You are on page 1of 53

KTCT – MID NOTES

Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của
KTCT Mác – Lênin
Có 5 hình thái kinh tế - xã hội:
Công xã nguyên thủy, Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa, Xã hội
cộng sản
Có 4 kiểu nhà nước:
Chủ nô, Phong kiến, Tư sản, Xã hội chủ nghĩa
1. Khái quát sự hình thành và phát triển của KTCT
Kinh tế chính trị: một môn khoa học kinh tế có mục đích nghiên cứu là tìm ra
các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động
kinh tế của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của xã
hội
2. Sự hình thành và phát triển của KTCT Marx – Lenin
Thuật ngữ Kinh tế chính trị được sử dụng lần đầu bởi Antonio Montchretien
(1575 – 1621) trong cuốn: Chuyên luận về kinh tế chính trị. Ông cho rằng sức
mạnh nhà nước gắn với sự giàu có quốc gia.
Kinh tế (economy)
+ Economy có nguồn gốc từ chữ Oikonomia trong tiếng Hy Lạp nghĩa là quản
lý gia đình
+ Kinh tế (góc độ quốc gia): là toàn bộ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao
đổi, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của một cộng đồng, một quốc gia trong một
khoảng thời gian
Chính trị: theo tiếng Hán cổ:
Chữ Chính (đang bổ sung từ Hán) gồm 2 phần: bên trái là chữ chính có nghĩa
là ngay thẳng, bên phải là bộ phác hàm ý hành động. Vậy theo từ nguyên,
chính có nghĩa là: làm cho ngay thẳng
Chữ Trị cũng gồm 2 phấn: bên trái bộ thủy là nước bên phải là phần âm để đọc
là trị. Theo nghĩa đen, trị có nghĩa là dùng thuốc chữa bệnh và chữ trị thuộc bộ
thủy là vì lúc ban sơ, người Trung Hoa đã dùng thuốc bằng các loại thảo mộc
nấu trong nước để uống chữa bệnh. Về sau chữ trị được mở rộng ra và mang
nội hàm trừng phạt để loại bỏ những cái xấu xa, hủ bại làm lành mạnh xã hội.
Theo nghĩa gốc: Chính trị nói chung là việc làm cho xã hội ngay thẳng lành
mạnh
Trong tiếng Anh, chính trị là “Politics”. Từ này bắt nguồn từ một từ tiếng Hy Lạp,
“Polis”, nghĩa là thành bang, phát triển thành “Pilitics”- “Chuyện của thành
bang”, “những gì liên quan tới thành bang”

• Platon: Chính trị là nghệ thuật cung đình, là nghệ thuật cai trị.
• Aristotle: Chính trị là hình thức giao tiếp cao nhất của con người; con
người là động vật chính trị.
1. Chính trị là quá trình ra chính sách công, tức là các chính sách của
chính quyền
2. Chính trị là việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước, do các Đảng
phái, tổ chức chính trị và các cá nhân là chính trị gia thực hiện.
3. Chính trị là những gì diễn ra trong “lĩnh vực công”.
4. Chính trị là việc gây ảnh hưởng lên người khác.
Kinh tế chính trị là một ngành khoa học gắn với chính khách hay nhà lập pháp
hướng tới hai mục tiêu, thứ nhất là tạo nguồn thu nhập dồi dào và sinh kế
phong phú cho người dân, hay chính xác hơn là tạo điều kiện để người dân tự
tạo thu nhập và sinh kế cho bản thân mình, thứ hai là tạo ra khả năng có được
nguồn ngân sách đầy đủ cho nhà nước hay toàn bộ nhân dân để thực hiện
nhiệm vụ công. Kinh tế chính trị hướng tới làm cho cả người dân cũng như
quốc gia trở nên giàu có.
KTCT: 2 thời kỳ gồm Thời cổ đại – cuối TK XVIII và Từ sau TK XVIII đến nay

So sánh ưu, nhược điểm giữa phái trọng thương, phái trọng nông?

Trường phái KTCT Ưu điểm Nhược điểm


CN Trọng thương (XV – - Đối tượng nghiên cứu: - Chưa hiểu đúng về
Cuối XVII) lưu thông nguồn gốc của sự giàu
- Giải thích hiện tượng có, về lợi nhuận trong
kinh tế bằng lý luận thương mai
- Đề cao vai trò của - Chưa nêu lên bản chất
thương mại – TMQT bên trong của hiện
- Nhận thức vai trò của tượng kinh tế
Nhà nước
CN Trọng nông (Giữa TK - Đối tượng nghiên cứu: - Chỉ coi là NN là ngành
XIII Pháp) sản xuất nông nghiệp sx duy nhất, là nguồn
- LĐ nông nghiệp là LĐ gốc của giàu có, chưa
có ích ra SP thặng dư thấy vai trò quan trọng
cho XH của CN
- Quy luật khách quan - Chưa thấy MQH sản
chi phối hoạt động của xuất và lưu thông
con người
Tư sản cổ điên Anh - Đối tượng nghiên cứu: - LĐ khai thác vàng bạc
(Giữa TK XVII) sản xuất mới là lao động tạo ra
- Lý thuyết “bàn tay vô giá trị
hình” - Giá trị: tiền công, lợi
nhuận, địa tô
- Lý luận giá trị - lao - Tiền lương là giá cả
động của lao động
- Lợi nhuận sinh ra từ
chi phí sx
- Chưa hiểu mâu thuẫn
giữa GTSD và GT

Những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa trọng thương


1. Về tiện tệ: tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải, do đó mục đích chính
trong chính sách kinh tế của mỗi nước là phải làm gia tăng khối lượng tiền tệ.
Mỗi quốc gia càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có, còn hàng hóa chỉ là
phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ.
2. Về ngoại thương: CN trọng thương xuất phát từ chỗ cho rằng tiền tệ (vàng
bạc) chỉ có thể gia tăng qua các hoạt động thương nghiệp. Nội thương là hệ
thống là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là ống bơm → Hạn chế NK, tăng
cường XK → phát triển ngành công nghiệp + ủng hộ chính sách thuế quan và
bảo hộ mậu dịch
3. Về cơ chế quản lý kinh tế: đề cao vai trò của nhà nước
Ưu điểm và hạn chế của chủ nghĩa trọng thương?
Tích cực:
+ Lần đầu tiên trong lịch sử, CN trọng thương giúp mọi người thoát khỏi cách
giải quyết các vấn đề kinh tế bằng các giáo lý đạo đức, các lý thuyết tôn giáo
thần học.
+ Đưa ra được cương lĩnh của giai cấp tư sản Châu Âu trong thời kỳ tích lũy
ban đầu.
+ CN trọng thương đã đưa ra tuyên ngôn hướng vào việc phát triển hệ thống
công trường thủ công và lần đầu tiên trong lịch sử thế giới đã cố gắng nhận
thức CNTB, giải thích các quá trình kinh tế dưới góc độ lý luận dựa trên cơ sở
các thành tựu khoa học.
Hạn chế:
+ Chỉ là sự mô tả các hiện tượng chưa đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong của
nó. Ví dụ: chỉ thấy vấn đề lưu thông, không thấy được sản xuất là gốc và cũng
chưa thấy được mối liên hệ giữa sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng.
+ Hệ thống các luận điểm kinh tế chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm thực tế.
Những bước tiến bộ của trọng nông so với trọng thương
1. Chủ nghĩa trọng nông đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông
sang lĩnh vực sản xuất, tìm nguồn của của cải và sự giàu có của xã hội từ lĩnh
vực sản xuất
2. Giá trị hàng hoá có trước khi đem trao đổi, còn lưu thông và trao đổi không
tạo ra giá trị
3. Đặt nền móng đầu tiên cho nghiên cứu về “tái sản xuất xã hội”
Những hạn chế của trọng nông
1. Chỉ coi nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, là nguồn gốc của sự giàu
có, chưa thấy vai trò quan trọng của công nghiệp
2. Chưa thấy mối quan hệ thống nhất giữa sản xuất và lưu thông.
3. Chủ nghĩa tư bản thông qua các phạm trù: sản phẩm thuần tuý, tư bản, lao
động sản xuất, kết cấu giai cấp... nhưng lại chưa phân tích được những khái
niệm cơ sở như: hàng hoá, giá trị, tiền tệ, lợi nhuận.
Khái quát sự hình thành và phát triển của KTCT
Từ sau TK XVIII – nay:
- KTCT Mác – Lênin
- Lý thuyết kinh tế tâm lý, hành vi của KTCT tư sản cổ điển Anh (KTCT tầm
thường)
- KTCT tiểu tư sản
- Lý thuyết kinh tế của các nhà tư tưởng XHCN không tưởng
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của KTCT Mác – Lênin
Mục đích nghiên cứu của KTCT Mác – Leenin là nằm tìm ra các quy
luật kinh tế chi phối sự vận động và phát triển của phương thức sản
xuất
Quy luật kinh tế → Tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí
con người
Chính sách kinh tế → Là sản phẩm chủ quan của con người
Phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Leenin:
+ Kết hợp lịch sự và lôgic
+ Gạt bỏ các mặt ngẫu nhiên
+ Tiếp cận, nghiên cứu bản chất, cái phổ biến. Đi từ trừu tượng đến
cụ thể tìm ra những mối liên hệ bản chất

4. Chức năng của KTCT Mác – Lênin


Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham
gia thị trường
I. Lý luận của C.Mác về SXHH và hàng hóa
1. Sản xuất hàng hóa
Khái niệm: Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó,
những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán
Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa
Thứ 1: Phân công lao động xã hội
Là sự phân chia lực lượng lao động xã hội thành những ngành, những nghề
chuyên môn hóa khác nhau, sản xuất những sản phẩm khác nhau.
Tại sao PCLĐ (phân công lao động) xã hội cở sở ra đời kinh tế hàng hóa?
PCLĐ xã hội → chuyên môn hóa LĐ mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài
loại sản phẩm nhất định
Song nhu cầu cao người cao
→ liên hệ phụ thuộc vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau → là cơ sở của
kinh tế hàng hóa
Thứ 2: Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Ưu thế của sản xuất hàng hóa
- Khai thai hiệu quả về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng vùng,
từng địa phương
- Nâng cao năng suất lao động
- KHCN phát triển
- Mở cửa giao lưu KT TG
Mặt trái của kinh tế hàng hóa? → Với sự tồn tại của hai điều kiện (chả bik), kinh
tế hàng hóa còn tồn tại và phát triển nên không thể dùng ý chí chủ quan xóa bỏ
2. Hàng hóa
Khái niệm

Hai thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa, nó có thể thỏa mãn như cầu nào
đó của con người
Giá trị sử dụng của hàng hóa có các đặc trưng:
- Do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định
- Có thể có một hoặc nhiều công dụng, ngày càng phong phú, đa dạng và hiện
đại
Giá trị thông qua giá trị trao đổi, giá trị là lao động của người sản xuất kết tinh
trong hàng hóa
Đặc trưng của giá trị hàng hóa:
- Là một phạm trù lịch sử gắn với sản xuất hàng hóa
- Biểu hiện QHSX xã hội, tức là những mối quan hệ kinh tế giữa những người
sản xuất hàng hóa
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: lao động cụ thể và lao động
trừu tượng
Lao động cụ thể: lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những ngành
nghề chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng,
phương pháp, phương tiện, và kết quả riêng
3. Tiền tệ
a. Nguồn gốc và bản chất của tiền
Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản
phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao.
Giá trị sử dụng của hàng hóa này là hình thức biểu hiện của hàng hóa kia. Đây
là hình thái sơ khai, giản đơn
Hình thái mở rộng:
một hàng hóa có thể trao đổi với nhiều hàng hóa khác nhau
Hình thái chung
- VD: 1 cái rìu =
hoặc 20 kg thóc = 1 con cừu
hoặc 3 m vải =
Hình thái tiền tệ
Ví dụ:
1 cái rìu
hoặc 20 kg thóc = 0,2 phân vàng
hoặc 3 m vải …
Nghĩa là vật ngang giá chung được cố định lại ở một hàng hóa độc tôn và phổ
biến.
- Lúc đầu có nhiều hàng hóa đóng vai trò tiền tệ: mai rùa, vỏ sò… Khi con người
khai thác được kim loại, thì kim loại đóng vai trò tiền tệ và cuối cùng là vàng và
bạc
- Trong lưu thông, tiền vàng và bạc tỏ ra không thuận tiện, nên được thay bằng
tiền giấy.
→ Tiền về bản chất là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát
triển của SX và trao đổi hàng hóa, đóng vai trò làm vật ngang giá chung trong
trao đổi.
→ Tiền tệ là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa, phản ánh lao động xã hội
và mối quan hệ giữa những người SX và trao đổi.
Giá trị của một đơn vị hàng hóa = lương tiền nhất định → giá cả
Giá cả hàng hoá chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố: giá trị của hàng hoá, mức
độ khan hiếm của hàng hoá, cung – cầu về hàng hoá, đầu cơ, giá trị của đồng
tiền…
b. Chức năng của tiền
Thước đo giá trị:
Tiền tệ được dùng để biểu hiện và đo giá trị của hàng hóa.
Để đo giá trị thì tiền phải có giá trị - đó là tiền vàng
Phương tiện lưu thông
- Tiền tệ đóng vai trò trung gian làm vật ngang giá chung trong trao đổi hàng
hóa.
- Công thức của lưu thông hàng hóa: H -T- H.
Phương tiện thanh toán
Sản xuất và trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển việc mua bán chịu ngày
càng tăng nên tiền giữ chức năng thanh toán, tiền chi trả khi công việc đã hoàn
thành như trả lương, tiền mua bán chịu, nộp thuế…
Phương tiền cất trữ
Tiền là phương tiện cất trữ vì nó là đại biểu cho mọi của cải khác. Tiền được
cất trữ là tiền được rút ra khỏi lưu thông.
Cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Chỉ có tiền vàng, tiền bạc đủ giá
trị mới làm chức năng cất trữ.
Tiền tệ thế giới
Sản xuất ngày càng phát triển, quan hệ mua bán ngày càng được mở rộng ra
phạm vi toàn thế giới, tiền tệ lúc này xuất hiện chức năng mới, chức năng tiền
tệ thế giới, nghĩa là thanh toán quốc tế.
4. Dịch vụ và quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa
thông thường ở điều kiện ngày nay
a. Dịch vụ
Dịch vụ là các hoạt động lao động của con người được thực hiện trong các sản
phẩm vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu người có nhu cầu về dịch vụ đó
Đặc điểm HH Dịch vụ
- Không tách rời nhà cung cấp dịch vụ
-Quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời.
- Không thể cất trữ
- Tạo ra lợi ích nhưng không bao gồm sở hữu
Quan hệ trao đổi trong trường hợp một số yếu tố khác hàng hóa thông thường
ở điều kiện ngày nay
Ngày nay hình thành những yếu tố mua bán không hoàn toàn do hao phí lao
động mà có
=> Hàng hóa đặc biệt
Đặc trưng: có giá trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán nhưng lại
không do hao phí lao động trực tiếp tạo ra như các hàng hóa thông thường
khác.
Quyền sử dụng đất
Giá cả quyền sử dụng đất tăng cao do tính khan hiếm của bề mặt vỏ trái đất và
trình độ phát triển của LLSX
Sự giàu có nhờ buôn bán đất đai làm cho người ta lầm tưởng về bản chất của
hoạt động mua bán này
Quyền sử dụng đất được mua - bán => do đó có giá cả. Giá cả đất đai không
phản ánh giá trị của quyền sử dụng đất, mà phản ánh mối quan hệ giữa con
người với nhau khi thấy được sự khan hiếm đất.
Trong việc mua bán đất đai, thực chất là tiền từ túi người này chuyển sang túi
người khác. Tiền làm phương tiện thanh toán. Giá trị không phát sinh từ mua
bán đất đai. Sự giàu có là do chênh lệch giá
Chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ có giá
=>Vì vậy, người ta không mua bán các loại chứng khoán mà không gắn với một
chủ thể sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
=> chứng khhoán, chứng quyền là loại yếu tố phái sinh, đại diện, có tính hàng
hóa nhưng bản thân chúng không phải là hàng hóa như hàng hóa thông
thường
II. Thị trường và nền kinh tế thị trường
1. Thị trường
a. Khái niệm và vai trò của thị trường
Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàn hóa
giữa các chủ thể kinh tế với nhau
Theo nghĩa rộng, là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán
hàng hóa trong xã hội, được hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã
hội nhất định

Căn cứ vào tính chuyên biệt của thị trường: thị trường chứng khoán, thị trường
khoa học công nghệ, thị trường lao động…
Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành: thị trường tự do, thị trường có điều
tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tran không hoàn hảo (độc
quyền).

b. Cơ chế thị trường và nền KTTT


Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang đặc tính tự điều chỉnh
các cân đối của nền kinh tế theo yêu cầu của các quy luật kinh tế
Dấu hiệu: giá cả hình thành tự do
Nền KTTT là nền kinh tế được vận hành theo CCTT. Đó là nền KTHH phát triển
cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường,
chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
Ưu thế của KTTT
- Kích thích đổi mới, sáng tạo
- Thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người
- Phát huy tốt nhất tiềm năng các chủ thế, vùng miền và, quốc gia
c. Một số quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường
1. Quy luật giá trị
-ND: sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội
cần thiết.
Yêu cầu:
+ Hạ thấp hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội
cần thiết.
+ Trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở.
Biểu hiên hoạt động của quy luật:
1. Cung = Cầu → Giá cả = Giá trị
2. Cung > Cầu → Giá cả < Giá trị
3. Cung < Cầu → Giá cả > Giá trị
- Tác động:
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
+ giá cả > giá trị.
→ hàng hóa sản xuất có lãi → kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để
tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.
+ giá cả < giá trị.
→ hàng hóa sản xuất ra không có lãi → ngừng hoặc giảm sản xuất.
+ Giá cả bằng với giá trị → việc sản xuất phù hợp với yêu cầu xã hội
+ Điều tiết lưu thông: Dòng chảy của hàng hóa từ nơi giá thấp đến nơi giá cao,
từ nơi có nhiều hàng đến nơi có ít hàng.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất để tăng năng suất lao
động.

Tác động của quy luật giá trị


Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo
một cách tự nhiên
2. Quy luật cung – cầu
Là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung (bên bán) và cầu (bên mua)
hàng hóa trên thị trường
- Cầu là số lượng hàng hóa mà nguời mua sẵn sàng và có khả năng mua ở các
mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nhân tố tác động đến lượng cầu: Giá cả, thu nhập, thị hiếu, kỳ vọng…
- Cung là số luợng hàng hóa mà nguời bán sẵn sàng và có khả năng bán ở các
mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nhân tố tác động đến lượng cung: Giá cả, giá cả yếu tố đầu vào, công nghệ,
kỳ vọng…
Cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
Cung – cầu tác động lẫn nhau:
Cầu tăng => mở rộng SX => cung tăng
Cầu giảm => SX giảm => cung giảm
Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả:
Cung = cầu → giá cả = giá trị
Cung > cầu → giá cả < giá trị
Cung < cầu → giá cả > giá trị
Giá cả ảnh hưởng tới cung – cầu:
Giá cả tăng: cung tăng → cầu giảm
Giá cả giảm: cung giảm → cầu tăng

c. Một số quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường


3. Quy luật lưu thông tiền tệ
- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu
thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.
- Khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông = tổng số giá cả hàng hóa / số vòng
quay của đồng tiền cùng loại.
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong
một thời gian nhất định
Biểu hiện
sự tăng lên của chỉ số vật giá (CPI) hoặc sự mất giá của đồng tiền.
Phân loại:
Dựa vào tốc độ tăng giá có thể chia lạm phát thành các loại:
+ Lạm phát vừa phải
+ Lạm phát phi mã
+ Siêu lạm phát
Nguyên nhân lạm phát:
+ Lạm phát cầu kéo.
+ Lạm phát chi phí đẩy.
+ Lạm phát tiền tệ.
- Hậu quả của lạm phát: Đại khủng hoảng tài chính toàn cầu
4. Quy luật cạnh tranh
Quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế
giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Cạnh tranh là sự ganh đua giữ những chủ thể kinh tế với nhau nhằm có được
ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó thu được lợi ích tối đa
2. Vai trò của một số chủ thể chính tham gia thị trường
a. Người sản xuất
Nhà sản xuất, đầu tư, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trực tiếp tạo ra của cải vật
chất.
Quan tâm đến nhu cầu hiện tại và nhu cầu tương lai với mục tiêu lợi nhuận tối
đa
Thực hiện 3 nội dung:
Cái gì? Bao nhiêu? Như thế nào?
b. Người tiêu dùng
Là người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng.
Tiêu dùng tạo ra nhu cầu nên nó ảnh hưởng tới mục đích và định hướng của
sản xuất
c. Các chủ thể trung gian trong thị trường
Nguyên nhân?
Vai trò?
d. Nhà nước
Vai trò?
Công cụ?

Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền KTTT


I. Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư
1. Nguồn gốc của giá trị thặng dư
2. Hàng hóa sức lao động
Sức lao động: tổng thể những năng lực tồn tại trong mỗi con người
mà có thể mang ra sử dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng
nào đó
3. Sự sản xuất giá trị thặng dư
Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá trình tạo
ra và làm tăng giá trị. Để có được giá trị thặng dư, nền sản xuất xã hội
phải đạt trình độ nhất định.

Sự sản xuất giá trị thặng dư


Lưu ý, trên thực tế nền KTTT:
- Hợp đồng lao động thường không phản ánh đầy đủ lượng giá trị
sức lao động.
- Nếu thuê người quản lý doanh nghiệp thì giá trị mới cũng do
hao phí lao động của người làm thuê mà có.
- Người mua hàng hóa sức lao động cũng hao phí lao động phức
tạp dưới dạng quản lý.
4. Tiền công
Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động
Về bản chất tiền công chính là hao phí sức lao động của người lao
động làm thuê tạo ra
Hình thức: theo sản phẩm hoặc theo thời gian
Các loại: tiền công danh nghĩa và thực tế

Chu chuyển tư bản


Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được lặp đi lặp lại một cách
có định kỳ và đổi mới theo thời gian
Chu chuyển tư bản đo lường bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ
chu chuyển
Tốc độ chu chuyển tư bản
Tốc độ chu chuyển tư bản là số lần mà một tư bản ứng ra dưới một
hình thái nhất định quay trở về dưới hình thái đó cùng với giá trị thặng
dư trong một đơn vị thời gian nhất định.

Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá
trị sản phẩm, tư bản chia thành TB cố định và TB lưu động
Khối lượng giá trị thặng dư:
Là lượng giá trị thặng dư bằng tiền mà nhà tư bản thu được
M = m’.V
Trong đó:
M: khối lượng giá trị thặng dư
m’: tỷ suất giá trị thặng dư
V: tổng tư bản khả biến
→ M phản ánh quy mô giá trị thặng dư mà chủ sở hữu TLSX thu được
Bài tập:
Một doanh nghiệp tư bản có 200 công nhân, trong một tháng SX
được 25.000SP với chi phí tư bản bất biến là 500.000USD. Giá trị sức
lao động của mỗi công nhân là 500USD. Tỷ suất giá trị thặng dư là
200%.
Xác định giá trị của một đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó.
Giá trị hàng hóa: W=c+v+m
Ta có: tư bản bất biến (c) là: 500.000USD
Tư bản khả biến (v) là: 500USD x 200 = 100.000USD
M = m’.V = 200% x 100.000 = 200.000USD
 Giá trị của một đơn vị sản phẩm là:
W= ( 500.000 + 100.000 + 200.000)/25.000 = 32 USD
Giá trị hàng hóa: W=c+v+m
Ta có: tư bản bất biến (c) là: 500.000USD
Tư bản khả biến (v) là: 500USD x 200 = 100.000USD
M = m’.V = 200% x 100.000 = 200.000USD
 Giá trị của một đơn vị sản phẩm là:
W= ( 500.000 + 100.000 + 200.000)/25.000 = 32 USD
- Tái SX?
Là quá trình SX được lặp đi lặp lại thường xuyên và phục hồi không
ngừng.
- Phân loại ?
+ Căn cứ theo phạm vi: TSX cá biệt
TSX xã hội
+ Căn cứ theo qui mô: TSX giản đơn
TSX mở rộng

TSX mở rộng là sự lặp lại quá trình sản xuất với quy mô và trình độ
ngày càng tăng lên
+ TSX mở rộng theo chiều rộng
là mở rộng qui mô SX do tăng thêm các yếu tố đầu vào của sản xuất
nhờ đó tăng thêm khối lượng sản phẩm.
+ TSX mở rộng theo chiều sâu ?
là sự tăng thêm khối lượng sản phẩm do tăng chất lượng, tăng đầu
tư vào các yếu tố sản xuất, làm tăng năng suất lao động.
Bản chất của tích lũy tư bản
- Thực chất: chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay
là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.
- Động cơ: tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư.
- Nguồn gốc: giá trị thặng dư - lao động không công của người công
nhân

Hệ quả của tích lũy tư bản


1. Tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản
Cấu tạo hữu cơ tư bản (c/v) là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu
tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư
bản.
Cấu tạo kỹ thuật: là tỷ lệ giữa số lượng TLSX và số lượng sức lao động
sử dụng những TLSX đó trong quá trình sản xuất.

2. Tăng tích tự và tập trung tư bản


Tích tụ tư bản
Là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá
trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó
Tập trung tư bản
là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất
những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt
khác lớn hơn
Thứ ba, tích lũy tư bản không ngừng làm tăng chênh lệch giữa thu
nhập của người lao động làm thuê cả tương đối lẫn tuyệt đối

II. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường
1. Lợi nhuận
Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất TBCN là chi phí mà nhà TB bỏ ra để sản xuất hàng
hóa. Ký hiệu: k
k=c+v
Khi xuất hiện chi phí sản xuất thì G = c + v + m =>
G=k+m
Bản chất lợi nhuận
khi bán hàng hóa, nhà tư bản không những bù đắp đủ số chi phí đã
ứng ra mà còn thu được số chênh lệch bằng giá trị thặng dư. Số
chênh lệch này C.Mác gọi là lợi nhuận. Ký hiệu là p
Khi đó, giá trị hàng hóa được viết là: G = k + p
Từ đó, p = G – k.
P là số tiền lời mà nhà TB thu được do có sự chênh lệch giữa giá trị
hàng hóa và chi phí tư bản bỏ ra
P = doanh thu – chi phí
=> Giá trị thặng dư là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang
hình thái chuyển hóa là lợi nhuận.
Tức lợi nhuận chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề
mặt nền KTTT
2. Tỷ suất lợi nhuận và các nhân tố ảnh hướng đến tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận và toàn bộ giá trị
của tư bản ứng trước.
Ký hiệu là p’ và được tính theo công thức:
P’ = P/(c +v) x 100%
Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi đầu tư tư bản.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận
Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư.
Thứ hai, cấu tạo hữu cơ tư bản.
Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản
Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến
Thứ nhất, tỷ suất giá trị thặng dư: m’ càng cao => p’ càng lớn và
ngược lại.
Ví dụ: Nếu cơ cấu giá trị HH là: 800c+200v+200m
 m'=100% và p'=20%.
Nếu cơ cấu GTHH là: 800c+200v+400m.
 m'=200% và p'=40%.
=> Biện pháp nâng cao m’ cũng là nhằm nâng cao p’
Thứ hai, cấu tạo hữu cơ tư bản.
- Trong điều kiện m’ không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ TB càng cao => p’
càng giảm và ngược lại.
Ví dụ:
Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 7/3 => W = 70c + 30v + 30m và p' = 30%
Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là 8/2 => W = 80c +20v + 20m và p' =
20%.
Thứ ba, tốc độ chu chuyển của tư bản
Nếu TĐCCTB càng lớn ===> tần suất sản sinh ra m trong năm càng
nhiều lần ===>m tăng lên ===> p’ cũng tăng theo.
Thứ tư, tiết kiệm tư bản bất biến
Trong điều kiện m’ và v không đổi, nếu c càng nhỏ => p’ càng lớn
4. Lợi nhuận bình quân
Khái niệm: Lợi nhuận bình quân được hình thành do cạnh tranh giữa
các ngành
Sự tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác
=> thay đổi tỷ suất lợi nhuận bình quân. Sự tự do di chuyển này chỉ
dừng lại khi P’ ở tất cả các ngành bằng nhau

Tỷ suất lợi nhuận bình quân


Là tỷ số tính theo % giữa tổng m và tổng tư bản xã hội đã đầu tư vào
các ngành khác nhau.
Kí hiệu: p’

Cạnh tranh giữa các ngành ===>Lợi nhuận bình quân. Ký hiệu: P
p là số p bằng nhau của những TB bằng nhau, dù đầu tư vào những
ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ TB như thế nào.
Nếu gọi K là giá trị tư bản ứng trước thì P tính như sau:
P = P’ x K
=>P = 30% x 100 = 30
GCSX = K + P
5. Lợi nhuận thương nghiệp
- Nguyên nhân: Phân công lao động ===> chuyên môn hóa ===>bộ
phận chuyên kinh doanh => tư bản thương nghiệp
- Công thức: T – H – T’
- Đặc điểm: Vừa phụ thuộc, vừa độc lập với tư bản công nghiệp
- Vai trò: lưu thông HH phát triển, thị trường mở rộng, đẩy nhanh tốc
độ chu chuyển…
Tư bản thương nghiệp ===> lợi nhuận thương nghiệp
Biểu hiện: Ptn là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán
Bản chất: Ptn là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản
xuất trả cho cho nhà TBTN do nhà TBTN đã giúp thực hiện việc tiêu
thụ hàng hóa
6. Lợi tức
TB cho vay là TB tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ của nó cho
người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được số tiền lời nhất
định . Số tiền lời đó được gọi là lợi tức.
Kí hiệu: Z
Công thức vận động:
T – T’ (trong đó: T’ = T + Z)
Tư bản cho vay trong CNTB có đặc điểm:
Thứ nhất, Quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu.
Thứ hai, Là hàng hóa đặc biệt.
Thứ ba, Là hình thái tư bản phiến diện nhất song được sùng bái nhất.
→ Z là một phần của P mà người đi vay phải trả cho người cho vay vì
đã sử dụng lượng tiền nhàn rỗi của người cho vay.
Bản chất: Z là một phần của m

III. Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường
1. Địa tô TBCN
- Sự hình thành QHSX TBCN trong nông nghiệp
BÀI TẬP
TB ứng trước: 100.000 USD
cấu tạo hữu cơ TB= 4:1
m’ = 100%
50% m được TB hóa
? Xác định lượng giá trị thặng dư TB hóa tăng lên bao nhiêu nếu trình
độ giá trị thặng dư tăng lên 300%
TB ứng trước: c+v = 100.000
c/v = 4/1 → v = 100.000/5 = 20.000
m’ = 100% → m = v = 200.000
Có: 50% giá trị thặng dư được TB hóa
Lượng m TB đưa vào kinh doanh sau mỗi chu kỳ sản xuất là: 20.000 x
50% = 10.0000
m’ tăng 100% → 300% → M = 20.000 x 300% = 60.000
50% m TB hóa: 60.000 x 50% = 30.000
Do đó, lượng m TB hóa tăng lên: 30.000 – 10.000 = 20.000
Đáp số: lượng m TB hóa tăng 20.000 USD so với trước
Bài tập 2
Tư bản ứng trước 1.000.000 USD với cấu tạo hữu cơ là 4/1. Số công
nhân làm thuê là 200 người. Sau đó số TB tăng lên 1.800.000 USD;
cấu tạo hữu cơ tăng 9/1.
Hỏi: nhu cầu SLĐ thay đổi như thế nào nếu tiền công mỗi công nhân
không thay đổi?
Bài tập 3
Trong quá trình sản xuất, hao mòn máy móc và thiết bị là 100.000
usd; chi phí nguyên nhiên vật liệu là 30.000 usd.
? Tính chi phí tư bản khả biến biết rằng giá trị của 1 sản phẩm là
1.000.000 usd và trình độ bóc lột của tư bản là 200%
G = c+v+m = 1.000.000
C = c1+c2 = 100.000+30.000=130.000
m’=200% =m/v *100% ➔ m=2v
G=130.000 +3v = 1.000.000
→ 3v = 870.000 → v = 290.000

You might also like