You are on page 1of 8

Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Chuyên Năng Khiếu Thể Dục Thể Thao Nguyễn Thị Định

Môn : Giáo Dục Quốc Phòng & An Ninh

Thành viên (Tổ 2)

1. Nguyễn Thường Nghiên


2. Nguyễn Huỳnh Khải Huyền
3. Quách Phụng Như
4. Đỗ Đình Hiền
5. Nguyễn Ngọc Linh
6. Lê Nguyễn Thu Thảo
7. Trần Thị Nhã Đình
8. Trần Ngọc Phương
9. Trương Quốc Bảo
10. Hồ Minh Quân
Tên nội dung bài thảo luận

Nhiệm vụ, nội dung, biện pháp xây dựng nền Quốc Phòng toàn dân,an ninh nhân
dân trong thời kì mới

Nâng cao trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền Quốc Phòng toàn dân, an
ninh nhân dân

Trình bày mục đích yêu cầu bài học

1. Về kiến thức: Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản những nội dung tối
thiểu về nền Quốc Phòng toàn dân, an ninh nhân dân
2. Về thái độ: Xây dựng ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia xây dựng nền Quốc
Phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Nội dung của bài thảo luận

❖ Nhiệm vụ:
➢ Xây dựng lực lượng Quốc Phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
➢ Lực lượng Quốc Phòng, an ninh là những con người, tổ chức và những cơ sở
vật chất, tài chính đảm bảo cho các hoạt động đáp ứng yêu cầu của Quốc
Phòng, an ninh. Từ đặc trưng của nền Quốc Phòng, an ninh ở nước ta thì lực
lượng Quốc Phòng, an ninh của nền Quốc Phòng toàn dân, an ninh nhân dân
bao gồm: lực lượng toàn dân ( lực lượng chính trị) và lực lượng vũ trang
nhân dân.
➢ Lực lượng chính trị : bao gồm các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ
chức chính trị - xã hội và những tổ chức khác trong đời sống xã hội đã được
phép thành lập và quần chúng nhân dân.
➢ Lực lượng vũ trang nhân bao gồm : quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, công
an nhân dân.
➢ Xây dựng lực lượng Quốc Phòng, an ninh là xây dựng lực lượng chính trị và
lực lượng vũ trang nhân dân đáp ứng yêu cầu của Quốc Phòng, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
❖ Nội dung:
➢ Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên
cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh
➢ Xây dựng thực lực, tiềm lực Quốc Phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc
➢ Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp Quốc Phòng, an
ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ
của Nhà nước và Nhân dân phục vụ Quốc Phòng; ứng dụng thành tựu khoa
học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước
➢ Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho
Quốc Phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên Quốc
Phòng;
➢ Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp
thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực Quốc Phòng, an
ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn
xung yếu; xây dựng thế trận Quốc Phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh
nhân dân trong phạm vi cả nước;
➢ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin,
chiến tranh không gian mạng;
➢ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong
phạm vi cả nước;
➢ Đối ngoại Quốc Phòng;
➢ Kết hợp Quốc Phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với Quốc
Phòng; kết hợp Quốc Phòng với an ninh, đối ngoại.
➢ Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân
dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
➢ Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước về Quốc Phòng; thực hiện giáo dục Quốc Phòng và an
ninh.
❖ Biện pháp xây dựng nền Quốc Phòng toàn dân
➢ Một là xây dựng nền Quốc Phòng toàn dân toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực,
tự cường, ngày càng hiện đại:
▪ Xây dựng nền Quốc Phòng toàn dân, toàn diện là bản chất và đặc điểm
cơ bản của nền Quốc Phòng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh
mới, trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu
hóa kinh tế, xu hướng Quốc Phòng thâm nhập vào các lĩnh vực của đời
sống dân sinh, quân sự thâm nhập vào dân sự và ngược lại ngày càng
phát triển.
▪ Sự ảnh hưởng, phụ thuộc và thâm nhập lẫn nhau giữa quân sự, Quốc
Phòng với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội ngày càng gia tăng.
Điều đó làm cho sự nghiệp củng cố Quốc Phòng, bảo vệ Tổ quốc ngày
càng không thể chỉ dựa vào lực lượng vũ trang. Sự nghiệp ấy phải thấm
sâu và trở thành ý thức thường trực, hành động cách mạng ở mọi tầng lớp
nhân dân và trong tất cả các hoạt động, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội.
▪ Vì vậy, nền Quốc Phòng toàn dân vững chắc phải là nền Quốc Phòng dựa
trên sức mạnh của nhân dân, lòng dân được quy tụ thống nhất, nhân dân
gắn bó với chế độ, chung sức, chung lòng, quyền lợi và nghĩa vụ hòa
quyện vào nhau trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đó là vấn đề cốt lõi, cấp
bách trong quá trình xây dựng nền Quốc Phòng toàn dân của nước ta hiện
nay.
▪ Yêu cầu cơ bản đảm bảo tính toàn dân, toàn diện của nền Quốc Phòng là
phải xây dựng, không ngừng củng cố, tăng cường và phát huy vai trò của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý
của Nhà nước; thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chính sách về xây
dựng nền Quốc Phòng toàn dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ
Tổ quốc; tạo cơ chế để huy động tốt nhất sự đóng góp của các cấp, các
ngành, của mọi tầng lớp nhân dân để bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình
huống.
➢ Hai là tập trung xây dựng các tiềm lực của nền Quốc Phòng toàn dân:
▪ Trước hết, cần coi trọng xây dựng tiềm lực chính trị – tinh thần vững
chắc. Theo đó, tập trung xây dựng Đảng, Nhà nước thực sự trong sạch,
vững mạnh; củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị;
xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, làm cơ sở, nền tảng để xây dựng
các tiềm lực khác.
▪ Thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế – xã hội, nhất
là vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo, vùng nông thôn; thu hẹp chênh
lệch đời sống giữa các tầng lớp nhân dân, vùng, miền. Thường xuyên
chăm lo xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết hợp hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội,
mang thành quả của sự nghiệp đổi mới tới mọi tầng lớp nhân dân.
▪ Thực hiện nghiêm chính sách tự do tôn giáo và bình đẳng giữa các dân
tộc; phát hiện, giải quyết kịp thời mâu thuẫn nội bộ, không để các thế lực
thù địch lợi dụng, kích động trở thành vấn đề phức tạp. Phát huy dân chủ
rộng rãi, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng
lớp nhân dân đối với nhiệm vụ Quốc Phòng; giữ gìn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, khắc phục
những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”; chủ động đấu tranh chống các quan điểm sai
trái, thù địch, “phi chính trị hóa” Quân đội,… củng cố niềm tin của nhân
dân với Đảng, Nhà nước, chế độ.
➢ Ba là, xây dựng thế trận Quốc Phòng toàn dân vững chắc:
▪ Trước hết, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân về xây dựng thế
trận Quốc Phòng toàn dân trong tình hình mới. Phát huy vai trò của cả hệ
thống chính trị, các cấp, các ngành, các lực lượng để tạo sức mạnh tổng
hợp xây dựng thế trận Quốc Phòng toàn dân vững chắc ở từng địa bàn và
trên cả nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Quốc Phòng trong thời bình;
đồng thời, sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân khi
đất nước có chiến tranh. Tập trung xây dựng thế trận quân sự của khu
vực phòng thủ, trọng tâm là xây dựng các công trình quốc phòng; kết hợp
chặt chẽ kinh tế với Quốc Phòng, Quốc Phòng với kinh tế.
▪ Phát huy vai trò của Quân đội trong tham gia xây dựng thế trận Quốc
Phòng toàn dân trên các địa bàn, nhất là ở các địa bàn biên giới, hải đảo;
đồng thời, chú trọng điều chỉnh thế bố trí lực lượng trên các hướng, địa
bàn chiến lược, nhằm không ngừng nâng cao khả năng phòng thủ đất
nước. Thực hiện tốt chức năng thẩm định về mặt Quốc Phòng các dự án
phát triển kinh tế – xã hội, không để ảnh hưởng đến thế trận Quốc Phòng.
Xây dựng thế trận Quốc Phòng toàn dân vững chắc gắn chặt với thế trận
an ninh nhân dân, đảm bảo xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra.
➢ Bốn là, xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại.
▪ Trong giai đoạn hiện nay, để xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại, giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng nền
Quốc Phòng toàn dân vững mạnh thì yêu cầu cốt lõi là phải xây dựng
Quân đội thực sự của dân, do dân và vì dân.
▪ Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có đủ sức mạnh
để hoàn thành xuất sắc phận sự trung thành ấy trong bất cứ hoàn cảnh
nào. Cần tiếp tục quán triệt và thực hiện tư tưởng xuyên suốt của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng về xây dựng Quân đội là không ngừng nâng
cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, lấy xây dựng quân đội
vững mạnh về chính trị làm cơ sở để xây dựng các mặt khác.
▪ Xây dựng Quân đội nhân dân tinh nhuệ, trước hết và quan trọng nhất là
tinh nhuệ về chính trị và trình độ tác chiến; từng bước hiện đại, một số
lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Tập trung đẩy nhanh hơn nữa tiến trình
hiện đại hóa, nhất là đối với các lực lượng được xác định tiến thẳng lên
hiện đại: Hải quân, Phòng không – Không quân, Tác chiến điện tử,
Thông tin liên lạc, Trinh sát kỹ thuật và Cảnh sát biển; đồng thời, đẩy
nhanh lộ trình thực hiện “từng bước hiện đại” ở các lực lượng khác. Tập
trung thực hiện tốt ba khâu đột phá, tạo chuyển biến về tổ chức, biên chế
của Quân đội theo hướng: Tinh, gọn, mạnh, cơ động, linh hoạt, phù hợp
với nghệ thuật tác chiến và vũ khí, trang bị, bảo đảm cân đối giữa các
khối, các lực lượng; giữa cơ cấu về quân số với khả năng bảo đảm của
đất nước, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc, nhất là các địa bàn trọng
điểm, biên giới, biển đảo.
▪ Thế trận Quốc Phòng toàn dân được xây dựng gắn với quy hoạch của
quốc gia và từng địa phương theo hướng kết hợp chặt chẽ kinh tế với
Quốc Phòng, Quốc Phòng với kinh tế; hình thành các khu vực chiến lược
vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về Quốc Phòng – an ninh. Cùng
với quá trình xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, việc triển khai xây
dựng cơ sở hạ tầng, bố trí hệ thống các công trình kinh tế, kỹ thuật có
quan hệ rất lớn đến thế trận Quốc Phòng toàn dân. Do vậy, xây dựng thế
trận Quốc Phòng toàn dân phải được kết hợp ngay trong quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
❖ Trách nhiệm của học sinh:
➢ Tích cực học tập, rèn luyện, xây dựng niềm tin, bồi dưỡng lòng yêu nước,
yêu chế độ, góp sức xây dựng đất nước.
➢ Nâng cao nhận thức về kết hợp hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng phải đi
đôi với bảo vệ đất nước.
➢ Tự giác, tích cực học tập, nắm vững kiến thức QPAN; tích cực tham gia các
hoạt động về Quốc Phòng an ninh.
➢ Chấp hành nghiêm pháp luật và quy định của nhà trường.
Kết luận

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân thì người dân phải là chủ thể của nền quốc
phòng, mọi người dân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia. Thế trận quốc
phòng toàn dân được xây dựng trong mối liên hệ chặt chẽ với thế trận an ninh
nhân dân của Việt Nam tạo thành thế liên hoàn, vững chắc, phát huy được sức
mạnh của các lực lượng, kết hợp được các hình thức hoạt động vũ trang và phi
vũ trang, tạo được khả năng cơ động linh hoạt, khả năng độc lập và phối hợp
tác chiến. Qua đó củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc
phòng toàn dân, “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc trong tình hình mới.

You might also like