You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ Đ

ÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
LUẬT THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP THẢO LU ẬN 5: Quy định chung


về thừa kế

MÔN HỌC: Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế

Giảng viên giảng dạy: Lê Thị Diễm Phương


Lớp: QT48.2
Nhóm thực hiện: nhóm 4

1. Hồ Thị Trúc Linh – 2353801015089


2. Hoàng Trúc Linh – 2353801015090
3. Mai Thị Diệu Linh – 2353801015091
4. Phạm Nguyễn Ánh Linh – 2353801015094
5. Đoàn Công Minh – 2353801015102
6. Nguyễn Thị Kim Ngân – 2353801015116
7. Huỳnh Lê Ngọc Nhi – 2353801015145
8. Huỳnh Ngọc Yến Nhi – 2353801015146
9. Lương Song Nhi – 23538010151459
10. Nguyễn Mai Hoàng Nhiên – 2353801015154

TP. HCM, ngày 28 tháng 03 năm 2024


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Nhóm Họ và tên Nhiệm vụ Ghi chú


Hồ Thị Trúc Linh
Nhóm 1 Phạm Nguyễn Ánh Linh Bài tập 1: Di sản thừa kế Nhóm trưởng
Lương Song Nhi
Hoàng Trúc Linh
Nhóm 2 Đoàn Công Minh Bài tập 2: Quản lý di sản
Nguyễn Thị Kim Ngân
Huỳnh Ngọc Yến Nhi
Huỳnh Lê Ngọc Nhi Bài tập 3: Thời hiệu trong lĩnh
Nhóm 3
Nguyễn Mai Hoàng Nhiê vực thừa kế
n
Mai Thị Diệu Linh Tổng hợp nội dung
MỤC LỤC
BÀI TẬP 1: DI SẢN THỪA KẾ...................................................................................1

Câu 1. Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời............................................................................................2

Câu 2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một t
ài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?.....................................3

Câu 3. Để được coi là di sản, theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất của ngư
ời quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.................................................................................................3

Câu 4: Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp gi
ấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có câu trả lờ
i?..............................................................................................................................4

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số 08 v
ề diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất............................4

Câu 6: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn
N là bao nhiêu? Vì sao?............................................................................................ 5

Câu 7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K c
ó đc coi là di sản để chia không? Vì sao?...................................................................5

Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần
diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K....................................................5

Câu 9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng
cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để chia kh
ông? Vì sao?.............................................................................................................6

Câu 10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích
đất trên là bao nhiêu? Vì sao?...................................................................................6

Câu 11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 c
ó thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?......7

Câu 12: Việc Tòa án quyết định "còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại" c
ó thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?......7

BÀI TẬP 2: QUẢN LÝ DI SẢN....................................................................................8


Câu 1: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có người quản lý di
sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...................................................................9

Câu 2: Trong bản án số 11, việc Toàn án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản lý di
sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.........................................10

Câu 3: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa lại d
i sản như trong bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...........................10

Câu 4: Khi quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác quả
n lý di sản (như trong bản án số 11 ông Thiện giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời...................................................................................................11

Câu 5: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền tự th
ỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp l
ý khi trả lời.............................................................................................................11

BÀI 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ.................................................12

Câu 1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế Việt Nam.........................13

Câu 2: Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của Quyế
t định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?........................................13

Câu 3: Việc Án lệ số 26/2018/AL, áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS cho di sản của
cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?..........................14

Câu 4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công b
ố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?...............................14

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên..................................15

* TÌM KIẾM TÀI LIỆU............................................................................................ 17

1. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................18


BÀI TẬP 1: DI SẢN THỪA KẾ
 Tóm tắt bản án: Bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân d
ân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc
 Nguyên đơn: ông Trần Văn Hòa
 Bị đơn: anh Trần Hoài Nam, chị Trần Thanh Hương
 Lý do tranh chấp: Do không thỏa thuận được với nhau nên ông Trần Văn Hòa
khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Cao Thị Mai để lại.
 Nội dung vụ án: Ông Trần Văn Hòa và bà Cao Thị Mai kết hôn với nhau, quá
trình chung sống ông, bà có hai người con là anh Trần Hoài Nam và chị Trần T
hanh Hương. Tài sản ông Hòa, bà Mai tạo dựng được trong thời kỳ hôn nhân g
ồm: 1 ngôi nhà 3 tầng, 1 lán bán hàng xây dựng. Sau này bà Mai chết và không
để lại di chúc. Ông Hòa tiếp quản lý số tài sản nêu trên. Tiếp đó ông Hòa cho th
uê lán bán hàng xây dựng và cũng lấy thêm vợ mới, đi kèm mới đó là mua một
căn nhà mới ở một nơi khác. Chị Hương muốn chia số tiền mà ông Hòa đã cho
thuê lán bán hàng xây dựng đồng thời ông Hòa cũng muốn chia số tài sản mà b
à Mai để lại.
 Nhận định của Tòa án: ông Hòa được lấy số tiền cho thuê nhà và lán bán hàn
g xây dựng và anh Nam được lấy ngôi nhà 3 tầng, đi kèm một số yêu cầu, điều
kiện cho cả hai. Chị Hương được quyền sở hữu số tiền cho thuê nhà. Đồng thời
anh Trần Hoài Nam có trách nhiệm thanh toán chênh lệch về tài sản cho ông T
rần Văn Hòa và chị Trần Thanh Hương với số tiền Tòa án quy định.
 Tóm tắt bản án: Án lệ số 16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất là di sản thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển như
ợng
 Nguyên đơn: chị Phùng Thị H1, chị Phùng Thị N1, chị Phùng Thị H2, chị Phù
ng Thị P
 Bị đơn: anh Phùng Văn T
 Nội dung vụ việc: Vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G (cha mẹ của
các nguyên đơn và bị đơn) có tài sản chung là 1 căn nhà cấp 4 và công trình ph
ụ trên diện tích đất 398m 2. Bà G và anh Phùng Văn T cùng quản lý và sử dụng
nhà đất. Năm 1991 bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K một
phần diện tích đất là 131m2, còn lại diện tích 267m2. Năm 1999 bà được cấp giấ
y chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà G muốn cho con gái là chị Phùng Thị H1

5
một phần diện tích đất nhưng anh Phùng Văn T giữ giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất nên bà G không cho được. Chị H1 đã khởi kiện ra Toà buộc anh T trả
giấy nhưng anh T không trả, vì vậy bà G đã lập di chúc. Sau khi bà G chết, chị
H1 khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế theo di chúc c
ủa bà G để lại.

Câu 1. Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm nghĩa vụ của người quá cố không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

 Theo Điều 612 BLDS 2015 thì: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
 Việc xác định đúng di sản thừa kế góp phần đảm bảo sự công bằng trong việc p
hân chia, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người thừa kế. Việc xác định di sả
n thừa kế hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau.
 Ý kiến thứ nhất cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và các nghĩa vụ về tài s
ản của người chết để lại. Điều này có nghĩa là các khoản tài sản có của người c
hết cũng là nợ của những người thừa kế, bất kể tài sản của người chết có đủ tha
nh toán hay không, ý kiến này vô hình trung áp đặt tư tưởng phong kiến “Nợ tr
uyền đời truyền kiếp”.
 Quan điểm thứ hai lại cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản của người chết v
à nghĩa vụ về tài sản trong phạm vi di sản thừa kế. Quan điểm này không được
đa số các nhà khoa học pháp lý đồng tình bởi di sản đó vẫn bao gồm các nghĩa
vụ về tài sản của người chết để lại.
 Theo câu hỏi, di sản có phải bao gồm nghĩa vụ của người quá cố không? Thì câ
u trả lời là không bởi quan điểm thứ ba cho rằng di sản bao gồm tài sản của ngư
ời chết để lại mà không bao gồm nghĩa vụ tài sản. Quan điểm này được nhiều n
hà khoa học đồng tình và thể hiện trong Điều 612, và từ Điều 659 đến Điều 662
BLDS 2015 đều hiểu rằng trước khi chia tài sản, những người thừa kế phải than
h toán các nghĩa vụ của người chết để lại xong phần còn lại mới chia. Việc thực
hiện nghĩa vụ không phải với tư cách chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà th
ực hiện nghĩa vụ của người chết để lại bằng chính tài sản của người chết.

6
Câu 2. Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi
một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?

 Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một
tài sản mới sau đó thì tài sản mới có hoặc không là di sản theo những trường hợ
p sau:
+ Trường hợp thứ nhất: tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế b
ị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới là di sản khi giá trị của tài s
ản mới bằng với giá trị của di sản ban đầu.
+ Trường hợp thứ hai: khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa k
ế bị thay thế bới một tài sản mới sau đó thì tài sản mới không là di sản nếu giá t
rị của tài sản mới vượt quá giá trị của di sản ban đầu.
 Nghiên cứu tình huống sau: Ông A trước khi chết có một mảnh đất, mảnh đất đ
ó ông để lại thừa kế cho các con thì tài sản đó được gọi là di sản. Tuy nhiên, mả
nh đất này sau đó bị rơi vào diện quy hoạch và giải toả, cơ quan nhà nước mới
đền bù cho ông A số tiền tương đương với mảnh đất và thêm vào đó là mảnh đấ
t tái định cư cho những người con của ông A. Vậy số tiền mà cơ quan nhà nước
đền bù tương đương với mảnh đất được coi là di sản, còn mảnh đất mới tái định
cư vượt quá giá trị ban đầu thì không được xem là di sản.

Câu 3. Để được coi là di sản, theo quy định của pháp luật, quyền sử dụng đất của
người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

 Theo Điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, ph
ần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, để đư
ợc xem là di sản thì trước hết đó phải là tài sản của người chết lúc họ còn sống.
+ Căn cứ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất Đai 2013: “Giấy chứng n
hận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quy
ền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Như vậy, ngườ
i sử dụng đất đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được nhà nước c
ông nhận quyền sử dụng đất về mặt pháp lý.

7
+ Theo Điều 168 Luật Đất đai 2013: “Người sử dụng đất được thực hiện các q
uyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền
sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận”. Tóm lại, về nguyên tắc chỉ khi có Giấy c
hứng nhận người sử dụng đất mới có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử d
ụng đất, trong đó bao gồm quyền để lại di sản thừa kế. Hay nói cách khác, để đ
ược coi là di sản theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố c
ần phải đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Câu 4: Trong Bản án số 08, Toà án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấ
p giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bán án có c
âu trả lời?

 Trong bản án số 08, Tòa án coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy c
hứng nhận quyền sử dụng đất không phải là di sản.
 Đoạn trích của bản án cho thấy câu trả lời trên là: “Đối với diện tích đất tăng 8
5,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại phiên tòa đại di
ện Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừ
a kế, cần tiếp tục tạm giao cho ông Hòa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài
chính với Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Do đó,
đây vẫn là tài sản ông Hòa và bà Mai, chỉ có điều là các đương sự phải thực hi
ện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, nếu không, xác định là di sản thừa kế và ph
ân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
Phần đề nghị này của đại diện viện kiểm sát không được hội đồng xét xử chấp
nhận. Các đề nghị khác đại diện Viện kiểm sát tại phiên toà là có căn cứ, được
Hội đồng xét xử xem xét và quyết định.”

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Toà án trong Bản án số
08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 Hướng xử lý nêu trên của Tòa án là hợp tình hợp lý.


 Bởi sau khi có xác định của Phòng tài nguyên và môi trường thành phố Vĩnh Y
ên, Chi cục thuế Nhà nước thành phố Vĩnh Yên thì gia đình ông Hòa đã sử dụn
g ổn định phần đất tăng thêm 85.5 m2 và không có tranh chấp với các căn hộ li
ền kề. Đặc biệt trên phần diện tích đất tăng thêm, đã được hộ gia đình ông xây
dựng công trình nhà ở và lán bán hàng. Việc xác định đất thuộc diện được cấp

8
giấy chứng nhận quyền sử dụng sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế giúp giảm
hao tốn công sức và tiền của của các đương sự tham gia, đồng thời còn tạo ngu
ồn thu đối với ngân sách Nhà nước.

Câu 6: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng
Văn N là bao nhiêu? Vì sao?

 Căn cứ pháp lý: Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015


 Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2, phần di sản của Phùng Văn N là
133,5m2. Vì trong diện tích 398m2, bà G đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn
K 131m2 nên phần di sản chỉ còn lại 267m 2 và phần di sản này được hình thành
trong thời gian hôn nhân nên được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông
Phùng Văn N và bà Phùng Thị G. Vậy nên, phần di sản phải được chia đôi cho
mỗi người là 133,5m2

Câu 7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Vă
n K có đc coi là di sản để chia không? Vì sao?

 Căn cứ pháp lý: khoản 2 Điều 221 và Điều 223 Bộ luật Dân sự 2015
 Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K k
hông được coi là di sản để chia. Vì:
+ Khi bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K, các con của b
à đều biết nhưng không ai có ý kiến phản đối gì. Đây là cơ sở để xác định các c
on bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích đất
131m2 cho ông Phùng Văn K.
+ Việc bà G chuyển nhượng đất là vì lợi ích chung, nhằm để lo cuộc sống của b
à và các con.
+ Ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quy
ền sử dụng đất cho nên phần diện tích đất 131m2 là thuộc quyền sở hữu hợp ph
áp của ông K.

Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến p
hần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.

 Việc xác định phần diện tích chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không phải
là di sản là việc hoàn toàn hợp lý. Thứ nhất, các thừa kế đã đồng ý việc chuyển

9
nhượng đất của bà Phùng Thị G cho ông Phùng Văn K. Dù các thừa kế của ông
Phùng Văn N không thể hiện sự đồng ý qua các văn bản những việc các thừa k
ế không phản đối cũng có thể được coi là sự đồng ý của các thừa kế đó. Vì các t
hừa kế đều đồng ý việc bà G định đoạt phần tài sản trên nền phần đất chuyển n
hượng không còn nằm trong khối di sản của ông N. Thứ hai, khoản tiền thu đư
ợc sau khi bán đất được bà G sử dụng để trang trải cuộc sống và nuôi nấng các
con (theo như lời khai của các bên), nên các thừa kế đều được lợi từ việc làm c
ủa bà G. Như vậy, việc bán đất của bà G không xâm phạm lợi ích của bất cứ th
ừa kế nào.

Câu 9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà d
ùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản đ
ể chia không? Vì sao?

 Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng c
ho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó không được coi là di sản đ
ể chia.
+ Xét tài sản chung của vợ chồng bà G và ông N là 398m đất, sau khi ông N m
ất, không để lại di chúc thì tài sản chung này sẽ được chia đôi là 196m đất theo
quy định tại Điều 66 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Bà G, các con chung củ
a 2 vợ chồng đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại điểm a khoản 1
Điều 651 BLDS 2015 nên đều được chia thừa kế như nhau.
+ Nếu bà G tự ý bán 131m đất cho ông K, không có sự đồng ý của các con và d
ùng tiền đó cho cá nhân mình chứ không vì lợi ích của các con thì xem như bà
đã bán một phần đất của mình trong khối tài sản chung của hai vợ chồng. Việc
mua bán này sẽ không ảnh hưởng đến phần tài sản mà các đồng thừa kế khác đ
ược hưởng.

Câu 10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện
tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?

 Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích đấ
t trên là 1/2 diện tích 398 m2 đất (133,5 m2 đất) vì theo nhận định của Toà, tài s
ản tuy mang tên của bà Phùng Thị G nhưng vì được hình thành trong thời kỳ hô
n nhân nên phải xác định đây là tài sản chung của ông Phùng Văn N và bà Phù
ng Thị G (Khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014). Vì vậy, bà Phùng Th

10
ị G chỉ có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m 2 đất chun
g của vợ chồng bà và khi bà G chết, phần di sản của bà Phùng Thị G chính là 1/
2 diện tích đất trên (133,5m2) (Điều 612 BLDS 2015).

Câu 11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5
m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì
sao?

 Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2 kh
ông thuyết phục vì di sản lúc này của ông N (đã trừ đi phần đất bán cho ông K)
là 267m2 / 2=133,5m2 sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất (căn cứ theo
điểm a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015) là bà G và 6 người con, nên phần mà bà
G nhận được là 133,5m2 / 7=19,07m2. Vậy trên thực tế, phần di sản mà bà G để
lại (trừ đi phần diện tích bà G cho chị H1) là: 133,5m 2+19,07 m2- 90m2=62,57
m2. Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16 vì án lệ này chỉ có nội dung xo
ay quanh việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản
thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng.

Câu 12: Việc Tòa án quyết định "còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn l
ại" có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì
sao?

 Việc Tòa án quyết định còn lại 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại là khôn
g thuyết phục. Vì phần đất 43,5m 2 còn lại là phần di sản được chia theo pháp lu
ật, đáng ra phải được chia đều cho 06 người còn thuộc hàng thừa kế thứ nhất, t
ức bao gồm cả chị Phùng Thị H1. Việc chị Phùng Thị H1 được bà Phùng Thị G
chia di sản theo di chúc không hề ảnh hưởng đến quyền thừa kế của chị, bởi vậ
y Tòa án quyết định chỉ chia cho 05 người con còn lại là không đảm bảo quyền
lợi cho chị Phùng Thị H1. Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16/2017/A
L. Vì nội dung của Án lệ số 16 nằm ở đoạn 2 phần Nhận định của Tòa án, là về
việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế d
o một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Các đồng thừa kế khác biết và k
hông phản đối việc chuyển nhượng đó. Số tiền nhận chuyển nhượng đã được d
ùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được d
ùng để lo cuộc sống của các đồng thừa kế. Bên nhận chuyển nhượng đã được c
ấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

11
BÀI TẬP 2: QUẢN LÝ DI SẢN

 Tóm tắt Bản án số 11/2020/DS-PT ngày 10/6/2020 của Tòa án nhân dân tỉn
h Sơn La:
 Nguyên đơn: Anh Phạm Tiến H
 Bị đơn: Anh Phạm Tiến N
 Nội dung: Anh Phạm Tiến H và anh Phạm Tiến T, cháu Phạm Tiến N có họ hà
ng với nhau, anh T là anh trai ruột của anh H và cháu N là con trai của anh Phạ
m Tiến T. Bố mẹ của Nguyên đơn Phạm Tiến H là ông Phạm Tiến Đ, bà Đoàn
Thị T sinh được 07 người con, khi còn sống có tạo dựng được một khối tài sản
gồm diện tích 311m2 đất và 01 ngôi nhà gỗ 4 gian. Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất mang tên bà Đoàn Thị T. Năm 1994, ông Đ chết, đến năm 2012 bà T
chết; cả hai ông bà đều không để lại di chúc. Các thành viên trong gia đình thay
nhau trông coi, quản lý khối di sản của ông Đ, bà T. Nay anh H tu sửa lại ngôi
nhà và quản lý đất đai của bố mẹ để lại để làm nơi thờ cúng bố mẹ chứ không p
hân chia, tuy nhiên khi anh có ý định sửa thì cháu N cản trở. Anh H đề nghị Tò
a án giải quyết buộc cháu N và anh T không được cản trở việc anh tu sửa ngôi
nhà, cháu N không được xâm phạm đến tài sản của bố, mẹ anh.
 Quyết định của Tòa:Tòa án đã Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh Phạm Ti
ến H. Giao cho anh Phạm Tiến H được quyền quản lý di sản thừa kế của ông P
hạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T. Anh H có các quyền và nghĩa vụ của người quả
n lý di sản theo quy định tại các Điều 617, Điều 618 của Bộ luật Dân sự 2015
 Tóm tắt Quyết định số 147/2020/DS-GĐT ngày 09/7/2020 của Toà án nhân
dân cấp cao tại TP . Hồ Chí Minh:
 Nguyên đơn: Ông Trà Văn Đạm
 Bị đơn: Ông Phạm Văn Sơn Nhỏ
 Nội dung: Ông Đạm đại diện gia đình đứng tên diện tích 1.497m2 đất thuộc th
ửa số 528. Thửa đất này lại nằm phía trong thửa 525 của ông Ngót do ông Nhỏ
quản lý, sử dụng. Giữa ông Đạm và ông Nhỏ có thỏa thuận mở một lối đi từ đất
của ông Đạm qua đất của ông Ngót đến đường công cộng rộng 2m dài 21m. Ôn
g Đạm đã chịu chi phí bơm cát lấp một ao, một mương để làm lối đi, đặt bọng
nước, làm hàng rào và đổ 02 khối cát, 02 khối đá, đưa tiền mặt 1.000.000đ để ô

12
ng Nhỏ làm cổng rào tại nhà của ông Nhỏ. Ông Đạm khởi kiện yêu cầu ông Nh
ỏ và bà Chơi cùng các đồng thừa kế hàng thứ nhất với ông Nhỏ xin mở lối đi n
gang 1,5m, dài 21m qua đất ông Ngót tại thửa 525. Tòa án cấp phúc thẩm phải
tiến hành định giá quyền sử dụng đất là lối đi hiện đang tranh chấp để có căn c
ứ buộc nguyên đơn thanh toán giá trị quyền sử dụng đất cho bị, bà Chơi và các
đồng thừa kế thứ nhất của ông Ngót. Đồng thời, do ông Phạm Văn Hiên thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của ông Ngót nhưng bị đơn và những người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan đều không biết ông Hiền hiện nay đang ở đâu nên quá trình
giải quyết vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm phải ấn định những người nhận di sản t
hừa kế của ông Ngót phải giữ suất thừa kế mà ông Hiền nhận được, khi nào ôn
g Hiền có yêu cầu chia thừa kế thì Tòa án sẽ giải quyết bằng một vụ án khác m
ới đảm bảo khách quan, toàn diện.
 Tóm tắt Quyết định số 147/2020 DS–GĐT
 Nguyên đơn: ông Trà Văn Đạm
 Bị đơn: ông Phạm Văn Sơn Nhỏ
 Nội dung: Nguyên đơn ông Trà Văn Đạm do người đại diện theo ủy quyền là ô
ng Nguyễn Văn Công trình bày: Diện tích 1.497m2 đất thuộc thửa số 528 đã đư
ợc Uỷ ban nhân dân huyện Cái Bè cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ô
ng Đạm đại diện hộ gia đình đứng tên. Giữa ông Đạm và ông Nhỏ có thoả thuậ
n mở một lối đi từ đất ông Đạm sang đất ông Ngót. Bị đơn ông Phạm Văn Sơn
Nhỏ trình bày: ông Ngót là ba của ông Nhỏ và 6 người con khác. Năm 2001 ôn
g Ngót chết không để lại di chúc, thừa đất số 525 do ông Nhỏ quản lý. Ông Nh
ỏ tự nguyện cho ông Đạm và bà É sử dụng lối đi qua thửa đất đến hết đời, khôn
g đồng ý việc ông Đạm xin mở lối đi mãi mãi.
 Quyết định của Tòa án:
+ Cấp sơ thẩm: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đạm, buộc ông Nhỏ và n
hững người liên quan khác mở lối đi nhỏ cho ông Đạm.
+ Cấp phúc thẩm: không chấp nhận kháng cáo của ông Nhỏ, chấp nhận khởi ki
ện của ông Đạm. Quyết định giám đốc thẩm: chấp nhận kháng nghị của Viện tr
ưởng Viện kiểm sát, hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm.

Câu 1: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có người quản l
ý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

 Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản lý di

13
sản. Theo Khoản 2 Điều 616 BLDS 2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định
người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sả
n thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó
cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.” Vào năm 201
2, sau khi bà T chết, ông Thiện là người đang trực tiếp sinh sống tại nhà và đất,
thêm nữa khi ông Đ bà T mất thì không để lại di chúc giao cho con cái nào tron
g gia đình được sử dụng, quản lý ngôi nhà và diện tích đất nói trên, do đó ngôi
nhà và diện tích đất trên để nguyên không có ai quản lý.
 Như vậy có thể thấy di chúc không chỉ định người quản lý di sản và ông Thiện
cũng đang chiếm hữu mảnh đất ấy (trực tiếp sinh sống). Từ đó, ông Thiện trước
khi đi chấp hành án có là người quản lý di sản.

Câu 2: Trong bản án số 11, việc Toàn án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản
lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

 Theo Bản án số 11, Tòa án xác định anh Phạm Tiến H là người có quyền quản l
ý di sản của ông Đ và bà T là hợp lý và thuyết phục. Theo Khoản 2 Điều 616 B
LDS 2015: “Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và nhữn
g người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu,
sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừ
a kế cử được người quản lý di sản.” Khi ông Đ bà T mất thì không để lại di chú
c giao cho con cái nào trong gia đình được sử dụng, quản lý ngôi nhà và diện tí
ch đất nói trên, do đó ngôi nhà và diện tích đất trên để nguyên không có ai quản
lý. Quá trình giải quyết vụ án, ngoài ông Thiện, những người còn lại ở hàng thừ
a kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di sản của ôn
g Đ, bà T.
 Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài đều có đủ năng lực hà
nh vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện; không bị lừa dối,
ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái với đạo đức xã h
ội. Do đó, việc Tòa án giao quyền quản lý di sản cho anh Phạm Tiến H là phù h
ợp.

Câu 3: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa
lại di sản như trong bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

 Trong Bản án số 11, ông H là người quản lý di sản được những người đồng thừ

14
a kế thỏa thuận cử ra do đó ông H có đủ điều kiện để quản lý di sản cụ thể là có
quyền tôn tạo và tu sửa theo căn cứ tại khoản 1 Điều 616 BLDS 2015. Trên cơ
sở đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 617 BLDS 2015, khi căn nhà và diện tích
đất đã bị xuống cấp trầm trọng thì người quản lý di sản là ông H phải có nghĩa
vụ thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế và bảo quản, tu sửa l
ại di sản theo thỏa thuận của những người thừa kế

Câu 4: Khi quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho người khác
quản lý di sản (như trong bản án số 11 ông Thiện giao lại cho con trai) không? N
êu cơ sở pháp lý khi trả lời.

 Trong Bản án số 11, theo Nhận định số [3.3] của Tòa án, năm 2012 sau khi bà
Đoàn Thị T chết thì ông Phạm Tiến T là người đang trực tiếp sinh sống tại nhà
và đất sẽ tiếp tục quản lý di sản của ông bà Đ T theo khoản 2 Điều 616 BLDS 2
015. Tuy nhiên, căn cứ vào điểm a, khoản 2, Điều 617 BLDS 2015: “2. Người
đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 616 của Bộ
luật này có nghĩa vụ sau đây:
+ a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặ
c định đoạt tài sản bằng hình thức khác”. Theo đó có thể thấy việc ông T khi đi
chấp hành án và tự ý giao lại quyền quản lý di sản cho con trai là anh N mà chư
a có sự thỏa thuận bằng văn bản của những người đồng thừa kế khác là không đ
úng. Việc làm của ông T đã vi phạm pháp luật khi căn cứ theo Điều 616 và 617
BLDS 2015.

Câu 5: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền
tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục không? Nêu cơ
sở pháp lý khi trả lời.

 Xác định của Tòa án là có cơ sở và hoàn toàn thuyết phục. Căn cứ vào điểm b k
hoản 1 Điều 617 BLDS 2015 về nghĩa vụ của người quản lý tài sản: “Bảo quả
n di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt
tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng
văn bản”.
 Trong Quyết định số 147 tại Nhận định số [2] của Tòa án, thửa đất số 525 là tài
sản chung của ông Ngót và bà Chơi tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân, còn ông
Nhỏ chỉ là người quản lý di sản chứ không có quyền định đoạt. Sau khi ông Ng

15
ót chết thì theo pháp luật thửa đất số 525 thuộc quyền sở hữu của bà Chơi và kh
ông có bất kì văn bản nào chứng minh việc ông Nhỏ có quyền tự định đoạt thửa
đất đó. Do đó việc ông Nhỏ tự ý mở lối đi cho ông Đạm mà không có sự đồng
ý của bà Nhỏ là không đúng với pháp luật nên quyết định của Tòa án trong Quy
ết định trên là hợp tình hợp lý.

BÀI 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ

 Tóm tắt Án lệ số 26/2018/AL:


 Nguyên đơn: ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H,
ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1
 Bị đơn: cụ Nguyễn Thị L và ông Cấn Anh C
 Nội dung: Cụ Hoàng Thị T và cụ Cấn Văn K có 8 người con: Cấn Xuân V, Cấ
n Thị N1, Cấn Thị N2, Cấn Thị M1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn
Văn S (chết 2008) có vợ là bà Nguyễn Thị M và hai con là Cấn Thùy L và Cấn
Hoàng K. Sinh thời, cụ K và cụ T có tài sản chung là 612 m 2 đất, trên đất có 2 c
ăn nhà 3 gian, tọa lạc tại thôn T, xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội, được cấp g
iấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2002 do cụ Cấn Văn K đứng tên. Năm
1972 cụ T chết. Năm 1973, cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị L, sinh được 4 ngư
ời con: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Anh C và Cấn Thị T2, toàn bộ nhà đất trê
n do cụ K và cụ L quản lý. Trong quá trình sinh sống và sử dụng, cụ K và cụ L
có cải tạo và xây dựng lại một số công trình phụ, tường bao. Năm 2002 cụ K ch
ết, để lại tài sản cho cụ L và ông Cấn Anh C quản lý. Do cụ K và cụ T chết khô
ng để lại di chúc nên các đồng nguyên đơn là 8 người con của cụ K với cụ T kh
ởi kiện yêu cầu chia tài sản chung của cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K theo
quy định của pháp luật.
 Quyết định của Tòa án:
+ Cấp sơ thẩm: xác định tại thời điểm khởi kiện đã hết thời hiệu chia thừa kế củ
a cụ T nhưng cũng xác định di sản của cụ T để lại là tài sản chung chưa chia và qu
yết định chia cho 8 người con của cụ T.
+ Cấp phúc thẩm: xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế của cụ T đã hết và kh
ông chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia tài sản chung đối với p
hần di sản của cụ T. Tòa án cấp phúc thẩm tuyên cho các đồng thừa kế quản lý
các di sản của cụ T là cụ L và ông C được tiếp tục quản lý, sử dụng và sở hữu.

16
+ Giám đốc thẩm: Tòa án quyết định hủy bản án phúc thẩm và sơ thẩm để xét x
ử lại.
 Lý do: Giao dịch dân sự này được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hi
ệu lực nên căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1
990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia
di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật và cá
c nguyên đơn yêu cầu chia thừa kế là muốn dùng nó để thờ cúng cha mẹ, tổ tiên

Câu 1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế Việt Nam.

● Căn cứ theo quy định tại Điều 623 BLDS 2015, có 3 loại thời hiệu trong lĩnh vực t
hừa kế như sau:
1. Thời hiệu yêu cầu chia di sản: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản l
à 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở th
ừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đ
ó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải
quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản k
hông có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn
10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu người được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong
thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản
2. Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế: Thời hiệ
u để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyề
n thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản: Thời hiệu yêu cầu người thừa
kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điể
m mở thừa kế.

Câu 2: Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?

 Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS 2015: “Thời điểm mở thừa k
ế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là

17
đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 củ
a Bộ luật này”. Như vậy, căn cứ vào Án lệ số 26/2018/AL, cụ T đã chết vào nă
m 1972 nên có thể xác định thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là nă
m 1972
 Quyết định của Bản án sơ thẩm số 30/2012/DS-ST ngày 20-7-2012 của Tòa án
trong Án lệ số 6/2018/AL đã cho câu trả lời: “Cụ T chết năm 1972, chia tài sả
n chung của cụ T cho các con là ông V, bà N2, bà T1, bà H, ông T, bà N1, bà
M1 và ông S mỗi người được hưởng 96.020.748 đồng, ông S đã chết nên phần
của ông S do vợ là bà Nguyễn Thị M và 02 con là cháu L và cháu K hưởng”.

Câu 3: Việc Án lệ số 26/2018/AL, áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS cho di sản
của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?

 Việc Án lệ số 26/2018/AL, áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS cho di sản của
cụ T được căn cứ vào khoản 1/ Điều 623/ BLDS 2015.
 Việc áp dụng thời hiệu trên trong Án lệ 26/2018/AL là hợp lí vì thời điểm khởi
kiện là 02/11/2010 vậy thì đã vượt qua thời hiệu khởi kiện cho di sản của cụ T.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của các đương sự, Tòa quyết định áp dụng hiệ
u lực hồi tố vào án lệ để giải quyết việc tranh chấp về di sản của cụ T

Câu 4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di
sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đượ
c công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?

 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sả
n của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đượ
c công bố có cơ sở văn bản:
+ Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990: (1) Trong thời hạn mười năm, kể
từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di s
ản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khá
c. (2) Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ
chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản
do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản. (4) Đối với các việc th
ừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản
1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này.
+ Khoản 1/ Điều 623/ BLDS 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu c

18
ầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản”.
 Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sả
n của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 đượ
c công bố có thuyết phục. Vì:
+ Đối với trường hợp mở thừa kế trước khi có pháp lệnh thừa kế chúng ta có qu
y định theo hướng thời điểm bắt đầu thời hiệu không là “thời điểm mở thừa kế”
mà là thời điểm khác. theo khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế: “đối với các vi
ệc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại
khoản 1 khoản 2 điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này” đối với th
ừa kế mở trước ngày ban hành pháp lệnh thừa kế như trường hợp cụ T trong vụ
việc được phát triển thành án lệ số 26 thời hiệu không bắt đầu từ thời điểm mở
thừa kế và từ ngày công bố pháp lệnh này.
+ Án lệ số 26/2018/AL áp dụng như trên sẽ đảm bảo quyền lợi của các đồng th
ừa kế về di sản của cụ T hơn.

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên

 Hướng giải quyết của Tòa án Giám đốc thẩm đối với Án lệ 26/2018/AL là chưa
hoàn toàn thuyết phục. Việc Tòa xác định thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 nh
ưng lại dùng thời điểm bắt đầu tính thời hiệu theo Pháp lệnh thừa kế năm 1990
là không thống nhất vì BLDS 2015 và Pháp lệnh thừa kế năm 1990 có cách xác
định thời hiệu và thời điểm bắt đầu tính thời hiệu rất khác nhau:
 BLDS 2015:
Điều 623. Thời hiệu thừa kế
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động
sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì
di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có ng
ười thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điề
u 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm
a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chế

19
t để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.
 Pháp lệnh thừa kế năm 1990:
Điều 36: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
“1. Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có qu
yền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bá
c bỏ quyền thừa kế của người khác.
2.Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chứ
c có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do
người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.
3.Trong trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể thực hiện được quyề
n khởi kiện trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thời gian
bị trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.
4. Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời
hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệ
nh này”.
 Vì vậy, nếu đã dùng cách xác định thời hiệu của BLDS 2015 thì phải dùng t
hời điểm bắt đầu tính thời hiệu của BLDS 2015 còn nếu dùng cách xác định th
ời hiệau của Pháp lệnh thừa kế năm 1990 thì phải dùng thời điểm bắt đầu tính t
hời hiệu của Pháp lệnh thừa kế 1990, không thể cùng lấy cách xác định của BL
DS 2015 ghép với thời điểm bắt đầu tính thời hiệu của Pháp lệnh thừa kế năm

20
* TÌM KIẾM TÀI LIỆU

Yêu cầu 1: Một số bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật về
thừa kế

1. Đàm Thị Diễm Hạnh - “Nhận diện vi phạm qua một số vụ án bị huỷ để giải quy
ết lại liên quan đến quyền sử dụng đất” - Kiểm sát. Viện kiểm sát nhân dân tối
cao - Số 13/2022 - từ tr.49 đến 57.
2. Dương Tấn Thanh - “Thừa kế của người chưa đủ tuổi kết hôn chung sống như
vợ chồng” - Luật sư Việt Nam.Liên đoàn Luật sư Việt Nam - Số 3/2021 - từ tr.4
8 đến 49
3. Hồ Thị Bảo Ngọc - “Di sản dùng vào việc thờ cúng theo quy định của pháp luật
Việt Nam” - Nghề Luật. Học Viện Tư pháp - Số 6/2020 - từ tr.33 đến 37; trang
44
4. Hoàng Mạnh Thắng - “Một số lưu ý khi công chứng văn bản thừa kế liên quan
đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ” - Nghề Luật. Học viện Tư pháp - Số 8/2023 -
từ tr.26 đến 32;
5. Nguyễn Minh Oanh - “Bàn luận về quyền thừa kế của cá nhân được sinh ra bằn
g kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” - Khoa học Kiểm sát.Trường Đại học Kiểm sát Hà
Nội - Số 4/2020 - từ tr.54 đến 58
6. Nguyễn Viết Giang - “Bàn về vấn đề thừa kế và thừa kế thế vị giữa con riêng v
à bố dượng, mẹ kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” - Tòa án Nhân
dân. Tòa án Nhân dân tối cao - Số 7/2020 - từ tr.23 đến 25; trang 47
7. Phạm Thị Minh Trang, “Chế định bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đấ
t khi Nhà nước thu hồi đất”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 (403) năm 2
021, trang 59;
1. Trần Thị Thu Hằng - “Bàn về quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung của di chúc trong Bộ luật Dân sự năm 2015” - Nghề Luật. Học viện Tư ph
áp - Số 5/2021 - từ tr.3-18; trang 14
Yêu cầu 2:
- Chúng em đã tìm kiếm thông qua Thư viện số Trường Đại học Luật TP.HCM;
Web Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội: cũng như tra cứu những trang tạp
chí điện tử chuyên ngành.

21
1. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bản án vầ bình luận bản án, Nxb.
Hồng Đức 2022 (xuất bản lần thứ năm), Bản án số 4-7, 8-10 và 11-13;
2. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và
thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2023, Chương V;
3. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia 2007, tr.236 đến 237;
4. Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
5. Bộ luật Dân sự 2015, Nxb. Hồng Đức;
6. Luật Đất đai 2013;
7. Pháp lệnh thừa kế năm 1990.

22

You might also like