You are on page 1of 33

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ
-------------------------------------------

BỘ MÔN:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
BÀI THẢO LUẬN:
Đề tài: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoáng Việt Nam

NHÓM: 9
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN ĐẮC THÀNH
LỚP HỌC PHẦN: 2316SCRE0111

1
HÀ NỘI, 2023

MỤC LỤC
Chương 1: Mở đầu

2
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Mục đích nghiên cứu
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu
2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
2.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Chương 3: Khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
3.1. Khung lý thuyết 10
3.1.1. Lý thuyết về đổi mới 10
3.1.2. Lý thuyết đổi mới sản phẩm 11
3.1.3. Các lý thuyết liên quan đến nhân tố ảnh hưởng việc đổi mới sản phẩm
ngành dệt may 12
3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 14
3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu 14
3.2.2. Mô hình nghiên cứu 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.1. Thu thập dữ liệu 17
3.3.2. Phương pháp chọn mãu 19
3.3.3. Phân tích dữ liệu 19
Chương 4: Tổng hợp và đánh giá thang đo lường 20

3
Chương 5: Khảo sát bảng hỏi Google Form 22
Kết luận 28
Danh mục tài liệu tham khảo 29

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học  


Giảng viên:  Nguyễn Đắc Thành
Lớp HP: 2316SCRE0111

4
Nhóm: 9
I. Thời gian và địa điểm
1. Địa điểm: họp online trên google meet
2. Thời gian: 28/2/2023
II.  Số thành viên tham gia: 10/10
III. Nội dung thảo luận
1. Tìm hiểu, nghiên cứu và tìm ra phương hướng giải quyết đề tài thảo luận.
2. Nhóm trưởng phân chia công việc.
IV. Đánh giá chung kết quả cuộc họp:
Các thành viên nhiệt tình, thẳng thắn đưa ra ý kiến trong quá trình thảo luận và
nhận nhiệm vụ mà nhóm trưởng giao.

 Hà Nội, ngày 28 tháng 2 năm 2023


CHỮ KÝ
Trà
Uông Thị Trà

5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Bộ môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học  


Giảng viên:  Nguyễn Đắc Thành
Lớp HP: 2316SCRE0111
Nhóm: 9
I. Thời gian và địa điểm
1. Địa điểm: họp online trên google meet
2. Thời gian: 10/3/2023
III.  Số thành viên tham gia: 10/10
IV. Nội dung họp nhóm
1. Tổng hợp nội dung nghiên cứu của các thành viên.
2. Phân tích, đánh giá sản phẩm cá nhân.
IV. Đánh giá chung kết quả cuộc họp:
Các thành viên nhiệt tình, thẳng thắn đưa ra ý kiến trong quá trình thảo luận và
nhận nhiệm vụ mà nhóm trưởng giao.
 
 Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2022

6
CHỮ KÝ
Trà
Uông Thị Trà

Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh,
vòng đời của sản phẩm và công nghệ ngày càng trở nên ngắn hơn, đổi mới sản
phẩm giữ một vai trò trung tâm đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của từng
quốc gia và địa phương. Đổi mới sản phẩm là tiền đề tạo ra lợi thế cạnh tranh và
có tính quyết định đối với sự tồn tại và phát triển không chỉ trong ngắn hạn mà
còn mở đường cho tương lai lâu dài cho các doanh nghiệp, giúp cho doanh
nghiệp có thể cạnh tranh với những đối thủ khác trên thị trường và bước chân
vào những thị trường mới. Trong nhiều nghiên cứu, trong các tài liệu và quy
định của pháp luật Việt Nam hiện nay, đổi mới sản phẩm được coi là vũ khí then
chốt trong phát triển doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế quốc gia. Hơn hết
trong những năm gần đây, dưới những áp lực cạnh tranh ngày càng tăng, nhất là
ở những doanh nghiệp may mặc nơi sản phẩm cần được thay đổi qua từng ngày
để phù hợp với thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng thì việc đổi mới sản
phẩm càng được chú trọng và có ý nghĩa cấp thiết.

7
Để có cái nhìn đầy đủ về những yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm là cần
thiết. Mỗi một nghiên cứu đều ít nhiều khám phá cũng như khẳng định được
phần nào nhân tố cơ bản. Tuy nhiên, với mỗi đặc tính và đặc thù riêng biệt của
từng ngành sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cũng như kết quả nghiên cứu,
từ đó sẽ có những khác biệt nhất định. Nhận thấy được điều đó, trên cở sở kế
thừa và tiếp thu những kết quả của các nghiên cứu trước, nhóm chúng em đã lựa
chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm (product
innovation) của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng
khóa Việt Nam”.

1.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu


1.2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm giúp nhà trường nắm bắt được khả năng, các yếu tố ảnh
hưởng đến việc đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp may niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp đưa ra các giải
pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm và mang lại lợi nhuận cao.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu:
a) Mục tiêu chung
Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu khảo sát và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến
đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành dệt may niêm yết trên
TTCK Việt Nam.
b) Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm của doanh
nghiệp trong ngành dệt may niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Thứ hai, đo lường tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc
đổi mới sản phẩm dệt may.
Thứ ba, xem xét liệu rằng có sự khác biệt giữa quy mô công ty và nhận thức của
ban lãnh đạo đối với hành vi đổi mới sản phẩm dệt may.
c) Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài này tập trung trả lời cho 3 câu hỏi:
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm trong các doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc đổi mới sản phẩm trong các doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
8
- Giải pháp giúp nâng cao chất lượng việc đổi mới sản phẩm trong các doanh
nghiệp dệt may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đơn vị phân tích dữ liệu: Các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên TTCK Việt
Nam
- Đối tượng cần thu thập dữ liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới sản
phẩm ngành dệt may
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Các công ty dệt may niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE.
- Thời gian nghiên cứu: 28/2/2023-15/3/2023
- Nội dung nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các
doanh nghiệp may mặc niêm yết trên thị trường chứng khoán đặc biệt chú trọng
vào thị trường HOSE

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Dệt may là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, dệt may đóng vai
trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nước ta. Vấn đề quan trọng đặt ra với
mỗi doanh nghiệp dệt may là cần phải nâng cao năng lực đổi mới sản phầm để
thích nghi với môi trường biến động nhanh và có tính cạnh tranh cao. Bởi vậy đã
có rất nhiều nghiên cứu liên quan tới các hoạt động đổi mới sản phẩm của các
doanh nghiệp dệt may, đồng thời hướng đến các yếu tố như nguồn nhân lực
ngành dệt may, nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ và máy móc linh kiện cơ
khí dệt may, các sản phẩm đầu ra phục vụ cho ngành dệt may, ứng dụng công
nghệ vào quản lý chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu ĐMST tiếp thị (marketing) trong doanh nghiệp dệt may từng được
đề cập trong một số nghiên cứu như: Đặng Thị Kim Thoa (2017) đã đưa ra các
nhân tố ảnh hưởng đến sự sẵn sàng mua hàng may mặc nội địa của người tiêu
dùng Việt Nam ở các thành phố nhằm mở rộng phát triển thị trường nội địa.

9
“Phùng Xuân Nhạ, Lê Quân / Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh
doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 1-11” chỉ ra rằng “Các nghiên cứu đã chỉ ra có hai
hướng chính là đổi mới sáng tạo về sản phẩm, dịch vụ và đổi mới sáng tạo về
quy trình. Đổi mới sản phẩm liên quan đến các thay đổi và điều chỉnh chức năng
sản phẩm được thương mại hóa đổi mới về quy trình liên quan đến cách thức
cung ứng dịch vụ, trong đó trọng tâm là chất lượng và giá thành. Như vậy, đổi
mới về sản phẩm liên quan đến việc bổ sung các chức năng mới so với các sản
phẩm có mặt trên thị trường. Đổi mới về quy trình liên quan đến quá trình công
nghệ từ thiết kế đến phân phối và thương mại hóa”.
Lê Hồng Thăng và cộng sự (2016) đã nghiên cứu về các hiệp định thương mại
tự do dành cho doanh nghiệp dệt may; Phùng Thị Quỳnh Trang (2017) đã làm rõ
thực trạng cạnh tranh marketing sản phẩm may mặc của doanh nghiệp trên thị
trường, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh marketing
sản phẩm may mặc của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ.
Theo nghiên cứu của Phạm Hải Châu (2016) đổi mới sản phẩm thì các tổ chức
trong doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thực hiện tái cấu trúc vốn để doanh
nghiệp dệt may tận dụng tốt những cơ hội về xuất khẩu và vượt qua những thách
thức về xuất xứ hàng hóa.
Nguyễn Kế Nghĩa (2016) đã nghiên cứu chính sách phát triển khu công nghiệp
dệt may áp dụng mô hình tổ chức sản xuất theo lãnh thổ, công tác quy hoạch cụm
liên kết công nghiệp trong quy hoạch phát triển kinh tế theo vùng lãnh thổ,
đánh giá vai trò của nhà nước trong việc định hướng phát triển cụm liên kết công
nghiệp dệt may.
Nghiên cứu của Bùi Văn Tốt (2014) cho thấy quy mô doanh nghiệp là một
trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực huy động các nguồn lực cho phát
triển, từ đó tác động trực tiếp lên quá trình đổi mới sản phẩm dệt may. Các công
ty lớn có tài chính, tiếp thị tốt hơn, khả năng nghiên cứu mạnh mẽ hơn và kinh
nghiệm phát triển sản phẩm/quy trình sâu hơn sẽ tạo điều kiện cho việc chuyển
đổi ý tưởng sáng tạo vào các sản phẩm và quy trình mới (Azadegan, Patel, &
Parida, 2013; Branzei & Vertinsky).
“ Đỗ Văn Võ, Thủy Thị Ngọc Nguyên Tạp chí nghiên cứu kinh tế, tài chính và
quản lý tập 6 số ra ngày 2 tháng 2 năm 2023” nghiên cứu về nghiên cứu tác
động của đổi mới công nghệ và xuất khẩu đến đổi mới sản phẩm tại các doanh

10
nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Nghiên cứu này cho thấy đổi mới công nghệ và
xuất khẩu có tác động tích cực đến đổi mới sản phẩm.
2.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Theo bài nghiên cứu của Tang năm 1998, ông đã thảo luận về các yếu tố ảnh
hưởng đến đổi mới sản phẩm trong tổ chức và xác định 6 thành phần như sau:
thông tin và giao tiếp, tri thức và kỹ năng, hành vi/thái độ và hội nhập, xây dựng
và thực hiện dự án, hướng dẫn và hỗ trợ, môi trường bên ngoài. Trong đó nhân
tố tác động đến đổi mới sản phẩm cũng có thể được chia thành hai nhóm: nhân
tố bên trong (các nhân tố nằm bên trong thuộc sự kiểm soát của doanh nghiệp có
tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp) và nhân tố bên ngoài
(các nhân tố có tác động đến đổi mới sáng tạo nhưng vượt ra khỏi phạm vi kiểm
soát của doanh nghiệp) (Edison và cộng sự, 2013).
Gnesha Wiganaraja (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của nhập khẩu máy móc
thiết bị công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp dệt may Mauritius
trong những năm đầu thập kỷ 80. Bằng các phương pháp đo lường năng lực
công nghệ của doanh nghiệp, ông đã nghiên cứu quá trình thay đổi/đổi mới
nguồn vốn vật chất và mức độ ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm cùng sự phát
triển của doanh nghiệp, phản ánh qua các chỉ tiêu như kết quả kinh doanh, kết
quả xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Koellinger (2008) lại cho rằng bằng cấp và kinh nghiệm là hai đặc điểm quan
trọng của các doanh nghiệp trong việc đổi mới sản phẩm. Những người có trình
độ học vấn cao hơn dường như sáng tạo hơn, linh hoạt hơn và nhận thức tốt hơn
về các ý tưởng đổi mới sáng tạo. Kinh nghiệm làm việc và kiến thức và kỹ năng
tích lũy được của một doanh nhân có thể dẫn đến mức năng lực cao hơn, đồng
thời họ thường có mạng lưới quan hệ rộng rãi hơn và từ đó có ảnh hưởng tích
cực để đạt được sự đổi mới sản phẩm trong doanh nghiệp của họ.
Romijn & Albaladejo (2002) lại tìm ra rằng bằng cấp không có liên quan đến
đổi mới sản phẩm nhưng kinh nghiệm làm việc trong môi trường khoa học trước
đây thì có khiến cho doanh nghiệp đó đạt được đổi mới sản phẩm.

11
CHƯƠNG 3: KHUNG LÝ THUYẾT
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khung lý thuyết:
3.1.1. Lý thuyết về đổi mới
Nghiên cứu về đổi mới sáng tạo bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, bắt nguồn từ
thực tế về quá trình tìm kiếm sự thay đổi và đón nhận sự thay đổi trong hình
thức này hay hình thức khác là một phần không thể thiếu trong lịch sử tiến hóa
của nhân loại. Vì vậy, có thể lập luận rằng đổi mới sáng tạo đi cùng với khởi đầu
sự sống thông minh trên trái đất (Ram và cộng sự, 2010).
Joshep Schumpeter (1883-1950) là nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực
nghiên cứu này, được nhắc đến là “cha đẻ” của khái niệm về đổi mới sáng tạo.
Ông chỉ ra đây là sự “ kết hợp mới” của các nguồn lực sẵn có và nó thúc đẩy
phát triển kinh tế thông qua một quá trình vận động liên tục trong đó các công
nghệ mới thay thế những công nghệ cũ (1934).
Theo Luecke & Katz (trích dẫn trong Jim Downey, 2007, tr.3), đổi mới
sáng tạo hiểu theo nghĩa chung nhất là việc tạo ra một cái mới hoặc phương
pháp mới, là sự thể hiện, kết hợp hoặc tổng hợp của tri thức vào trong sản phẩm,
quy trình hoặc dịch vụ mới một cách có giá trị và phù hợp.
Ở cấp độ doanh nghiệp, theo Ngo & O’Cass (2009), đổi mới sáng tạo là
một quá trình mang tính hệ thống áp dụng những kiến thức, kỹ năng và các
nguồn lực của công ty vào việc thực hiện các hoạt động đổi mới để tạo ra những
đổi mới về kỹ thuật và những đổi mới phi-kỹ thuật.
Besant & Tidd (2007, tr.29) cũng định nghĩa tương tự khi chỉ ra đổi mới
sáng tạo là “ một quá trình chuyển đổi các ý tưởng thành những sản phẩm/dịch
vụ, quy trình mới và hữu dụng”.
Một định nghĩa khá đầy đủ của đổi mới sáng tạo của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD) là “thực hiện một sản phẩm mới hay một sự cải tiến
đáng kể (đối với một loại hàng hóa hay dịch vụ cụ thể), một quy trình, phương
pháp marketing mới, hay một phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh
doanh, tổ chức nơi làm việc, hay các mối quan hệ đối ngoại” (OECD, 2010).
Từ đó, chúng ta có thể thấy khái niệm đổi mới bao gồm cả khía cạnh công
nghệ và phi công nghệ. Trong nghiên cứu này, khái niệm đổi mới được sử dụng
bao gồm: đổi mới sản phẩm/ dịch vụ đổi mới công nghệ và đổi mới tổ chức.
3.1.2. Lý thuyết về đổi mới sản phẩm:
12
Các nghiên cứu về đổi mới sản phẩm dường như là phổ biến nhất vì nó bắt
đầu từ rất sớm và nhiều trong số chúng có sẵn trên các nguồn học thuật (Bakar
& Ahmad, 2010; Barasa, Knoben, Vermeulen, Kimuyu & Kinyanjui, 2017;
Chakrabarti, 1974; Cooper & Kleinschmidt, 1986).

Hướng dẫn OECD (2015) khái quát đổi mới sản phẩm là việc phát minh ra
sản phẩm mới hoặc cải tiến đáng kể sản phẩm hiện có về tính năng hoạt động
hoặc mục đích sử dụng (tiêu chuẩn kỹ thuật, linh kiện, vật liệu, phần mềm, sự
thân thiện với môi trường). Sản phẩm ở đây là bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ.
OECD/Eurostat (2018) đã cập nhật thêm rằng sản phẩm được coi là sản phẩm
đổi mới sáng tạo khi nó mới hoặc được cải tiến khác biệt đáng kể so với hàng
hóa/dịch vụ trước đây doanh nghiệp đã giới thiệu trên thị trường.

Prajogo & Sohal (2006) cho rằng, đổi mới sản phẩm đề cập đến việc tạo ra
và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, theo đó, chiều hướng đổi mới gắn
liền với tốc độ đổi mới (tức là thời gian cần thiết để phát triển sản phẩm mới),
khả năng thay thế sản phẩm thường xuyên bằng các phiên bản cải tiến và khả
năng giới thiệu sản phẩm mới cho các thị trường mới.

Đổi mới sản phẩm gồm hai khía cạnh là giới thiệu sản phẩm mới và cải tiến
những sản phẩm hiện có (Chang và cộng sự, 2012; Polder và cộng sự, 2010).
Mục tiêu chính của đổi mới sản phẩm trong một tổ chức là nâng cao giá trị của
sản phẩm và đạt được hiệu quả sử dụng cao hơn (Polder và cộng sự, 2010). Cải
tiến sản phẩm có thể đạt được bằng cách sử dụng các công nghệ và tri thức mới
hoặc bằng cách sử dụng các kết hợp mới về công nghệ và tri thức hiện có
(Gunday và cộng sự, 2011).

Theo Raisch và Birkinshaw (2008), các công ty lớn thường có các nguồn
lực để thực hiện hiệu quả các hoạt động liên quan đến việc tạo ý tưởng và thực
hiện ý tưởng, trong khi các doanh nghiệp nhỏ ít tài nguyên phải đưa ra lựa chọn
và có thể không theo đuổi chiến lược để khiến công ty có thể đổi mới. Bên cạnh
đó, các công ty lớn hơn có tài chính, tiếp thị tốt hơn, khả năng nghiên cứu mạnh
mẽ hơn và kinh nghiệm phát triển sản phẩm / quy trình sâu hơn sẽ tạo điều kiện
cho việc chuyển đổi ý tưởng sáng tạo vào các sản phẩm và quy trình mới
(Azadegan, Patel, & Parida, 2013; Branzei & Vertinsky, 2006).

13
Gnesha Wiganaraja (2001) nghiên cứu ảnh hưởng của nhập khẩu máy móc
thiết bị công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp dệt may Mauritius
trong những năm đầu thập kỷ 80. Bằng các phương pháp đo lường năng lực
công nghệ của doanh nghiệp, ông đã nghiên cứu quá trình thay đổi/đổi mới
nguồn vốn vật chất và mức độ ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm cùng sự phát
triển của doanh nghiệp, phản ánh qua các chỉ tiêu như kết quả kinh doanh, kết
quả xuất khẩu của các doanh nghiệp.

“Innovation culture and performance in innovation of products and


processes: a study in companies of textile industry” của Vale do Itajaí – SC.
Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của văn hóa đổi mới đến hiệu suất
đổi mới của các sản phẩm và quy trình trong ngành dệt may.

Bài báo “The Effect of External and Internal Factors on Firms' Product
Innovation” của nhóm tác giả Jaider Vega – Jurado, Antonio Gutiérrez-Gracia,
Ignacio Fenrández de Lucio, Liney Manjarrés- Henríquez đã phân tích tác động
của các yếu tố bên ngoài và bên trong công ty đối với tính đổi mới sản phẩm.

Từ đó có thể kết luận rằng, đổi mới sản phẩm là việc tạo ra một sản phẩm
hoàn toàn mới, hoặc cải tiến các sản phẩm truyền thống của công ty mình. Việc
tạo ra một sản phẩm mới vô cùng khó khăn. Thường phải có chi phí lớn để tạo
ra cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động này, có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ
thuật có khả năng triển khai hoạt động này…

3.1.3. Các lý thuyết liên quan đến nhân tố ảnh hưởng việc đổi mới sản phẩm
ngành dệt may

3.1.3.1. Lý thuyết tăng trưởng

- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ
phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng nhanh hay
chậm so với thời điểm gốc. Dưới dạng khái quát, tăng trưởng kinh tế là sự gia
tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm).

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:

14
+ Vốn: Vốn có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ giữa
tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng
ICOR. Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với
các chỉ số ICOR thấp thường không quá 3%, nghĩa là phải tăng vốn đầu tư 3%
để tăng 1% GDP. Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ
thể hiện ở mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn.

+ Con người: Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Tất
nhiên, đó là con người có sức khoẻ, có trí tuệ, có kỹ năng cao, có ý chí và nhiệt
tình lao động và được tổ chức hợp lý. Con người là nhân tố cơ bản của tăng
trưởng kinh tế bền vững bởi vì: thứ nhất, tài năng, trí tuệ của con người là vô
tận. Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức. Còn vốn, tài nguyên
thiên nhiên là hữu hạn.Thứ hai, con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử
dụng kỹ thuật, công nghệ, vốn… để sản xuất. Nếu không có con người, các yếu
tố này không thể tự phát sinh tác dụng. Vì vậy, phát triển giáo dục – đào tạo, y
tế… là để phát huy nhân tố con người. Đó chính là sự đầu tư cho phát triển.

+ Khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để
tăng trưởng kinh tế. Đây là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tế và tái sản xuất
mở rộng theo chiều sâu. Khoa học và công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao
động cao, chất lượng sản phẩm tốt, lao động thặng dư lớn, tạo ra nguồn tích lũy
lớn từ nội bộ nền kinh tế để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

+ Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Cơ
cấu kinh tế bao gồm: Cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần
kinh tế. Cơ cấu kinh tế hợp lý thể hiện ở chỗ xác định đúng tỷ trọng, vai trò, thế
mạnh của các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, từ đó phân bố các nguồn
lực phù hợp (vốn, sức lao động…). Cơ cấu kinh tế hợp lý có tác dụng phát huy
các thế mạnh, các tiềm năng, các yếu tố sản xuất của đất nước có hiệu quả, là
yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

+ Thể chế chính trị và quản lý nhà nước: Đây là một nhân tố quan trọng và có
quan hệ với các nhân tố khác. Thể chế chính trị ổn định và tiến bộ cùng với sự
quản lý có hiệu quả của nhà nước tạo điều kiện để tăng trưởng kinh tế nhanh và
bền vững, khắc phục được những khuyết tật của những kiểu tăng trưởng kinh tế
đã có trong lịch sử (như gây ô nhiễm môi trường, phân hóa giàu nghèo sâu sắc,
sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các khu vực), đồng thời sử dụng và phát
15
triển có hiệu quả các nhân tố vốn, con người, khoa học, công nghệ, mở rộng tích
lũy, tiết kiệm và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài (vốn, công nghệ…) để tăng
trưởng kinh tế có hiệu quả.

3.1.3.2. Lý thuyết dựa vào nguồn lực

Quan điểm dựa vào nguồn lực bắt nguồn từ Barney (1991), được Acedo,
Barroso và Galan (2006) phát triển thành lý thuyết dựa vào nguồn lực. Việc phát
triển khuynh hướng nghiên cứu này đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện
(Barney, 2001; Priem và Butler, 2001; Makadok, 2001; Mahoney, 2001; Phelan
và Lewin, 2000). Tư tưởng chính của học thuyết nguồn lực RBV (Resource-
Based View) là lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp nằm chủ yếu trong việc
doanh nghiệp đó sử dụng hiệu quả một tập hợp các nguồn lực hữu hình và/hoặc
vô hình có giá trị. Các doanh nghiệp trên thị trường khác nhau vì sở hữu các
nguồn lực khác nhau. Theo RBV, doanh nghiệp được định nghĩa là nơi tập
trung, kết phối hợp các nguồn lực một cách hiệu quả hơn so với thị trường.
Doanh nghiệp sẽ thành công nếu được trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và
biết phối kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh
tranh. RBV tập trung phân tích các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp cũng
như liên kết các nguồn lực bên trong với môi trường bên ngoài. Do vậy, theo
RBV, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực
và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.

3.1.3.3. Học thuyết kiến thức KBV

Theo học thuyết kiến thức KBV, kiến thức là nguồn lực quan trọng nhất của
doanh nghiệp. Kiến thức tạo nên nền tảng vững chắc để doanh nghiệp có thể tạo
ra và duy trì lợi thế cạnh tranh của mình. Nó góp phần vào việc nhận định cũng
như triển khai thực hiện các chiến lược. Tất cả các hoạt động xảy ra trong doanh
nghiệp đều đòi hỏi kiến thức, nó chính là kim chỉ nam dẫn đường cho mọi hoạt
động của doanh nghiệp. Kiến thức có thể cho phép doanh nghiệp đạt lợi thế
cạnh tranh bền vững vì nó là nguồn lực rất khó có thể bắt chước và rất phức tạp.
Không giống như các nguồn lực khác trong doanh nghiệp, kiến thức là nguồn
lực luôn có sự thay đổi cũng như cách nhận thức kiến thức và áp dụng kiến thức
vào thực tế hoạt động cũng khác nhau nên khó có thể bắt chước và được nhận
định là khá phức tạp. Xuất phát từ đặc điểm của kiến thức, đó là được biểu hiện
ra bởi nhiều hình thức và nhiều cấp độ khác nhau. Đồng thời, sự khác biệt về
16
kiến thức và khả năng sử dụng, kết hợp chúng của doanh nghiệp là yếu tố quyết
định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Có được kiến thức những điều quan
trọng là việc sử dụng nó như thế nào, kết hợp với các nguồn lực khác ra sao thì
mới có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

3.2. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

3.2.1. Giả thuyết nghiên cứu

3.2.1.1. Giả thuyết nghiên cứu tổng quát

Qua quá trình nghiên cứu cùng sự khảo sát và tìm hiểu lý thuyết có thể xác
định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nêu trên đến
sự đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.

3.2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu cụ thể

❖ Nhận thức lãnh đạo

Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu
thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như tri
thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự tính toán, việc giải quyết
vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Nhận thức
còn được hiểu đơn giản là sự hiểu biết, niềm tin và đánh giá cá nhân về sự vật,
sự việc đang diễn ra. Theo Divisekera và Nguyen (2018), đặc điểm chủ sở hữu
là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc đổi mới sản phẩm trong doanh nghiệp.
Koellinger (2008) cho rằng bằng cấp và kinh nghiệm là hai đặc điểm quan trọng
của các doanh nhân đổi mới sáng tạo. Những người có trình độ học vấn cao hơn
dường như sáng tạo hơn, linh hoạt hơn và nhận thức tốt hơn về các ý tưởng đổi
mới sáng tạo. Giả thuyết được đưa ra là:

H1: Nhận thức lãnh đạo có ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm ngành dệt
may

❖ Nguồn vốn

Nguồn vốn là những quan hệ tài chính mà thông qua đó đơn vị có thể khai thác
hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài sản cho đơn vị. Nguồn vốn cho
biết tài sản của đơn vị do đâu mà có và đơn vị phải có những trách nhiệm kinh
17
tế, pháp lý đối với tài sản đó. Gnesha Wiganaraja (2001) đã nghiên cứu quá trình
thay đổi nguồn vốn vật chất và mức độ ảnh hưởng đến đổi mới sản phẩm cùng
sự phát triển của doanh nghiệp, phản ánh qua các chỉ tiêu như kết quả kinh
doanh, kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tác giả Bùi Văn
Thời đã nghiên cứu mô hình vốn xã hội của doanh nghiệp ảnh hưởng đến đổi
mới sản phẩm. Giả thuyết được đưa ra là:

H2: Nguồn vốn có ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm ngành dệt may

❖ Hợp tác đổi mới

Hợp tác đổi mới là chính là hành động mà các bên tham gia cùng chung sức
làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực bất kì để cùng
hướng tới một mục đích chung nhất định là sáng tạo, thay đổi. Hợp tác là hoạt
động quan trọng trong đời sống xã hội ở nhiều lĩnh vực. Nó không chỉ tồn tại
trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức mà trong mọi lĩnh vực đời
sống. Hợp tác đổi mới là chính là hành động mà các bên tham gia cùng chung
sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực bất kì để cùng
hướng tới một mục đích chung nhất định là sáng tạo, thay đổi. Hợp tác là hoạt
động quan trọng trong đời sống xã hội ở nhiều lĩnh vực. Nó không chỉ tồn tại
trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức mà trong mọi lĩnh vực đời
sống. Hợp tác giúp các bên hiểu nhau hơn, giúp quá trình làm việc được thuận
lợi hơn, tránh xảy ra sai sót trong quá trình làm việc. ĐMST trong doanh nghiệp
thường không diễn ra một cách biệt lập mà có thể được thực hiện trong một mối
quan hệ hợp tác của doanh nghiệp với các chủ thể khác trong ngành bao gồm
khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, doanh nghiệp cùng ngành…
Cường độ và chất lượng của các mối quan hệ tương tác trong mạng lưới có quan
hệ tích cực đến ĐMST sản phẩm cũng có thể tìm thấy trong nhiều nghiên cứu ở
nước ngoài (Romijn & Albaladejo, 2002; Laursen & Salter, 2006; De Jong &
Vermeulen, 2006; Vega-Jurado và cộng sự, 2008; Spithoven và cộng sự, 2013).
Giả thuyết được đặt ra là:

H3: Hợp tác đổi mới có ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm ngành dệt may

❖ Nguồn nhân lực:

Nhân lực là nguồn lực xuất phát từ trong chính bản thân của từng cá nhân con
người. Nhân lực bao gồm thể lực và trí lực. Nguồn lực này ngày càng phát triển
18
cùng với sự phát triển của con người. Khi nguồn lực này đủ lớn, nó sẽ đáp ứng
các điều kiện để con người có thể tham gia vào lao động, sản xuất. Nguồn nhân
lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo
của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”.
Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các
loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Romijn &
Albaladejo (2002) ngoài tìm ra được mối liên hệ tích cực giữa các hoạt động
NC&PT tới ĐMST sản phẩm thì cũng chỉ ra được tầm quan trọng của việc nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực, thể hiện qua kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm và
động lực làm việc của họ. Giả thuyết được đặt ra là

H4: Nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm ngành dệt may

❖ Cạnh tranh thị trường

Cạnh tranh là quy luật của kinh tế thị trường. Cạnh tranh không những là động
lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, điều tiết hệ thống thị trường, mà còn là yếu
tố quan trọng làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Cạnh tranh thúc đẩy các nhà
kinh doanh phải luôn đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng hiệu
quả các nguồn tài nguyên, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất để
tăng năng suất lao động, tìm cách thoả mãn tốt nhất các nhu cầu của người tiêu
dùng và vì vậy mang lại sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả kinh tế. Các doanh
nghiệp hợp tác trong các hoạt động ĐMST để chia sẻ rủi ro kinh doanh, giảm
chi phí R&D, khai thác tối ưu các nguồn lực và mở rộng kỹ năng, sau đó nâng
cao lợi thế cạnh tranh (Garcia Martinez và cộng sự, 2014; Medda, 2020). Môi
trường cạnh tranh khốc liệt sẽ buộc doanh nghiệp phải tự thay đổi để đạt được
hiệu quả về mặt chi phí hoặc khác biệt về mặt sản phẩm. Các nghiên cứu thực
nghiệm cũng chỉ ra rằng trong một số ngành (ví dụ như: chế biến chế tạo, dệt
may, dịch vụ, tài chính) thì ĐMST nhiều hơn là những doanh nghiệp hoạt động
trong các ngành còn lại. Giả thuyết được đặt ra là

H5: Cạnh tranh thị trưởng có ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm ngành dệt
may

❖ Công nghệ

Công nghệ là sự ứng dụng những phát minh khoa học vào những mục tiêu hoặc
sản phẩm thực tiễn và cụ thể phục vụ đời sống con người. Công nghệ là tập hợp
19
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và kỹ thuật mà con người thay đổi, biến đổi và
sử dụng môi trường của chúng ta để tạo ra các công cụ, máy móc, sản phẩm và
dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của chúng ta. Đổi mới công nghệ là yếu
tố “sống còn” của các doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ giúp nhiều doanh
nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nhân công, tăng doanh thu. Đổi mới
các sản phẩm và dịch vụ thường gắn liền với sự đổi mới chiến lược và đổi mới
công nghệ. Joseph Schumpeter (1883-1950) chỉ ra sự “kết hợp mới” của các
nguồn lực sẵn có và nó thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua một quá trình vận
động liên tục trong đó các công nghệ mới thay thế những công nghệ cũ. Giả
thuyết được đặt ra là

H6: Công nghệ có ảnh hưởng đến việc đổi mới sản phẩm ngành dệt may

3.2.2. Mô hình nghiên cứu:

Nhận thức lãnh đạo

Nguồn vốn Hợp tác đổi mới

Đổi mới sản phẩm


ngành dệt may

Nguồn nhân lực Công nghệ

Cạnh tranh thị trường

3.3. Phương pháp nghiên cứu:


3.3.1. Thu thập dữ liệu
Đề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng:
a) Phương pháp nghiên cứu định tính:
Phương pháp này được thực hiện bằng kỹ năng nghiên cứu tài liệu thông qua
việc thu thập những thông tin từ sách báo, tạp chí khoa học trong nước và nước
ngoài, hay từ các kho dữ liệu uy tín như Science Direct, Google scholar…về các
khía cạnh nghiên cứu để có thể làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi
20
mới sản phẩm của các doanh nghiệp may. Bên cạnh đó, chúng ta có thể lược
khảo tài liệu, nghiên cứu có liên quan đến quyết định đổi mới sản phẩm trong
doanh nghiệp, phỏng vấn thông qua internet bằng biểu mẫu khảo sát để tìm hiểu
về các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của doanh nghiệp dệt may
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua nghiên cứu tổng quan sẽ
xác định một vài yếu tố tác động của hoạt động nghiên cứu khoa học đến sự đổi
mới sản phẩm

b) Phương pháp nghiên cứu định lượng:


Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng- quy trình nghiên cứu chính thức,
khách quan và có hệ thống trong đó các dữ liệu số được sử dụng để thu thập
thông tin về thế giới và đó là một phương pháp được sử dụng để mô tả và kiểm
định các mối quan hệ, liên hệ nhân quả.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc đi khảo sát ở
từng doanh nghiệp, và gửi các bảng câu hỏi qua email, internet tới các chuyên
gia liên quan đến thị trường may mặc… qua đó rút ra được các nhân tố làm ảnh
hưởng đến sự đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp may mặc trên thị trường
niêm yết.
Đây là cách tiếp cận liên quan đến việc nghiên cứu thực nghiệm mang tính hệ
thống các thuộc tính định lượng, hiện tượng và được sử dụng để kiểm định các
mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu.Phương pháp thu thập dữ
liệu định lượng được sử dụng chính là phương pháp khảo sát, điều tra bằng bảng
câu hỏi. Mục đích: đánh giá mức độ nhận thức, thái độ của sinh viên về những
yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành dệt
may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam và đo lường các biến số
chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Dựa
trên số liệu thu nhập được, nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ SPSS để xử lý dữ
liệu và xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản
phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu:


Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (phi xác
suất), cụ thể là phương pháp lấy mẫu thuận tiện bằng cách tạo và gửi bảng khảo
sát trên Google Form.
21
- Đám đông trên mẫu: Chuỗi giá trị may mặc từ khâu thiết kế đến khâu bán
hàng
- Phần tử mẫu: Tất cả người làm việc trong doanh nghiệp dệt may niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- Nhóm nghiên cứu dựa trên 2 đơn vị mẫu:
+ Sản phẩm dệt may đổi mới hoàn toàn
+ Sản phẩm dệt may cải tiến.

3.3.3. Phân tích dữ liệu


a) Dữ liệu sơ cấp:
+ Nghiên cứu sơ bộ lần 1: Nhóm thảo luận để khai thác các vấn đề xung quanh
đề tài dựa trên nền tảng của cơ sở lý thuyết. Các ý kiến đều được ghi nhận làm
cơ sở cho việc xây dựng phiếu điều tra. Xây dựng và hoàn thiện bảng câu hỏi
hoàn chỉnh.
+ Khảo sát chính thức bằng phương pháp điều tra: Sau khi có bảng câu hỏi hoàn
chỉnh sẽ tiến hành gửi online cho những người làm tại các doanh nghiệp ngành
dệt may để thu thập thông tin về những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới sản
phẩm của các doanh nghiệp ngành dệt may niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
b) Dữ liệu thứ cấp:
Bao gồm những bản báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm của cho t biết được
sản lượng mức sản phẩm tiêu thụ được của từng doanh nghiệp, doanh thu của
các doanh nghiệp qua mỗi năm. Từ đó có những giải pháp để giúp đổi mới sản
phẩm, nâng cao doanh thu.

CHƯƠNG: TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ THANG ĐO LƯỜNG

Phiếu khảo sát sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ trong đó:
1= Hoàn toàn không đồng ý
2= Không đồng ý
3= Trung lập
4= Đồng ý
5= Hoàn toàn đồng ý

22
Hoàn toàn Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn
không đồng ý đồng ý
1 2 3 4 5

Sau khi xây dựng mô hình, phần chính của bảng hỏi bao gồm 27 biến quan sát
dùng để đánh giá đổi mới sản phẩm trong doanh nghiệp may mặc.

● Các thang đo:


+) Thang đo “ Hợp tác đổi mới” dựa trên các bài nghiên cứu từ nước ngoài như
Romijin & Albaladejo,2002:.....Thang đo gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ
HT1 đến HT5
HT1: Hợp tác tạo ra đòn bẩy cho hoạt động đổi mới sản phẩm phát triển
HT2: Hợp tác giúp DN tiếp cận các nguồn lực bên ngoài để tiến hàng đổi mới
sản phẩm
HT3: Sự hợp tác đồng thời mở ra nhiều ý tưởng mới giúp đa dạng hóa sản
phẩm mới
HT4: Cường độ và chất lượng của các mối quan hệ tương tác trong mạng lưới
có quan hệ tích cực đến đổi mới sản phẩm
HT5: Hợp tác giúp quá trình làm việc được thuận lợi hơn, tránh xảy ra sai sót.

+) Thang đo “Khoa học - Công nghệ” dựa trên tác phẩm của Joseph
Schumpeter chỉ ra sự “kết hợp mới" của nguồn lực sẵn có và thúc đẩy phát triển
kinh tế thông qua quá trình vận chuyển và thay thế của công nghệ. Thang đo
gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ CN1 đến CN4
CN1: Phát triển khoa học - công nghệ là động lực then chốt để phát triển
ĐMSP
CN2:Hạn chế của khoa học - công nghệ là một nguyên nhân cản trở sự phát
triển của ĐMSP
CN3: Ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm thời gian để
hoàn thành một kết quả ĐMSP
CN4: Những giải pháp công nghệ ở các khâu từ cung ứng đến tổ chức là cần
thiết để đổi mới sản phẩm.

23
+) Thang đo “ Cạnh tranh thị trường” được đo lường dựa trên bài nghiên cứu
Garcia Martinez và cộng sự, 2014, Medda 2020 về các doanh nghiệp hợp tác
trong hoạt động ĐMSP để chia sẻ rủi ro kinh doanh. Thang đo gồm 4 biến quan
sát được mã hóa từ CTTT1 đến CTTT4
CTTT1: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất có tác dụng kích thích
ĐMSP
CTTT2:Cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN làm chậm sự phát triển của
ĐMSP
CTTT3: Sự cạnh tranh tạo ra nhiều sản phẩm đổi mới làm đa dạng hóa thị
trường
CTTT4: Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng cao thì các sản phẩm
đổi mới càng có chất lượng

+) Thang đo “Nhận thức ban lãnh đạo” được đo lường dựa trên bài nghiên cứu
của Divisekera và Nguyen (2018), đặc điểm chủ sở hữu là yếu tố ảnh hưởng
quan trọng đến việc đổi mới sản phẩm trong DN. Thang đo gồm 5 biến quan sát
được mã hóa từ NTBLĐ1 đến NTBLĐ5
NTBLĐ1: Nhân viên tự tin đề xuất các sáng kiến mới
NTBLĐ2: Ban lãnh đạo sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thất bại
NTBLĐ3: Các sáng kiến đều được ban lãnh đạo và doanh nghiệp đón nhận
NTBLĐ4: DN có thể phát triển mạnh các hoạt động đầu tư cho hoạt động
R&D
NTBLĐ5: Xây dựng các quỹ khen thưởng, các sáng kiến áp dụng trong thực
tế nhằm đẩy mạnh hoạt động ĐMSP

+) Thang đo “Nguồn nhân lực" được đo lường dựa trên bài nghiên cứu của
Romijn&Albaladejo (2002) tìm ra mối liên hệ tích cực giữa các hoạt động trong
ĐMSP. THang đo gồm 5 biến quan sát được mã hóa từ NNL1 đến NNL5
NNL1: Nguồn nhân lực chất lượng cao tăng khả năng thực hiện hoạt động
ĐMSP
NNL2: Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp tiết kiệm được thời gian thực
hiện 1 hoạt động ĐMSP
NNL3: Sử dụng những người lao động có chuyên môn cao làm giảm chi phí
cho hoạt động ĐMSP

24
NNL4: Sử dụng người lao động có chất lượng cao giúp DN tiết kiệm chi phí
đào tạo để áp dụng các công nghệ tiên tiến cho hoạt động ĐMSP
NNL5: Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao giúp tạo ra nhiều kết quả
ĐMSP

+) Thang đo “Vốn doanh nghiệp" được đo lường dựa trên bài nghiên cứu của
Gnesa Wigaranaja (2001) đã nghiên cứu quá trình thay đổi nguồn vốn ảnh
hưởng đến đổi mới sản phẩm. Thang đo gồm 4 biến quan sát được mã hóa từ
VDN1 đến VDN4
VDN1: DN có quy mô lớn có lợi thế về nguồn nhân lực cho ĐMSP
VDN2: DN có quy mô lớn có lợi thế về sản xuất và Marketing
VDN3: Nguồn vốn lớn giúp DN gia tăng chất lượng của ĐMSP
VDN4: Nguồn vốn lớn giúp DN tăng khả năng thực hiện ĐMSP

CHƯƠNG : KHẢO SÁT


Bảng hỏi Google Form

Chào ông/bà!

Hiện tại nhóm chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến đổi mới sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may niêm yết trên thị
trường chứng khoán VN”. Để phục vụ cho bài khảo sát rất mong ông/bà dành
chút thời gian tham gia đóng góp bằng việc trả lời phiếu này.

Mọi thông tin và các câu trả lời, nhóm xin cam đoan những thông tin mà ông/bà
cung cấp chỉ dùng trong việc mục đích nghiên cứu, không có mục đích thương
mại. Mọi sự đóng góp ý kiến của ông/bà sẽ góp phần quan trọng vào sự thành
công của đề tài.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà!

Phần I: Thông tin chung về doanh nghiệp


25
1. Tên doanh nghiệp:....

2. Năm thành lập:...

3. Địa chỉ của DN:...

4. Sàn niêm yết:...

5. Mã chứng khoán:...

6. Doanh thu thuần năm 2021:...

7. Vốn điều lệ của DN:...

Phần II: Câu hỏi gạn lọc

8. DN nghiên cứu có sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến không?

● Có (tiếp tục các câu hỏi dưới)


● Không (ngừng ở đây)

Phần III: Tình hình đổi mới sản phẩm của DN trong năm 2022

9. Trong năm 2022, DN có bao nhiêu sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải
tiến được đưa ra thị trường? ….

10. Trong năm 2022, các sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến của DN
được đưa ra thị trường theo phương thức nào? (Có thể tích “X” vào các đáp án
trả lời phù hợp)

Phương thức Sản phẩm mới Sản phẩm cải tiến

1. Doanh nghiệp tự thực hiện

2. Doanh nghiệp hợp tác với


tổ chức khác để thực hiện

3. Do tổ chức khác thực hiện

11. Tỷ trọng của doanh thu năm 2022 đối với các loại sản phẩm của doanh
nghiệp (sản phẩm mới, sản phẩm được cải tiến, các sản phẩm còn lại)? …

26
Phần IV: Các nhân tố ảnh hưởng tới ĐMSP của DN

(Mỗi dòng tích “X” vào một đáp án trả lời phù hợp)

1= Hoàn toàn không đồng ý


2= Không đồng ý
3= Trung lập
4= Đồng ý
5= Hoàn toàn đồng ý )

12. Đánh giá những nhận định về tác động của việc hợp tác đổi mới tới hoạt
động ĐMSP?

Nhận định 1 2 3 4 5

1. Hợp tác tạo ra đòn bẩy cho hoạt động ĐMSP phát triển

2. Hợp tác giúp DN tiếp cận đến các nguồn lực bên ngoài
để tiến hành ĐMSP

3. Sự hợp tác đồng thời mở ra nhiều ý tưởng mới giúp đa


dạng hóa sản phẩm đổi mới

4. Cường độ và chất lượng của các mối quan hệ tương tác


trong mạng lưới có quan hệ tích cực đến ĐMSP

5. Hợp tác giúp quá trình làm việc được thuận lợi hơn,
tránh xảy ra sai sót.

13. Đánh giá những nhận định về tác động của Khoa học - công nghệ tới đổi
mới sản phẩm của DN?

27
Nhận định 1 2 3 4 5

1. Phát triển khoa học - công nghệ là động lực then chốt
để phát triển ĐMSP

2. Hạn chế của khoa học - công nghệ là 1 nguyên nhân cản
trở sự phát triển của ĐMSP

3. Ứng dụng được khoa học - công nghệ tiên tiến giúp tiết
kiệm thời gian để hoàn thành 1 kết quả ĐMSP

4. Những giải pháp công nghệ ở các khâu từ cung ứng


đến tổ chức là cần thiết để đổi mới sản phẩm

14. Đánh giá những nhận định về những tác động của cạnh tranh thị trường với
hoạt động đổi mới sản phẩm của DN?

Nhận định 1 2 3 4 5

1. Sự cạnh tranh giữa các DN sản xuất có tác dụng kích


thích ĐMSP

2. Cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN làm chậm


sự phát triển ĐMSP

3. Sự cạnh tranh tạo ra nhiều sản phẩm đổi mới làm đa


dạng hóa thị trường

28
4. Mức độ cạnh tranh giữa các DN càng cao thì các sản
phẩm đổi mới có chất lượng tốt

15. Trong 1 doanh nghiệp với ban lãnh đạo có thái độ đổi mới sẽ có những tác
động đến đổi mới sản phẩm như thế nào?

Nhận định 1 2 3 4 5

1. Nhân viên tự tin đề xuất các sáng kiến mới

2. Ban lãnh đạo sẽ sẵn sàng để chấp nhận rủi ro thất bại

3. Các sáng kiến đều được các lãnh đạo và DN đón nhận

4. DN có thể phát triển mạnh các hoạt động đầu tư cho


hoạt động R&D

5. Xây dựng các quỹ khen thưởng các sáng kiến áp dụng
trong thực tế nhằm đẩy mạnh hoạt động ĐMSP

16. Đánh giá những nhận định về những tác động của chất lượng nguồn nhân
lực tới đổi mới sản phẩm trongDN?

Nhận định 1 2 3 4 5

1. Nguồn nhân lực chất lượng cao tăng khả năng thực
hiện hoạt động ĐMSP

2. Nguồn nhân lực chất lượng cao giúp tiết kiệm được

29
thời gian thực hiện một hoạt động ĐMSP

3. Sử dụng những người lao động có chuyên môn cao


làm giảm chi phí cho thực hiện hoạt động ĐMSP

4. Đối với những người lao động có chất lượng cao, DN


tiết kiệm chi phí đào tạo để áp dụng các công nghệ tiên
tiến cho hoạt động ĐMSP

5. Sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tạo ra nhiều


kết quả ĐMSP

17. Đánh giá những nhận định về những tác động của vốn doanh nghiệp tới đổi
mới sản phẩm?

Nhận định 1 2 3 4 5

1. DN có quy mô lớn có lợi thế về nguồn lực cho ĐMSP

2. DN có quy mô lớn có lợi thế về sản xuất và marketing

3. Nguồn vốn lớn giúp DN gia tăng chất lượng của


ĐMSP

4. Nguồn vốn lớn giúp DN tăng khả năng thực hiện


ĐMSP

30
KẾT LUẬN

Như vậy, sự đổi mới về sản phẩm ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp dệt
may niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các doanh nghiệp dệt may
Việt Nam đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất; nâng cao trình độ tay nghề;
chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia công sang hình thức tự chủ
nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm; đặc biệt, việc các doanh
nghiệp tiếp tục đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong
những yếu tố góp phần tạo nền tảng để ngành dệt may chống chịu được những
áp lực của thị trường về chất lượng, điều kiện giao hàng nhanh...Ngoài ra, sự
hợp tác giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với khách hàng,… đã mở ra
nhiều khả năng triển vọng cho ĐMSP trong hiện tại và tương lai đồng thời giúp
nâng cao chất lượng của sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng.

31
Danh mục tài liệu tham khảo

1.Trần Lan Hương (2021). Các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo sản
phẩm trong các doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Trường Đại
học Kinh Tế Quốc Dân.

2. Phùng Xuân Nhạ & Lê Quân (2013). Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.

3.Bùi Văn Thời (2020). Tác động vốn xã hội với đổi mới sản phẩm của doanh
nghiệp ngành Dệt may khu vực phía Nam. Tạp chí tài chính.

4.Trần Thị Kim Loan & Bùi Văn Hùng (2009). Nghiên cứu các yếu tố quản lý
có ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp trong ngành may. Trường
Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM.

5.Phùng Xuân Nhạ & Lê Quân (2013). Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt
Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.

6. Đỗ Văn Võ, Thủy Thị Ngọc Nguyên (2023).Tác động của đổi mới công nghệ
và xuất khẩu đến đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
Tạp chí nghiên cứu kinh tế, tài chính và quản lý

7. Vale do Itajaí – SC. Innovation culture and performance in innovation of


products and processes: a study in companies of textile industry.

8. “The Effect of External and Internal Factors on Firms' Product Innovation”


của nhóm tác giả Jaider Vega – Jurado, Antonio Gutiérrez-Gracia, Ignacio
Fenrández de Lucio, Liney Manjarrés- Henríquez

9. Milan Todorovic & Ali Bakir (2016). Rethinking Strategy for Creative
Industries: Innovation and Interaction.

32
10. Carolina Klein Padilha & Giancarlo Gomes (2016). Innovation culture and
performance in innovation of products and processes: a study in companies of
textile industry. Tạp chí khoa học điện tử “ https://www.sciencedirect.com/ ”

Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình hoạt động, nghiên cứu và thực hiện đề tài thảo luận này,
Nhóm 9 chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, đóng góp to lớn từ nhiều cá nhân
và tổ chức. Với tính cảm chân thành ấy, chúng em xin phép được gửi lời cảm ơn
đến gia đình, người thân đã luôn yêu thương và hỗ trợ. Cảm ơn Ban Giám hiệu
trường Đại học Thương Mại, Khoa Kinh tế , cùng các thầy cô đã tham gia
giảng dạy, quản lí, tạo cơ hội cho chúng em thực hiện đề tài thảo luận này.
Chúng em xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến cô giáo bộ môn, Thầy Nguyễn Đắc
Thành– người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp chúng em có đủ kiến
thức và hiểu được phương pháp học và nghiên cứu bộ môn và hoàn thành bài
thảo luận nhóm này. Chúng em xin cảm ơn nguồn tài liệu bổ ích đóng góp cho
bài tiểu luận này. Xin cảm ơn các thành viên trong nhóm đã nỗ lực hết sức mình
để đóng góp cho nội dung thảo luận.Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá
trình thực hiện đề tài thảo luận song không thểtránh khỏi những hạn chế và
những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy
cô và các bạn để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn và kính chúc mọi người sức khỏe!
Hà Nội, ngày 17/3/2023

33

You might also like