You are on page 1of 3

CHƯƠNG 1.

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA HỌC
TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Câu 1. Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh
là gì?
- Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh gồm:
 Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
 Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.
 Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân.
 Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
 Về phát triển kinh tế, văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân.
 Về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân.
 Đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
 Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
 Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, Đảng viên vừa là lãnh đạo, vừa là người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân.

Câu 2. Thuật ngữ “Tư tưởng Hồ Chí Minh” được Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức sử dụng
từ năm nào?
- Năm 1991.

Câu 3. Đảng hội Đảng toàn quốc lần thứ mấy khẳng định: “Đảng lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.
Câu 4. Tính Đảng trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là phải đứng trên lập
trường của giai cấp nào?
- Giai cấp công nhân.

Câu 5. Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho sinh viên điều gì?
- Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận, rèn luyện bản lĩnh chính trị.
- Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm
cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước.
- Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách HCM trong học tập và công tác.
Câu 6. Trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta cần sử dụng phương pháp nào để
nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo trình tự thời gian, quá trình diễn biến đi từ phát sinh, phát
triển đến hệ quả của nó?
- Phương pháp lịch sử.

Câu 7. Để không mắc phải “lý luận suông” trong phương pháp luận của việc nghiên cứu tư
tưởng Hồ Chí Minh chúng ta cần phải thống nhất
- Quán triệt quan điểm lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành.

Câu 8. Để đảm bảo tính bao quát trong phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh chúng ta cần phải thống nhất
- Quán triệt mối quan hệ qua lại của các yếu tố, các nội dung khác nhau trong hệ thống tư tưởng đó, và
phải lấy hạt nhân cốt lõi là tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng độc lập, tự do dân chủ và chủ nghĩa xã
hội.

Câu 9 “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế
giới”. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 10. Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh” (15/5/2016) xác định đối tượng nào sẽ học tập và làm theo tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh?
- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

Câu 11. Định nghĩa tư tưởng HCM


- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
quá trình cách mạng Việt Nam, từ CMDTDCND đến CMXHCN; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo
và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa
dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Câu 12. Nguồn gốc tư tưởng lý luận quan trọng nhất của tư tưởng HCM là gì?
- Chủ nghĩa Mác – Lênin.

Câu 13. Mục đích tư tưởng HCM là gì?


- Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Câu 14. Đối tượng nghiên cứu tư tưởng HCM là gì?


- Hệ thống các quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam.
- Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
Câu 15. Phương pháp nghiên cứu tư tưởng HCM là gì?
- Phương pháp luận: CN Mác – Lênin.
- Bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng và tính khoa học.
- Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền với thưc tiễn.
- Quan điểm lịch sử cụ thể.
- Quan điểm toàn diện và hệ thống.
- Quan điểm kế thừa và phát triển.

Câu 16. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tư tưởng HCM là gì?
- Trang bị thế giới quan cách mạng theo tấm gương của Hồ Chí Minh.
- Học tập nhân sinh quan cách mạng của Hồ Chí Minh.
- Học viên rèn luyện theo tấm gương, phong cách Hồ Chí Minh.

You might also like