You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU QUÂN

PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG


TRONG GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng


Mã số: Thí điểm

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU QUÂN

PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG


TRONG GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

Chuyên ngành: Giáo dục và phát triển cộng đồng


Mã số: Thí điểm

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ THANH TRÀ

HÀ NỘI - 2019
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BĐG : Bình đẳng giới


CBQL : Cán bộ quản lí
CMHS : Cha mẹ học sinh
GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo
NXB : Nhà xuất bản
THPT : Trung học phổ thông

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, xã hội ngày càng phát triển thì quyền con người
càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Mục tiêu, chuẩn mực cơ bản và trực tiếp mà xã hội
chúng ta hướng đến là xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Thế
giới cũng đã chứng minh phát triển con người là tiêu chuẩn cao nhất của sự phát triển xã
hội bởi vì tất cả sự phát triển (phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội... đều nhằm
thỏa mãn nhu cầu của con người, phục vụ nhu cầu của con người) hay nói cách khác con
người là trung tâm của sự phát triển. Sự phát triển xã hội đòi hỏi phải đem lại sự công
bằng, /bình đẳng cho cả nam và nữ về mọi mặt (cơ hội cống hiến và hưởng lợi).
Bình đẳng giới (BĐG) cũng là một trong 8 mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015
(Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ), nó được ghi trong bản
Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ
diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 9 năm 2010 tại trụ sở Đại hội đồng Liên hợp quốc ở
New York, Mỹ. Mặt khác, bình đẳng giới là một vấn đề quan trọng không chỉ vì đó là
mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà đó còn là yếu tố thiết yếu để đạt các mục tiêu phát
triển khác nhằm phát triển bền vững.
Trong những năm qua, nhận thấy được vai trò quan trọng của bình đẳng giữa
nam và nữ đối với sự phát triển bền vững của xã hội, vấn đề BĐG được Đảng và nhà
nước quan tâm đặc biệt. Đã có nhiều chủ trương chính sách thúc đẩy bình đẳng nam nữ
nhằm đảm bảo quyền lợi và phát huy vai trò của phụ nữ. Tiêu biểu trong số đó là sự ra
đời của Luật luật chống bạo hành phụ nữ, đặc biệt là luật bình đẳng giới đuợc thông qua
trong kì họp thứ 10, quốc hội khóa 11 (21/11/2006). Cùng với sự nỗ lực của các ban
ngành, đoàn thể và người dân thì nước ta đã có những bước tiến ngoạn mục về thực
hiện bình đẳng giới. “Báo cáo phát triển con người, 2011” do UNDP (Chương trình
Phát triển của Liên hợp quốc tại Việt Nam) công bố mới đây cho thấy, Việt Nam xếp
thứ 128 trên 187 quốc gia và vùng lãnh thổ, mức trung bình trên thế giới, về chỉ số phát
triển con người (HDI-Human Development Index) nhưng lại xếp thứ 48 trên thế giới về
chỉ số bất bình đẳng giới (thứ hạng càng gần 0 càng thể hiện sự bình đẳng cao). Điều

2
này chứng tỏ chúng ta đã có những bước tiến vượt bậc trong việc thực hiện bình đẳng
giới.
Tuy nhiên trên thực tế vấn đề BĐG ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Sự giải
phóng phụ nữ chưa đi vào sâu đuợc đời sống của mọi người. Trong các gia đình ít nhiều
vẫn tồn tại các hiện tượng bất bình đẳng giới như chưa ghi nhận đúng vai trò của nữ
giới, sự phân biệt đối xử nam nữ, bạo hành gia đình mà phần nhiều là bạo hành phụ nữ,
sự phân công lao động trong gia đình chưa hợp lý, nam giới vẫn được coi là trụ cột gia
đình, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng. Còn các
công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình thường được coi là thiên chức
của phụ nữ... Điều này là một thiệt thòi lớn đối với mỗi giới nhất là với phụ nữ, vai trò và
vị thế của họ chưa được coi trọng và chưa được đánh giá cao trong xã hội, ảnh hưởng sâu
sắc tới quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị...của xã hội cũng như ảnh hưởng tới
chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của từng gia đình. Giáo dục ý thức BĐG giúp cho
mỗi thành viên của cộng đồng có được nhận thức, thái độ đúng đắn, hành vi, thói quen
tích cực trong BĐG là hoạt động hết sức có ý nghĩa.
Học sinh trung học phổ thông (THPT) là những người đang bước vào tuổi
trưởng thành về mọi mặt - người công dân, người lao động trẻ tuổi đang dần hòa nhập
vào thực tiễn đời sống sôi động nhưng cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp, trong đó có
tình trạng bất bình đẳng giữa giới. Chính vì vậy, giáo dục BĐG cho học sinh là hoạt
động cần được các nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể và gia đình đặc biệt quan tâm, thực hiện.
Trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu có hơn 700 học sinh THPT. Trong
những năm gần đây, nhận thức được ý nghĩa của giáo dục BĐG cho học sinh, cán bộ
quản lí, giáo viên trường THPT đã triển khai một số hoạt động cụ thể, song cho đến
nay, hoạt động giáo dục BĐG cho học sinh THPT còn nhiều tồn tại, những kết quả thu
được chưa thực sự tương ứng với tầm quan trọng của hoạt động này. Để giải quyết
được những tồn tại của thực trạng trên, lãnh đạo trường THPT cần phải thực hiện bằng
nhiều giải pháp mang tính đồng bộ, trong đó, phối hợp nhà trường với gia đình và chính
quyền, đoàn thể trong giáo dục BĐG cho học sinh là một giải pháp mang tính phù hợp
và có thể mang lại những kết quả tích cực.

3
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài “Phối hợp giữa nhà trường
và cộng đồng trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện
Phong Thổ, tỉnh Lai Châu” để tiến hành nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng phối hợp giữa nhà trường và cộng
đồng trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu hiện nay, luận văn đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bình
đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông dựa vào việc huy động sự tham gia, phối
hợp thống nhất của các lực lượng nhà trường và gia đình, chính quyền, đoàn thể góp
phần nâng cao chất lượng của hoạt động này tại địa bàn nghiên cứu và có thể áp dụng ở
những địa phương khác có điều kiện, hoàn cảnh tương tự.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục bình đẳng giới cho học sinh Trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình đẳng
giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong những năm qua, hoạt động giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học
phổ thông huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu từng bước được chú trọng nhưng việc thực
hiện chưa có hiệu quả cao, một bộ phận học sinh vẫn còn có nhận thức, thái độ và hành
vi, thói quen chưa đúng về bình đẳng giới, điều này ảnh hưởng xấu tới quá trình học
tập, rèn luyện và phát triển của học sinh và chất lượng giáo dục toàn diện của các nhà
trường. Nếu xác định được đúng nguyên nhân của thực trạng và tìm ra các biện pháp
phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh
trung học phổ thông phù hợp thì sẽ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục bình đẳng
giới cho học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong
giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông.

4
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo
dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
5.3. Đề xuất biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục
bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu và
tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về khách thể khảo sát: 35 cán bộ cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV) trường
THPT; 45 cán bộ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, 45 cha mẹ học sinh và 125 học
sinh Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập và xử lí các tài liệu văn bản có
liên quan đến bình đẳng giới, giáo dục bình đẳng giới, p phối hợp giữa nhà trường và
cộng đồng trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp
lí thuyết, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập những thông tin về thực trạng
phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh
trung học phổ thông huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp điều tra bằng phiếu
hỏi; phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động; phương pháp tổng kết kinh nghiệm,
phương pháp phỏng vấn.
7.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm xử lí kết quả điều tra, định lượng kết
quả nghiên cứu của đề tài luận văn để rút ra các nhận xét khoa học khái quát về thực
trạng phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình đẳng giới cho học
sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
- Các phương pháp được sử dụng bao gồm: Phương pháp sử dụng công thức toán học
như công thức tính giá trị phần trăm, công thức tính giá trị trung bình.

5
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị,danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, nội dung chính của luận văn được thể hiện ở 3 chương:
Chương 1. Lí luận về phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình
đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông.
Chương 2. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình
đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Chương 3. Biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình
đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.

6
Chương 1
LÍ LUẬN VỀ PHỐI HỢP GIỮA NHÀ VÀ CỘNG ĐỒNG
TRONG GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Ở Việt Nam
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Học sinh và học sinh trung học phổ thông
1.2.2. Giới và bình đẳng giới
1.2.3. Nhà trường và cộng đồng
1.2.4. Giáo dục và giáo dục bình đẳng giới
1.2.5. Phối hợp, phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình
đẳng giới cho học sinh
1.3. Giáo dục ý thức bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
1.3.1. Đặc điểm tâm – sinh lí của học sinh trung học phổ thông
1.3.2. Mục tiêu giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
1.3.3. Nội dung giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
1.3.4. Con đường giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
1.3.5. Kết quả giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
1.4. Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình đẳng giới
cho học sinh trung học phổ thông
1.4.1. Mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình đẳng
giới cho học sinh trung học phổ thông
1.4.2. Nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình
đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
1.4.3. Nội dung phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình
đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
1.4.4. Vai trò của các lực lượng ở trong và ngoài nhà trường tham gia giáo dục
bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông

7
1.4.5. Các hình thức phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình
đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
1.4.6. Kết quả phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục bình đẳng
giới cho học sinh trung học phổ thông
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong
giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
Kết luận chương 1

8
Chương 2
THỰC TRẠNG PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG
TRONG GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

2.1. Khái quát về thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Phong Thổ
2.1.2. Các trường Trung học phổ thông trên địa bàn huyện Phong Thổ
2.2 Giới thiệu về quá trình khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Khách thể khảo sát
2.2.4. Phương pháp và công cụ khảo sát
2.2.5. Cách thức xử lí số liệu và thang đo
2.3. Kết quả khảo sát thực trạng
2.3.1. Thực trạng giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng và mục tiêu của hoạt động giáo
dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.1.2. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung
học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.1.3. Thực trạng thực hiện các con đường giáo dục bình đẳng giới cho học sinh
trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.1.4. Thực trạng thực hiện các con đường giáo dục bình đẳng giới cho học sinh
trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.1.5. Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục bình đẳng giới cho học sinh
trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.1.6. Thực trạng kết quả giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ
thông huyện Phong Thổ
2.3.2. Thực trạng quá trình phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong
giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ, tỉnh

9
Lai Châu
2.3.2.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của quá trình phối hợp giữa nhà
trường và cộng đồng trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông
huyện Phong Thổ
2.3.2.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.2.3. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường và cộng
đồng trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.2.4. Thực trạng thực hiện nội dung phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.2.5. Thực trạng thực hiện mục tiêu phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.2.6. Thực trạng thực hiện vai trò của nhà trường và cộng đồng trong giáo dục
bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.2.7. Thực trạng thực hiện các hình thức phối hợp giữa nhà trường và cộng
đồng trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.2.8. Thực trạng kết quả phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục
bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ
2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phối hợp giữa nhà trường và cộng
đồng trong giáo dục ý thức bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông thành
phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của chúng
Kết luận chương 2

10
Chương 3
BIỆN PHÁP PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CỘNG ĐỒNG
TRONG GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN PHONG THỔ, TỈNH LAI CHÂU

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp


3.2. Các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục ý
thức bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh
Lai Châu
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của các lực lượng ở trong và ngoài
nhà trường về BĐG và giáo dục BĐG.
3.2.2. Nhà trường tham mưu với lãnh đạo cấp trên hoàn thiện cơ chế phối hợp
giữa nhà trường và cộng động trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh
3.2.3. Phối hợp các cơ quan, ban, ngành bồi dưỡng kĩ năng tổ chức hoạt động giáo
dục cho các cán bộ tham gia giáo dục BĐG cho học sinh
3.2.4. Huy động sự tham gia của các lượng lượng ở trong và ngoài nhà trường đa
dạng hóa các hình thức giáo dục bình đẳng giới cho học sinh
3.2.5. Thực hiện thường xuyên và hiệu quả hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả
phối hợp các lượng lượng xã hội trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phối hợp
giữa nhà trường và cộng đồng trong giáo dục ý thức bình đẳng giới cho học sinh
trung học phổ thông thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu
3.4.1. Khái quát chung về quá trình khảo nghiệm
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
3.4.3. Khách thể khảo nghiệm
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm
3.4.5. Đánh giá kết quả khảo nghiệm
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
3.4.2.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng

11
đồng trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong
Thổ, tỉnh Lai Châu
3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng
trong giáo dục bình đẳng giới cho học sinh trung học phổ thông huyện Phong Thổ, tỉnh
Lai Châu
Kết luận chương 3

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận
2. Khuyến nghị

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới
tương lai: Vấn đề và giải pháp, Nxb CTQG, Hà Nội, tr.151
2. Phạm Văn Bích (2011), “Giới và quan hệ giới ở nông thôn Châu Âu qua tạp
chí Sociologia Ruralis”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, 21 (1), tr 44-56.
3. Nguyễn Thanh Bình (2011), “Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về
công tác giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS, trung học phổ thông”, (Tài liệu lưu
hành nội bộ), Quyển 2, Bộ GD-ĐT, Hà Nội.
4. Bộ lao động-Thương binh và xã hội (2011), Hội nghị tổng kết Chiến lược
quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 và triển khai chiến lược quốc
gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
5. Chính phủ (2010), Số 2351/QĐ-TTg về Chiến lược Quốc gia về B ĐG giai
đoạn 2011 - 2020, Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2010.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb CTQG, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
8. Ngô Hồng Giang (2018),Giáo dục bình đẳng giới cho học sinh Trung học cơ
sở dựa vào cộng đồng tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ,
trường ĐHSP Hà Nội.

12
9. Bùi Hiền (chủ biện, 2001), Từ điển Giáo dục học, NXB Văn hóa – Thông tin
10. Dương Diệu hoa (chủ biên) (2012). Tâm lí học Phát triển. Nxb ĐHSP
11. Ngô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng – Lý thuyết
và vận dụng, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
12. Trần Thị Mai Hương (2009), “Bình luận về việc thực hiện các mục tiêu quốc
gia về BĐG”, Hội thảo về việc thực hiện các mục tiêu BĐG và lồng ghép giới trong
một số dự án luật Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, ngày 6 - 7/6/2009.
13. Phan Thanh Khôi, Đỗ Thị Thạch (đồng Chủ biên -2007), Những vấn đề
giới: Từ lịch sử đến hiện đại, Nxb CTQG, Hà Nội.
14. Bùi Thị Kim (2008) “Dự án thúc đẩy mô hình cộng đồng quản lý tại Việt
Nam”, Tài liệu tập huấn BĐG, Hà Nội 2008.
15. Nguyễn Kim Liên (2008), Giáo trình phát triển cộng đồng, NXB Lao động -
Xã hội, Hà Nội
16. Đỗ Thị Bích Loan (2011), “Bình đẳng giới trong giáo dục ở Việt Nam -
Những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 67, tr 20-23.
17. Nguyễn Lộc và Đỗ Thị Bích Loan (2010), “Tình hình thực hiện chiến lược phát
triển giáo dục 2001-2010 và việc đảm bảo BĐG trong thực hiện mục tiêu 2-phổ cập giáo
dục trong các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, Hội thảo “Giới và việc thực hiện các Mục
tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) tại Việt Nam”, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng,
ngày 6 - 7/9/2010.
18. Nguyễn Thị Kim Ngân (2009), “Thực trạng và giải pháp thực hiện các mục
tiêu quốc gia về BĐG”, Hội thảo về việc thực hiện các mục tiêu BĐG và lồng ghép giới
trong một số dự án luật Thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, ngày 6 - 7/6/2009.
19. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên, 2006), Giáo trình Giáo dục học, NXB
ĐHSP.
20. Trần Hoàng Phúc (2011), “Một số quan điểm về phụ nữ trong lịch sử tư
tưởng trước Mác”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, 21(2), tr 23-36.
21. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Luật Giáo dục (sửa đổi,
bổ sung năm 2009), Nxb Lao động, Hà Nội.

13
22. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (khóa XII) - Ủy Ban về các vấn
đề xã hội (2009), Báo cáo thẩm tra “Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các mục
tiêu quốc gia về BĐG”, Số:1343 /BC-UBXH12, Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2009.
23. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học và Cơ quan phát triển quốc tế Canada
(2007), Những vấn đề giới: Từ lịch sử đến hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
24. Ủy ban dân số kế hoạch hóa gia đình (1999), Dự thảo chiến lược dân số Việt
Nam đến 2010 và định hướng đến 2020.

14

You might also like