gần gũi về thể xác đối với người khác (kiến thức); ▶▶ Mô tả các cách con người cảm thấy dễ chịu với những
▶▶ Hiểu rằng có nhiều từ ngữ để mô tả cảm xúc về thể động chạm cơ thể (ví dụ như hôn, chạm, vuốt ve, quan
chất, trong đó có những từ liên quan đến thể hiện cảm hệ tình dục) trong cuộc đời mình (kiến thức);
xúc dành cho người khác và khi gần gũi với người khác ▶▶ Nhận thức được tình dục là một phần tự nhiên lành
(kiến thức); mạnh của cuộc sống con người (thái độ);
▶▶ Nhận thức được có các từ ngữ và hành vi phù hợp và ▶▶ Nhận thức được phân biệt đối xử với người cảm thấy
không phù hợp liên quan đến cách chúng ta thể hiện hấp dẫn bởi người cùng giới hoặc được cho là như vậy,
cảm xúc và gần gũi với người khác (thái độ). là sai trái và có thể có tác động tiêu cực tới những người
này (thái độ);
▶▶ Thể hiện và hiểu các cảm xúc tình dục khác nhau cũng
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) như nói chuyện về tình dục một cách phù hợp (kỹ
năng).

Ý tưởng chủ đạo: Nghĩ về tình dục, mơ tưởng và Ý tưởng chủ đạo: Việc tò mò về giới tính và tình
ham muốn tình dục là tự nhiên và diễn ra trong dục là điều tự nhiên và việc hỏi một người lớn có
suốt cuộc đời mặc dù con người không phải lúc thể tin cậy là rất quan trọng
nào cũng hành động theo những cảm xúc đó
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận thức được việc tò mò và có câu hỏi về giới tính và
▶▶ Liệt kê các cách con người thể hiện giới tính, giới và tính
tình dục là điều tự nhiên (thái độ);
dục của mình (kiến thức);
▶▶ Xác định một người lớn có thể tin cậy mà các em cảm
▶▶ Khẳng định suy nghĩ, mơ tưởng và ham muốn tình dục
thấy thoải mái khi tiếp xúc và thực hành việc đặt các
là điều tự nhiên và không đáng xấu hổ, và xảy ra trong
7
câu hỏi về giới tính và tình dục (kỹ năng).
suốt cuộc đời (kiến thức);
▶▶ Giải thích tại sao không phải ai cũng hành động theo
suy nghĩ, mơ tưởng và ham muốn tình dục (kiến thức);
Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)
▶▶ Khẳng định sự quan tâm tới tình dục có thể thay đổi
theo tuổi tác và có thể được thể hiện trong suốt cuộc
đời (kiến thức); Ý tưởng chủ đạo: Giới tính và tình dục rất phức
▶▶ Tôn trọng các cách thức con người thể hiện giới tính và tạp, bao gồm các khía cạnh sinh học, xã hội, tâm
tính dục của mình tại các nền văn hóa và môi trường lý, tinh thần, đạo đức và văn hoá mà có thể thay
khác nhau (thái độ); đổi trong tiến trình đời sống con người
▶▶ Biết cách kiểm soát các cảm xúc liên quan tới suy nghĩ,
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
mơ tưởng và ham muốn tình dục (kỹ năng).
▶▶ Giải thích và phân tích tính phức tạp và đa diện của giới
tính và tình dục, bao gồm các khía cạnh sinh học, xã hội,
tâm lý, tinh thần, đạo đức và văn hoá (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được giới tính và tình dục là một phần tự
nhiên của con người và có thể giúp tăng cường chất
lượng cuộc sống (thái độ);
▶▶ Suy ngẫm về giới tính và tình dục của bản thân mình và
các yếu tố ảnh hưởng đến nó (kỹ năng).

70
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 7: Giới tính, tình dục và hành vi tình dục

7.2 Hành vi tình dục và đáp ứng tình dục (tiếp)

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Con người có thể thể hiện tình Ý tưởng chủ đạo: Con người có một chu kì đáp ứng
yêu với người khác qua sự gần gũi về thể xác tình dục, theo đó kích thích tình dục (về thể chất
hoặc tinh thần) có thể tạo ra một đáp ứng về cơ
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
thể
▶▶ Khẳng định con người thể hiện tình yêu và sự quan tâm tới người
khác theo nhiều cách khác nhau, bao gồm hôn, ôm ấp, động Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
chạm và đôi khi qua các hành vi tình dục (kiến thức). ▶▶ Mô tả các đáp ứng của nam giới và phụ nữ khi có kích
thích tình dục (kiến thức);
Ý tưởng chủ đạo: Trẻ em cần phải hiểu thế nào là ▶▶ Khẳng định rằng trong giai đoạn dậy thì, trẻ em trai và
sự động chạm cơ thể phù hợp và không phù hợp trẻ em gái nhận thức rõ hơn về đáp ứng của mình khi
cảm thấy kích thích và hấp dẫn về tình dục (kiến thức);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Giải thích rằng có nhiều trẻ em trai và trẻ em gái bắt
▶▶ Định nghĩa thế nào là “sự động chạm phù hợp” và “sự động đầu thủ dâm trong giai đoạn dậy thì hoặc đôi khi là sớm
chạm không phù hợp” (kiến thức); hơn (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được có một số hành vi động chạm cơ thể trẻ ▶▶ Nhận thức được việc thủ dâm không gây ra tác hại về
em là không phù hợp (thái độ); thể chất hoặc tinh thần nhưng chỉ nên làm nơi riêng tư
▶▶ Biết phải làm gì nếu có người tìm cách động chạm cơ thể (kiến thức).
mình một cách không phù hợp (kỹ năng).
Ý tưởng chủ đạo: Việc có thể đưa ra các quyết định
về hành vi tình dục trên cơ sở đầy đủ thông tin là
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) rất quan trọng bao gồm cả quyết định về việc trì
hoãn hay bắt đầu quan hệ tình dục
Ý tưởng chủ đạo: Chu kỳ đáp ứng tình dục thể hiện Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
cách cơ thể phản ứng về mặt thể chất khi có kích
▶▶ So sánh những lợi ích và hạn chế khi lựa chọn trì hoãn
thích tình dục
hay bắt đầu quan hệ tình dục (kiến thứ);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: ▶▶ Hiểu rằng việc tiết chế tình dục có nghĩa là lựa chọn
▶▶ Hiểu được sự kích thích tình dục bao gồm các khía cạnh không quan hệ tình dục, hoặc là quyết định khi nào bắt
thể chất và tâm lý, và con người phản ứng theo các cách đầu quan hệ tình dục, quan hệ với ai, và là cách an toàn

7
khác nhau ở những thời điểm khác nhau (kiến thức); nhất để phòng ngừa việc mang thai và mắc các bệnh
▶▶ Nhận thức được đáp ứng tình dục có thể bị ảnh hưởng bởi các VNLTQĐTD/HIV (kiến thức);
vấn đề như bệnh tật, căng thẳng, lạm dụng tình dục, thuốc, sử ▶▶ Nhận thức được các kế hoạch trong tương lai có thể bị
dụng chất kích thích và sang chấn tâm lý (thái độ). liên quan đến tình dục và các mối quan hệ (thái độ).

Ý tưởng chủ đạo: Mỗi xã hội, văn hoá và thế hệ


đều có những hiểu nhầm về hành vi tình dục và
việc biết các thông tin chính xác là rất quan trọng
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Phân biệt những hiểu nhầm và sự thật liên quan đến các
thông tin về hành vi tình dục (kiến thức);
▶▶ Coi trọng việc hiểu biết các thông tin chính xác về giới, giới
tinh va kế hoạch lồng ghép (thái độ);
▶▶ Đặt nghi vấn các hiểu nhầm về hành vi tình dục (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Điều quan trọng là có thể đưa


ra những quyết định về tình dục trên cơ sở được
thông tin đầy đủ
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận thức được việc đưa ra các quyết định về tình dục trên cơ sở
có đầy đủ thông tin (tức là hiểu biết và tự tin khi đưa ra quyết định
về việc có hay không quan hệ tình dục, quan hệ khi nào và với ai) là
điều quan trọng đối với sức khoẻ và hạnh phúc bản thân (thái độ);
▶▶ Nhận thức được quyết định về khi nào thì bắt đầu quan hệ tình
dục là một quyết định cá nhân, có thể thay đổi theo thời gian và
cần luôn được tôn trọng (thái độ);
▶▶ Đưa ra các quyết định có trách nhiệm về hành vi tình dục của bản
thân (kỹ năng).

71
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 7: Giới tính, tình dục và hành vi tình dục

7.2 Hành vi tình dục và đáp ứng tình dục (tiếp)

Mục tiêu học tập (12-15 tuổi) (tiếp) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Có các cách tránh hoặc giảm Ý tưởng chủ đạo: Hành vi tình dục nên đem lại sự
thiểu nguy cơ liên quan tới hành vi tình dục có thể khoái cảm và đi kèm trách nhiệm đối với sức khoẻ
tác động tiêu cực đến sức khoẻ và hạnh phúc của và hạnh phúc cá nhân
con người
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Tóm tắt các yếu tố chính của khoái cảm và trách nhiệm
▶▶ Liệt kê các lựa chọn có thể có nhằm giảm thiểu nguy (kiến thức);
cơ liên quan đến hành vi tình dục và đảm bảo kế hoạch ▶▶ Hiểu rằng có nhiều người có giai đoạn không quan hệ
cuộc đời (kiến thức); tình dục với người khác (kiến thức);
▶▶ Giải thích việc sử dụng BCS và các biện pháp tránh thai ▶▶ Lý giải tại sao giao tiếp hiệu quả có thể tăng cường mối
khác sẽ giảm thiểu nguy cơ các hệ quả không mong quan hệ tình dục (kiến thức);
muốn của hành vi tình dục (ví dụ như lây nhiễm HIV, ▶▶ Lý giải ảnh hưởng của các chuẩn mực và khuôn mẫu
VNLTQĐTD hoặc mang thai) (kiến thức); giới đối với mong đợi và trải nghiệm khoái cảm của con
▶▶ Hiểu rằng các hành vi tình dục sử dụng BCS sẽ không người (kiến thức);
đem lại nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, giảm thiểu ▶▶ Nhận thức được việc hiểu phản ứng của cơ thể có thể
nguy cơ lây nhiễm VNLTQĐTD và HIV, trong khi vẫn đem giúp các em hiểu về cơ thể mình, và phát hiện khi nào
lại khoái cảm (kiến thức); cơ thể mình có vấn đề để tìm kiếm sự giúp đỡ kịp thời
▶▶ Nhận thức được có các lựa chọn giảm thiểu nguy cơ liên (kiến thức);
quan đến hành vi tình dục và đảm bảo kế hoạch cuộc ▶▶ Nhận thức được cả hai người tham gia quan hệ tình
đời (thái độ); dục có trách nhiệm phòng ngừa việc mang thai không
▶▶ Đưa ra các lựa chọn đúng đắn về hành vi tình dục (kỹ mong muốn và lây nhiễm VNLTQĐTD/HIV (thái độ);
năng). ▶▶ Thể hiện nhu cầu và giới hạn tình dục (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Hoạt động mại dâm, trao đổi tiền Ý tưởng chủ đạo: Quyết định tình dục yêu cầu cân
hoặc hàng hoá để mua dâm, có thể gây nguy cơ nhắc trước về các chiến lược giảm thiểu nguy cơ để
cho sức khoẻ và hạnh phúc của con người phòng ngừa việc mang thai không mong muốn và
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: lây nhiễm VNLTQĐTD/HIV
▶▶ Định nghĩa mại dâm là gì (kiến thức); Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:

7 ▶▶ Mô tả các nguy cơ liên quan đến hoạt động mại dâm


(kiến thức);
▶▶ Phân tích các chiến lược giảm thiểu nguy cơ quan trọng
nhằm phòng ngừa việc mang thai không mong muốn
▶▶ Nhận thức được các mối quan hệ tình cảm có sự trao và mắc VNLTQĐTD, bao gồm các chiến lược giảm thiểu
đổi tiền bạc hoặc hàng hoá làm tăng sự mất cân bằng sự lây truyền các bệnh VNLTQĐTD/HIV nếu đã bị lây
quyền lực, tăng tính dễ tổn thương và hạn chế khả năng nhiễm qua đường từ mẹ sang con, lạm dụng tình dục
yêu cầu tình dục an toàn (thái độ); hoặc quan hệ tình dục không an toàn (kiến thức);
▶▶ Thể hiện kỹ năng ứng xử quyết đoán và từ chối để từ ▶▶ Hiểu rằng các mối quan hệ có sự trao đổi tiền bạc hoặc
chối hoạt động mại dâm (kỹ năng). hàng hoá có thể hạn chế khả năng thương thuyết tình
dục an toàn (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được có các lựa chọn để giảm thiểu nguy
cơ mang thai không mong muốn và mắc các bệnh
VNLTQĐTD/HIV, hoặc lây truyền các bệnh này (thái độ);
▶▶ Cân nhắc và áp dụng các chiến lược giảm thiểu nguy
cơ để phòng ngừa việc mang thai và mắc các bệnh
VNLTQĐTD/HIV hoặc/và phòng chống việc lây truyền
VNLTQĐTD cho người khác (kỹ năng).

72
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 8:
Sức khỏe tình dục
Sức khỏe sinh sản
Chủ đề:
8.1 Mang thai và biện pháp tránh thai
8.2 Định kiến, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người có HIV/AIDS
8.3 Hiểu biết, nhận diện và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm
VNLTQĐTD và HIV

73
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 8: Sức khỏe tình dục - sức khỏe sinh sản (SKTD-SKSS)

8.1 Mang thai và biện pháp tránh thai (tiếp)

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Mang thai là một qui trình sinh Ý tưởng chủ đạo: Cần nắm vững các đặc điểm
học tự nhiên và có thể được lên kế hoạch trước chính của việc mang thai
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Hiểu rằng quá trình mang thai bắt đầu khi trứng và tinh ▶▶ Liệt kê các dấu hiệu thường có khi mang thai (kiến
trùng gặp nhau và trứng làm tổ trong khoang tử cung thức);
(kiến thức);
▶▶ Mô tả các cách để kiểm tra xác định có thai (kiến thức);
▶▶ Giải thích rằng việc mang thai và sinh con là qui trình
▶▶ Liệt kê các nguy cơ sức khoẻ liên quan đến việc kết hôn
sinh học tự nhiên, và có thể lên kế hoạch khi nào thì có
sớm (tự nguyện hoặc bắt ép) và có thai và sinh con sớm
thai (kiến thức);
(kiến thức);
▶▶ Giải thích tất cả trẻ em cần phải được sinh ra theo mong
▶▶ Nhận thức được việc mang thai ngoài ý muốn khi còn
muốn, được chăm sóc và yêu thương (thái độ);
trẻ có thể có hậu quả tiêu cực về sức khoẻ và xã hội
▶▶ Nhận thức được không phải cặp đôi nào cũng có con (thái độ);
(kiến thức).
▶▶ Xác định được cha mẹ/người giám hộ hoặc một người
lớn đáng tin cậy để nói chuyện nếu có các dấu hiệu
mang thai (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Các biện pháp tránh thai hiện


đại có thể giúp con người ngăn ngừa hoặc lên kế
hoạch cho việc mang thai
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Nhận diện những hiểu nhầm về các biện pháp tránh
thai hiện đại, BCS và các cách khác để phòng chống việc
mang thai ngoài ý muốn (kiến thức);
▶▶ Giải thích việc không quan hệ tình dục là cách hiệu quả
nhất để tránh mang thai ngoài ý muốn (kiến thức);
▶▶ Mô tả các bước sử dụng BCS đúng cách dành cho nam
giới và phụ nữ để giảm thiểu nguy cơ mang thai ngoài ý
8 muốn (kiến thức).

Ý tưởng chủ đạo: Vai trò giới và áp lực của bạn


đồng lứa có thể chi phối các quyết định về sử dụng
biện pháp có thai
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Thảo luận về ảnh hưởng của vai trò giới và áp lực từ bạn
đồng lứa đối với việc sử dụng các biện pháp tránh thai
(kiến thức);
▶▶ Nhận thức được việc quyết định sử dụng BCS hoặc các
biện pháp tránh thai khác là trách nhiệm của cả hai
người (thái độ);
▶▶ Nhận thức được việc phòng ngừa mang thai là trách
nhiệm của cả nam giới và phụ nữ (thái độ);
▶▶ Nhìn nhận lại các suy nghĩ của cá nhân về các biện pháp
tránh thai và vai trò giới và các áp lực từ bạn đồng lứa
ảnh hưởng tới các suy nghĩ này (kỹ năng).

74
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 8: Sức khỏe tình dục - sức khỏe sinh sản (SKTD-SKSS)

8.1 Mang thai và biện pháp tránh thai (tiếp)

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Các biện pháp tránh thai khác Ý tưởng chủ đạo: Việc sử dụng biện pháp tránh
nhau có tỷ lệ hiệu quả, mức độ hiệu quả, lợi ích và thai có thể giúp con người ngăn ngừa việc mang
tác dụng phụ khác nhau thai, hoặc lên kế hoạch có con hay không, khi nào
có con và điều này đem lại những lợi ích quan
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
trọng đối với cá nhân và xã hội
▶▶ Phân tích các biện pháp phòng tránh mang thai ngoài
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
ý muốn và mức độ hiệu quả của chúng (ví dụ như BCS
cho nam giới và phụ nữ, thuốc viên tránh thai, thuốc ▶▶ Đánh giá các lợi ích cá nhân và những tác dụng phụ
tiêm tránh thai, cấy, đặt vòng, thuốc tránh thai khẩn hoặc/và nguy cơ có thể có của việc sử dụng các biện
cấp) (kiến thức); pháp tránh thai hiện đại (ví dụ như BCS cho nam giới và
phụ nữ, thuốc tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, cấy, đặt
▶▶ Giải thích nguy cơ mang thai ngoài ý muốn (kiến thức);
vòng, thuốc tránh thai khẩn cấp) (kiến thức);
▶▶ Khẳng định tiết chế tình dục là một biện pháp hiệu quả
▶▶ Xem xét các yếu tố (nguy cơ, chi phí, khả năng tiếp cận)
để phòng tránh mang thai ngoài ý muốn nếu được thực
để quyết định biện pháp nào là phù hợp nhất hoặc sử
hiện đúng cách và nhất quán (kiến thức);
dụng hỗn hợp các biện pháp tránh thai cho người có
▶▶ Giải thích việc sử dụng BCS và các biện pháp tránh thai quan hệ tình dục (kiến thức);
hiện đại đúng và nhất quán giúp phòng tránh mang
▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng biện
thai ngoài ý muốn ở những người có quan hệ tình dục
pháp tránh thai đúng cách, trong đó có BCS và thuốc
(kiến thức);
tránh thai khẩn cấp (thái độ);
▶▶ Biết cách sử dụng BCS đúng cách (kỹ năng);
▶▶ Thể hiện sự tự tin khi trao đổi và sử dụng các biện pháp
▶▶ Giải thích biện pháp tránh thai khẩn cấp (ở những nơi tránh thai khác nhau (kỹ năng);
cho phép) có thể phòng tránh mang thai ngoài ý muốn
▶▶ Lên kế hoạch tiếp cận biện pháp tránh thai hiện đại
do không sử dụng biện pháp tránh thai, sử dụng biện
mong muốn khi các em cần (kỹ năng).
pháp tránh thai không đúng hoặc thất bại hoặc khi bị
tấn công tình dục (kiến thức);
Ý tưởng chủ đạo: Việc mang thai ngoài ý muốn có
▶▶ Khẳng định các biện pháp tránh thai tự nhiên không
thể xảy ra, và tất cả thanh thiếu niên cần được tiếp
đáng tin cậy như biện pháp hiện đại nhưng trong
cận các dịch vụ và có các biện pháp dự phòng cần
trường hợp cần thiết thì áp dụng các biện pháp tự
thiết nhằm đảm bảo sức khoẻ và hạnh phúc của
nhiên tốt hơn là không dùng biện pháp nào và có thể
các em
xin lời khuyên của một chuyên gia y tế (kiến thức);

8
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Khẳng định rằng triệt sản là biện pháp tránh thai vĩnh
viễn (kiến thức). ▶▶ Nghiên cứu các luật và chính sách liên quan bảo vệ
quyền của các nữ vị thành niên khi sinh con vẫn có thể
tiếp tục và hoàn thành chương trình học của mình, tiếp
Ý tưởng chủ đạo: Thanh thiếu niên có quan hệ tình
cận các dịch vụ sức khoẻ sinh sản mà không bị phân
dục và có thể hưởng lợi từ biện pháp tránh thai
biệt đối xử (kiến thức);
cần được tiếp cận các biện pháp này mà không
gặp phải rào cản đáng kể nào, bất kể khả năng, ▶▶ Nhận thức được việc cô lập hoặc đuổi học một em gái vị
tình trạng hôn nhân, giới, bản dạng giới hoặc xu thành niên đang mang thai khi em còn đang đi học là vi
hướng tình dục của các em phạm quyền con người (thái độ);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: ▶▶ Xác định các dịch vụ hỗ trợ và y tế dành cho phụ nữ
hoặc trẻ em gái mang thai, trong trường hợp mang thai
▶▶ Phân tích những nơi các em có thể tiếp cận BCS và các
ngoài ý muốn hoặc theo dự định (kiến thức);
biện pháp tránh thai ở địa phương - mặc dù có thể có
một số rào cản ngăn cản hoặc hạn chế khả năng của ▶▶ Hiểu rằng việc phá thai không an toàn sẽ gây ra nguy cơ
thanh thiếu niên để có được chúng (kiến thức); lớn về sức khoẻ đối với phụ nữ và trẻ em gái (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được không người nào bị từ chối các biện ▶▶ Nhận thức được kể cả khi mang thai sớm hoặc ngoài dự
pháp tránh thai hoặc BCS trên cơ sở tình trạng hôn định, trẻ em gái hoặc phụ nữ mang thai cần được tiếp
nhân, giới tính hoặc giới của họ (thái độ); cận các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ sức khoẻ có chất
lượng, an toàn và toàn diện (thái độ);
▶▶ Biết cách tiếp cận các nơi cung cấp biện pháp tránh thai
(kỹ năng). ▶▶ Biết cách hỗ trợ một người bạn hoặc người yêu đang
mang thai ngoài ý muốn hoặc theo dự định, hoặc đã
có con, về sức khoẻ, giáo dục và hạnh phúc của họ (kỹ
năng).

75
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 8: Sức khỏe tình dục - sức khỏe sinh sản (SKTD-SKSS)

8.1 Mang thai và biện pháp tránh thai (tiếp)

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) (tiếp) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi) (tiếp)

Ý tưởng chủ đạo: Có các nguy cơ sức khoẻ liên Ý tưởng chủ đạo: Nhận con nuôi hoặc gửi con làm
quan đến việc mang thai quá sớm và quá gần con nuôi là một lựa chọn cho người không sẵn
nhau sàng hoặc không thể làm cha mẹ
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Đ
ịnh nghĩa thế nào là mang thai quá sớm và giải thích ▶▶ Đánh giá rủi ro và lợi ích của việc nhận con nuôi và gửi
các nguy cơ sức khoẻ liên quan (kiến thức); con làm con nuôi (kiến thức);
▶▶ Mô tả các lợi ích của việc giãn thời gian mang thai giữa ▶▶ Nhận thức được việc nhận con nuôi và gửi con làm
hai lần sinh phù hợp (kiến thức); con nuôi là một lựa chọn quan trọng cho những người
không sẵn sàng hoặc không thể làm cha mẹ (thái độ);
▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của việc trì hoãn và
giãn thời gian mang thai (thái độ);
Ý tưởng chủ đạo: Có các thực hành có thể góp
▶▶ Thể hiện mong muốn về việc muốn mang thai hay
phần hoặc đe dọa việc mang thai khỏe mạnh
không, và khi nào thì mang thai (kỹ năng).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Đánh giá các thực hành trước sinh góp phần giúp cho
việc mang thai khỏe mạnh hoặc đe dọa việc mang thai
(kiến thức);
▶▶ Nhận thức được việc đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh không
chỉ là trách nhiệm của người mẹ (thái độ);
▶▶ Xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo việc mang thai khoẻ
mạnh (kỹ năng);
▶▶ Biết cách tiếp cận các dịch vụ tiền sản (kỹ năng).

76
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 8: Sức khỏe tình dục - sức khỏe sinh sản (SKTD-SKSS)

8.2 Định kiến, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người có HIV/AIDS (tiếp)

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Người sốmg với HIV có quyền Ý tưởng chủ đạo: Người sống với HIV cần có khả
bình đẳng và sống cuộc sống bình thường như năng nói chuyện về tình trạng nhiễm HIV của bản
bao người khác thân ở một môi trường an toàn và hỗ trợ
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Khẳng định rằng với sự chăm sóc, điều trị và hỗ trợ ▶▶ Mô tả một số lợi ích và thách thức mà người sống với
đúng cách, người sống với HIV có thể sống một cuộc HIV đối mặt khi nói về tình trạng nhiễm HIV của mình
sống hoàn toàn bình thường và có thể có con nếu (kiến thức);
muốn (kiến thức); ▶▶ Hiểu rằng một số người sống với HIV là do sinh ra đã
▶▶ Nhận thức được người sống với HIV có quyền bình đẳng mang HIV, còn một số người khác lây nhiễm HIV trong
được yêu, tôn trọng, chăm sóc và hỗ trợ (và điều trị kịp cuộc sống của họ (kiến thức);
thời) như mọi người khác (thái độ). ▶▶ Nhận thức được mỗi người đều có trách nhiệm đảm
bảo môi trường an toàn và hỗ trợ cho những người
Ý tưởng chủ đạo: Có các biện pháp điều trị y tế sống với HIV (thái độ);
hiệu quả cho người sống với HIV ▶▶ Biết cách góp phần hình thành môi trường an toàn và
hỗ trợ (kỹ năng).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Khẳng định rằng có các biện pháp điều trị y tế hiệu quả Ý tưởng chủ đạo: Người sống với HIV có nhu cầu
mà với sự chăm sóc, tôn trọng và hỗ trợ, người sống với đặc biệt về chăm sóc và điều trị, trong đó có thể có
HIV có thể kiểm soát tình trạng nhiễm của mình (kiến các tác dụng phụ
thức).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Giải thích tại sao một người sống với HIV có những nhu
cầu đặc biệt về chăm sóc và điều trị, trong đó có thể có
các tác dụng phụ (kiến thức);
▶▶ Hiểu rằng việc điều trị HIV là một cam kết suốt đời, và có
thể đi kèm những tác dụng phụ và thách thức khác, đòi
hỏi sự chú ý đặc biệt về dinh dưỡng (kiến thức);
▶▶ Khẳng định trẻ em và thanh thiếu niên sống với HIV
cũng có thể được hưởng lợi từ việc điều trị, mặc dù cần
có sự chú ý đặc biệt khi trẻ trong giai đoạn tuổi dậy thì
để đảm bảo liều lượng và liệu pháp phù hợp và kiểm
soát các tác dụng phụ khác (ví dụ như bị loãng xương,
kháng thuốc ARV) (kiến thức);
8
▶▶ Liệt kê và thể hiện cách tiếp cận các dịch vụ điều trị và
chăm sóc HIV (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: HIV/AIDS có thể ảnh hưởng đến


cấu trúc, vai trò và trách nhiệm của gia đình
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Giải thích HIV không phải là một trở ngại cho các mối quan
hệ, gia đình hoặc đời sống tình dục, vì người có những tình
trạng HIV khác nhau có thể sống cùng nhau và có quan hệ
tình dục mà không gặp nguy cơ nhiễm HIV, và có thể sinh
con không nhiễm HIV (kiến thức);
▶▶ Mô tả cách HIV/AIDS có thể ảnh hưởng đến gia đình, cấu
trúc, vai trò và trách nhiệm của gia đình (kiến thức);
▶▶ Giải thích rằng với sự hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng, dịch
vụ và liệu pháp điều trị, phụ nữ sống với HIV có thể sống
khoẻ mạnh, sinh con và cho con bú mà con không bị lây
nhiễm HIV (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được mỗi người đều có trách nhiệm giúp đỡ
người sống với HIV (thái độ);
▶▶ Biết cách giúp đỡ người sống với HIV (kỹ năng).

77
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 8: Sức khỏe tình dục - sức khỏe sinh sản (SKTD-SKSS)

8.2 Định kiến, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người có HIV/AIDS (tiếp)

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Với sự chăm sóc, tôn trọng và hỗ Ý tưởng chủ đạo: Với sự chăm sóc, tôn trọng và hỗ
trợ đúng cách, người sống với HIV có thể có những trợ đúng cách, người sống với HIV có thể có cuộc
cuộc sống hoàn toàn bình thường mà không bị sống hoàn toàn bình thường trong suốt cuộc đời
phân biệt đối xử Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: ▶▶ Phân tích các nguyên nhân và tác động của định kiến và
phân biệt đối xử đối với người sống hoặc bị ảnh hưởng
▶▶ Kết luận rằng phân biệt đối xử đối với người khác trên
bởi HIV (kiến thức);
cơ sở tình trạng nhiễm HIV là vi phạm pháp luật (kiến
thức); ▶▶ Xác định được các nhà hoạt động xã hội sống với HIV
(nam giới, phụ nữ và người chuyển giới) ở địa phương
▶▶ Nhận thức được một số người có HIV từ khi sinh và có
các em sinh sống, và mô tả các thành tựu của họ liên
thể mong đợi một sống cuộc sống đầy đủ, khoẻ mạnh
quan đến thay đổi quan niệm của mọi người về HIV, hỗ
và bình thường với sự điều trị và hỗ trợ đúng cách (thái
trợ và bảo vệ người sống với HIV (kiến thức);
độ).
▶▶ Trân trọng các thành quả của người sống với HIV (thái
độ);
Ý tưởng chủ đạo: Tất cả mọi người, bao gồm người
sống với HIV, đều có quyền bình đẳng trong thể ▶▶ Vận động cho quyền của mọi người, trong đó có người
hiện cảm xúc và tình yêu với người khác thông qua sống với HIV, sống một cuộc sống không bị phân biệt
hôn nhân và cam kết lâu dài nếu họ lựa chọn như đối xử và định kiến (kỹ năng).
vậy
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Lý giải tại sao mọi người, bao gồm người sống với HIV,
có quyền thể hiện cảm xúc và tình yêu đối với người
khác (kiến thức);
▶▶ Ủng hộ quyền của tất cả mọi người, bao gồm người
sống với HIV, thể hiện cảm xúc và tình yêu đối với
người khác (thái độ).

Ý tưởng chủ đạo: Các nhóm vận động và chương


trình hỗ trợ được vận hành bởi và có sự tham gia
của người sống với HIV có thể đem lại nhiều lợi ích
8 Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Giải thích lợi ích của các nhóm vận động và chương
trình hỗ trợ được vận hành bởi và có sự tham gia của
người nhiễm HIV, và mô tả các dịch vụ mà các nhóm và
chương trình này cung cấp (kiến thức);
▶▶ Trân trọng sự hỗ trợ của các nhóm và chương trình
được vận hành bởi và có sự tham gia của người sống với
HIV (thái độ);
▶▶ Biết cách tiếp cận các nhóm và chương trình hỗ trợ ở
địa phương (kỹ năng).

78
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 8: Sức khỏe tình dục - sức khỏe sinh sản (SKTD-SKSS)

8.3 Hiểu biết, nhận diện và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm VNLTQĐTD
và HIV (tiếp)

Mục tiêu học tập (5 - 8 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi)

Ý tưởng chủ đạo: Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể Ý tưởng chủ đạo: Con người có thể bị lây nhiễm
khỏi bệnh tật và giúp con người sống khoẻ mạnh các bệnh VNLTQĐTD/HIV, do quan hệ tình dục với
người mắc VNLTQĐTD, và có các cách con người có
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
▶▶ Mô tả khái niệm “sức khoẻ” và “bệnh tật” (kiến thức);
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Giải thích con người có hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ
cơ thể khỏi bệnh tật (kiến thức); ▶▶ Liệt kê các bệnh VNLTQĐTD phổ biến nhất (ví dụ như
▶▶ Liệt kê những điều con người có thể làm để bảo vệ sức HIV, HPV, bệnh herpes, bệnh chlamydia, bệnh lậu) trong
khoẻ bản thân (kiến thức). thanh thiếu niên ở cộng đồng nơi các em sinh sống, và
những cách lây truyền phổ biến nhất (kiến thức);
▶▶ Mô tả HIV không thể bị lây truyền thông qua tiếp xúc
Ý tưởng chủ đạo: Con người có thể bị bệnh mà vẫn hàng ngày (ví dụ như bắt tay, ôm, uống nước từ cùng
trông khoẻ mạnh một cốc) (kiến thức).
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Hiểu rằng một người có thể bị bệnh nhưng vẫn trông và
Ý tưởng chủ đạo: HIV là một loại virus có thể lây
cảm thấy khoẻ mạnh (kiến thức).
truyền theo nhiều cách, bao gồm quan hệ tình dục
không an toàn với người sống với HIV
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
Ý tưởng chủ đạo: Tất cả mọi người, cho dù có bệnh
hay không, đều cần được yêu thương, chăm sóc và ▶▶ Liệt kê các cách lây truyền HIV (ví dụ như quan hệ
hỗ trợ không an toàn với người dương tính với HIV, truyền
máu nhiễm HIV, dùng chung kim tiêm, xi lanh hoặc các
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: dụng cụ sắc nhọn khác; khi mang thai, sinh con hoặc
▶▶ Mô tả cách con người cần được yêu thương, chăm sóc cho con bú) (kiến thức);
và hỗ trợ bất kể trạng thái sức khỏe của họ (kiến thức). ▶▶ Khẳng định rằng hầu hết người bị nhiễm hoặc lây
truyền HIV là thông qua quan hệ tình dục xâm nhập mà
không an toàn với người sống với HIV (kiến thức).
Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi)
Ý tưởng chủ đạo: Có nhiều cách để giảm thiểu
nguy cơ mắc các bệnh VNLTQĐTD/HIV
Ý tưởng chủ đạo: Các bệnh VNLTQĐTD như
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
chlamadia, bệnh lậu, giang mai, HIV và HPV có thể
được phòng ngừa, điều trị hoặc kiểm soát ▶▶ Mô tả các cách giảm thiểu nguy cơ mắc hoặc lây truyền
HIV, trước (sử dụng BCS, cắt bao quy đầu tự nguyện
8
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng: hoặc điều trị dự phòng trước khi phơi nhiễm (PrEP) kết
▶▶ Mô tả các cách con người mắc các bệnh VNLTQĐTD/HIV hợp với sử dụng BCS); và sau khi (điều trị dự phòng sau
(qua quan hệ tình dục, khi mang thai, sinh con hoặc cho khi phơi nhiễm (PEP)) bị phơi nhiễm virus (kiến thức);
con bú, truyền máu bị nhiễm virus, dùng chung kim tiêm, ▶▶ Mô tả các bước sử dụng BCS đúng cách (kiến thức);
xi lanh hoặc các dụng cụ sắc nhọn khác) (kiến thức); ▶▶ Mô tả ở độ tuổi nào và nơi nào cung cấp dịch vụ tiêm
▶▶ Khẳng định rằng không quan hệ tình dục là biện vắc-xin phòng ngừa virus HPV (kiến thức);
pháp hiệu quả nhất để phòng chống HIV và các bệnh ▶▶ Thể hiện kỹ năng giao tiếp, thương thuyết và từ chối
VNLTQĐTD lây truyền qua đường quan hệ tình dục (kiến trước áp lực phải có quan hệ tình dục không mong
thức); muốn hoặc để yêu cầu quan hệ tình dục an toàn, bao
gồm sử dụng đúng cách và nhất quán BCS và các biện
▶▶ Giải thích rằng có những cách giảm thiểu nguy cơ mắc
pháp tránh thai (kỹ năng).
hoặc lây truyền HIV và các bệnh VNLTQĐTD, bao gồm:
sử dụng BCS đúng cách; tránh hành vi tình dục không
an toàn; “chung thủy với một người duy nhất”; giảm số Ý tưởng chủ đạo: Xét nghiệm là biện pháp duy
lượng bạn tình; tránh có nhiều mối quan hệ cùng một nhất để một người biết chắc chắn có nhiễm các
lúc; xét nghiệm và điều trị VNLTQĐTD (kiến thức); bệnh VNLTQĐTD/HIV hay không và có các biện
pháp điều trị HIV và hầu hết các bệnh VNLTQĐTD
▶▶ Giải thích rằng tại những nơi có tỷ lệ nhiễm HIV và các
bệnh VNLTQĐTD cao, các mối quan hệ có khoảng cách Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
tuổi lớn có thể tăng khả năng lây nhiễm HIV (kiến thức);
▶▶ Thể hiện nhận thức về xét nghiệm VNLTQĐTD và biện
▶▶ Áp dụng kỹ năng thương thuyết quan hệ tình dục an pháp điều trị đối với các bệnh VNLTQĐTD phổ biến nhất
toàn và từ chối những hành vi tình dục không an toàn (kỹ và HIV ở cộng đồng nơi các em sinh sống (kiến thức);
năng);
▶▶ Thực hành các bước sử dụng BCS đúng cách (kỹ năng).

79
5 - Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập

Khái niệm 8: Sức khỏe tình dục - sức khỏe sinh sản (SKTD-SKSS)

8.3 Hiểu biết, nhận diện và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm VNLTQĐTD
và HIV (tiếp)

Mục tiêu học tập (12 - 15 tuổi) Mục tiêu học tập (9 - 12 tuổi) (tiếp)

▶▶ Giải thích cách hỗ trợ người muốn được xét nghiệm


Ý tưởng chủ đạo: Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ kiểm tra (kiến thức);
tình dục có thể cung cấp dịch vụ xét nghiệm, điều ▶▶ Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường an
trị HIV, cung cấp BCS, một số nơi có thể cung cấp toàn và hỗ trợ cho người đi xét nghiệm (thái độ);
dịch vụ PrEP, PEP hoặc cắt bao quy đầu để giúp ▶▶ Biết nơi nào cung cấp dịch vụ xét nghiệm (kỹ năng).
mọi người đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV, tiếp
cận các biện pháp xét nghiệm và điều trị khi cần
thiết Mục tiêu học tập (15 - 18+ tuổi)
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Xem xét các cách tiếp cận cơ sở y tế để xét nghiệm HIV Ý tưởng chủ đạo: Kỹ năng giao tiếp, thương thuyết
và các chương trình hỗ trợ người sống với HIV (kiến và từ chối có thể giúp thanh thiếu niên chống lại
thức); các áp lực tình dục không mong muốn hoặc thúc
▶▶ Mô tả các hình thức xét nghiệm HIV hiện hành và qui đẩy quan hệ tình dục an toàn (sử dụng BCS và các
trình của các hình thức này (kiến thức); biện pháp tránh thai)
▶▶ Mô tả biện pháp cắt bao quy đầu tự nguyện và tại sao
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
biện pháp này giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV trong
nam giới (kiến thức); ▶▶ Hiểu rằng kỹ năng thương thuyết có thể bị ảnh hưởng bởi
▶▶ Mô tả PrEP và PEP, nếu các dịch vụ này có ở địa phương, các chuẩn mực xã hội, sự mất cân bằng quyền lực trong
là cách giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trước hoặc sau khi quan hệ, quan niệm và sự tự tin của bản thân về quyền lực
bị phơi nhiễm HIV (kiến thức); ra quyết định (kiến thức);
▶▶ Khẳng định mọi người có quyền được xét nghiệm tự ▶▶ Áp dụng các kỹ năng giao tiếp, thương thuyết và từ chối để
nguyện, đảm bảo riêng tư và không cần phải tiết lộ tình chống lại áp lực tình dục không mong muốn và áp dụng
trạng HIV của mình (kiến thức); các chiến lược quan hệ tình dục an toàn (kỹ năng).
▶▶ Nhận thức tầm quan trọng của việc xét nghiệm để đánh
giá nguy cơ nhiễm HIV và tiếp cận các biện pháp điều trị Ý tưởng chủ đạo: Với những người có quan hệ tình dục,
khi cần thiết (thái độ);
quyết định sử dụng chiến lược nào để giảm thiểu nguy
▶▶ Biết cách hỗ trợ một người bạn muốn được xét nghiệm cơ bị chi phối bởi tính tự chủ, tính dễ bị tổn thương, vai
(kỹ năng). trò giới, văn hoá và các áp lực từ bạn đồng lứa
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Phân tích tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng
8 quyết định của một người để giảm thiểu nguy cơ khi
quan hệ tình dục (kiến thức);
▶▶ Nhận thức được việc cô lập và phân biệt đối xử với các
nhóm trong xã hội làm tăng nguy cơ họ bị lây nhiễm
HIV và các bệnh VNLTQĐTD (thái độ);
▶▶ Xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân nhằm đảm bảo
sức khoẻ và hạnh phúc của mình (kỹ năng);
▶▶ Biết cách tiếp cận BCS (kỹ năng).

Ý tưởng chủ đạo: Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ


tình dục có thể cung cấp BCS, xét nghiệm và điều
trị HIV; một số nơi có thể cung cấp các dịch vụ PrEP,
PEP hoặc cắt bao quy đầu, cũng như các dịch vụ xét
nghiệm và điều trị các bệnh VNLTQĐTD, tránh thai
và bạo lực trên cơ sở giới, để có thể giúp mọi người
đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV, tiếp cận các biện
pháp xét nghiệm và điều trị khi cần thiết
Với chủ đề này, người học sẽ có khả năng:
▶▶ Đánh giá các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tình dục vừa
phòng chống vừa giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV
(kiến thức);
▶▶ Nhận diện những nơi các cá nhân có thể xét nghiệm HIV
và tiếp cận các dịch vụ khác, bao gồm PrEP và PEP, một
cách an toàn và đảm bảo bí mật (kiến thức).

80
Nolte Lourens/Shutterstock.com

6
Biện pháp hỗ trợ và
hoạch định kế hoạch
triển khai GDGTTDTD
6 - Biện pháp hỗ trợ và hoạch định kế hoạch triển khai chương trình GDGTTDTD

6 - Biện pháp hỗ trợ và hoạch định kế hoạch triển


khai chương trình GDGTTDTD
Phần này đưa ra các lập luận để giúp các bên liên quan có thể chứng minh sự
cần thiết của các chương trình GDGTTDTD. Ngoài ra, phần này cũng trình bày
cách thức để các đối tác có thể tham gia hỗ trợ việc lập kế hoạch và triển khai
GDGTTDTD, cả ở trong và ngoài nhà trường, và cung cấp cái nhìn tổng quan về
các đơn vị cần tham gia vào chương trình và vai trò cũng như đóng góp của họ.

6.1 Nâng cao cam kết triển khai GDGTTDTD như nghiên cứu về các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến nguy cơ và tính
dễ bị tổn thương trước HIV và các bệnh VNLTQĐTD. Trong trường
Bất chấp việc cần có các chương trình GDGTTDTD hiệu quả và rất rõ hợp lí tưởng, các bằng chứng cần bao gồm cả các thông tin từ nguồn
ràng và cấp thiết, nhưng GDGTTDTD vẫn còn chưa được triển khai số liệu chính thống và thông tin thu được từ sự tham gia của nhóm
ở nhiều nước trên thế giới. Có nhiều lý do giải thích cho vấn đề này, đối tượng mục tiêu, theo cả hình thức định tính lẫn định lượng; việc
trong đó có cả việc vấp phải hoặc dự báo có sự phản đối các chương phân tách theo giới và giới tính được thể hiện trong tất cả các số
trình này do hiểu nhầm về bản chất, mục đích và tác động của GDGT. liệu như về tuổi và trải nghiệm của lần quan hệ tình dục đầu tiên, về
Sự phản đối này, dù là có thật hay không, đều cần được giải quyết để động năng của các mối quan hệ, về bạo lực trên cơ sở giới bao gồm
GDGTTDTD được lồng ghép vào chương trình nghị sự. cả cưỡng hiếp, ép buộc hoặc bóc lột, về thời gian và số lượng các
mối quan hệ diễn ra trong cùng một thời gian, về sử dụng BCS và các
Các lập luận dưới đây có thể giúp thiết lập cơ sở vững chắc lý giải
biện pháp tránh thai hiện đại và về sử dụng các dịch vụ y tế sẵn có.
việc cần thiết phải giới thiệu và triển khai GDGTTDTD trên toàn quốc:
Tận dụng các bằng chứng sẵn có cho thấy tầm quan trọng của các
Sử dụng các bằng chứng thể hiện nhu cầu thực tế của thanh bài học GDGTTDTD trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của
thiếu niên trong bối cảnh quốc gia/địa phương: Các bằng chứng học sinh nói riêng và của giới trẻ nói chung.
cần bao gồm số liệu địa phương về tình trạng lây nhiễm HIV, các
Sử dụng các khung và hiệp định quốc tế, khu vực và địa phương ủng
viêm nhiễm lây truyền qua đường tình dục (VNLTQĐTD) khác, mang
hộ GDGTTDTD: Nhiều khu vực đã thể hiện sự đi đầu trong xây dựng và
thai tuổi vị thành niên và các mô hình về hành vi tình dục trong
triển khai các chương trình GDGTTDTD, ví dụ như nâng cao quyết tâm
thanh thiếu niên, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương nhất, cũng
chính trị, tăng cường phát triển và đầu tư vào các chương trình GDGTTDTD.

Hộp 2. Ví dụ về các tiêu chuẩn và hiệp ước quốc tế của các nước thành viên Liên Hợp Quốc liên quan đến GDGTTDTD
Chương trình Hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và báo
cáo các hội nghị đánh giá kêu gọi Chính phủ các nước: “dành sự quan tâm đầy đủ nhằm đáp ứng các nhu cầu giáo dục, thông
tin, dịch vụ SKTD-SKSS của thanh thiếu niên, tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật của các em mà không có sự phân biệt đối
xử, cung cấp cho các em giáo dục toàn diện dựa trên các bằng chứng về giáo dục giới tính và tình dục, SKTD-SKSS, quyền con
người và bình đẳng giới, để các em có thể cư xử một cách tích cực và có trách nhiệm đối với giới tính và tình dục của mình.”
Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững đến năm 2030, bao gồm các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) nhằm:
“Đảm bảo cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi (SDG3); Đảm bảo giáo dục có chất lượng
một cách công bằng và hiệu quả, đồng thời nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho mọi người (SDG4); Đạt được bình đẳng
giới và tăng quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái (SDG5).”
Hội đồng Quyền con người kêu gọi các quốc gia: “Biên soạn và triển khai các CTGD và tài liệu giảng dạy, trong đó có
GDGTTDTD, dựa trên thông tin chính xác và đầy đủ, dành cho tất cả trẻ vị thành niên và thanh niên, theo cách thức phù
hợp với mức độ phát triển của các em.”
Uỷ ban về Quyền Trẻ em hối thúc các quốc gia: “Giáo dục SKTD-SKSS phù hợp với lứa tuổi, mang tính toàn diện và hoà nhập,
dựa trên các bằng chứng khoa học và qui chuẩn về quyền con người, được phát triển với sự tham gia của vị thành niên và thanh
niên, cần phải là một phần của CTGD bắt buộc trong nhà trường và vươn tới cả các trẻ vị thành niên không đi học”.
Uỷ ban về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá khuyến nghị: “Việc đảm bảo các quyền SKTD-SKSS yêu cầu các quốc gia
thành viên đáp ứng nghĩa vụ của mình, như quyền được giáo dục về giới tính, tình dục và sinh sản một cách toàn diện,
không phân biệt đối xử, dựa trên bằng chứng, mang tính chính xác về khoa học và phù hợp với lứa tuổi”
Xem thêm Phụ lục I: Các công ước, nghị quyết, tuyên bố và thoả thuận quốc tế liên quan tới giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (GDGTTDTD).

82
6 - Biện pháp hỗ trợ và hoạch định kế hoạch triển khai chương trình GDGTTDTD

 Các nước Tây Âu đã tiên phong trong việc triển khai các  hu vực châu Á - Thái Bình Dương có môi trường chính
K
chương trình GDGTTDTD trong nhà trường từ 50 năm trước. sách rất thuận lợi để triển khai CTGD về HIV, và hầu hết các
Các nước như Thuỵ Điển, Na Uy và Hà Lan từ lâu đã triển nước trong khu vực đều lồng ghép trọng tâm GDGTTDTD
khai chương trình GDGTTDTD trong trường học, và có tỷ lệ trong các chiến lược quốc gia về phòng chống HIV
sinh tuổi vị thành niên thấp hơn đáng kể so với các nước ở (UNESCO, 2012). Hội nghị Dân số và Phát triển châu Á - Thái
Đông Âu và Trung Á, nơi mà tình dục và SKTD-SKSS vẫn còn Bình Dương đã thông qua một cam kết vào năm 2013 nhấn
là những vấn đề nhạy cảm và không được thảo luận rộng mạnh đảm bảo SKTD-SKSS cho tất cả mọi người, đặc biệt
rãi trong nhà trường. Ví dụ, kết quả nghiên cứu tại E-xtô- cho nhóm dân số nghèo nhất và yếu thế nhất (ESCAP, 2013).
ni-a cho thấy có mối tương quan chặt chẽ theo thời gian
giữa sự phát triển GDGTTDTD và sự cải thiện một cách ổn Chia sẻ các tranh luận về tầm quan trọng của tình trạng
định các chỉ số sức khoẻ tình dục trong lứa tuổi thanh thiếu toàn vẹn về cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ em và thanh
niên. Những cải thiện gần đây ở nước này về các chỉ số như thiếu niên: Học về cảm xúc – kỹ năng xã hội là một phần
tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, tỷ lệ phá thai và tỷ lệ nhiễm không thể thiếu của giáo dục, góp phần đảm bảo các đầu ra
HIV được cho là kết quả của việc triển khai chương trình về nhận thức và cuộc sống tốt đẹp của học sinh. Bên cạnh đó,
GDGTTDTD bắt buộc trong nhà trường, kết hợp với sự phát các nội dung này thúc đẩy các hành vi xã hội tích cực như lòng
triển các dịch vụ sức khoẻ tình dục thân thiện với vị thành tốt, chia sẻ và cảm thông; cải thiện thái độ của học sinh đối
niên và thanh niên (UNESCO, 2011a). với trường học và giảm trầm cảm hoặc căng thẳng trong học
sinh (Durlak & cộng sự, 2011; OECD, 2017). Các chương trình
 Tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, các bộ trưởng y tế và giáo GDGTTDTD giúp phát triển các kỹ năng có mối liên hệ chặt
dục đã tuyên bố cam kết triển khai GDGTTDTD tại Tuyên bố chẽ với việc học cảm xúc – kỹ năng xã hội một cách hiệu quả,
Bộ trưởng về Phòng, chống thông qua Giáo dục ký kết năm bao gồm nhận thức về bản thân, quản lý bản thân, nhận thức
2008. Chính phủ các nước cam kết đảm bảo sự phối hợp liên xã hội, kỹ năng thiết lập các mối quan hệ và ra quyết định có
ngành và thống nhất thực hiện và củng cố “các chiến lược trách nhiệm.
liên ngành triển khai GDGTTDTD và thúc đẩy sức khoẻ tình
dục, trong đó có phòng chống HIV/VNLTQĐTD” (UNESCO,
2015a). Trọng tâm của Tuyên bố về sự phối hợp giữa ngành
Giải đáp các thắc mắc và quan ngại về GDGTTDTD
y tế và giáo dục đã đánh dấu bước ngoặt trong công tác Bảng 3 trình bày những hiểu nhầm và quan ngại phổ biến
quốc gia về chính sách và nội dung GDGTTDTD; cung cấp thường được đưa ra về chương trình GDGTTDTD, đồng thời
các dịch vụ SKTD-SKSS dễ tiếp cận hơn cho giới trẻ và có sự gợi ý cách giải đáp các thắc mắc và quan ngại này. Hiểu rõ các
kết nối trong các dịch vụ. thắc mắc này cũng cũng như các giải đáp là rất quan trọng,
vì các chuyên viên ở Bộ Y tế và Giáo dục, hiệu trưởng và giáo
 Tương tự, tại khu vực Đông Phi và Nam Phi, các chính trị
viên các trường học có thể không chắc chắn về việc ngành
gia khẳng định quyết tâm chính trị đảm bảo việc tiếp cận
giáo dục hay y tế cần phải triển khai GDGTTDTD, hoặc ngần
GDGTTDTD, như được thể hiện tại Cam kết Bộ trưởng của
ngại trong việc thực hiện các chương trình GDGTTDTD do
các nước Đông Phi và Nam Phi về GDGT và tình dục toàn
thiếu kỹ năng hoặc thiếu sự tự tin cần thiết để làm các chương
diện và dịch vụ SKTD-SKSS cho vị thành niên và thanh
trình này. Các giá trị cá nhân và chuyên môn của bản thân
niên. Cam kết quan trọng này áp dụng cách tiếp cận phù
giáo viên cũng có thể xung đột với một số vấn đề mà họ được
hợp theo văn hoá địa phương và khẳng định ưu tiên đảm
yêu cầu phải thảo luận trong chương trình, hoặc các chuyên
bảo tất cả vị thành niên và thanh niên có thể tiếp cận được
gia giáo dục có thể cần được hướng dẫn rõ ràng về các nội
GDGTTDTD có chất lượng cao, toàn diện và tập trung vào
dung họ cần phải dạy và cách thức giảng dạy.
KNS, cũng như các dịch vụ SKTD-SKSS và HIV thân thiện với
vị thành niên và thanh niên (UNESCO, 2013b).

83
6 - Biện pháp hỗ trợ và hoạch định kế hoạch triển khai chương trình GDGTTDTD

Bảng 3. Các thắc mắc và quan ngại phổ biến về GDGTTDTD


Thắc mắc/quan ngại Giải đáp

▶▶ GDGTTDTD dẫn tới quan ▶▶ Các nghiên cứu trên khắp thế giới chỉ ra rằng GDGT hiếm khi dẫn tới hành vi quan hệ tình
hệ tình dục sớm hơn dục sớm hơn. Nghiên cứu cho thấy GDGTTDTD không có tác động trực tiếp tới độ tuổi bắt
đầu quan hệ tình dục, hoặc thậm chí còn giúp giới trẻ quan hệ tình dục muộn hơn và có
trách nhiệm hơn. Để biết thêm thông tin, xem phần 4.

▶▶ GDGTTDTD làm cho trẻ ▶▶ Các bằng chứng cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên hưởng lợi từ việc tiếp nhận thông tin
em mất đi sự “ngây thơ” chính xác, khoa học, không mang tính định kiến và phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát
của mình triển, được thực hiện theo một tiến trình có kế hoạch từ khi các em bắt đầu đi học. Không
có GDGTTDTD, trẻ em và thanh thiếu niên có thể dễ bị tổn thương bởi các thông điệp trái
ngược và thậm chí có hại từ bạn đồng lứa, phương tiện truyền thông hoặc các nguồn thông
tin khác. GDGT có chất lượng sẽ cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác với trọng tâm về
các giá trị và mối quan hệ tích cực. GDGT không chỉ là về quan hệ tình dục mà còn cung cấp
thông tin về cơ thể con người, tuổi dậy thì, các mối quan hệ, KNS, v.v.

▶▶ GDGTTDTD đi ngược lại ▶▶ Hướng dẫn này nhấn mạnh tới vận động sự tham gia và ủng hộ của những người nắm giữ
giá trị văn hoá hoặc tôn các giá trị văn hoá trong cộng đồng để điều chỉnh nội dung cho phù hợp với văn hoá địa
giáo phương. Các bên liên quan chính, trong đó có cả những người có thẩm quyền trong các tổ
chức tôn giáo, có thể hỗ trợ các nhà biên soạn và triển khai chương trình hiểu được những
giá trị văn hoá và tôn giáo cốt lõi, vì niềm tin tôn giáo sẽ giúp họ biết cần làm gì với kiến
thức mà họ đang nắm giữ. Hướng dẫn này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi các
chuẩn mực xã hội và thực hành có hại không phù hợp với quyền con người hoặc làm tăng
khả năng bị tổn thương và nguy cơ, đặc biệt đối với trẻ em gái và nữ vị thành niên hoặc các
nhóm yếu thế khác.

▶▶ GDGT cho thanh thiếu ▶▶ Là nguồn truyền tải thông tin, hỗ trợ và chăm sóc chính, giúp định hình cho trẻ cách tiếp
niên là vai trò của cha mẹ cận lành mạnh đối với kiến thức về giới tính, tình dục và các mối quan hệ, cha mẹ và người
và người thân trong gia thân trong gia đình đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, thông qua Bộ Giáo dục,
đình nhà trường và giáo viên, Chính phủ có thể hỗ trợ và bổ sung cho vai trò của cha mẹ và gia
đình bằng cách triển khai CTGD toàn diện cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên trong một
môi trường học tập an toàn, cũng như cung cấp các công cụ và tài liệu cần thiết để xây dựng
chương trình GDGTTDTD có chất lượng.

▶▶ Cha mẹ học sinh sẽ phản ▶▶ Cha mẹ đóng vai trò chủ chốt định hình các thái độ và hành vi có liên quan đến bản
đối việc dạy GDGT trong dạng giới cũng như các mối quan hệ về tình dục và xã hội của trẻ. Việc các cha mẹ phản
nhà trường đối chương trình GDGTTDTD trong nhà trường thường là do lo sợ và thiếu thông tin về
GDGTTDTD và tác động của nó, vì họ muốn đảm bảo các thông điệp về tình dục và SKTD-
SKSS phải bắt nguồn từ hệ thống giá trị gia đình. Các chương trình GDGTTDTD không có ý
định thay thế vai trò này của cha mẹ, thậm chí còn thúc đẩy vai trò này, cũng như khuyến
khích sự tham gia và hỗ trợ các cha mẹ.
▶▶ Hầu hết cha mẹ học sinh là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất các chương trình GDGT có
chất lượng trong nhà trường. Nhiều cha mẹ đánh giá cao sự hỗ trợ từ bên ngoài giúp họ tiếp
cận và thảo luận về “các vấn đề tình dục” với con mình, cách ứng xử trong các tình huống
khó xử (ví dụ như khi trẻ xem phim khiêu dâm trên Internet hoặc bị bắt nạt trên mạng xã
hội) và cách tiếp cận và cung cấp thông tin chính xác.

▶▶ GDGTTDTD có thể đem ▶▶ Trẻ em cũng cần được nhận thông tin phù hợp với lứa tuổi. Hướng dẫn này được xây dựng dựa
lại lợi ích cho thanh thiếu trên nguyên tắc nội dung phải phù hợp với lứa tuổi và mức độ phát triển, được thể hiện thông
niên, nhưng không phù qua nhóm các mục tiêu học tập tại Phần 5. Bên cạnh đó, Hướng dẫn này đảm bảo tính linh hoạt
hợp với trẻ em cho phép điều chỉnh phù hợp với bối cảnh địa phương và cộng đồng và bao trùm nhiều mối
quan hệ, chứ không phải chỉ có mối quan hệ tình dục. Trẻ em có thể nhận diện và nhận thức
được các mối quan hệ này từ trước khi có hành vi tình dục, do đó cần được trang bị các kỹ năng
và kiến thức để hiểu về cơ thể, các mối quan hệ và cảm xúc của bản thân từ khi còn bé.
▶▶ Hướng dẫn này tạo nền tảng giúp trẻ em có được một tuổi thơ lành mạnh với việc cung cấp
một môi trường an toàn để trẻ có thể đọc tên chính xác các bộ phận cơ thể; hiểu các nguyên
tắc và thực tế về quá trình sinh sản của con người; khám phá các mối quan hệ gia đình và cá
nhân; học về cách giữ an toàn cho bản thân, phòng chống và báo cáo nếu bị lạm dụng tình
dục, v.v. GDGTTDTD cũng tạo cơ hội cho trẻ trở nên tự tin hơn khi học về các cảm xúc và kỹ
năng quản lý bản thân (ví dụ như về vệ sinh cá nhân, cảm xúc, hành vi), nhận thức xã hội (ví
dụ như cảm thông), kỹ năng xây dựng các mối quan hệ (ví dụ như các mối quan hệ tích cực,
xử lý xung đột) và kỹ năng quyết định có trách nhiệm (ví dụ như có các lựa chọn mang tính
xây dựng và đạo đức). Các chủ đề này được giới thiệu lần lượt phù hợp với lứa tuổi và mức
độ phát triển của trẻ.

84
6 - Biện pháp hỗ trợ và hoạch định kế hoạch triển khai chương trình GDGTTDTD

▶▶ Giáo viên có thể cảm ▶▶ Các giáo viên được đào tạo kĩ lưỡng, ủng hộ chương trình và có nhiệt huyết đóng vai trò chủ chốt trong
thấy không thoải mái các chương trình GDGTTDTD có chất lượng cao. Giáo viên thường phải đối mặt với những câu hỏi về tuổi
hoặc thiếu kỹ năng dạy dậy thì, các mối quan hệ và tình dục từ học sinh trong lớp học, và họ cần biết cách giải đáp những câu hỏi
GDGTTDTD này một cách an toàn và phù hợp.
▶▶ Các chính sách và giáo trình đào tạo rõ ràng của nhà trường và ngành giáo dục sẽ cung cấp các hỗ trợ cho
giáo viên. Tương tự là các hoạt động đào tạo bồi dưỡng chuyên môn chính thống tại các cơ sở đào tạo
trước và trong quá trình làm việc của giáo viên, và sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường. Giáo viên cần
phải được khuyến khích phát triển các kỹ năng và sự tự tin thông qua việc nhấn mạnh đưa GDGTTDTD vào
CTGD chính thức cũng như có được sự ủng hộ và phát triển chuyên môn được nhấn mạnh hơn.

▶▶ Giảng dạy GDGTTDTD là ▶▶ Việc giảng dạy và thảo luận về tình dục có thể là một vấn đề khó tại những cộng đồng và nền văn hóa
quá khó đối với giáo viên có các thông điệp tiêu cực và mâu thuẫn về giới tính, giới và tình dục. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên và
các nhà giáo dục có kỹ năng tạo sự đồng cảm với người học, kỹ năng lắng nghe chủ động giúp xác
định các nhu cầu và quan ngại của học sinh, cũng như kỹ năng truyền tải thông tin. Giáo viên có thể
được tập huấn nội dung GDGTTDTD thông qua các biện pháp có sự tham gia nhưng không nên được
mong đợi là có thể trở thành các chuyên gia về giới tính và tình dục. Tập huấn về GDGTTDTD có thể
được đưa vào chương trình đào tạo sư phạm hoặc bồi dưỡng chuyên môn.

▶▶ GDGTTDTD đã được thực ▶▶ Sử dụng Hướng dẫn này là cơ hội để đánh giá và củng cố CTGD, kỹ năng sư phạm và bằng chứng dựa
hiện trong các môn học trên sự thay đổi nhanh chóng của lĩnh vực GDGTTDTD, và đảm bảo nhà trường thực hiện giảng dạy
khác (sinh học, KNS, giáo đầy đủ tất cả các chủ đề và mục tiêu học tập, kể cả khi kiến thức được phân bổ dàn trải trong nhiều
dục công dân) môn. Ngoài ra, chương trình GDGTTDTD hiệu quả bao gồm các kết quả học tập về thái độ và kỹ năng
mà có thể không có trong các môn học khác

▶▶ GDGT nên thúc đẩy các ▶▶ Hướng dẫn này được xây dựng với cách tiếp cận dựa trên quyền con người nhấn mạnh tới các giá trị
giá trị tích cực và trách như tôn trọng, chấp nhận, bình đẳng, cảm thông, trách nhiệm và có đi có lại trong sự gắn bó chặt chẽ
nhiệm tới các quyền con người nói chung. Điều quan trọng là cách tiếp cận toàn diện về GDGT phải có trọng
tâm về các giá trị và trách nhiệm. GDGTTDTD tạo cơ hội cho người học đánh giá và làm rõ các giá trị và
thái độ của bản thân đối với nhiều vấn đề khác nhau.

▶▶ Thanh thiếu niên đã biết ▶▶ Internet và mạng xã hội có thể là những cách tốt giúp thanh thiếu niên tiếp cận thông tin và trả lời
mọi thứ về giới tính và những thắc mắc về giới tính và tình dục. Thanh thiếu niên cũng thường sử dụng các trang trực tuyến
tình dục thông qua mạng (bao gồm mạng xã hội) vì không thể tiếp cận các thông tin này một cách nhanh chóng và thuận tiện
Internet và mạng xã hội ở các nguồn khác. Tuy nhiên, các trang trực tuyến không phải lúc nào cũng cung cấp thông tin phù
hợp với lứa tuổi dựa trên bằng chứng mà thậm chí còn có thể truyền tải các thông điệp có tính định
kiến và bóp méo thông tin. Khi đó, các em sẽ khó có thể phân biệt giữa thông tin chính xác và không
chính xác. Cho dù có thể cung cấp rất nhiều thông tin, các trang này không tạo ra không gian cho các
em thảo luận, suy ngẫm và tranh luận về các vấn đề, cũng như không phát triển các kỹ năng phù hợp.
GDGTTDTD trở thành một diễn đàn cho các em hiểu và nhận thức được về các hình ảnh, thông lệ,
chuẩn mực và trao đổi về các nội dung liên quan đến giới tính và tình dục mà các em xem trên mạng
xã hội và phim ảnh khiêu dâm. GDGTTDTD cũng tạo cơ hội để các em học về các khía cạnh của giới
tính và tình dục mà không được thể hiện trong phim ảnh, như sự tương đồng về xúc cảm, sự đồng
thuận và thảo luận về các biện pháp tránh thai hiện đại. GDGTTDTD cũng có thể giúp các em sử dụng
Internet và mạng xã hội một cách an toàn và nhận diện các thông tin chính xác phù hợp với thực tế.

▶▶ Những người có thẩm ▶▶ Những người có thẩm quyền trong các tổ chức tôn giáo đóng vai trò đặc biệt để thúc đẩy GDGTTDTD
quyền trong các tổ chức trong nhà trường. Các tổ chức tôn giáo có thể giúp nhóm biên soạn và triển khai chương trình tiếp cận
tôn giáo có thể không những người có thẩm quyền trong các tổ chức tôn giáo để thảo luận về sức khoẻ tình dục và GDGT. Với
ủng hộ GDGT vai trò hình mẫu, người dìu dắt và vận động, những người có thẩm quyền trong các tổ chức tôn giáo
có vị trí là những đại sứ từ cộng đồng tôn giáo đảm bảo hạnh phúc cho giới trẻ. Các em tìm kiếm sự dìu
dắt về đạo đức phù hợp với cuộc sống của các em, và tất cả đều có quyền tiếp nhận thông tin đáng tin
cậy và hướng dẫn về giới tính và tình dục, điều sẽ cho phép các em hình thành các mối quan hệ lành
mạnh về cảm xúc và thể chất. GDGT không chính xác và không đầy đủ thông tin, phớt lờ thực tế cuộc
sống của trẻ vị thành niên, khiến các em gặp nguy cơ không cần thiết về bệnh tật và mang thai ngoài ý
muốn và trên hết đe doạ sinh mạng và nhân phẩm của các em. Nhiều cộng đồng tôn giáo đã chỉ ra bài
học kinh nghiệm, giống như kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, thanh thiếu niên có xu hướng trì hoãn
hành vi tình dục khi được GDGT với nội dung tập trung vào kỹ năng ra quyết định có trách nhiệm và
tôn trọng lẫn nhau trong các mối quan hệ (UNESCO, 2009).

▶▶ GDGTTDTD là “vẽ đường ▶▶ Nguyên tắc cốt lõi của Hướng dẫn này là tất cả mọi người đều có quyền tiếp nhận thông tin chính xác
cho hươu chạy” - sẽ thúc và dịch vụ có chất lượng nhằm đạt được tiêu chuẩn cao nhất có thể về sức khoẻ và hạnh phúc, mà
đẩy thanh niên học đòi không bị ảnh hưởng bởi định kiến về hành vi tình dục, xu hướng tình dục, bản dạng giới hoặc trạng
các cách sống khác biệt thái sức khoẻ. Hướng dẫn này có cách tiếp cận dựa trên quyền con người và tập trung vào giới, công
nhận mỗi người đều có một cách riêng thể hiện bản thân mình mà đôi khi không tuân theo chuẩn
mực cứng nhắc về giới hoặc chuẩn mực xã hội hàm chứa những định kiến, như là về hành vi tình dục,
xu hướng tình dục hoặc bản dạng giới. Hướng dẫn này không ủng hộ hoặc thúc đẩy bất kỳ lối sống cụ
thể nào mà chỉ hướng tới đảm bảo sức khoẻ và hạnh phúc cho tất cả mọi người

85
6 - Biện pháp hỗ trợ và hoạch định kế hoạch triển khai chương trình GDGTTDTD

Vai trò của các bên liên quan trong chỉ đạo và cam 6.2 Hỗ trợ công tác lập kế hoạch và triển
kết triển khai GDGTTDTD khai chương trình GDGTTDTD
Ở cấp quốc gia, các bộ phụ trách về giáo dục, y tế và giới đóng một Công tác lập kế hoạch và triển khai các chương trình
vai trò cực kỳ quan trọng đưa ra chính sách và thể hiện cam kết GDGTTDTD trong và ngoài nhà trường nên có sự tham gia
chính trị nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi thúc đẩy GDGTTDTD. của tất cả các bên liên quan ở nhiều cấp độ. Các cơ quan
Đồng thời, các bộ này cũng đóng vai trò đầu mối chính trong xây chức năng ở cấp quốc gia và khu vực, trường học và cộng
dựng sự đồng thuận giữa các bộ phận khác nhau của Chính phủ và đồng nên tham gia ở các khâu và mức độ khác nhau trong
xã hội dân sự liên quan tới phát triển và triển khai GDGT. hoạch định chính sách quốc gia; cập nhật CTGD; hình thành
các cơ chế và kế hoạch triển khai CTGD mới. Phần dưới đây
Các bên liên quan khác có thể tham gia chỉ đạo và cam kết triển sẽ hướng dẫn cách chủ thể các cấp hỗ trợ công tác xây dựng
khai GDGTTDTD bao gồm cha mẹ học sinh và các hội cha mẹ - và triển khai GDGTTDTD, cả ở trong và ngoài nhà trường.
giáo viên; chuyên gia giáo dục và các viện giáo dục, trong đó có
giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, thanh tra nhà trường
và các học viện; những người có thẩm quyền trong các tổ chức Cấp quốc gia và khu vực
tôn giáo; công đoàn giáo dục; các nhà nghiên cứu; những
Ở một số nước, Bộ Giáo dục đã thành lập Hội đồng Tư vấn
người có thẩm quyền ở cộng đồng địa phương, các nhóm
Quốc gia hoặc/và Ban Công tác để tư vấn hoạch định các
LGBTI; các tổ chức phi chính phủ, bao gồm những tổ chức về
chính sách liên quan, cải thiện CTGD quốc gia, cũng như hỗ
quyền và SKTD-SKSS của giới trẻ; người sống với HIV; phương
trợ việc xây dựng và triển khai các chương trình GDGTTDTD.
tiện truyền thông (địa phương và quốc gia); và các nhà tài trợ.
Các thành viên hội đồng và uỷ ban có thể thường tham gia
vào các nỗ lực vận động và nâng cao nhận thức; xem xét tài
Vai trò của những “nhà vô địch”
liệu dự thảo và những thay đổi đưa ra đối với CTGD và chính
Sự tham gia của các “nhà vô địch” có thể giúp tăng cường nhận sách quốc gia; xây dựng một kế hoạch hoạt động toàn diện
thức và thúc đẩy cách tiếp cận tích cực đối với GDGT. Các “nhà cho việc triển khai trong lớp học, cũng như xây dựng các kế
vô địch” là những người có thể gây ảnh hưởng trong xã hội. Họ hoạch giám sát và đánh giá. Ở cấp chính sách, một chính sách
là những chính trị gia, người nổi tiếng, giới trẻ, những người có quốc gia tốt về GDGTTDTD có thể được gắn kết chặt chẽ với
thẩm quyền trong các tổ chức tôn giáo và những người khác đến các kế hoạch của ngành giáo dục, cũng như kế hoạch chiến
từ cả trong và ngoài lĩnh vực giáo dục mà tin vào tầm quan trọng lược quốc gia và khung chính sách về HIV và SKTD-SKSS.
của GDGTTDTD. Họ hiểu được bối cảnh địa phương và được cộng
đồng quý trọng. Thông qua mạng lưới của mình, họ có thể tổ chức
Cấp nhà trường
vận động ở cấp quốc gia hoặc địa phương, trong quốc hội, trong
trường học hoặc cộng đồng; trả lời báo chí; và sử dụng mạng xã Vai trò của ban giám hiệu và quản lý nhà trường: Nhìn
hội để nâng cao nhận thức về tác động tích cực của GDGTTDTD chung, một môi trường học đường tích cực sẽ tạo thuận lợi
đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên. cho việc triển khai toàn bộ chương trình và do đó nâng cao
tính hiệu quả của chương trình đó (Picot & cộng sự, 2012
Hộp 3. Sự tham gia của giới trẻ trong vận động và triển trong UNESCO, 2016c). Ban giám hiệu và quản lý nhà trường
khai GDGTTDTD có thể góp phần tạo ra sự khác biệt như sau:

Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em thừa nhận quyền ▶▶ Đóng vai trò lãnh đạo và quản lý: Ban giám hiệu nhà
tham gia: “để thể hiện … quan điểm một cách tự do về tất cả trường được mong đợi sẽ đi đầu trong thúc đẩy và ủng
các vấn đề ảnh hưởng đến [các em] … được cân nhắc phù hợp hộ GDGTTDTD, cũng như tạo môi trường phù hợp để
với lứa tuổi và mức độ chín chắn [của các em].” (Điều 12). Ngoài triển khai GDGTTDTD và đáp ứng nhu cầu của thanh thiếu
ra, Chương trình Hành động 1994 của ICPD, báo cáo năm 2012 niên. Từ góc độ lớp học, giáo viên được khuyến khích
của Ủy ban Dân số và Phát triển và Chương trình Hành động hướng dẫn trẻ em và thanh thiếu niên nâng cao nhận
Quốc tế về Giới trẻ (được Liên Hợp Quốc thông qua năm 2007)
thức về giới tính và tình dục thông qua quá trình khám
cũng đặc biệt nhấn mạnh quyền của thanh thiếu niên tham gia
phá, học tập và phát triển bản thân. Trong hoàn cảnh xảy
vào các chương trình sức khoẻ sinh sản. Thanh thiếu niên có thể
đóng nhiều vai trò thúc đẩy, phát triển, triển khai và đánh giá ra xung đột hoặc nhiều nguy cơ, khả năng lãnh đạo của
các chương trình GDGTTDTD (Kirby, 2009). Các bằng chứng từ cán bộ quản lý và giáo viên có thể tạo ra sự khác biệt giữa
những nghiên cứu thực tiễn về các chương trình can thiệp cho một chương trình can thiệp thành công và thất bại.
thấy việc áp dụng các ý tưởng, sự kết nối và chuyên môn của
thanh thiếu niên trong các hoạt động giúp tăng cường phạm vi,
tính hấp dẫn, phù hợp và hiệu quả của các biện pháp can thiệp.
(Jennings & cộng sự, 2006; Liên minh SKTD-SKSS, 2016; Villa-
Torres và Svanemyr, 2015; IPPF, 2016)..

86
6 - Biện pháp hỗ trợ và hoạch định kế hoạch triển khai chương trình GDGTTDTD

▶▶ Xây dựng hoặc củng cố các chính sách thúc đẩy hiệu quả, họ cần phải cảm thấy nhận được sự hỗ trợ từ hệ
GDGTTDTD: Tính chất nhạy cảm và đôi khi gây tranh cãi thống khuôn khổ pháp lý, Ban giám hiệu nhà trường và chính
của GDGTTDTD đòi hỏi cần có các chính sách và pháp quyền địa phương, đồng thời có thể tham gia các khóa tập
luật mang tính hỗ trợ và hòa nhập nhằm khẳng định việc huấn và tiếp cận các nguồn lực cần thiết. GDGTTDTD không
triển khai GDGTTDTD là vấn đề chính sách thể chế chứ phải là nỗ lực hoặc trách nhiệm của riêng giáo viên nào, mà là
không phải là quyết định cá nhân. GDGTTDTD khi được nỗ lực chung của tất cả các nhà giáo dục giúp đỡ lẫn nhau và
triển khai trong khuôn khổ hướng dẫn hoặc chính sách chia sẻ kinh nghiệm triển khai chương trình GDGTTDTD. Giáo
trên toàn quốc và nhà trường sẽ có nhiều lợi thế, ví dụ viên chịu trách nhiệm giảng dạy GDGTTDTD cũng cần được
như hình thành thể chế để triển khai các chương trình tập huấn các kỹ năng cần thiết để đề cập đến giới tính và tình
GDGTTDTD; phòng ngừa và giải quyết các vấn đề nhạy dục một cách chính xác và rõ ràng, cũng như sử dụng các
cảm liên quan đến việc triển khai GDGTTDTD; thiết lập phương pháp giảng dạy chủ động và có sự tham gia.
tiêu chuẩn về bảo mật; thiết lập tiêu chuẩn về hành vi phù
hợp; bảo vệ và giúp đỡ giáo viên chịu trách nhiệm triển Vai trò của những người cung cấp dịch vụ y tế và các nhân
khai GDGTTDTD; và nếu cần thiết, bảo vệ hoặc nâng cao viên nhà trường khác trong trường học: Kết hợp GDGTTDTD
vị thế của giáo viên trong trường học và cộng đồng. và các dịch vụ liên quan được cho là cách thức hiệu quả đảm
bảo SKTD-SKSS thanh thiếu niên (UNESCO, 2015a; Hadley &
Tuy một số vấn đề nêu trên đã được đề cập trong các chính cộng sự, 2016). Ví dụ, y tá nhà trường có thể cung cấp thêm
sách nhà trường hiện hành, nhưng trong trường hợp chưa thông tin và tư vấn cho học sinh, hỗ trợ các hoạt động lớp học
có sự hướng dẫn cụ thể, một chính sách về GDGTTDTD sẽ và chỉ dẫn trẻ em và thanh thiếu niên tới các dịch vụ SKTD-
làm rõ và củng cố cam kết của nhà trường đối với: SKSS ngoài nhà trường hoặc các dịch vụ khác. Tất cả các nhân
viên nhà trường khác, ví dụ như nhân viên lao công, phải nhận
• chương trình được triển khai bởi giáo viên đã qua đào tạo; thức được các chính sách và nguyên tắc về GDGTTDTD và bảo
• sự tham gia của cha mẹ; vệ trẻ em, cũng như hướng dẫn liên quan đến thanh thiếu
• thúc đẩy bình đẳng giới và không phân biệt đối xử niên sống với HIV, LGBTI và các nhóm khác.
không phân biệt giới tính, giới, xu hướng tình dục và
Vai trò của học sinh trong nhà trường: Học sinh cần đóng
bản dạng giới, và tôn trọng quyền của mọi người học;
vai trò chủ động thúc đẩy GDGTTDTD. Hội sinh viên, các nhóm
• phân bổ nguồn lực tài chính và nhân lực để hỗ trợ triển sinh viên khác và lãnh đạo giới trẻ nên được khuyến khích chủ
khai GDGTTDTD; động đóng góp ý kiến cho việc thiết kế, giám sát và đánh giá
• thiết lập các cơ chế nhằm giải đáp thắc mắc/quan ngại các chương trình GDGTTDTD; thu thập thông tin về nhu cầu
của cha mẹ; của bạn đồng lứa để chứng minh sự cần thiết của GDGTTDTD;
• hỗ trợ học sinh mang thai có thể tiếp tục học tập; hoặc khởi động đối thoại với cha mẹ và các thành viên cộng
• xây dựng môi trường an toàn cho GDGTTDTD trong đồng khác về tầm quan trọng của GDGTTDTD trong cuộc
trường học, ví dụ có chính sách nghiêm khắc đối với sống của mình.
những hành vi quấy rối tình dục và bắt nạt, bao gồm
định kiến và phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tình Cấp cộng đồng
dục và bản dạng giới;
• xây dựng môi trường thúc đẩy sức khỏe trong trường Các nhóm trong cộng đồng, bao gồm các tổ chức tôn giáo
học, ví dụ như có nhà vệ sinh sạch sẽ, riêng tư và tách và tổ chức phi chính phủ (NGO):
biệt có nước sạch cho trẻ em gái và trẻ em trai; ▶▶ Những người có thẩm quyền ở địa phương, cộng đồng
• có hành động thích hợp khi chính sách bị vi phạm, ví dụ có thể mở đường để cộng đồng chấp nhận và ủng hộ các
khi vi phạm quyền bảo mật, xuất hiện hành vi mang tính chương trình GDGTTDTD trong môi trường chính quy
định kiến và phân biệt đối xử, quấy rối tình dục và bắt nạt; và không chính quy. Điều quan trọng là có sự tham gia
• thúc đẩy khả năng tiếp cận và kết nối các dịch vụ SKTD- của các bên liên quan để phản bác các thông tin không
SKSS tại địa phương và các dịch vụ khác phù hợp với chính xác, những hiểu sai hoặc quan niệm không đúng về
luật pháp trong nước; và GDGTTDTD mà có thể tồn tại trong cộng đồng. Các nhà
• củng cố (và thực thi triệt để) các quy tắc ứng xử dành những người có thẩm quyền ở địa phương và cộng đồng
cho giáo viên như nghiêm cấm có quan hệ tình cảm giữa cũng có thể hỗ trợ việc điều chỉnh nội dung chương trình
giáo viên - học sinh, và có hành động nhất quán đối với cho phù hợp với bối cảnh địa phương.
những giáo viên bị phát hiện vi phạm các quy tắc này. ▶▶  Các tổ chức tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong cuộc
Vai trò của giáo viên: Giáo viên có vai trò chủ chốt trong sống của nhiều cộng đồng. Tầm ảnh hưởng và uy tín của
GDGTTDTD. Họ cần có sự tự tin, nhiệt huyết và nguồn lực cần những người có thẩm quyền trong các tổ chức tôn giáo
thiết để có thể giảng dạy các vấn đề phức tạp của giới tính, tại cộng đồng cho phép họ nhấn mạnh tới tôn trọng nhân
tình dục và SKTD-SKSS. Để triển khai chương trình GDGTTDTD phẩm và tính toàn diện của con người trên cơ sở thần học

87
6 - Biện pháp hỗ trợ và hoạch định kế hoạch triển khai chương trình GDGTTDTD

(Viện Tôn giáo, 2002). Cần tổ chức và duy trì đối thoại với
những tổ chức này cũng như với thanh thiếu niên theo
các tôn giáo khác nhau. Chỉ có thông qua đối thoại mới
có thể giải đáp các vấn đề phức tạp của nội dung chương
trình GDGTTDTD. Hầu hết các nền tôn giáo đều thúc đẩy
các mối quan hệ lành mạnh và yêu thương không chịu sự
ép buộc hoặc lạm dụng, và tất cả tôn giáo đều muốn giới
trẻ sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Đối thoại có thể giúp
tìm ra điểm cân bằng giữa những lời giảng dạy của tôn
giáo, những gì khoa học chứng minh và những thực tế tại
địa phương mà thanh thiếu niên đang phải đối mặt.

▶▶ Các tổ chức phi chính phủ địa phương có thể trở thành
nguồn tài nguyên quý giá cho nhà trường và giáo viên
thông qua cung cấp thông tin, mời diễn giả đến trao đổi
về các chủ đề củng cố hoặc bổ sung cho chương trình
GDGTTDTD. Một số tổ chức phi chính phủ cũng triển khai
các chương trình GDGTTDTD trong cộng đồng.

Cha mẹ học sinh: Nhận thức và hành vi của thanh thiếu niên
chịu ảnh hưởng lớn bởi các giá trị gia đình và xã hội, chuẩn
mực xã hội và điều kiện xã hội. Do đó, sự hợp tác và hỗ trợ
của cha mẹ, gia đình và các chủ thể cộng đồng khác cũng cần
được khuyến khích ngay từ đầu và thường xuyên củng cố.
Những quan ngại chính về thúc đẩy an toàn và hạnh phúc của
trẻ em và thanh thiếu niên cần được chia sẻ giữa nhà trường
và cha mẹ/người chăm sóc. Đảm bảo rằng cha mẹ/người
chăm sóc hiểu, ủng hộ và tham gia triển khai GDGTTDTD là
yếu tố cần thiết để đảm bảo kết quả lâu dài của chương trình.
Nghiên cứu cho thấy một trong những cách hiệu quả nhất để
tăng cường giao tiếp giữa cha mẹ và con cái về vấn đề giới
tính và tình dục là giao bài tập về nhà cho học sinh thảo luận
những chủ đề cụ thể với cha mẹ hoặc người lớn đáng tin cậy
(UNESCO, 2009). Trẻ em và thanh thiếu niên có cơ hội phát
triển cá nhân tốt hơn nếu giáo viên và cha mẹ hỗ trợ lẫn nhau
trong quá trình dạy và học mang tính hướng dẫn và kết cấu rõ
ràng.

Phương tiện truyền thông và các nguồn thông tin khác:


Phương tiện truyền thông đại chúng - TV, báo chí, tạp chí và
mạng Internet - có tác động đáng kể tới ý nghĩ và nhận thức
của mọi người về GDGTTDTD. Các kênh thông tin này không
phải lúc nào cũng quan tâm tới kết quả mà các thông điệp
của mình gây ra, cũng như thường coi trọng việc thu hút sự
chú ý của người xem hơn là thúc đẩy tình dục lành mạnh. Các
phương tiện truyền thông cần có khả năng tiếp cận thông tin
dựa trên bằng chứng để truyền tải những thông điệp chính
xác.

Các nhà cung cấp dịch vụ y tế: Các nhà cung cấp dịch vụ y tế
có vị trí thuận lợi để thúc đẩy GDGTTDTD bằng cách cung cấp
thông tin về các nhu cầu SKTD-SKSS phổ biến của thanh thiếu
niên; chia sẻ thông tin và các bài học kinh nghiệm từ kết quả
của các chiến lược giáo dục; và tham gia chủ động vào các nỗ
lực nâng cao sự kết nối giữa GDGTTDTD và các dịch vụ y tế.

88
© UNESCO/Richred Productions

7
Triển khai chương trình
GDGTTDTD hiệu quả
7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả

7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả


Phần này trình bày những đặc trưng chung của các chương trình
GDGTTDTD được đánh giá là có hiệu quả giúp nâng cao kiến thức, làm rõ
giá trị và thái độ, rèn luyện kỹ năng và tác động điều chỉnh hành vi. Phần
này cũng bao gồm các khuyến nghị đối với tất cả các khâu xây dựng và triển
khai GDGTTDTD, bao gồm thiết kế, triển khai, giám sát, đánh giá và nhân
rộng chương trình.

7.1 Giới thiệu pháp có sự tham gia mà đáp ứng cả ba lĩnh vực học tập.
Các nhà biên soạn chương trình cũng cần có kiến thức về
Các đặc trưng của việc xây dựng, triển khai và giám sát các chương trình GDGTTDTD khác đã có kết quả tích cực,
chương trình hiệu quả được rút ra dựa trên phát hiện của đặc biệt các chương trình hướng tới những đối tượng cộng
hàng loạt các nghiên cứu và báo cáo đánh giá các chương đồng và thanh thiếu niên tương tự. Nếu các nhà biên soạn
trình GDGTTDTD (UNESCO, 2009; WHO Europe và BZgA, 2010; chương trình không có kinh nghiệm này thì cần có sự tham
UNFPA, 2014; UNESCO, 2016c; Pound & cộng sự, 2017). Việc gia của các chuyên gia về giới tính và tình dục và sự phát
thiết kế và triển khai GDGTTDTD cần phải dựa trên các tiêu triển của trẻ em và trẻ vị thành niên để đảm bảo nội dung
chuẩn hoặc hướng dẫn hiện hành, và có các bước cụ thể để và bối cảnh phù hợp.
thực hiện và đánh giá chương trình.
2 Có sự tham gia của thanh thiếu niên, cha mẹ/thành
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy quá trình triển khai viên gia đình và các bên liên quan khác trong cộng
GDGTTDTD có tầm quan trọng tương đương với nội dung đồng: GDGT sẽ có chất lượng cao hơn nếu có sự tham gia
chương trình. GDGT hiệu quả phải diễn ra trong một môi mang tính hệ thống của giới trẻ. Người học không phải là
trường an toàn, nơi thanh thiếu niên cảm thấy thoải mái khi những người tiếp thu thụ động GDGT, mà có thể và nên
tham gia và quyền riêng tư được tôn trọng, nơi các em được đóng vai trò tích cực tổ chức, thí điểm, triển khai và cải
bảo vệ không bị quấy rối và nơi giá trị trường học phản ánh thiện nội dung GDGT. Điều này đảm bảo GDGT có định
các nguyên tắc nêu trong nội dung (Pound & cộng sự, 2017). hướng phù hợp với nhu cầu và dựa trên thực tế các em
tìm hiểu về giới tính và tình dục của mình, thay vì chỉ theo
Các khuyến nghị này có thể được bổ sung bởi các sổ tay,
đuổi một chương trình được ấn định bởi các nhà giáo dục
hướng dẫn, bộ công cụ và khung hành động hiện hành do các
(WHO Europe & BzgA, 2010). Những ý kiến đóng góp của
chuyên gia và những người giảng dạy GDGTTDTD trên khắp
các em có thể giúp những người làm công tác giáo dục
thế giới xây dựng.
bao gồm cả giáo dục đồng đẳng, quyết định cách sử dụng
7.2 Các đặc trưng của việc xây dựng chương trình trong môi trường chính quy và không chính
quy. Cha mẹ và những người có thẩm quyền ở địa phương
chương trình hiệu quả
và cộng đồng cũng đóng một vai trò quan trọng trong
Trong giai đoạn chuẩn bị: công tác này. Khi sự tham gia của các bậc cha mẹ ở mức
độ cao, và nhận thức của cộng đồng ở mức tốt hơn, thì
1 Có sự tham gia của các chuyên gia về giới tính và tình các biện pháp can thiệp sẽ có tác động lớn hơn trong việc
dục, điều chỉnh hành vi và lý thuyết sư phạm liên quan: nâng cao sức khoẻ tình dục của trẻ em, ví dụ như qua bài
Giống như toán học, khoa học hay các lĩnh vực khác, giới tập về nhà; các buổi ngoại khoá cho cả cha mẹ và học sinh;
tính và tình dục cũng là một lĩnh vực có nền tảng nghiên và khuyến khích cha mẹ tìm hiểu về chương trình (Wight &
cứu và kiến thức sâu rộng. Các chuyên gia liên quan tới lĩnh Fullerton, 2013 tại UNESCO, 2016c).
vực này cần được khuyến khích tham gia vào quá trình xây
dựng, lựa chọn và điều chỉnh nội dung chương trình. Bên 3 Đánh giá nhu cầu và hành vi xã hội, SKTD-SKSS của trẻ
cạnh đó, các nhà biên soạn chương trình GDGTTDTD phải em và thanh thiếu niên được chương trình nhắm tới dựa
có kiến thức về các vấn đề như giới, quyền con người và trên mức độ phát triển của các em: Kế hoạch chương trình
sức khỏe; cũng như những hành vi nguy cơ của thanh thiếu cần tính tới các thông tin dựa trên bằng chứng về nhu cầu
niên ở các lứa tuổi khác nhau; các yếu tố môi trường và và hành vi tình dục của thanh thiếu niên, trong đó có các
nhận thức nào ảnh hưởng đến các hành vi này; và làm thế rào cản dẫn tới hành vi tình dục không mong muốn, ngoài
nào để tác động đến các yếu tố đó thông qua các phương dự định và không an toàn. Ngoài ra, khi xây dựng chương

90
7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả

trình GDGTTDTD cũng phải cân nhắc tới mức độ phát triển 8 Giáo dục về sự đồng thuận và KNS: Giáo dục về sự đồng
của trẻ em và thanh thiếu niên, cũng như những nhu cầu thuận là cần thiết để xây dựng các mối quan hệ lành mạnh và
khác nhau dựa trên hoàn cảnh, môi trường, giá trị văn hoá, tôn trọng lẫn nhau, khuyến khích sức khoẻ tình dục an toàn
v.v. Một điều quan trọng khác là đảm bảo nội dung chương và bảo vệ những người có nguy cơ bị tổn thương. Thanh thiếu
trình dựa trên kiến thức, thái độ tích cực và kỹ năng mà các niên cần được chỉ dẫn để hiểu và tôn trọng ranh giới cá nhân
em đã có. Nhu cầu và khả năng của các em có thể được của người khác, góp phần tạo ra một xã hội mà không ai cảm
đánh giá qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu với chính thấy xấu hổ khi tự nguyện tham gia vào hành vi tình dục, hoặc
các em cũng như với những chuyên gia làm việc với thanh từ chối hoặc rút lại sự đồng thuận ở bất kỳ thời điểm nào (IPPF,
thiếu niên. Kết quả của các hoạt động này có thể được bổ 2015b). Giáo dục có chất lượng về sự đồng thuận nên cố gắng
sung bởi các dữ liệu nghiên cứu từ các nhóm đối tượng giúp các em đánh giá nguy cơ và bảo vệ các em khỏi những
hoặc nhóm dân số tương tự. tình huống có thể dẫn tới tình dục không mong muốn, đồng
thời giúp các em hình thành kiến thức và sự tự tin để tìm kiếm
4 Đánh giá các nguồn lực (nhân lực, thời gian và tài chính) mối quan hệ tích cực với người khác..
hiện có để xây dựng và triển khai chương trình: Đây là
một bước quan trọng của tất cả các chương trình. Cho dù Các KNS, như kỹ năng đánh giá nguy cơ và đàm phán, là thực sự
đây là điều hiển nhiên nhưng vẫn có nhiều ví dụ về các cần thiết đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Kỹ năng đánh giá
chương trình không thể được triển khai đầy đủ hoặc bị nguy cơ giúp người học nhận diện khả năng gặp phải các hậu
ngừng lại dù chưa đạt kết quả vì không phù hợp với nguồn quả tiêu cực hoặc không mong muốn đối với SKTD-SKSS cũng
lực hiện có, bao gồm thời gian, kỹ năng của cán bộ thực như hiểu được ý nghĩa của HIV, các bệnh VNLTQĐTD và việc
hiện, cơ sở vật chất và sản phẩm cung ứng. mang thai ngoài ý muốn. Chia sẻ câu chuyện về người thật việc
thật, sân khấu hóa như diễn kịch và đóng vai đều được thấy là
Khi xây dựng nội dung chương trình: những biện pháp hữu ích bổ sung cho các số liệu và thông tin
5 Tập trung vào các mục tiêu, kết quả và những kiến thức khác, giúp người học khám phá các khái niệm về nguy cơ, khả
rõ ràng để xác định nội dung, cách tiếp cận và hoạt năng mắc và tính nghiêm trọng của các hậu quả tiêu cực về
động: Một chương trình hiệu quả sẽ có các mục tiêu liên SKTD-SKSS. Kỹ năng thương thuyết là rất cần thiết giúp trẻ em
quan đến sức khoẻ và kết quả điều chỉnh hành vi rõ ràng và thanh thiếu niên áp dụng các hành vi bảo vệ như trì hoãn
liên quan trực tiếp tới các mục tiêu đó. Bên cạnh các kết quả quan hệ tình dục; ứng phó với áp lực từ bạn đồng lứa tham gia
điều chỉnh hành vi, chương trình nên tập trung vào phát vào các hành vi tình dục; sử dụng BCS và các biện pháp tránh
triển thái độ và kỹ năng góp phần hình thành các mối quan thai khi các em quyết định quan hệ tình dục. Kỹ năng thương
hệ an toàn, lành mạnh và tích cực, cũng như những giá trị thuyết cũng cung cấp cho trẻ em và thanh thiếu niên công
tích cực như tôn trọng quyền con người, bình đẳng giới và cụ khi nói chuyện về tình dục, tìm kiếm sự đồng thuận và giải
đa dạng giới. Nên đặt trọng tâm vào các vấn đề chính ảnh quyết sự khác biệt với người khác. Các kỹ năng này có thể dạy
hưởng tới trẻ em và thanh thiếu niên ở các lứa tuổi, giới tính cho các em thông qua hoạt động đóng vai thể hiện những tình
và đặc điểm khác nhau (ví dụ như HIV, bạo lực trên cơ sở huống thường xảy ra, với yếu tố của từng kỹ năng được xác định
giới hoặc mang thai ngoài ý muốn). Để biết thêm thông tin, thông qua kịch bản có mức độ phức tạp tăng dần. Ngoài ra, kỹ
xem Phần 5. Hệ thống khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập. năng thương thuyết cũng có thể được dạy thông qua việc trình
diễn cách sử dụng BCS và đến thăm những nơi cung cấp BCS.
6 Sắp xếp các chủ đề theo trình tự hợp lý: Các chương trình
hiệu quả trước hết tập trung vào củng cố và khuyến khích 9 Cung cấp thông tin chính xác khoa học về HIV/AIDS, các
người học khám phá các giá trị, thái độ và chuẩn mực liên bệnh VNLTQĐTD, tránh thai, mang thai sớm và ngoài dự
quan đến giới tính và tình dục trước khi đi vào cung cấp định và mức độ hiệu quả và phổ biến của các biện pháp bảo
kiến thức, thái độ và kỹ năng cụ thể cần thiết để hình thành vệ khác nhau: Thông tin đưa ra trong chương trình nên có cơ sở
lối sống an toàn, lành mạnh và tích cực; phòng nhiễm HIV, bằng chứng; chính xác khoa học và cân đối; vừa không phóng
các bệnh VNLTQĐTD và mang thai ngoài ý muốn; bảo vệ đại vừa không hạ thấp mức độ nguy cơ hoặc mức độ hiệu quả
quyền của người học và quyền của những người khác. của BCS và các biện pháp tránh thai khác (truyền thống và hiện
đại). Nhiều chương trình đã không cung cấp thông tin đầy đủ về
7 Thiết kế các hoạt động phù hợp với bối cảnh địa phương các biện pháp tránh thai hiện đại - đặc biệt là thuốc tránh thai
và thúc đẩy tư duy phản biện: Người học có thể có nguồn khẩn cấp và BCS dành cho nữ - hoặc về các phương pháp PrEP
gốc xuất thân kinh tế - xã hội đa dạng và khác nhau về tuổi và PEP. Các chương trình chỉ dạy về tiết chế tình dục vẫn được
tác, giới, xu hướng tình dục, bản dạng giới, giá trị gia đình triển khai ở nhiều nước bất chấp có nhiều bằng chứng cho thấy
và cộng đồng, tôn giáo và các đặc điểm khác. Khi triển khai cách tiếp cận này là không hiệu quả. Các chương trình này cũng
chương trình cần quan tâm đúng mức tới môi trường của thường có xu hướng không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc
người học, thúc đẩy nhận thức và tư duy phản biện về các giá thiếu chính xác về các chủ đề như quan hệ tình dục, quan hệ
trị cá nhân, cộng đồng và nhận thức về gia đình, cộng đồng đồng giới, thủ dâm, phá thai, vai trò và mong đợi giới, BCS và
và bạn đồng lứa về giới tính, tình dục và các mối quan hệ. HIV (UNFPA, 2014)..

91
7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả

10 Đề cập đến những thay đổi của cơ thể, chuẩn mực giới như liệu pháp PrEP, đồng thời hướng dẫn các em khi cần
và văn hoá ảnh hưởng tới cách trẻ em và thanh thiếu có thể tiếp cận các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV tổng
niên suy nghĩ về giới tính, tình dục và SKTD-SKSS nói hợp bao gồm BCS, xét nghiệm HIV, PrEP và PEP (UNAIDS,
chung: Các thay đổi của cơ thể, các chuẩn mực giới và văn 2016).
hoá khác ảnh hưởng tới cách trẻ em và thanh thiếu niên suy
 Phòng tránh mang thai: Thanh thiếu niên nên kiềm chế
nghĩ về giới tính, tình dục và SKTD-SKSS nói chung. Ví dụ
như việc có kinh nguyệt là một trải nghiệm có ý nghĩa lớn không quan hệ tình dục hoặc/và sử dụng các biện pháp
về thay đổi của cơ thể đối với nhiều trẻ em gái. Tuy nhiên, ở tránh thai hiện đại mỗi khi có quan hệ tình dục. Ngoài ra,
một số khu vực nghèo, trẻ em gái phải đối mặt với những các em cũng cần biết những nơi nào cung cấp các dịch vụ
thách thức đặc biệt liên quan đến việc có kinh nguyệt dẫn SKTD-SKSS.
tới củng cố hiện tượng bất bình đẳng giới (Secor-Turner &  Phòng chống bạo lực và phân biệt đối xử trên cơ sở
cộng sự, 2016). Phân biệt đối xử trên cơ sở giới là hiện tượng giới: Các chương trình GDGTTDTD cần có các thông điệp
phổ biến, và những phụ nữ trẻ thường có ít quyền lực hoặc rõ ràng về cách thay đổi những hành vi bất bình đẳng giới
ít kiểm soát hơn trong các mối quan hệ, khiến họ dễ bị trẻ (trong gia đình, nhà trường và cộng đồng) và về sự cần
em trai và nam giới, đặc biệt là bởi những người đàn ông thiết thay đổi các thông lệ tiêu cực đối với phụ nữ.
lớn tuổi hơn ép buộc, lạm dụng và bóc lột. Nam giới và trẻ
em trai cũng có thể cảm thấy bị áp lực từ bạn bè để đáp ứng Các yếu tố nguy cơ và bảo vệ đóng vai trò quan trọng giúp
các khuôn mẫu đối với nam giới (ví dụ như phải chứng minh các em quyết định về hành vi tình dục. Chúng bao gồm các
sức mạnh, sự chủ động và quan hệ tình dục) và do đó có các yếu tố nhận thức và tâm lý - xã hội, cũng như các yếu tố bên
hành vi tiêu cực. ngoài như khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ y tế và xã hội
thân thiện với trẻ vị thành niên. Các chương trình lồng ghép
Để thúc đẩy một cách hiệu quả các mối quan hệ bình đẳng trong CTGD, đặc biệt là các chương trình trong nhà trường,
và giảm thiểu các hành vi tình dục mang tính nguy cơ cao, thường tập trung vào các yếu tố nhận thức vấn đề, mặc dù
các chương trình cần đề cập tới và đánh giá các thay đổi của cũng có đưa ra thông tin về cách tiếp cận các dịch vụ sức
cơ thể, bất bình đẳng giới và khuôn mẫu giới. Các chương khoẻ sinh sản. Các kiến thức, giá trị, chuẩn mực, v.v. được
trình nên thảo luận về các tình huống cụ thể mà phụ nữ và nhấn mạnh trong GDGT cần được cải thiện để phù hợp hơn
nam giới phải đối mặt, cung cấp các kỹ năng và biện pháp và cần có sự ủng hộ của người lớn.
hiệu quả để tránh hành vi tình dục không mong muốn hoặc
không an toàn. Các hoạt động của chương trình cần hướng 12 Đề cập đến cách kiểm soát tình hình có nguy cơ dẫn
tới thay đổi sự bất bình đẳng giới, chuẩn mực và khuôn mẫu tới lây nhiễm HIV, các bệnh VNLTQĐTD, quan hệ tình
xã hội, và không củng cố các khuôn mẫu giới tiêu cực. dục không mong muốn, không an toàn và bạo lực: Các
chương trình cần phải xác định các tình huống cụ thể mà
11 Đề cập đến các nguy cơ và những yếu tố bảo vệ ảnh các em gặp phải nguy cơ bị rơi vào tình trạng có hành vi tình
hưởng tới hành vi tình dục Đưa ra những thông điệp rõ dục không mong muốn. Lý tưởng nhất là với nội dung này,
ràng về hành vi nguy cơ và hành vi bảo vệ có vẻ như là một cần có ý kiến đóng góp của bản thân các em, và tập đóng
trong những đặc trưng quan trọng nhất của một chương vai các tình huống giúp các em tránh được hoặc biết đàm
trình hiệu quả. Các chương trình GDGTTDTD hiệu quả nhất phán nhằm giải quyết các tình huống này. Tất cả các em
thường xuyên nhắc lại các thông điệp một cách rõ ràng và cũng cần hiểu thế nào là sự đồng thuận và làm cách nào để
nhất quán về các hành vi bảo vệ theo các hình thức khác tránh ép người khác vào các tình huống nguy cơ hoặc hành
nhau. Một số ví dụ về các thông điệp này bao gồm: động không mong muốn. Ở các cộng đồng mà sử dụng
 Phòng lây nhiễm HIV và các bệnh VNLTQĐTD: Thanh chất kích thích hoặc/và đồ uống có cồn hay dẫn tới quan hệ
thiếu niên nên tránh quan hệ tình dục hoặc cần sử dụng tình dục không an toàn thì các chương trình cần đề cập tới
BCS đúng cách mỗi lần quan hệ. Các chương trình hiệu tác động của chất kích thích và đồ uống có cồn đối với hành
quả nhấn mạnh về sự chung thủy và không có nhiều vi tình dục.
bạn tình cùng thời điểm. Ở một số nước còn có những 13 Đề cập đến thái độ cá nhân và áp lực từ bạn đồng lứa
thông điệp nhấn mạnh tới sự nguy hiểm của “cha nuôi” liên quan đến sử dụng BCS và các biện pháp tránh thai:
(chỉ những người đàn ông lớn tuổi hơn cho quà, cho Thái độ cá nhân và áp lực từ bạn đồng lứa ảnh hưởng tới
tiền hoặc ân huệ để đổi lấy quan hệ tình dục) và nguy cơ việc sử dụng BCS và các biện pháp tránh thai. Chương trình
liên quan đến việc có nhiều bạn tình cùng thời điểm mà GDGTTDTD hiệu quả sẽ thể hiện thông điệp rõ ràng về BCS
không sử dụng BCS một cách đúng đắn. Một số chương và các biện pháp tránh thai hiện đại khác, cùng với thông
trình khác khuyến khích việc xét nghiệm và điều trị các tin chính xác về mức độ hiệu quả của các biện pháp này.
bệnh VNLTQĐTD/HIV. Nội dung chương trình và năng lực Các chương trình cũng giúp người học suy ngẫm về thái độ
giáo viên cũng nên bắt kịp với những tiến bộ khoa học của bản thân đối với BCS và các biện pháp tránh thai hiện
và bằng chứng mới nhất về cách phòng lây nhiễm HIV, đại, giúp các em nhận diện các rào cản đối với việc sử dụng
bao gồm những công nghệ phòng chống y sinh mới nhất chúng. Các chương trình tạo cơ hội để các em thảo luận về

92
7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả

cách vượt qua những rào cản này, ví dụ như khó khăn trong Các hoạt động này, khi được đưa vào trong chương trình,
tiếp cận và mang BCS theo người; xấu hổ khi yêu cầu bạn cũng nên khuyến khích thanh thiếu niên hiểu về cách các
tình sử dụng BCS; hoặc bất kỳ khó khăn nào về sử dụng BCS. em có thể và nên đóng vai trò chủ động tự quyết định về
bản thân mình, ví dụ như suy ngẫm về tầm quan trọng của
14 Cung cấp thông tin về các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu sự đồng thuận, quyền riêng tư và bảo mật; biết về những hỗ
sức khoẻ của trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là nhu trợ hoặc hạn chế của các khuôn khổ pháp lý hiện hành ảnh
cầu SKTD-SKSS: Chương trình GDGTTDTD hiệu quả sẽ bao hưởng tới khả năng tự ra quyết định về sức khoẻ của bản
gồm thông tin về cách tiếp cận các dịch vụ y tế thân thiện thân. Cuối cùng, chương trình nên giúp người học hiểu rằng
với giới trẻ như tư vấn về giới tính, tình dục và các mối các em có thể đóng vai trò chủ động giúp đỡ bạn bè hoặc
quan hệ; sức khoẻ kinh nguyệt; biện pháp tránh thai hiện bạn tình/người yêu tiếp cận các dịch vụ SKTD-SKSS, ví dụ
đại và thử thai; phá thai (nếu hợp pháp); phòng chống, như phát hiện đưa ra trong nghiên cứu về những rào cản mà
tư vấn, xét nghiệm và điều trị các bệnh VNLTQĐTD/HIV; các em có thể đối mặt vì lý do giới tính, xu hướng tình dục,
tiêm vắc-xin ngừa HPV; thực hiện tiểu phẫu cắt bao qui bản dạng giới, vị trí địa lý, tình trạng hôn nhân, khuyết tật;
đầu (Voluntary Medical Male Circumcision/VMMC); phòng và nghiên cứu về các yêu cầu pháp lý hiện hành liên quan
chống FGM/C và kiểm soát hậu quả nếu có. đến việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc (IPPF, 2017).

Bảng 4. Các đặc trưng của một chương trình GDGTTDTD hiệu quả
Giai đoạn chuẩn bị

1. Có sự tham gia của các chuyên gia về giới tính-tình dục, điều chỉnh hành vi và lý thuyết sư phạm liên quan.
2. Có sự tham gia của thanh thiếu niên, cha mẹ/thành viên gia đình và các bên liên quan khác trong cộng đồng.
3. Đánh giá nhu cầu và hành vi xã hội, SKTD-SKSS của trẻ em và thanh thiếu niên được chương trình nhắm tới dựa trên mức độ
phát triển của các em.
4. Đánh giá các nguồn lực (nhân lực, thời gian và tài chính) hiện có để xây dựng và triển khai chương trình.

Xây dựng nội dung

5. Tập trung vào các mục tiêu, kết quả và những kiến thức rõ ràng để xác định nội dung, cách tiếp cận và hoạt động.
6. Sắp xếp các chủ đề theo trình tự hợp lý.
7. Thiết kế các hoạt động phù hợp với bối cảnh địa phương và thúc đẩy tư duy phản biện.
8. Giáo dục về sự đồng thuận và KNS.
9. Cung cấp thông tin chính xác khoa học về HIV/AIDS, các bệnh VNLTQĐTD, tránh thai, mang thai sớm và ngoài dự định và mức
độ hiệu quả và phổ biến của các biện pháp bảo vệ khác nhau.
10. Đề cập đến những thay đổi của cơ thể, chuẩn mực giới và văn hoá ảnh hưởng tới cách trẻ em và thanh thiếu niên suy nghĩ về
giới tính, tình dục và SKTD-SKSS nói chung.
11. Đề cập đến các nguy cơ và những yếu tố bảo vệ ảnh hưởng tới hành vi tình dục.
12. Đề cập đến cách kiểm soát các tình huống có thể dẫn tới lây nhiễm HIV, các bệnh VNLTQĐTD, quan hệ tình dục không mong
muốn, không an toàn và bạo lực.
13. Đề cập đến thái độ cá nhân và áp lực từ bạn đồng lứa liên quan đến sử dụng BCS và các biện pháp tránh thai.
14. Cung cấp thông tin về các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu sức khoẻ của trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là nhu cầu SKTD-
SKSS.

93
7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả

7.3 Thiết kế và triển khai chương trình sẽ là xây dựng chương trình trên nền tảng những gì giáo
GDGTTDTD viên đã và đang dạy, và lồng ghép GDGTTDTD trong các
môn học hiện có như khoa học xã hội, sinh học hoặc tư vấn
1 Quyết định GDGTTDTD là một chương trình độc lập hay định hướng nghề nghiệp. Khi đó, cần đảm bảo nội dung
lồng ghép – GDGT cần được xem xét dạy với tư cách là GDGTTDTD không bị pha loãng, xem xét việc tăng cường
một môn học độc lập; lồng ghép trong các môn học khác tập huấn cho giáo viên, cũng như điều chỉnh các tài liệu dạy
như sức khỏe hoặc sinh học; vừa được dạy như một môn và học liên quan để đáp ứng nội dung GDGTTDTD trong các
học độc lập vừa được lồng ghép trong các môn học khác môn học khác nhau.
trong chương trình; hoặc đưa vào trong chương trình KNS
(UNESCO, 2015a). Việc ra quyết định chịu tác động bởi chính Ngoài ra, cần xem xét GDGTTDTD có phải là nội dung bắt
sách giáo dục nói chung, nguồn lực hiện có, các ưu tiên buộc hay không tuỳ theo cách thức giảng dạy (môn học
khác nhau trong CTGD nhà trường, nhu cầu của học sinh, sự độc lập hay lồng ghép) và liệu nội dung liên quan đến
ủng hộ của cộng đồng đối với các chương trình GDGTTDTD GDGTTDTD sẽ được đưa vào nội dung kiểm tra hay không.
và vấn đề sắp xếp thời gian biểu phù hợp. Mặc dù điều lý Giáo viên và học sinh đều có xu hướng coi trọng hơn những
tưởng nhất có thể là đưa GDGT thành một môn học riêng nội dung được kiểm tra hoặc đánh giá, và các bài kiểm tra
biệt hoặc đưa nội dung GDGTTDTD vào một môn học đã cũng là cơ hội đo lường mức độ hiệu quả của giáo viên và
có sẵn như môn học về KNS, nhưng phương án thực tế hơn kết quả học tập của học sinh.

Bảng 5. GDGTTDTD là môn học độc lập hay lồng ghép - các yếu tố cần xem xét
Môn học độc lập Môn học lồng ghép

Phản ánh tầm quan trọng của môn học vì mang tính riêng biệt. Bổ trợ cho các môn học hiện có và các kỹ năng hoặc kiến thức cụ
thể liên quan đến các chủ đề khác (ví dụ như khoa học xã hội, KNS).

Có thể không đủ thời gian hoặc không gian trong CTGD để Các khía cạnh sâu hơn hoặc các chủ đề khó có thể bị bỏ qua
dạy thành một môn hoàn toàn tách biệt. hoặc giảm thiểu để tập trung vào các nội dung khác được coi
là quan trọng hơn để kiểm tra khi giáo viên cố gắng “nhồi nhét
kiến thức”.

Chỉ cần đào tạo một giáo viên - nhưng kết quả môn học cũng Cần tập huấn nhiều giáo viên, có cơ chế phối hợp để đảm bảo
sẽ phụ thuộc vào nỗ lực và khả năng của một cá nhân. toàn bộ “chương trình” được bao trùm trong tất cả các môn học.

Đánh giá và kiểm tra kiến thức có thể được thực hiện trực tiếp Kiểm tra kiến thức qua nhiều môn học trong khuôn khổ
và dễ dàng hơn. chương trình sẽ khó rút ra cái nhìn tổng thể về tiến bộ của học
sinh và đánh giá chương trình.

Có thể có tính hiệu quả về chi phí nếu xét tới số lượng giáo Chi phí tập huấn, tài liệu và phương pháp đánh giá có thể
viên cần được đào tạo, và số lượng tài liệu dạy và học cần được được trải đều trên nhiều lĩnh vực khác nhau khi bổ sung các
biên soạn. hợp phần GDGTTDTD cụ thể và phù hợp.

Giáo viên có thể cảm thấy bị cô lập hoặc thiếu sự hỗ trợ đối với Có sự tham gia của nhiều giáo viên hơn, và nhận thức về
môn học nhạy cảm này. GDGTTDTD có thể dẫn tới cách tiếp cận “toàn trường” thống
nhất hơn.

2 Có các kỳ học nối tiếp nhau qua nhiều năm: Để tạo thuận nhiều thời gian; các báo cáo đánh giá nghiên cứu thực hiện
lợi cho việc học, các chủ đề về giới tính và tình dục cần được tại khu vực châu Phi hạ Sahara (Michielsen & cộng sự, 2010
giảng dạy phù hợp với lứa tuổi qua nhiều năm theo cách tại UNESCO, 2016c) cho thấy số lượng biện pháp can thiệp có
tiếp cận xoắn ốc. Thanh thiếu niên cần được truyền tải các tác động lớn đối với giới trẻ. Vì thời gian và mức độ triển khai
thông điệp rõ ràng về hành vi phù hợp, còn các khái niệm GDGTTDTD quyết định tới tính hiệu quả của chương trình,
quan trọng cần được liên tục củng cố qua nhiều năm. Các nội dung GDGTTDTD cần được giảng dạy trong các tiết học
yếu tố nguy cơ và an toàn ảnh hưởng đến quyết định của các chính quy trên lớp và có thể được bổ sung, củng cố thêm qua
em nên được đề cập tới để giảm thiểu khả năng chấp nhận các hoạt động đặc biệt, dự án hoặc sự kiện (Pound & cộng
nguy cơ tình dục trong giới trẻ. Các cách tiếp cận này sẽ cần sự, 2017). Các chương trình có từ 12 kỳ học hoặc hơn, và đôi

94
7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả

khi là 30 kỳ học hoặc hơn, với mỗi kỳ học kéo dài khoảng Ngoài ra, các nhà giáo dục cần làm rõ và phân biệt các giá
50 phút, đã được chứng minh là đem lại nhiều kết quả tích trị và thái độ cá nhân với các vai trò và trách nhiệm chuyên
cực. Theo hướng dẫn này, CTGD và kế hoạch tiết học trong môn. Quan điểm của thanh thiếu niên cần phải được tính
từng năm học và qua các năm học phải dành đủ thời gian tới để đảm bảo chương trình GDGTTDTD có kết quả đầu ra
và không gian cho nội dung GDGTTDTD để tăng cường tính tích cực.
hiệu quả của GDGTTDTD (UNESCO, 2009).
Các nhà giáo dục có thể là những giáo viên bộ môn (đặc
3 Thực hiện thí điểm chương trình GDGTTDTD: Trong quá biệt là giáo viên dạy về sức khoẻ hoặc KNS) hoặc những
trình thí điểm chương trình GDGTTDTD, bất kỳ hợp phần giáo viên được đào tạo về chuyên ngành GDGT và đứng lớp
nào cũng có thể được thay đổi, có nghĩa là các nhà biên ở tất cả các cấp trong nhà trường. Các nghiên cứu cho thấy
soạn chương trình có thể điều chỉnh nội dung hay đưa ra cả hai loại giáo viên trên đều có thể triển khai hiệu quả các
những thay đổi quan trọng cần thiết. Toàn bộ chương trình chương trình GDGTTDTD (Kiryby & cộng sự, 2006). Tính hiệu
nên được dạy thí điểm, và tiếp thu ý kiến phản hồi từ những quả của chương trình có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố,
người tham gia, đặc biệt về những yếu tố mà họ coi là ổn bao gồm mức độ và chất lượng tập huấn mà giáo viên nhận
hoặc còn hạn chế, cũng như ý kiến về làm thế nào để điều được; chất lượng chương trình; chương trình có được triển
chỉnh các yếu tố hạn chế trở nên tốt hơn, phù hợp và hiệu khai như dự kiến hay không; môi trường học đường và xã
quả hơn. hội (UNESCO, 2016c).

4 Áp dụng các kỹ thuật giảng dạy có sự tham gia, trong đó 6 Nâng cao nhận thức và làm rõ giá trị cần thiết cho các
chủ động khuyến khích sự tham gia của trẻ em và thanh nhà giáo dục, tổ chức đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng
thiếu niên và giúp các em hiểu và nắm vững thông tin: chuyên môn thường xuyên: Giảng dạy GDGT thường đòi
Các nhà giáo dục nên sử dụng các cách tiếp cận tương tác, hỏi các khái niệm và kỹ thuật giảng dạy mới, do đó giáo
có sự tham gia và lấy người học làm trung tâm để nâng cao viên cần có cơ hội làm rõ giá trị cần thiết, nâng cao nhận
hiệu quả của việc học trên các lĩnh vực chính (kiến thức, thái thức và bồi dưỡng chuyên môn. Cụ thể, hướng dẫn và cho
độ, kỹ năng). Các phát hiện từ những cuộc thử nghiệm có phép giáo viên thực hành các kỹ thuật giảng dạy có sự tham
chất lượng cho thấy hầu hết các biện pháp can thiệp trong gia; cân đối giữa nội dung học và kỹ năng; dựa trên chương
nhà trường hiệu quả nhất khi có tính tương tác và bao gồm trình sẽ được triển khai; tạo cơ hội để giáo viên dạy thử các
các hoạt động đa dạng (Lopez & cộng sự, 2016 tại UNESCO, bài học chính trong chương trình; đặt ra mục tiêu và mục
2016c) bổ sung việc học kiến thức với kỹ năng thực tế, cũng đích rõ ràng; đóng góp ý kiến mang tính xây dựng cho từng
như tạo cơ hội cho người học suy ngẫm về các giá trị và thái giáo viên về hiệu quả giảng dạy của giáo viên đó. Ngoài ra,
độ. Các biện pháp nên được gắn với những mục tiêu học các khóa tập huấn cũng giúp các nhà giáo dục phân biệt
tập cụ thể, ví dụ như đóng vai, lồng ghép việc sử dụng công giữa giá trị cá nhân và nhu cầu sức khoẻ của người học;
nghệ thông tin truyền thông trong bài tập, hòm thư câu hỏi nâng cao sự tự tin và khả năng của nhà giáo dục; khuyến
và trả lời, các tiết học và làm việc nhóm (Amaugo & cộng sự, khích dạy trọn vẹn chương trình chứ không dạy một cách
2014; Fonner & cộng sự, 2014; Tolli, 2012). chọn lọc; đáp ứng các thách thức sẽ xảy ra ở một số cộng
đồng (ví dụ như lớp học đông); có thời lượng tập huấn đủ
5 Chọn lựa các nhà giáo dục có khả năng và nhiệt huyết dài để bao trùm các nội dung kiến thức và kỹ năng quan
để triển khai chương trình trong trường học và tại các trọng nhất; và cho giáo viên thời gian để hiểu nội dung tập
môi trường không chính quy: Chương trình GDGT thường huấn và đặt câu hỏi. Nếu có thể, quá trình tập huấn cũng
được truyền tải thông qua giáo viên, bạn đồng lứa, chuyên nên giải đáp các quan ngại của giáo viên về SKTD-SKSS và
gia y tế hoặc cả ba đối tượng trên (Fonner & cộng sự, 2014). giới tính, tình dục nói chung. Cuối cùng, các khóa tập huấn
Theo Pound & cộng sự (2016), thanh thiếu niên cho rằng nên được thực hiện bởi các báo cáo viên có kinh nghiệm và
một nhà giáo dục tốt phải có: (a) có kiến thức rộng; (b) có kiến thức sâu rộng, và sau khi kết thúc, nên thu thập ý kiến
chuyên môn về giới tính và sức khoẻ tình dục; (c) chuyên phản hồi của những người tham gia.
nghiệp; (d) được tập huấn về [GDGT và các mối quan hệ]; (e)
tự tin, không xấu hổ, thẳng thắn, có thể dễ dàng tiếp cận, có Ban giám hiệu trường học nên khuyến khích, hướng dẫn và
kinh nghiệm nói chuyện về tình dục, không sử dụng từ ngữ hỗ trợ giáo viên liên quan để triển khai GDGTTDTD. Nên có
chuyên ngành; (f ) đáng tin cậy, có thể giữ bí mật; (g) có kinh người giám sát để đảm bảo rằng chương trình được triển
nghiệm và cảm thấy thoải mái nói về giới tính và tình dục khai như dự kiến, cũng như toàn bộ các hợp phần được
của bản thân; (h) biết cách làm việc với thanh thiếu niên; (i) thực hiện (chứ không chỉ nội dung sinh học thường được
có khả năng liên hệ và chấp nhận hành vi tình dục của các kiểm tra). Ngoài ra, giáo viên có thể nhận được sự hỗ trợ
em; (j) tôn trọng các em, coi trọng quyền tự chủ của các em, cần thiết để đối mặt với những tình huống mới và khó khăn
đối xử với các em như những người bạn đồng lứa; (k) có các nảy sinh trong quá trình triển khai. Các giám sát viên cũng
giá trị tương tự như của giới trẻ, đưa ra những quan điểm cần cập nhật các tiến bộ quan trọng trong lĩnh vực GDGT
cân bằng và không mang tính định kiến. để có những điều chỉnh cần thiết đối với chương trình của
nhà trường. Điều này có thể tạo cơ hội cho giám sát viên và

95
7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả

thanh tra nhà trường tham gia vào một số mô-đun tập huấn một cách hiệu quả. Ở nhiều nơi, điện thoại di động rất phổ
dành cho giáo viên, cũng như được trang bị những công cụ biến hoặc/và rẻ tiền, do đó có thể là một cách thức hiệu
quan sát hướng dẫn họ giám sát và đánh giá quá trình triển quả truyền tải thông tin tới thanh thiếu niên. Cũng cần
khai GDGTTDTD (trong lớp học) một cách có hệ thống. xem xét những yếu tố đạo đức liên quan đến GDGT qua
truyền thông số, cho dù là nội dung lồng ghép trong CTGD
7 Đảm bảo quyền riêng tư, bảo mật thông tin và môi tổng thể hay là một biện pháp can thiệp độc lập, ví dụ như
trường an toàn cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên: Nội hành vi hoặc hồ sơ cá nhân của giới trẻ trên mạng có nên
dung giáo dục về giới tính và tình dục có thể tạo ra những được tiết lộ cho cán bộ chương trình, giáo viên hoặc các
cảm xúc, phản ứng mạnh và cảm giác lo lắng, xấu hổ, thẹn nhà nghiên cứu không (Guse & cộng sự, 2012 tại UNESCO,
thùng và dễ bị tổn thương (Pound & cộng sự, 2016, tr.4). Do 2016c). Các cơ hội và rủi ro mà GDGT qua phương tiện
đó, tất cả trẻ em và thanh thiếu niên cần có một môi trường truyền thông số mang lại có thể dễ nắm bắt nhất khi có sự
riêng tư, bảo mật và an toàn để chia sẻ thắc mắc, học tập và tham gia của giới trẻ trong quá trình lập kế hoạch, vì các
tham gia mà không cảm thấy bị cô lập. Các em sẽ cảm thấy em thường là những người sử dụng các công nghệ này một
an toàn hơn khi giáo viên được tập huấn để giải đáp các cách chuyên nghiệp hơn là giáo viên, cha mẹ hoặc những
thắc mắc và những câu chuyện chia sẻ có thật, cũng như tổ người lớn khác.
chức quy mô lớp học nhỏ hơn hoặc thảo luận theo nhóm
nhỏ. Các nhà giáo dục cũng cần biết những em từng bị lạm 10 Duy trì chất lượng khi học theo một chương trình
dụng tình dục có thể quyết định tiết lộ thông tin này khi các GDGTTDTD: Các chương trình được cho là hiệu quả tại một
em biết nhiều hơn về quyền của mình. Trường học nên có quốc gia hoặc một nền văn hoá có thể được điều chỉnh triển
sự chuẩn bị, với thủ tục phù hợp với pháp luật và chính sách khai thành công ở nơi khác, kể cả khi chương trình được
trong nước, để hỗ trợ và hướng dẫn các em tiết lộ thông tin du nhập từ môi trường nhiều nguồn lực sang môi trường
hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ và yêu cầu các dịch vụ khác. ít nguồn lực hơn (Gardner & cộng sự, 2015; Leijten & cộng
sự, 2016). Tuy nhiên, các yếu tố xã hội, cộng đồng, chương
8 Triển khai các sáng kiến chương trình gồm nhiều hợp trình, người thực hiện và thậm chí quá trình triển khai đều
phầns: Một trong những tiến bộ nhiều hứa hẹn nhất đảm có thể ảnh hưởng tới chất lượng của các chương trình được
bảo SKTD-SKSS của thanh thiếu niên là việc có các chương điều chỉnh (Durlak, 2013 tại UNESCO, 2016c). Các yếu tố
trình nhiều hợp phần về GDGT trong nhà trường bên cạnh này bao gồm những điều chỉnh cần thiết hướng tới đáp
các hoạt động ngoại khoá, trong cộng đồng hoặc dịch vụ ứng những yêu cầu cụ thể của môi trường, trường học, học
y tế. Một số báo cáo gợi ý rằng các chương trình trong nhà sinh, giáo viên hoặc thậm chí cả cộng đồng. Những điều
trường có tác động lớn nhất khi được bổ sung bởi các yếu chỉnh này cần được thực hiện cẩn thận sau khi đã hiểu rõ
tố cộng đồng, bao gồm tập huấn các nhà cung cấp dịch vụ các hợp phần chính của chương trình. Một số thay đổi có
y tế để cung cấp dịch vụ thân thiện với giới trẻ, phân phối thể sẽ chỉ có tác động hạn chế tới chất lượng chương trình,
BCS và có sự tham gia của cha mẹ và giáo viên (Chandra- ví dụ như thay đổi về ngôn ngữ (dịch hoặc/và thay đổi từ
Mouli & cộng sự, 2015; Fonner & cộng sự, 2014; UNESCO, ngữ sử dụng); thay đổi hình ảnh để thể hiện giới trẻ, gia
2015a; 2016c). đình hoặc các tình huống phù hợp với đối tượng hướng tới
9 Đánh giá khả năng sử dụng phương tiện truyền thông của chương trình; và thay đổi các yếu tố văn hoá. Trong khi
số để truyền tải nội dung GDGTTDTD: Việc triển khai đó, những điều chỉnh mang tính rủi ro cao bao gồm: giảm
GDGT qua các phương tiện truyền thông số dường như có số lượng hoặc thời gian tiết học, hạn chế mức độ tham gia
rất nhiều thuận lợi, đặc biệt vì khả năng thiết kế các biện của học sinh, xoá bỏ các thông điệp hoặc kỹ năng chính
pháp can thiệp số phù hợp với nhu cầu cụ thể của người cần phải học, hoặc bỏ hoàn toàn các chủ đề, thay đổi cách
dùng, trong đó có những nhóm thanh thiếu niên mà nhu tiếp cận lý thuyết, sử dụng nhân viên hoặc tình nguyện viên
cầu có thể không được đáp ứng trong các chương trình cố không được tập huấn hoặc không đủ trình độ, hoặc/và sử
định lồng ghép trong CTGD nhà trường (UNESCO, 2016c). dụng ít nhân viên hơn yêu cầu (O’Connor & cộng sự, 2007
Các nghiên cứu gần đây về những chương trình GDGT được tại UNESCO, 2016c). Việc thay đổi ngôn ngữ hoặc hình ảnh
triển khai qua phương tiện truyền thông số cho thấy có kết hoặc các yếu tố văn hoá để nội dung chương trình phù hợp
quả dẫn tới thay đổi hành vi của đối tượng, bao gồm độ tuổi hơn không làm ảnh hưởng tới hiệu quả của chương trình.
bắt đầu quan hệ tình dục muộn hơn, cũng như có những
thay đổi về kiến thức và thái độ, ví dụ như tự chủ trong sử
dụng BCS, thái độ đối với tiết chế tình dục, kiến thức về
HIV/VNLTQĐTD và việc mang thai (Guse & cộng sự, 2012 tại
UNESCO, 2016c).

Việc triển khai GDGTTDTD qua phương tiện truyền thông


số nên cân nhắc kỹ tới nhiều yếu tố, ví dụ như trang thiết
bị và hỗ trợ công nghệ cần thiết để triển khai chương trình

96
7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả

Bảng 6. Thiết kế và triển khai chương trình GDGTTDTD


1. Quyết định GDGTTDTD là một chương trình độc lập hay lồng ghép.
2. Có các kỳ học nối tiếp nhau qua nhiều năm.
3. Thực hiện thí điểm chương trình GDGTTDTD.
4. Áp dụng các kỹ thuật giảng dạy có sự tham gia, trong đó chủ động khuyến khích sự tham gia của trẻ em và thanh thiếu niên
và giúp các em hiểu và nắm vững thông tin.
5. Chọn lựa các nhà giáo dục có khả năng và nhiệt huyết để triển khai chương trình trong trường học và tại các môi trường
không chính quy.
6. Nâng cao nhận thức và làm rõ giá trị cần thiết cho các nhà giáo dục, tổ chức đào tạo, tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn
thường xuyên.
7. Đảm bảo quyền riêng tư, bảo mật thông tin và môi trường an toàn cho tất cả trẻ em và thanh thiếu niên.
8. Triển khai các sáng kiến chương trình gồm nhiều hợp phần.
9. Đánh giá khả năng sử dụng phương tiện truyền thông số để truyền tải nội dung GDGTTDTD.
10. Duy trì chất lượng khi học theo một chương trình GDGTTDTD.

7.4 Giám sát và đánh giá chương trình HIV/AIDS của ngành giáo dục (UNESCO, 2013a).
GDGTTDTD Chỉ số này có thể được theo dõi qua Báo cáo thống kê
1 Đánh giá chương trình và tiếp thu phản hồi từ trường trường học thường niên EMIS hoặc qua các cuộc khảo sát
học, cộng đồng, các nhà giáo dục và người học về cách trường học. Các cuộc khảo sát cho phép phân tích chi tiết
thức triển khai và kết quả của chương trình: Việc giám sát hơn mức độ bao trùm của nội dung được giảng dạy và có
và đánh giá chương trình cần được thực hiện thường xuyên, thể được tiến hành tại nhóm các trường có tính đại diện
bao gồm phân tích dữ liệu, ví dụ như số lượng người tham cao. Trong trường hợp tiến hành khảo sát, chỉ số sẽ đo
gia và thông tin nhân khẩu học của người học, đánh giá tài lường mức độ thỏa mãn các chỉ tiêu đáng mong muốn hoặc
liệu về tập huấn giáo viên, thông điệp và các biện pháp can các chỉ tiêu thiết yếu của các chương trình GDGT trong nhà
thiệp. Ngoài ra, có thể tiến hành dự giờ và phỏng vấn để thu trường. Các chủ đề thiết yếu là những chủ đề có tác động
thập thông tin về cách tiếp cận nội dung mà giáo viên sử trực tiếp lớn nhất đến công tác phòng chống HIV, còn các
dụng, mức độ giáo viên bám sát chương trình, suy nghĩ của chủ đề đáng mong muốn là những chủ đề có tác động gián
học sinh về tiết học và mức độ an toàn của môi trường học tiếp nhưng cần phải được đưa vào chương trình GDGT tổng
tập (UNFPA, 2014). thể. Xem Phụ lục VIII để biết thêm thông tin về các chỉ tiêu
thiết yếu và chỉ tiêu đáng mong muốn.
Nhiều công cụ giám sát và đánh giá được phát triển trong
những năm gần đây có thể được điều chỉnh để phù hợp với
các bối cảnh khác nhau, ví dụ như Công cụ đánh giá và kiểm
định GDGT (UNESCO, 2011b) hay Khung tiêu chuẩn đánh
giá GDGT của IPPF (IPPF, 2015a) đưa ra những khuôn khổ
đánh giá phạm vi, nội dung và việc triển khai chương trình
GDGT cả bên trong và bên ngoài nhà trường.

2 Lồng ghép một hoặc một số chỉ số chính trong hệ thống


giám sát giáo dục quốc gia để đảm bảo sự đo lường có
tính hệ thống việc triển khai chương trình GDGT: Việc
triển khai chương trình GDGT có thể được giám sát qua các
hệ thống quốc gia do những hệ thống này là đầu mối thu
thập dữ liệu thường xuyên về các vấn đề giáo dục, trong
đó có thể bao gồm những vấn đề liên quan đến GDGT. Cụ
thể, chỉ số dưới đây được khuyến nghị lồng ghép trong Hệ
thống Thông tin Quản lý Giáo dục (EMIS) của các nước. Chỉ
số này được phát triển bởi UNESCO và Nhóm công tác liên
ngành về giáo dục để đánh giá chất lượng, tính toàn diện
và phạm vi chương trình GDGT và phòng chống HIV trên cơ
sở KNS trong khuôn khổ giám sát hoạt động phòng chống

97
7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả

Bảng 7. Chỉ số được khuyến nghị lồng ghép vào Hệ thống thông tin quản lý giáo dục
(EMIS) để đánh giá chất lượng, tính toàn diện và độ bao trùm của chương trình GDGT
và HIV trên cơ sở KNS

Học sinh ở trường bạn có được học chương trình GDGT và phòng lây nhiễm HIV trên cơ sở KNS toàn diện trong
năm học trước không?
Có/Không
Nếu Có, xin lựa chọn những chủ đề nào dưới đây được đề cập tới trong chương trình GDGT và HIV trên cơ sở KNS:

Dạy về các KNS phổ biến (ví dụ như kỹ năng ra quyết định/kỹ năng giao tiếp/kỹ năng Có Không
từ chối)
Dạy về nội dung GDGT/SKTD-SKSS (ví dụ như dạy về sự thay đổi và trưởng thành của Có Không
con người, cuộc sống gia đình, sức khoẻ sinh sản, lạm dụng tình dục, các viêm nhiễm
lây truyền qua đường tình dục)
Dạy kiến thức về cách thức lây truyền và kiến thức về phòng lây nhiễm HIV Có Không

Nguồn: UNESCO. 2013a. Đo lường hoạt động phòng chống HIV/AIDS của ngành giáo dục: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng các chỉ số chính. Paris, UNESCO.

3 Đánh giá kết quả đầu ra và tác động của chương trình: tố khác, như khả năng tiếp cận dịch vụ, có thể đóng vai
trò quan trọng trong những kết quả có thể quan sát được
Đánh giá kết quả đầu ra có nghĩa là đánh giá các yếu tố (UNESCO, 2014a).
nguy cơ/an toàn như sự thay đổi về thái độ, hành vi hoặc kỹ
năng, tỷ lệ thanh thiếu niên được tiếp cận trong nhóm đối 7.5 Nhân rộng chương trình GDGTTDTD
tượng hướng tới và các chỉ số ngắn hạn khác. Bằng chứng
cho các chỉ số này có thể được thu thập qua một số hình Để có tác động lớn, GDGT có chất lượng phải được triển khai
thức nghiên cứu cụ thể. Ví dụ, phỏng vấn nhóm đối tượng một cách bền vững và thể chế hoá trong hệ thống giáo dục
và phân tích dữ liệu giám sát chương trình có thể dùng để quốc gia. Đặc biệt, khi các trường sư phạm ở một quốc gia
đánh giá mức độ tham gia của thanh thiếu niên vào chương bắt đầu mở chuyên ngành đào tạo về GDGTTDTD thì quốc gia
trình GDGTTDTD. Các biện pháp đánh giá đồng đẳng, theo đó sẽ hưởng lợi từ một đội ngũ ngày càng nhiều giáo viên có
đó một thành viên trong nhóm sẽ phỏng vấn các đối tượng thể giảng dạy tất cả các chủ đề trong chương trình và triển
thụ hưởng khác của chương trình, sẽ tạo cơ hội có cái nhìn khai GDGTTDTD một cách hiệu quả. Cam kết đầu tư cho sự
sâu sắc hơn về những câu chuyện và cách nhìn nhận của đối phát triển trong tương lai của GDGTTDTD sẽ góp phần duy
tượng thụ hưởng (IPPF, 2013). Trong khi đó, quan sát trực trì tính bền vững và hiệu quả của chương trình. Sự đầu tư
tiếp và phỏng vấn có thể được dùng để đánh giá khả năng này cũng giảm thiểu chi phí trong tương lai của công tác bồi
áp dụng kỹ năng đã được học của các em. Ngoài ra, có thể dưỡng chuyên môn cho giáo viên có thể tạm thời thực hiện
sử dụng biện pháp khảo sát và thang đo để thu thập thông giảng dạy nếu GDGTTDTD không được lồng ghép một cách
tin về sự thay đổi trong kiến thức, thái độ và hành vi của các có hệ thống trong CTGD của các trường sư phạm. Thể chế hoá
em, ví dụ như “thang đo mức độ tự trọng”, “thang đo mức độ GDGTTDTD là yếu tố chính góp phần tạo ra sự thay đổi xã hội,
tự tin có thể sử dụng BCS đúng cách”, “thang đo Hemingway điều chỉnh các chuẩn mực xã hội và chuẩn mực giới hướng tới
về mức độ gắn kết của trẻ vị thành niên”, “thang đo mức độ cải thiện các chỉ số sức khoẻ công cộng cho toàn dân, cũng
giao tiếp giữa cha mẹ - trẻ vị thành niên” và “thang đo cán như hạnh phúc và sự phát triển của trẻ vị thành niên. Các
cân quyền lực trong quan hệ tình cảm” (UNFPA, 2014). chương trình GDGTTDTD cũng có thể được nhân rộng thông
qua thể chế hoá sự gắn kết giữa ngành giáo dục và các dịch
Đánh giá tác động gắn những kết quả đầu ra trên với một vụ y tế, cơ chế phối hợp cấp trường và cấp quốc gia.
chương trình cụ thể. Các chỉ số đánh giá bao gồm các mục
tiêu cao nhất của chương trình, ví dụ như giảm tỷ lệ nhiễm
HIV, mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh VNLTQĐTD;
bình đẳng giới hoặc các kết quả khác mà có thể đưa vào
mục tiêu của chương trình GDGTTDTD trong một môi
trường cụ thể. Tác động của chương trình có thể được đánh
giá qua các biện pháp nghiên cứu như thử nghiệm đối
chứng ngẫu nhiên để có thể nhận diện nguyên nhân - kết
quả. Tuy nhiên, tác động của GDGTTDTD đối với các chỉ số
sức khỏe như tỷ lệ mang thai vị thành niên hoặc tỷ lệ nhiễm
HIV có thể sẽ rất khó đánh giá. Cần phải lưu ý rằng các yếu

98
7 - Triển khai chương trình GDGTTDTD hiệu quả

UNESCO đã chỉ ra mười (10) nguyên tắc chính để nhân rộng


GDGTTDTD như sau (UNESCO, 2014):

Hộp 4. Mười nguyên tắc chính của UNESCO để nhân rộng GDGT và tình dục

1 Lựa chọn cách tiếp cận/biện pháp can thiệp mà có khả năng nhân rộng trong hệ thống hiện hành.
2 Làm rõ các mục tiêu của việc nhân rộng chương trình và vai trò của các chủ thể, trong đó đảm bảo vai trò đi đầu/làm
chủ ở cấp địa phương/quốc gia.
3 Nhận thức được nhu cầu và lồng ghép nhu cầu này trong các hệ thống và chính sách hiện hành của Chính phủ.
4 Thu thập và phổ biến dữ liệu về tính hiệu quả của các chương trình thí điểm trước khi tiến hành nhân rộng.
5 Ghi nhận và đánh giá tác động của các thay đổi trong chương trình đối với tính hiệu quả của chương trình.
6 Làm rõ vai trò của người lãnh đạo.
7 Lập kế hoạch đảm bảo tính bền vững và nguồn lực cần thiết để nhân rộng chương trình hoặc lập kế hoạch gây quỹ
cho việc nhân rộng chương trình.
8 Lập kế hoạch dài hạn (không theo chu kỳ tài trợ) và lường trước những thay đổi và khó khăn có thể gặp phải.
9 Lường trước nhu cầu thay đổi trong nhóm nhân sự có vai trò chính trong chỉ đạo quá trình nhân rộng theo thời gian
10 Điều chỉnh chiến lược nhân rộng để phù hợp với những thay đổi về bối cảnh chính trị; tận dụng các cơ hội “cửa sổ
chính sách” có thể có.

Việc nhân rộng chương trình cần có nhiều điều kiện thuận lợi Nhiều nước đã có các chính sách và chiến lược quốc gia về
và hành động cụ thể để giới thiệu và triển khai các chương GDGT. Tuy nhiên, các chương trình này mới chỉ được triển
trình GDGT. Theo UNESCO (2010), các yếu tố thúc đẩy thành khai một cách hạn chế và không thống nhất. Nhưng một số ít
công bao gồm: Chính phủ các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình
đã có những nỗ lực triển khai chương trình trên quy mô rộng
 Có sự quyết tâm triển khai GDGT và phòng chống HIV (bao trùm tất cả hoặc hầu hết các khu vực trong nước) và bền
được thể hiện trong chính sách; vững (không giới hạn trong một giai đoạn cụ thể).
 Có các quan hệ đối tác (và cơ chế phối hợp chính thức), ví Những yếu tố góp phần tạo ra thành công ở các quốc gia này
dụ như giữa Bộ Giáo dục và Bộ Y tế, giữa Chính phủ và các là: có sự lãnh đạo mạnh mẽ từ phía Chính phủ; quan hệ đối tác
tổ chức xã hội dân sự; giữa Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các trường đại
 Có sự tham gia của các tổ chức và nhóm đại diện cho quan học; cung cấp nguồn lực đầy đủ; cam kết lâu dài của các bên
điểm của giới trẻ; liên quan nhằm hiện thực hóa chính sách và kế hoạch thành
hành động mà cuối cùng sẽ có tác động tới cuộc sống của
 Có các qui trình phối hợp đánh giá CTGD; thanh thiếu niên.

 Có các tổ chức xã hội dân sự ủng hộ triển khai GDGTTDTD, Mặc dù một số chương trình khi nhân rộng đã gặp phải nhiều
kể cả khi gặp phải nhiều sự phản đối; hạn chế và khó khăn để duy trì những thành tựu đã đạt được,
nhưng có thể thấy rằng nếu biết cách kết hợp cam kết chính
 Có sự tham gia chủ động của “các đồng minh” trong số
trị, công tác chuyên môn, nỗ lực thực hiện và nguồn lực triển
những người ra quyết định;
khai, GDGT có thể được nhân rộng tới mọi vùng miền trên thế
 Có các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật phù hợp (như từ các cơ giới.
quan Liên Hợp Quốc và tổ chức phi chính phủ quốc tế), ví
dụ như để nâng cao nhận thức của những người ra quyết
định; khuyến khích giáo viên áp dụng các phương pháp
giảng dạy có sự tham gia; tham gia vào các mạng lưới và
hội thảo quốc tế;

 Xóa bỏ các rào cản đối với GDGTTDTD, như loại bỏ các tài
liệu giảng dạy có nội dung kỳ thị người đồng tính.

99
Rawpixel.com/Shutterstock.com
8
Danh mục tài liệu
tham khảo
8 - Tài liệu tham khảo

8 - Tài liệu tham khảo


Adeyemi, B. A. 2008. Effects of cooperative learning and Blum, R.W., Mmari, Kristin Nelson. 2005. Risk and Protective
problem-solving strategies on junior secondary school Factors Affecting Adolescent Reproductive Health in Developing
students’ achievement in social studies. Journal of Research in Countries. Geneva, WHO/ Baltimore, Johns Hopkins Bloomberg
Educational Psychology, Vol. 6, No. 3, pp. 691-708. School of Public Health.

Advocates for Youth, Answer, GLSEN, the Human Rights Bridges, A. J., Wosnitzer, R., Scharrer, E., Sun, C. and Libermann,
Campaign, Planned Parenthood Federation of America R. 2010. Aggression and sexual behavior in best-selling
and the Sexuality Information and Education Council of pornography videos: A content analysis update. Violence
the U.S. 2015. A Call to Action: LGBTQ youth need inclusive Against Women, Vol. 16, No. 10, pp. 1065-1085.
sex education. http://www.advocatesforyouth.org/storage/
advfy/documents/a%20call%20to%20action%20lgbtq%20 Brown, J. and L’Engle, L. 2009. X-rated: Sexual attitudes and
youth%20need%20inclusive%20sex%20education%20final. behaviours associated with US early adolescents exposure
pdf (Accessed 30 April 2017). to sexually explicit media. Sage Journals. http://journals.
sagepub.com/doi/abs/10.1177/0093650208326465
Ahmad, F. and Aziz, J. 2009. Students’ perceptions of (Accessed 30 May 2017).
the teachers’ teaching of literature communicating and
understanding through the eyes of the audience. European Bundeszentrale für gesundheitliche Aufklärung (BzGA),
Journal of Social Sciences, Vol. 7, No. 3, pp. 17-39. UNFPA and WHO. 2015. Sexuality Education Policy Brief No. 1.
Cologne, Germany, BzGA. http://eeca.unfpa.org/sites/default/
Amaugo, L.G., Papadopoulos, C., Ochieng, B. and Ali, files/pub-pdf/GAKC_Policy_Brief_No_1_rz.pdf
N. 2014. The effectiveness of HIV/AIDS school-based (Accessed 30 April 2017).
sexual health education programmes in Nigeria: A
systematic review. Health Education Research, Vol. 29, Bundeszentrale für gesundheitliche Aufklärung (BzGA), UNFPA
No. 4, pp. 633-648. https://pdfs.semanticscholar.org/ and WHO. 2016. Sexuality Education Policy Brief No. 2. Cologne,
a82e/36dbd9ab9171656d6fa6d9cce134726c124a.pdf Germany, BzGA. http://www.bzga-whocc.de/fileadmin/
(Accessed 5 May 2017). user_upload/Dokumente/Sexuality_education_Policy_
brief_No_2.pdf (Accessed 30 April 2017).
Arends, R. I. 1997. Classroom Instruction and Management.
Boston, U.S., McGraw Hill. Cash, S.J. and A. Bridge, J.A. Epidemiology of Youth Suicide
and Suicidal Behavior. Current Opinion in Pediatrics. 21(5):613–
Ayot, H. O. and Patel, M. M. 1992. Instructional Methods. 619, October 2009 - Volume 21 - Issue 5 - p 613–619. DOI:
Nairobi, Educational Research and Publications Ltd. 10.1097/MOP.0b013e32833063e1 (Accessed 5 May 2017).

Baltag, V., and Sawyer, S.M. 2017. Quality healthcare for Cathy, J. 2011. Theory of Change Review: A report commissioned
adolescents. In: Cherry A., Baltag V., Dillon M. (eds). International by Comic Relief.
Handbook on Adolescent Health and Development: The public
health response. New York, Springer International Publishing. Chandra-Mouli, V., Lane, C. and Wong, S. 2015. What does
work in adolescent sexual and reproductive health: A review
Barth, J., Bermetz, L., Heim, E., Trelle, S. and Tonia, T. 2012. of evidence on interventions commonly accepted as best
The current prevalence of child sexual abuse worldwide: A practices. Global Health: Science and Practice, Vol. 3, pp. 333-340.
systematic review and meta-analysis. International Journal of
Public Health. Vol 58, No 3, pp 469-83. DOI: 10.1007/s00038- Chandra-Mouli, V. and Vipul Patel, S. 2017. Mapping the
012-0426-1. knowledge and understanding of menarche, menstrual
hygiene and menstrual health among adolescent girls in low
Bekker, LG., Johnson, L., Wallace, M. and Hosek, S. and middle-income countries. Reproductive Health, Vol. 1,
2015. Building our youth for the future. Journal of the No. 14, pp. 14-30.
International AIDS Society, 18 (2 Suppl 1): 20076. DOI:  10.7448/
IAS.18.2.20027. http://www.jiasociety.org/index.php/jias/ Child Rights International Network. 2016. Rights, Remedies and
article/view/20027/html (Accessed 24 August 2017). Representation: Global report on access to justice for children.
London, Child Rights International Network. https://www.crin.
Birungi, H., Mugisha, J. F. and Nyombi, J. K. 2007. Sexuality org/sites/default/files/crin_a2j_global_report_final_1.pdf
of young people perinatally infected with HIV: A neglected (Accessed 30 April 2017).
element in HIV/AIDS programming in Uganda. Exchange on
HIV/AIDS, Sexuality and Gender, No. 3, pp. 7-9. Constantine, N. A., Jerman, P., Berglas, N. F., Angulo-Olaiz, F.,

102
8 - Tài liệu tham khảo

Chou, C. P. and Rohrbach, L. A. 2015b. Short-term effects of a http://fra.europa.eu/en/publication/2014/violence-against-


rights-based sexuality education curriculum for high-school women-eu-wide-survey-main-results-report
students: a cluster-randomized trial. BioMed Central Public (Accessed 4 May 2017).
Health, 15,p. 293. Retrieved from http://onlinelibrary.wiley.
com/o/cochrane/clcentral/articles/662/CN-01109662/frame. Fisher, J. and McTaggart J. 2008. Review of Sex and Relationships
html doi:10.1186/s12889-015-1625-5 Education in Schools. Geneva, UNAIDS. http://www.
cornwallhealthyschools.org/documents/SRE final jim knoght
Council of Europe. 2014. Sexual Orientation and Gender review recommedations.pdf (Accessed 30 May 2017).
Identity: Questions and answers. Brussels, Council of Europe.
https://edoc.coe.int/en/lgbt/7031-sexual-orientation- Fonner, V. A., Armstrong, K. S., Kennedy, C. E., O’Reilly, K. R.
and-gender-identity-sogi-questions-and-answers.html and Sweat, M. D. 2014. School based sex education and HIV
(Accessed 4 May 2017). prevention in low- and middle-income countries: A systematic
review and meta-analysis. PLoS One, 9(3), e89692. http://
Dicenso, A., Guyatt, G., Willan, A. and Griffith, L. 2002. journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.
Interventions to reduce unintended pregnancies among pone.0089692. doi:10.1371/journal.pone.0089692
adolescents: Systematic review of randomised controlled
trials. British Medical Journal, Vol. 324, No. 7351, pp. 1426-1426. Gardner, F., Montgomery, P. and Knerr, W. 2015. Transporting
evidence-based parenting programs for child problem
Döring, N. 2014. Consensual sexting among adolescents: behavior (Age 3-10) between countries: Systematic review
Risk prevention through abstinence education or safer and meta-analysis. Journal of Clinical Child and Adolescent
sexting? Cyberpsychology: Journal of Psychosocial Research on Psychology. 1-14. http://www.tandfonline.com/doi/full/10.1
Cyberspace, Vol. 8, No. 1. https://cyberpsychology.eu/article/ 080/15374416.2015.1015134
view/4303/3352 (Accessed 30 May 2017).
Garofalo, R., Wolf, R., Wissow, L., Woods, E. and Goodman, E.
Döring, N., Daneback, K., Shaughnessy, K., Grov, C. and Byers, E. S. 1999. Sexual orientation and risk of suicide attempts among
2015. Online sexual activity experiences among college students: a representative sample of youth. Archives of Pediatrics and
A four-country comparison. Archives of Sexual Behavior. https:// Adolescent Medicine, Vol. 153, No. 5.
www.researchgate.net/publication/286638680_Online_
Sexual_Activity_Experiences_Among_College_Students_A_ Giroux, H. A. 1994. Toward a pedagogy of critical thinking. In
Four-Country_Comparison Re-Thinking Reason: New Perspectives in Critical Thinking.
Kerry S. Walters (ed.). Albany, SUNY Press.
Duflo, E., Dupas, P., Kremer, M. and Sinei, S. 2006. Education and
HIV/AIDS Prevention: Evidence from a randomized evaluation in Gordon, P. 2008. Review of Sex, Relationships and HIV education
Western Kenya. Boston, Department of Economics and Poverty in Schools. Paris, UNESCO.
Action Lab. Gordon, P. 2010. Sexuality Education and the Prevention of
Dupas, P. 2006. Relative Risks and the Market for Sex: Teenagers, Violence. Council of Europe. www.coe.int/t/dg3/children/1in5/
sugar daddies and HIV in Kenya. Hanover, Dartmouth College. source/publicationsexualviolence/ (Accessed 4 May 2017).

Durlak, J.A., Weissberg, R.P., Dymnicki, A.B., Taylor, R.D., and Goulds, S. 2015. Because I Am a Girl. Toronto, Plan.
Schellinger, K. B. 2011. The Impact of Enhancing students’ (Accessed 4 May 2017).
Social and Emotional Learning: A meta-analysis of school- The Guttmacher Institute. 2014. Intended and unintended
based universal interventions. Child Development. Volume 82, pregnancies worldwide in 2012 and recent trends.
Issue 1, pp. 405–432. DOI: 10.1111/j.1467-8624.2010.01564.x . Studies in Family Planning, Vol. 45, No. 3. https://www.
http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1467- guttmacher.org/sites/default/files/article_files/j.1728-
8624.2010.01564.x/abstract 4465.2014.00393.x.pdf (Accessed 4 May 2017).
Economic and Social Commission for Asia and the Pacific The Guttmacher Institute. 2015a. Adolescent Pregnancy
(ESCAP). 2013. Report of the Sixth Asian and Pacific Population and Its Outcomes Across Countries Factsheet. New York, The
Conference. Bangkok, ESCAP. http://www.unescapsdd.org/ Guttmacher Institute. https://www.guttmacher.org/fact-
files/documents/Report of the Sixth APPC.pdf sheet/adolescent-pregnancy-and-its-outcomes-across-
Elder, S. K. 2014. Labour Market Transition of Young Women countries (Accessed 4 May 2017).
and Men in Sub-Saharan Africa. Work 4 Youth Publication Series Guttmacher Institute. 2015b. Adolescent Women’s Need for and
No. 9. Geneva, Youth Employment Programme, Employment Use of Sexual and Reproductive Health Services in Developing
Policy Department. Countries. New York, The Guttmacher Institute. https://www.
European Union Agency for Fundamental Rights. 2014. guttmacher.org/fact-sheet/adolescent-womens-need-and-
Violence against Women, an EU-wide Survey: Main results report. use-sexual-and-reproductive-health (Accessed 4 May 2017).

103
8 - Tài liệu tham khảo

Haberland, N. 2015. The case for addressing gender and power International Planned Parenthood Federation (IPPF) and
in sexuality and HIV education: A comprehensive review of Coram Children’s Legal Centre. 2014. Inception Report:
evaluation studies. International Perspectives on Sexual and Qualitative research on legal barriers to young people’s access to
Reproductive Health, Vol. 41, No. 1, pp. 31-42. https://www. sexual and reproductive health services. London, IPPF. http://
guttmacher.org/journals/ipsrh/2015/03/case-addressing- www.ippf.org/resource/inception-report-qualitative-
gender-and-power-sexuality-and-hiv-education- research-legal-barriers-young-peoples-access-sexual-and
comprehensive (Accessed 30 April 2017). (Accessed 4 May 2017).

Haberland, N., Rogow, D. 2015. Sexuality education: Emerging ILO, OHCHR, UNAIDS Secretariat, UNDP, UNESCO, UNFPA,
trends in evidence and practice. Journal of Adolescent Health, UNHCR, UNICEF, UNODC, UN Women, WFP and WHO. 2015.
Vol. 56, No. 1, pp. 15-21. Joint UN statement on Ending violence and discrimination
against lesbian, gay, bisexual, transgender and intersex
Hadley, A., Ingham, R. and Chandra-Mouli, V. 2016. Teenage people. New York, United Nations. http://www.ohchr.org/
pregnancy strategy for England. The Lancet, Volume 388, No. Documents/Issues/Discrimination/Joint_LGBTI_Statement_
10044. DOI: http://dx.doi.org/10.1016/S0140-6736(16)30619-5. ENG.PDF (Accessed 24 August 2017).
http://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-
6736(16)30619-5/fulltext?rss%3Dyes. (Accessed 4 May 2017). Jemmott, J. B., Jemmott, L. S., Fong, G. T. and Morales, K. H.
2010. Effectiveness of an HIV/STD risk-reduction intervention
Hall, W., Patton, G., Stockings, E., Weier, M., Lynskey, M., Morley, for adolescents when implemented by community-based
K. and Degenhardt, L. 2016. Why young people’s substance use organizations: A cluster-randomized controlled trial. American
matters for global health. The Lancet Psychiatry, Vol. 3, No. 3, Journal of Public Health, 100(4), 720–726. https://www.
pp. 265-279. ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2836337/ http://doi.
Hillier, L., Jones, T., Monagle, M., Overton, N., Gahan, L., org/10.2105/AJPH.2008.140657
Blackman, J. and Mitchell, A. 2010. Writing Themselves in Jennings, L., Parra-Medina, D., Hilfinger-Messias, D. and
3 (WTi3). The third national study on the sexual health and McLoughlin, K. 2006. Toward a critical social theory of youth
wellbeing of same sex attracted and gender questioning young empowerment. Journal of Community Practice, Vol. 14, No. 1-2,
people. Melbourne, Australian Research Centre in Sex, Health pp. 31-55.
and Society and La Trobe University.
Kennedy, A.C. and Bennett, L. 2006. Urban adolescent mothers
Hughes, K., Bellis, M., Jones, L., Wood, S., Bates, G., Eckley, L., exposed to community, family and partner violence: Is
McCoy, E., Mikton, C., Shakespeare, T. and Officer, A. 2012. cumulative violence exposure a barrier to school performance
Prevalence and risk of violence against adults with disabilities: and participation? Journal of Interpersonal Violence. 6,
A systematic review and meta-analysis of observational pp. 750–773.
studies. The Lancet, Vol. 379, No. 9826, pp. 1621-1629.
Killermann, S. 2015. The Genderbread Person v3. [Blog] It’s
International Planned Parenthood (IPPF). 2013. Explore; Pronounced Metrosexual. http://itspronouncedmetrosexual.
Toolkit for involving young people as researchers in sexual and com/2015/03/the-genderbread-person-v3/#sthash.
reproductive health programmes. Rapid PEER review handbook. F0QoolEk.dpbs (Accessed 5 February 2017).
London, IPPF. https://www.rutgers.international/sites/
rutgersorg/files/pdf/AW_Explore-PEER%20Handbook.pdf Kirby, D. 2007. Emerging Answers 2007: Research findings on
(Accessed 25 April 2017). programs to reduce teen pregnancy and sexually transmitted
diseases. Washington, DC, The National Campaign
International Planned Parenthood Federation (IPPF). 2015. to Prevent Teen and Unplanned Pregnancy. https://
Teaching about Consent and Healthy Boundaries: A guide for thenationalcampaign.org/sites/default/files/resource-
educators. London, IPPF. https://www.ifpa.ie/sites/default/ primary-download/EA2007_full_0.pdf
files/documents/Reports/teaching_about_consent_
healthy_boundaries_a_guide_for_educators.pdf Kirby, D. 2009. Recommendations for Effective Sexuality
(Accessed 4 May 2017). Education Programmes. Unpublished review prepared for
UNESCO. Paris, UNESCO.
International Planned Parenthood Federation (IPPF). 2016.
Everyone’s Right to Know: Delivering comprehensive sexuality Kirby, D. 2011. Sex Education: Access and impact on sexual
education for all young people. London, IPPF. http://www.ippf. behaviour of young people. United Nations Expert Group
org/sites/default/files/2016-05/ippf_cse_report_eng_web.pdf Meeting on Adolescents, Youth and Development. New York,
(Accessed 25 April 2017). Population Division, Department of Economic and Social
Affairs, United Nations Secretariat.
International Planned Parenthood Federation (IPPF).
2017 (unpublished). Toolkit Deliver+Enable: Scaling-up Kirby, D., Korpi, M., Barth, R. P. and Cagampang, H. H. 1997.
comprehensive sexuality education (CSE). London, IPPF. The impact of the postponing sexual involvement curriculum

104
8 - Tài liệu tham khảo

among youths in California. Family Planning Perspectives, Madise, N., Zulu, E. and Ciera, J. 2007. Is poverty a driver
Vol. 29, No. 3, pp. 100-108. for risky sexual behaviour? Evidence from national surveys
of adolescents in four African countries. African Journal
Kirby, D., Laris, B. and Rolleri, L. 2005. Impact of Sex and Sex of Reproductive Health, Vol. 11, No. 3, p. 83. https://www.
Education Programs on Sexual Behaviors of Youth in Developing guttmacher.org/sites/default/files/pdfs/pubs/journals/
and Developed Countries. Washington DC, Family Health reprints/AJRH.11.3.83.pdf (Accessed 5 February 2017).
International (FHI).
McKee, A. 2014. Methodological issues in defining aggression
Kirby, D., and Lepore, G. 2007. Sexual Risk and Protective for content analyses of sexually explicit material. Archives of
Factors: Factors affecting teen sexual behavior, pregnancy, Sexual Behavior, Vol. 44, No. 1, pp. 81-87.
childbearing and sexually transmitted disease: Which are
important? Which can you change? Washington DC, National Meyer, E. 2010. Gender and Sexual Diversity in Schools.
Campaign to Prevent Teen Pregnancy. Dordrecht, Netherlands, Springer Science+Business Media.

Kirby, D., Obasi, A. and Laris, B. 2006. The effectiveness of Michielsen, K., Chersich, M. F., Luchters, S., De Koker, P., Van
sex education and hiv education interventions in schools in Rossem, R. and Temmerman, M. 2010. Effectiveness of HIV
developing countries. Preventing HIV/AIDS in Young People: prevention for youth in sub-Saharan Africa: Systematic review
A systematic review of the evidence from developing countries in D. and meta-analysis of randomized and nonrandomized trials.
Ross, B. Dick and J. Ferguson (eds.) Geneva, WHO, pp. 103-150. AIDS, 24(8), pp. 1193-1202.

Nixon, C. 2014. Current perspectives: The impact of


Kirby, D., Rolleri, L. and Wilson, M. M. 2007. Tool to Assess
cyberbullying on adolescent health. Adolescent Health,
the Characteristics of Effective Sex and STD/HIV Education
Medicine and Therapeutics, Vol. 5, pp. 143–158. 
Programmes. Washington, DC, Healthy Teen Network.
O’Connor, C., Small, S. A. and Cooney, S. M., 4. 2007.
Kivela, J., Ketting, E. and Baltussen, R. 2013. Cost analysis of
Program fidelity and adaptation: Meeting local needs without
school-based sexuality education programs in six countries.
compromising program effectiveness. Madison, WI, University of
Cost Effectiveness and Resource Allocation, 11(1), 1-7.
Wisconsin-Madison/Extension. Retrieved from http://fyi.uwex.
doi:10.1186/1478-7547-11-17
edu/whatworkswisconsin/files/2014/04/whatworks_04.pdf
Kontula, O. 2010. The evolution of sex education and students’ Office of the High Commissioner for Human Rights (OHCHR).
sexual knowledge in Finland in the 2000s. Sex Education, 2003. CRC General Comment 4: Adolescent health and
Vol. 10, No. 4, pp. 373-386. development in the context of the Convention on the Rights
Krug, E. G., Dahlberg, L. L., Mercy, J. A., Zwi, A. B. and Lozano, of the Child (CRC). New York, UN. http://www.ohchr.org/
R. 2002. World Report on Violence and Health. Geneva, WHO. Documents/Issues/Women/WRGS/Health/GC4.pdf
http://www.who.int/violence_injury_prevention/violence/ (Accessed 30 April 2017).
world_report/en/introduction.pdf Office of the Special Advisor on Gender Issues and
Advancement of Women. 2001. Gender Mainstreaming:
Lansdown, G. 2001. Promoting Children’s Participation in
Strategy for promoting gender equality. New York, Office of
Democratic Decision Making. Florence, UNICEF. https://www.
the Special Advisor on Gender Issues and Advancement of
unicef-irc.org/publications/pdf/insight6.pdf
Women. http://www.un.org/womenwatch/osagi/pdf/
(Accessed 5 February 2017).
factsheet1.pdf (Accessed 30 April 2017).
Leijten, P., Melendez-Torres, G. J., Knerr, W., and Gardner, F.
Ofsted 2013. Ofsted Annual Report 2012/13: Schools report.
2016. Transported versus homegrown parenting interventions
London, Ofsted.
for reducing disruptive child behavior: A multilevel
metaregression study. Journal of the American Academy of Okonofua, F. 2007. New research findings on adolescent
Child and Adolescent Psychiatry. 55(7), 610-617. doi: http:// reproductive health in Africa [Nouveaux résultats de recherche
dx.doi.org/10.1016/j.jaac.2016.05.003. sur la santé de reproduction en Afrique]. African Journal of
Reproductive Health, Vol. 11, No. 3, p. 7.
Loaiza, E. and Liang, M. 2013. Adolescent Pregnancy: A review
of the evidence. New York, UNFPA. https://www.unfpa.org/ Oosterhof, P., Muller, C. and Shephard, K. 2017. Sex education
sites/default/files/pub-pdf/ADOLESCENT%20PREGNANCY_ in the digital era. IDS Bulletin, Vol. 48, No. 1. http://bulletin.ids.
UNFPA.pdf (Accessed 25 April 2017). ac.uk/idsbo/issue/view/223 (Accessed 30 May 2017).

Lopez, L. M., Bernholc, A., Chen, M. and Tolley, E. 2016. Oringanje, C., Meremikwu, M. M., Eko, H., Esu, E.,
School‐based interventions for improving contraceptive use Meremikwu, A. and Ehiri, J. E. 2009. Interventions for
in adolescents. The Cochrane Library. doi:10.1002/14651858. preventing unintended pregnancies among adolescents.
CD012249 Cochrane Database of Systematic Reviews, N.PAG-N.PAG.
doi:10.1002/14651858.CD005215.pub2

105
8 - Tài liệu tham khảo

Otieno, A. 2006. Gender and Sexuality in the Kenyan Education Rohrbach, L. A., Berglas, N. F., Jerman, P., Angulo-Olaiz, F., Chou,
System: Is history repeating itself? An exploratory study of C. P. and Constantine, N. A. 2015. A Rights-Based Sexuality
information on sexuality within Nakuru town. MA. Southern Education Curriculum for Adolescents: 1-Year Outcomes
and Eastern African Regional Centre for Women’s Law at the From a Cluster-Randomized Trial. Journal of Adolescent Health,
University of Zimbabwe. 57(4), 399-406. Retrieved from http://onlinelibrary.wiley.
com/o/cochrane/clcentral/articles/910/CN-01131910/frame.
Organisation for Economic Co-operation and Development htmldoi:10.1016/j.jadohealth.2015.07.004
(OECD). 2017. Early Learning Matters. Paris, OECD.
https://www.oecd.org/edu/school/Early-Learning-Matters- Ross, D., Dick, B. and Ferguson, J. 2006. Preventing HIV/AIDS
Project-Brochure.pdf. (Accessed 30 April 2017). in Young People: A systematic review of the evidence from
developing countries. Geneva, WHO.
Office of the United Nations High Commissioner for Human
Rights (OHCHR) . 2016. Living Free and Equal. What States are Save the Children. 2015. What do children want in times of
doing to tackle violence and discrimination against lesbian, emergency and crisis? They want an education. London, Save
gay, bisexual, transgender and intersex people. New York and the Children. https://www.savethechildren.org.uk/sites/
Geneva, United Nations. default/files/images/What_Do_Children_Want1.pdf
(Accessed 30 April 2017)
Pan American Health Organization (PAHO) and WHO. 2000.
Promotion of Sexual Health. Recommendations for Action. Secor-Turner, M., Schmitz, K. and Benson, K. 2016. Adolescent
Washington D.C., PAHO. experience of menstruation in rural Kenya. Nursing Research,
Vol. 65, No. 4, pp. 301-305.
Peter and Valkenburg. 2007. Online communication and
adolescent well-being: Testing the stimulation versus the Sedgh, G., Ashford, L. S. and Hussain, R. 2016. Unmet Need for
displacement hypothesis. Journal of Computer-mediated Contraception in Developing Countries: Examining women’s
communication. Vol. 12, 4, pp. 1169-1182. reasons for not using a method. New York, Guttmacher
Institute. https://www.guttmacher.org/report/unmet-need-
Plan International. 2016. Counting the Invisible: Using data to for-contraception-in-developing-countries
transform the lives of girls and women by 2030. Woking, Plan (Accessed 30 April 2017).
International. http://www.ungei.org/resources/files/2140_
biaag_2016_english_finalv2_low_res.pdf Shepherd, J., Kavanagh, J., Picot, J., Cooper, K., Harden, A.,
(Accessed 30 April 2017). Barnett-Page, E., . . . Price, A. 2010. The effectiveness and cost
effectiveness of behavioural interventions for the prevention
Plan International. 2017. Teenage Pregnancy. Woking, Plan of sexually transmitted infections in young people aged
International. https://plan-international.org/sexual-health/ 13-19: A systematic review and economic evaluation. Health
teenage-pregnancy (Accessed May 2017). Technology Assessment, 14(7), 1-230.
Pound P., Denford S., Shucksmith J., Tanton C., Johnson A.M., Stead, M., Stradling, R., MacNeil, M., MacKintosh, A. and Minty,
Owen J., Hutten R., Mohan L., Bonell C., Abraham C. and S. 2007. Implementation evaluation of the Blueprint multi-
Campbell R. 2017. What is best practice in sex and relationship component drug prevention programme: Fidelity of school
education? A synthesis of evidence, including stakeholders’ component delivery. Drug and Alcohol Review, Vol. 26, No. 6,
views. British Medical Journal Open. 2017 Jul 2; 7(5): e014791. pp. 653-664.
doi: 10.1136/bmjopen-2016-014791. http://bmjopen.bmj.com/
content/bmjopen/7/5/e014791.full.pdf (Accessed 21 July 2017). Stephenson, J., Strange, V., Forrest, S., Oakley, A., Copas, A.,
Allen, E., Babiker, A., Black, S., Ali, M., Monteiro, H. and Johnson,
Pound, P., Langford, R., and Campbell, R. 2016. What do young A. 2004. Pupil-led sex education in England (RIPPLE study):
people think about their school-based sex and relationship cluster-randomised intervention trial. The Lancet, Vol. 364, No.
education? A qualitative synthesis of young people’s 9431, pp. 338-346.
views and experiences. British Medical Journal Open, 6(9).
doi:10.1136/bmjopen-2016-011329 Stirling, M., Rees, H., Kasedde, S. and Hankins, C. 2008.
Addressing the vulnerability of young women and girls to stop
Religious Institute. 2002. Open letter to religious leaders about the HIV epidemic in Southern Africa. Geneva, UNAIDS.
sex education. http://religiousinstitute.org/wp-content/
uploads/2009/06/Open-Letter-Sex-Education.pdf Straight Talk Foundation. 2008. Annual Report. Kampala,
(Accessed 30 April 2017). Straight Talk Foundation. https://www.scribd.com/
document/17357627/Straight-Talk-Foundation-Annual-
Rohleder, P. and Swartz, L. 2012. Disability, sexuality and Report-2008 (Accessed 30 May 2017).
sexual health. Understanding Global Sexualities: New Frontiers
(Sexuality, culture and health series). 138-152.
DOI: 10.4324/9780203111291

106
8 - Tài liệu tham khảo

Thomas, F. and Aggleton, P. 2016. School-based sex and attachments/UNSR_Sexual_Education_2010.pdf


relationships education: Current knowledge and emerging (Accessed 30 May 2017).
themes. In: Sundaram, V. and Sauntson, H. (eds) Global
Perspectives and Key Debates in Sex and Relationships Education: United Nations. 2014. Programme of Action adopted at the
Addressing Issues of Gender, Sexuality, Plurality and Power. International Conference on Population and Development Cairo,
Basingstoke, Palgrave Macmillan. 5-13 September 1994. New York, UNFPA. http://www.unfpa.
org/publications/international-conference-population-and-
Tolli, M. V. 2012. Effectiveness of peer education interventions development-programme-action (Accessed 30 May 2017).
for HIV prevention, adolescent pregnancy prevention and
sexual health promotion for young people: A systematic UNAIDS. 2006. Scaling up Access to HIV Prevention, Treatment,
review of European studies. Health Education Research. 27(5), Care and Support: The next steps. Geneva, UNAIDS. http://data.
904-913. doi:10.1093/her/cys055 unaids.org/publications/irc-pub07/jc1267-univaccess-
thenextsteps_en.pdf (Accessed 30 May 2017).
Trenholm, C., Devaney, B., Fortson, K., Quay, L., Wheeler, J. and
Clark, M. 2007. Impacts of Four Title V, Section 510 Abstinence UNAIDS. 2008. 2008 Report on the Global AIDS Epidemic.
Education Programs: Final Report. Trenton, NJ, Mathematica Geneva, UNAIDS. http://www.unaids.org/sites/default/files/
Policy Research Inc. media_asset/jc1510_2008globalreport_en_0.pdf
(Accessed 30 May 2017).
Uganda Bureau of Statistics (UBOS) and Macro International
Inc. 2007. Uganda Demographic and Health Survey 2006. UNAIDS. 2012 Factsheet on Young people, Adolescents and HIV.
Calverton, Md., UBOS and Macro International Inc. http:// Geneva, UNAIDS. http://files.unaids.org/en/media/unaids/
www.dhsprogram.com/pubs/pdf/FR194/FR194.pdf contentassets/documents/factsheet/2012/20120417_FS_
(Accessed 30 May 2017). adolescentsyoungpeoplehiv_en.pdf (Accessed 30 May 2017).

Underhill, K., Montgomery, P. and Operario, D. 2007. Sexual UNAIDS 2014. The Gap Report. Geneva, UNAIDS. http://www.
abstinence only programmes to prevent HIV infection in high unaids.org/sites/default/files/media_asset/UNAIDS_Gap_
income countries: Systematic review. British Medical Journal, report_en.pdf (Accessed 30 May 2017).
Vol. 335, No. 7613, pp. 248-248. http://bmj.com/cgi/content/ UNAIDS. 2016. HIV Prevention among Adolescent Girls and Young
full/335/7613/248 (Accessed 13 August 2017). Women: Putting HIV prevention among adolescent girls and young
United Nations. 1989. Convention on the Rights of and including boys & men women on the Fast-Track and engaging
the Child. New York, UN. http://www.ohchr.org/en/ men and boys. Geneva, UNAIDS. http://www.unaids.org/sites/
professionalinterest/pages/crc.aspx (Accessed 30 May 2017). default/files/media_asset/UNAIDS_HIV_prevention_among_
adolescent_girls_and_young_women.pdf
United Nations. 1995. Platform for Action of the United Nations
Fourth World Conference on Women. New York, UN. http:// UNAIDS. 2017. Ending AIDS. Progress towards the 90-90-90
www.un.org/esa/gopher-data/conf/fwcw/off/a--20.en Targets. Global AIDS Update. Geneva, UNAIDS. http://www.
(Accessed 30 May 2017). unaids.org/en/resources/documents/2017/20170720_
Global_AIDS_update_2017
United Nations. 1999. Overall Review and Appraisal of the
Implementation of the Programme of Action of the International UNAIDS and WHO. 2007. 2007 AIDS Epidemic Update. Geneva,
Conference on Population and Development. New York, UN. UNAIDS. http://data.unaids.org/pub/epislides/2007/2007_
http://www.unfpa.org/sites/default/files/resource-pdf/ epiupdate_en.pdf (Accessed 30 May 2017).
A_S-21_AC.1_L.pdf (Accessed 30 May 2017). UNDP. 2015. Report of the Regional Dialogue on LGBTI Human
United Nations. 2001. Declaration of Commitment on Rights and Health in Asia-Pacific. Bangkok, UNDP. http://www.
HIV/AIDS. New York, UN. http://www.unaids.org/sites/ asiapacific.undp.org/content/dam/rbap/docs/Research%20
default/files/sub_landing/files/aidsdeclaration_en_0.pdf and%20Publications/hiv_aids/rbap-hhd-2015-report-
(Accessed 30 May 2017). regional-dialogue-lgbti-rights-health.pdf
(Accessed 30 May 2017).
United Nations. 2007. Convention of the Rights of Persons
with Disabilities. New York, UN. https://www.un.org/ UNDP (in press). Leave no one Behind: Advancing social,
development/desa/disabilities/resources/general- economic, cultural and political inclusion of LGBTI people in Asia
assembly/convention-on-the-rights-of-persons-with- and the Pacific.
disabilities-ares61106.html (Accessed 30 May 2017). UNESCO. 1996. Learning: The treasure within. Report to UNESCO
United Nations. 2010. Report of the United Nations Special of the International Commission on Education for the Twenty-
Rapporteur on the Right to Education. http://www.right-to- first Century. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
education.org/sites/right-to-education.org/files/resource- images/0010/001095/109590eo.pdf (Accessed 30 May 2017).

107
8 - Tài liệu tham khảo

UNESCO. 2000a. Dakar Framework for Action, Education for All. UNESCO. 2014b. Good Policy and Practice in Health
Meeting our collective commitments. Paris, UNESCO. http:// Education: Puberty education and menstrual hygiene
unesdoc.unesco.org/images/0012/001211/121147e.pdf management. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
(Accessed 30 May 2017). images/0022/002267/226792e.pdf (Accessed 3 May 2017.)

UNESCO. 2000b. General Comment No. 14. Substantive issues UNESCO. 2015a. Emerging Evidence, Lessons and Practice in
arising in the implementation of the international covenant on Global Comprehensive Sexuality Education: A global review. Paris,
economic, social and cultural rights. Geneva, UNESCO. http:// UNESCO. http://www.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/
data.unaids.org/publications/external-documents/ecosoc_ CSE_Global_Review_2015.pdf (Accessed 4 May 2017).
cescr-gc14_en.pdf (Accessed 30 May 2017) .
UNESCO. 2015b. From Insult to Inclusion: Asia-Pacific report
UNESCO. 2008. School-centred HIV and AIDS Care and Support on school bullying, violence and discrimination on the basis of
in Southern Africa: Technical consultation report, 22-24 May sexual orientation and gender identity. Paris, UNESCO. http://
2008, Gaborone, Botswana. Paris, UNESCO. http://unesdoc. unesdoc.unesco.org/images/0023/002354/235414e.pdf
unesco.org/images/0015/001578/157860e.pdf (Accessed 5 May 2017).
(Accessed 30 May 2017).
UNESCO. 2016a. 2016 Global Education Monitoring Report.
UNESCO. 2009. International Technical Guidance on Sexuality Education for people and planet: Creating sustainable
Education: An Evidence-informed approach for schools, futures for all. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
teachers and health educators. Paris, UNESCO. http:// images/0024/002457/245745e.pdf (Accessed 5 May 2017).
unesdoc.unesco.org/images/0018/001832/183281e.pdf
(Accessed 3 May 2017). UNESCO. 2016b. Out in the Open: Education Sector Responses
to Violence based on Sexual Orientation and Gender Identity/
UNESCO. 2010. Levers of Success: Case studies of national Expression. Paris. UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
sexuality education programmes. Paris, UNESCO. http:// images/0024/002447/244756e.pdf
unesdoc.unesco.org/images/0018/001884/188495e.pdf
(Accessed 30 April 2017). UNESCO. 2016c. Review of the Evidence on Sexuality Education.
Report to inform the update of the UNESCO International
UNESCO. 2011a. Cost and Cost-effectiveness Analysis Technical Guidance on Sexuality Education; prepared by Paul
of School-based Sexuality Education Programmes in Six Montgomery and Wendy Knerr, University of Oxford Centre for
Countries. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/ Evidence-Based Intervention. Paris, UNESCO.
images/0021/002116/211604e.pdf
UNESCO. 2017a. Early and Unintended Pregnancy:
UNESCO. 2011b. Sexuality Education Review and Assessment Recommendations for the education sector. Paris, UNESCO.
Tool. Paris, UNESCO. http://hivhealthclearinghouse.unesco. http://unesdoc.unesco.org/images/0024/002484/248418e.
org/library/ documents/sexuality-education-review-and- pdf (Accessed 30 May 2017).
assessment-tool-serat-0 (Accessed 4 May 2015).
UNESCO. 2017b. Good Policy and Practice in Health Education.
UNESCO. 2012. Review of Policies and Strategies to Implement Booklet 10. Education sector responses to the use of alcohol,
and Scale Up Sexuality Education in Asia and the Pacific. tobacco and drugs. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
Bangkok, UNESCO Bangkok. http://unesdoc.unesco.org/ images/0024/002475/247509E.pdf (Accessed 30 May 2017).
images/0021/002150/215091e.pdf
UNESCO. 2017c. Review of Curricula and Curricular Frameworks.
UNESCO. 2013a. Measuring the Education Sector Response Report to inform the update of the UNESCO International
to HIV and AIDS: Guidelines for the construction and use of Technical Guidance on Sexuality Education: prepared by
core indicators. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/ Advocates for Youth. Paris, UNESCO.
images/0022/002230/223028e.pdf (Accessed 30 May 2017).
UNESCO. 2017d. School Violence and Bullying: Global
UNESCO. 2013b. Ministerial Commitment on Comprehensive status report. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
Sexuality Education and Sexual and Reproductive Health images/0024/002469/246970e.pdf (Accessed 5 May 2017).
Services for Adolescents and Young People in Eastern and
Southern African (ESA). Paris, UNESCO. http://www. UNESCO and The Global Network of People Living with HIV
unesco.org/fileadmin/MULTIMEDIA/HQ/HIV-AIDS/pdf/ (GNP+). 2012. Positive Learning: Meeting the needs of young
ESACommitmentFINALAffirmedon7thDecember.pdf people living with HIV (YPLHIV) in the education sector.
(Accessed 30 May 2017). Paris/Netherlands, UNESCO/GNP+ http://unesdoc.unesco.org/
images/0021/002164/216485E.pdf (Accessed 5 May 2017).
UNESCO. 2014a. Comprehensive Sexuality Education: The
challenges and opportunities of scaling-up. Paris, UNESCO. UNESCO and UNAIDS. 2008. EDUCAIDS Framework for Action.
http://unesdoc.unesco.org/images/0022/002277/227781e.pdf Paris/Geneva, UNESCO/UNAIDS. http://unesdoc.unesco.org/
(Accessed 5 May 2017). images/0014/001473/147360e.pdf (Accessed 30 April 2017).

108
8 - Tài liệu tham khảo

UNFPA. 2010. Comprehensive Sexuality Education: Advancing and Programs. Journal of Adolescent Health, 56(1), S51-S57.
human rights, gender, equality and improved sexual and doi:10.1016/j.jadohealth.2014.07.022
reproductive health. Bogota, UNFPA. https://www.unfpa.
Weeks, J. 2011. The Languages of Sexuality. Oxon, Routledge.
org/sites/default/files/resource-pdf/Comprehensive%20
Sexuality%20Education%20Advancing%20Human%20 WHO. 2001. Regional Strategy on Sexual and Reproductive
Rights%20Gender%20Equality%20and%20Improved%20 Health. Copenhagen, WHO, Regional Office for Europe. http://
SRH-1.pdf (Accessed 3 May 2017). www.euro.who.int/__data/assets/pdf_file/0004/69529/
e74558.pdf (Accessed 31 May 2017).
UNFPA. 2013. Adolescent Pregnancy: A review of the evidence.
New York, UNFPA. https://www.unfpa.org/sites/default/ WHO. 2002. Defining Sexual Health: Report of a technical
files/pub-pdf/ADOLESCENT%20PREGNANCY_UNFPA.pdf consultation on sexual health. Geneva, WHO. http://www.who.
(Accessed 5 May 2017). int/reproductivehealth/topics/gender_rights/defining_
sexual_health.pdf (Accessed 31 May 2017).
UNFPA. 2014. Operational Guidance for Comprehensive Sexuality
Education: A focus on human rights and gender. New York, WHO. 2003. Skills for Health. Skills-based health education
UNFPA. http://www.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/ including life skills: An important component of a child-friendly/
UNFPA%20Operational%20Guidance%20for%20CSE%20 health-promoting school. Geneva, WHO. http://www.who.int/
-Final%20WEB%20Version.pdf (Accessed 5 May 2017). school_youth_health/media/en/sch_skills4health_03.pdf
(Accessed 31 May 2017).
UNFPA. 2015. The Evaluation of Comprehensive Sexuality
Programmes: A Focus on the gender and empowerment WHO. 2004. Adolescent Pregnancy: Issues in adolescent
outcomes. New York, UNFPA. https://www.unfpa.org/sites/ health and development. Geneva, WHO. http://apps.who.
default/files/pub-pdf/UNFPAEvaluationWEB4.pdf int/iris/bitstream/10665/42903/1/9241591455_eng.pdf
(Accessed 5 May 2017). (Accessed 5 May 2017).
UNFPA, UNESCO and WHO. 2015. Sexual and Reproductive WHO. 2005. Sexually Transmitted Infections among
Health of Young People in Asia and the Pacific: A review of Adolescents. The need for adequate health services. Geneva,
issues, policies and programmes. Bangkok, UNFPA. http:// WHO. http://www.who.int/maternal_child_adolescent/
unesdoc.unesco.org/images/0024/002435/243566E.pdf documents/9241562889/en/ (Accessed 5 May 2017).
(Accessed 30 April 2017).
WHO. 2006a. Defining Sexual Health: Report of a technical
UNICEF. 2002. The State of the World’s Children 2003. New York, consultation on sexual health, 28–31 January 2002. Geneva,
UNICEF. https://www.unicef.org/sowc03/contents/pdf/ WHO. http://www.who.int/reproductivehealth/topics/
SOWC03-eng.pdf (Accessed 30 May 2017). sexual_health/sh_definitions/en/ (Accessed 5 May 2017).
UNICEF. 2014a. Ending Child Marriage: Progress and WHO. 2006b. Pregnant Adolescents: Delivering on global
prospects. New York, UNICEF. https://www.unicef.org/ promises of hope. Geneva, WHO. http://www.youthnet.
media/files/Child_Marriage_Report_7_17_LR..pdf org.hk/adh/2_AD_sexual_reproductiveH/Adolescent_
(Accessed 5 May 2017). Pregnancy/WHO%20-%20Pregnant%20Adolescents.pdf
(Accessed 30 May 2017).
UNICEF. 2014b.Hidden in Plain Sight: A statistical analysis of
violence against children. New York, UNICEF. http://files.unicef. WHO. 2007a. Unsafe Abortion: Global and regional estimates
org/publications/files/Hidden_in_plain_sight_statistical_ of the incidence of unsafe abortion and associated mortality
analysis_EN_3_Sept_2014.pdf (Accessed 5 May 2017). in 2003, 5th edn. Geneva, WHO. http://apps.who.int/iris/
bitstream/10665/43798/1/9789241596121_eng.pdf
USAID. 2009. Factsheet on Youth Reproductive Health Policy:
(Accessed 5 May 2017).
Poverty and youth reproductive health. Washington, DC,
USAID. http://pdf.usaid.gov/pdf_docs/Pnadr402.pdf WHO 2007b. Adolescent Pregnancy - Unmet needs
(Accessed 5 May 2017). and undone deeds: A review of the literature and
programmes. Geneva, WHO. http://apps.who.int/iris/
USAID. 2013 Getting to Zero. A discussion paper on ending
bitstream/10665/43702/1/9789241595650_eng.pdf
extreme poverty. Washington, USAID. https://www.usaid.
(Accessed 5 May 2017).
gov/sites/default/files/documents/1870/USAID-Extreme-
Poverty-Discussion-Paper.pdf (Accessed 3 May 2017). WHO. 2008. Pregnant Adolescents: Delivering on Global
Promises. Geneva, WHO. http://www.youthnet.org.hk/adh/2_
Villa-Torres, L., and Svanemyr, J. 2015. Ensuring Youth’s Right
AD_sexual_reproductiveH/Adolescent_Pregnancy/WHO%20
to Participation and Promotion of Youth Leadership in the
-%20Pregnant%20Adolescents.pdf (Accessed 30 May 2017).
Development of Sexual and Reproductive Health Policies

109
8 - Tài liệu tham khảo

WHO. 2010. The ASSIST-linked Brief Intervention for Hazardous WHO and UNFPA. 2006. Married Adolescents: No place
and Harmful Substance Use: Manual for use in primary of safety. Geneva, WHO. http://apps.who.int/iris/
care. Manual 1. Geneva, WHO. http://apps.who.int/iris/ bitstream/10665/43369/1/9241593776_eng.pdf
bitstream/10665/44320/1/9789241599382_eng.pdf (Accessed 30 April 2017).
(Accessed 30 May 2017).
WHO, UNFPA and UNICEF. 1999. Programming for Adolescent
WHO. 2011. WHO Guidelines on Preventing Early Pregnancy Health and Development. Geneva, WHO. http://apps.who.int/
and Poor Reproductive Outcomes Among Adolescents in iris/bitstream/10665/42149/1/WHO_TRS_886_(p1-p144).pdf
Developing Countries. Geneva, WHO. http://www.who.int/ (Accessed 5 May 2017).
immunization/hpv/target/preventing_early_pregnancy_
and_poor_reproductive_outcomes_who_2006.pdf WHO Regional Office for Europe and Die Bundeszentrale
(Accessed 5 May 2017). fur gesundheitliche Aufklarung (BZgA). 2010. Standards for
Sexuality Education in Europe: A framework for policy makers,
WHO. 2014a. Adolescent Pregnancy Factsheet. Geneva, WHO. educational and health authorities and specialists. Cologne, BZgA.
http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/112320/1/WHO_ http://www.oif.ac.at/fileadmin/OEIF/andere_Publikationen/
RHR_14.08_eng.pdf (Accessed 30 May 2017). WHO_BZgA_Standards.pdf (Accessed 5 May 2017).

WHO. 2014b. World Health Statistics 2014. Geneva, WHO. Wight, D. 2011. The effectiveness of school-based sex
http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/112738/1/ education: What do rigorous evaluations in Britain tell us?
9789240692671_eng.pdf?ua=1 (Accessed 30 May 2017). Education and Health, 29(4), 72-78.

WHO. 2015. Every Woman, Every Child, Every Adolescent: Women’s Refugee Commission, Save the Children, UNHCR,
Achievements and prospects. The final report of the independent UNFPA. 2012. Adolescent Sexual and Reproductive Health
Expert Review Group on Information and Accountability for Programs in Humanitarian Settings: An In-depth Look at Family
Women’s and Children’s health. Geneva, WHO. Planning Services. New York, UNFPA. https://www.unfpa.org/
sites/default/files/resourcepdf/AAASRH_good_practice_
WHO. 2016a. Global Health Estimates 2015: Deaths by cause, documentation_English_FINAL.pdf (Accessed 30 April 2017).
age, sex, by country and by region, 2000-2015. Geneva, WHO.
http://www.who.int/healthinfo/global_burden_disease/en/ Woog V., Singh, S.S, Browne, A. and Philbin, J. 2015. Adolescent
Women’s Need for and Use of Sexual and Reproductive Health
WHO. 2016b. Violence against Women: Intimate Partner and Services in Developing Countries. New York, Guttmacher
Sexual Violence Against Women Factsheet. Geneva, WHO. Institute. http://www.guttmacher.org/pubs/Adolescent-
http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs239/en/ SRHS-Need-Developing-Countries.pdf.
(Accessed 5 May 2017). (Accessed 30 May 2017).
WHO. 2016c. Youth Violence factsheet. Geneva, WHO.
http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs356/en/
(Accessed 5 May 2017).

WHO. 2017a. Female Genital Mutilation Factsheet. Geneva,


WHO. http://who.int/mediacentre/factsheets/fs241/en/
(Accessed 30 May 2017).

WHO. 2017b. Global Accelerated Action for the Health


of Adolescents (AA-HA!): Guidance to support country
implementation - summary. Geneva, WHO. http://apps.who.
int/iris/bitstream/10665/255418/1/WHO-FWC-MCA-17.05-
eng.pdf?ua=1 (Accessed 30 May 2017).

WHO and UNAIDS. 2009. Operational Guidance


for Scaling Up Male Circumcision Services for HIV
Prevention. Geneva: WHO. http://apps.who.int/iris/
bitstream/10665/44021/1/9789241597463_eng.pdf
(Accessed 5 May 2017).

WHO and UNICEF. 2008. More Positive Living: Strengthening


the health sector response to young people living
with HIV. Geneva, WHO. http://apps.who.int/iris/
bitstream/10665/43957/1/9789241597098_eng.pdf
(Accessed 5 May 2017).

110
Children love being in pictures by Tushar Dayal is licensed under CC BY-NC 2.0 on Tushar Dayal Flickr account
(https://www.flickr.com/photos/tdayal/)

9
Giải thích thuật ngữ
9 - Giải thích thuật ngữ

9 - Giải thích thuật ngữ


Các thuật ngữ và khái niệm dùng trong tài liệu này bao gồm những định
nghĩa được chấp nhận rộng rãi hoặc được sử dụng trong các tài liệu của
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) và các cơ
quan Liên Hợp Quốc khác.
Định nghĩa của các thuật ngữ và khái niệm được sử dụng trong Người chuyển giới tính: Thuật ngữ “chuyển giới tính” thường
tài liệu này bao gồm: được dùng để mô tả người chuyển giới đã trải qua hoặc muốn
áp dụng các thủ thuật y tế (có thể bao gồm phẫu thuật hoặc
Trẻ em, vị thành niên và thanh niên
điều trị bằng hoóc-môn) để thay đổi cơ thể phù hợp với bản
Trẻ em: Người dưới 18 tuổi theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc. dạng giới của mình.
Tại Việt Nam, trẻ em được qui định trong Luật trẻ em là người
Giới
dưới 16 tuổi.
Giới: Dùng để chỉ những đặc điểm xã hội và cơ hội gắn với nam
Vị thành niên: Là người trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi theo qui
giới và phụ nữ, và các mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới và
định của Tổ chức Y tế thế giới. Theo luật pháp Việt Nam, vị thành
trẻ em gái và trẻ em trai, cũng như mối quan hệ giữa phụ nữ với
niên là người dưới 18 tuổi.
nhau và giữa nam giới với nhau. Những đặc điểm, cơ hội và các
Thanh thiếu niên: Người trong độ tuổi từ 10 đến 24 theo định mối quan hệ này là những sản phẩm xã hội và được con người
nghĩa của Liên Hợp Quốc. Theo Luật thanh niên thông qua năm tiếp thu qua quá trình tương tác xã hội.
2005, thanh niên là những người đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.
Thể hiện giới: Cách thức một người bộc lộ giới của mình ra
Giáo dục ngoài, ví dụ như qua tên gọi, quần áo, dáng đi, cách ăn nói, giao
tiếp, vai trò xã hội và hành vi thông thường.
Chương trình giáo dục: Một chương trình giáo dục trả lời các
câu hỏi như học sinh ở các lứa tuổi khác nhau cần học gì và cần Bản dạng giới: Cảm nhận mang tính nội tâm sâu sắc và trải
có khả năng làm gì, tại sao, như thế nào và ở mức độ như thế nghiệm cá nhân của một người về giới của bản thân, có thể
nào. tương ứng hoặc không tương ứng với giới tính khi sinh của họ.
Bản dạng giới bao gồm suy nghĩ cá nhân về cơ thể mà có thể
Giáo dục hoà nhập: Quá trình cải thiện khả năng của hệ thống nếu được tự do lựa chọn sẽ dẫn tới sự thay đổi bề ngoài hoặc
giáo dục để có thể tiếp cận tới tất cả người học. chức năng cơ thể (thông qua dùng thuốc, phẫu thuật hoặc các
Phương pháp sư phạm: Cách thức truyền tải các nội dung giáo biện pháp khác).
dục, bao gồm việc sử dụng các phương pháp dạy học thừa nhận Các chuẩn mực hoặc vai trò giới: Các đặc điểm giới, cơ hội và
mỗi cá nhân có thể học tập theo những cách khác nhau, giúp mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái
các trẻ em khác nhau tham gia tương tác với các nội dung học hoặc các bản dạng giới khác thay đổi theo xã hội, theo thời gian
và do vậy học hiệu quả hơn. và được các cá nhân học qua quá trình tương tác xã hội hoá về
Giới tính các hành vi được mong đợi, được cho phép hoặc được đánh
giá cao trong xã hội. Các quan niệm giới cứng nhắc, mang tính
Giới tính: Các đặc điểm sinh học và sinh lý (về di truyền, nội tiết phân biệt đối xử có thể dẫn tới sự bất bình đẳng và các thực
và giải phẫu) dùng để phân loại một cá nhân là nam hoặc nữ hành có hại nhưng lại được bảo vệ bởi truyền thống, văn hoá,
hoặc giới tính khác. tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
Người lưỡng giới tính/liên giới tính: Người sinh ra với đặc Không theo định chuẩn giới/Lệch chuẩn giới: Những người
điểm giới tính (bộ phận sinh dục, cơ quan sinh sản và nhiễm sắc không tuân theo theo định nghĩa giới truyền thống về nam giới
thể) không tương thích với quan niệm thông thường về cơ thể hoặc phụ nữ, hoặc có các thể hiện giới khác với các chuẩn mực
nam giới hoặc phụ nữ. “Lưỡng giới tính”/“liên giới tính” là thuật giới thông thường. Ở một số trường hợp, có những người được
ngữ chung dùng để chỉ những khác biệt giới tính tự nhiên của xã hội cho là lệch chuẩn giới vì thể hiện giới của họ. Tuy nhiên,
cơ thể. Trong một số trường hợp, đặc điểm lưỡng giới tính có cá nhân những người này lại có thể không nhìn nhận mình như
thể được phát hiện ngay sau khi sinh. Một số trường hợp khác vậy. Thể hiện giới và sự không tuân theo định chuẩn giới có mối
đặc điểm lưỡng giới tính không được thể hiện rõ ràng cho đến quan hệ rõ ràng với các quan niệm của cá nhân và xã hội về nam
tuổi dậy thì. Những khác biệt về nhiễm sắc thể có thể còn không tính và nữ tính.
được thể hiện ra bên ngoài. Lưỡng giới tính liên quan đến đặc
điểm giới tính sinh học và không giống với xu hướng tình dục Không tương đồng giới: các thể hiện giới giới không phù hợp
hoặc bản dạng giới của con người. Một người lưỡng giới tính với những gì được dự đoán theo giới tính khi sinh.
có thể là người dị tính, đồng tính hoặc song tính, và có thể coi Người chuyển giới: Người có cảm nhận về giới (bản dạng giới)
mình là phụ nữ, nam giới, cả hai hoặc không. của mình khác với giới tính khi sinh. Người chuyển giới có thể là

112
9 - Giải thích thuật ngữ

người dị tính, đồng tính hoặc song tính. Người chuyển giới có thể được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hoặc hành động mà có xu
thể nhìn nhận bản thân là nam giới, phụ nữ hoặc thuộc một giới hướng khiến người khác cảm thấy phiền toái, lo sợ, bị lạm dụng,
khác, thuộc nhiều giới hoặc không thuộc giới nào. bị sỉ nhục, bị đe dọa, xấu hổ, nhục nhã; hoặc tạo ra một môi
trường thù địch, xúc phạm.
Tính dục
Bạo lực: Bất kỳ hành vi nào được thể hiện rõ ràng hoặc mang
Xu hướng tình dục: Khả năng cảm thấy hấp dẫn về cảm xúc,
tính biểu trưng dẫn tới hoặc có khả năng dẫn tới sự tổn thương
tình cảm và tình dục sâu sắc, và có quan hệ tình cảm và tình dục
về thể chất, tình dục hoặc tâm lý.
với người khác giới (quan hệ dị giới) hoặc cùng giới (quan hệ
đồng tính) hoặc nhiều giới. Bạo lực trên cơ sở giới: Bạo lực gây ra cho một người nào đó
trên cơ sở phân biệt đối xử về giới, các mong đợi về vai trò giới
Định chuẩn dị tính: Quan niệm cho rằng chỉ có quan hệ dị tính
hoặc/và khuôn mẫu giới; hoặc trên cơ sở chênh lệch quyền lực
là xu hướng tình dục chuẩn hoặc bình thường.
gắn với giới mà dẫn tới, hoặc có thể dẫn tới tổn thương về thể
Người đồng tính: Người cảm thấy hấp dẫn về thể chất, cảm xúc chất, tình dục hoặc tâm lý.
hoặc/và tình dục đối với người cùng giới.
Bạo lực học đường trên cơ sở giới: Sự đe doạ hoặc hành động
Người đồng tính nữ: Một phụ nữ cảm thấy hấp dẫn về mặt thể bạo lực thể chất, tâm lý và tình dục xảy ra trong và xung quanh
chất, cảm xúc hoặc/và tình dục với phụ nữ và có mối quan hệ nhà trường, là hệ quả của các chuẩn mực giới và khuôn mẫu giới
tình cảm gần gũi, gắn bó chủ yếu với các phụ nữ khác. và thúc đẩy bởi quan hệ quyền lực không bình đẳng.

Người đồng tính nam: Một nam giới cảm thấy hấp dẫn về mặt Bạo lực do kì thị đồng tính: Một hình thức bắt nạt trên cơ sở giới
thể chất, cảm xúc hoặc/và tình dục với nam giới và có mối quan dựa trên xu hướng tình dục thực tế hoặc cảm nhận.
hệ tình cảm gần gũi, gắn bó chủ yếu với các nam giới khác.
Bạo lực đối với người chuyển giới: Hình thức bạo lực trên cơ
Người song tính: Người thấy hấp dẫn về thể chất, cảm xúc sở giới dựa trên bản dạng giới thực tế hoặc trên cơ sở coi một
hoặc/và tình dục với cả nam giới và phụ nữ. người nào đó là người chuyển giới.

Kì thị và phân biệt đối xử Sức khỏe và quyền sinh sản tình dục

Định kiến: Quan điểm hoặc cách nhìn nhận tiêu cực của cá Sức khoẻ sinh sản: Trạng thái được đảm bảo về thể chất, tinh
nhân hoặc xã hội đối với một người hoặc một nhóm người. thần và xã hội trong tất cả các vấn đề liên quan đến hệ sinh sản
Phân biệt đối xử xảy ra khi có hành động dựa trên định kiến. chứ không chỉ đơn thuần là không bị mắc các bệnh về hệ sinh
sản. Sức khoẻ sinh sản dùng để chỉ những qui trình, chức năng
Phân biệt đối xử: Sự đối xử thiên vị, không công bằng hoặc và hệ sinh sản ở các giai đoạn khác nhau, và cho rằng mọi người
sự phân biệt mang tính chủ quan trên cơ sở chủng tộc, giới đều có thể có cuộc sống tình dục thoả mãn và an toàn, có khả
tính, tôn giáo, quốc tịch, dân tộc, xu hướng tình dục, tình trạng năng sinh sản và có quyền tự do lựa chọn quyết định khi nào,
khuyết tật, tuổi, ngôn ngữ, xuất thân xã hội hoặc các đặc điểm như thế nào và có sinh hay không.
khác.
Sức khoẻ tình dục: Trạng thái được đảm bảo về thể chất, cảm
Kỳ thị đồng tính: Sợ, không thoải mái, không chấp nhận hoặc xúc, tâm lý và xã hội liên quan đến tình dục chứ không chỉ đơn
thù ghét quan hệ đồng tính và các cá nhân dựa trên xu hướng thuần là không bị mắc bệnh, bị rối loạn chức năng hoặc mất khả
tình dục thực tế hoặc cảm nhận của họ. năng tình dục. Sức khoẻ tình dục đòi hỏi một cách tiếp cận tích
Kỳ thị người chuyển giới: Sự lo sợ, không thoải mái, không cực và tôn trọng lẫn nhau đối với tính dục và quan hệ tình dục,
chấp nhận hoặc căm ghét người chuyển giới. cũng như khả năng có các trải nghiệm tình dục an toàn, thoả
mãn mà không bị phân biệt đối xử, cưỡng ép và bạo lực. Để đạt
Công bằng: Sự đối xử hợp lí, không thiên vị, bao gồm đối xử được và duy trì sức khoẻ tình dục, quyền tình dục của tất cả mọi
như nhau hoặc đối xử có sự phân biệt nhằm hạn chế sự mất người phải được tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo.
công bằng trong quyền, lợi ích, nghĩa vụ và cơ hội.
Quyền sinh sản: Tôn trọng các quyền con người được ghi
Bạo lực nhận trong luật pháp quốc gia, văn kiện quốc tế về quyền con
người và các hiệp định khác, và là quyền cơ bản của tất cả cặp
Bắt nạt: Hành vi mang tính lặp lại theo thời gian cố ý gây
đôi và cá nhân quyết định một cách tự do và có trách nhiệm
thương tích hoặc khó chịu cho người khác thông qua tiếp xúc
về số lượng, thời gian và thời điểm có con; có quyền tiếp cận
thân thể, xúc phạm bằng ngôn từ hoặc thao túng tâm lý. Trong
thông tin, được giáo dục và khả năng để thực hiện quyền này,
bắt nạt có vai trò của mất cân bằng về quyền lực.
và có quyền được đáp ứng những tiêu chuẩn về sức khỏe tình
Bắt nạt trên mạng: Việc sử dụng giao tiếp điện tử để bắt nạt dục – sức khỏe sinh sản cao nhất có thể đạt được. Quyền sinh
người khác, thường là qua gửi tin nhắn có nội dung đe doạ hoặc sản cũng bao gồm quyền đưa ra các quyết định liên quan đến
xúc phạm. sinh sản mà không bị phân biệt đối xử, cưỡng ép và bạo lực như
được ghi nhận trong các văn bản về quyền con người.
Cưỡng ép: Hành động hoặc các thực hành sử dụng đe họa hoặc
dùng vũ lực để khiến người khác làm một điều gì đó. Đồng thuận trên cơ sở tự nguyện: Quá trình để nhận được sự
đồng thuận mang tính tự nguyện của ai đó trong việc tham gia
Quấy rối: Hành vi không phù hợp và không được mong đợi mà nghiên cứu hoặc một chương trình can thiệp.
có thể bị cho là xúc phạm hoặc sỉ nhục người khác. Quấy rối có

113
Monkey Business Images /Shutterstock.com
10
Phụ lục
10 - Phụ lục

10 - Phụ lục
Phụ lục I cần thiết để tranh thủ các cơ hội và tham gia đầy đủ vào xã
Các công ước, nghị quyết, tuyên bố và hội. Chúng tôi sẽ cố gắng cung cấp cho trẻ em và giới trẻ môi
trường thuận lợi để các em được hưởng đầy đủ các quyền và
thoả thuận quốc tế liên quan tới giáo
phát huy hết khả năng, giúp đất nước chúng tôi gặt hái thành
dục giới tính và tình dục toàn diện quả cơ cấu dân số vàng, bao gồm thông qua các nhà trường
(GDGTTDTD) an toàn cũng như các cộng đồng và gia đình gắn kết.
Các nội dung liên quan trong các thỏa thuận, công cụ và tiêu 26. Để thúc đẩy sức khoẻ và hạnh phúc thể chất và tinh thần,
chuẩn quốc tế về GDGTTDTD được trích dẫn dưới đây: và để kéo dài tuổi thọ cho tất cả, chúng tôi phải đảm bảo phổ
cập tiếp cận chăm sóc y tế có chất lượng. Không ai bị bỏ lại
phía sau. Chúng tôi cam kết đẩy mạnh tiến độ cho đến nay
Đổi mới thế giới: Chương trình phát triển bền vững
nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, trẻ em và của mẹ
2030 (A/RES/70/1) bằng cách chấm dứt tất cả những ca tử vong có thể tránh
Tuyên bố chính trị bao gồm các mục tiêu phát triển được trước năm 2030. Chúng tôi cam kết đảm bảo quyền phổ
bền vững (SDG), 2015 cập tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKTD-SKSS, bao gồm kế
hoạch hoá gia đình, thông tin truyền thông và giáo dục.
19. Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên bố
chung về quyền con người cũng như các công cụ quốc tế Các mục tiêu phát triển bền vững (SDG)
khác liên quan đến quyền con người và luật pháp quốc tế. Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc
Chúng tôi nhấn mạnh trách nhiệm của tất cả các quốc gia cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi
thành viên, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn
trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và các quyền tự do 3.3 Đến năm 2030 chấm dứt dịch bệnh AIDS, bệnh lao, sốt rét
cơ bản cho tất cả, mà không có sự phân biệt nào về chủng tộc, và các những bệnh nhiệt đới, chống viêm gan, các bệnh liên
màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc các hình quan đến nước, và các bệnh truyền nhiễm khác
thức khác, quốc tịch hoặc hoàn cảnh xuất thân xã hội, tài sản,
sinh sản, khuyết tật hoặc các trạng thái khác. 3.7 Đến năm 2030 đảm bảo cơ hội tiếp cận phổ cập tới dịch
vụ chăm sóc SKTD-SKSS, bao gồm việc lập kế hoạch hóa gia
20. Thừa nhận bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ đình, thông tin, giáo dục và sự tích hợp sức khỏe sinh sản vào
và trẻ em gái sẽ góp phần thiết yếu đối với sự tiến bộ của tất cả các chiến lược và chương trình quốc gia
các mục tiêu và chỉ số. Việc đạt được tiềm năng toàn diện của
con người và phát triển bền vững là không thể xảy ra nếu một Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, toàn diện và
nửa thế giới tiếp tục bị từ chối các quyền và cơ hội quyền con công bằng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho mọi
người. Phụ nữ và trẻ em gái phải được tiếp cận bình đẳng về người
giáo dục có chất lượng, nguồn lực kinh tế và sự tham gia chính 4.1 Đến năm 2030, đảm bảo rằng tất cả các trẻ em gái và trẻ em
trị cũng như cơ hội bình đẳng với nam giới và trẻ em trai về việc trai hoàn thành giáo dục tiểu học và trung học miễn phí, công
làm, vị trí lãnh đạo và ra quyết định ở tất cả các cấp. Chúng tôi sẽ bằng và chất lượng, có kết quả học tập phù hợp và hiệu quả
tăng đáng kể các khoản đầu tư nhằm thu hẹp khoảng cách giới
và củng cố sự hỗ trợ các thể chế liên quan đến bình đẳng giới và 4.7 Đến năm 2030 đảm bảo tất cả người học nhận được kiến
tăng quyền năng cho phụ nữ ở cấp toàn cầu, khu vực và quốc thức và kỹ năng cần thiết để thúc đẩy sự phát triển bền vững
gia. Tất cả các hình thức phân biệt đối xử và bạo lực đối với phụ thông qua giáo dục về phát triển bền vững, lối sống bền vững,
nữ và trẻ em gái sẽ được loại trừ, bao gồm thông qua sự tham nhân quyền, bình đẳng giới; thúc đẩy một nền văn hóa hòa
gia của nam giới và trẻ em trai. Việc lồng ghép có hệ thống góc bình, không bạo lực, toàn cầu; coi trọng sự đa dạng văn hóa và
nhìn giới trong triển khai Chương trình là điều thiết yếu. sự đóng góp của văn hóa cho sự nghiệp phát triển bền vững

25. Chúng tôi cam kết cung cấp giáo dục hoà nhập có chất Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và tăng quyền năng
lượng và công bằng ở tất cả các cấp – giáo dục mầm non, tiểu cho phụ nữ và trẻ em gái
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục kỹ thuật
5.1 Chấm dứt các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
và dạy nghề. Tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, tuổi
và trẻ em gái ở mọi nơi
tác, sắc tộc hoặc dân tộc, và người bị khuyết tật, người di cư,
người bản địa, trẻ em và thanh niên, đặc biệt những người 5.2 Loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ
trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương, có thể tiếp cận các cơ hội và trẻ em gái ở khu vực công và tư, bao gồm cả mua bán tình
học tập suốt đời giúp họ lĩnh hội được kiến thức và kỹ năng dục và các loại hình khác

116
10 - Phụ lục

5.3 Loại bỏ tất cả các tập quán có hại, ví dụ như như tảo hôn, Tuyên bố chính trị 2016 của Đại hội đồng Liên Hợp
kết hôn sớm; cưỡng hôn và cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ
Quốc về HIV/AIDS: Dồn tổng lực phòng chống HIV
5.6 Đảm bảo quyền tiếp cận phổ cập về SKTD-SKSS cũng như và kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 (A/RES/70/266)
quyền sinh sản phù hợp theo thoả thuận của Chương trình
hành động ICPD và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh cũng như 41. Bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng trên thế giới, phụ nữ và trẻ
các văn bản đã ký kết của hội nghị em gái vẫn là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi
bệnh dịch và chịu gánh nặng không tương xứng về chăm
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc sóc, ghi nhận tiến bộ đạt được đối với bình đẳng giới và tăng
gia quyền năng cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái đang ở mức độ
chậm không thể chấp nhận được và khả năng của phụ nữ và
10.3 Đảm bảo cơ hội bình đẳng và giảm thiểu bất bình đẳng
trẻ em gái bảo vệ bản thân mình trước HIV tiếp tục bị thoả
về kết quả thông qua bãi bỏ luật, chính sách và các tập quán
hiệp bởi các yếu tố tâm sinh lý, bất bình đẳng giới, bao gồm
phân biệt đối xử, thúc đẩy pháp luật, chính sách và các hành
các mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng trong xã hội giữa
động thích hợp
phụ nữ và nam giới và trẻ em trai và trẻ em gái, và trạng thái
Mục tiêu 16. Thúc đẩy các xã hội hài hòa và hiệu quả cho pháp lý, kinh tế và xã hội bất bình đẳng, khả năng tiếp cận
phát triển bền vững, tạo ra cơ hội về công bằng và công lý không đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế, bao gồm SKTD-SKSS,
cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có và tất cả các hình thức phân biệt đối xử và bạo lực trong cộng
trách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp đồng và gia đình, bao gồm nạn mua bán người, bạo lực tình
dục, bóc lột tình dục và các thông lệ tiêu cực;
16.1 Giảm đáng kể tất cả các hình thức bạo lực và tỷ lệ tử
vong liên quan đến bạo lực ở mọi nơi 61. (c) Cam kết loại bỏ bất bình đẳng giới và lạm dụng và bạo
16.2 Chấm dứt lạm dụng, bóc lột, mua bán người và tất cả các lực trên cơ sở giới, tăng cường khả năng của phụ nữ và trẻ
hình thức bạo lực và tra tấn đối với trẻ em em gái vị thành niên bảo vệ bản thân mình khỏi nguy cơ lây
16.b Thúc đẩy và thực thi luật và chính sách không mang tính nhiễm HIV, chủ yếu thông qua việc cung cấp các dịch vụ và
phân biệt đối xử để phát triển bền vững. chăm sóc y tế, bao gồm SKTD-SKSS, cũng như khả năng tiếp
cận đầy đủ thông tin và giáo dục toàn diện, đảm bảo phụ nữ
có thể thực thi quyền kiểm soát, và quyết định một cách tự
Tuyên bố Incheon về Giáo dục 2030 và Khung Hành do và có trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tình dục,
động triển khai Mục tiêu phát triển bền vững số bao gồm SKTD-SKSS, mà không bị cưỡng ép, phân biệt đối xử
và bạo lực, để tăng cường khả năng bảo vệ bản thân không
4. Hướng tới một nền giáo dục bình đẳng, hoà
bị lây nhiễm HIV, và có các biện pháp cần thiết để tạo ra một
nhập, chất lượng và học tập suốt đời cho tất cả mọi môi trường thuận lợi tăng quyền năng cho phụ nữ và củng cố
người. Diễn đàn Giáo dục thế giới 2015. sự độc lập về kinh tế của họ, và trong bối cảnh này tái khẳng
định tầm quan trọng vai trò của nam giới và trẻ em trai để đạt
GDGTTDTD được xếp trong tương quan với giáo dục vì sự được bình đẳng giới;
phát triển bền vững (GDPTBV) và giáo dục công dân toàn cầu
(GCED). Chỉ số chung giám sát Chương trình giáo dục 2030. 62. (c) Cam kết thúc đẩy nỗ lực nhân rộng giáo dục toàn diện
Chỉ số đối với chỉ tiêu SDG 4.7: 28 (tr.79): “Tỷ lệ trường học phù hợp với lứa tuổi và có cơ sở khoa học, phù hợp với bối
cung cấp GDGT và phòng chống HIV trên cơ sở KNS”. cảnh văn hoá địa phương, cung cấp cho trẻ em gái và trẻ em
trai vị thành niên và phụ nữ và nam giới, cả trong và ngoài nhà
63. Các chiến lược lồng ghép: Phát triển các chính sách và trường, phù hợp với mức độ phát triển của họ, thông tin về
chương trình để thúc đẩy GDPTBV và GCED và lồng ghép SKTD-SKSS và phòng chống HIV, bình đẳng giới và tăng quyền
các chương trình này vào giáo dục chính thống và phi chính năng cho phụ nữ, quyền con người, phát triển về thể chất, tâm
thống thông qua các biện pháp can thiệp toàn hệ thống, lý và dậy thì và mối quan hệ quyền lực giữa phụ nữ và nam
đào tạo giáo viên, cải cách chương trình và hỗ trợ biện pháp giới, cho phép họ xây dựng lòng tự trọng, ra quyết định có cơ
sư phạm. Điều này bao gồm triển khai Chương trình Hành sở, kỹ năng giao tiếp và giảm thiểu nguy cơ và hình thành các
động toàn cầu về Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững* và giải mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau, với sự hợp tác đầy đủ của giới
quyết các chủ đề như quyền con người, bình đẳng giới, y tế, trẻ, cha mẹ, người giám hộ, người chăm sóc, nhà giáo dục và
GDGTTDTD, biến đổi khí hậu, kiếm sống bền vững và công các nhà cung cấp dịch vụ y tế, để cho phép họ bảo vệ bản thân
dân có trách nhiệm và tham gia, dựa trên các kinh nghiệm và mình không bị lây nhiễm HIV;
khả năng quốc gia.

*
Được thông qua bởi Đại hội đồng UNESCO (37C/Nghị quyết 12) và được công
nhận tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (A/RES/69/211) tiếp nối Thập kỷ ESD của
Liên Hợp Quốc.

117
10 - Phụ lục

Các công cụ, công ước và tiêu chuẩn về quyền con người: Uỷ ban các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá, Báo
1 Tuyên bố toàn cầu về Quyền con người (1948) cáo số 22 về quyền SKTD-SKSS (Điều 12, Công ước
2 Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ
quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá),
(CEDAW 1979) 2016
3 Công ước về Quyền Trẻ em (1989/90) II. 5.Quyền SKTD-SKSS bao gồm các nhóm quyền tự do và
quyền thụ hưởng. Các quyền tự do bao gồm quyền ra những
4 Công ước quốc tế về Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá
quyết định và lựa chọn tự do và có trách nhiệm, không chịu
(1966/76)
bạo lực, cưỡng ép và phân biệt đối xử, về các vấn đề liên quan
5 Công ước về Quyền của người khuyết tật (2006) đến cơ thể và SKTD-SKSS của bản thân. Các quyền thụ hưởng
bao gồm khả năng tiếp cận không bị hạn chế một loạt các cơ
sở y tế, hàng hoá, dịch vụ và thông tin, đảm bảo tất cả mọi
Hội đồng Nhân quyền: Thúc đẩy nỗ lực xoá bỏ bạo người được hưởng đầy đủ quyền SKTD-SKSS theo Điều 12 của
lực đối với phụ nữ: thu hút sự tham gia của nam Công ước.
giới và trẻ em trai trong phòng chống bạo lực đối II.6. SKTD-SKSS khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với
với tất cả phụ nữ và trẻ em gái. A/HRC/35/L.15 2017 nhau. Sức khoẻ tình dục, theo định nghĩa của WHO, là “trạng
thái sức khoẻ thể chất, cảm xúc, tinh thần và xã hội liên quan
(g) Phát triển và triển khai các CTGD và tài liệu giảng dạy,
đến tình dục.” Sức khoẻ sinh sản, theo định nghĩa của Chương
bao gồm GDGTTDTD, dựa trên thông tin đầy đủ và chính
trình Hành động ICPD, liên quan tới khả năng sinh sản và
xác, cho tất cả trẻ vị thành niên và giới trẻ, theo cách thức
quyền tự do có những quyết định có cơ sở, tự do và trách
phù hợp với mức độ phát triển của trẻ, với định hướng và
nhiệm. Điều này cũng bao gồm tiếp cận thông tin, hàng hoá,
hướng dẫn phù hợp từ cha mẹ và người giám hộ pháp lý, với
cơ sở vật chất và dịch vụ sức khoẻ sinh sản để cho phép cá
sự tham gia chủ động của tất cả các bên liên quan, để thay
nhân có những quyết định có cơ sở, tự do và có trách nhiệm
đổi hành vi xã hội và văn hoá của nam giới và phụ nữ ở tất
về hành vi sinh sản của cá nhân.
cả các lứa tuổi, để xoá bỏ định kiến và thúc đẩy và phát triển
kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giảm 9. Việc đảm bảo quyền SKTD-SKSS đòi hỏi các quốc gia thành
thiểu nguy cơ vì sự phát triển của các mối quan hệ đáng tôn viên thực hiện các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản
trọng dựa trên bình đẳng giới và quyền con người, cũng như khác của Công ước. Ví dụ, quyền SKTD-SKSS, kết hợp với
các CTGD và đào tạo giáo viên cho cả giáo dục chính quy và quyền giáo dục (Điều 13 và 14) và quyền không bị phân biệt
không chính quy. đối xử và bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ (Điều 2 khoản 2
và Điều 3), bao gồm quyền giáo dục về tình dục và sinh sản có
tính toàn diện, không có tính phân biệt đối xử, dựa trên bằng
Hội đồng Nhân quyền: Thúc đẩy nỗ lực xoá bỏ bạo
chứng, khoa học và phù hợp với lứa tuổi.
lực đối với phụ nữ: phòng chống bạo lực đối với phụ
nữ và trẻ em gái, bao gồm phụ nữ và trẻ em gái dân 28. Việc đảm bảo các quyền của phụ nữ và bình đẳng giới,
theo luật pháp và trên thực tế, đòi hỏi phải xoá bỏ hoặc cải
tộc bản địa A/HRC/32/L.28/Rev.1, 2016 cách các luật, chính sách và thông tục có tính phân biệt đối xử
7 (c) Có những biện pháp tăng quyền năng cho phụ nữ thông trong lĩnh vực SKTD-SKSS. Việc xoá bỏ tất cả các rào cản can
qua củng cố sự tự chủ về kinh tế và đảm bảo sự tham gia đầy thiệp vào khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với các dịch vụ,
đủ và bình đẳng của phụ nữ trong xã hội và trong các qui hàng hoá, giáo dục và thông tin về SKTD-SKSS là cần thiết. Để
trình ra quyết định bằng cách thông qua và triển khai chính giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở mẹ đòi hỏi dịch vụ chăm sóc
sách xã hội và kinh tế nhằm đảm bảo cho phụ nữ khả năng sản khoa khẩn cấp và kỹ năng hộ sinh, bao gồm tại khu vực
tiếp cận đầy đủ và bình đẳng giáo dục có chất lượng, bao nông thôn và hẻo lánh, và phòng chống việc phá thai không
gồm GDGTTDTD, và đào tạo, và các dịch vụ xã hội và dịch vụ an toàn. Phòng chống việc mang thai ngoài ý muốn và phá
công đầy đủ và có thể đáp ứng, cũng như khả năng tiếp cận thai không an toàn yêu cầu các quốc gia thông qua những
đầy đủ và bình đẳng các nguồn lực tài chính và công việc có biện pháp pháp lý và chính sách đảm bảo mọi cá nhân có
chất lượng, và có quyền đầy đủ và bình đẳng sở hữu và có khả thể tiếp cận các biện pháp tránh thai có thể chi trả, an toàn
năng tiếp cận và kiểm soát đất đai và các tài sản khác, và đảm và hiệu quả và GDGTTDTD, bao gồm cho trẻ vị thành niên, tự
bảo quyền thừa kế của phụ nữ và trẻ em gái. do hoá các luật phá thai nghiêm ngặt, đảm bảo phụ nữ và trẻ
em gái có thể tiếp cận các dịch vụ phá thai an toàn và chăm
sóc hậu phá thai có chất lượng bao gồm tập huấn cho các
nhà cung cấp dịch vụ y tế, và tôn trọng quyền của phụ nữ có
những quyết định tự chủ về SKTD-SKSS của bản thân.

118
10 - Phụ lục

Uỷ ban quyền trẻ em CRC/C/GC/20, Báo cáo số 20 Hội đồng Nhân quyền: Bảo vệ chống lại bạo lực và
về thực hiện các quyền của trẻ em trong độ tuổi vị phân biệt đối xử trên cơ sở xu hướng tình dục và
thành niên 2016 bản dạng giới A/HRC/32/L.2/Rev.1 (2016)
33. Trẻ vị thành niên là người đồng tính, song tính, chuyển giới 1. Tái khẳng định tất cả mọi người sinh ra tự do và bình đẳng
hoặc liên giới tính thường phải chịu sự kỳ thị, bao gồm hiện về danh dự và quyền lợi, và mọi người đều thụ hưởng tất cả
tượng lạm dụng và bạo lực, định kiến, phân biệt đối xử, bắt các quyền và quyền tự do được nêu trong Tuyên bố toàn cầu
nạt, loại trừ giáo dục và đào tạo, cũng như thiếu sự hỗ trợ từ về quyền con người, mà không có sự phân biệt dưới bất kỳ
gia đình và xã hội, hoặc thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ và hình thức nào, như sắc tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn
thông tin SKTD-SKSS. Ở những trường hợp cực đoan, các em giáo, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm khác, quốc tịch
còn phải đối mặt với hiện tượng tấn công tình dục, cưỡng dâm hoặc xuất thân xã hội, tài sản, sinh sản hoặc các trạng thái
và thậm chí là cái chết. Các trải nghiệm này có mối liên hệ với khác;
sự thiếu tự trọng, tỷ lệ trầm cảm, tử tự và vô gia cư cao hơn.
2. Lên án mạnh mẽ hành vi bạo lực và phân biệt đối xử ở tất
59. Uỷ ban kêu gọi các quốc gia thành viên ban hành các chính cả các khu vực trên thế giới gây ra đối với cá nhân vì xu hướng
sách về SKTD-SKSS toàn diện, nhạy cảm về giới và tình dục cho tình dục hoặc bản dạng giới của họ.
trẻ vị thành niên, nhấn mạnh rằng khả năng tiếp cận không
bình đẳng của trẻ đối với thông tin, hàng hoá và dịch vụ này
chính là phân biệt đối xử. Việc thiếu khả năng tiếp cận các dịch
Hội đồng Nhân quyền: Quyền con người, xu hướng
vụ như vậy góp phần làm cho trẻ em gái tuổi vị thành niên trở tình dục và bản dạng giới (sau bản dạng giới) A/
thành nhóm có nguy cơ cao nhất tử vong hoặc chịu những chấn HRC/27/L.27/Rev. 1 (2014)
thương nghiêm trọng hoặc suốt đời trong quá trình mang thai
và sinh con. Tất cả trẻ vị thành niên nên có khả năng tiếp cận các Thể hiện sự quan ngại sâu sắc đối với các hành vi bạo lực và phân
dịch vụ, thông tin và giáo dục về SKTD-SKSS miễn phí, riêng tư, biệt đối xử tại tất cả các khu vực trên thế giới gây ra đối với cá
phù hợp với tuổi vị thành niên và không mang tính phân biệt nhân vì xu hướng tình dục và bản dạng giới của họ,
đối xử, trên nền tảng trực tuyến hoặc trực tiếp, bao gồm về kế
Hoan nghênh những tiến triển tích cực ở cấp quốc tế, khu vực
hoạch hoá gia đình, các biện pháp tránh thai, bao gồm tránh
và quốc gia trong cuộc đấu tranh chống lại bạo lực và phân biệt
thai khẩn cấp, phòng chống, chăm sóc và điều trị các bệnh lây
đối xử trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng giới..
nhiễm qua đường tình dục, tư vấn, chăm sóc tiền sinh sản, các
dịch vụ chăm sóc cho mẹ và vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt.
Khuyến nghị CEDAW số 24: Điều 12 Công ước (về Phụ
60. Không nên có bất kì rào cản nào trong tiếp cận hàng hoá,
thông tin và tư vấn về quyền và SKTD-SKSS, như các yêu cầu nữ và Sức khỏe) Thông qua tại Kỳ họp thứ 20 của Uỷ
phải có sự đồng ý hoặc cho phép của một bên thứ ba. Bên ban về Xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với Phụ nữ, năm
cạnh đó, có các nỗ lực cụ thể để vượt qua các rào cản do định
1999 (theo Văn kiện A/54/38/Rev.1, Chương 1
kiến và lo sợ mà trẻ em gái vị thành niên, trẻ em gái bị khuyết
tật, và trẻ đồng tính, song tính, chuyển giới và liên giới tính 18. Cụ thể, các quốc gia thành viên phải đảm bảo quyền của
gặp phải khi tiếp cận các dịch vụ này. Uỷ ban kêu gọi các quốc nam giới và phụ nữ vị thành niên đối với giáo dục SKTD-SKSS
gia không tội phạm hoá dịch vụ phá thai để đảm bảo trẻ em bởi các chuyên gia được đào tạo bài bản trong các chương
gái có thể tiếp cận dịch vụ phá thai và chăm sóc hậu phá thai trình được thiết kế đặc biệt tôn trọng quyền riêng tư và bảo
an toàn, xem xét qui định pháp luật nhằm đảm bảo các lợi mật của các em.
ích tốt nhất của trẻ vị thành niên mang thai và đảm bảo quan
điểm của họ luôn được lắng nghe và tôn trọng trong các 23. Sự chú ý đặc biệt nên được dành cho giáo dục về sức khoẻ
quyết định liên quan đến phá thai. của trẻ vị thành niên, bao gồm thông tin và tư vấn về tất cả
các biện pháp kế hoạch hoá gia đình*. (*Giáo dục về sức khoẻ
61. Giáo dục SKTD-SKSS toàn diện, hoà nhập và phù hợp với cho trẻ vị thành niên nên đề cập tới cả các chủ đề như bình
lứa tuổi, dựa trên các bằng chứng khoa học và tiêu chuẩn đẳng giới, bạo lực, phòng chống các bệnh lây nhiễm qua
quyền con người và được phát triển bởi trẻ vị thành niên, nên đường tình dục và các quyền liên quan đến SKTD-SKSS).
là một phần của CTGD học đường bắt buộc và tiếp cận cả trẻ
vị thành niên không đi học. Sự quan tâm nên được dành cho 31. (b) Đảm bảo xoá bỏ tất cả rào cản khả năng tiếp cận của
bình đẳng giới, đa dạng giới, các quyền SKTD-SKSS, làm cha phụ nữ đối với các dịch vụ, giáo dục và thông tin về y tế, bao
mẹ và hành vi tình dục có trách nhiệm, phòng chống bạo lực, gồm trong lĩnh vực SKTD-SKSS, và cụ thể là phân bổ nguồn
cũng như phòng chống việc mang thai sớm và các bệnh lây lực cho các chương trình hướng tới trẻ vị thành niên nhằm
nhiễm qua đường tình dục. Thông tin nên được cung cấp dưới phòng chống và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường tình
các hình thức khác nhau để đảm bảo khả năng tiếp cận của dục, bao gồm HIV.
tất cả trẻ vị thành niên, đặc biệt là trẻ bị khuyết tật.

119
10 - Phụ lục

Công ước về Quyền của người khuyết tật (2006) giữa phụ nữ và nam giới, cho phép họ xây dựng lòng tự trọng,
ra quyết định có cơ sở, kỹ năng giao tiếp và giảm thiểu nguy
Điều 5, Bình đẳng và không phân biệt đối xử: 1. Các Quốc cơ và hình thành các mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau, với sự
gia thành viên của Công ước này thừa nhận tất cả mọi người hợp tác đầy đủ của giới trẻ, cha mẹ, người giám hộ, người
đều bình đẳng trước pháp luật và trong khuôn khổ pháp luật chăm sóc, nhà giáo dục và các nhà cung cấp dịch vụ y tế, để
và được pháp luật bảo hộ và được hưởng những lợi ích của cho phép họ bảo vệ bản thân mình không bị lây nhiễm HIV.
pháp luật một cách bình đẳng mà không có bất kỳ sự phân
biệt đối xử nào. 2. Các Quốc gia thành viên của Công ước này Các thách thức vả thành tựu trong triển khai các mục tiêu
cam kết nghiêm cấm tất cả các hành vi phân biệt đối xử vì lý phát triển thiên niên kỷ vì phụ nữ và trẻ em gái, Ủy ban
do khuyết tật và đảm bảo người khuyết tật được bảo hộ tích về Tình trạng phụ nữ, Kết luận chung 2014
cực bằng luật pháp khỏi sự phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do
(o) Đảm bảo việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của
nào;
tất cả phụ nữ và SKTD-SKSS của họ, và quyền sinh sản theo
Điều 24, Giáo dục: 1. Các Quốc gia thành viên của Công ước Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số
này thừa nhận quyền được học tập và giáo dục của người và Phát triển, Chương trình Hành động Bắc Kinh và các văn
khuyết tật. Nhằm thừa nhận quyền này mà không có sự phân bản của các hội thảo đánh giá kết quả, bao gồm thông qua
biệt đối xử và trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, các Quốc gia sự phát triển và thực thi các chính sách và khung pháp lý và
thành viên của Công ước này cam kết đảm bảo hệ thống giáo củng cố hệ thống y tế để có thể đảm bảo phổ cập tiếp cận các
dục hoà nhập ở tất cả các cấp và học tập suốt đời để hướng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hàng hóa, thông tin và giáo dục
tới: (a) phát triển đầy đủ tiềm năng con người và ý nghĩa của về SKTD-SKSS toàn diện có chất lượng, trong đó bao gồm các
nhân phẩm, của sự tự tôn giá trị và tăng cường sự tôn trọng biện pháp hiệu quả và an toàn về tránh thai hiện đại, tránh
quyền con người, quyền tự do cơ bản và sự đa dạng của con thai khẩn cấp, các chương trình phòng chống mang thai tuổi
người. vị thành niên, chăm sóc sức khỏe của mẹ như hộ sinh chuyên
nghiệp và chăm sóc sản khoa khẩn cấp mà sẽ giảm thiểu bệnh
rò sau sinh và các biến chứng khác của việc mang thai và sinh
Tuyên bố Bắc Kinh và Cương lĩnh Hành động, Hội con, phá thai an toàn ở những nơi luật trong nước cho phép,
nghị quốc tế lần thứ tư về Phụ nữ, 1995 và các văn và phòng chống và điều trị các bệnh lây nhiễm qua đường
từ mẹ sang con, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV,
kiện được thông qua tại hội nghị
và ung thư hệ sinh sản, nhận thức được quyền con người
Nghị quyết 60/2 về Phụ nữ, trẻ em gái và HIV/AIDS. Ủy ban về bao gồm quyền kiểm soát và quyết định một cách tự do và
Tình trạng phụ nữ E/CN.6/2016/22 2016 có trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tình dục của bản
thân, bao gồm SKTD-SKSS mà không bị cưỡng ép, phân biệt
9. Kêu gọi Chính phủ các nước xóa bỏ bất bình đẳng giới và lạm đối xử và bạo lực;
dụng và bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường khả năng của phụ
nữ và trẻ em gái vị thành niên có thể bảo vệ bản thân mình khỏi x) Phát triển và triển khai các CTGD và tài liệu giảng dạy, bao
nguy cơ lây nhiễm HIV, chủ yếu thông qua cung cấp các dịch gồm giáo dục về giới tính toàn diện dựa trên bằng chứng, dựa
vụ và chăm sóc y tế, trong đó bao gồm chăm sóc SKTD-SKSS, trên thông tin đầy đủ và chính xác, cho tất cả trẻ vị thành niên
cũng như khả năng tiếp cận đầy đủ giáo dục và thông tin toàn và giới trẻ phù hợp với mức độ phát triển của các em, với sự
diện, đảm bảo phụ nữ có thể thực thi quyền kiểm soát và quyết định hướng và hướng dẫn phù hợp từ cha mẹ và người giám
định một cách tự do và có trách nhiệm về các vấn đề liên quan hộ pháp lý, với sự tham gia của trẻ em, trẻ vị thành niên, giới
đến tình dục của bản thân, bao gồm SKTD-SKSS mà không bị trẻ và cộng đồng, phối hợp với tổ chức phụ nữ, giới trẻ và tổ
cưỡng ép, phân biệt đối xử và bạo lực, để tăng cường khả năng chức phi chính phủ chuyên môn, để thay đổi xu hướng hành
bảo vệ bản thân không bị lây nhiễm HIV, và thực hiện tất cả các vi xã hội và văn hóa của nam giới và phụ nữ ở mọi lứa tuổi, để
biện pháp cần thiết để tạo ra môi trường thuận lợi tăng quyền xóa bỏ định kiến và thúc đẩy và xây dựng kỹ năng ra quyết
năng cho phụ nữ và củng cố tính độc lập về kinh tế của phụ nữ, định có cơ sở, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng giảm thiểu nguy
và trong bối cảnh đó, tái khẳng định tầm quan trọng vai trò của cơ để hình thành mối quan hệ có sự tôn trọng lẫn nhau và
nam giới và trẻ em trai để đạt được bình đẳng giới; dựa trên bình đẳng giới và các quyền con người, cũng như các
CTGD và đào tạo giáo viên cho giáo dục chính quy và không
11. Kêu gọi Chính phủ các nước đẩy mạnh nỗ lực nhân rộng chính quy.
giáo dục toàn diện phù hợp với lứa tuổi và có cơ sở khoa học,
phù hợp với bối cảnh văn hoá địa phương, cung cấp cho trẻ
em gái và trẻ em trai vị thành niên và phụ nữ và nam giới, cả
trong và ngoài nhà trường, phù hợp với mức độ phát triển của
họ, thông tin về SKTD-SKSS và phòng chống HIV, bình đẳng
giới và tăng quyền năng cho phụ nữ, quyền con người, phát
triển về thể chất, tâm lý và dậy thì và mối quan hệ quyền lực

120
10 - Phụ lục

Chương trình Hành động thông qua tại Hội nghị hoặc địa phương phù hợp với qui trình lập pháp trong nước.
Trong những trường hợp mà phá thai là không vi phạm
quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), các hành
pháp luật, hành động phá thai nên được thực hiện an toàn.
động chính để triển khai chương trình và các văn Trong tất cả các trường hợp, phụ nữ nên có khả năng tiếp
kiện được thông qua tại hội nghị cận dịch vụ có chất lượng để kiểm soát các biến chứng có
thể nảy sinh từ việc phá thai. Các dịch vụ tư vấn, giáo dục
Nghị quyết 2014/1, Đánh giá tình hình triển khai Chương và kế hoạch hóa gia đình hậu phá thai nên được đưa ra kịp
trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát thời mà cũng sẽ giúp tránh phá thai nhiều lần; (ii) Chính phủ
triển, Ủy ban Dân số và Phát triển, 2014 các nước nên có các bước đi phù hợp để giúp phụ nữ tránh
phải phá thai, mà trong bất kỳ trường hợp nào cũng không
11. Kêu gọi Chính phủ các nước, cộng đồng quốc tế và tất
nên được thúc đẩy là một biện pháp kế hoạch hóa gia đình,
cả các bên liên quan dành sự quan tâm đặc biệt tới những
và trong mọi trường hợp cung cấp dịch vụ điều trị và tư vấn
lĩnh vực còn hạn chế trong triển khai Chương trình Hành
nhân văn cho phụ nữ lựa chọn phá thai; (iii) Để hiện thực hóa
động, bao gồm xóa bỏ các bệnh của mẹ và tử vong ở mẹ
và triển khai điều trên, và trong những trường hợp phá thai
có thể phòng chống thông qua củng cố hệ thống y tế, phổ
là không vi phạm pháp luật, hệ thống y tế nên đào tạo và
cập tiếp cận công bằng các dịch vụ chăm sóc SKTD-SKSS có
trang bị cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế và nên có các biện
chất lượng, lồng ghép và toàn diện, và thông qua đảm bảo
pháp khác đảm bảo việc phá thai an toàn và có thể tiếp cận
khả năng tiếp cận của trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên
được. Các biện pháp bổ sung cũng nên được đưa ra để bảo
thông tin và giáo dục đầy đủ và chính xác về SKTD-SKSS,
vệ sức khỏe của phụ nữ.
bao gồm GDGTTDTD dựa trên bằng chứng, và thúc đẩy, tôn
trọng, bảo vệ và đảm bảo tất cả quyền con người, nhất là
quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái, bao gồm SKTD- Tài liệu tham khảo khu vực
SKSS và quyền sinh sản, và thông qua khắc phục sự tồn tại
của luật pháp có tính phân biệt đối xử và việc áp dụng pháp Cam kết bộ trưởng về GDGTTDTD và dịch vụ SKTD-SKSS
luật không công bằng và có tính phân biệt đối xử. cho trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên tại Đông Phi và
Nam Phi (ESA), 2013
Nghị quyết 2012/1 Trẻ vị thành niên và giới trẻ. Ủy ban
Dân số và Phát triển (2012) 3.0 Dựa trên những cân nhắc trên, chúng tôi, bộ trưởng giáo
dục và y tế, sẽ đi đầu bằng những biện pháp mạnh mẽ nhằm
26. Kêu gọi Chính phủ các nước, với sự tham gia đầy đủ của đảm bảo GDGTTDTD có chất lượng và các dịch vụ SKTD-SKSS
thanh thiếu niên và với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, dành trong khu vực Đông Phi và Nam Phi. Cụ thể, chúng tôi cam
sự chú ý đầy đủ nhằm thỏa mãn các nhu cầu về dịch vụ chăm kết:
sóc sức khỏe, thông tin và giáo dục về sức khỏe sinh sản của
thanh thiếu niên, tôn trọng quyền riêng tư và bảo mật của các 3.1 Làm việc cùng nhau để thống nhất một chương trình
em, không có sự phân biệt đối xử, và cung cấp cho các em GDGT, chung cho tất cả trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên để cung
SKTD-SKSS, quyền con người và bình đẳng giới một cách toàn cấp GDGTTDTD và các dịch vụ SKTD-SKSS thân thiện với giới
diện dựa trên bằng chứng nhằm giúp các em có thể đối phó một trẻ mà sẽ củng cố các biện pháp quốc gia chống lại dịch HIV
cách tích cực và có trách nhiệm với tình dục của bản thân. và giảm thiểu các ca lây nhiễm HIV/VNLTQĐTD mới, việc mang
thai sớm và ngoài ý muốn và củng cố dịch vụ chăm sóc và hỗ
trợ, đặc biệt cho những người nhiễm HIV. Thiết lập cơ chế phối
ICPD + 5 (1999) hợp liên ngành thông qua cộng đồng kinh tế khu vực hiện
hành, EAC, SADC và ECSA. Ở những nơi đã có sẵn những cơ
63. (i) Trong bất kỳ trường hợp nào biện pháp phá thai cũng
chế này thì các cơ chế phải được củng cố và hỗ trợ.
không nên được khẳng định là một biện pháp kế hoạch hóa
gia đình. Tất cả Chính phủ các nước và các tổ chức liên chính 3.5 Khởi động và nhân rộng GDGTTDTD phù hợp với lứa
phủ và phi chính phủ liên quan được kêu gọi tăng cường tuổi trong giáo dục tiểu học để tiếp cận tới hầu hết các trẻ vị
cam kết của mình đối với sức khỏe của phụ nữ, giải quyết thành niên trước khi dậy thì, trước khi hầu hết các em quan
tác động đến sức khỏe của biện pháp phá thai không an tâm tới tình dục, và trước khi có nguy cơ lây nhiễm HIV hoặc
toàn như là một quan ngại về y tế lớn và giảm thiểu việc lựa mang thai ngoài ý muốn tăng lên. Sử dụng các tiêu chuẩn
chọn biện pháp phá thai thông qua các dịch vụ kế hoạch quốc tế thống nhất, đảm bảo GDGTTDTD phù hợp với lứa
hóa gia đình mở rộng và cải thiện. Phòng chống việc mang tuổi, giới và văn hóa, trên cơ sở quyền con người và bao gồm
thai ngoài ý muốn phải luôn được coi là ưu tiên cao nhất và các yếu tố cốt lõi của kiến thức, kỹ năng và giá trị như là hành
mọi nỗ lực nên được thực hiện để xóa bỏ nhu cầu phá thai. trang chuẩn bị cho tuổi trưởng thành: các quyết định về tình
Phụ nữ mang thai ngoài ý muốn nên có thể tiếp cận thông dục, các mối quan hệ, bình đẳng giới, quyền SKTD-SKSS và ý
tin đáng tin cậy và được tư vấn một cách cảm thông. Bất kỳ thức công dân. Ở những nơi cho phép, đưa các chương trình
biện pháp hoặc thay đổi nào liên quan đến phá thai trong GDGTTDTD trong nhà trường vào trong CTGD và có biện pháp
hệ thống y tế chỉ có thể được quyết định ở cấp quốc gia kiểm tra.

121
10 - Phụ lục

3.6 Đảm bảo việc thiết kế và triển khai các chương trình 14. Ưu tiên việc phòng chống có thai trong trẻ vị thành niên
GDGTTDTD và SKTD-SKSS bao gồm sự tham gia đáng kể và xóa bỏ việc phá thai không an toàn thông qua giáo dục
của cộng đồng và gia đình - đặc biệt là của trẻ vị thành niên, toàn diện về phát triển cảm xúc và tình dục, và cung cấp khả
thanh thiếu niên, xã hội dân sự và các thể chế cộng đồng khác năng tiếp cận kịp thời và riêng tư thông tin, dịch vụ tư vấn,
bao gồm các tổ chức tôn giáo. Đồng thời, trẻ vị thành niên và công nghệ và dịch vụ có chất lượng, bao gồm thuốc tránh thai
thanh thiếu niên nên được đảm bảo có không gian an toàn, khẩn cấp không có đơn thuốc và BCS cho nam giới và phụ nữ.
quyền trở thành người vận đồng và nhân tố thay đổi trong
cộng đồng của mình, và khuyến nghị các thông lệ và sáng Tuyên bố Addls Ababa về Dân số và Phát triển tại châu Phi
kiến tốt để thỏa mãn nhu cầu của các em. sau năm 2014 (2013)

3.7 Lồng ghép và mở rộng các dịch vụ SKTD-SKSS và HIV thân 40. Thông qua và triển khai các chương trình GDGTTDTD phù
thiện với giới trẻ có tính tới bối cảnh xã hội và văn hóa để cải hợp ở cả trong và ngoài nhà trường, gắn với các dịch vụ SKTD-
thiện khả năng tiếp cận phù hợp với lứa tuổi và đạt được các SKSS, với sự tham gia tích cực của cha mẹ, cộng đồng, các nhà
dịch vụ và hàng hóa SKTD-SKSS có chất lượng cao, bao gồm lãnh đạo truyền thống, tôn giáo và quan điểm xã hội; và bản
BCS, biện pháp tránh thai, vắc-xin HPV, tư vấn và xét nghiệm thân thanh thiếu niên.
HIV (HCT), điều trị và chăm sóc HIV/VNLTQĐTD, kế hoạch hóa Hội nghị Dân số châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 6 (APPC)
gia đình, biện pháp phá thai an toàn (ở nơi cho phép), chăm Đánh giá ICPD (2013)
sóc hậu phá thai, sinh con an toàn, phòng chống các bệnh lây
nhiễm từ mẹ qua con (PMTCT) và các dịch vụ liên quan khác 59. Ghi nhận rằng GDGTTDTD dựa trên bằng chứng và KNS
cho thanh thiếu niên trong và ngoài nhà trường. phù hợp với mức độ phát triển và lứa tuổi là thiết yếu cho trẻ
vị thành niên và thanh thiếu niên để có thể đưa ra các quyết
3.9 Củng cố bình đẳng giới và quyền con người trong giáo định có cơ sở và có trách nhiệm và thực thi quyền kiểm soát
dục và các dịch vụ y tế bao gồm các biện pháp đối phó với mọi khía cạnh tình dục của bản thân, bảo vệ bản thân khỏi
bạo lực, lạm dụng và bóc lột tình dục và các hình thức khác việc mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, HIV
trong và xung quanh nhà trường và cộng đồng trong khi đảm và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, củng cố các giá
bảo khả năng tiếp cận đầy đủ và bình đẳng các dịch vụ pháp trị của sự khoan dung, tôn trọng lẫn nhau và không bạo lực
lý và dịch vụ khác của trẻ em trai và trẻ em gái, nam giới và trong các mối quan hệ, và lên kế hoạch cuộc sống của mình,
phụ nữ tuổi thanh thiếu niên. trong khi thừa nhận vai trò và trách nhiệm của cha mẹ, cũng
Phiên họp đầu tiên của Hội nghị khu vực về Dân số và Phát như của giáo viên và các nhà giáo dục khác để hỗ trợ các em;
triển tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe, Lồng ghép đầy đủ 113. Ưu tiên việc cung cấp giáo dục miễn phí cho trẻ em gái ở
yếu tố dân số vào phát triển bền vững trên cơ sở quyền con tất cả các cấp, khả năng tiếp cận dịch vụ thông tin SKTD-SKSS
người và bình đẳng: chìa khóa cho Chương trình Hành động và nỗ lực xóa bỏ tình trạng kết hôn sớm và cưỡng hôn;
Cairo sau năm 2014 (Đồng thuận Montevideo về Dân số và
Phát triển), UNECLAC (2013) 146. Thiết kế, đảm bảo đủ nguồn lực và triển khai các chương
trình GDGTTDTD phù hợp với mức độ phát triển và lứa tuổi,
11. Đảm bảo triển khai có hiệu quả từ thời thơ ấu các chương cung cấp thông tin chính xác về giới tính, bình đẳng giới,
trình GDGTTDTD, nhận thức được chiều cảm xúc của quan hệ quyền con người, các mối quan hệ, SKTD-SKSS, trong khi thừa
giữa người với người, phù hợp với mức độ phát triển của trẻ em nhận vai trò và trách nhiệm của cha mẹ.
trai và trẻ em gái và quyết định của trẻ vị thành niên và thanh
thiếu niên liên quan đến tình dục của mình từ góc độ quyền
con người, nhạy cảm về giới, đa văn hóa và có sự tham gia;

12. Triển khai các chương trình SKTD-SKSS toàn diện, kịp thời
và có chất lượng cho trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên,
bao gồm các dịch vụ SKTD-SKSS thân thiện với giới trẻ từ góc
độ giới, quyền con người, đa thế hệ và đa văn hóa, đảm bảo
khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại an toàn và
hiệu quả, tôn trọng các nguyên tắc bảo mật và riêng tư, cho
phép trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên thực thi các quyền
tình dục và sinh sản của mình để có một cuộc sống tình dục
có trách nhiệm, hạnh phúc và lành mạnh, tránh việc mang
thai sớm và ngoài ý muốn, lây nhiễm HIV và các bệnh lây
nhiễm qua đường tình dục khác, và có các quyết định tự do,
có cơ sở và trách nhiệm về cuộc sống tình dục và sinh sản của
bản thân và hành động theo xu hướng tình dục của mình;

122
10 - Phụ lục

Phụ lục II
Danh sách thành viên tham gia Nhóm Tư vấn giáo dục giới tính và tình dục toàn
diện, 2016-2017

Họ tên Tổ chức

Qadeer BAIG Rutgers WPF (cựu thành viên)

Doortje BRAEKEN Hiệp hội Kế hoạch hoá gia đình quốc tế (IPPF) (cựu thành viên)

Shanti CONLY Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) (cựu thành viên)

Esther CORONA Hội Quốc tế vì Sức khoẻ tình dục (WAS)

Helen CAHILL Đại học Melbourne

Pia ENGSTRAND Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thuỵ Điển (Sida)

Nyaradzayi GUMBONZVANDA Quỹ Rozaria Memorial Trust và Đại sứ Thiện chí của Liên minh châu Phi nhằm Chấm dứt
nạn tảo hôn

Nicole HABERLAND Hội đồng Dân số

Wenli LIU Đại học Sư phạm Bắc Kinh

Anna-Kay MAGNUS-WATSON Bộ Giáo dục, Jamaica

Peter MLADENHOV Y-Peer

Sanet STEENKAMP Bộ Giáo dục, Namibia

Remmy SHAWA Tổ chức Công bằng giới tính Sonke (cựu thành viên)

Aminata TRAORÉ SECK Bộ Giáo dục, Senegal

Alice WELBOURN Quỹ Salamander Trust

ChriVNLTQĐTDne WINKELMANN Trung tâm giám sát sức khoẻ Liên bang Đức (BzgA)

Các cơ quan đối tác Liên Hợp Quốc:

UNAIDS Aurelie ANDRIAMIALISON, Kreena GOVENDER, Hege WAGAN

UNDP Caitlin BOYCE, Natalia LINOU, Suki BEAVERS

UNFPA Ilya ZHUKOV, Maria BAKAROUDIS, Elizabeth BENOMAR

UNICEF Susan KASEDDE, Abdelkader BACHA, Vivian LOPEZ, Myungsoo CHO, Sudha
Balakrishnan

UN Women Nazneen DAMJI, Elena KUDRAVTSEVA

WHO Venkatraman CHANDRA-MOULI

UNESCO Chris CASTLE, Joanna HERAT, Jenelle BABB, Karin NILSSON, Christophe CORNU,
Yong Feng LIU, Xavier HOSPITAL, Patricia MACHAWIRA, Mary Guinn DELANEY, Tigran
YEPOYAN, Hongyan LI, Alice SAILI

123
10 - Phụ lục

Phụ lục III Helen Cahill


Danh sách thành phần tham dự cuộc Đại học Melbourne
Ô-xtơ-rây-li-a
họp Nhóm Tư vấn và Tham vấn các
bên liên quan của UNESCO Chris Castle
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
(UNESCO)
Cuộc họp tham vấn cập nhật Hướng dẫn kỹ thuật
Pháp
quốc tế về giáo dục giới tính (ITGSE)
Nicole Cheetham
Tổ chức Advocates for Youth
25-27/10/2016 Mỹ

Christophe Cornu
Viện Kế hoạch giáo dục quốc tế UNESCO, Paris, Pháp Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
Maria-Antonieta Alcalde (UNESCO)
Hiệp hội Kế hoạch hoá gia đình quốc tế /Khu vực Tây bán cầu Pháp
(IPPF/ WHR) Esther Corona
Mỹ Hội Quốc tế vì Sức khỏe tình dục (WAS)
Aurelie Andriamialison Mê-hi-cô
Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS Nazneen Damji
(UNAIDS) Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho
Thuỵ Sĩ phụ nữ (UN Women)
Ben Aliwa Mỹ
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Mary Guinn Delaney
Cộng hoà Nam Phi Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
Jenelle Babb (UNESCO)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Chi-lê
(UNESCO) Stephanie Dolata
Pháp Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
Qadeer Baig (UNESCO)
Rutgers WPF Viện Kế hoạch Giáo dục Quốc tế
Pa-kít-xtan Pháp

Maria Bakaroudis Pia Engstrand


Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) Tổ chức hợp tác phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA)
Khu vực Đông và Nam Phi Thụy Điển

Diane Bernard Eleonor Faur


Đại học Oxford Đại học Quốc gia, San Martin
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len Ác-hen-ti-na

Margaret Bolaji Iehente Foote


Sáng kiến Dân số và Sức khỏe sinh sản Global Youth Coalition
Ni-giê-ri-a Ca-na-đa

Elisa Bonilla-Ruis Hayley Gleeson


Bộ Giáo dục Hiệp hội Kế hoạch hoá gia đình quốc tế (IPPF)
Mê-hi-cô Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len

Doortje Braeken Nyaradzayi Gumbonzvanda


Hiệp hội Kế hoạch hoá gia đình quốc tế (IPPF) Quỹ Rozaria Memorial Trust (trước đó là World YWCA)
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len Dim-ba-buê

124
10 - Phụ lục

Nicole Haberland
Hội đồng Dân số Vincent Maher
Mỹ Tổ chức Tài trợ Ai-len
Ai-len
Joanna Herat
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Manak Matiyani
(UNESCO) Quỹ YP Foundation
Pháp Ấn Độ

Xavier Hospital Kristien Michielsen


Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Trung tâm Quốc tế về Sức khỏe sinh sản (ICRH), Đại học Ghent
(UNESCO) Bỉ
Xê-nê-gan
Beth Miller-Pittman
Alan Jarandilla Nuñez Trung tâm Phát triển Giáo dục (EDC)
The PACT, Youth Coalition Mỹ
Cộng hoà Đa dân tộc Bô-li-vi-a
Peter Mladenhov
Temir Kalbaev Y-Peer
Kyrgz Indigo Bun-ga-ri
Cư-rơ-gư-dơ-xtan
Paul Montgomery
Jane Kato-Wallace Đại học Oxford
Promundo Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len
Cộng hòa Cape Verde
Venkatraman Mouli-Chandra
Jean Kemitare Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Raising Voices Thụy Sĩ
U-gan-đa
Rita Muyambo
Sarah Keogh Hiệp hội Thiên chúa giáo vì Phụ nữ Thế giới (World YWCA)
Viện Guttmacher Thụy Sĩ
Mỹ
Alan Jarandilla Nuñez
Evert Kettering The PACT, Youth Coalition
Tư vấn độc lập Cộng hoà Đa dân tộc Bô-li-vi-a
Hà Lan
Hans Olsson
Thanomklang Kornkaew Swedish Association for Sexuality Education (RFSU)
Bộ Giáo dục Thụy Điển
Thái Lan
Alice Saili
Hongyan Li Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO)
(UNESCO) Dim-ba-buê
Trung Quốc
Josephine Sauvarin
Wenli Liu Quỹ Dân số Thế giới (UNFPA)
Đại học Sư phạm Bắc Kinh Châu Á - Thái Bình Dương
Trung Quốc
Remmy Shawa
Patricia Machawira Tổ chức Công bằng Giới Sonke
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc Dăm-bi-a
(UNESCO)
Khu vực Đông và Nam Phi Saipan Sripongpankul
Bộ Giáo dục
Anna-Kay Magnus Watson Thái Lan
Bộ Giáo dục
Gia-mai-ca

125
10 - Phụ lục

Marina Todesco
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
(UNESCO)
Pháp

Aminata Traoré Seck


Bộ Giáo dục Quốc gia
Xê-nê-gan

Alice Welbourn
Quỹ Salamander Trust
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len

Christine Winkelmann
Trung tâm giám sát sức khoẻ Liên bang Đức (BZGA)
Đức

Susan Wood
Liên minh Sức khỏe Phụ nữ Quốc tế (IWHC)
Mỹ

Tigran Yepoyan
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
(UNESCO)
Liên bang Nga

Justine Sass
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
(UNESCO)
Pháp

Jihad Zahir
Y-Peer
Ma-rốc

Ilya Zhukov
Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA)
Mỹ

126
10 - Phụ lục

Phụ lục IV
Các tiêu chí lựa chọn báo cáo đánh giá và biện pháp đánh giá

Báo cáo đánh giá dựa trên bằng chứng 2016 (do Paul Montgomery và Wendy Knerr thuộc Trung tâm Can
thiệp dựa trên bằng chứng tại Đại học Oxford thực hiện)

Hợp phần Nội dung nghiên cứu

Dân số Trẻ em và trẻ vị thành niên trong độ tuổi 5 - 18 (xin lưu ý các phân tích đánh giá hệ thống có thể bao
gồm cả thanh thiếu niên đến 24 tuổi).

Biện pháp can thiệp Các biện pháp can thiệp giáo dục về VNLTQĐTD, HIV, tính dục, sức khoẻ sinh sản hoặc các mối quan
hệ trong nhà trường, trong nhóm và lồng ghép vào CTGD (có thể được gọi tên khác nhau, ví dụ như
chương trình KNS hoặc “cuộc sống gia đình”), tập trung chủ yếu vào điều chỉnh hành vi, kiến thức và
thái độ tình dục (trái ngược với các chương trình chủ yếu tập trung vào giảm thiểu hành vi nguy cơ
như sử dụng chất kích thích hoặc đồ uống có cồn).

So sánh các biện pháp can Chúng tôi bao gồm các nghiên cứu sử dụng những nhóm so sánh sau::
thiệp Không có biện pháp can thiệp;
Có trọng tâm trọng điểm: Các biện pháp can thiệp giống nhau về thời gian và thể thức, nhưng
hướng tới điều chỉnh hành vi không liên quan đến GDGT;
So sánh giữa các phiên bản tăng cường và không tăng cường của cùng một chương trình;
Sự chăm sóc hoặc dịch vụ như bình thường.

Kết quả đầu ra Kết quả chính: Các kết quả đầu ra về hành vi/sinh học/sức khoẻ (ví dụ như tỷ lệ mắc các bệnh
VNLTQĐTD, HIV, mang thai; độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục; sử dụng BCS; sử dụng các biện pháp
tránh thai khác; tiết chế tình dục; số lượng bạn tình).
Kết quả phụ: Kiến thức và thái độ về sức khoẻ tình dục, hành vi tình dục nguy cơ và giới; tự tin, tự
trọng, kỹ năng xã hội; và các kết quả khác không liên quan đến sinh học.

Thiết kế nghiên cứu Chúng tôi sẽ chỉ bao gồm các biện pháp can thiệp đối chứng, trong đó đánh giá tác động của
chương trình được thiết kế để điều chỉnh hành vi hoặc kiến thức/thái độ/sự tự tin (xem các chỉ số
đo lường kết quả đầu ra nêu trên).
Đó là các biện pháp thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên và được cho là ngẫu nhiên. Các thử
nghiệm đối chứng được cho là ngẫu nhiên là những thử nghiệm sử dụng biện pháp phân nhóm
mà khó có khả năng dẫn tới định kiến, ví dụ như tung đồng xu hoặc thay đổi lần lượt người tham
dự. Hơn nữa, tất cả các thử nghiệm đều phải có một nhóm đối chiếu.

Báo cáo đánh giá dựa trên bằng chứng 2008 (từ Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính.
Cách tiếp cận dựa trên bằng chứng đối với trường học, giáo viên và các nhà giáo dục y tế. Tập 1. Cơ
sở cho giáo dục giới tính. UNESCO, 2009)
Để được đưa vào đánh giá, các chương trình GDGT, giáo dục không phải các hành vi nguy cơ như sử dụng chất kích thích,
về các mối quan hệ và HIV/VNLTQĐTD phải đáp ứng các tiêu đồ uống có cồn và bạo lực); (c) tập trung vào đối tượng trẻ vị
chí sau: thành niên đến 24 tuổi bên ngoài nước Mỹ hoặc đến 18 tuổi ở
nước Mỹ; (d) được triển khai ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
1. Chương trình được đánh giá phải là (a) một CTGD về
VNLTQĐTD, HIV, giới tính hoặc các mối quan hệ được lồng 2. Các biện pháp nghiên cứu phải (a) mang tính thực nghiệm
ghép vào CTGD và trên cơ sở nhóm (chứ không phải là biện hoặc được cho là có tính thực nghiệm với biện pháp can
pháp can thiệp chỉ có một phiên thảo luận duy nhất, biện thiệp tương xứng, có các nhóm đối chiếu và có thực hiện thu
pháp can thiệp trực tiếp một lần, hoặc các hoạt động nâng thập dữ liệu tiền kiểm - hậu kiểm; (b) có quy mô mẫu ít nhất
cao nhận thức cho truyền thông, cộng đồng hoặc trường học); là 100 người; (c) đo lường tác động của chương trình đối với
và các chương trình phải có nhiều biện pháp ngoài tiết chế một hoặc nhiều hơn các hành vi tình dục sau: độ tuổi bắt
tình dục như cách phòng chống mang thai và mắc các bệnh đầu quan hệ tình dục, tần suất quan hệ, số lượng bạn tình,
VNLTQĐTD; (b) tập trung chủ yếu vào hành vi tình dục (chứ sử dụng BCS, sử dụng biện pháp tránh thai nói chung, các

127
10 - Phụ lục

nguy cơ tình dục (ví dụ như tần suất quan hệ tình dục không 2. Xem xét kết quả của các lần tìm kiếm trước do các hiệp hội
an toàn), tỷ lệ mắc VNLTQĐTD, tỷ lệ mang thai và tỷ lệ sinh; giáo dục, đào tạo và nghiên cứu thực hiện và phát hiện những
(d) đo lường tác động đối với các hành vi mà có thể thay đổi nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí nêu trên.
nhanh chóng (tần suất quan hệ tình dục, số lượng bạn tình,
sử dụng BCS, sử dụng biện pháp tránh thai, hoặc có hành vi 3. Xem xét các nghiên cứu đã được tổng hợp trong những báo
tình dục nguy cơ) trong ít nhất 3 tháng; hoặc đo lường tác cáo đánh giá do các chuyên gia khác thực hiện.
động đối với các hành vi hoặc kết quả đầu ra mà thay đổi 4. Liên hệ 32 chuyên gia đã có công trình nghiên cứu trong
chậm hơn (độ tuổi bắt đầu quan hệ tình dục, tỷ lệ mang thai lĩnh vực này và yêu cầu họ đánh giá tất cả các nghiên cứu đã
hoặc tỷ lệ mắc VNLTQĐTD) trong ít nhất 6 tháng. được tìm thấy trước đó, đồng thời gợi ý hoặc cung cấp các
nghiên cứu mới.
3. Nghiên cứu phải được hoàn thành hoặc xuất bản từ năm
1990 trở đi. Tiêu chí này không yêu cầu nghiên cứu phải được 5. Tham gia các buổi họp chuyên môn, đọc các bản tóm tắt,
xuất bản trong các tạp chí chuyên ngành. nói chuyện với các tác giả và thu thập các nghiên cứu mới nếu
có thể.
Để nhận diện và thu thập càng nhiều nghiên cứu trên thế giới
càng tốt, chúng tôi đã tiến hành những công việc dưới đây, 6. Tìm kiếm trong tất cả các số báo của 12 tạp chí mà có thể có
trong đó một số kéo dài đến hai hoặc ba năm. đăng nghiên cứu liên quan. Việc kết hợp các biện pháp này đã
giúp xác định được 109 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí trên.
1. Xem xét các cơ sở dữ liệu được số hoá của những nghiên Các nghiên cứu này đánh giá 85 chương trình (một số chương
cứu đáp ứng các tiêu chí (PubMed, PsychInfo, Popline, trình có nhiều bài viết nghiên cứu).
Sociological Abstracts, Psychological Abstracts, Bireme,
Dissertation Abstracts, ERIC, CHID, và Biologic Abstracts). Bảng biểu dưới đây thể hiện số lượng các chương trình GDGT
có tác động đối với hành vi tình dục:

Các nước đang Mỹ (N=47) Các nước phát Tổng cộng


phát triển (N=29) triển khác (N=11) (N=87)
Thời điểm bắt đầu quan hệ tình dục
Trì hoãn thời điểm 6 15 2 23 37%
Không có tác động đáng kể 16 17 7 40 63%
Đẩy nhanh thời điểm 0 0 0 0 0%
Tần suất quan hệ tình dục
Giảm tần suất 4 6 0 10 31%
Không có tác động đáng kể 5 15 1 21 66%
Tăng tần suất 0 0 1 1 3%
Số lượng bạn tình
Giảm số lượng 5 11 0 16 44%
Không có tác động đáng kể 8 12 0 20 56%
Tăng số lượng 0 0 0 0 0%
Tỷ lệ sử dụng BCS
Tăng tỷ lệ sử dụng 7 14 2 23 40%
Không có tác động đáng kể 14 17 4 35 60%
Giảm tỷ lệ sử dụng 0 0 0 0 0%
Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai
Tăng tỷ lệ sử dụng 1 4 1 6 40%
Không có tác động đáng kể 3 4 1 8 53%
Giảm tỷ lệ sử dụng 0 1 0 1 7%
Hành vi tình dục nguy cơ
Giảm nguy cơ 1 15 0 16 53%
Không có tác động đáng kể 3 9 1 13 43%
Tăng nguy cơ 1 0 0 1 3%

128
10 - Phụ lục

Phụ lục V students: a cluster-randomized trial. BioMed Central Public


Health, 15,p. 293. Retrieved from http://onlinelibrary.wiley.
Các nghiên cứu được sử dụng làm tài
com/o/cochrane/clcentral/articles/662/CN-01109662/frame.
liệu tham khảo cho báo cáo đánh giá html doi:10.1186/s12889-015-1625-5
nghiên cứu 20165
Denno, D. M., Chandra-Mouli, V. and Osman, M. (2012).
(Những tài liệu đánh dấu * là những tài liệu được sử dụng Reaching Youth With Out-of-Facility HIV and Reproductive
trong phân tích hệ thống và đánh giá có chất lượng) Health Services: A Systematic Review. Journal of Adolescent
Health, 51(2), 106121. doi:10.1016/j.jadohealth.2012.01.004
*Agbemenu, K. and Schlenk, E. A. 2011. An Integrative Review
of Comprehensive Sex Education for Adolescent Girls in Kenya. Denno, D. M., Hoopes, A. J. and Chandra-Mouli, V. 2015.
Journal of Nursing Scholarship, 43(1), pp. 54-63. doi:10.1111/j. Effective strategies to provide adolescent sexual and
15475069.2010.01382.x reproductive health services and to increase demand and
community support. Journal of Adolescent Health, 56(1 Suppl),
Akpabio, I. I., Asuzu, M. C., Fajemilehin, B. R. and Ofi, A. B. 2009.
S22-41. doi:10.1016/j.jadohealth.2014.09.012
Effects of School Health Nursing Education Interventions on
HIV/AIDS-Related Attitudes of Students in Akwa Ibom State, Durlak, J. 2013. The importance of quality implementation
Nigeria. Journal of Adolescent Health, 44(2), pp. 118-123. for research, practice and policy. Washington, D.C. Office
of the Assistant Secretary for Planning and Evaluation
*Amaugo, L. G., Papadopoulos, C., Ochieng, B. M. N. and Ali, N.
(ASPE). Retrieved from https://aspe.hhs.gov/basic-report/
2014. The effectiveness of HIV/AIDS school-based sexual health
importance-quality-implementationresearch-practice-and-
education programmes in Nigeria: a systematic review. Health
policy.
Education Research, 29(4), 633-648. doi:10.1093/her/cyu002
Edwards, S. 2015. 10 things you didn’t know about the world’s
Borawski, E. A., Tufts, K. A., Trapl, E. S., Hayman, L. L., Yoder, L. D.
population. New York, UNFPA. Retrieved from http://www.
and Lovegreen, L. D. 2015. Effectiveness of health education
unfpa.org/news/10-things-you-didn%E2%80%99t-know-
teachers and school nurses teaching sexually transmitted
aboutworld%E2%80%99s-population
infections/human immunodeficiency virus prevention
knowledge and skills in high school. The Journal of School *Farb, A. 2013. The federal evaluation of the enhanced
Health, 85(3), pp. 189-196. healthteacher teenage pregnancy prevention program.
Journal of Adolescent Health, 52(2 suppl. 1), S59-s60. Retrieved
Browne, E. 2015. Comprehensive Sexuality Education (GSDRC
from http://onlinelibrary.wiley.com/o/cochrane/clcentral/
Helpdesk Research Report 1226) Birmingham, UK: GSDRC,
articles/680/CN-01028680/frame.html doi:10.1016/j.
University of Birmingham.
jadohealth.2012.10.139
Carroll, C., Patterson, M., Wood, S., Booth, A., Rick, J. and Balain,
*Fonner, V. A., Armstrong, K. S., Kennedy, C. E., O’Reilly, K. R.,
S. 2007. A conceptual framework for implementation fidelity.
and Sweat, M. D. 2014. School based sex education and HIV
Implementation Science, 2(1), 40. doi:10.1186/1748-5908-pp. 2-40
prevention in low- and middle-income countries: a systematic
Castro, F. G., Barrera, M., Jr. and Martinez, C. R., Jr. 2004. The review and meta-analysis. PLoS One, 9(3), e89692. doi:10.1371/
cultural adaptation of prevention interventions: resolving journal.pone.0089692
tensions between fidelity and fit. Prevention Science, 5(1),
Fraser, M. 2009. Intervention Research: Developing Social
pp. 41-45.
Programs. New York, Oxford University Press.
Chandra-Mouli, V., Svanemyr, J., Amin, A., Fogstad, H., Say,
Gardner, F., Montgomery, P. and Knerr, W. 2015. Transporting
L., Girard, F., and Temmerman, M. 2015. Twenty Years After
Evidence-Based Parenting Programs for Child Problem
International Conference on Population and Development:
Behavior (Age 3-10) Between Countries: Systematic Review
Where Are We With Adolescent Sexual and Reproductive
and MetaAnalysis. Journal of Clinical Child Adolescent
Health and Rights? Journal of Adolescent Health, 56(1), S1-6.
Psychology, 1-14. doi:10.1080/15374416.2015.1015134
doi:10.1016/j.jadohealth.2014.09.015
Goesling, B., Colman, S., Scott, M., and Cook, E. 2014. Impacts
Chau, K., Traoré Seck, A., Chandra-Mouli, V., and Svanemyr, J.
of an Enhanced Family Health and Sexuality Module of the
2016. Scaling up sexuality education in Senegal: integrating
HealthTeacher Middle School Curriculum. Princeton, NJ:
family life education into the national curriculum. Sex
Mathematica Policy Research. Retrieved from http://www.hhs.
Education, 16(5), pp. 503-519. doi:10.1080/14681811.2015.
gov/ash/oah/oahinitiatives/assets/healthteacher-impact.pdf.
1123148
*Goesling, B., Colman, S., Trenholm, C., Terzian, M., and
Constantine, N. A., Jerman, P., Berglas, N. F., Angulo-Olaiz, F.,
Moore, K. 2014. Programs to reduce teen pregnancy, sexually
Chou, C. P. and Rohrbach, L. A. 2015b. Short-term effects of a
transmitted infections, and associated sexual risk behaviors: A
rights-based sexuality education curriculum for high-school
systematic review. Journal of Adolescent Health, 54(5), 499-507.
5 Danh sách đầy đủ các nghiên cứu được sử dụng trong báo cáo đánh giá 2008
được liệt kê tại phiên bản Hướng dẫn năm 2009 (UNESCO, 2009).

129
10 - Phụ lục

Goldacre, B. 2013. Building evidence into education: UK Igras, S. M., Macieira, M., Murphy, E. and Lundgren, R. 2014.
Department for Education. Retrieved from http://media. Investing in very young adolescents’ sexual and reproductive
education.gov.uk/assets/files/pdf/b/ben%20goldacre%20 health. Global Public Health, 9(5), pp. 555-569. doi:10.1080/174
paper.pdf 41692.2014.908230

*Guse, K., Levine, D., Martins, S., Lira, A., Gaarde, J., International Planned Parenthood Federation (IPPF).
Westmorland, W., and Gilliam, M. (2012). Interventions Using 2016. Sustainable Development Goals and human rights: An
New Digital Media to Improve Adolescent Sexual Health: A introduction for SRHR advocates. London, IPPF. Retrieved from
Systematic Review. Journal of Adolescent Health, 51(6), pp. 535- http://www.ippfen.org/resources/sustainable-development-
543. doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.jadohealth.2012.03.014 goals-and-human-rights.

*Haberland, N. A. 2015. The case for addressing gender and *Kennedy, C. E., Fonner, V. A., O’Reilly, K. R. and Sweat, M. D.
power in sexuality and HIV education: a comprehensive review 2014. A systematic review of income generation interventions,
of evaluation studies. International Perspectives on Sexual and including microfinance and vocational skills training, for HIV
Reproductive Health, 41(1), pp. 31-42. doi:10.1363/4103115 prevention. AIDS – Psychological and Socio-Medical Aspects of
AIDS/HIV, 26(6), 659673.
Haberland, N. and Rogow, D. 2015. Sexuality Education:
Emerging Trends in Evidence and Practice. Journal Kesterton, A. J. and Cabral de Mello, M. 2010. Generating
of Adolescent Health, 56(1), S15-21. doi:10.1016/j. demand and community support for sexual and reproductive
jadohealth.2014.08.013 health services for young people: A review of the Literature
and Programs. Reproductive Health, 7, p. 25. doi:10.1186/1742-
Harden, A., Brunton, G., Fletcher, A., Oakley, A., Burchett, H. and 4755-7-25
Backhans, M. 2006. Young people, pregnancy and social exclusion:
A systematic synthesis of research evidence to identify effective, Kirby, D., Laris, B. and Rolleri, L. 2006. The impact of Sex and
appropriate and promising approaches for prevention and support. HIV Education Programs in Schools and Communities on Sexual
London, EPPI-Centre, Social Science Research Unit, Institute of Behaviors Among Young Adults. Research Triangle Park, NC,
Education, University of London. Retrieved from http://eprints. Family Health International. Retrieved from http://www.
ioe.ac.uk/5927/1/Harden2006Youngpeople.pdf sidastudi.org/resources/inmagicimg/dd1054.pdf.

Herat, J., Hospital, X., Kalha, U., Alama, A., and Nicollin, L. 2014. Kivela, J., Haldre, K., Part. K., Ketting. E., Baltussen. R. 2014.
Missing the Target: Using Standardised Assessment Tools to Impact and cost-effectiveness analysis of the national
Identify Gaps and Strengths in Sexuality Education Programmes school-based sexuality education programme in Estonia. Sex
in West and Central Africa. Paper presented at the 20th Education, ol. 14, Iss.1, 2014 http://www.tandfonline.com/action/
International AIDS Conference, Melbourne. showCitFormats?doi=10.1080%2F14681811.2013.813386

*Hindin, M. J., Kalamar, A. M., Thompson, T.-A. and Upadhyay, Lau, A. S. 2006. Making the Case for Selective and Directed
U. D. 2016. Interventions to Prevent Unintended and Repeat Cultural Adaptations of Evidence-Based Treatments: Examples
Pregnancy Among Young People in Low- and Middle- From Parent Training. Clinical Psychology: Science and Practice,
Income Countries: A Systematic Review of the Published 13(4), pp. 295-310. doi:10.1111/j.1468-2850.2006.00042.x
and Gray Literature. Journal of Adolescent Health, 59, S8-S15.
doi:10.1016/j.jadohealth.2016.04.021 Leijten, P., Melendez-Torres, G. J., Knerr, W. and Gardner, F.
2016. Transported Versus Homegrown Parenting Interventions
Hopewell, S., McDonald, S., Clarke, M. and Egger, M. 2007. Grey for Reducing Disruptive Child Behavior: A Multilevel
literature in meta-analyses of randomized trials of health care MetaRegression Study. Journal of the American Academy of
interventions. Cochrane Database Systematic Review, 2(2). Child and Adolescent Psychiatry, 55(7), pp. 610-617. doi:http://
dx.doi.org/10.1016/j.jaac.2016.05.003
Howard, M. N., Davis, J. A. and Mitchell, M. E. 2011. Improving
Low-Income Teen Health Behaviors with Internet-Linked Clinic Liberati, A., Altman, D. G., Tetzlaff, J., Mulrow, C., Gøtzsche,
Interventions. Sexuality Research and Social Policy, 8(1), pp. 50- P. C., Ioannidis, J. P. A. Clarke C., Devereaux P.J., Kleijnen J.
57. doi:10.1007/s13178-011-0037-2 and Moher, D. 2009. The PRISMA Statement for Reporting
Systematic Reviews and Meta-Analyses of Studies That
Hunt, F., Castagnaro, K. and Castrejón, E. 2014. Evaluation Evaluate Health Care Interventions: Explanation and
of the Implementation of the Ministerial Declaration: From Elaboration. PLoS Med, 6(7), e1000100. doi:10.1371/journal.
Commitment to Action – Advances in Latin America and the pmed.1000100
Caribbean. New York, International Planned Parenthood
Federation (IPPF)/Western Hemisphere Region Inc. Retrieved *Lopez, L. M., Bernholc, A., Chen, M. and Tolley, E. 2016.
from https://www.ippfwhr.org/sites/default/files/Ministerial- School‐based interventions for improving contraceptive use
DeclarationEvaluation-2012.PDF. in adolescents. The Cochrane Library. doi:10.1002/14651858.
CD012249

130
10 - Phụ lục

Lutz, B., and Small, R. 2014. Cash Transfers and HIV Prevention. *Picot, J., Shepherd, J., Kavanagh, J., Cooper, K., Harden,
New York, UNDP. Retrieved from http://www.undp.org/ A., Barnett-Page, E., . . . Frampton, G. K. 2012. Behavioural
content/undp/en/home/librarypage/hiv-aids/discussion- interventions for the prevention of sexually transmitted
paper--cashtransfers-and-hiv-prevention/. infections in young people aged 13-19 years: a systematic
review. Health Education Research, 27(3), 495512.
*Maness, S. B. and Buhi, E. R. 2013. A Systematic Review of
Pregnancy Prevention Programs for Minority Youth in the U.S.: Pound, P., Langford, R. and Campbell, R. 2016. What do young
A Critical Analysis and Recommendations for Improvement. people think about their school-based sex and relationship
Journal of Health Disparities Research and Practice, 6(2), education? A qualitative synthesis of young people’s
pp. 91-106. views and experiences. British Medical Journal Open, 6(9).
doi:10.1136/bmjopen-2016-011329
*Manlove, J., Fish, H. and Moore, K. A. 2015. Programs to
improve adolescent sexual and reproductive health in the Pulerwitz, J., Gortmaker, S. L. and DeJong, W. 2000. Measuring
US: A review of the evidence. Adolescent Health, Medicine and Sexual Relationship Power in HIV/STD Research. Sex Roles,
Therapeutics, 6,pp. 47-79. 42(7), pp. 637-660. doi:10.1023/a:1007051506972

*Mason-Jones, A. J., Crisp, C., Momberg, M., Koech, J., De Koker, Rogow, D., Haberland, N., Del Valle, A., Lee, N., Osakue, G.,
P. and Mathews, C. 2012. A systematic review of the role of Sa, Z. and Skaer, M. 2013. Integrating gender and rights
school-based healthcare in adolescent sexual, reproductive, into sexuality education: field reports on using It’s All One.
and mental health. Systematic Reviews, 1 (1) (no pagination)(49). Reproductive Health Matters, 21(41), pp. 154-166. doi:10.1016/
s0968-8080(13)41699-3
*Mathews, C., Aaro, L. E., Grimsrud, A., Flisher, A. J., Kaaya,
S., Onya, H., Klepp, K. I. 2012. Effects of the SATZ teacher-led Rohrbach, L. A., Berglas, N. F., Jerman, P., Angulo-Olaiz, F., Chou,
school HIV prevention programmes on adolescent sexual C. P. and Constantine, N. A. 2015. A Rights-Based Sexuality
behavior: Cluster randomised controlled trials in three sub- Education Curriculum for Adolescents: 1-Year Outcomes From
Saharan African sites. International Health, 4(2), 111-122. a Cluster-Randomized Trial. Journal of Adolescent Health, 57(4),
Retrieved from http://onlinelibrary.wiley.com/o/cochrane/ 399-406. Retrieved from http://onlinelibrary.wiley.com/o/
clcentral/articles/532/CN-00895532/frame.html doi:10.1016/j. cochrane/clcentral/articles/910/CN-01131910/frame.html
inhe.2012.02.001 doi:10.1016/j.jadohealth.2015.07.004

*Michielsen, K., Chersich, M. F., Luchters, S., De Koker, P., Van Scott, S. and McNeish, D. 2013. School leadership evidence
Rossem, R. and Temmerman, M. 2010. Effectiveness of HIV review: using research evidence to support school improvement.
prevention for youth in sub-Saharan Africa: Systematic review Bristol, UK, National Centre for Social Research for CUBeC
and meta-analysis of randomized and nonrandomized trials. and Dept for Education. Retrieved from http://www.bristol.
AIDS, 24(8), pp. 1193-1202. ac.uk/medialibrary/sites/cubec/migrated/documents/
evidencereview3.pdf.
Mkumbo, K. A. K. and Ingham, R. 2010. What Tanzanian
parents want (and do not want) covered in school-based sex *Shepherd, J., Kavanagh, J., Picot, J., Cooper, K., Harden, A.,
and relationships education. Sex Education, 10(1), pp. 67-78. Barnett-Page, E., . . . Price, A. 2010. The effectiveness and cost-
doi:10.1080/14681810903491396 effectiveness of behavioural interventions for the prevention
of sexually transmitted infections in young people aged
*Napierala Mavedzenge, S. M., Doyle, A. M., and Ross, D. A. 13-19: A systematic review and economic evaluation. Health
2011. HIV Prevention in Young People in Sub-Saharan Africa: A Technology Assessment, 14(7), 1-230.
Systematic Review. Journal of Adolescent Health, 49(6), pp. 568-
586. doi:http://dx.doi.org/10.1016/j.jadohealth.2011.02.007 Stanton, B., Wang, B., Deveaux, L., Lunn, S., Rolle, G., Li, X., ... 
Gomez, P. 2015. Assessing the effects of a complementary
O’Connor, C., Small, S. A. and Cooney, S. M., 4. 2007. parent intervention and prior exposure to a preadolescent
Program fidelity and adaptation: Meeting local needs without program of HIV risk reduction for mid-adolescents. American
compromising program effectiveness. Madison, WI, University of journal of public health, 105(3), 575-583. Retrieved from http://
Wisconsin-Madison/Extension. Retrieved from http://fyi.uwex. onlinelibrary.wiley.com/o/cochrane/clcentral/articles/998/CN-
edu/whatworkswisconsin/files/2014/04/whatworks_04.pdf 01110998/frame.html doi:10.2105/AJPH.2014.302345
*Oringanje, C., Meremikwu, M. M., Eko, H., Esu, E., Stephenson, J. M., Strange, V., Forrest, S., Oakley, A., Copas,
Meremikwu, A. and Ehiri, J. E. 2009. Interventions for A., Allen, E., ... Johnson, A. M. 2004. Pupil-led sex education
preventing unintended pregnancies among adolescents. in England (RIPPLE study): cluster-randomised intervention
Cochrane Database of Systematic Reviews, N.PAG-N.PAG. trial. The Lancet, 364(9431), pp. 338-346. doi:10.1016/S0140-
doi:10.1002/14651858.CD005215.pub2 6736(04)16722-6

131
10 - Phụ lục

*Sutton, M. Y., Lasswell, S. M., Lanier, Y. and Miller, K. S. 2014. UNFPA. 2016. Upsurge in sexuality education seen in countries
Impact of Parent-Child Communication Interventions on Sex with high HIV rates [Press release]. Retrieved from http://
Behaviors and Cognitive Outcomes for Black/AfricanAmerican www.unfpa.org/news/upsurge-sexuality-education-seen-
and Hispanic/Latino Youth: A Systematic Review, 1988–2012. countrieshigh-hiv-rates
Journal of Adolescent Health, 54(4), 369-384. doi:10.1016/j.
UNICEF. 2012. Global Evaluation of Life Skills Education
jadohealth.2013.11.004
Programmes. Final Report. New York, UNICEF.
Svanemyr, J., Amin, A., Robles, O. J., and Greene, M. E. 2015.
UNICEF. 2014. Hidden in Plain Sight: A statistical analysis of
Creating an enabling environment for adolescent sexual and
violence against children. New York, UNICEF. Retrieved from
reproductive health: a framework and promising approaches.
https://www.unicef.org/publications/index_74865.html.
Journal of Adolescent Health, 56(1 Suppl), S7-14. doi:10.1016/j.
jadohealth.2014.09.011 USAID. 2012. Making comprehensive sexuality educaiton
available at national scale: A case study about tailoring
*Tolli, M. V. 2012. Effectiveness of peer education interventions
international guidance for Kenya. Washington, DC, USAID.
for HIV prevention, adolescent pregnancy prevention and
Retrieved from https://www.iywg.org/sites/iywg/files/lessons_
sexual health promotion for young people: a systematic
learned_sexuality_education_kenya.pdf.
review of European studies. Health Education Research, 27(5),
904-913. doi:10.1093/her/cys055 Underhill, K., Montgomery, P. and Operario, D. 2007. Sexual
abstinence only programmes to prevent HIV infection in high
UNESCO. 2009. International Technical Guidance on Sexuality
income countries: Systematic review. British Medical Journal,
Education: An evidence-informed approach for schools, teachers
Vol. 335, No. 7613, pp. 248-248. http://bmj.com/cgi/content/
and health educators. Paris, UNESCO. Retrieved from http://
full/335/7613/248 (Accessed 13 August 2017).
data.unaids.org/pub/ExternalDocument/2009/20091210_
international_guidance_sex uality_education_vol_1_en.pdf. Villa-Torres, L., and Svanemyr, J. 2015. Ensuring Youth’s Right
UNESCO. 2010. Levers of Success: Case Studies of to Participation and Promotion of Youth Leadership in the
National Sexuality Education Programmes. Paris, Development of Sexual and Reproductive Health Policies
UNESCO. Retrieved from http://unesdoc.unesco.org/ and Programs. Journal of Adolescent Health, 56(1), S51-S57.
images/0018/001884/188495e.pdf. doi:10.1016/j.jadohealth.2014.07.022

UNESCO. 2011. School-based sexuality education programmes: Visser, M. J. 2005. Life skills training as HIV/AIDS preventive
A Cost and Cost‐Effectiveness Analysis in Six Countries. Paris, strategy in secondary schools: evaluation of a large-scale
UNESCO. Retrieved from http://www.unesco.org/new/en/ implementation process. SAHARA J: Journal of Social Aspects of
hiv-and-aids/our-priorities-in-hiv/sexualityeducation/costing- HIV/AIDS, 2(1), 203-216. doi:10.1080/17290376.2005.9724843
study/. Wang, B., Stanton, B., Deveaux, L., Li, X., Koci, V., and Lunn,
UNESCO. 2015. Emerging Evidence, Lessons and Practice in S. 2014. The impact of parent involvement in an effective
Comprehensive Sexuality Education 2015. A Global Review. adolescent risk reduction intervention on sexual risk
Paris: UNESCO. communication and adolescent outcomes. AIDS Education and
Prevention, 26(6), 500-520.
UNESCO. 2016. Education for people and planet: Creating
sustainable futures for all (Global Education Monitoring Report WHO. Pakistan Country Synthesis Report: Successful Large-
2016). Paris: UNESCO. Retrieved from http://gem-report2016. Scale Sustained Adolescent Sexual and Reproductive Health
unesco.org/en/home/. Programmes. Geneva, WHO. (unpublished)

UNESCO and UNFPA. 2012. Sexuality Education: A ten-country WHO Regional Office for Europe and BZgA. 2010. Standards
review of school curricula in East and Southern Africa. Paris, for Sexuality Education in Europe. A framework for policy makers,
UNESCO and UNFPA. Retrieved from http://unesdoc.unesco. educational and health authorities and specialists. Cologne, BZgA.
org/images/0022/002211/221121E.pdf. Wight, D. 2011. The effectiveness of school-based sex
UNESCO and UN Women. 2016. Global guidance on addressing education: What do rigorous evaluations in Britain tell us?
school-related gender-based violence. Paris: UNESCO. Education and Health, 29(4), 72-78.

UNFPA-ESA. How effective is comprehensive sexuality education Wight, D., and Fullerton, D. 2013. A review of interventions
in preventing HIV? Sunninghill. South Africa, UNFPA Eastern and with parents to promote the sexual health of their children.
Southern Africa Regional Office. Journal of Adolescent Health, 52(1), 4-27. doi:10.1016/j.
jadohealth.2012.04.014
UNFPA. 2014. UNFPA Operational Guidance for Comprehensive
Sexuality Education: A Focus on Human Rights and Gender.
New York, UNFPA. Retrieved from http://www.unfpa.org/
publications/unfpa-operational-guidance-comprehensive-
sexualityeducation

132
10 - Phụ lục

Phụ lục VI Giáo viên


Những người tham gia phỏng vấn và
thông tin của người tham gia trong
quá trình cập nhật các khái niệm, chủ Tên Cấp học Quốc gia
đề và mục tiêu học tập năm 2017
Có tất cả 16 cuộc phỏng vấn được thực hiện để làm cơ sở cho
Angela
các phát hiện và khuyến nghị trong quá trình cập nhật Hướng Giáo viên tiểu
Bessah Ga-na
dẫn, với trọng tâm là về nội dung GDGTTDTD để hình thành học
Sagoe
các khái niệm, chủ đề và mục tiêu học tập. Học sinh và giáo
viên được xác định là những bên liên quan chính, ngoài ra còn
có sự tham gia của các chuyên gia. Sam Talato Giáo viên tiểu
Sandine Buốc-ki-na Pha-xô
học
Có 8 học sinh tiểu học và trung học trong độ tuổi từ 10 đến 18 Nacro
đã được phỏng vấn tại Buốc-ki-na Pha-xô, Kê-ni-a, Ga-na, Mỹ
và Goa-tê-ma-la. Có tổng cộng 5 giáo viên, trong đó có 4 giáo
viên tiểu học và 1 giáo viên trung học, được phỏng vấn tại Sylvie Giáo viên tiểu
Buốc-ki-na Pha-xô
An-giê-ri, Buốc-ki-na Pha-xô, Ga-na và Ấn Độ. Ngoài ra, còn có Kansono học
sự tham gia của 3 chuyên gia đến từ Băng-la-đét, An-giê-ri và
Ma-la-uy có chuyên môn về biên soạn chương trình, giới, KNS
và giáo dục. Sakshi Giáo viên tiểu
Ấn độ
Rajeshirke học
Những người tham gia được liên lạc qua email hoặc điện thoại
trực tiếp hoặc thông qua tổ chức và đầu mối tại địa phương.
Khi họ đồng ý tham gia thì các thủ tục tiếp theo được triển
Hiệu trưởng,
khai. Trong trường hợp trẻ nhỏ, phải có mẫu đơn xin sự đồng Mohamed
giáo viên An-giê-ri
ý của cha mẹ và được dịch ra cho cha mẹ của học sinh dưới Beldjenna
trung học
18 tuổi. Một khi người tham gia hoàn thành các mẫu đơn này
thì được sắp xếp lịch hẹn để phỏng vấn. Câu hỏi phỏng vấn
đối với từng đối tượng tham gia đã được xây dựng bao gồm
nhóm các câu hỏi được xây dựng trước để tiến hành phỏng Các bên liên quan khác
vấn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha. Tất cả
các cuộc phỏng vấn diễn ra qua Skype hoặc điện thoại, trừ
hai trường hợp hoàn thành bảng hỏi bằng văn bản và gửi qua
đường email. Các cuộc phỏng vấn qua Skype và điện thoại có Tên Chức vụ Quốc gia
thời lượng khoảng từ 1 tiếng đến 1 tiếng 30 phút. Các câu trả
lời được ghi lại và được tổng hợp lồng ghép trong quá trình
nghiên cứu để cập nhật Hướng dẫn.
Joyce Carol Chuyên gia cao cấp về
Ma-la-uy
Học sinh tiểu học và trung học Kasambara biên soạn chương trình

First name Age Country


Giáo sư Chủ tịch hiệp hội Santé
Kamel An-giê-ri
Soubeiga 10 Buốc-ki-na Pha-xô Sidi El Houari SDH
Bereksi

Nacro 10 Buốc-ki-na Pha-xô

Emmanuel 12 Kê-ni-a Chuyên gia cao cấp và


Giám đốc quốc gia Băng-
Vacaecelia 12 Kê-ni-a la-đét, Hội đồng Dân số
Giáo sư Rob
(quản lý Hiệp hội Băng- Băng-la-đét
Ubaidur
Sandra 14 Ga-na la-đét về Dự án KNS, thu
nhập và kiến thức cho trẻ
Caleb 16 Mỹ vị thành niên)

Madelyn 18 Mỹ

Ana 18 Goa-tê-ma-la

133
10 - Phụ lục

Phụ lục VII IPPF. http://www.ippf.org/sites/default/files/ippf_framework_


Danh sách các tài liệu tham khảo và for_comprehensive_sexuality_education.pdf

công cụ dùng để cập nhật các khái Kirby, D., Laris, B., and Rolleri, L. 2006. The impact of Sex and
niệm, chủ đề và mục tiêu học tập HIV Education Programs in Schools and Communities on Sexual
trong Hướng dẫn 20176 Behaviors Among Young Adults. New York, Family Health
International (FHI). https://www.iywg.org/sites/iywg/files/
youth_research_wp_2.pdf
Các tài liệu dùng để nghiên cứu tổng hợp
Ministerio de Educación Nacional Republica de Colombia
Avni, A. and Chandra-Mouli, V. 2014. Empowering adolescent 2016. Modulo 2, El Proyecto Pedagógico y sus hilos conductores.
girls: developing egalitarian gender norms and relations to http://www.colombiaaprende.edu.co/html/productos/1685/
end violence. Reproductive Health, 11: 75. https://www.ncbi. articles-172208_recurso_1.pdf
nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4216358/
Ministerio de Educación Nacional, Republica de Colombia, et
Bonilla, E. 2016. National Experience of Developing and al. 2016. Ambientes Escolares Libres de Discriminación. Bogota,
Delivering Sexuality Education, Mexico. Presentation at the Ministerio de Educación Nacional. https://unicef.org.co/sites/
Consultation on updating International Technical Guidance default/files/informes/Ambientes%20escolares%20Libres%20
on Sexuality Education (ITGSE), Paris, October 2016. de%20Discriminacion%20May%202016_0.pdf
(Unpublished).
Ministry of Drinking Water and Sanitation of the Government
Das M., et al. 2012. Engaging Coaches and Athletes in Fostering of India. 2015. Menstrual Hygiene Management National
Gender Equity: Findings from the Parivartan Program in Mumbai, Guidelines. http://www.mdws.gov.in/sites/default/files/
India. New Delhi, ICRW and Futures Without Violence. https:// Menstrual%20Hygiene%20Management%20-%20
www.icrw.org/wp-content/uploads/2016/10/Parivartan- Guidelines_0.pdf
Engaging-Coaches-and-Athletes-in-Fostering-Gender-Equity.pdf
Montgomery, P. and Knerr, W. 2016. Updating the United
Dupas, P. 2011. Do teenagers respond to HIV risk information? Nations International Technical Guidance on Sexuality Education:
Evidence from a field experiment in Kenya. American Economic Vol. 2. Evidence and recommendations. Presentation at the
Journal: Applied Economics, 3(1), 1-34. http://web.stanford. Consultation on updating International Technical Guidance on
edu/~pdupas/HIV_teenagers.pdf Sexuality Education (ITGSE), Paris, October 2016. (Unpublished).
Future of Sex Education Initiative. 2012. National Sexuality UNESCO. 2009. International Technical Guidance on Sexuality
Education Standards: Core Content and Skills, K-12. http://www. Education: An Evidence-informed approach for schools, teachers
futureofsexed.org/nationalstandards.html and health educators. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.
org/images/0018/001832/183281e.pdf
Future of Sex Education Initiative. 2012. National Teacher
Preparation Standards for Sexuality Education Standards. http:// UNESCO. 2012. Good policy and practice in HIV and
www.futureofsexed.org/documents/teacher-standards.pdf Health Education. Booklet 7: Gender equality, HIV, and
education. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
Haberland, N. 2010. What happens when programs emphasize
images/0021/002187/218793e.pdf
gender? A review of the evaluation research. Presentation at
Global Technical Consultation on Comprehensive Sexuality UNESCO. 2014a. Good policy and practice in health education.
Education, 30 November to 2 December, Bogota, Colombia. Booklet 9: Puberty education and menstrual hygiene
management. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
Haberland, N. 2015. The case for addressing gender and power
images/0022/002267/226792e.pdf
in sexuality and HIV education: a comprehensive review
of evaluation studies. International Perspectives Sexual and UNESCO. 2014b. Comprehensive Sexuality Education: The
Reproductive Health, 41(1), 31-42. Challenges and Opportunities of Scaling–Up. Paris, UNESCO. http://
unesdoc.unesco.org/images/0022/002277/227781E.pdf
Herat, J., Hospital, X., Kalha, U., Alama, A. and Nicollin, L. 2014.
Missing the Target: Using Standardised Assessment Tools to UNESCO. 2015. Emerging Evidence, Lessons and
Identify Gaps and Strengths in Sexuality Education Programmes Practice in Comprehensive Sexuality Education: A Global
in West and Central Africa. Paper for 20th International AIDS Review. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
Conference, Melbourne, Australia, 20–25 July, 2014. images/0024/002431/243106e.pdf
International Planned Parenthood Federation. 2010. UNESCO. 2016. Out in the Open: Education Sector Responses
Framework for Comprehensive Sexuality Education. London, to Violence based on Sexual Orientation and Gender Identity/
Expression. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
6 Danh sách đầy đủ các tài liệu tham khảo được sử dụng để xây dựng phiên bản
Hướng dẫn năm 2009 có thể được xem tại UNESCO, 2009. images/0024/002447/244756e.pdf

134
10 - Phụ lục

UNESCO. 2016. Review of the evidence on sexuality education. Colectivo de Autores 2011. Orientaciones Metodológicas
Report to inform the update of the UNESCO International Educación Secundaria Básica, Preuniversitaria Técnico y
Technical Guidance on Sexuality Education. Prepared by Paul Profesional y de Adultos. http://www.unesco.org/new/
Montgomery and Wendy Knerr, University of Oxford Centre for fileadmin/MULTIMEDIA/FIELD/Havana/pdf/Libro%20
Evidence-Based Intervention. Paris, UNESCO. Educacion%20de%20la%20sexualidad%202.pdf

UNESCO. 2016. Meeting Notes of the consultation on updating Ministerio de Educación Presidencia de la Nación y Consejo
International Technical Guidance on Sexuality Education (ITGSE). Federal de Educación. 2010. Lineamientos Curriculares para la
Paris, October 2016. (Unpublished). Educación Sexual Integral. http://www.me.gov.ar/me_prog/esi/
doc/lineamientos.pdf
UNESCO. 2016. Survey Findings: Updating the International
Technical Guidance on Sexuality Education. Presentation at the Ministerio de Educación, El Salvador. 2014. Actualización
Consultation on updating International Technical Guidance on Curricular de la Educación Integral de la Sexualidad en el Sistema
Sexuality Education (ITGSE). Paris, October 2016. (Unpublished). Educativo de El Salvador, con Enfoques de Genero y Derechos
Humanos (Educación parvularia, primer ciclo, segundo ciclo,
UNESCO-IBE and UNESCO Office Yaoundé. 2014. Guide tercer ciclo, y educación media). San Salvador, Ministerio de
pédagogique pour le développement des compétences Educación. https://www.mined.gob.sv/index.php/noticias/
en éducation à la santé reproductive, au VIH et au SIDA à item/7212-educacion-integral-de-la-sexualidad
l’usage des formateurs-trices et des enseignants-es 2014.
Switzerland, UNESCO-IBE. http://unesdoc.unesco.org/ Ministerio de Educación, Perú. 2016. Currículo Nacional de la
images/0022/002294/229421f.pdf Educación Básica. http://www.minedu.gob.pe/curriculo/pdf/
curriculo-nacional-2016-2.pdf
UNESCO and UN Women. 2016. Global Guidance on
Addressing School-Related Gender-Based Violence. Paris/ Ministerio de Educación Nacional, Republica de Colombia
UNESCO, UNESCO/UN Women. http://unesdoc.unesco.org/ 2016. El Proyecto Pedagógico y sus Hilos Conductores.
images/0024/002466/246651E.pdf Bogotá: Ministerio de Educación Nacional. http://
www.colombiaaprende.edu.co/html/productos/1685/
United Nations. 2016. Ending the torment: tackling bullying from articles-172208_recurso_1.pdf
the schoolyard to cyberspace. New York, Office of the Special
Representative of the Secretary-General on Violence against Ministerio de Educación Nacional, Republica de Colombia, et
Children. http://srsg.violenceagainstchildren.org/sites/ al. 2016. Ambientes Escolares Libres de Discriminación. Bogota:
default/files/2016/End%20bullying/bullyingreport.pdf Ministerio de Educación Nacional. https://unicef.org.co/sites/
default/files/informes/Ambientes%20escolares%20Libres%20
WHO Regional Office for Europe and BZgA.2010. Standards de%20Discriminacion%20May%202016_0.pdf
for Sexuality Education in Europe. A framework for policy
makers, educational and health authorities and specialists. Ministerio de Educación, Republica de Panamá 2016. Guía
Cologne, WHO. http://www.oif.ac.at/fileadmin/OEIF/andere_ de Educación de la Sexualidad para Docentes de Educación
Publikationen/WHO_BZgA_Standards.pdf Primaria (1ºa 6º grado). http://www.prensa.com/sociedad/
Conozca-guias-sexualidad-Meduca_0_4525047519.html

Các khuôn khổ/hướng dẫn, chương trình khu vực Ministerio de Educación, Republica de Panamá 2016. Guía de
và quốc gia Educación Integral de la Sexualidad para Docentes de Educación
Premedia y personal técnico de los Gabinetes Psicopedagógicos.
Beaumont and Maguire. 2013. Policies for Sexuality Education http://www.prensa.com/sociedad/EIS-PREMEDIA_
in the European Union. Brussels: Policy Department C - Citizens’ LPRFIL20160709_0004.pdf
Rights and Constitutional Affairs European Parliament.
http://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/note/ Ministerio de Educación, Republica de Panamá 2016. Guía de
join/2013/462515/IPOL-FEMM_NT(2013)462515_EN.pdf Educación Integral de la Sexualidad para Docentes de Educación
Media y Personal Técnico de los Gabinetes Psicopedagógicos
The Caribbean Community Secretariat (CARICOM) and UNICEF. (10mo a 12mo grado). http://www.prensa.com/sociedad/guia-
2010. The Health and Family Life Education Regional Curriculum EIS-MEDIA-_meduca-panama_LPRFIL20160709_0003.pdf
Framework Ages 5 Years to 12 Years Version 2.1. Bridgetown,
UNICEF. http://www.open.uwi.edu/hflecaribbean/curricula Ministry of Drinking Water and Sanitation of the Government
of India. 2015. Menstrual Hygiene Management National
Colectivo de Autores 2011. Orientaciones Metodológicas Guidelines. http://www.mdws.gov.in/sites/default/files/
Educación Preescolar, Primaria y Especial. Ministerio de Menstrual%20Hygiene%20Management%20-%20
Educación. http://www.unesco.org/new/fileadmin/ Guidelines_0.pdf
MULTIMEDIA/FIELD/Havana/pdf/Libro%20Educacion%20
de%20la%20sexualidad%201.pdf

135
10 - Phụ lục

Ministry of Education, Republic of Trinidad and Tobago. Andrade, H., Brito de Mello, M., Sousa, M., Makuch, M., Bertoni,
2009. Secondary School Curriculum. Forms 1–3 Health and and N., Faúndes . 2009. Changes in sexual behavior following
Family Life Education. http://www.ibe.unesco.org/curricula/ a sex education program in Brazilian public schools. Cad.
trinidadtobago/tr_ls_lf_2009_eng.pdf Saúde Pública, Rio de Janeiro, 25(5), pp:1168-1176. http://
hivhealthclearinghouse.unesco.org/sites/default/files/
Ministry of Education and Vocational Training of the United resources/santiago_andrade_2009_changes_in_sexual_
Republic of Tanzania. 2010. National life skills education behavior_in_brazil_public_schools.pdf
framework in Tanzania. http://hivhealthclearinghouse.unesco.
org/sites/default/files/resources/Tanzania_National_Life_ Chau, K., Traoré Seck, A., Chandra-Mouli, V. and Svanemyr, J.
Skills_Education_Framework_Final_Draft.pdf 2016. Scaling up sexuality education in Senegal: integrating
family life education into the national curriculum. Sex
Pacific Islands Forum Secretariat. 2009. Pacific Education Education: Sexuality, Society and Learning, 15 (2), pp. 204-216.
Development Framework. http://www.forumsec.org/resources/ http://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/14681811.2015.
uploads/attachments/documents/Pacific%20Education%20 1123148
Development%20Framework%202009-2015.pdf
Cheney, K. et al. Oosterhoff, P., et al. 2017. Feeling ‘Blue’:
UNESCO-IBE and UNESCO Office Yaoundé. 2014. Guide Pornography and Sex Education in Eastern Africa. IDS Bulletin,
pédagogique pour le développement des compétences Volume 48, Number 1.UK: Institute of Development Studies.
en éducation à la santé reproductive, au VIH et au SIDA à
l’usage des formateurs-trices et des enseignants-es 2014. Chhabra, R., Springer, C., Rapkin, B., and Merchant. (2008).
Switzerland, UNESCO-IBE. http://unesdoc.unesco.org/ Differences among male/female adolescents participating in a
images/0022/002294/229421f.pdf school-based teenage education program (step) focusing on
HIV prevention in India. Ethnicity and Disease, 18 (Spring 2008),
WHO Regional Office for Europe and BZgA.2010. Standards pp. 123-127. http://www.ishib.org/ED/journal/18-2s2/ethn-18-
for Sexuality Education in Europe. A framework for policy 02s2-123.pdf
makers, educational and health authorities and specialists.
Cologne, WHO. http://www.oif.ac.at/fileadmin/OEIF/andere_ Clarke, D. 2010. Sexuality education in Asia: Are we delivering?
Publikationen/WHO_BZgA_Standards.pdf An assessment from a rights-based perspective. Bangkok,
Plan. http://hivhealthclearinghouse.unesco.org/sites/default/
files/resources/bangkok_sexualityeducationasia.pdf
Báo cáo đánh giá, tham vấn và nghiên cứu
DeMaria, L., Galárraga, O., Campero, L. and Walker, D. 2009.
Agbemenu, K. and Schlenk, E. 2011. An Integrative Review
Educación sobre sexualidad y prevención del VIH: Un
of Comprehensive Sex Education for Adolescent Girls
diagnóstico para América Latina y el Caribe. Revista Rev Panam
in Kenya. Journal of Nursing Scholarship, 43 (1), pp. 54-
Salud Publica, 26(6), pp. 485–493.
63. http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1547-
5069.2010.01382.x/abstract Government of Southern Australia. 2011. Cyber Safety: Keeping
Children Safe in a Connected World. http://old.decd.sa.gov.au/
Acharya, D.R., Van Teijlingen, E.R., and Simkhada, P. 2009.
docs/documents/1/CyberSafetyKeepingChildre.pdf
Opportunities and challenges in school-based sex and sexual
health education in Nepal. Kathmandu University Medical Haberland, N. and Rogow, D. 2015. Emerging trends in
Journal, 7(28), pp. 445-453. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ evidence and practice. Journal of Adolescent Health, 56,
pubmed/20502093 pp. S15eS21. http://www.jahonline.org/article/S1054-
139X%2814%2900345-0/pdf
Alcántara, E. (2012). Alcántara, E. 2012. Educación sexual en la
escuela como base para la equidad social y de género. UNFPA. Huaynoca, S., Chandra-Mouli, V., Yaqub Jr, N., and Denno,
http://countryoffice.unfpa.org/dominicanrepublic/drive/ D. 2014. Scaling up comprehensive sexuality education in
EstadodelaeducsexualyVBGenlasescuelas310812.pdf Nigeria: from national policy to nationwide application. Sex
Education, Sexuality, Society and Learning, 14(2), pp. 191-209.
Amaugo, L.G., Papadopoulos, C., Ochieng, B. and Ali,
http://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/14681811.201
N. 2014. The effectiveness of HIV/AIDS school-based
3.856292
sexual health education programmes in Nigeria: a
systematic review. Health Education Research, 29, Ismail, S., Shajahan A., Sathyanarayana Rao, T.S., and Wylie, K.
4: pp. 633-648. http://www.tandfonline.com/doi/ 2015. Adolescent sex education in India: Current perspectives.
pdf/10.1080/14681811.2015.1123148?needAccess=true Indian Journal of Psychiatry, 57(4), pp. 333-337. https://www.
ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4711229/

136
10 - Phụ lục

Ministerio de Educación Nacional, Republica de Colombia UNESCO, UNFPA, PEPFAR, USAID, Health Communication
et al. 2014. Evaluación del Programa de Educación para la Capacity Collaborative. 2015. Comprehensive Sexuality
Sexualidad y Construcción de Ciudadanía – PESCC. https://fys. Education in Teacher Training in Eastern and Southern Africa.
uniandes.edu.co/site/index.php/component/docman/doc_ Johannesburg, UNESCO. http://hivhealthclearinghouse.
download/7-informe-evaluacion-programa-de-educacion.../ unesco.org/sites/default/files/resources/cse_in_teacher_
training_in_esa.pdf
Munsi, K. and Guha, D. 2014. Status of Life Skill Education
in Teacher Education Curriculum of SAARC Countries. A UNFPA. 2010. Comprehensive Sexuality Education: Advancing
Comparative Evaluation. Journal of Educaiton and Social Policy, Human Rights, Gender Equality and Improved Sexual and
1(1), pp. 93-99. http://jespnet.com/journals/Vol_1_No_1_ Reproductive Health. A Report on an International Consultation
June_2014/13.pdf to Review Current Evidence and Experience. Bogotá, Columbia.
http://www.unfpa.org/sites/default/files/resource-
Rocha, A.C., Leal, C., and Duarte, C. 2016. School-based pdf/Comprehensive%20Sexuality%20Education%20
sexuality education in Portugal: strengths and weaknesses. Advancing%20Human%20Rights%20Gender%20Equality%20
Sex Education: Sexuality, Society and Learning, 16(2), pp. 172- and%20Improved%20SRH-1.pdf
183. http://dx.doi.org/10.1080/14681811.2015.1087839
UNICEF. 2009. Strengthening Health and Family Life Education in
Schutte, L. et al. 2014. Long Live Love. The implementation of the Region. The Implementation, Monitoring, and Evaluation of
a school-based sex-education program in the Netherlands. HFLE in Four CARICOM Countries. Bridgetown, UNICEF. https://
Health Education Research. 29 (4), pp. 583-597. https://doi. www.unicef.org/easterncaribbean/Final_HFLE.pdf
org/10.1093/her/cyu021
UNICEF. 2012. Global Evaluation of Life Skills Education
UNAIDS. 2016. HIV Prevention among adolescent girls and Programmes. New York, UNICEF. https://www.unicef.org/
young women. Geneva: UNAIDS. http://www.unaids.org/sites/ evaluation/files/USA-2012-011-1_GLSEE.pdf
default/files/media_asset/UNAIDS_HIV_prevention_among_
adolescent_girls_and_young_women.pdf UNICEF. 2013. Menstrual Hygiene Management in Schools in Two
Countries of Francophone West Africa: Burkina Faso and Niger
UNESCO. 2012. Good policy and practice in HIV and Case Studies. https://www.unicef.org/wash/schools/files/MHM_
Health Education. Booklet 7: Gender equality, HIV, and study_report_Burkina_Faso_and_Niger_English_Final.pdf
education. Paris, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
images/0021/002187/218793e.pdf UNICEF. 2013. The Status of HIV Prevention, Sexuality and
Reproductive Health: Fiji, Kiribati, Solomon Islands and Vanuatu.
UNESCO. 2012. Review of Policies and Strategies to Suva, UNICEF. https://www.unicef.org/pacificislands/SRH_
Implement and Scale Up/Sexuality Education in Asia and education_review_report_-_final.pdf
the Pacific. Bangkok, UNESCO. http://unesdoc.unesco.org/
images/0021/002150/215091e.pdf UNICEF and the Ministry of Education. 2011. An Assessment
of the Life-Skills Based Curriculum Project in Lao PDR. Bangkok,
UNESCO. 2014. Developing an education sector response to early UNICEF and Ministry of Education. https://www.unicef.org/
and unintended pregnancy. Paris, UNESCO. http://unesdoc. eapro/Assessment_of_the_lifeskills.pdf
unesco.org/images/0023/002305/230510e.pdf
UNICEF and Ministry of Education. 2016. Review
UNESCO. 2015.Emerging evidence and lessons and practice of Comprehensive Sexuality Education in Thailand.
in comprehensive sexuality education review. http://unesdoc. Bangkok, UNICEF. http://hivhealthclearinghouse.
unesco.org/images/0024/002431/243106e.pdf unesco.org/sites/default/files/resources/
UNESCO and UN Women. 2016. Global guidance on addressing comprehensivesexualityeducationthailand_en.pdf
School-related gender-based violence. Paris, UNESCO http:// Wood, S. and Rogow, D. 2015. Can Sexuality Education Advance
unesdoc.unesco.org/images/0024/002466/246651E.pdf Gender Equality and Strengthen Education Overall? Learning
UNESCO and Radboud University Nijmegen Medical Center. from Nigeria’s Family Life and HIV Education Program. New York,
2011. Cost and Cost effectiveness analysis. School-based International Women’s Health Coalition. https://iwhc.org/wp-
sexuality education programs in six countries. Paris, UNESCO. content/uploads/2015/12/Nigeria_FLHE_FINAL-nospreads.pdf
http://unesdoc.unesco.org/images/0021/002116/211604e.pdf Wood, L. and Rolleri, L. 2014. Designing an effective sexuality
UNESCO and UNFPA. 2012. A ten-country review of school education curriculum for schools: lessons gleaned from the
curricula in East and Southern Africa. Johannesburg, UNESCO. Southern African literature. Sex Education: Sexuality, Society
http://unesdoc.unesco.org/images/0022/002211/221121E.pdf and Learning, 14 (5), pp. 525-542. http://www.tandfonline.
com/doi/abs/10.1080/14681811.2014.918540

137
10 - Phụ lục

Phụ lục VIII


Đề xuất chỉ số giám sát GDGT và HIV trên
cơ sở KNS
Để đánh giá tiến độ triển khai GDGT và phòng lây nhiễm HIV Chỉ số này bao gồm các hợp phần “thiết yếu” và “đáng mong
trên cơ sở KNS trong tất cả các trường học, UNESCO và Nhóm muốn” của một CTGD giới tính và HIV trên cơ sở KNS được
công tác giám sát toàn cầu về Giáo dục sức khỏe và HIV (IATT) triển khai trong khuôn khổ CTGD chính quy (với tư cách
thuộc UNAIDS khuyến nghị ngành giáo dục các nước áp dụng là một môn học độc lập hoặc lồng ghép trong các môn
chỉ số đo lường “Tỷ lệ trường học triển khai giáo dục giới học khác) hoặc/và trong khuôn khổ hoạt động ngoại khoá
tính và HIV trên cơ sở KNS trong năm học trước”. (UNESCO, 2013a). Các hợp phần thiết yếu và đáng mong
muốn bao gồm:

Chủ đề/Nội dung


Các KNS cơ bản

Chủ đề thiết yếu Ra quyết định/quyết đoán


Giao tiếp/đàm phán/từ chối
Nâng cao quyền con người
Chủ đề đáng mong muốn Chấp nhận, bao dung, cảm thông và không phân biệt đối xử
Các KNS cơ bản khác
Giáo dục giới tính/SKTD-SKSS

Chủ đề thiết yếu Sự thay đổi và phát triển của con người
Đặc điểm giải phẫu và chức năng của hệ sinh dục
Cuộc sống gia đình, hôn nhân, cam kết lâu dài và các mối quan hệ cá nhân
Xã hội, văn hoá và tính dục: các giá trị, thái độ, chuẩn mực xã hội và truyền thông
trong mối tương quan với tính dục
Sinh sản
Bình đẳng giới và vai trò giới
Lạm dụng tình dục/chống lại quan hệ tình dục không mong muốn hoặc cưỡng ép
Bao cao su
Hành vi tình dục (quan hệ tình dục, khoái cảm và cảm xúc)
Truyền nhiễm và phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục (VNLTQĐTD)
Chủ đề đáng mong muốn Mang thai và sinh con
Biện pháp tránh thai khác ngoài sử dụng BCS
Bạo lực trên cơ sở giới và các thông lệ tiêu cực/phòng chống bạo lực
Sự đa dạng giới tính
Nơi tìm kiếm/cung cấp các dịch vụ SKTD-SKSS
Các nội dung khác liên quan đến GDGT/SKTD-SKSS
Các nội dung cụ thể liên quan đến HIV/AIDS

Chủ đề thiết yếu Truyền nhiễm HIV


Phòng chống HIV: quan hệ tình dục an toàn sử dụng BCS
Điều trị HIV
Chủ đề đáng mong muốn Định kiến và phân biệt đối xử liên quan đến HIV
Nơi cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm/tìm kiếm tư vấn, điều trị, chăm sóc và hỗ
trợ
Các nội dung cụ thể khác liên quan đến HIV/AIDS
Nguồn: UNESCO. 2013a. Đo lường hoạt động phòng chống HIV/AIDS của ngành giáo dục: Hướng dẫn xây dựng và sử dụng các chỉ số chính. Paris, UNESCO.

138
Ban Giáo dục

Tổ chức Giáo dục,


Khoa học và Văn hóa
của Liên Hiệp Quốc

Bản cập nhập

Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục


giới tính và tình dục toàn diện
Phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng

Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện của Liên Hợp Quốc
lần đầu tiên được xuất bản vào năm 2009 với vai trò cung cấp cách tiếp cận dựa trên
bằng chứng cho trường học, giáo viên và các nhà giáo dục trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe. Nhận thức được những bước phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực giáo dục giới
tính (GDGT) kể từ thời điểm đó, các cơ quan Liên Hợp Quốc đã tiến hành nghiên cứu và
cập nhật nội dung để đáp ứng kịp thời các nhu cầu của người học, cũng như để hỗ trợ
các hệ thống giáo dục và các nhà giáo dục mong muốn đáp ứng những nhu cầu này.

Hướng dẫn kỹ thuật quốc tế về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện (bản cập nhật)
cung cấp tư vấn kỹ thuật về các đặc trưng của chương trình giáo dục giới tính và tình
dục toàn diện (GDGTTDTD) hiệu quả; nhóm các chủ đề và mục tiêu học tập cần được
đưa vào nội dung GDGTTDTD; cùng với những khuyến nghị cho công tác biên soạn,
triển khai và giám sát chương trình GDGTTDTD một cách hiệu quả.

Bản cập nhật của Hướng dẫn này tái khẳng định vị trí của GDGT trong khuôn khổ
quyền con người và bình đẳng giới, đồng thời thúc đẩy cách thức học tập có tính hệ
thống về giới tính và các mối quan hệ theo hướng tích cực với trọng tâm vì quyền lợi
tốt nhất của giới trẻ. Hướng dẫn được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá các bằng
chứng mới nhất và bài học kinh nghiệm từ việc triển khai các chương trình GDGTTDTD
trên toàn thế giới. Bản cập nhật phản ánh sự đóng góp của GDGT nhằm hiện thức hóa
các Mục tiêu Phát triển Bền vững, cụ thể là Mục tiêu số 3 về sức khỏe thể chất và tinh
thần cho mọi người, Mục tiêu số 4 về giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người và Mục
tiêu số 5 về thúc đẩy bình đẳng giới.

&iF0өFWLrX
SKiWWULӇQ
EӅQYӳQJ

You might also like