You are on page 1of 19

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN

TRUYỀN TỔ GIÁO DỤC QUỐC


PHÒNG VÀ AN NINH
-------------------------

TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ
AN NINH

Sinh viên: LÊ THỊ NHÀN


Mã số sinh viên: 2151070032
Lớp GDQP & AN: 14
Lớp: TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ K41

Hà nội, tháng 11 năm 2021


1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................2

Tính tất yếu của đề tài.........................................................................................2

NỘI DUNG............................................................................................................3

I. Nội dung cơ bản về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc...........3

1.Quan điểm về quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân
dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc..........................................................................3

2. Nhận thức về phong trào toàn dân bảo về an ninh Tổ quốc.......................4

3. Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc........................................................................................................7

II. Thực trạng và biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc.................................................................................................8

1. Thực trạng xây dựng phong trào toàn dân dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc trên không gian mạng......................................................................8

2. Biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc trên không gian
mạng...................................................................................................12

III. Trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia xây dựng
phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian
mạng...................................................................................................14

KẾT LUẬN..........................................................................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................16


2

XÂY DỰNG PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH


TỔ QUỐC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG
NỘI DUNG

Tính tất yếu của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh – người sáng lập và lãnh đạo Đảng, đã nhận
thấy được rằng sức mạnh mà Đảng và nhà nước có được chính là dựa
trên nền móng của sức mạnh và sự ủng hộ của nhân dân. Chính vì lẽ đó
Người luôn nhắc nhở mọi đảng viên phải biết lấy dân làm gốc: “Gốc có
vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân.” Thực tiễn lịch
sử cũng đã chứng minh phải nhờ dân thì nước nhà mới có được bình
yên, mới chống lại được sự xâm phạm của kẻ thù. Trước khởi nghĩa
Lam Sơn, cuộc kháng chiến của nhà Hồ và các cuộc khởi nghĩa trước
đây của quý tộc nhà Trần đã nhận lấy kết cục thảm hại mà dường như đã
có thể dự đoán trước, khi Hồ Nguyên Trừng lo sợ: “Thần không ngại
đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không thôi”(1). Cho đến thời điểm
hiện tại, vai trò của nhân dân trong nền an ninh Tổ quốc vẫn không hề
thay đổi mà càng được khẳng định rõ.

Đại hội Đảng Cộng Sản XIII đã định hướng bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị, an ninh
con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng,... Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch. (2) Kết hợp với tình hình đất nước
trong thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp, các thế
lực thù địch đã thay đổi cách thức chống phá mới, lợi dụng triệt để
không gian mạng, công nghệ thông tin. Chính vì thế càng phải đặc biệt
chú trọng công tác bảo đảm an ninh mạng, bảo vệ an ninh quốc gia trên
không gian mạng; tăng cường công tác đấu tranh, ngăn chặn các hoạt
động chống phá trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội; nâng
3

cao năng lực phòng, chống hoạt động tấn công mạng, bảo vệ an ninh, an
toàn hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia.

NỘI DUNG
I. Nội dung cơ bản về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
1. Quan điểm về quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng
nhân dân trong bẻo vệ an ninh Tổ quốc
1.1. Một số quan điểm về quần chúng nhân dân
Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo, là nền tảng cho một Đất
nước, là gốc rễ của một dân tộc, là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển
của xã hội
- Triết học duy tâm mang nhận thức sai lệch khi khẳng định xã hội chỉ bao
gồm hai hạng người: “ thượng lưu” và “thứ dân”; Thượng đế, vua, tinh
thần là tuyệt đối, nắm vai trò thống trị.
- Vấn đề “Dân chủ”, “Lấy dân làm gốc” ra đời khi nhân loại còn trong giai
đoạn xã hội cộng sản nguyên thủy sau đó tiếp tục phát triển qua nhiều giai
đoạn, nhưng khác nhau về bản chất.
- Chủ nghĩa Mác - Lê nin lần đầu tiên đã phát hiện và khẳng định quần
chúng nhân dân nắm giữ vai trò quyết định sự phát triển của xã hội, là
người viết lên lịch sử nhân loại.
Đây là một chuyển biến mang tính lịch sử, là một trong những cơ sở lý
luận của chính Đảng đại diện cho giai cấp vô sản.
- Thực tiễn lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta đã chứng minh
sức mạnh quốc gia đều dựa vào dân, khẳng định dân là gốc, nhờ sức mạnh
của dân mới đánh tan các đội quân xâm lược hùng mạnh qua các triều đại.
- Kế thừa tư tưởng của ông cha, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nêu cao tư tưởng cách mạng là của
dân, do dân và vì dân. Từ đó làm nên các cuộc chiến công vẻ vang thời kỳ
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, từng bước xây dựng thành công chủ
4

nghĩa xã hội. Trong giai đoạn phát triển của đất nước hiện nay, có cả
những thời cơ và thách thức cần nắm bắt và đối mặt; Đảng và Nhà nước ta
có nhiều chủ trương quan trọng về đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng
tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

1.2. Vai trò của quần chúng nhân dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Cuộc đấu tranh bảo vệ ANTQ diễn ra trên diện rộng, khắp mọi địa bàn,
mọi lĩnh vực, là cuộc chiến đấu thường xuyên mang tính gay go, quyết liệt,
phức tạp và lâu dài. Các thế lực luôn tìm cách trà trộn trong quần chúng,
lợi dụng, lôi kéo, mê hoặc kể cả khống chế để hoạt động.
- Quần chúng nhân dân có khả năng phát hiện, quản lý, giáo dục, cải tạo
các loại tội phạm để thu hẹp dần đối tượng phạm tội.
- Các sơ hở, thiếu sót có thể bị lợi dụng sẽ được khắc phục khi người dân
có ý thức tự giác xây dựng cuộc sống lành mạnh.
- Lực lượng Công an có hạn, vì vậy phải làm tốt công tác bảo vệ an ninh
trật tự mang tính chuyên và công tác vận động quần chúng nhân dân. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự giúp đỡ của nhân dân dù ở mức độ nào
cũng đem đến thắng lợi.
2. Nhận thức về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
2.1. Khái niệm phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là một hình thức hoạt động tự giác,
có tổ chức của đông đảo nhân dân lao động tham gia phòng ngừa, phát
hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ
gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của
nhân dân.
2.2. Vị trí, vai trò của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
Từ trước tới nay, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc luôn giữ
vị trí quan trọng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng nói chung
5

và sự nghiệp bảo vệ an ninh - trật tự nói riêng.


- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một bộ phận gắn bó mật
thiết với các phong trào hành động cách mạng khác của Đảng, Nhà nước.
- Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, quần chúng được Đảng vận động để
giải quyết những nhiệm vụ khác nhau bao gồm cuộc vận động nhân dân
tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn
nhau với các phong trào hành động cách mạng khác.
- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giữ vị trí chiến lược, là một
trong những biện pháp công tác cơ bản của lực lượng Công an nhân dân, là
nền tảng cơ bản trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội.
- Nhân dân lao động có tầm ảnh hưởng to lớn, là người tạo nên lịch sử. Từ
trước đến nay Đảng khẳng định: cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, đấu
tranh bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn tự an toàn xã hội cũng là sự
nghiệp của toàn dân. Mọi vấn đề an ninh trật tự xảy ra khi giải quyết đều
phải dựa vào nhân dân.
- Thực tiễn cho thấy phong trào hành động cách mạng của nhân dân đã
thực sự góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là một hình thức vận động
nhân dân ở mức độ cao, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước,
sự hướng dẫn nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân, đã trở thành ý
thức tự giác cao độ của đông đảo quần chúng nhân dân.
- Đối với công tác công an, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có
tác dụng trực tiếp đối với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. Phong trào
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc còn tạo điều kiện giúp lực lượng Công an
triển khai sâu rộng các mặt công tác nghiệp vụ. Quần chúng nhân dân cung
cấp những tin tức tài liệu giúp lực lượng Công an nhân dân có cơ sở đấu
6

tranh bảo vệ an ninh quốc gia. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
tạo động lực cho hàng chục triệu người tham gia vào công tác bảo vệ an
ninh Tổ quốc ở từng đơn vị tạo thế chủ động trong việc bảo vệ an ninh tổ
quốc, trật tự xã hội.
- Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là hình thức hoạt động cơ
bản có tổ chức tập hợp đông đảo quần chúng, tạo điều kiện được phát huy
quyền làm chủ, tham gia bảo vệ an ninh trật tự.
- Sức mạnh, khả năng sáng tạo của quần chúng nhân dân là rất to lớn, và
chỉ được phát huy khi được tổ chức thành phong trào hành động cách mạng
cụ thể. Bằng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, quần chúng nhân
dân có điều kiện tham gia vào công việc xây dựng, quản lý nền an ninh trật
tự một cách trực tiếp trên diện rộng.
2.3. Mục đích của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh – trật tự
Huy động sức mạnh của nhân dân để phòng ngừa, phát hiện, ngăn
chặn đấu tranh với các loại tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội và phục vụ đắc lực việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của
Đảng, gắn với các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, của các ban,
ngành, đoàn thể, và của địa phương…góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.4. Đặc điểm của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Đối tượng tham gia đa dạng, mọi tầng lớp của xã hội. Điều đó đem lại
những khác biệt trong mọi khía cạnh đời sống xã, ảnh hưởng lớn đến phong
trào của từng địa phương.
- Từng địa bàn, lĩnh vực sẽ có nội dung, hình thức, phương pháp xây dựng
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc khác nhau.
- Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn liền với việc thực
hiện các chính sách xã hội và các cuộc vận động khác của Đảng và Nhà nước,
các chính sách của địa phương. Vì vậy quá trình tổ chức vận động phải chú
trọng gắn nghĩa vụ và quyền lợi; ý thức tự giác của người dân, tạo mọi điều
7

kiện để nâng cao đời sống tinh thần của họ. Thường xuyên trang bị kiến thức,
nâng cao cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực chống phá.

3. Nội dung cơ bản của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc
Để góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước, chủ động
giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, trong giai đoạn hiện nay
công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tập trung vào
những nội dung cơ bản sau đây:
3.1. Giáo dục, nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu
nước của nhân dân tham gia phòng ngừa đấu tranh chống mọi âm mưu
hoạt động của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, bao gồm

- Chống chiến tranh tâm lý phá hoại tư tưởng của các thế lực thù địch.
- Bảo vệ an ninh kinh tế , an ninh xã hội, bảo vệ bí mật quốc gia.
- Chống địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo, lợi dụng dân chủ, nhân quyền để gây
mất ổn định chính trị
- Giữ vững khối đoàn kết toàn dân, ổn định chính trị, bảo vệ nội bộ, góp phần
xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch vững mạnh.
3.2. Vận động toàn dân tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng
chống tội phạm
- Vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh chống các
loại tội phạm, góp phần giữ vững ổn định an ninh trật tự tại địa bàn
- Vận động nhân dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa những người cần
phải giáo dục tại cộng đồng dân cư; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tình
trạng thanh thiếu niên phạm tội; tham gia quản lý giáo dục trẻ em làm trái
pháp luật.
- Vận động nhân dân chấp hành và tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông,
trật tự công cộng, giữ gìn vệ sinh công cộng, tham gia phòng chống, ngăn
8

chặn gây rối trật tự công cộng.


- Hướng dẫn và vận động nhân dân bài trừ tệ nạn xã hội, bài trừ các hủ tục lạc
hậu, đấu tranh bài trừ văn hoá phẩm độc hại.
- Xây dựng cơ quan đơn vị, cụm dân cư và từng gia đình an toàn, đoàn kết,
xây dựng nếp sống văn hoá, lành mạnh
3.3. Xây dựng và mở rộng liên kết phối hợp chặt chẽ với các ngành, các
đoàn thể quần chúng, các tổ chức chính trị xã hội trong các phong trào
của địa phương
Kết hợp lồng ghép phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các
cuộc vận động cách mạng khác của Đảng, Nhà nước ở địa phương
+ Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, thông tư, các quy chế
phối hợp hoạt động giữa Công an xã với các cơ quan, bộ phận khác.
+ Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình việc thực hiện các nhiệm vụ ở
địa phương, kịp thời đề xuất lồng ghép nội dung, yêu cầu của phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp, nhằm phát huy vai trò của quần chúng
trong việc bảo vệ an ninh - trật tự.
3.4. Tham gia xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng
tại cơ sở vững mạnh.
+ Rèn luyện, thử thách xây dựng đội ngũ cán bộ viên chức nhà nước ở cơ sở
+ Đóng góp ý kiến xây dựng cho tổ chức Đảng, chính quyền cơ sở, lực lượng
Công an, kịp thời phát hiện đề nghị loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn
về đạo đức và năng lực công tác; đồng thời đề nghị bổ sung những nhân tố
tích cực, ưu tú xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc vào
cấp uỷ chính quyền cơ sở, để xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, lực lượng
Công an trong sạch vững mạnh.
Nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là những nội dung cơ bản
của công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Cần linh
hoạt thực hiện những nội dung trên đây tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể
của từng nơi.
9

II. Thực trạng và biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc
1. Thực trạng xây dựng phong trào xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc
Trong quá trình cung cấp thông tin, tình hình liên quan đến công tác phục
vụ chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và đại biểu HĐND
các, nhiệm kỳ 2021 – 2026 vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô cho biết: Vì dịch
bệnh COVID-19 nên lực lượng chống đối, các thế lực thù địch đã thay đổi
phương thức chống phá mới, triệt để lợi dụng không gian mạng, triệt để lợi
dụng công nghệ thông tin để tiến công chống phá cuộc bầu cử. (3)
Đây không phải lần đầu tiên các thế lực thực hiện hành vi chống phá an
ninh Tổ quốc, sự uy tín của Đảng trên không gian mạng mỗi lần có sự kiện
trọng đại của đất nước như Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội hay các
ngày kỷ niệm thống nhất đất nước 30/4, tuy nhiên, trong tình hình đất nước
đang phải đối mặt hiện nay, đặc biệt khi năm 2021 có sự kiện Cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân (HĐND) các cấp nhiệm
kỳ 2021 – 2016.
Các thế lực thù địch thực hiện và tiến hành rất nhiều thủ đoạn chống phá
cuộc bầu cử.
Thứ nhất, công kích, bôi nhọ, đưa thông tin sai sự thật về các đồng chí
lãnh đạo, đặc biệt là các đồng chí là ứng cử viên đại biểu Quốc hội, đại biểu
HĐND, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, gây ảnh hưởng xấu tới cuộc bầu
cử
Thứ hai, lợi dụng quá trình chuẩn bị công tác nhân sự của hoạt động bầu
cử để phát tán các thông tin lên mạng xã hội theo hướng phân hóa thành phần
nhân sự ứng cử đại biểu, trong và ngoài Đảng, qua đó gây chia rẽ nội bộ, gây
nhiễu loạn thông tin, gây ra phản ứng dư luận trái chiều.
Thứ ba, sử dụng mạng xã hội để đăng tải những đơn thư khiếu nại, khiếu
10

kiện, những hình ảnh cắt ghép sai sự thật, tố cáo, bôi nhọ, xuyên tạc, hạ uy tín
lãnh đạo các cấp, bịa đặt chính quyền đàn áp, bắt giam những người tự ứng cử
đại biểu Quốc hội, vu cáo chính quyền tước quyền bầu cử của người dân.
Thậm chí có sự xuất hiện của một số tổ chức phản động, các nhân kêu gọi
người dân thực hiện chiến dịch “không biết không đi bầu cử”, kích động
không đi bầu cử, tẩy chay bầu cử.
Thứ tư, Bộ Công an, lực lượng Công an đã phát hiện tổ chức khủng bố như
Việt Tân xây dựng, thực hiện các chiến dịch quy mô không hề nhỏ để chống
phá cuộc bầu cử, ý đồ tạo làn sóng lôi kéo các đối tượng phản động chống đối
trong nước tham gia tẩy chay bầu cử. Chúng thiết lập các trang web giả mạo
về bầu cử Quốc hội 2021 để phát tán thông tin, bài báo, bài viết, video clip
xuyên tạc. Nhiều tổ chức phản động trong và ngoài nước sử dụng các trang
blog, mạng xã hội như facebook, zalo, youtube để đăng tải bài viết, video kích
động biểu tình chống Đảng, Nhà nước.
11

(Nguồn: VTV)
12

Những thủ đoạn trên cũng được các thế lực chống phá áp dụng với tất cả
những hoạt động chống phá, tấn công nền an ninh Tổ quốc trên không gian
mạng.
Có thể gói gọn trong hai hoạt động chính:
Đầu tiên là lợi dụng mạng xã hội kết hợp đài báo phản động bên ngoài sử
dụng các đối tượng trong nước để thu thập thông tin, trả lời phỏng vấn về vấn
đề nhạy cảm, phức tạp để phát tán tài liệu, video tạo ra các “chiến dịch truyền
thông” nhằm tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tấn công, trực diện vào vai trò
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và hệ thống pháp luật
Việt Nam.
Trung tướng Phong đã nhận định rằng, các hoạt động tuyên truyền của các
thế lực thù địch đã tác động thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ. Nhiều trường hợp cán bộ, Đảng viên hưởng ứng tham gia tự tập biểu
tình gây mất an ninh trật tự, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo đài nhà nước
ngoài với nội dung xấu, hưởng ứng phong trào bỏ Đảng.
Thứ hai là từ không gian mạng các đối tượng hướng dẫn cách thức chế tạo
chất nổ, vũ khí, cách thức tiên hành khủng bố, phá hoại, gây rối an ninh, biểu
tình, livestream các vụ việc nhạy cảm, tụ tập biểu tình, khiếu kiện... để kêu
gọi cộng đồng mạng và những người cơ hội chính trị tham gia bình luận, chia
sẻ, tạo điểm nóng.
Đối với những hành động chống phá trá hình, tinh vi trên Đảng, Nhà nước
nếu không có biện pháp phát hiện, phòng chống, ngăn chặn, xử lý kịp thời sẽ
gây nên hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt đối với bộ phận nhân dân càng phải
được đặt dưới sự chỉ dẫn của Đảng, Nhà nước xây dựng phòng trào bảo vệ an
ninh Tổ quốc trên không gian mạng một cách chặt chẽ, triệt để, nhanh chóng.
2. Biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
trên không gian mạng

Nắm tình hình và xây dựng kế hoạch phát động phong trào toàn dân bảo vệ an
13

ninh Tổ quốc
Để nắm được tình hình địa bàn một cách sát hợp phải có phương pháp điều
tra nắm tình hình một cách khoa học, điều tra một cách chính xác khách quan,
toàn diện, sử dụng mọi lực lượng, nhiều biện pháp thông qua nhiều nguồn
khác nhau. Đối với cán bộ chủ chốt ở các cấp, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ
của mình và nội dung cụ thể cần nắm, cần tập trung thực hiện tốt công việc
được giao.
Tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn quần chúng nhân dân thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng
Sử dụng biện pháp kết hợp tuyên truyền giáo dục rộng rãi với tuyên truyền
giáo dục các biệt bằng lời lẽ đơn giản và thực tế sinh động. Kết hợp chặt chẽ
giữa việc tuyên truyền giáo dục quần chúng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh mạng với việc thực hiện đường lối chính sách Đảng, pháp luật của Nhà
nước đối với vấn đề an ninh mạng và với phong trào hoạt động khác ở địa
phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên,
người lao động và nhân dân chủ động tham gia thực hiện nghiêm túc các quy
định về an ninh mạng, phát ngôn, ứng xử trên không gian mạng. Phát huy
hiệu quả các phương tiện truyền thông, trọng tâm là hệ thống thông tin nội bộ,
trang tin điện tử cơ quan, đơn vị, hệ thống truyền hình, truyền thanh của tỉnh
và địa phương để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để nhận biết và tham
gia thực hiện.
Ở nhiều địa phương, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, nhất là cán
bộ đoàn, hội, công an, quân đội.. đã lập fanpage để kêu gọi đoàn viên, hội
viên tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch.
Phối hợp chặt chẽ các lực lượng, các ngành, các cơ quan nhà nước, các tổ
chức xã hội ở địa phương để tổ chức vận động toàn dân bảo vệ an ninh trên
không gian mạng
Để phát huy vai trò, tác dụng của phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
14

trên không gian mạng cần tăng cường mối quan hệ hợp tác phối hợp chặt chẽ
giữa lực lượng Công an, lực lượng An ninh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức tạo nên tổng thể thế trận an ninh
nhân dân vững chắc trong toàn xã hội. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng, tổ
chức quần chúng thực hiện công tác phòng chống thế lực thù địch trên không
gian mạng
Xây dựng điển hình và nhân dân điển hình tiên tiến làm cơ sở để tổ chức
vận động quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Điển hình tiên tiến là những cá nhân, đơn vị, cơ sở đạt được thành tích
xuất sắc nổi trội, có đặc thù chung phổ biến giúp các cá nhân, đơn vị khác học
tập, noi gương. Từ phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, quần chúng
nhân dân đã cung cấp cho lực lượng Công an hàng triệu nguồn tin có giá trị,
giúp cơ quan chức năng điều tra khám phá nhiều thành phần, tổ chức, đối
tượng chống phá trên không gian mạng.
III. Trách nhiệm của sinh viên trong việc tham gia xây dựng phong trào
bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng
Sinh viên là lực lượng thanh niên có trí thức và nhạy cảm với những diễn
biến của thời đại, đặc biệt cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đang tác động
đến mọi mặt, mọi đối tượng trong cuộc sống. Do đó trong giai đoạn hiện nay,
việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong sinh viên tham gia phong trào bảo
vệ an ninh Tổ quốc đặc biệt trên không gian mạng cần được đẩy mạnh và có
nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn.
Mọi sinh viên phải có nhận thức đúng đắn đầy đủ về trách nhiệm công
dân với công cuộc bảo vệ an ninh – trật tự Tổ quốc.
Đây là một nhiệm vụ quan trọng để giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân
dân và làm cơ sở cho sự phát triển đất nước. Đối với sinh viên đang được học
tập, rèn luyện tại Học viện trước hết phải nhận thức được sự nghiệp bảo vẹ an
ninh Tổ quốc là trách nhiệm của tất cả mọi công dân Việt Nam trong đó lực
lượng Công an nhân dân làm nòng cốt. Công cuộc đấu tranh phòng chồng tội
15

phạm, các thế lực phản động giữ gìn an ninh – trật tự là một cuộc đấu tranh
gay go và phức tạp cần phải huy động sức mạnh của tất cả mọi người, là
thanh niên Việt Nam nói chung và là đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh nói riêng lại càng gương mẫu và tích cực tham gia vào các công tác giữ
gìn an ninh Tổ quốc, cụ thể là phong trào giữ gìn an ninh Tổ quốc trên không
gian mạng.
Để quán triệt được quan điểm trên: Mỗi sinh viên trong thời gian học tập
tại Học viện phải say mê học tập, chăm rèn luyện, có nhận thức đúng những
điều hay, lẽ phải; nắm vững và chấp hành các nội quy, quy định nhà trường,
địa phương và pháp luật nhà nước về cách ứng xử trên không gian mạng; phát
hiện và mạnh dạn đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, thông tin xuyên tạc
trên mạng ảnh hưởng đến an ninh Tổ quốc.
Nêu cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia hoạt động phòng chống tội
phạm, các thế lực thù đích, những hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm an
ninh mạng nhắm vào địa phương, Học viện, Nhà nước.
Để góp phần vào công tác giữu gìn an ninh trật tự, tạo thành phong trào
toàn dân phòng chống thế lực thù địch trên không gian mạng, sinh viên cần
tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh trật tự trên không gian mạng
theo khả năng của mình.
Mỗi sinh viên tự giác chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh trật tự, ứng
xử trên không gian mạng của nhà trường và Nhà nước.
Để đảm bảo an ninh trật tự, mọi công dân phải tự giác chấp hành các quy định
của nhà nước và nhà trường về giữ gìn an ninh không gian mạng trong sạch,
tốt đẹp.

KẾT LUẬN

Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng là nhiệm vụ của toàn
Đảng toàn dân. Tại Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng An ninh
nhân dân (12/7/1946 – 12/7/2021) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
16

hạng Nhất, chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Chú trọng bảo
vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng. Tăng cường bảo vệ an ninh quốc
gia trên không gian mạng trong tình hình mới có vai trò đặc biệt quan trọng
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Là sinh viên, học sinh, lực lượng trí thức trẻ, nguồn nhân lực chất lượng
cao của đất nước, trước hét chúng ta phải nắm vững đường lối quan điểm của
Đảng nói chung, đường lố,quan điểm trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc
gia trên không gian mạng nói riêng, qua đó xác định rõ nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình. Từ đó tích cực phấn đấu học tập, rèn luyện, không ngừng tu
dưỡng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bài tiểu luận của em đã nêu lên được thực trạng và giải pháp đối với vấn
đề xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian
mạng. Em mong nhận được những đánh giá và nhận xét của các thầy cô để
lần sau bài làm được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Giáo trình Giáo dục Quốc phòng – An ninh. NXB. Giáo dục Việt Nam
2. Tiểu luận “ Đề tài xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc –
liên hệ vấn đề xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hiện nay
và liên hệ”
https://www.studocu.com/vn/document/hoc-vien-bao-chi-va-tuyen-
truyen/giao-duc-quoc-phong-va-an-ninh/tai-lieu-studoc-tieu-luan-giao-duc-
quoc-phong-va-an-ninh-hp1/19651426
3. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
https://dangcongsan.vn/thoi-su/dau-tranh-voi-cac-thu-doan-chong-pha-bau-
cu-tren-khong-gian-mang-581189.html
4. Vietnamnet
https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/3-thu-doan-chong-pha-nha-nuoc-
17

tren-khong-gian-mang-501839.html
18

You might also like