You are on page 1of 29

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÌNH SỰ

MÔN HỌC: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ LUẬT


DÂN SỰ, TÀI SẢN VÀ THỪA KẾ
BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ
THỪA KẾ

NHÓM 1 – LỚP HS46B2


Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Nhân Chính
STT Họ và tên MSSV
1 Lê Chí Thiện 2153801013247
2 Lương Thị Thanh Thủy 2153801013250
3 Nguyễn Quỳnh Ngọc Trân (Nhóm trưởng) 2153801013274
4 Trương Thị Tố Trinh 2153801013277
5 Cao Huỳnh Phương Uyên 2153801013283
6 Phan Hoàng Đăng Vũ 2153801013291
7 Nguyễn Hải Yến 2153801013304

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2022


MỤC LỤC
PHẦN I: DI SẢN THỪA KẾ...............................................................................1
Tóm tắt bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của TAND thành phố Vĩnh
Yên tỉnh Vĩnh Phúc.............................................................................................1
Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao..............1
Câu 1: Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời?.....................................................................................2
Câu 2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế
bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?.............3
Câu 3: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của
người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..................................................................4
Câu 4: Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của bản án
có câu trả lời?......................................................................................................5
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án
số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất........6
Câu 6: Ở Án lệ số 16/2020, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng
Văn N là bao nhiêu? Vì sao?..............................................................................6
Câu 7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng
Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?..........................................6
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến
phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K...................................7
Câu 9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà
dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di
sản để chia không? Vì sao?.................................................................................8
Câu 10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong
diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?..............................................................8
Câu 11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là
43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16
không? Vì sao?....................................................................................................8
Câu 12: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần
còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16
không? Vì sao?....................................................................................................9
PHẦN II: QUẢN LÝ DI SẢN............................................................................10
Tóm tắt Bản án số 11/2020/DS-PT...................................................................10
Tóm tắt Quyết định số 147/2020/DS-PT...........................................................11
Câu 1: Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý di
sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục không, vì sao?.11
Câu 2: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người
quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.........................................11
Câu 3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền
quản lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời................12
Câu 4: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu
sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời....13
Câu 5: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại cho
người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lại cho
con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.................................................13
Câu 6: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có
quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phục
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời................................................................15
PHẦN III: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ.............................15
Tóm tắt Án lệ số 26/2018..................................................................................15
Câu 1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.............16
Câu 2: Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản
không?...............................................................................................................17
Câu 3: Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào
của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?................17
Câu 4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015
cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì
sao?...................................................................................................................18
Câu 5: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015
cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm
1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì
sao?...................................................................................................................18
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên........................19
PHẦN IV: TÌM KIẾM TÀI LIỆU....................................................................19
Câu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp luật về
thừa kế được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu năm 2018
đến nay. Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và việc liệt kê
phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên bài
viết để trong dấu ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng 4) Số và năm của Tạp
chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr.41 đến 51). Các bài viết được liệt kê
theo alphabet tên các tác giả (không nêu chức danh).......................................19
Câu 2: Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên..........................20
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. BLDS: Bộ luật dân sự
2. TAND: Tòa án nhân dân
3. UBND: Ủy ban nhân dân
PHẦN I: DI SẢN THỪA KẾ
Tóm tắt bản án số 08/2020/DSST ngày 28/8/2020 của TAND thành phố
Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
Nguyên đơn là ông Trần Văn Hòa, bị đơn là anh Trần Hoài Nam tranh
chấp về thừa kế tài sản. Tài sản tranh chấp là nhà, đất tại phường Đống Đa, thành
phố Vĩnh Yên, do không thỏa thuận được nên ông Hòa làm đơn khởi kiện yêu
cầu chia lại di sản thừa kế của bà Mai (vợ nguyên đơn) để lại. Để hình thành khối
tài sản chung giữa ông Hòa và bà Mai có phần đóng góp của anh Nam do anh đi
công tác tại Nhật Bản có gửi tiền về cho ông bà trả nợ tiền xây dựng ngôi nhà
hiện tại. Khoản tiền này được trích trả cho anh Nam, còn lại là tài sản chung giữa
2 người. Đối với tài sản chung hình thành trong thời gian hôn nhân, ông Hòa
được hưởng 1/2 giá trị. Ngày 31/01/2017, bà Mai chết. Trước khi chết bà Mai
không để lại di chúc nên di sản của bà Mai để lại được phân chia theo pháp luật.
Tòa án quyết định chia cho 3 người mỗi người được hưởng 1/3 di sản, các bên
đều phải thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.

Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K diện
tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện tích đất còn
lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m 2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh
Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển
nhượng đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng
không ai có ý kiến phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng
Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã
được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở
để xác định các con bà Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển
nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm
không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã bán cho ông Phùng Văn K vào khối
tài sản để chia là có căn cứ. Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản là tổng diện tích
đất 398m2 (bao gồm cả phần đất đã bán cho ông Phùng Văn K) để chia là không
đúng.

1
Câu 1: Di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời?
Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Di sản bao gồm tài sản
riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người
khác.”

Việc xác định di sản thừa kế hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau. Có ý
kiến cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và các nghĩa vụ về tài sản của người
chết để lại, ý kiến thứ hai cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài
sản của người chết trong phạm vi di sản để lại. Ý kiến thứ ba cho rằng di sản thừa
kế chỉ là các tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài
sản của người chết1. Về ý kiến thứ nhất, quan điểm này có vẻ không phù hợp khi
trong giai đoạn hiện tại chúng ta đang hướng tới nhà nước pháp quyền, đề cao
trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội, mỗi người phải chịu trách nhiệm bởi
hành vi của chính mình. Quan điểm này vô tình lại bảo vệ tàn tích của chế độ
phong kiến “nợ truyền đời truyền kiếp”. Ở quan điểm thứ hai thì quan điểm này
tiến bộ hơn quan điểm trước, tuy nhiên không được các nhà khoa học pháp lý
ủng hộ vì di sản để lại là tài sản và lẽ thường không ai muốn thừa hưởng nghĩa vụ
của người khác. Tiếp theo tại quan điểm thứ ba, quan điểm này được nhiều nhà
khoa học đồng ý và được thể hiện trong Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 và tại
khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015: “Những người hưởng thừa kế có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.” Việc thực hiện nghĩa vụ nhưng không phải với
tư cách là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thực hiện các nghĩa vụ của
người chết để lại bằng chính tài sản của người chết.

Từ phân tích những quan điểm trên ta có thể kết luận di sản không bao
gồm nghĩa vụ của người quá cố.

1
Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Trường Đại học Luật
tp. Hồ Chí Minh, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr 413, 414.

2
Câu 2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị
thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì
sao?
Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi
một tài sản mới sau đó thì tài sản mới có thể là di sản và cũng không thể là di
sản.
Vì theo Khoản 1 Điều 611 BLDS 2015 quy định về Thời điểm mở thừa kế:
“Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án
tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại
khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”. Chúng ta có thể chia thành 2 trường hợp:

- Trường hợp thứ nhất, nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân
khách quan:

+ Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân con người không biết
trước, không lường trước được hậu quả, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người.
Ví dụ: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, bão tố hay các thảm họa tự nhiên khác...
+ Những yếu tố này tác động vào di sản thừa kế làm cho nó bị hư hỏng và
thay vào đó là di sản mới, di sản cũ không còn giá trị hiện thực. Ví dụ Ông A
chết để lại di sản thừa kế là ngôi nhà, nhưng do hỏa hoạn làm cho ngôi nhà thiêu
cháy rụi hoàn toàn và không còn giá trị sử dụng. Trước thời điểm mở thừa kế
ngôi nhà khác được xây dựng thay thế ngôi nhà này. Khi đó ngôi nhà mới này sẽ
được coi là di sản thừa kế mà ông A để lại.
+ Trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế tài sản
mới thay thế cho di sản thừa kế đó sẽ có hiệu lực pháp luật, phần tài sản mới này
sẽ được chia theo pháp luật, đồng thời tài sản là ngôi nhà đó cũng sẽ được chia
theo quy định của pháp luật về thừa kế.
-Trường hợp thứ hai, được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan:

+ Nguyên nhân chủ quan được xác định có sự tác động phần nào đó bởi
yếu tố con người.
+ Trường hợp này xác định thay thế vì mục đích gì, đó là nhằm chiếm
đoạt toàn bộ di sản thừa kế cũ đó hay nhằm mục đích khác. Sự thay thế do tự bản

3
thân cá nhân nào muốn thay thế hay đó là sự thay thế được sự đồng thuận bởi tất
cả những người thừa kế và được pháp luật thừa nhận.
+ Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng
thời thay thế bởi một tài sản khác khi đó tài sản mới này sẽ không được coi là di
sản thừa kế.
+ Tại thời điểm mở thừa kế di sản được quy định còn tồn tại thì di sản đó
được chia theo quy định của pháp luật.
+ Tuy nhiên, nếu vì lý do chủ quan mà di sản thừa kế bị làm hư hỏng hoặc
bị bán mà không có sự đồng ý của các đồng thừa kế thì giá trị phần di sản vẫn
được coi là di sản thừa kế và người làm thất thoát di sản có trách nhiệm trả lại
phần giá trị làm thất thoát để chia thừa kế.
Câu 3: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng
đất của người quá cố có cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của
người quá cố không cần phải đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì
theo bản án số 8/2020/DSST phần nhận định của Tòa án có nêu ra rằng: “Kết quả
xác minh tại UBND phường Đống Đa, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành
phố Vĩnh Yên, Chi cục thuế Nhà nước thành phố Vĩnh Yên thể hiện: Gia đình
ông Hòa đã xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân và làn bán hàng trên một phần diện
tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận, diện tích đất này hộ ông Hoà đã quản lý,
sử dụng ổn định nhiều năm nay, các hộ liền kề đã xây dựng mốc giới rõ ràng,
không có tranh chấp, không thuộc diện tích đất quy hoạch phải di dời vị trí đất
tăng nằm tiếp giáp với phía trước ngôi nhà và lán bán hàng của ông Hòa giáp
đường Nguyễn Viết Xuân đất thuộc diện tích được cấp giấy chứng nhận sau khi
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế tiền thuế là 19 triệu trên một mét vuông. Do đó đây
vẫn là tài sản của ông Hòa, bà Mai, chỉ có điều là đương sự phải thực hiện nghĩa
vụ thuế đối với nhà nước. Nếu không xác định tài sản là di sản thừa kế và phân
chia thì sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
Phần đề nghị này của đại diện Viện kiểm sát không được hội đồng xét xử chấp
nhận. Trước đó đối với diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhận định và lập luận cho

4
rằng không được coi là di sản thừa kế cần tiếp tục tạm giao cho ông Hòa có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước để được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất. Theo điều 612 BLDS 2015 có quy định: “Di sản bao gồm tài
sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với
người khác.” Như vậy có thể nói quyền sử dụng đất của người quá cố chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn được coi là di sản. Cụ thể trong
trường hợp trên là quyền sử dụng đất đối với phần đất chưa được cấp giấy chứng
nhận của bà Mai vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng ông bà và được coi
là di sản.

Câu 4: Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m 2
chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn
nào của bản án có câu trả lời?
Trích từ Bản án số 08: “Đối với diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Tại phiên tòa đại diện Viện kiểm sát nhận
định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừa kế, cần tiếp tục tạm giao
cho ông Hòa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước để được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vấn đề này, Hội đồng xét xử xét thấy:
Theo sơ đồ hiện trạng được Công ty đo đạc, khảo sát thực tế ngày 21/02/2020 thể
hiện, ngôi nhà và lán bán hàng được làm và xây dựng trên cả diện tích đất đã
được cấp giấy chứng nhận và diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận. Kết
quả xác minh tại UBND phường Đống Đa (nơi có diện tích đất tranh chấp),
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vĩnh Yên, Chi cục thuế Nhà nước
thành phố Vĩnh Yên thể hiện: gia đình ông Hòa đã xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân
và lán bán hàng trên một phần diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận; diện
tích đất này hộ ông Hòa đã quản lý, sử dụng ổn định nhiều năm nay, các hộ liền
kề đã xây dựng mốc giới rõ ràng, không có tranh chấp, không thuộc diện tích đất
quy hoạch phải di dời, vị trí đất tăng nằm tiếp giáp với phía trước ngôi nhà và lán
bán hàng của hộ ông Hòa, giáp đường Nguyễn Viết Xuân, đất thuộc diện được
cấp giấy chứng nhận sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tiền thuế là
19.000.000đ/m2. Do đó, đây vẫn là tài sản của ông Hòa, bà Mai, chỉ có điều là
đương sự phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nếu không xác định là
di sản thừa kết và phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lơi ích hợp pháp của

5
các bên đương sự. Phần đề nghị này của đại diện Viện kiểm sát không được Hội
đồng xét xử chấp nhận.”
Từ đoạn trích trên có thể thấy: Hội đồng xét xử không chấp nhận
đề nghị của đại diện Viện kiểm sát khi xem diện tích đất tăng 85,5m 2 chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là di sản. Như vậy, theo Tòa
án, phần diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất là di sản.

Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án
trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
Hướng giải quyết của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lý. Vì “Gia đình ông Hòa đã
xây dựng ngôi nhà 3 tầng, sân và lán bán hàng trên một phần diện tích chưa được
cấp giấy chứng nhận; diện tích này hộ ông Hòa đã quản lý, sử dụng ổn định
nhiều năm nay, các hộ liền kề đã xây dựng mốc giới rõ ràng, không có tranh
chấp… Do đó đây vẫn là tài sản của ông Hòa và bà Mai, chỉ có điều là đương sự
phải thực hiện thuế đối với nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và
phân chia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương
sự”.

Câu 6: Ở Án lệ số 16/2020, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của
Phùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao?
Theo Án lệ số 16/2017/AL, thời điểm ông N mất là năm 1984 thì thời
điểm mở thừa kế chính là năm 1984, thời điểm đó tài sản là mảnh đất có độ rộng
là 398m2 là tài sản chung giữa ông và bà G nên phần di sản của ông N sẽ được
chia ½ là 199m2. Còn về phần đất có diện tích là 131m2 được bà G chuyển
nhượng cho người khác thì không được xem là di sản vì có sự đồng thuận từ
đồng thừa kế thì giao dịch dân sự này mới có hiệu lực.

Câu 7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông
Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?

Dựa vào phần Quyết định của Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển
nhượng cho ông Phùng Văn K không phải là di sản để chia thừa kế.

6
Vì, Theo phần nội dung của Án lệ thì “Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển
nhượng cho ông Phùng Văn K diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của
thửa đất trên; phần diện tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà
Phùng Thị G đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích
267,4m2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng
nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng đất cho ông Phùng Văn K các
con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến phản đối gì, các con của
bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo cuộc sống của bà và
các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà Phùng Thị G đã
đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông
Phùng Văn K. Tòa án cấp phúc thẩm không đưa diện tích đất bà Phùng Thị G đã
bán cho ông Phùng Văn K vào khối tài sản để chia là có căn cứ”. Vậy nên, dựa
trên những căn cứ pháp luật mà Án lệ nêu ra thì phần diện tích đất đã chuyển
nhượng cho ông Phùng Văn K đã thuộc quyền sở hữu của ông Văn K, và được
cơ quan nhà nước cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, nên phần đất đó không còn
là tài sản của bà Phùng Thị G để chia di chúc.

Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên
quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Theo chúng em, hướng giải quyết theo Án lệ trên là thỏa đáng.

Thứ nhất, năm 1984 ông Phùng Văn N chết nhưng không để lại di chúc
cũng như thỏa thuận khác thì phần di sản của ông sẽ được chia theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 về Những trường hợp thừa kế theo pháp
luật. Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 651 quy định về người thừa kế theo pháp
luật: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi,
con đẻ, con nuôi của người chết”, trường hợp này thì vợ và con chung của ông N
đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền thừa hưởng phần di sản mà ông N
để lại (133.5m2 đất). Cụ thể, phần di sản này là khối tài sản chung của vợ chồng
ông N do đó việc Tòa án xác định di sản của ông N như trên là hoàn toàn hợp lí.

Thứ hai, sau khi ông N mất thì bà G đã bán cho ông K 131m2 đất trên
tổng số 398m2 là phần tài sản chung của vợ chồng bà để lo cho cuộc sống các
con. Hơn nữa, các con của bà G khi biết được giao dịch buôn bán đất của mẹ

7
nhưng không có ý kiến thì xem như đã đồng ý với việc chuyển nhượng. Hướng
giải quyết này của Tòa án là hợp lí do Tòa không chỉ bảo vệ quyền lợi của các
đồng thừa kế mà còn bảo vệ quyền lợi của người mua ngay tình là ông K. Di sản
mà ông N để lại dù có bao gồm phần đất 131m2 của ông K nhưng đã bị thay thế
bởi khoản tiền thu được từ giao dịch giữa bà G với ông K. Số tiền này được hình
thành trên nền tảng di sản cũ (phần diện tích đất 131m2) và được sử dụng vì lợi
ích của chính các đồng thừa kế nên có thể được xem là di sản để chia cho các
đồng thừa kế. Trong trường hợp này, các đồng thừa kế đều được hưởng lợi từ
khoản tiền nêu trên nên có thể được xem như đã chia thừa kế ứng với phần di sản
này.

Câu 9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của
các con mà dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có
được coi là di sản để chia không? Vì sao?
Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà
dùng cho tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản
để chia vì theo Điều 612 BLDS 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.” Bà Phùng
Thị G bán đất dù dùng vào mục đích chung hay riêng thì cũng đều là tài sản riêng
của bà nên số tiền đó được coi là di sản để chia thừa kế.

Câu 10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G
trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?
Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện
tích đất trên là 152,57m2. Vì theo nhận định của Tòa án, diện tích 267m 2 đất đứng
tên bà Phùng Thị G, nhưng được hình thành trong thời gian hôn nhân nên phải
được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị
G chưa chia. Bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng
diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà. Do đó, phần di sản của bà Phùng Thị
G để lại là 1/2 khối tài sản (133,5m2). Bên cạnh đó, khi ông Phùng Văn N chết
không để lại di chúc nên căn cứ vào Điều 651 BLDS 2015 thì hàng thừa kế thứ
nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôii của
người chết thì phần di sản còn lại của ông N sẽ được chia làm 7 cho vợ và đồng
thừa kế tức là 19,07m2 . Như vậy, tổng di sản của bà Phùng Thị G là 152,57m2 .

8
Câu 11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng
Thị G là 43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ
số 16 không? Vì sao?
Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là
2
43,5m là không thuyết phục. Vì theo Điều 612 BLDS 2015 quy định:

“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người
chết trong tài sản chung với người khác.”.

Pháp luật dân sự từ trước đến nay chưa có văn bản nào đưa ra khái niệm
về di sản thừa kế mà chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp quy định về thành phần của di
sản thừa kế. Tuy nhiên, nhìn nhận di sản thừa kế dưới góc độ của khoa học Luật
Dân sự có thể hiểu: Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp
pháp của người chết để lại, là đối tượng của quan hệ pháp luật liên quan đến việc
dịch chuyển tài sản của người đó sang cho những người hưởng thừa kế được nhà
nước thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Bao gồm: Tài sản riêng của người chết, tài
sản của người chết trong khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng, tài sản của
người chết trong khối tài sản chung với người khác.

Theo khoản 2 Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì khi có yêu cầu
về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ
chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản.Vì vậy, diện tích 267m2 đất đứng tên bà
Phùng Thị G, nhưng được hình thành trong thời gian hôn thì phải được xác định
là tài sản chung của vợ chồng nên bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt 1/2
diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà là 133,5m2.
Ngoài ra di sản của bà còn là tài sản của người chết trong khối tài sản chung với
người khác là 1/7 trong số 1/2 diện tích 267m2 còn lại. Vì bà cũng thuộc một
trong số những thành viên được nhận thừa kế từ ông Phùng Văn N.

=>Vì vậy phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G phải được xác định
là 65,57m2 (sau khi đã trừ phần bà cho chị Phùng Thị H1 (con gái bà Phùng Thị
G) diện tích90m2 đất) mới hoàn toàn thuyết phục.

Đây không phải là nội dung của Án lệ số 16 vì nội dung của Án lệ số 16 là


nói về việc thừa nhận diện tích 131m2 đất mà bà Phùng Thị G đã bán cho ông
Phùng Văn K là hợp pháp và không còn thuộc phần di sản thừa kế còn lại phải
chia.

9
Câu 12: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ
phần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số
16 không? Vì sao?

Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn
lại” là vô cùng thuyết phục.

Bởi vì, dựa trên tài sản của bà Phùng Thị G, bà chỉ có quyền định đoạt ½
diện tích đất trong tổng số diện tích 267m2 đất chung của hai vợ chồng bà. Do đó,
phần di sản của bà Phùng Thị G để lại là 1/2 khối tài sản (133,5m 2) được chia
theo di chúc cho chị Phùng Thị H1 (con gái bà Phùng Thị G) là 90m 2, còn lại là
43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại.

Ta có thể nhận định rằng, “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn
lại” được chia dựa trên số di sản mà bà G có được, và được chia đúng với di chúc
của bà G, phần chia hoàn toàn thuyết phục và hoàn toàn dựa trên di nguyện của
người lập di chúc.

Và đây không phải là nội dung của Án lệ số 16, Bởi lẽ, Án lệ số


16/2017/AL về công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản
thừa kế do một trong các đồng thừa kế chuyển nhượng. Nội dung của Án lệ là
quy định về số đất được chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không thuộc phần
di sản để chia di chúc. Nên phần nhận định "còn lại là 43.5m 2 được chia cho 5 kỷ
còn lại" không thuộc phần nội dung của Án lệ số 16.

PHẦN II: QUẢN LÝ DI SẢN


Tóm tắt Bản án số 11/2020/DS-PT
Nguyên đơn: Phạm Tiến H.
Bị đơn: Phạm Tiến N.
Khi chết bố, mẹ anh H không để lại di chúc giao cho con cái nào trong gia
đình được sử dụng, quản lý ngôi nhà và diện tích đất nói trên, do đó ngôi nhà và
diện tích đất trên để nguyên không có ai quản lý vì các anh chị đã đi xây dựng
gia đình hết không có ai ở trông nom ngôi nhà đó, bản thân anh H và anh Thiện
đều phải đi chấp hành án nên ngôi nhà không có ai trông coi quản lý đã xuống
cấp trầm trọng, nay anh H đã đi chấp hành án xong trở về, bản thân anh cũng đã

10
có nhà ở không liên quan đến nhà của bố mẹ anh, còn anh Thiện vẫn đang chấp
hành án nên nguyện vọng của các anh chị em trong nhà là giao cho anh H tu sửa
lại ngôi nhà và quản lý đất đai của bố mẹ để lại để làm nơi thờ cúng bố mẹ chứ
không phân chia, tuy nhiên khi anh có ý định sửa thì cháu N cản trở không cho
xuất trình một giấy ủy quyền của anh Thiện có nội dung là ủy quyền cho cháu N
trông coi ngôi nhà đến khi anh Thiện chấp hành án trở về.
Buộc anh Phạm Tiến N có trách N bàn giao lại cho anh Phạm Tiến H toàn
bộ nhà và đất của ông Phạm Tiến Đ và bà Đoàn Thị T đang quản lý cho anh
Phạm Tiến H. Nghiêm cấm anh Phạm Tiến N có hành vi cản trở anh Phạm Tiến
H trong quá trình sửa chữa ngôi nhà, phá hủy tài sản của ông Phạm Tiến Đ và bà
Đoàn Thị T, tự ý xâm phạm vào nhà, đất của ông Phạm Tiên Đ và bà Đoàn Thị T
khi chưa có sự đồng ý của anh Phạm Tiến H trong thời gian anh Phạm Tiến H
được tạm giao quản lý ngôi nhà của ông Đ, bà T. Do không nhất trí với Bản án sơ
thẩm, ngày 20 tháng 11 năm 2019 bị đơn anh Phạm Tiến N có đơn kháng cáo,
không nhất trí với bản án sơ thẩm do xác định sai quan hệ pháp luật, phải là
Tranh chấp về chia di sản thừa kế; nguyên đơn anh Phạm Tiến H không có quyền
khởi kiện; anh N nhận trông coi tài sản của ông Đ bà T thông qua ủy quyền của
bố đẻ là ông Phạm Tiến T nên đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét, để anh N
tiếp tục trông coi tài sản cho đến khi ông Thiện chấp hành án trở về.
Tóm tắt Quyết định số 147/2020/DS-PT
Nguyên đơn là ông Trần Văn Đạm, người đại diện theo ủy quyền là ông
Nguyễn Văn Công. Bị đơn là ông Phạm Văn Sơn Nhỏ. Tranh chấp về lối đi. Diện
tích 31,7m2 đất nằm trong thửa 525 tọa lạc tại xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang là đối tượng tranh chấp. Thửa 525 nêu trên là tài sản chung của ông
Ngót và bà Chơi tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân. Ông Nhỏ chỉ là người quản lý
di sản của ông Ngót và tuy nhiên, ông Nhỏ lại tự ý thỏa thuận cho ông Đạm mở
lối đi khi không được sự đồng ý của bà Chơi cùng các đồng thừa kế của ông
Ngót. Trong qua trình thụ lý vụ án, nhận ra có nhiều điểm thiếu sót chưa được
làm rõ, Tòa án giám đốc thẩm quyết định hủy toàn bộ Bản án dân sự phúc thẩm
số 22/2018/DS-PT, giao hồ sơ lại cho TAND tỉnh Tiền Giang xét xử phúc thẩm
lại theo quy định của pháp luật.

11
Câu 1: Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền
quản lý di sản của ông Đ và bà T; việc xác định như vậy có thuyết phục
không, vì sao?
Tòa án xác định Phạm Tiến H là người có quyền quản lý di sản của ông Đ
và bà T; việc xác định như trên cho Phạm Tiến H là người có quyền quản lý di
sản của ông Đ và bà T rất thuyết phục, vì “ngoài ông Thiện; những người còn lại
ở hàng thừa kế thứ nhất đều nhất trí giao cho anh Phạm Tiến H quản lý khối di
sản của ông Đ, bà T. Xét thấy, các ông bà Hiệu, Liền, Nhi, Nhường, Hoài, Hài
đều có đủ năng lực hành vi dân sự; quyết định dựa trên cơ sở hoàn toàn tự
nguyện; không bị lừa dối, ép buộc; không vi phạm điều cấm của pháp luật và
không trái với đạo đức xã hội. Do đó, việc Tòa án cấp sơ thẩm giao quyền quản
lý di sản cho anh Phạm Tiến H là phù hợp.”

Câu 2: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là
người quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là người quản
lý di sản. Vì trong bản án có nêu: “anh Nghĩa nhận trông coi tài sản của ông Đ
bà T thông qua ủy quyền của bố đẻ là ông Phạm Tiến T nên đề nghị Tòa án cấp
phúc thẩm xem xét, để anh Nghĩa tiếp tục trông coi tài sản cho đến khi ông Thiện
chấp hành án trở về.”2 và “trước khi đi chấp hành án, anh Nghĩa đã được bố đẻ
là ông Phạm Tiến T giao cho quản lý khối di sản của ông bà Đ T, nên anh Nghĩa
có trách N trông coi, quản lý khối di sản này”3.
Từ đó ta có thể thấy, trước khi đi chấp hành án, ông Thiện đã là người
quản lý di sản nên mới có thể ủy quyền cho anh Nghĩa trông coi tài sản đến khi
ông Thiện chấp hành án trở về.
Câu 3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H)
quyền quản lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H) quyền quản
lý di sản là có thuyết phục do:

Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 616 BLDS 2015 có quy định: “Người quản
lí di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa
2
Bản án số: 11/2020/DS-PT, trang 4
3
Bản án số: 11/2020/DS-PT, trang 5

12
thuận cử ra”. Trong bản án này, khi ông Đ và bà T chết không để lại di chúc và
những người thỏa thuận cũng chưa cử ra người quản lí. Do thời điểm ông Đ bà T
chết anh Thiện đang trực tiếp sử dụng và quản lí di sản kể trên nên di sản vẫn
được giao cho anh Thiện tiếp tục quản lí theo Khoản 2 điều 616: “Đối với người
quản lí di sản là người đang chiếm hữu, sử dụng, quả lí di sản không phải do di
chức, theo sự thỏa thuận của những người thừa kế cử ra hay của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền họ được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp
đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế”4.

Thứ hai, tuy nhiên, sau khi anh Thiện đi chấp hành án thì có viết giấy ủy
quyền cho con trai là anh Nghĩa trông coi, quản lí. Giấy tờ trên không có hiệu lực
pháp lí vì anh Nghĩa là do đơn phương ông Thiện ủy quyền, không có sự bàn bạc
với các đồng thừa kế. Hơn nữa, anh Nghĩa không sử dụng, chiếm hữu di sản trên
mà sống ở một nơi khác. Do đó khi anh Thiện đi chấp hành án thì di sản tranh
chấp không có ai quản lí và việc anh Nghĩa không cho anh Hiệu sửa chữa là
không hợp lí. Đối với người quản lí di sản là người đang chiếm hữu, sử dụng,
quả lí di sản không phải do di chức, theo sự thỏa thuận của những người thừa kế
cử ra hay của cơ quan nhà nước có thẩm quyền họ được tiếp tục sử dụng di sản
theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của
những người thừa kế.

Thứ ba, hiện nay tuy anh Thiện là con cả nhưng đang chấp hành án, anh
Hiệu là một trong số đồng thừa kế có ý muốn sửa chữa để thờ cúng thì giao cho
anh Hiệu quản lí là hoàn toàn có lí. Hơn nữa, những người có quyền đối với di
sản trên cũng đồng tình để cho anh Hiệu quản lí đúng như khoản 1 Điều 616. Từ
đó có thể kết luận quyết định của Tòa án là hợp tình, hợp lí.

Câu 4: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền tôn
tạo, tu sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.

Theo như Bản án số 11, thì người quản lý di sản có quyền tôn tạo, tu sửa
lại phần di sản, với điều kiện phần di sản đã bị xuống cấp, hư hỏng.

4
Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.
HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương V.

13
Và dựa trên căn cứ pháp luật tại khoản a, điểm 2, Điều 617 BLDS năm
2015 có quy định: “2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định
tại khoản 2 Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây: a) Bảo quản di sản;
không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản
bằng hình thức khác;”. Điều này có nghĩa là một người khi phải quản lý di sản
có nghĩa vụ bảo quản di sản, bao gồm phải quan tâm đến di sản, giữ gìn di sản
nguyên vẹn đến khi phần di sản được chia thừa kế, có nghĩa là người quản lý di
sản có quyền và nghĩa vụ sữa chữa phần di sản nếu trường hợp phần di sản có
tình trạng xuống cấp, hư hỏng, ...

Câu 5: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền


giao lại cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện
giao lại cho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản không có quyền giao lại
cho người khác quản lý di sản.

Trong Bản án số 11 đã giải quyết vụ việc này một cách hợp tình hợp lý và
về quy định của người quản lý di sản được nêu rất rõ ràng. Cụ thể: Tòa đã tuyên
xử quyền quản lý di sản thừa kế cho nguyên đơn với lý do đã được sự đồng ý của
các đồng thừa kế khác (khi đưa ra quyết định, các đồng thừa kế đều trong tình
trạng tỉnh táo, có năng lực hành vi dân sự và không có sự ép buộc của người
khác.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong quy định về quyền của
người quản lý di sản cũng không có đề cập đến quyền trao lại quyền quản lý di
sản cho người khác.

Theo Điều 616 BLDS 2015 có quy định rõ về khái niệm người quản lý di
sản:

“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do
những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những
người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử
dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế
cử được người quản lý di sản

14
3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người
quản lý theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quản lý.”

Theo Điều 617 BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản
như sau:

“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của
Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà
người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp
hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa
kế đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2
Điều 616 của Bộ luật này có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp
hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
c) Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
d) Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản
hoặc theo yêu cầu của người thừa kế”
Theo Điều 618 BLDS 2015 quy định về quyền của người quản lý di sản:
“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 616 của
Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên
quan đến di sản thừa kế;

15
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2
Điều 616 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người
để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
b) Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
c) Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận với những người thừa kế về
mức thù lao thì người quản lý di sản được hưởng một khoản thù lao hợp lý.”
Câu 6: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý
không có quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết
phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có quyền
tự thỏa thuận mở lối đi cho ngươi khác qua di sản là thuyết phục.
Theo Quyết định số 147, thửa 525 là tài sản chung của ông Ngót và
bà Choi tạo dựng trong thời kỳ hôn nhân. Ông Nhỏ chỉ là người quản lý di sản
của ông Ngót và phần diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bà Choi, chứ không
có quyền định đoạt. Tuy nhiên, ông Nhỏ lại tự ý thoả thuận cho ông Đạm mở lối
đi khi không được sự đồng ý của bà Choi cùng các đồng thừa kế thứ nhất của ông
Ngót là vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015 về
nghĩa vụ của người quản lý tài sản; Điều 167 Luật Đất đai 2013 về quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế châp, góp vốn
quyền sử dụng đất và Điều 168 Luật Đất đai 2013 về thời điểm được thực hiện
các quyền của người sử dụng đất.

PHẦN III: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ


Tóm tắt Án lệ số 26/2018

Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời
hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bất động sản.

16
- Nguyên đơn: ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn
Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1.

- Bị đơn: cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C.


Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (07 người).

Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 06/2017/DS-GĐT ngày 27-3-2017 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “tranh chấp thừa kế tài sản và
chia tài sản chung” ở Hà Nội giữa nguyên đơn là ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị
N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị
M1. Người đại diện cho các đồng nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 và bị đơn là cụ
Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C. Người đại diện cho các đồng bị đơn theo ủy
quyền là ông Lê Hồng L. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 07 người.
Tình huống án lệ: Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước
ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ
thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đang có hiệu lực pháp luật.
- Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T là vợ chồng và có 08 người con. Cụ
K, cụ T tạo lập được khối tài sản gồm nhà cấp 4, bếp, nhà tắm và các công trình
khác, cây cối trên diện tích đất 612m2, thửa số 120, tờ bản đồ số 11, tại thôn T,
xã P, huyện Th, thành phố Hà Nội. Năm 1972 cụ T chết. Năm 1973 cụ K kết hôn
với cụ Nguyễn Thị L và có 04 người con gồm: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Thị
T2 và Cấn Anh C. Năm 2002 phần đất trên được cấp giấy chứng nhận QSDĐ
đứng tên hộ cụ K. Cuối năm 2002 cụ K chết, khối tài sản do cụ L và ông Cấn
Anh C quản lý, sử dụng. Do Cụ K và cụ T chết không để lại di chúc. Nay các
đồng nguyên đơn là các con của cụ K với cụ T yêu cầu chia tài sản chung của mẹ
là cụ T và chia di sản thừa kế của cụ K để lại theo quy định của pháp luật.
Nội dung Án lệ nằm ở vị trí đoạn 5, 6, 7 của phần “Nhận định của Tòa
Án”.
Câu 1: Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.
Căn cứ vào Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu trong lĩnh vực thừa
kế ở Việt Nam được chia làm 3 loại:

17
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với
bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn
này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không
có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy
định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy
định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của
mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở
thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản
của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Câu 2: Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia
di sản không?
Về thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế, BLDS 2005 của Việt Nam quy định
thời hiệu khởi kiện chia di sản là 10 năm. Pháp luật Pháp quy định người thừa kế
có thời hạn 10 năm để tuyên bố chấp nhận hay từ chối di sản thừa kế. Tuy nhiên,
nếu một người không biết mình là người thừa kế trong thời hạn 10 năm đó thì chỉ
có thời hạn 30 năm để yêu cầu Toà án công nhận quyền thừa kế của mình.
“Vấn đề thừa kế không phải là vấn đề mới ở Việt Nam và cũng không
phải chỉ có ở Việt Nam. Bất kỳ xã hội nào cũng có vấn đề thừa kế nhưng các vấn
đề bất cập tại Điều 645 BLDS 2005 lại là đặc thù của Việt Nam.
Chúng tôi đã nghiên cứu rất nhiều hệ thống pháp luật nước ngoài về thừa
kế thì những bất cập nêu trên không thấy tồn tại. Sở dĩ các bất cập nêu trên
không tồn tại là vì pháp luật nước ngoài không áp đặt thời hạn để người thừa kế
phải tiến hành chia di sản (tức nếu quá thời hạn này thì yêu cầu chia di sản
không được chấp nhận). Nói cách khác, tự chúng ta áp đặt thời hạn yêu cầu chia
di sản và tự chúng ta phải đối mặt với những khó khăn do chính thời hạn này
làm phát sinh.

18
Từ những phân tích trên, chúng tôi đề xuất bỏ thời hiệu khởi kiện yêu cầu
chia di sản. Việc này sẽ giúp tránh tình trạng tài sản của cha mẹ để lại (là một
khối thống nhất) phải “chia năm xẻ bảy”.
Giải pháp này sẽ giúp tránh được mâu thuẫn giữa nội tại quy định trong
BLDS (yêu cầu chia di sản và yêu cầu chia tài sản chung) và giữa BLDS với
BLTTDS (không áp dụng thời hiệu). Giải pháp này cũng sẽ làm chấm dứt những
phức tạp trong pháp luật hiện hành xuất phát từ việc áp đặt thời hiệu để yêu cầu
chia di sản”.5
Câu 3: Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào?
Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?
Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 1972. Đoạn của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời: “Như vậy kể từ
ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại
Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở
thừa kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh
thừa kế ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời
hiệu khởi kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định
của pháp luật.”

Câu 4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS


2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục
không? Vì sao?
Việc áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản của cụ T được
áp dụng theo Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015:

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất
động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này
thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có
người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này;

5
Trong Đỗ Văn Đại, đề xuất bỏ “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế” của Dự thảo BLDS (sửa
đổi)

19
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại
điểm a khoản này.
Việc áp dụng Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 là hợp lý. Vì người đang
quản lý tài sản không phải là người thừa kế chỉ có thể được hưởng theo thời hiệu
(xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu) khi không chỉ thỏa mãn về mặt thời gian
mà còn phải thỏa mãn các điều kiện còn lại của Điều 236 thì mới xứng đáng
được sở hữu tài sản.
Câu 5: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS
2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa
kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục
không? Vì sao?
Án lệ sử dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 trong việc chia di sản của
cụ T vào thời điểm bắt đầu thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố
chưa có cơ sở văn bản. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 623 BLDS 2015 thì thời hiệu
để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối
với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Bộ luật dân sự lấy thời điểm bắt đầu
tính thời hiệu 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế và không hề đề cập đến thừa kế
mở trước khi ban hành Pháp lệnh thừa kế ngày 30/08/1990. Tuy việc án lệ
26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của bộ luật dân sự 2015 cho di sản của cụ
T vào thời điểm bắt đầu thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố
chưa có cơ sở văn bản nhưng nó thuyết phục nội dung án lệ là sự kết hợp giữa bộ
luật dân sự 2015 và khoản 4 Điều 36 pháp lệnh thừa kế 30/08/1990. Như vậy có
thể hiểu thời hiệu 30 năm bắt đầu bắt đầu từ ngày Pháp lệnh thừa kế 1990 được
công bố ngày 10/09/1990 với quy định trên, thời hiệu yêu cầu chia di sản được
một lần một lần nữa được tòa án kéo dài thêm nhằm mục đích bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người thừa kế. Việc giải quyết các tranh chấp này nhằm
giảm đi mối căng thẳng diễn ra khi việc chia di sản không được diễn ra. Nếu như
Tòa không thực hiện giải quyết tranh chấp thì rất có thể, những người tranh chấp
này sẽ tự mình giải quyết mâu thuẫn theo một hướng khác, một trong các cách đó
là dùng bạo lực.

20
Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.

Án lệ số 26 đã mở rộng quy định cho phép áp dụng thời hiệu mới, tức là
khả năng cho phép Toà án giải quyết tranh chấp tốt hơn.

Theo em, Án lệ số 26/2018/AL khá phù hợp với thực tiễn trong quá trình
lập pháp, và xét một cách tổng thể thì hướng giải quyết của Án lệ bảo đảm
quyền, lợi ích của những người có liên quan, hạn chế tranh chấp tài sản khi mà
BLDS năm 2015 vẫn còn một số hạn chế.

Em đồng tình với việc cho phép mở rộng thời hiệu của Án lệ cho phép
Tòa án xử lý tranh chấp về tài sản thừa kế trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 có
hiệu lực, nó cho thấy sự hợp lý khi giải quyết những tranh chấp về việc chia di
sản thừa kế đối với bất động sản với thời hiệu là 30 năm ngay trước khi BLDS
năm 2015 có hiệu lực. Điều này bảo đảm được quyền và lợi ích của những người
có liên quan

PHẦN IV: TÌM KIẾM TÀI LIỆU


Câu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và
pháp luật về thừa kế được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ
đầu năm 2018 đến nay. Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả
và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên
tác giả, 2) Tên bài viết để trong dấu ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng 4)
Số và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr.41 đến 51). Các
bài viết được liệt kê theo alphabet tên các tác giả (không nêu chức danh).
- Đoàn Thị Phương Diệp, “Pháp luật Việt Nam hiện hành về chế độ tài sản
của vợ chồng theo thỏa thuận và các kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Luật học,
trường Đại học Luật Hà Nội, số 2/2017 tr.3-13
- Nguyễn Võ Linh Giang, “Điểm mới điểm hạn chế của chế định ợp đồng
vay tài sản trong BLDS 2015 và hướng hoàn thiện” Tạp chí Luật học, trường Đại
học Luật Hà Nội, số 8/2017 tr.11-24
- Nguyễn Văn Hợi, “Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra”, Luật học,
trường Đại học Luật Hà Nội, 2017, số 7 (206) tr.27-39;77.

21
- Nguyễn Văn Hợi, “Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định về các
quyền đối với tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, Khoa học Kiểm sát,
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, 2017, Số 03 (17), tr. 47 – 54.
- Bạch Thị Nhã Nam, “Những bất cập của quyết định pháp luật về quyền
lợi có thể được bảo hiểm trong bảo hiểm tài sản” Tạp chí Luật học, trường Đại
học Luật Hà Nội, Số 10/2018 tr.17-26
- Phùng Trung Tập, “Chế định tài sản trong Bộ luật Dân sự năm 2015”,
Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 2017, Số 03, tr. 35 – 41.
- Vũ Thị Hồng Yến, “Định hướng hoàn thiện pháp luật về đăng kí tài sản
ở Việt Nam” Tạp chí Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, số 9/2018 tr.80-88.
- Hồ Vân Anh, “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong
tương lai”, số 4/2018, tr. 56-62.
- Chu Thị Thanh An, “Quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý thu hồi nợ
của tổ chức tín dụng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật”, Số 11/2019, tr. 25.
- Vương Văn Bép, “Những lưu ý khi kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh
chấp di sản thừa kế tại Tòa án cấp sơ thẩm”, số 19/2021, tr. 3-11.
- Đoàn Văn Bình, “Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bất động sản du lịch
ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số 07/2019, tr. 13-19.
- Lương Văn Cường, “Bàn về quyền thừa kế tài sản giữa vợ và chồng”, số
9/2019, tr.43-47.
- Lê Vĩnh Châu - Ngô Khánh Tùng, “Bàn về chia tài sản chung của
vợchồng trong doanh nghiệp qua một vụ án ly hôn”, Tạp chí Toà án nhân dân, số
7-2021, tr. 1-8.
- Hoàng Đình Dũng, “Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di
chúc có yếu tố nước ngoài”, số 4/2020, tr. 42-44.
- Nguyễn Viết Giang, “Bàn về vấn đề thừa kế và thừa kế thế vị giữa con
riêng và bố dượng mẹ kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015”, số
7/2020, tr. 23-25,47.
- Lê Thị Giang, "Quyền đối với bất động sản liền kề trong Bộ luật Dân sự
năm 2015", Tạp chí Kiểm sát, số 16/2018, tr. 12-18.
- Phan Thị Hồng, “Áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp về thừa
kế”, số 2/2018, tr. 28-35.
- Đặng Thu Hà, “Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam và mộ tsố
nước trên thế giới”, Tạp chí Nghề luật, Số 5/2018 - Năm thứ Mười Ba, tr. 85-90.

22
- Hoàng Thị Loan, “Nội dung của di chúc theo quy định cuả Bộ luật Dân
sự năm 2015”, số 10/2021, tr. 29-34.
- Hoàng Giang Linh, “Thẩm quyền về bất động sản theo pháp luật công
chứng, chứng thực”, Tạp chí Nghề luật, Số 4/2018 - Năm thứ Mười Ba, tr. 52-55.
- Trần Thị Minh, “Thời hiệu thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam từ
năm 1950 đến nay”, số 21/2018, tr. 45-48.

Câu 2: Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên.
- Các trang tạp chí luật học mà cụ thể ở đây là các trang web:
+ Tạp chí luật học của trường ĐH Luật Hà Nội;
+ Tạp chí khoa học kiểm sát của Đại học kiểm sát Hà Nội;
+ Tạp chí khoa học pháp lý của trường ĐH Luật tp. Hồ Chí Minh.
- Các trang thư viện cụ thể là thư viện của trường ĐH Luật Hà Nội, trường
ĐH Luật tp. Hồ Chí Minh.
- Trong các sách chuyên khảo thường có trích dẫn nguồn tài liệu.
- Trang Web của Trường cũng đã liệt kê rất nhiều tài liệu.

23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và
thừa kế của Đại học Luật TP.HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, chương V.
2. Đỗ Văn Đại, đề xuất bỏ “Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế”
của Dự thảo BLDS (sửa đổi)
3. Bộ luật dân sự 2015

You might also like