You are on page 1of 11

Câu 1: Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng có vi phạm

quyền con người, “bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận”,
trùng dẫm với các văn bản quy phạm pháp luật khác không?

Luật An ninh mạng quy định những hành vi bị nghiêm cấm, gồm 06
nhóm hành vi chính, bao gồm các hành vi gây phương hại đến chế độ
và nhà nước CHXHCN Việt Nam, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Những hành vi bị nghiêm cấm này
đã được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật trong
nước như Bộ luật Hình sự (29 hành vi cụ thể). Do đa số là hành vi vi
phạm pháp luật đã được quy định và dẫn chiếu từ đời sống thực tế lên
không gian mạng, một số hành vi cũng được một số văn bản luật của
quốc gia khác quy định nên không có căn cứ để cho rằng, các hành vi bị
nghiêm cấm trong Luật An ninh mạng “có vi phạm quyền con người”,
“bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận”. Về kỹ thuật soạn
thảo văn bản, việc quy định những nội dung này không chồng chéo và
không ảnh hưởng tới các văn bản quy phạm pháp luật khác, vì đây là
một miền mới, một không gian mới và chưa có quy định nào để ngăn
cấm những hành vi này trên không gian mạng.
Câu 2: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng có lạm quyền trong
xử lý thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng hay không?

Không! Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng


không thể lạm quyền bởi vì:
1. Khi phát hiện thông tin vi phạm pháp luật hoặc khi có
khiếu kiện, tố cáo về thông tin vi phạm pháp luật trên
không gian mạng, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh
mạng sẽ gửi trưng cầu giám định tới cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật để đánh giá mức
độ vi phạm, khả năng tác động, ảnh hưởng, thiệt hại tới
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Tùy theo mức độ vi phạm và chứng cứ thu thập được


theo quy định của pháp luật, lực lượng chuyên trách bảo
vệ an ninh mạng sẽ đề xuất xử lý theo quy định của Bộ
luật Hình sự hoặc Bộ luật Dân sự.

3. Để ngăn ngừa khả năng lạm quyền của lực lượng


chuyên trách, Khoản 5 Điều 8 Luật An ninh mạng đã
nghiêm cấm hành vi lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động
bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân để trục lợi.

4. Các dữ liệu, thông tin thu thập được quản lý theo quy
định của Bộ luật Tố tụng hình sự về chứng cứ và các quy
định về bảo mật thông tin khác của nước ta như Pháp lệnh
Bảo vệ bí mật nhà nước.

Câu 3 nguyên tắc cơ bản trong phòng cháy chữa cháy.hãy nêu quy trình
xử lý khi có cháy nổ xảy ra.
4 nguyên tắc cơ bản trong phòng cháy chữa cháy theo luật PCCC
Nguyên tắc phòng cháy chữa cháy là tập hợp các tư tưởng, quan điểm
và chỉ đạo trong quá trình tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Các nguyên tắc này được quy định trong Điều 4 của Luật Phòng Cháy và
Chữa Cháy 2001 và bao gồm những điểm sau:
Huy động sức mạnh toàn dân: Đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ cộng
đồng trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Phòng ngừa là chính: Tập trung vào các biện pháp phòng ngừa để giảm
thiểu nguy cơ cháy xảy ra và giảm thiệt hại do cháy gây ra.
Chuẩn bị sẵn sàng: Đảm bảo sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, kế
hoạch và các điều kiện khác để có thể phản ứng kịp thời và hiệu quả khi
có cháy xảy ra.
Ưu tiên chữa cháy tại chỗ: Hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước
hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện có
sẵn tại hiện trường cháy.
Quy trình xử lý khi có cháy nổ, cách xử lý đám cháy, quy trình pccc cơ sở,
hướng dẫn xử lý khi có cháy nổ xảy ra

An Phúc hướng dẫn quy trình xử lý khi có cháy nổ, cách xử lý


khi có đám cháy, quy trình pccc cơ sở, nội quy pccc. Mong răng
với quy trình xử lý khi xảy ra cháy nổ sẽ giúp cho mọi người
hạn chế được rủi ro cao nhất về tài sản và vật chất khi có bùng
phát cháy.

Quy trình chữa cháy gồm có 7 bước (Chỉ nên làm tối đa được số
bước mà bạn có thể làm) :
Bước 1: Bình tĩnh xử lý khi có cháy nổ (bước quan trọng nhất)

– Khi biết cháy cần xác định nhanh điểm xảy ra cháy

– Nhanh chóng đưa ra các giải pháp để chữa cháy chống cháy

– Cần thứ tự được các việc cần làm

Bước 2: Báo động bằng những cách nhanh nhất để mọi người biết như

– Hô hoán mọi người thông báo cho nhau


– Thông báo qua nhanh gọn qua loa truyền thanh

– Nhấn nút chuông của hệ thống báo cháy...

Bước 3: Lập tức ngắt điện toàn khu vực bị cháy

– Cắt cầu dao điện ngay khi có thể

– Ngắt áttomat

– Nhớ là phải dùng dụng cụ như kìm điện, ủng, găng cách điện để cắt điện để tránh
nguy cơ bị điện giật

Bước 4: Báo ngay có lực lường phòng cháy chữa cháy (PCCC) bằng cách gọi 114 từ
điện thoại di động hoặc điện thoại bàn, hãy dùng cách nào nhanh nhất có thể

Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy có sẵn gần nhất để dập cháy

– Bình bột chữa cháy, bình chữa cháy khí CO2, bình chữa cháy Foam...

– Mền chữa cháy, cát.

– Nước (tránh dùng nước khi chất cháy là dầu, xăng...các loại có tỷ trọng nhẹ hơn
nước)

– Trường hợp đặc biệt nếu có vòi chữa cháy và lăng trụ phun nước thì nhanh chóng
kéo vòi và phun vào đám cháy.

Bước 6: Cứu những người bị nạn, những người có khả năng thoát được đám cháy.

Bước 7: Di chuyển các tài sản hàng hóa lưu động và các chất dễ cháy ra nơi an toàn

– Tạo khoảng cách chống cháy lan

Việc cháy nổ thường diễn ra khó nắm bắt, vì thế mọi người nên cố gắng học quy trình
phòng cháy chữa cháy nhằm xử lý, đối phó khi có cháy xảy ra một cách đột xuất.

Câu 4 . Câu 4: Anh/chị hãy trình bày những nội dung chính Chuyên đề
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toàn
khóa, giai đoạn 2021 - 2025 với nội dung: “Học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Theo anh chị,
sinh viên cần làm gì để đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng
phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Phần thứ nhất: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí
tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh
phúc.

Vấn đề độc lập cho dân tộc và khát vọng tự do cho nhân dân là xuất
phát điểm, là nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự
cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, được nuôi
dưỡng bởi những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, có sự tiếp
thu các tinh hoa văn hóa nhân loại.

Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng về quyền sống chân chính của dân
tộc đã bồi đắp tư tưởng, sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh và lan
tỏa trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam. Nói cách khác, chính chủ nghĩa
yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước “đàng
hoàng”, “to đẹp” đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đặt nền
móng cho sự phát triển tư tưởng mác xít ở Việt Nam, tạo ra những điều
kiện căn bản, tiên quyết đưa đến những thành công của cách mạng
nước nhà.

Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh về ý chí tự lực, tự cường
Thứ nhất, ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên
ngoài, có quan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu rõ: nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng
dân tộc chính là sức mạnh của toàn dân tộc. Cách mạng ở các nước
thuộc địa (trong đó có Việt Nam) hoàn toàn có thể chủ động giành
thắng lợi, không phụ thuộc việc cách mạng ở chính quốc có thắng lợi
hay không.

Thứ hai, ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ
nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng:
Nêu cao tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phải
củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước
bạn, nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới”.

Thứ ba, ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các
điều kiện của cách mạng.

Thứ tư, ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức
mạnh của nhân dân: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Muốn vậy, quần chúng nhân dân phải được vận động, rèn luyện và tổ
chức nhằm huy động, tập hợp, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của
mọi lực lượng quần chúng trên cùng một mặt trận, biến thành sức
mạnh của quần chúng thành sức mạnh cách mạng.

Thứ năm, ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền
độc lập dân tộc.
Những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Thứ nhất, xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng
cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài: từ những ngày đầu đấu tranh cách
mạng đến tận trước lúc đi xa, Bác luôn coi trọng nhân tài, mong muốn
xây dựng đất nước hùng cường: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết
phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách
mạng thế giới”.

Thứ hai, thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong
điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc,
ấm no cho nhân dân.

Thứ ba, xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế
hoạch vớỉ sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.

Thứ tư, phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính
sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng
sáng tạo lý luận vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương
phù hợp; không giáo điều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của
nước khác
Có thể khẳng định, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị
chỉ đạo thực tiễn và nghiên cứu lý luận về sự nghiệp xây dựng và phát
triển đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ sở,
nền tảng tư tưởng đặc biệt quan trọng để Đảng đổi mới tư duy lý luận,
nắm bắt thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan,
hoạch định đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986)
và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới trong các giai đoạn cách mạng để Việt
Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Ý chí, khát vọng độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân, hùng
cường cho dân tộc và tấm gương mẫu mực suốt đời phụng sự đất
nước, phục vụ nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực, tư
tưởng soi đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập
dân tộc, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Phần thứ hai: Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng dân tộc
đã đạt nhiều kỳ tích chói lọi, làm nên Cách mạng tháng Tám, khai sinh
nền độc lập, mở ra thời đại mới, kỷ nguyên mới độc lập dân tộc gắn liền
chủ nghĩa xã hội, khẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng của
Đảng và dân tộc ta là đúng đắn, phù hợp quy luật khách quan, thực tiễn
đất nước và xu hướng phát triển của thời đại. Điều này đã được Đại hội
XIII của Đảng khẳng định: “Đất nước đã đạt được những thành tựu to
lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm
trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta
chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay”.

Trước bối cảnh tình hình thế giới “tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh,
phức tạp, khó lường”, Đảng ta xác định phải tiếp tục đẩy mạnh việc học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao
tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến,
phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của các cấp ủy, tổ chức đảng,
cán bộ, đảng viên và người dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ cách mạng trong các giai đoạn
lịch sử.

Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trong thời gian tới đi vào chiều sâu, chất lượng, thiết thực, cần
tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của
cán bộ, đảng viên. Nghiên cứu, thực hiện hiệu quả các giải pháp sau:

Một là, cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh. Coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu
đối với mỗi cán bộ, đảng viên.

Hai là, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế
hoạch hành động thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình, gắn với
nhiệm vụ chính trị.
Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia
các phong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội.

Bốn là, nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí, tự lực, tự cường dân
tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh trong cán bộ, đảng viên,
nhất là người đứng đầu.

Năm là, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách
mạng phù hợp với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự
giác tu dưỡng, rèn luyện, nêu cao bản lĩnh chính trị, chống suy thoái về
chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức tu dưỡng, “nói đi đôi với làm”, “rèn
luyện suốt đời”, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”.

Sáu là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu,
vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới, theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực
tiễn, phù hợp với từng đối tượng.

Bảy là, nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu trong đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị.

Tám là, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý
chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh
phúc là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong
bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước,
nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc
đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./

You might also like