You are on page 1of 8

KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

I. KHÁI NIỆM CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN


1. Khái niệm và nguồn gốc hình thành
- Là hệ thống lý luận thống nhất được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản là:
+ Triết học Mác – Lênin
+ Kinh tế chính trị học Mác – Lênin
+ Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Là hệ thống lý luận khoa học thống nhất về: Mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượng.
- Thực hiện sự nghiệp giải phóng gia cấp công nhân, nhân dân lao động, giải phóng con
người, xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa cộng sản.
*Về kinh tế - xã hội
- Giữa thế kỷ XIX, CNTB xác lập và phát triển ở nhiều nước Tây Âu. Điển hình là ở nước
Anh, Pháp và Đức.
- Sự ra đời của CNTB gắn liền với sự ra đời và phát triển giai cấp công nhân.
- Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của sản xuất đại công nghiệp với chiếm hữu tư nhân
TBCN về TLSC đã trở thành mâu thuẫn chủ yếu của XHTB
*Về tư tưởng lý luận
- Tiền đề tư tưởng lý luận ra đời chủ nghĩa Mác là những thành tựu lý luận đỉnh cao của nhân
loại như: Hê ghen, Phơ Bách.
*Về khoa học
- Là những phát minh về khoa học tự nhiên
+Thuyết tiến hóa của Đác-uyn
+Thuyết bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lômônôxốp
+Học thuyết về tế bào của các nhà khoa học Đức.
*Về trí tuệ: Hai ông là những thiên tài trên nhiều lĩnh vực tự nhiên, chính trị, văn hóa – xã hội…
*Về thực tiễn: Hai ông là những người am hiểu và hoạt động tích cực trong phong trào công nhân
và quần chúng lao động, thấy rõ sức mạnh to lớn của nhân dân trong lịch sử.
*Vai trò nhân tố chủ quan: C. Mac (1818_1883), P. Angghen( 1820_1895) đều là người Đức
2. Các giai đoạn phát triển
*Giai đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen (1848 – 1895)
- Gặp nhau năm 1844, thống nhất tư tưởng chính trị, nghiên cứu => sức mạnh của giai cấp
công nhân => Lập trường dân chủ cách mạng.
- Tháng 2 – 1848, chủ nghĩa Mác ra đời. Xây dựng học thuyết khoa học với 3 bộ phận gồm
Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội
- Mác và Ph.Ăngghen sáng lập và lãnh tụ Quốc tế I (1863 – 1876) => phong trào công nhân
quốc tế
- Sau khi Mác qua đời (1883), vào năm 1889 Ph.Ăngghen => Quốc tế II

⬄ Đáp ứng yêu cầu khách quan, cấp bách của phong trào công nhân
⬄ Sự kế thừa, phát triển trí tuệ của nhân loại

* V.I Lênin phát triển chủ nghĩa Mác (1895 – 1924)


- Cuối TK XIX, đầu TK XX, Lênin (1870 – 1924), phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trong giai
đoạn chủ nghĩa đế quốc
- Người đã phân tích cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc có mối quan hệ
khăng khít với nhau
- Lênin đã lãnh đạo thắng lợi Cách mạng Tháng Mười năm 1917 => chủ nghĩa xã hội ở Nga
(1917 – 1921), Liên Xô (1922 -1924)
- Phát triển nhiều vấn đề lý luận mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Sau khi Lênin mất, Quốc tế Cộng sản đã gọi chủ nghĩa Mác => chủ nghĩa Mác-Lênin
* Chủ nghĩa Mác-Lênin từ năm 1924 đến nay
- Là nền tảng tư tưởng của các Đảng cộng sản và công nhân trên thế giới

II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN


1. Triết học Mác Lênin: gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
a) Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập quan niệm mọi sự vật,
hiện tượng trong thế giới rất đa dạng, khác nhau nhưng bản chất là sự tồn tại của thế giới
vật chất.

Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta ghép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác.

-Hai nguyên lý cơ bản:


+Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
+Nguyên lý về sự phát triển
-Những quy luật cơ bản:
+Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
+Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
+Quy luật phủ định của phủ định
*Lý luận nhận thức
- Nhận thức là một hoạt động của con người, là quá trình phản ánh chủ động, tích cực và
sáng tạo, đi từ:
+ Từ chưa biết đến biết
+ Từ biết ít đến biết nhiều
+ Từ nông đến sâu
+ Từ hiện tượng đến bản chất.
- Nhận thức có thể giúp con người thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch của mình.
Chúng ta không ngừng học hỏi, tích lũy kiến thức trong suốt cuộc đời.
- Nhận thức là quá trình biện chứng: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận
thức hiện thực khách quan.”
- Các giai đoạn của nhận thức:
+ Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính): Là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức,
phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan bằng các giác quan, qua các hình thức cơ bản
là: Cảm giác, Tri giác và Biểu tượng.
+ Tư duy trừu tượng (nhận thức lý tính): Là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, trên
cơ sở do trực quan sinh động đưa lại. Chỉ qua giai đoạn này, nhận thức mới nắm được
bản chất, quy luật của hiện thực; được biểu hiện dưới các hình thức cơ bản: khái niệm,
phán đoán, suy lý.
- Thực tiễn và vai trò của các giai đoạn đối với nhận thức:
+ Là nguồn gốc, cơ sở của nhận thức
+ Là động lực của nhận thức
+ Là mục đích của nhậm thức
+ Là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý
- Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất cảm tính, có tính chất lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải tạo thế giới khách quan để phục vụ nhu cầu của con người.
b) Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ cơ sở vật chất của đời sống xã hội và những quy luật cơ
bản của quá trình vận động, phát triển của xã hội,đó là các quy luật:
-Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
+ Phương thức sản xuất
+ Lực lượng sản xuất
+ Quan hệ sản xuất
=> Quy luật này cho ta nhận thức, muốn xã hội phát triển trước hết phải thúc đẩy lực
lượng sản xuất và phát triển
- Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
+ Cơ Sở hạ tầng
+ Kiến trúc thượng tầng
2. Kinh tế chính trị Mác-Lênin
a.Học thuyết giá trị thặng dư:
Nội dung cơ bản của học thuyết: Sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định thì
tiền biến thành tư bản. Công thức lưu thông hàng hóa đơn giản là Hàng- Tiền –Hàng, nghĩa là
bán một hàng hóa đi để mua một hàng hóa khác. Phần tiền tăng thêm so với lúc đầu bỏ vào
gọi là giá trị thặng dư.
- Học thuyết giá trị là xuất phát điểm cho toàn bộ lý luận kinh tế của C.Mác. Bằng việc phân
tích hàng hóa, C.Mác đã vạch ra quan hệ giữa người với người thông qua trao đổi hàng hóa,
đó chính cơ sở của giá trị hàng hóa.
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, dùng để thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua
trao đổi mua bán. Hàng hóa có 2 thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của con người.
+ Giá trị trao đổi là 1 tỷ lệ, những giá trị này được sử dụng để trao đổi với những giá trị sử
dụng loại khác.
- Giá trị của hàng hóa là lượng lao động xã hội được đo bằng thời gian lao động xã hội cần
thiết của người sản xuất hàng hóa. Để trao đổi hàng hóa đó với nhau phải căn cứ giá trị xã
hội của hàng hóa đó.

⬄ Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác đã chỉ rõ nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư
cho nhà tư bản khi nhà tư bản thuê công nhân, tức mua được loại hàng hóa đặc biệt
là hàng hóa sức lao động.

- Mục đích của nhà tư bản là sản xuất giá trị thặng dư tối đa. Hai phương pháp thường được
sử dụng chủ yếu:
+ Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: thu được do kéo dài thời gian lao động, trong khi
năng xuất, thời gian, giá trị sức lao động không thay đổi.
+ Sản xuất giá trị thặng dư tương đối : là giá trị thặng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian
lao động tất yếu.
- Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật tuyệt đối, là cơ sở tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư
bản.
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, học thuyết giá trị thặng dư vẫn có giá trị. Nó
trang bị cho cả giai cấp công nhân và các chủ doanh nghiệp, từ đó quan tâm ứng dụng khoa
học - công nghệ hiện đại, không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao sức lao động... để tạo ra
nhiều giá trị thặng dư, vừa nâng cao thu nhập của mình, vừa mang lại lợi ích, xây dựng cơ sở
vật chất cho xã hội.

♦ Quy luật giá trị thặng dư chi phối các quy luật kinh tế khác, như: Quy luật lợi nhuận, lợi
nhuận bình quân, lợi nhuận siêu ngạch,... Đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn
của xã hội tư bản ngày càng sâu sắc, tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản.
♦ Nền kinh tế thế giới hiện nay đang có xu hướng dịch chuyển từ nền kinh tế công nghiệp
sang nền kinh tế tri thức. Với khát vọng tăng lượng giá trị thặng dư, các nhà đầu tư chuyển hướng
đối tượng kinh tế của mình sang tri thức, là chất xám của người lao động.
♦ Giá trị thu được từ nguồn nguyên liệu trong tự nhiên là hữu hạn, nhưng lượng giá trị thu
được từ hàm lượng tri thức của người lao động là vô hạn. Như vậy, chuyển đổi nề kinh tế công
nghiệp sang nền kinh tế tri thức không làm mất đi giá trị của học thuyết thặng dư.

b.Về chủ nghĩa tư bản độc quyền


- Khoa học, kỹ thuật phát triển -> lực lượng sản xuất phát triển.
- Sự chuyển đổi từ kỹ thuật cơ khí sang kỹ thuật điện + quá trình chuyển biến phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa.

⬄ Chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản
độc quyền.

- Lênin đưa ra 5 đặc điểm kinh tế cơ bản.


1. Sự tích tụ, tập trung sản xuất và tập trung tư bản với quy mô lớn.
2. Sự tích tụ và tập trung tư bản ngân hàng
3. Thủ đoạn xuất khẩu tư bản
4. Sự phân chia thị trường thế giới (về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền)
5. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ (thực chất là phân chia thế giới về kinh tế giữa các
cường quốc tư bản)
- (Sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền) là giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản
- (Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền) Thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển +
gắn với quá trình bốc lột chiếm lợi nhuận cao dưới nhiều hình thức.
- (Các mâu thuẫn xã hội vốn có, nhất là) mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất phát
triển mang tính xã hội hóa cao với chế dộ chiếm hữu tư nhân về tư liêu sản xuất.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động với giải cấp tư sản.
- Các cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài trầm trọng.
- Sự cạnh tranh kinh tế quyết liệt (giữa các nước tư bản hoặc giữa các nước tư bản với các
nước đang phát triển) là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến xung đột và chiến tranh, đe dọa hòa bình
và ổn định thế giới.
⬄ Lý luận chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn có giá trị trong chủ nghĩa xã hội, nhất là
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
⬄ (Việc tập trung sản xuất và tập trung vốn với quy mô lớn) Giúp cho việc ứng dụng
khoa học-công nghệ hiện đại, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, cạnh tranh doanh
nghiệp và cạnh tranh quốc gia.

3. Chủ nghĩa xã hội khoa học


(Theo Các Mác Chủ nghĩa xã hội khoa học là kết quả tất nhiên của sự vật, vận dụng thế giới
quan, phương pháp luận triết học và kinh tế chính trị Mác Lênin và việc nghiên cứu làm sáng
tỏ những quy luật khách quan của quá trình CM XHCN)
a) Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã dùng khái niệm Giai cấp công nhân, giai cấp vô
sản, giai cấp công nhân hiện đại để chỉ lực lượng những người lao động không phải chủ sở
hữu của tư liệu sản xuất:
- Phải bán sức lao động nhận tiền lương;
- Tạo ra giá trị thặng dư làm giàu cho nhà tư bản xã hội;

Giai cấp công nhân ra đời cùng với sự phát triển của nền sản xuất

Tuy nhiên, ngày nay Khái niệm giai cấp công nhân được mở rộng:
- Là một lực lượng xã hội to lớn
- Gồm những người lao động chân tay và trí óc
- Làm công hưởng lương
Đặc điểm giai cấp công nhân:
- Đại diện cho lực lượng sản xuất
- Trong đấu tranh: Có tinh thần cách mạng
- Trong hệ sản xuất: Có tính chất chuyền công nghiệp
- Trong sản xuất công nghiệp và KHCN: Có tính chất quốc tế.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
- Là giai cấp tiên phong đi đầu Xã hội chủ nghĩa
- Xóa bỏ chế độ tư bản CN
- Xây dựng kinh tế - xã hội XHCN & Cộng sản chủ nghĩa
Kinh tế:
- Đại diện phương thức sản xuất
- Nhân tố hàng đầu của lực lượng SX

Do không có tư liệu sản xuất nên bán sức lao động cho nhà tư bản để sống

Tuy nhiên:
- Xóa bỏ chế độ tư bản CN
- Xóa bỏ chế độ áp bức bốc lột
- Xây dựng XH mới (XHCN)

Trở thành chủ đất nước, xóa bỏ chế độ áp bức bất công và nghèo nàng lạc hậu.
Chính trị:
- Chống lại giai cấp tư sản
- Giành lấy chính quyền
- Tổ chức xây dựng chế độ mới: Chế độ XHCN & Cộng sản CN
Văn hóa, tư tưởng:
- Cải tạo lại tư tưởng của XH cũ
- Xây dựng hệ tư tưởng của CN Mác-Lênin
- Xây dựng nền văn hóa mới
- Xây dựng con người theo XHCN (đạo đức, lối sống)
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân hiện nay:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Xây dựng Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
- Xây dựng Chủ nghĩa XH & chủ nghĩa Cộng sản
Tất yếu Hình thành chính đảng của giải cấp công nhân:
- Giai cấp công nhân đấu tranh với tư sản
- Sự thất bại của phong trào công nhân
- Sự kết hợp CN Mác – Lênin và phong trào công nhân

Đó là quy lực chung ra đời của đảng cộng sản – chính đảng của giai cấp công nhân ở các
nước tư bản phát triển

Chủ nghĩa Mác – Lênin khẳng định:


- Có tổ chức chặt chẽ
- Xây dựng vững mạnh về (chính trị, tư tưởng, và tổ chức)
- Lãnh đạo giai cấp công nhân tự giác nhận thức rõ (mục tiêu, con đường, biện pháp
đấu tranh)
- Đấu tranh xóa bỏ chế độ XH cũ
- Xây dựng chế độ XH mới (xã hội Chủ nghĩa, và Cộng sản Chủ nghĩa)

b. Cách mạng xã hội chủ nghĩa:


+ Là cuộc cách mạng chính trị
+ Do giai cấp công nhân lãnh đạo
+ Thiết lập hệ thống chính trị của mình để cải tạo xã hội cũ
- Cách mạng XHCN do mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa
cao. Về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản
- Động lực của cách mạng XHCN là khối đại đoàn kết, liên minh công nông, trí thức và các
tầng lớp khác do giai cấp công nhân lãnh đạo.
- Trên lĩnh vực chính trị:
+ ĐCS lãnh đạo giai cấp công nhân và các lực lượng nhân dân lao động đấu tranh lật đổ
chính quyền tư sản.
+ Thiết lập quyền lực chính trị về tay mình.
+ Xây dựng kiến trúc thượng tầng
+ Hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Trên lĩnh vực kinh tế:
+ Trọng tâm là phát triễn lực lượng sx
+ Tiến hành công nghiệp hóa
+ Nâng cao nâng xuất lao động
+ Xây dựng quan hệ sản xuất
+ Xây dựng và phát huy quyền làm chủ của ng lđ đối vs tư liệu sx
+ Cải thiện đời sống nhân dân
- Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa:
+ Giáo dục cnxh Mác-Leenin trở thành hệ tư tưởng chủ đạo
+ Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
+ Phát triễn giáo dục-đào tạo, khoa học công nghệ,vh nghệ thuật, thông tin và truyền
thông, các thiết chế văn hóa
+ Phát huy truyền thống quý báo của dân tộc, tiếp thu tinh hoan văn hóa, xd con người
mới,đạo đức lối sống mới xã hội chủ nghĩa

c. Sự phát triển của hình thái KT-XH cộng sản chủ nghĩa
Giai đoạn phát triển hình thái của kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa có 2 giai đoạn:
- Theo Mác và Ph.Awngghen thì khẳng định hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa phát
triển từ thấp lên cao;
+ Giai đoạn đầu xã hội chủ nghĩa: là giai đoạn thấp về hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa, làm theo năng lực hưởng theo lao động, còn mang nhiều dấu vết của xã hội
cũ (xã hội tư bản).
+ Giai đoạn cao cộng sản chủ nghĩa: là giai đoạn cao về hình thái kinh tế xã hội cộng sản
chủ nghĩa, lao động trở thành nhu cầu, nguyên tắc phân phối: làm theo năng lực hưởng
theo yêu cầu
Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa có 1 thời kỳ Cách mạng trên mọi
lĩnh vực, gọi là thời kỳ quá độ.
- Đặc điểm thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội tồn tại đang xen những
yếu tố xã hội cũ và những nhân tố mới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.
Cần có thời kỳ quá độ để giai cấp công nhân và nhân dân lao động lãnh đạo xây dựng, từng
bước phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội sẽ phụ thuộc vào trình độ phát triển của
mỗi nước và xu thế thời đại.
- Mác nhấn mạnh về lực lượng sản xuất công cụ, khoa học kỹ thuật, trong đó người lao động
đóng vai trò quan trọng.
- Theo lý luận của Các Mác, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa đó
là quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế xã hội.
- Theo quan điểm của Lênin: thì những nước kém phát triển có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa
xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, cần có sự lãnh đạo của ĐCS, sự đoàn
kết dân tộc mới thực hiện được bước quá độ đó.
+ Ông cho rằng qua việc kế thừa quan điểm Mác và Ph.Ăngghen về hình thái phát triển
kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa qua những cơn đau kéo dài để chỉ thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
+ Về Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa: có nền công nghiệp phát triển hiện
đại, có chế độ về tư liệu sx, không còn áp bức bốc lột người lao động. Có nền văn hóa
mới tiên tiến, phong phú, đa dạng
+ Về giai đoạn cao xã hội cộng sản chủ nghĩa: Lực lượng sx với KH kỹ thuật phát triển
rất cao. Con người phát triển toàn diện, người dân làm chủ ở mức độ rất cao.
-Thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội cộng sản chủ nghĩa cải biến toàn
diện và triệt để trên tất cả các lĩnh vực về Chính trị, Kinh tế, văn hóa, xã hội.
- Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội:
.1 là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, tạo điều kiện để con
người phát triển toàn diện
.2 Là do nhân dân lao động làm chủ.
. 3 Là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công
hữu về tư liệu sx chủ yếu
.4 là có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân
.5 là có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của văn hóa dân
tộc
. 6 là đảm bảo bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu nghị, hợp tác
với nhân dân các nước trên thế giới

III. VAI TRÒ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, KIM CHỈ NAM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
1. Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin
Có bao nhiêu quốc gia trên thế giới theo chế độ xhcn? Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Cuba
- Chủ nghĩa Mác-Leenin đã lan rộng trên toàn thế giới và trở thành học thuyết phổ biến trong phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc
- Với vai trò là kim chỉ nam cho hành động, các đảng cộng sản đều lấy chủ nghĩa Mác-Leenin làm
cơ sở thế giới quan, phương pháp luận nhìn nhận, giải thích xã hội, tìm ra con đường, lực lượng,
phương pháp lãnh đạo phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân để thực hiện hóa mục tiêu
lí tưởng của mình.
- Ngay từ khi năm 1930 đảng ta đã khẳng định nền tảng tử tưởng cua đảng là chủ nghĩa Mác-
Leenin. Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (1991) đảng đã bổ sung tư tưởng HCM vào nền
tảng tư tưởng và khẳng định: “Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng HCM là nền tảng tư tưởng kim chỉ
nam cho hành động của đảng, hiến pháp 2013 và nhiều văn kiện các kỳ đại hội đảng đều khẳng
định: “Đảng lấy CN Mác-lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, sự khảng định đó
phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam qua 90 năm dưới sự lãnh đạo của đảng”
- Hiện nay các thế lực thù địch đang ra sức phá hoại, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng
HCM, công kích nền tảng tư tưởng của đảng ta, hòng làm giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh
dạo của nhà nước. Trước tình hình đó, việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng và đấu tranh phản
bác quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong bảo vệ đảng nhà
nước nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
2. Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của các Đảng cộng
sản
Chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của các Đảng cộng sản
trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc
- Là hệ tư tưởng, là cơ sở lý luận của các Đảng Cộng Sản trong việc hoạch định cương lĩnh,
đường lối lãnh đạo cách mạng.
- Là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, là hệ tư tưởng chủ đạo trong các hoạt động tinh
thần của xã hội
- Định hướng chủ đạo trong tư duy mỗi người
- Giúp mỗi Đảng mỗi người cách nhìn nhận, giải thích xã hội, tìm ra con đường, lực lượng,
phương pháp con đường cải tạo nó.

You might also like