You are on page 1of 9

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân địa danh Bà Rịa – Vũng Tàu

I. Mở đầu
Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật tồn tại, phát triển tất yếu, là truyền thống
của dân tộc ta qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Việc xây dựng CNXH và bảo
vệ Tổ quốc XHCN là quy luật của mọi cuộc cách mạng, là hai nhiệm vụ chiến lược của
đất nước ta hiện nay. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trên cơ sở duy trì và
phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được nâng cao vị thế, uy tín, sức mạnh dân tộc
trước yêu cầu của tình hình nhiệm vụ cách mạng , những diễn biến phức tạp của tình hình
thế giới, khu vực và trong nước đòi hỏi Đảng và nhà nước, nhân dân phải cùng nhau xây
dựng nền QPTD vững mạnh ngang tầm với sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới.Tuân
thủ quy luật và kế thừa bài học truyền thống đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Xây
dựng nền quốc phòng Việt Nam là yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II. Nội dung về quốc phòng itoàn dân
II.1. Khái niệm
Là toàn dân tham gia xây dựng nền quốc phòng, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân
giữ vai trò nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, quản lý, thống nhất của Nhà
nước.
Là nền quốc phòng mang tính chất “ vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương
hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết
hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều
hành của Nhà nước, do dân làm chủ, giữ hòa bình,ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh
bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc, phản động; bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nền QPTD là quan điểm nhất quán được khẳng định trong văn kiện các kỳ
đại hội của Đảng.
II.2. Mục đích xây dựng nền QPTD vững mạnh hiện nay:
Tạo sức mạnh tổng hợp của đất nước về chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hóa,
xã hội, khoa học, công nghệ để giữ vững hòa bình, ổn định, ngăn chặn nguy cơ chiến
tranh, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô.
Tạo thế chủ động cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhằm bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế,
an ninh tư tưởng văn hóa, xã hội; giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
II.3. Nhiệm vụ xây dựng nền QPTD vững mạnh hiện nay:
Xây dựng lực lượng quốc phòng đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa
Lực lượng quốc phòng là những con người, tổ chức và những cơ sở vật chất, tài
chính đảm bảo cho các hoạt động đáp ứng yêu cầu của quốc phòng. Từ đặc trưng của nền
quốc phòng ở nước ta thì lực lượng quốc phòng của nền QPTD bao gồm lực lượng toàn
dân và lực lượng vũ trang nhân dân.
Lực lượng chính trị bao gồm các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức chính
trị - xã hội và những tổ chức khác trong đời sống xã hội đã được phép thành lập và quần
chúng nhân dân. Lực lượng vũ trang nhân dân bao gồm quân đội nhân dân, dân quân tự
vệ, công an nhân dân.
Xây dựng lực lượng quốc phòng là xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
nhân dân đáp ứng yêu cầu của quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
II.2. Vị trí:
Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh để tiến
đánh bại mọi âm mưu hành động xâm hại đến mục tiêu trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta khẳng định: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã
hội chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc
phòng an ninh, coi đó là nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ”.
III. Quan điểm của Đảng, Nhà nước, và Tư tưởng Hồ Chí Minh về Xây dựng
nền quốc phòng toàn dân
III.1. Quan điểm của Đảng ta:
*Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996): Đại hội đã đề ra những
quan điểm chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai, kết hợp quốc phòng và an ninh với kinh tế.
Thứ ba, gắn nhiệm vụ quốc phòng với nhiệm vụ an ninh, hai nhiệm vụ đó có liên quan
chặt chẽ với nhau trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc; phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc
phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại.
Thứ tư, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu thường
xuyên của cả hệ thống chính trị.
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ Tổ quốc; thể chế hoá các chủ trương,
chính sách của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Tăng
cường quản lý nhà nước về quốc phòng và an ninh.
Thứ sáu, thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với quân đội và công an, đối với củng cố quốc phòng và an ninh.
*Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (2021) khẳng định: "Tiếp tục giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; sự quản lý tập trung,
thống nhất của Nhà nước đối với quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang... Kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”.
Điểm mới của Đại hội XIII là đã đề cập đến một số khía cạnh nổi bật, cũng là những
yếu tố tạo nên bức tranh tổng thể trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh:
- Tư duy về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc có bước phát triển và ngày càng
hoàn thiện, sự kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa và đối ngoại ngày
càng hiệu quả.
- Đã ban hành và triển khai đồng bộ các chiến lược quan trọng như Chiến lược quốc
phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ biên
giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng.
- Nhận thức và giải quyết các mối quan hệ về đối tác, đối tượng có bước chuyển biến
quan trọng.
- Chủ động đấu tranh kịp thời, hiệu quả, từng bước đẩy lùi các loại tội phạm và ứng
phó kịp thời các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
- Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại, có mặt tiến nhanh lên hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu,
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
So với Đại hội XII, việc xác định phương hướng, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của
Đại hội XIII có mặt đậm nét hơn và có những điểm mới:
- Bổ sung nội dung trọng yếu của quốc phòng, an ninh. Đó là: "Có kế sách ngăn ngừa
các nguy cơ chiến tranh, xung độ từ sớm, từ xa...Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ
vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển" .
- Nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng và an ninh rõ nét hơn, toàn diện hơn: "Tăng
cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng và phát huy mạnh mẽ "thế trận lòng
dân" trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân...Cụ thể hóa và thực hiện
có hiệu quả quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc việt Nam
xã hội chủ nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược bảo vệ Tổ quốc;
trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trong từng địa
phương, địa bàn chiến lược và trong từng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể" .
- Xác định rõ hơn nhiệm vụ xây dựng lực lượng: "Xây dựng lực lượng dự bị động viên
hùng hậu và dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp trên các vùng, miền, trên biển. Quan
tâm xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cơ sở đáp ứng đòi hỏi của nhiệm
vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở" .
- Xác định rõ hơn nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển lý luận về quốc phòng, an ninh:
"Tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận về quốc phòng, quân sự, an ninh, nghệ thuật quân
sự, nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh xã hội trong tình hình mới. Nắm vững
đường lối, quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" .
- Xác định rõ hơn nhiệm vụ triển khai thực hiện các chiến lược về quốc phòng, an
ninh: "Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến
lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược
bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược
an ninh mạng quốc gia và các chiến lược quốc phòng, an ninh chuyên ngành khác".
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới là
quá trình tìm tòi, khảo nghiệm, gắn chặt một cách hữu cơ với quá trình phát triển kinh tế,
xã hội, đối ngoại và giữ vững an ninh, trật tự của đất nước.
III.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Một trong những nội dung chủ chốt của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh chính là
xây dựng nền quốc phòng toàn dân , cũng là bài học quý được đúc kết từ thực tiễn cách
mạng. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề này cần được tiếp tục và từ đó có vận dụng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Theo Người, xây dựng nền quốc phòng toàn dân là yêu cầu khách quan của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, nhằm bảo vệ vững chắc thành quả
cách mạng và duy trì hoạt động của chính quyền nhà nước chuyên chính vô sản, tăng
cường tiềm lực, sức mạnh quốc phòng đã mặc định trở thành mục tiêu tiên quyết . Nhận
thức sâu sắc luận điểm: một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ của V.I.Lê-
nin, bám sát điều kiện thực tiễn cách mạng nước ta khi mới giành được chính quyền
(1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: “Nước ta mới giành lại quyền độc lập tự do,
nhưng còn phải trải qua nhiều bước khó khăn, để củng cố quyền tự do, độc lập đó. Vậy
nên quốc dân ta, bất kỳ già trẻ, đều phải ra sức gánh vác một vai”. Cùng với đó, trong quá
trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người thường xuyên nhắc nhở: “Chúng ta phải ra
sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố quốc phòng...”,
chúng ta có thể thấy, để đủ sức cho lại thế lực thù địch, phá hoại chúng ta cần xây dựng
và củng cố nền quốc phòng nhất là Quân đội trở nên lớn mạnh, đồng thời Quân đội phải
luôn luôn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Người quan niệm, quốc phòng là phòng vệ Tổ quốc, là công việc giữ nước của
quốc gia. Để thực hiện nhiệm vụ to lớn đó, trên cơ sở vận dụng luận điểm: cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng, vũ trang toàn dân của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; kế thừa những
tư tưởng đặc sắc trong lịch sử dân tộc ta về xây dựng nền quốc phòng “trăm họ đều là
binh”, “cả nước một lòng, toàn dân đánh giặc”, “cử quốc nghênh địch”..., Hồ Chí Minh
nêu rõ: chúng ta phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện. Theo Người, quốc
phòng toàn dân là nền quốc phòng của dân, do dân, vì dân. Điều này được Bác thể hiện
rõ trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” năm 1946: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ
người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam
thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”. Người chỉ rõ, việc tham gia kháng
chiến bảo vệ Tổ quốc không chỉ là trách nhiệm của Quân đội, mà còn là của mọi người
dân, mọi địa phương, mọi ngành, mọi cấp, tất cả các thành phần, lực lượng xã hội. Để
thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, phải tập trung xây dựng, củng cố quốc phòng, bất
cứ ai là công dân Việt Nam yêu nước đều phải tham gia, kể cả “Các em lớn chưa hẳn đến
tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường,
tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để
giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước”. Trong xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ chúng ta không chỉ chú trọng xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về quân sự mà còn phải vững mạnh về phẩm chất
chính trị nhằm mục tiêu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ chế độ mới.
Người yêu cầu: “phải ra sức đẩy mạnh việc xây dựng và củng cố công tác chính trị và
quân sự trong bộ đội ta. Phải nâng cao giác ngộ chính trị, nâng cao chiến thuật và kỹ
thuật, nâng cao kỷ luật tự giác của bộ đội ta. Phải làm cho quân đội ta thành một quân đội
chân chính của nhân dân”. Tức là phải xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, quân
sự, trong đó quan trọng là nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật và kỷ luật, bảo đảm cho
Quân đội có sức mạnh chiến đấu cao và tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng của
Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa và bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Đặc
biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người hết sức quan tâm xây dựng lực
lượng dân quân, tự vệ. Người nói: “Tự vệ là vệ lấy mình, lấy gia đình mình, rồi đến thành
phố mình, nước mình. Ta phải ngăn ngừa mọi sự uy hiếp”. Đồng thời, công tác quốc
phòng và quân sự địa phương được nâng cao hiêu quạ một cách triệt để. Người chỉ đạo
chính quyền các cấp cử một ủy viên phụ trách quân sự, có nhiệm vụ: “Đốc suất tự vệ giữ
vững sự an toàn cho nhân dân, Võ trang và huấn luyện quân sự cho nhân dân; động viên
họ lên đường tranh đấu du kích chống xâm lược”. Người cho rằng: nhiệm vụ chính của
những tổ chức dân quân, du kích là giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội nhưng
đó không phải là nhiệm vụ duy nhất,mà phải còn biết phối hợp tác chiến với bộ đội chủ
lực, và phải là một nguồn nhân lực có chất lượng cao bổ sung cho Quân đội khi cần thiết.

IV. Đường lối, quyết định của Đảng; vị trí ,vai trò của khu vực phòng thủ tại
thành phố Vũng Tàu:
IV.1. Điểm mạnh
Nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, nhiệm vụ chiến lược xây dựng khu vực phòng
thủ (KVPT) tỉnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo quốc phòng an ninh, những năm qua, Bộ CHQS tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có
nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, hiệu quả, phù hợp để phát huy sức mạnh tổng
hợp và nguồn lực trong xây dựng KVPT tỉnh vững chắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ
chính trị được giao.
IV.1.1. Xây dựng KVPT gắn với phát triển kinh tế
Những năm qua, Bộ CHQS tỉnh làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh
thực hiện tốt chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế gắn với quốc phòng - an
ninh, tăng cường tiềm lực quốc phòng trong KVPT tỉnh.
Thông qua cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành ở các cấp, LLVT tỉnh tích
cực tham mưu, phối hợp các ngành thực hiện đồng bộ, chặt chẽ trên từng lĩnh vực, đột
phá thực hiện nhiều cách làm hay, sáng tạo như: Xây dựng các công trình phòng thủ; xây
dựng Hải đội dân quân thường trực; lực lượng dân quân tự vệ đủ 100% đầu mối, đạt 1,4%
so với dân số; lực lượng dự bị động viên đạt 99,93%. Công tác tuyển chọn, gọi công dân
nhập ngũ bảo đảm đúng luật; hàng năm đều đạt 100% chỉ tiêu ở 3 cấp, tỷ lệ đảng viên
nhập ngũ đạt trên 1% tổng số thanh niên nhập ngũ.
Làm tốt công tác dân vận, ký kết quy chế phối hợp hoạt động giữa Bộ CHQS tỉnh với
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh… góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà
nước trên lĩnh vực quốc phòng an ninh ngày càng được tăng cường; kinh tế của tỉnh luôn
duy trì tốc độ tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 7.489
USD/người.
Phát huy vai trò nòng cốt, chủ trì phối hợp, tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa
phương lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức xây dựng KVPT ngày càng đi vào chiều sâu, hoạt
động hiệu quả; chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng SSCĐ của LLVT tỉnh và các địa
phương ngày càng được nâng cao, bám sát phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực,
vững chắc”, sát với thực tế từng địa phương.
Nền quốc phòng toàn dân được củng cố vững chắc, xây dựng LLVT Nhân dân vững
mạnh, có sức chiến đấu cao; kết hợp chặt chẽ thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận
an ninh Nhân dân
IV.1.2. Bảo vệ Tổ quốc “từ sớm từ xa” trong tình hình mới
Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ủy Quân sự tỉnh xác định: Tiếp tục xây dựng
KVPT tỉnh vững chắc là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trực tiếp góp phần bảo
vệ Tổ quốc “từ sớm từ xa” trong tình hình mới.
Đảng ủy Quân sự tỉnh đề ra những phương hướng, mục tiêu, giải pháp cụ thể nhằm
tăng cường xây dựng KVPT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày càng vững chắc, góp phần bảo
vệ Tổ quốc “từ sớm từ xa”.
Đảng ủy Quân sự tỉnh tập trung giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với hoạt động LLVT, nhiệm
vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống.
Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng
và an ninh cho các đối tượng, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng an ninh; tăng
cường tiềm lực quốc phòng KVPT tỉnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống
chính trị.
Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục làm tốt công
tác tham mưu, đề xuất Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm
vụ quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc
phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân ngày càng vững mạnh.
IV.2. Điểm yếu
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế , bất cập , đó là:
- Nhận thức về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc của một bộ phận cán
bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế, nhất là nhận thức về mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ chiến lược; về sự kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại;
về đối tác, đối tượng...
- Việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế
trận an ninh nhân dân tuy có chuyển biến tích cực nhưng chưa toàn diện, vững chắc.
- Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu "diễn biến hoà bình", gây bạo loạn
lật đổ, sử dụng các chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" hòng làm thay đổi chế độ chính
trị ở Việt Nam.
V. Biện pháp chính xây dựng nền quốc phòng toàn dân (địa danh Bà Rịa – Vũng
Tàu)
V.1. Thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục quốc phòng
Thực hiện Chỉ thị 12- CT/TW ngày 03/5/2007 của Bộ chính trị và Nghị định
116/2007/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh phải
toàn diện, coi trọng giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; nghĩa
vụ công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
V.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, trách nhiệm
triển khai thực hiện của các cơ quan, tổ chức và nhân dân đối với xây dựng nền quốc
phòng toàn dân.
Cụ thể hoá các nội dung lãnh đạo về quốc phòng và bổ sung cơ chế hoạt động của
từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đặc biệt chú trọng khi xử trí các tình huống phức
tạp. Điều chỉnh cơ cấu quản lý Nhà nước về quốc phòng của bộ máy Nhà nước các cấp
từ Trung ương đến cơ sở. Tổ chức phân công cán bộ chuyên trách để phát huy vai trò
tham mưu trong tổ chức, thực hiện công tác quốc phòng. Thực hiện nghiêm quy chế
107/2003/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về phối hợp quân đội với công an và Nghị
quyết 51-NQ/TW của Bộ chính trị.
V.3. Nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân cho sinh viên trong xây dựng nền
quốc phòng toàn dân
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân là trách nhiệm của toàn dân. Mọi công dân,
mọi tổ chức, mọi lực lượng đều phải tham gia theo phạm vi và khả năng của mình. Đối
với sinh viên, cần phải tích cực học tập nâng cao hiểu biết về mọi mặt, nắm vững kiến
thức quốc phòng, nhận thức rõ âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của
chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch. Tích cực luyện tập các kỹ năng quân sự và chủ
động tham gia các hoạt động về quốc phòng do nhà trường và địa phương triển khai.

Nguồn tài liệu:


1. Chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung cấp sư phạm,
cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học (Ban hành kèm Thông tư số
05/2020/TT-BGDĐT ngày 18 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo), Học phần I: Đường lối quốc phòng và anh ninh của Đảng Cộng sản Việt
Nam, TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021.
2. Tạp chí Quốc phòng toàn dân
Bài viết: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền quốc phòng toàn dân
QPTD -Thứ Năm, 11/01/2018, 08:29 (GMT+7)
PGS, TS. Nguyễn Vĩnh Thắng.
3. truong chinhtri.angiang.gov.vn
Bài viết: Quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thực hiện
nhiệm vụ Bảo vệ Tô quốc từ Đại hội VI đến nay.
04:48 10/05/2021
ThS. Nguyễn Tấn Thời
Phó Trưởng Khoa Xây dựng Đảng
4. baoquankhu7.vn
Bài viết: LLVT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng
vững chắc
Thứ bảy, 11/03/2023, 07:52 (GMT+7)
Long Hồ
5. Bộ Quốc phòng: 30 năm đổi mới quân sự, quốc phòng thành tựu và kinh nghiệm
(1986-2016), Nxb Quân đội nhân dân, H 2016, tr.24 (Xem bài của Đại tướng Ngô
Xuân Lịch: “Thành tựu và kinh nghiệm trong 30 năm đổi mới quân sự, quốc
phòng”.

You might also like