You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÀI THẢO LUẬN


ĐỀ TÀI: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành
chế biến thực phẩm Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đắc Thành


Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Lớp học phần: 2183PCOM0111

Năm học 2021 – 2022

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Học Phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM


I. Thông tin chung
1. Thời gian: 15h30’ ngày 05 tháng 10 năm 2021
2. Địa điểm: Online qua Google Meet
3. Người chủ trì: Vũ Thị Thảo
4. Thành viên tham gia: 9 thành viên của nhóm 8
II. Nội dung
 Nhóm trưởng nhắc lại đề tài thảo luận cho các thành viên, các thành viên đưa ra
dàn ý về nội dung cần trình bày trong bài thảo luận.
 Nhóm trưởng chia nhiệm vụ cho từng người, các thành viên trong nhóm nhận
nhiệm vụ.
 Thư ký ghi lại biên bản họp nhóm.
Bảng phân công nhiệm vụ

STT HỌ TÊN NHIỆM VỤ

71 Thân Ngọc Phương Tìm tài liệu, lập bảng khảo sát trên Google Form

72 Vũ Thị Phương Tìm tài liệu, lập bảng khảo sát trên Google Form

74 Nguyễn Thị Mỹ Tâm Tìm tài liệu, làm nội dung

75 Đàm Thị Phương Thảo Tìm tài liệu, làm nội dung

76 Vũ Thị Thảo (Nhóm trưởng) Tìm tài liệu, thiết kế Powerpoint, thuyết trình

77 Chu Thị Anh Thơ Tìm tài liệu, làm nội dung

78 Lê Thị Thơ Tìm tài liệu, làm nội dung

79 Nguyễn Thị Thơm Tìm tài liệu, làm nội dung

80 Lê Nguyễn Anh Thư Tìm tài liệu, chỉnh sửa Word

Cuộc họp kết thúc vào 17h30’ cùng ngày


Nhóm trưởng
(Ký tên)

2
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN

STT HỌ TÊN ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ

71 Thân Ngọc Phương

72 Vũ Thị Phương

74 Nguyễn Thị Mỹ Tâm

75 Đàm Thị Phương Thảo

76 Vũ Thị Thảo (Nhóm trưởng)

77 Chu Thị Anh Thơ

78 Lê Thị Thơ

79 Nguyễn Thị Thơm

80 Lê Nguyễn Anh Thư

MỤC LỤC
3
Danh mục từ viết tắt....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU......................................................6
1.1. Đặt vấn đề:..........................................................................................................6
1.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan..............................................................6
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước.........................................................................6
1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài.........................................................................8
1.3. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản..................................................................9
1.3.1. Đổi mới........................................................................................................9
1.3.2. Công nghệ.................................................................................................10
1.3.3. Đổi mới công nghệ....................................................................................10
1.3.4. Chế biến thực phẩm...................................................................................10
1.3.5. Ngành chế biến thực phẩm........................................................................11
1.4. Một số lý thuyết khoa học về vấn đề nghiên cứu..............................................11
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU................................................................13
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................13
2.2. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................13
2.3. Mô hình nghiên cứu..........................................................................................13
2.4. Giả thuyết nghiên cứu.......................................................................................14
2.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................14
2.6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................15
CHƯƠNG 3: THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ..............................................16
CHƯƠNG 4: BẢNG HỎI..........................................................................................18
Gantt Chart................................................................................................................ 22

4
Danh mục từ viết tắt

STT KÝ HIỆU CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1 CBTP Chế biến thực phẩm

2 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa

3 ĐMST Đổi mới sáng tạo

Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội


4 CSR
doanh nghiệp

5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Đặt vấn đề:


Trong thời đại hiện nay, nền công nghiệp 4.0 đang trên đà phát triển mạnh mẽ bao
phủ khắp thế giới. Nền công nghiệp số hóa giúp tăng năng suất lao động, cải thiện hệ
thống kết nối thông tin, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu thời gian xử lí, mang lại lợi ích to
lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Sự ra đời của nền công nghiệp
này đã đem đến những hứa hẹn về cuộc "đổi đời" của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đặc biệt, đối với riêng các doanh nghiệp chế biến thực phẩm cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng rõ rệt bởi trước đây các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm tại Việt Nam thường sử dụng các công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ,
thiếu đồng bộ khiến việc vươn lên để phát triển gặp rất nhiều khó khăn thì ngày nay
nhờ vào đổi mới công nghệ với trang thiết bị hiện đại, các doanh nghiệp chế biến thực
phẩm đã có thể nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa
dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm
nguyên vật liệu đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Từ năm 2000 đến nay, các sản phẩm của ngành Công nghiệp Chế biến thực phẩm
của Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước và
tham gia xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm của các sản phẩm công nghiệp chế biến thực
phẩm ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công nghệ cũng như thực
trạng đổi mới công nghệ đối với các doanh nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam
còn nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp còn thiếu sự chủ động trong việc tiếp cận công
nghệ mới, chưa quan tâm việc đầu tư công nghệ trong sản xuất không chỉ làm giảm
hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doang, mà còn kéo theo hậu quả tác động xấu
đến môi trường đối với địa bàn nơi doanh nghiệp đóng.
Nhận thức được điều này, nhóm chúng tôi đã làm bài nghiên cứu này “Nghiên cứu
những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành
chế biến thực phẩm Việt Nam” để làm rõ những nhân tố tác động đến việc tiếp cận
và ứng dụng công nghệ vào đổi mới của các doanh nghiệp này.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
1.2.1. Các nghiên cứu trong nước
- Luận văn Thạc sĩ Địa lý học của Đặng Thị Bích Liên, Trường Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh – “Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở
thành phố Hồ Chí Minh” cho thấy, sự suy giảm tỉ trọng, tốc độ tăng trưởng ngành
công nghiệp CBTP giảm. Sự giảm sút về nhiều mặt của ngành công nghiệp CBTP
Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 tới nay do một số nguyên nhân chủ yếu như:
nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định, sản xuất chủ yếu dừng lại ở mức độ sơ chế
nên giá trị sản xuất và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng thấp, thị trường tiêu thụ
chủ yếu là thị trường nội địa, tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc còn chậm,
trình độ lao động chưa cao, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, cơ chế quản lý chưa
đồng bộ, số cơ sở sản xuất cá thể nhỏ lẻ còn quá nhiều gây phân tán trong việc sử dụng
vốn đầu tư, nguồn nguyên liệu và nhân công. Luận văn sử dụng kết hợp 4 phương
6
pháp: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp bản đồ
biểu đồ và phương pháp dự báo
- “Thực trạng các yếu tố quyết định đến đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Việt Nam” của Mai Lê Thúy Vân, Nguyễn Đạt Thịnh, Văn Đức Hòa, Lê Thị Việt Hòa,
Hoàng Thị Diệu Huyền, Lê Trần Thùy Dương trên tạp chí Science & Technology
development journal: Economics - Law and Management, vol 2, no 2 (2018). Bài
nghiên cứu này nhằm mục đích phản ánh thực trạng đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp Việt Nam dưới góc độ mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới
công nghệ doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích định tính cụ
thể là thống kê mô tả. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 31% doanh nghiệp
thực hiện đổi mới sản phẩm và 46% doanh nghiệp thực hiện đổi mới quy trình. Ngoài
ra, chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp có đào tạo cho nhân viên và khoảng 10% doanh
nghiệp có hợp tác với bên ngoài trong việc đổi mới công nghệ, môi trường đổi mới và
các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế.
- “Nhu cầu đào tạo nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
Việt Nam ngành chế biến thực phẩm” của TS. Lê Thị Mỹ Linh Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân. Bài nghiên cứu dựa trên tổng kết lý thuyết tác giả đã đưa ra bảy nhân tố
tác động đến năng lực đổi mới sáng tạo đó là: Lãnh đạo truyền cảm hứng đổi mới sáng
tạo, Nghiên cứu thị trường, Phổ biến tri thức, Nhân lực có khả năng đổi mới, Văn hóa
đổi mới sáng tạo, Quản lý thúc đẩy đổi mới và Mạng lưới quan hệ. 100 doanh nghiệp
chế biến thực phẩm Việt Nam ở hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã
được khảo sát với đối tượng trả lời là lãnh đạo/quản lý doanh nghiệp. Kết quả phân
tích mô tả cho thấy doanh nghiệp CBTP Việt Nam thực hiện tương đối đều về 4 loại
đổi mới sáng tạo, trong đó thực hiện đổi mới về sản phẩm, về quy trình tốt hơn. Tuy
nhiên, về năng lực đổi mới sáng tạo thì có 3 năng lực còn chưa tốt và cần nâng cao đó
là: khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực, văn hóa đổi mới sáng tạo và chia sẻ tri thức.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng qua
phỏng vấn sâu và khảo sát doanh nghiệp về đổi mới sáng tạo.
- Nguyễn T. A. Vân, Nguyễn K. Hiếu (Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố
Hồ Chí Minh) – “Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Việt Nam”. Đề tài này sử dụng phương pháp định lượng để xem xét
một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đổi mới công nghệ của các DNNVV tại Việt Nam.
Dựa trên mô hình Probit và bộ dữ liệu điều tra hơn 2000 doanh nghiệp vừa và nhỏ giai
đoạn 2005 - 2015, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến đổi mới công
nghệ của DNNVV bao gồm khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp; quy mô
doanh nghiệp, thời gian hoạt động, quan hệ của doanh nghiệp với doanh nghiệp cùng
ngành và với khu vực công; các đặc điểm của chủ doanh nghiệp.
- “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Thành phố Cần Thơ” của Quan Minh Nhựt và Nguyễn Quốc Nghi.
Nghiên cứu được xây dựng dựa trên số liệu thu thập được bằng cách phỏng vấn trực
tiếp 298 Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) ở Tp. Cần Thơ kết hợp sử dụng phương
pháp phân tích hồi qui logistic. Kết quả cho thấy, những nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đổi mới công nghệ của DNNVV là: mức độ tiếp cận thông tin khoa học công
nghệ, mức độ khó khăn về tài chính, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, triển vọng tương lai

7
của doanh nghiệp và bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp. Trong đó, nhân tố triển vọng
tương lai của doanh nghiệp ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định đổi mới công nghệ
của các DNNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ.
- Luận án Tiến sĩ của Vũ Hồng Tuấn, Trường Đại học Kinh tế quốc dân - “Các
nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng tạo quy trình – Nghiên cứu trong các doanh
nghiệp phát điện Việt Nam”. Luận án đã cho thấy vai trò quan trọng của phong cách
lãnh đạo nghiệp chủ có tác động đến đổi mới sáng tạo (ĐMST) quy trình trong bối
cảnh nghiên cứu ở nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án đã luận
giải và cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trò của tri thức đối với ĐMST quy
trình và kết quả kinh doanh. Cụ thể các bằng chứng thực nghiệm từ kết quả nghiên cứu
cho thấy vốn quan hệ và năng lực hấp thụ tác động trực tiếp đến ĐMST quy trình;
năng lực hấp thụ tác động gián tiếp đến kết quả kinh doanh thông qua ĐMST quy
trình; vốn nhân lực và vốn quan hệ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh.
1.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài
- “Factors Affecting the Innovation Process in the Cypriot Food and Beverage
Industry” (Bài báo in trên European Research Studies Journal · January 2007) –
Andrea Efstathiades, George Boustras, Romaios Bratskas. Nghiên cứu này xác định và
giới thiệu các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới của ngành công nghiệp thực phẩm và
đồ uống của Cypriot. Phương pháp được chọn để thu thập thông tin là một bảng câu
hỏi kín gồm 5 phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kết quả đổi mới quy trình, lãnh
đạo, môi trường nội bộ có ảnh hưởng đến quá trình đổi mới. Chi phí quá cao, thiếu
nhân sự chuyên trách, luật pháp và cơ hội phát triển công nghệ cao là những nguyên
nhân cản trở sự đổi mới.
- “Impact mechanism of corporate social responsibility on sustainable
technological innovation performance from the perspective of corporate social
capital” của Yanni Liu, Yufen Chen , Yi Ren , Bixia Jin đăng trên tạp chí Cleaner
Production (2021) .Dựa trên lý thuyết về vốn xã hội và các học thuyết liên quan,
nghiên cứu này đã xem xét cơ chế tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
(Corporate Social Responsibility – CSR) đối với hiệu suất đổi mới công nghệ từ tác
động trung gian của vốn xã hội doanh nghiệp (CSC) và tác động điều tiết của cường
độ cạnh tranh trên thị trường. Bằng cách sử dụng hồi quy bảng Poisson, nghiên cứu
điều tra tác động phi tuyến tính của CSR đối với hiệu suất đổi mới công nghệ dựa trên
dữ liệu của 277 công ty sản xuất ở Trung Quốc từ năm 2013 đến 2018. Kết quả cho
thấy CSR chịu tác động của giả thuyết hình chữ U ngược đối với hiệu suất đổi mới
công nghệ và thúc đẩy hiệu quả hoạt động đổi mới công nghệ ở một ngưỡng quan
trọng nhất định.
“Firm – specific competencies determining technological innovation: a survey in
Greece” (Vangelis Souitaris – Imperial College Management School, London). Đây là
một cuộc khảo sát được thực hiện tại Hy Lạp nhằm nghiên cứu những năng lực cụ thể
tại các doanh nghiệp quyết định đến sự đổi mới công nghệ. Nghiên cứu sử dụng các
phương pháp phân tích tương quan và hồi quy, phương pháp định lượng, phương pháp
định tính và thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi và khảo sát. Kết quả nghiên cứu
đã cho thấy tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học, kỹ sư và nhà khoa học, nhà quản lý và
8
nhân viên chuyên nghiệp là các biến liên quan chặt chẽ đến đổi mới. Bên cạnh đó, tỷ
lệ nhân viên có kinh nghiệm làm việc quốc tế, mức độ đào tạo được cung cấp cho nhân
viên chuyên nghiệp về sản xuất, làm việc nhóm, truyền thông nội bộ… cũng có liên
quan đến việc đổi mới.
⟹Các nghiên cứu trên một phần đã chỉ ra được các yếu tố tác động đến đổi mới,
nhưng vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu đổi mới trong các lĩnh vực cụ thể. Các yếu tố
mà các nghiên cứu đưa ra chưa mang tính đại diện, tính thực nghiệm còn ở mức thấp.
Và các nghiên cứu ở một mốc thời gian không đồng đều vì vậy làm giảm khả năng tiếp
cận với nghiên cứu. Nghiên cứu mới chỉ ra được ở một số doanh nghiệp thuộc một vài
lĩnh vực, cần tiến hành nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở các ngành khác nhau. Như
vậy, các nghiên cứu trước về đổi mới công nghệ chưa hoặc chưa thực sự chứng minh
được tính thực nghiệm của nghiên cứu. Chính vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này là
phát triển mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ tại các
doanh nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam.
1.3. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
1.3.1. Đổi mới
Đổi mới (innovation) là một từ bắt nguồn từ từ “nova” gốc Latin nghĩa là “mới”.
Trong ý nghĩa hiện đại của nó là "một ý tưởng, suy nghĩ sáng tạo, trí tưởng tượng mới
dưới dạng thiết bị hoặc phương pháp". Sự đổi mới thường được xem là ứng dụng của
các giải pháp tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu mới, nhu cầu không được chứng minh hoặc
nhu cầu thị trường hiện có. Đổi mới có liên quan đến, nhưng không giống như phát
minh, vì đổi mới có nhiều khả năng liên quan đến việc triển khai thực tế một phát
minh (tức là khả năng mới/cải tiến) để tạo ra tác động có ý nghĩa trong thị trường hoặc
xã hội, và không phải tất cả các đổi mới đòi hỏi một phát minh. Đổi mới thường xuyên
thể hiện qua quy trình kỹ thuật, khi vấn đề đang được giải quyết có bản chất kỹ thuật
hoặc khoa học.
Đổi mới không chỉ dừng lại ở việc phát minh ra các ý tưởng, mà các ý tưởng này
cần được đưa vào khai thác. Giáo sư Ed Robert của tổ chức MIT đã định nghĩa “đổi
mới” là phát minh kèm theo khai thác. Hơn nữa, một khía cạnh quan trọng của đổi mới
là nó phải tạo ra lợi nhuận và giá trị gia tăng cho tổ chức. Việc tạo ra ý tưởng và áp
dụng các ý tưởng để tạo ra sản phẩm mới chỉ là giai đoạn khởi đầu. Để trở thành đổi
mới, các ý tưởng cần được phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu
khách hàng. Vì vậy, “đổi mới là việc sử dụng các kiến thức mới nhằm cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.

Kiến thức mới về thị trường Sản phẩm mới:


Chi phí thấp, cải
Năng lực thiện các thuộc
đổi mới tính, các thuộc
Kiến thức mới về công nghệ tính mới

9
Hình 1. Khái niệm đổi mới
Đổi mới quy trình: Là các yếu tố mới được đưa vào hoạt động sản xuất hoặc quy
trình vận hành dịch vụ của một tổ chức, nguyên liệu đầu vào, chi tiết kỹ thuật, cơ chế
phân luồng thông tin và công việc, các thiết bị để tạo ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ mới. Đổi mới quy trình liên quan đến việc hợp lý hóa, sắp xếp lại các bước trong
quy trình sản xuất hoặc đưa thêm các yếu tố mới vào quy trình sản xuất các sản
phẩm/dịch vụ. Ví dụ đổi mới quy trình như đưa các nguyên liệu đầu vào mới vào sản
xuất, chuyên môn hóa lại công việc, cải tiến lại dòng công việc, thay đổi trang thiết bị
sản xuất.
Đổi mới sáng tạo: là việc tạo ra và sử dụng tri thức mới phù hợp về công nghệ,
về quản lý, về thị trường mới làm tăng giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Là sự đổi
mới và mở rộng phạm vi của các sản phẩm và dịch vụ thị trường liên quan; thiết lập
các phương thức sản xuất, cung ứng và phân phối mới và giới thiệu các thay đổi trong
quản lý, tổ chức công việc; các điều kiện và kỹ năng làm việc của lực lượng lao động.
1.3.2. Công nghệ
Thuật ngữ “công nghệ” (technology) xuất phát từ chữ hy lạp “techne” có nghĩa là
một nghệ thuật hay một kỹ năng, và “logia” có nghĩa là một khoa học hay một nghiên
cứu.
Ở Việt Nam, trước đây thường có quan niệm cho rằng “công nghệ là kiến thức, kết
quả của khoa học ứng dụng nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lời”.
Tuy nhiên, cách phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với các quan điểm, chính sách phát
triển và quản lý công nghệ, đó là khái niệm về công nghệ đã được quy định tại Luật
Khoa học và Công nghệ. Đó là: Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình kỹ
năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
1.3.3. Đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ (technological innovation) là việc chủ động thay thế phần quan
trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác
tiên tiến hơn, hiệu quả hơn nhằm cải thiện năng suất, chất lượng, hiệu quả... (đổi mới
quá trình) hoặc tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới sản phẩm).
Đổi mới công nghệ có thể là phát minh hoặc ứng dụng công nghệ hoàn toàn mới,
chưa từng xuất hiện trên thị trường công nghệ (ví dụ: sáng chế công nghệ lọc nước
nano thay thế công nghệ lọc nước RO). Hoặc là ứng dụng công nghệ mới và trong điều
kiện mới đối với tổ chức (ví dụ: đổi mới công nghệ thông qua việc nhận chuyển giao
công nghệ).
Đổi mới công nghệ cũng có thể hiểu là sự đổi mới cách thức mà tổ chức thực hiện
các hoạt động và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ. 

10
1.3.4. Chế biến thực phẩm
Chế biến thực phẩm là việc biến đổi các sản phẩm nông nghiệp thành thực phẩm,
hoặc một dạng thực phẩm thành các hình thức thực phẩm khác. Chế biến thực phẩm
bao gồm nhiều hình thức chế biến thực phẩm, từ nghiền hạt để làm bột thô để nấu tại
nhà đến các phương pháp công nghiệp phức tạp được sử dụng để làm thực phẩm tiện
lợi.
Chế biến thực phẩm chính là cần thiết để làm cho hầu hết các loại thực phẩm có thể
ăn được, và chế biến thực phẩm thứ cấp biến các thành phần thành thực phẩm quen
thuộc, chẳng hạn như bánh mì.
1.3.5. Ngành chế biến thực phẩm
Ngành chế biến thực phẩm được hiểu một cách đơn giản là ngành chuyên nghiên
cứu về lĩnh vực chế biến và bảo quản nông sản; kiểm tra định kỳ và ghi nhận đánh giá
chất lượng nông phẩm trong quá trình chế biến; nghiên cứu phát triển giống và sản
phẩm mới, tổ chức vận hành dây chuyền sản xuất và bảo quản, nghiên cứu tạo ra
nguyên liệu mới… Ứng dụng của Ngành chế biến thực phẩm là vô cùng đa dạng, bởi
vì tất cả những gì liên quan đến thực phẩm, thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể
ứng dụng kiến thức của ngành học này.
1.4. Một số lý thuyết khoa học về vấn đề nghiên cứu
Lý thuyết về lãnh đạo cấp cao (Upper echelons theory) cho rằng kết quả của tổ chức
phụ thuộc vào đặc điểm và hành vi của đội ngũ lãnh đạo cấp cao. Các nhà lãnh đạo cấp
cao có sự ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến ĐMST và kết quả kinh doanh
thông qua việc phân bổ nguồn lực, tạo ra hệ thống các chính sách và cơ chế trong
doanh nghiệp. Từ đầu thế kỷ 21, nghiên cứu về lãnh đạo tập trung vào một phong cách
lãnh đạo mới là phong cách lãnh đạo nghiệp chủ (Mishra và Misra, 2017). Phong cách
lãnh đạo nghiệp chủ thể hiện qua sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro, có tầm nhìn dài hạn
thay vì tập trung vào kết quả đạt được trong ngắn hạn nên họ sẵn sàng đầu tư các
nguồn lực vào các hoạt động ĐMST, sự đam mê công việc giúp lãnh đạo nghiệp chủ
luôn đi đầu trong việc khám phá và nhận biết được giá trị của thông tin mới, khai thác
được các cơ hội thịt rường trước các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, lãnh đạo nghiệp chủ
là những người sáng tạo và có khả năng đổi mới (Ranjan, 2018). Nghiên cứu của
Zmud (1984), Phan (2015) cho thấy, thái độ tích cực, sựủng hộ của nhà lãnh đạo cấp
cao có ý nghĩa rất lớn đối với thành công ĐMST quy trình
Lý thuyết tri thức tổ chức (A Knowledge-based Theory of the Firm) cho rằng tri thức
tổ chức là nguồn lực chiến lược quan trọng nhất của doanh nghiệp và tiềm năng
ĐMST của doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn lực tri thức của doanh nghiệp. Tri thức
cũng đang ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình ĐMST (Grant,
1996; Subramaniam và Youndt, 2005). Nhiều nghiên cứu cho thấy tri thức là chìa
khóa cho sự đổi mới (Nonaka và Takeuchi, 1995; Jensen và cộng sự, 2007). Vốn trí
tuệ là tổng hợp các tài sản tri thức của một tổ chức và có đóng góp quan trọng nhất vào
cải thiện vị trí cạnh tranh của tổ chức thông qua việc tạo ra giá trị cho các chủ thể
11
(Marr và Schiuma 2001; Subramaniam và Youndt, 2005). Vốn trí tuệ thường được
phân chia thành vốn nhân lực, vốn cấu trúc và vốn quan hệ dựa trên tri thức chứa đựng
trong đó (Edvinsson và Malone, 1997; Meritum, 2002).
Lý thuyết học hỏi tổ chức (Organizational learning theory) cho rằng khả năng
ĐMST của doanh nghiệp phụ thuộc vào cách thức mà doanh nghiệp thu nhận và xử lý
thông tin. Ngày nay, ĐMST đang trở nên phức tạp hơn, việc làm chủ chỉ một lĩnh vực
công nghệ là không còn đủ. Các nghiên cứu vềĐMST dựa trên lý thuyết học hỏi tổ
chức trong những năm gần đây cho thấy “Năng lực hấp thụ” (Absorptive capacity) là
một trong những nhân tố quan trọng tác động đến ĐMST (Murovec và Prodan, 2009;
Tsai, 2001b). Năng lực hấp thụ giúp tổ chức tiếp thu và áp dụng có hiệu quả tri thức từ
bên ngoài. Năng lực hấp thụ thể hiện mối liên kết giữa năng lực nội bộ của tổ chức với
thông tin và cơ hội bên ngoài để thực hiện ĐMST. Dựa trên công trình của Cohen và
Levinthal (1989, 1990), các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Năng lực hấp thụ ảnh
hưởng đến sự đổi mới (Tsai, 2001b), hiệu quả kinh doanh, chuyển giao kiến thức trong
tổ chức (Gupta và Govindarajan, 2000; Szulanski, 1996)

12
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu.


a. Mục tiêu chung
Tìm hiểu, khám phá và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa
ra các đề xuất hàm ý cho các doanh nghiệp cải thiện, đổi mới công nghệ nâng cao năng
lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
b. Mục tiêu cụ thể
 Khảo sát thực trạng đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành chế biến
thực phẩm Việt Nam.
 Xác định, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
 Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
 Đo lường các yếu tố tác động mạnh nhất đến sự đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam từ đó đưa ra các đề xuất
phát triển công nghệ thích hợp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp ngành chế biến thực phẩm ở Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu.
- Yếu tố nhận thức của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam không?
- Yếu tố chính phủ có ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam không?
- Yếu tố mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam không?
- Yếu tố hợp tác liên doanh có ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam không?
- Yếu tố nguồn vốn đầu tư có ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam không?
2.3. Mô hình nghiên cứu.

13
Hình 2. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam
Trong đó:
- Biến độc lập:
+ Nhận thức chủ doanh nghiệp
+ Chính phủ
+ Mức độ cạnh tranh
+ Hợp tác liên doanh
+ Nguồn vốn đầu tư
- Biến phụ thuộc: Đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành chế biến thực
phẩm Việt Nam.
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
- GT1 (H1): Yếu tố nhận thức chủ doanh nghiệp có tác động tích cực đến sự đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
- GT2 (H2): Yếu tố về chính phủ tác động tích cực đến sự đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
- GT3 (H3): Yếu tố mức độ cạnh tranh ảnh hưởng tích cực đến sự đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
- GT4 (H4): Yếu tố hợp tác liên doanh ảnh hưởng cùng chiều đến sự đổi mới
công nghệ của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
- GT5 (H5): Yếu tố nguồn vốn đầu tư có tác động cùng chiều đến sự đổi mới
công nghệ của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
2.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm Việt Nam.
14
 Phạm vi nghiên cứu:
o Không gian: Việt Nam.
o Thời gian: 8/2021 - 10/2021.
o Khách thể ngiên cứu: Các doanh nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam
2.6. Phương pháp nghiên cứu phù hợp với đề tài: Sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng.
- Thu thập dữ liệu thứ cấp qua việc tham khảo lý thuyết, thu thập các tài liệu, các
công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước (các bài Nghiên cứu
trước, báo, internet tổng cục thống kê).
- Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành khảo sát, bản hỏi trực tuyến.
- Lựa chọn thang đo likert 5 mức độ và thiết kế bảng hỏi trên Google Form.

15
CHƯƠNG 3: THANG ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ

STT KHÍA MỤC HỎI MÃ


CẠNH ĐO HÓA
LƯỜNG
1 Nhận thức Sự khác biệt về giới tính ảnh hưởng tới khả năng NTCDN1
chủ doanh chấp nhận rủi ro và mong muốn thay đổi công
nghiệp nghệ cũng như ngành nghề hoạt động của doanh
nghiệp.
Nhà quản lý trẻ tuổi với sự năng động và sáng tạo NTCDN2
sẽ chú trọng phát triển công nghệ trong doanh
nghiệp.
Các nhà quản lý có trình độ giáo dục càng cao thì NTCDN3
càng nhạy bén với các công nghệ mới.
Chủ sở hữu có nhiều ý tưởng đổi mới thì khả năng NTCDN4
áp dụng đổi mới công nghệ càng cao và chủ sở
hữu thích rủi ro thì khả năng áp dụng đổi mới công
nghệ càng cao
2 Chính phủ Hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ càng cao thì khả CP1
năng áp dụng đổi mới công nghệ càng cao.
Số lần kiểm tra về khía cạnh kỹ thuật của các cơ CP2
chức năng càng cao thì khả năng áp dụng đổi mới
công nghệ càng cao.
Việc chi trả các chi phí phi chính thức càng thấp CP3
thì khả năng áp dụng đổi mới công nghệ càng cao.
Thái độ của chính quyền thông qua chính sách trợ CP4
cấp cho các hoạt động đổi mới đóng một vai trò
quan trọng trong hành vi sáng tạo của doanh
nghiệp.
3 Mức độ cạnh Các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt trong bối MĐCT1
tranh cảnh toàn cầu hóa đòi hỏi tôi cần có kế hoạch đổi
mới công nghệ.
Nhờ việc đổi mới công nghệ mà các đối thủ cạnh MĐCT2
tranh được ưu tiên trong việc cung ứng sản phẩm
hơn.
Đổi mới công nghệ sẽ tăng khả năng cạnh tranh, MĐCT3
mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và
nâng cao vị thế doanh nghiệp.
4 Hợp tác liên Hợp tác liên doanh có tác động tích cực đến hiệu HTLD1
doanh suất đổi mới
Đổi mới công nghệ phụ thuộc vào sự liên kết và HTLD2
16
tương tác giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác.
Hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục HTLD3
sẽ có nguồn lực chất lượng phục vụ cho đổi mới
công nghệ.
5 Nguồn vốn Doanh nghiệp có khả năng đầu tư cho đổi mới NV1
đầu tư công nghệ là vì có nguồn vốn tín dụng và vốn tự
có.
Doanh nghiệp có thể tiếp cận được tín dụng để đầu NV2
tư thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội đổi mới
công nghệ sử dụng, có những sản phẩm mới.
Nguồn tài chính vững mạnh giúp các doanh nghiệp NV3
ngành chế biến thực phẩm dễ dàng tiếp cận với
những công nghệ mới.

Doanh nghiệp có nguồn tiền dự trữ và sử dụng hợp NV4


lí có khả năng đổi mới công nghệ tốt hơn.

17
CHƯƠNG 4: BẢNG HỎI

BẢNG HỎI KHẢO SÁT

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM
Xin chào anh/ chị, cảm ơn anh chị đã tham gia vào cuộc điều tra “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chế biến thực
phẩm ở Việt Nam” của nhóm chúng tôi. Rất mong anh/chị sẽ bỏ chút thời gian tham
gia đóng góp ý kiến bằng việc trả lời trung thực và đầy đủ các thông tin dưới đây,
những thông tin này chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học và sẽ được giữ
bí mật tuyệt đối.
Cảm ơn sự cộng tác của anh chị!

PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN


Câu 1: Giới tính của bạn là gì? *
 Nam
 Nữ
 Mục khác:
Câu 2: Bạn đang làm việc tại bộ phận nào trong doanh nghiệp? *
 Hành chính – nhân sự

 Tài chính – kế toán

 Bộ phận sản xuất

 Bộ phận chất lượng (QA/QC)

 Bộ phận kho

 Kỹ thuật cơ điện

 Bộ phận kế hoạch – kinh doanh

 Bộ phận mua hàng – cung ứng

 Bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D)


Câu 3: Bạn đã gắn bó với doanh nghiệp được bao lâu? 

PHẦN II: CÂU HỎI GẠN LỌC


Câu 4: Doanh nghiệp của bạn có kinh doanh về lĩnh vực chế biến thực phẩm
không? *
 Có

18
 Không

PHẦN III: SỰ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Câu 5: Hãy khoanh tròn vào mức độ đồng ý với các phát biểu dưới đây?
Mức độ đồng ý
1 – Hoàn toàn không đồng ý
2 – Không đồng ý
3 – Trung lập
4 – Đồng ý
5 – Hoàn toàn đồng ý

STT Yếu tố tác động Mức độ đồng ý


1 2 3 4 5
H1 Nhận thức của chủ doanh nghiệp
1 Sự khác biệt về giới tính ảnh hưởng tới
khả năng chấp nhận rủi ro và mong
muốn thay đổi công nghệ cũng như
ngành nghề hoạt động của doanh
nghiệp.

2 Nhà quản lý trẻ tuổi với sự năng động


và sáng tạo sẽ chú trọng phát triển công
nghệ trong doanh nghiệp.
3 Các nhà quản lý có trình độ giáo dục
càng cao thì càng nhạy bén với các
công nghệ mới.
4 Chủ sở hữu có nhiều ý tưởng đổi mới
thì khả năng áp dụng đổi mới công
nghệ càng cao và chủ sở hữu thích rủi
ro thì khả năng áp dụng đổi mới công
nghệ càng cao
H2 Chính phủ
1 Hỗ trợ kỹ thuật của chính phủ càng cao
thì khả năng áp dụng đổi mới công
nghệ càng cao.
2 Số lần kiểm tra về khía cạnh kỹ thuật
của các cơ chức năng càng cao thì khả
năng áp dụng đổi mới công nghệ càng
cao.

19
3 Việc chi trả các chi phí phi chính thức
càng thấp thì khả năng áp dụng đổi mới
công nghệ càng cao.
4 Thái độ của chính quyền thông qua
chính sách trợ cấp cho các hoạt động
đổi mới đóng một vai trò quan trọng
trong hành vi sáng tạo của doanh
nghiệp.
    H3 Mức độ cạnh tranh
1 Các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt
trong bối cảnh toàn cầu hóa đòi hỏi tôi
cần có kế hoạch đổi mới công nghệ.
2 Nhờ việc đổi mới công nghệ mà các
đối thủ cạnh tranh được ưu tiên trong
việc cung ứng sản phẩm hơn.
3 Đổi mới công nghệ sẽ tăng khả năng
cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc
đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao
H4 Hợp tác liên doanh

1 Hợp tác liên doanh có tác động tích cực


đến hiệu suất đổi mới
2 Đổi mới công nghệ phụ thuộc vào sự
liên kết và tương tác giữa doanh nghiệp
với các tổ chức khác.
3 Hợp tác giữa doanh nghiệp với các cơ
sở giáo dục sẽ có nguồn lực chất lượng
phục vụ cho đổi mới công nghệ
H5 Nguồn vốn đầu tư
1 Doanh nghiệp có khả năng đầu tư cho
đổi mới công nghệ là vì có nguồn vốn
tín dụng và vốn tự có.
2 Doanh nghiệp có thể tiếp cận được tín
dụng để đầu tư thì doanh nghiệp sẽ có
nhiều cơ hội đổi mới công nghệ sử
dụng, có những sản phẩm mới.
3 Nguồn tài chính vững mạnh giúp các
doanh nghiệp ngành chế biến thực
phẩm dễ dàng tiếp cận với những công
nghệ mới.

20
4 Doanh nghiệp có nguồn tiền dự trữ và
sử dụng hợp lí có khả năng đổi mới
công nghệ tốt hơn.

PHẦN IV: CÂU HỎI CHUNG


Câu 6: Doanh nghiệp của anh/chị bắt đầu hoạt động vào thời gian nào? (Năm ...)
Câu 7: Doanh nghiệp của anh/chị đã và đang hoạt động được bao lâu?
A. Dưới 5 năm
B. 5-10 năm
C. Trên 10 năm
Câu 8: Doanh nghiệp của bạn đã từng thực hiện đổi mới hay chưa?
A. Đã thực hiện
B. Đang thực hiện
C. Chưa thực hiện
Câu 9: Tần suất doanh nghiệp của anh/chị thực hiện đổi mới công nghệ trên một năm
là bao nhiêu?
Câu 10: Mục đích đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp của anh/chị là gì? (Có thể chọn
nhiều đáp án)
A. Nâng cao năng suất
B. Nâng cao chất lượng sản phẩm
C. Thu hút vốn đầu tư
D. Nâng cao năng suất của người lao động
E. Giảm sức ép về mặt nhân công
F. Rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm
G. Khác: ...
Câu 11: Anh/chị biết đến việc đổi mới công nghệ qua đâu? (Có thể chọn nhiều đáp án)
A. Intenet
B. Báo chí
C. Bạn bè, người thân
D. Các doanh nghiệp khác
E. Khác: ....
Câu 12: Thời gian doanh nghiệp của anh/chị dành cho việc đổi mới là bao lâu?
A. Dưới 6 tháng
B. 6-12 tháng
C. 1-2 năm
D. Trên 2 năm
Câu 13: Số vốn đầu tư doanh nghiệp anh/chị dùng để chi trả cho mỗi lần đổi mới công
nghệ là bao nhiêu?
A. Dưới 200tr
B. 200-500 triệu
C. 500- 800 triệu
D. Trên 800 triệu

PHẦN V: MỘT SỐ THÔNG TIN KHÁC

21
Câu 14: Anh/ chị có điểm gì không hài lòng về việc đổi mới công nghệ tại doanh
nghiệp thực phẩm? (Trả lời nếu có)
Câu 15: Anh/ chị có đưa ra đề xuất nào để việc đổi mới công nghệ tại các doanh
nghiệp thực phẩm Việt Nam đạt hiệu quả?

Xin chân thành cảm ơn!

Gantt Chart

Thời gian
Nhiệm vụ Tháng Tháng Tháng Sản phẩm dự kiến Người thực hiện
8 9 10
Tìm và nghiên
cứu tài liệu, Khung lí thuyết về đổi mới sáng
Cả nhóm
công trình khoa tạo, đổi mới công nghệ,…
học có liên quan

Tổng quan tài Khung khái niệm, khung lý


Lê Nguyễn Anh Thư
liệu thuyết, phát hiện khoảng trống

Nguyễn Thị Mỹ Tâm


Mô hình nghiên cứu các yếu tố
Lê Thị Thơ
Phát triển thang ảnh hưởng đến đổi mới công
Nguyễn Thị Thơm
đo lường các nghệ: số vốn, ý thức của ban
Chu Thị Anh Thơ
biến số lãnh đạo, quy mô sản xuất, trình
Đàm Thị Phương Thảo
độ chuyên môn…..
Vũ Thị Thảo (hỗ trợ)
Nguyễn Thị Mỹ Tâm
Bản thiết kế rõ ràng, chặt chẽ về Lê Thị Thơ
Thiết kế nghiên
các dữ liệu đã thu thập và báo Nguyễn Thị Thơm
cứu
cáo quá trình nghiên cứu Chu Thị Anh Thơ
Đàm Thị Phương Thảo
Thiết kế
bảng hỏi và Thân Ngọc Phương
Bảng hỏi hoàn chỉnh
khảo sát trên Vũ Thị Phương
Google Form

Thiết kế Word Bản word hoàn chỉnh Lê Nguyễn Anh Thư

Thiết kế Bản poweroint đẹp, đầy đủ nội


dung khoa học dễ nhìn Vũ Thị Thảo
Powerpoint

Hoàn thiện nội


dung đề tài và Một bài nghiên cứu khoa học Vũ Thị Thảo
công bố kết quả

22

You might also like