You are on page 1of 8

Nhóm 1:

● Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:


+ Cơ sở thực tiễn trong và ngoài nước:
+ Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược Việt Nam, dẫn đến sự
xuất hiện nhưng đi kèm với những thất bại của nhiều phong trào cứu nước cuối thế
kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đặt ra yêu cầu tìm 1 con đường giải phóng dân tộc.
+ Cùng thời gian đó, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa đã gia tăng sự mâu thuẫn vốn có giữa giai cấp tư sản và vô sản, đưa đến
thành công đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin ở Nga với cuộc CM Tháng 10 Nga
(1917) - được coi như 1 bước ngoặt của thế giới.
+ Một tổ chức quốc tế do Lênin sáng lập, ra đời tháng 3/1919 mang tên “Quốc tế
cộng sản” hay “Quốc tế III”, trở thành bộ tham mưu lãnh đạo phong trào cách
mạng thế giới.
+ Cơ sở lý luận:
+ Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
+ Tinh hoa văn hóa nhân loại: bao gồm cả văn hóa phương Đông và phương Tây.
+ Chủ nghĩa Mác - Lênin
Câu 1: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều
điều không đúng song những điều hay trong đó thì ta nên học”
Nguồn gốc:Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.6, tr. 356-
357. Nói chuyện tại hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập
(Hội nghị khai mạc 6/5/1950) trong phần Ai huấn luyện?
Cơ sở lý thuyết:
Ba học thuyết lớn ở phương Đông, mang tầm ảnh hưởng sâu rộng: Nho giáo, Lão giáo và
Phật giáo. "Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu thái được những điều
hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”. Lênin dạy chúng ta như vậy". Sống đúng tinh
thần của câu nói trên, Hồ Chí Minh đã tiếp thu được các giá trị đạo đức từ học thuyết
Nho giáo.
Hồ Chí Minh chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hộ.
Người học hỏi lý tưởng về việc xây dựng một xã hội công bằng, bác ái với mong muốn
có thể đi đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh. Đặc biệt, Hồ Chí
Minh chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người; trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức.
Em hiểu ntn về câu nói đó: Biết lựa chọn những bài học, những điều chỉ dạy của người
xưa để lại. Tuy rằng nhiều cái có thể sẽ không phù hợp với thời đại hiện nay nhưng
chúng ta phải biết lựa chọn và phát triển, đổi mới chúng.
Vận dụng: Vận dụng các chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo vào việc rèn luyện đạo
đức cán bộ, công chức hiện nay: Cán bộ, công chức chính là “cầu nối” giữa bộ máy hành
chính nhà nước và Nhân dân. Do vậy, bên cạnh yêu cầu về năng lực chuyên môn nghiệp
vụ, còn cần đáp ứng những phẩm chất đạo đức như: tận tâm, mẫn cán với công việc,...
Ngoài ra Đảng còn áp dụng những bài học về Nhân, Lễ, Chính danh, Tu Thân trong công
việc và mối quan hệ với nhân dân, nhấn mạnh chúng là những giá trị tích cực cần phải
được phát huy.
Phật được thờ ở Chùa. HCM đã học được tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người,
hướng thiện,..
Các nhà Nho giáo Việt Nam thời xưa đã lên núi ở ẩn để trốn đời và họ đã theo học thuyết
vô vi của Lão Tử. HCM đã tiếp thu được tư tưởng thoát mọi ràng buộc của vòng danh
lợi.
Tôn Trung Sơn là người đã đưa ra chủ nghĩa Tam dân: Dân tộc độc lập. Dân quyền tự do.
Dân sinh hạnh phúc. HCM đã tiếp thu được tư tưởng Độc lập - Tự do - Hạnh phúc của
TTS
Câu 2: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”
Xuất xứ nguồn gốc: Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2,
tr.289. Tác phẩm của HCM Đường Cách Mệnh (1927) - Cách Mệnh (phần Cách mệnh
trước hết phải có những gì?)
Cơ sở lý thuyết:
Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư
tưởng Hồ Chí Minh vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước cùng thời.
Bằng cách vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa trên, Hồ Chí Minh đã giải quyết
được cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam.
Chứng minh rằng chủ nghĩa Mác Lênin là con đường cứu nước đúng đắn
Trên cơ sở lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã
triệt để kế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam, kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình thành lên một hệ
thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh trở thành người cộng sản hiểu biết sâu sắc kho tàng tri thức của nhân loại từ
cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Về việc đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Học thuyết Khổng Tử
có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân… Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp
làm việc biện chứng… Họ đều muốn "mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho
xã hội"
Em hiểu thế nào về câu nói trên: Mỗi một quốc gia sẽ có một hoàn cảnh riêng, một câu
chuyện riêng, và cần một lối đi phù hợp. Bác chọn con đường chủ nghĩa Mác Lênin bởi
đó chính là con đường phát triển phù hợp với Việt Nam và thực tế đã chứng minh điều ấy
là hoàn toàn đúng đắn.
Vận dụng: Đảng và nhà nước vận dụng ntn:
Đảng ta đã luôn kiên trì, kiên định và nêu cao chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh
năm 1991) được thông qua tại Đại hội VII đã xác định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Bản Tuyên ngôn nổi tiếng ra đời ở Mỹ năm 1776 là bản Tuyên ngôn độc lập. Bản Tuyên
ngôn nổi tiếng của cách mạng Pháp 1791 là bản TUyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
Chủ nghĩa Mác Lenin ra đời sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga 1917 và trờ thành cơ sở
lý luận quyết định bước phát triển về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh. HCM tiếp thu
phương pháp làm việc biện chứng từ chủ nghĩa Mác Lenin
Nhóm 2:
Câu 1: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do"
Nguồn gốc: Cách đây 55 năm, ngày 17/7/1966, giữa lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc
Mỹ xâm lược đang diễn ra hết sức quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài “Không
có gì quý hơn độc lập, tự do," kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước anh dũng tiến lên
chống Mỹ, cứu nước.
Cơ sở lý thuyết: Vấn đề độc lập dân tộc (Phần 1. của I. trang 73)
● Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
○ Chép phần highlight trang 73 ý a giáo trình.
● Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân.
● Độc lập dân tộc là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để.
● Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Em hiểu thế nào về câu nói trên: Điều quý giá nhất đối với một quốc gia chính là độc lập
và tự do, bởi ở đâu có độc lập tự do, ở đó có hạnh phúc và phát triển. Đây chính là điều
mà mỗi một công dân phải nhớ và khắc ghi, để góp phần gìn giữ mái ấm lớn nhất trong
cuộc đời mình, đó chính là quốc gia, dân tộc.
Vận dụng: (quý nên phải bảo vệ: phát triển kt giàu mạnh, khi đó khó bị xâm phạm, xây
dựng lực lượng quốc phòng. gây dựng quan hệ đối ngoại,...): Sứ mệnh bảo vệ độc lập là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là mục tiêu cao nhất của Đảng và toàn dân. Để thực hiện
tốt sứ mệnh ấy, Đảng và Nhà Nước đã, đang và sẽ luôn đưa những mục tiêu lâu dài và
bền vững cho quốc gia, phát triển kinh tế đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm
châu, vừa xây dựng quan hệ đối ngoại vừa củng cố lực lượng quốc phòng toàn dân, luôn
đề cao cảnh giác với những hiểm nguy trong và ngoài nước, bảo vệ an toàn an ninh quốc
gia, đảm bảo nhân dân được sống trong hòa bình và độc lập.
Câu 2: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì”
Nguồn gốc: Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong “Thư gửi Ủy ban nhân
dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, ký tên Hồ Chí Minh; đăng trên Báo Cứu quốc, số ra
ngày 17-10-1945.
Cơ sở lý thuyết: Vấn đề độc lập dân tộc (Phần 1. của I. trang 73)
● Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
● Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân.
○ Chép full ý b trang 76
● Độc lập dân tộc là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để.
● Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Em hiểu thế nào về câu nói trên: Độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của
nhân dân, bởi “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được
tự do và bình đẳng về quyền lợi” và đó là lẽ phải không ai chối cãi được.
Vận dụng: Phát triển kinh tế, phân phối của cải: thực hiện các chính sách xã hội đảm
bảo công bằng,... : Quán triệt tư tưởng của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống mọi mặt của
nhân dân; chú trọng phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
liên tục đổi mới chính sách ở mọi khía cạnh để phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu
của nhân dân. Điển hình trong thời điểm Covid 19, thấm nhuần tư tưởng của Bác, Đảng
và nhà nước đã đưa ra những chính sách, thông báo, chỉ dẫn kịp thời, hợp lý, và công
bằng, đưa nhân dân thoát khỏi hiểm nguy và phục hồi sau đại dịch. Những nhiệm vụ
trọng tâm đó là sự thống nhất giữa quyền và lợi ích dân tộc với quyền, lợi ích và nghĩa vụ
của con người, của công dân, như tâm nguyện của Bác kính yêu.
Nhóm 3:
Câu 1: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để
trong thì vận động và tổ chức quần chúng; ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và
vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người
cầm lái có vững thuyền mới chạy”
Xuất xứ: Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh (1927)
Lý thuyết: Vị trí - vai trò của Đảng + Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng (phần 1.
trang 124): Đảng Cộng Sản như “người cầm lái” cho con thuyền cách mạng là quan điểm
nhất quán của Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt
quá trình cách mạng, cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu, vai trò
lãnh đạo của Đảng cũng là một tất yếu - điều này xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân
tộc Việt Nam. Trong thực tế, xã hội Việt nam tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể
nhân dân Việt Nam với các thế lực để quốc tay sai, những phong trào đấu tranh nổ ra,
hàng loạt tổ chức yêu nước ra đời, tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng cùng chung mục
tiêu giành độc lập tự do dân tộc. Chính vì điều đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tồn
tại và phát triển với sứ mệnh cao cả thống nhất và lãnh đạo toàn dân tộc trong sự nghiệp
giải phóng và phát triển đất nước.
Em hiểu thế nào về câu nói trên: Câu nói thể hiện tầm quan trọng và vai trò lãnh đạo của
Đảng trong quá trình giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có Đảng
là đầu tàu vững chắc, kết nối cả dân tộc, thì đất nước mới có thể phát triển vững mạnh.
Vận dụng: công tác xây dựng Đảng quan trọng như thế nào:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng chứa đựng những nội dung rất quan trọng,
mang giá trị định hướng sâu sắc, có tác động sâu rộng và sức lan tỏa to lớn, để lại nhiều
bài học quý báu đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay, cụ thể là:
- Thứ nhất, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là việc làm thường xuyên, liên tục của Đảng.
- Thứ hai, xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được tiến hành đồng bộ, là trách nhiệm
của cả hệ thống chính trị.
- Thứ ba, xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được tiến hành chặt chẽ theo các nguyên
tắc xây dựng Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lê-nin.
- Thứ tư, Đảng ta kế thừa và vận dụng giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
Đảng trong quá trình hơn 35 năm đổi mới.
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/
content/gia-tri-tu-tuong-ho-chi-minh-ve-cong-tac-xay-dung-dang-va-su-van-dung-cua-
dang-ta-trong-boi-canh-hien-nay

Câu 2: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ


Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.
Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”
Nguồn gốc: Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng được
thành lập.
Cơ sở lý thuyết: (bàn tới nhà nước của dân, do dân, vì dân 3 nd riêng) phần bcd từ trang
142
Nhà nước của dân: Theo chủ tịch HCM: “Trong nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa của
chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân”. Nhà nước của dân tức là “dân là
chủ”. Nguyên lý “dân là chủ” khẳng định địa vị chủ thể tối cao của mọi quyền lực là
nhân dân.
Nhà nước do dân: Theo tư tưởng HCM, nhà nước do nhân dân trước hết là nhà nước do
nhân dân lập nên sau thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước do nhân dân cũng có nghĩa là do dân làm
chủ, nhấn mạnh quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân với tư cách là người chủ. “Nhân dân
có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức
công dân”, Bác khẳng định.
Nhà nước vì dân: Là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có
đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính. Chủ tịch Hồ Chính Minh
đã dặn dò: “Các công việc của Chính Phủ làm phải nhằm vào một mục đích duy nhất là
mưu tự do hạnh phúc cho mọi người”, “làm sao cho được lòng dân, dân tin, dân mến, dân
yêu”, đồng thời chỉ rõ “muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết phải yêu dân,
phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy, phải có một tinh thần chí công vô tư”.
Em hiểu thế nào về câu nói trên: Câu nói nhấn mạnh tư tưởng HCM về nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đây chính là hệ tư tưởng mà Đảng và Nhà nước ta
luôn ghi nhớ và theo đuổi để xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa.
Vận dụng: xây dựng nhà nước chủ nghĩa pháp quyền như thế nào
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở
Hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ Hiến pháp
- Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối
thượng của pháp luật trong đời sống xã hội
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và
công dân, giữa Nhà nước và xã hội
- Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt
chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo
+ Xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên
chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân;
+ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp;
+ Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam;
+ Tăng cường pháp chế XHCN; xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội
bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức XHCN;
+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
http://www.xaydungdang.org.vn/Uploads/thuhuyen/3-ChuyendeNhanuocphapquyen.pdf
Nhóm 4:
Câu 1: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”
Xuất xứ: Đường Kách mệnh (1927)
Cơ sở lý thuyết:
- Câu 1+2: 2 câu nói đều nhắc đến nguyên tắc đoàn kết quốc tế: (trang 193)
Nguyên tắc 1: Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình: cũng như
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, muốn thực hiện được đoàn kết quốc tế phải tìm ra
được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến
bộ và phong trào cách mạng thế giới.
Nguyên tắc 2: Đoàn kết trên cơ sở độc lập tự chủ: Đoàn kết quốc tế nhằm tranh thủ sự
ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực
hiện nhiều mục tiêu đã đề ra. Để đoàn kết phải có nội lực tốt. Nội lực chính là nhân tố
quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực
nội sinh. HCM chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối
độc lập, tự chủ và đúng đắn.
Em hiểu thế nào về câu nói trên:
Vận dụng: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế:
Câu 2: “Phải có thực lực. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có
to tiếng mới lớn”
Nguồn gốc: Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác
ngoại giao trong bài trả lời phỏng vấn của phóng viên các báo về vấn đề đoàn kết ngày
26-12-1945.
Cơ sở lý thuyết:
- Câu 1+2: 2 câu nói đều nhắc đến nguyên tắc đoàn kết quốc tế: (trang 193)
Nguyên tắc 1: Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích; có lý, có tình: cũng như
xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, muốn thực hiện được đoàn kết quốc tế phải tìm ra
được những điểm tương đồng về mục tiêu và lợi ích giữa các dân tộc, các lực lượng tiến
bộ và phong trào cách mạng thế giới.
Nguyên tắc 2: Đoàn kết trên cơ sở độc lập tự chủ: Đoàn kết quốc tế nhằm tranh thủ sự
ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng quốc tế nhằm tăng thêm nội lực, tạo sức mạnh thực
hiện nhiều mục tiêu đã đề ra. Để đoàn kết phải có nội lực tốt. Nội lực chính là nhân tố
quyết định, còn nguồn lực ngoại sinh chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua nguồn lực
nội sinh. HCM chỉ rõ, muốn tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, Đảng phải có đường lối
độc lập, tự chủ và đúng đắn.
Em hiểu thế nào về câu nói trên:
Vận dụng: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời mở rộng quan hệ quốc tế, thực
lực về mọi mặt

You might also like