You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT QUỐC TẾ


LỚP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 47.1

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ

Bộ môn: Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Giảng viên: Th.S Trần Nhân Chính
Nhóm: 1

Danh sách sinh viên thực hiện:


MSSV Họ và tên Lớp
2253801090002 Hồ Đoàn Bình An TMQT47.1
2253801090003 Lê Thị Quỳnh Anh TMQT47.1
2253801090004 Nguyễn Hà Hoài Anh TMQT47.1
2253801090018 Nguyễn Mai Thuỳ Dương TMQT47.1
2253801090019 Nguyễn Thị Thuỳ Dương TMQT47.1
2253801090020 Võ Thái Thanh Duy TMQT47.1
2253801090022 Trần Quách Kha Dy TMQT47.1 Nhóm trưởng
2253801090026 Lê Thị Ngọc Hân TMQT47.1
2253801090033 Bùi Thị Mai Hương TMQT47.1
MỤC LỤC
Vấn đề 1: Thông tin trong giao kết hợp đồng.......................................................................................1
Tóm tắt Bản án số 677/2020/DS-PT ngày 17/7/2020 của Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh...............1
1.1. Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết
hợp đồng?.......................................................................................................................................1
1.2. Việc Tòa án áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng trong vụ việc này
có thuyết phục không (về điều kiện áp dụng và hệ quả của việc áp dụng)? Vì sao?...........................2
Vấn đề 2: Hợp đồng vô hiệu một phần và hậu quả hợp đồng vô hiệu...................................................3
Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/4/2020 về Tranh chấp Hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.............................................................3
Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao................3
2.1. Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..................4
2.2. Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản chung của hộ gia
đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình?...........................................4
2.3. Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển
nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?..................................................................................................5
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ
vô hiệu một phần.............................................................................................................................5
2.5. Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015...............................6
2.6. Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định như thế nào?........7
2.7. Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế nào?...................7
2.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự..................................................8
2.9. Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là
bao nhiêu? Vì sao?...........................................................................................................................8
Vấn đề 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn..............................................................9
Tóm tắt Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT ngày 26/02/2020 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao......9
3.1. Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?.............................................................9
3.2. Nghĩa vụ của Công ty Cửu Long đối với Công ty KNV có phát sinh trong thời hạn bảo lãnh của
Ngân hàng không?.........................................................................................................................10
3.3. Theo Toà án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Công ty KNV) khởi kiện Ngân hàng trả nợ
thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có còn trách nhiệm của người bảo lãnh
không? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời?...........................................................................10
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao............................10
Vấn đề 4: Giảm mức bồi thường do hoàn cảnh kinh tế khó khăn.......................................................11
Tình huống....................................................................................................................................11
4.1. Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với
khả năng kinh tế............................................................................................................................11
4.2. Trong tình huống nêu trên, việc Tòa án áp dụng các quy định về giảm mức bồi thường do thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức bồi thường có thuyết phục không?
Vì sao?..........................................................................................................................................13
Vấn đề 5: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.....................................................13
Tóm tắt Quyết định số 30/2010/DS-GĐT của Tòa án nhân dân tối cao..............................................13
5.1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra?..............................................................................................................14
5.2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra.................................................................................................................................14
5.3. Tòa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại không?................14
5.4. Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại?................................................15
5.5. Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân?
......................................................................................................................................................15
5.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến
xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân...............................15
Vấn đề 6: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.......................................................16
Tóm tắt Bản án số 02/2015/HSST ngày 15/4/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên......................16
6.1. Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết theo Luật trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS.....................................................................................17
6.2. Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước điều
chỉnh không? Vì sao?.....................................................................................................................19
6.3. Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực, hướng giải quyết có
khác hướng giải quyết trong vụ án không? Vì sao?........................................................................20
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật dân sự

Luật TNBTCNN Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Vấn đề 1: Thông tin trong giao kết hợp đồng
Tóm tắt Bản án số 677/2020/DS-PT ngày 17/7/2020 của Toà án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh.
Nguyên đơn: Bà T1
Bị đơn: Bà T2, Ông T3
Bà T1 có thỏa T2 nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với phần đất diện tích
1500m2 của bà T2, ông T3 với giá chuyển nhượng là 2.500.000.000 đồng. Hai bên thỏa
thuận bà T1 đặt cọc cho bà T2 và ông T3 số tiền 200.000.000 đồng, số tiền còn lại sau khi
các bên ra Văn phòng Công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng sẽ giao tiền một lần. Bà T2
cam kết đất không bị quy hoạch và hứa sẽ đi cùng với bà T1 ra Ủy ban nhân dân xã để tra
cứu thông tin quy hoạch và nói nếu đất có quy hoạch bà T2 sẽ đền tiền cho bà T1. Bà T1
đồng ý đặt cọc cho bà T2 200.000.000đ và hẹn một ngày cụ thể các bên sẽ tiến hành ra văn
phòng công chứng ký giao dịch mua bán đất chính thức. Để yên tâm giao số tiền
2.300.000.000 đồng còn lại theo cam kết đất không bị quy hoạch như đã nói ở trên nên
trước thời điểm gia số tiền còn lại bà T1 đề nghị bà T2 cung cấp cho bà một bản sao giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất để đi xin thông tin quy hoạch về thửa đất nhưng bà T2 không
cung cấp. Sau đó bà T1 liên hệ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Bình Chánh để
tra cứu thông tin thì được cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cho biết phần đất
hiện nay đang nằm trong quy hoạch Đại lộ Đông Tây cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh và
đường Vành Đai 3 và họ nói nếu muốn có văn bản quy hoạch chính thức có đóng dấu của
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì nộp cho họ một bản sao Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất họ sẽ cung cấp. Đúng theo thỏa T2 giữa các bên bà T1 vẫn có mặt vào lúc 9 giờ
30 sáng vào ngày mà cả hai bà đã thỏa thuận. Tại đây, một lần nữa bà T1 yêu cầu bà T2
cung cấp cho bà một bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cho bà T1 cho thể đi
xin văn bản quy hoạch chính thức trong buổi sáng và nếu không có quy hoạch buổi chiều sẽ
ký hợp đồng mua bán nhưng bà T2 vẫn kiên quyết từ chối do đó bà T1 không thể ký hợp
đồng mua bán đất với bà T2. Việc bà T2 không cung cấp thông tin quy hoạch là không thực
hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết theo thỏa T đặt cọc do đó bà T1 khởi kiện yêu cầu hủy hợp
đồng đặt cọc giữa bà T với bà T2, ông T3 và buộc bà T2 trả lại cho bà T1 số tiền đặt cọc là
200.000.000 đồng.

1.1. Đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án đã áp dụng quy định về cung cấp
thông tin trong giao kết hợp đồng?
Trong phần nhận định của Tòa án: “Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 281 BLDS 2015
thì “Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải
thực hiện đúng công việc đó.”. Trong trường hợp này, nghĩa vụ phải thực hiện một công
việc là nghĩa vụ ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có đối tượng tài sản là

1
vật đặc định được các bên thỏa T2 chuyển nhượng theo cam kết của bên chuyển nhượng là
phần đất được chuyển nhượng không nằm trong quy hoạch. Tuy nhiên, tình trạng thực tế
hiện nay của phần đất này đang nằm trong quy hoạch thuộc nút giao thông dự phóng theo
Quyết định số 2591/QĐ-UBND ngày 26/5/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh. Đối tượng tài sản không đúng với yếu tố đặc định “đất không nằm trong quy hoạch”
mà các bên thỏa T2. Việc các bên không thực hiện nghĩa vụ ký kết hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa T2 là do đối tượng tài sản được chuyển nhượng không
đúng với yếu tố đặc định “đất không nằm trong quy hoạch” mà các bên thỏa T2.”

1.2. Việc Tòa án áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng
trong vụ việc này có thuyết phục không (về điều kiện áp dụng và hệ quả của việc áp
dụng)? Vì sao?
Việc Tòa án áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng trong vụ
việc này là thuyết phục.
Căn cứ khoản 1 Điều 387 BLDS năm 2015: “1. Trường hợp một bên có thông tin ảnh
hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thông báo cho bên kia
biết.” Điều kiện áp dụng về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng là theo nhận định
của Tòa án cấp sơ thẩm: “thông tin quy hoạch là có trước khi bà T2, ông T3 thỏa thuận giao
kết hợp đồng với bà T1” và việc “bà T2, ông T3 trình bày mình không biết thông tin quy
hoạch là không có căn cứ”. Từ đó, có thể xác định được, việc bà T2, ông T3 không cung cấp
đủ thông tin có ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bà T1. Vì bà T2 cam
kết phần đất chuyển nhượng trên không bị quy hoạch do ông T3, bà T2 sử dụng, bà T1 có
thể xây nhà kho, nhà xưởng bất kỳ.... và nếu có tranh chấp khiếu nại thì ông T3, bà T2 sẽ
chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Tuy nhiên theo xác minh của Tòa án cấp sơ
thẩm thì vị trí khu đất trên thuộc nút giao thông dự phóng theo Quyết định của UBND
huyện Bình Chánh về duyệt Đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lê Minh Xuân,
huyện Bình Chánh. Đồng thời, việc bà T1 “yêu cầu bà T2 cung cấp cho bà một bản sao
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” để cho bà T1 có thể đi xin văn bản quy hoạch chính
thức trong buổi sáng và nếu không có quy hoạch buổi chiều sẽ ký hợp đồng mua bán” là có
căn cứ cho việc nếu bà T1 biết khu đất trên nằm trong dự án quy hoạch thì bà T1 sẽ không
chấp nhận giao kết hợp đồng chuyển nhượng với bà T2, ông T3. Nên việc bà T2, T3 không
cung cấp thông tin quy hoạch của phần đất thỏa thuận chuyển nhượng đã làm cho việc giao
kết hợp đồng không thể thực hiện được, đó là lỗi của bà T2, ông T3 gây ra.
Hệ quả của việc áp dụng quy định về cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng là
căn cứ khoản 1 Điều 407 BLDS năm 2015: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều
123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.” Và theo
khoản 1 Điều 126 BLDS năm 2015: “Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự

2
nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao
dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.” Nên căn cứ khoản 2 Điều 131 BLDS năm 2015
về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên
khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.”
Vì vậy, việc Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm tuyên: Buộc bà T2, ông T3 phải
hoàn trả cho bà T số tiền 200.000.000 đồng là thuyết phục và đúng với quy định của pháp
luật.

Vấn đề 2: Hợp đồng vô hiệu một phần và hậu quả hợp đồng vô hiệu
Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/4/2020 về Tranh chấp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Nguyên đơn: anh Vũ Ngọc Khánh, anh Vũ Ngọc Tuấn, chị Vũ Thị Tường Vy.
Bị đơn: ông Trần Thiết Học, bà Đào Thị Mỹ.
Nội dung: Thời điểm bà Dung là chủ hộ đã ký hợp đồng chuyển nhượng phần đất
252,6m2 cho vợ chồng ông Học nhưng không có sự đồng ý từ các nguyên đơn. Mặc dù hợp
đồng uỷ quyền thể hiện các nguyên đơn cùng ủy quyền cho bà Dung được làm thủ tục ký
kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, nhưng các
nguyên đơn không thừa nhận ký vào hợp đồng ủy quyền, vì vậy hợp đồng này không có
hiệu lực. Bên cạnh đó, tại thời điểm chuyển nhượng, cả bà Dung và vợ chồng ông Học bà
Mỹ đều nhận thức được tài sản chuyển nhượng là tài sản của hộ gia đình bà Dung, việc
chứng thực hợp đồng ủy quyền không đúng theo quy định nhưng hai bên vẫn kí hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, làm cho hợp đồng vi phạm cả hình thức và nội dung,
dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, tại Điều 216, khoản 1 Điều 223 BLDS 2005, phần
quyền sử dụng, sở hữu của bà Dung chuyển nhượng cho vợ chồng ông Học nếu đúng quy
định của pháp luật thì có hiệu lực, còn phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của các anh chị
con bà Dung là vô hiệu theo quy định tại Điều 135 BLDS 2005. Vì vậy, huỷ bản án sơ thẩm,
phúc thẩm, giám đốc thẩm, giao vụ án cho Toà án nhân dân huyện Lộc Ninh xét xử lại.

Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao.
Nguyên đơn: Ông Trịnh Văn Vinh.
Bị đơn: Ông Đào Văn Lộc, bà Hoàng Thị Lan.
Nội dung vụ án: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Ngày 09/9/2005, nguyên đơn cùng vợ chồng bị đơn ký hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, đối tượng của hợp đồng là thửa đất diện tích 953m2 tại khu phố 4, Tân
Thiện, thị xã Lagi, Bình Thuận với giá thỏa thuận là 120.000.000 đồng, ông Vinh đặt cọc

3
10.000.000 đồng. Tuy nhiên, hợp đồng này không được công chứng chứng thực cũng như
không ghi rõ ngày hoàn tất nghĩa vụ của các bên chủ thể. Đến ngày 17/7/2006, nguyên đơn
đã hoàn tất thanh toán 45.000.000 đồng, hai bên cùng ký lại một hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất mới, cũng với thửa đất cũ nhưng vợ chồng bị đơn đồng ý bớt cho nguyên
đơn 20.000.000 đồng. Hợp đồng lần 2 ghi rõ, nguyên đơn phải thanh toán tiếp 45.000.000
đồng vào ngày 17/3/2007, sau khi nhận được khoản tiền này bị đơn sẽ chuyển giao “sổ đỏ”
cho nguyên đơn. Số tiền còn lại sẽ trả đợt 3. Tuy nhiên, đến ngày 17/3/2007, nguyên đơn
đến gặp bị đơn nhưng không mang theo tiền (trích BL23) còn vợ chồng bị đơn thì không có
sổ đỏ để chuyển giao.
Quyết định của tòa: Cả hai bên cùng có lỗi nên khi giải quyết hậu quả của hợp đồng
vô hiệu, ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất
theo giá thị trường.

2.1. Khi nào hợp đồng vô hiệu một phần, vô hiệu toàn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.
Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 407 BLDS 2015 quy định về hợp
đồng vô hiệu: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật
này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.”
Như vậy, các điều kiện của một giao dịch dân sự vô hiệu cũng là đối với hợp đồng vô
hiệu. Vậy nếu rơi vào trường hợp của một trong các điều trên (từ Điều 123 - Điều 133
BLDS 2015) thì hợp đồng đó sẽ được coi là vô hiệu.
Tuy nhiên, để biết được hợp đồng đó là vô hiệu một phần hay vô hiệu toàn bộ thì cần
phải căn cứ vào phạm vi phần nội dung bị vô hiệu. Căn cứ vào Điều 130 BLDS 2015 :
“Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu
nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch.”. Còn đối với hợp
đồng vô hiệu toàn bộ, mặc dù BLDS 2015 không có quy định nhưng ta có thể hiểu rằng:
Hợp đồng vô hiệu toàn bộ là khi toàn bộ nội dung của hợp đồng vô hiệu hoặc chỉ có một
phần vô hiệu nhưng phần này ảnh hướng đến toàn bộ hiệu lực của hợp đồng.

2.2. Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản
chung của hộ gia đình mà không có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia
đình?
Ở phần Nhận định [2] của Tòa: “…Hợp đồng ủy quyền được Uỷ ban nhân dân thị trấn
Lộc Ninh chứng thực ngày 27/7/2011 thể hiện các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy cùng ủy quyền
cho bà Dung được làm thủ tục ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất tại Tổ 2, khu phố Ninh Thành, nhưng các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy

4
không thừa nhận ký vào Hợp đồng ủy quyền nêu trên. Bà Dung cho rằng chữ ký của bên ủy
quyền không do các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy ký, ai ký bà Dung không biết.”

2.3. Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng
hợp đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
Ở phần Nhận định [3] của Tòa: “…Trường hợp này, do các thành viên trong gia đình
không có thỏa thuận về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, nên xác
định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của các thành viên trong
hộ gia đình theo phần và áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải quyết. Theo
đó, phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho vợ chồng ông
Học nếu đúng với quy định của pháp luật thì có hiệu lực. Còn phần quyền sử dụng, quyền
sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu theo quy định tại Điều 135 Bộ luật dân
sự 2005.”

2.4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng
chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.
Theo quan điểm nhóm, việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển
nhượng trên chỉ vô hiệu một phần tuy phù hợp với quy định của pháp luật nhưng chưa thật
sự thoả đáng.
Thứ nhất, việc Hội đồng thẩm phán áp dụng BLDS 2005 và Nghị định số
181/2004/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003 đối với giao
dịch dân sự xác lập trước ngày 01/01/2017 đã thực hiện xong và có tranh chấp là phù hợp.
Thứ hai, theo Điều 216 BLDS 2005, sở hữu chung theo phần là mỗi chủ sở hữu có
quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của
mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong trường hợp này các thành viên trong gia
đình không có thỏa thuận về sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nên việc
Tòa áp dụng quy định về tài sản chung theo phần để giải quyết là hợp lý. Theo đó, việc Tòa
quyết định phần quyền sử dụng, sở hữu của bà Dung để chuyển nhượng cho vợ chồng ông
Học nếu đúng quy định của pháp luật là có hiệu lực. Phần quyền sử dụng, sở hữu của các
anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu.
Mặc dù việc Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiệu một phần mang tính linh hoạt, nhằm
đảm bảo quyền lợi, lợi ích hợp pháp tối đa của các chủ thể trong giao dịch ở đây là bà Dung
và vợ chồng ông Học, nhưng nhóm chúng tôi nhận thấy rằng phán quyết này chỉ hợp lý với
các loại tài sản khác không phải quyền sử dụng đất. Bởi vì giả sử vợ chồng ông Học muốn
mua 50 chậu mai của hộ gia đình bà Dung nhưng Tòa vô hiệu quyền sở hữu 40 chậu mai thì
việc bán đi 10 chậu mai kia không ảnh hưởng đến giá trị của 40 chậu mai bị vô hiệu. Nhưng
ở đây, nhóm chúng tôi quan ngại rằng liệu việc bán đi phần đất của bà Dung có ảnh hưởng

5
đến phần đất còn lại của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy hay không, khi đó là một mảnh đất
hoàn chỉnh có giá trị?
Bên cạnh đó, Bản án không đề cập đến việc liệu vợ chồng ông Học có đồng ý chỉ mua
mỗi phần đất thuộc quyền sở hữu của bà Dung hay không khi ban đầu mong muốn của vợ
chồng ông là mua một mảnh đất to. Vì vậy, nhóm chúng tôi quan ngại rằng việc mua một
mảnh đất nhỏ như vậy theo phán quyết của Tòa chưa chắc có thể đảm bảo được quyền lợi
cho vợ chồng ông Học.
Tóm lại, theo quan điểm của nhóm, chúng tôi cho rằng phán quyết trên của Toà dù
đúng với các quy định hiện có của pháp luật, tuy nhiên chỉ thật sự hợp lý và thuyết phục khi
áp dụng cho các loại tài sản thông thường. Mặt khác, quyền sử dụng đất là một loại tài sản
đặc biệt nên cần có những hướng giải quyết mới và khác hơn để tránh ảnh hưởng đến quyền
lợi của các bên có liên quan.

2.5. Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
BLDS 2005 BLDS 2015

Điều 137: Hậu quả pháp lý của giao dịch Điều 131 : Hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự vô hiệu dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát 1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân
dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên được xác lập.
khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên
cho nhau những gì đã nhận; nếu không khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn nhau những gì đã nhận.
trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao Trường hợp không thể hoàn trả được bằng
dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây 3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi
thiệt hại phải bồi thường. tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức
đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi
thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân
sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

6
Về cơ bản, BLDS 2015 đã kế thừa những nội dung chủ đạo về hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu từ BLDS 2005; tuy nhiên, ở BLDS 2015 có sự tách bạch về mặt
hình thức đồng thời bổ sung những điều khoản mới có tính bao quát hơn, đồng thời bỏ đi
được những mâu thuẫn tồn tại trong BLDS 2005.
Thứ nhất, khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 đã được thay thế bởi các khoản 2, 3, 4 Điều
131 BLDS 2015. Theo đó, BLDS 2015 đã tái quy định bên ngay tình thu được hoa lợi, lợi
tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó thay cho việc quy định hoa lợi, lợi tức thu
được bị tịch thu theo quy định của pháp luật như ở BLDS 2005. Quy định mới này là hợp lý
và không còn mâu thuẫn với việc “khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu”, bởi vì tại thời điểm giao dịch dân sự được xác lập, hoa lợi, lợi tức chưa tồn
tại nên các bên không cần phải “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”. Điều khoản này còn
đồng thời bảo vệ quyền lợi của bên ngay tình trong giao dịch dân sự, tránh sự bất công
không đáng có cho các chủ thể ngay tình.
Thứ hai, khoản 5 Điều 137 BLDS 2015 đã có những quy định mới về xử lý hậu quả
của hợp đồng vô hiệu mang tính bao quát và mềm dẻo hơn, phù hợp với thực tế, giảm thiểu
được những tổn thất lợi ích hợp pháp, chính đáng về vật chất và công bằng hơn cho các bên
chủ thể. Theo đó, BLDS 2015 đã bổ sung hướng giải quyết cho yếu tố “quyền nhân thân”
liên quan đến việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu, cụ thể được BLDS và các Luật
khác liên quan quy định. Việc bổ sung này là cần thiết vì trên thực tế, giao dịch dân sự vô
hiệu có những ảnh hưởng, tác động nhất định đến quyền nhân thân mà BLDS cũ đã chưa
khái quát đề cập đến, và chủ yếu các quy định về vấn đề này được cụ thể hoá trong Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2014 cùng các Nghị định, Thông tư khác liên quan.

2.6. Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định
như thế nào?
Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Toà giám đốc thẩm xác định tại phần
Nhận thấy: “Tuy nhiên, sau đó ông Vinh cũng không giao tiền tiếp cho ông Lộc và ông Lộc
cũng không giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Vinh.” và phần Xét thấy: “Tuy
nhiên khi giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc
thẩm chưa xác minh xác định chính xác mức độ lỗi của các đương sự làm cho hợp đồng vô
hiệu. Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa
đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải
quyết hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45%
giá trị thửa đất theo giá thị trường.”

2.7. Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế
nào?

7
Trong quyết định số 319, Toà dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường thiệt hại là
½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường, căn cứ theo phần Xét thấy của
Quyết định này vì cả hai bên cùng có lỗi.

2.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự.
Theo nhóm, hướng giải quyết trên của Tòa dân sự là phù hợp.
Thứ nhất, về trách nhiệm bồi thường, thì cả hai bên ông Vinh và vợ chồng ông Lộc
đều có lỗi. Theo thoả thuận giữa vợ chồng ông Lộc với ông Vinh thì sau khi đã đưa cho vợ
chồng ông Lộc 45 triệu đồng thì sau 8 tháng ông Vinh phải trả 45 triệu đồng. Tuy nhiên khi
đến ngày hẹn ông Vinh đã không thực hiện nghĩa vụ giao tiền nên ông Vinh hoàn toàn có lỗi
trong việc này.
Giao dịch dân sự giữa vợ chồng ông Lộc và ông Vinh được coi là giao dịch dân sự vô
hiệu, vì cả hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều không được công chứng,
chứng thực nên đã vi phạm theo quy định tại Điều 129, BLDS 2015 về giao dịch dân sự vô
hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Mà theo khoản 2, Điều 131 BLDS 2015 thì
“Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho
nhau những gì đã nhận”. Tuy nhiên vợ chồng ông Lộc không trả lại số tiền 45 triệu mà
mình đã nhận từ ông Vinh sau khi hợp đồng bị vô hiệu là trái với quy định của pháp luật.
Ngoài ra diện tích 953m đất mà vợ chồng ông Lộc chuyển nhượng cho ông Vinh là đất
trồng lúa, mà hợp đồng chuyển nhượng đất ấy không được chính quyền địa phương cho
phép chuyển nhượng nhưng bị đơn vẫn chuyển nhượng. Vì vậy, phía bị đơn cũng được xem
là có lỗi. Từ những điều trên ta có thể thấy, Tòa dân sự cho rằng cả hai bên đều có lỗi và
phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại là hợp lý.
Thứ hai, về xác định khoản tiền bồi thường, hướng giải quyết của Toà dân sự là hợp
ly. Vì ông Vinh chỉ mới trả 45% giá trị thửa đất, đồng thời, cả hai bên đều có lỗi nên việc
bồi thường cho ông Vinh ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường là
phù hợp. Tuy nhiên trong bản án, Tòa chỉ nói là cả hai bên đều có lỗi, chứ chưa xác định cụ
thể mức độ lỗi của các bên. Đồng thời Tòa cũng chưa đề cập đến việc Hội đồng định giá đã
định giá thửa đất đó đúng theo giá thị trường chưa, có mâu thuẫn với khung giá đất của
UBND tỉnh Bình Thuận quy định cho đất nông nghiệp tại thị xã Lagi như ông Lộc đã khiếu
nại hay không.

2.9. Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Theo thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên
tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng
có lỗi khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu nên ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt

8
hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường. Mà số chênh lệch giá
của giá trị thửa đất theo giá thị trường theo biên bản định giá là: 233.550.000 đồng
Do vậy, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là:
45% x ½ x 233.550.000 = 52.548.750 đồng

Vấn đề 3: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thời hạn
Tóm tắt Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT ngày 26/02/2020 của HĐTP Tòa án
nhân dân tối cao
Nguyên đơn: Công ty TNHH KNV (bên nhận bảo lãnh)
Bị đơn:
- Công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Cửu Long Việt Nam (bên được bảo
lãnh)
- Ngân hàng TMCP Việt Á (bên bảo lãnh)
Nội dung: Ngày 12/4/2016, Công ty TNHH KNV (viết tắt là Công ty KNV) ký kết
Hợp đồng thương mại số 1016/KNV-CLVN/2016 với Công ty TNHH sản xuất và thương
mại phân bón Cửu Long Việt Nam (viết tắt là Công ty Cửu Long) về nội dung là mua bán
phân bón Urea, trong đó thời gian Công ty Cửu Long giao hàng chậm nhất cho Công ty
KNV là 20 ngày làm việc kể từ ngày Công ty Cửu Long nhận tiền tạm ứng của Công ty
KNV, trường hợp chậm hàng, không giao hàng do lỗi của Công ty Cửu Long thì phải chịu
5% giá trị hợp đồng và trả lãi tiền tạm ứng. Nhưng khi đến thời hạn Công ty Cửu Long
không giao hàng đúng hạn nên phía Công ty KNV (bên nhận bảo lãnh) yêu cầu phía Ngân
hàng Việt Á (bên bảo lãnh) thanh toán số tiền tạm ứng còn thiếu sau khi Công ty Cửu Long
đã thanh toán trước đó. Nhưng Ngân hàng Việt Á đã từ chối thanh toán bảo lãnh với lý do
Công ty KNV chưa gửi bản gốc Thư bảo lãnh. Theo quyết định giám đốc thẩm của Ủy ban
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao buộc Ngân hàng Việt Á phải hoàn trả cho Công ty
KNV số tiền tạm ứng còn thiếu và không chấp nhận lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ của
Ngân hàng Việt Á.

3.1. Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 19 Thông tư số 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân
hàng:
“1. Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành cam kết
bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan
cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 23 của Thông tư
này,”
Như vậy, thời hạn bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành bảo lãnh và thời điểm hết
hiệu lực của bảo lãnh theo cam kết của các bên. Ngân hàng Việt Á – Chi nhánh Bình Dương

9
đã phát hành “Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (Thư bảo lãnh hoàn tạm ứng)” ngày
14/4/2016 và sau đó phát hành “Thư tu chỉnh bảo lãnh” ngày 04/5/2016 điều chỉnh hiệu lực
của Thư bảo lãnh chấm dứt hiệu lực vào lúc 17 giờ 00 ngày 09/5/2016. Nên Thư bảo lãnh
của Ngân hàng có thời hiệu từ ngày 14/4/2016 đến lúc 17 giờ 00 ngày 09/5/2016.

3.2. Nghĩa vụ của Công ty Cửu Long đối với Công ty KNV có phát sinh trong thời
hạn bảo lãnh của Ngân hàng không?
Nghĩa vụ của Công ty Cửu Long đối với Công ty KNV có phát sinh trong thời hạn bảo
lãnh của Ngân hàng.
Cụ thể, trong đoạn 2 phần Nhận định của Tòa án có đề cập: “Việc Công ty Cửu Long
cho rằng không vi phạm nghĩa vụ giao hàng và thời hạn giao hàng chậm nhất là ngày
27/5/2016 là không đúng với thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Tòa án cấp sơ thẩm
và phúc thẩm buộc Công ty Cửu Long trả cho Công ty KNV tổng số tiền là 946.200.000
đồng (gồm 5% tiền phạt giá trị hợp đồng, tiền lãi của số tiền 1.510.000.000 đồng) là có căn
cứ”. Ngoài ra, Tòa án còn nhận định rằng: “Do Công ty Cửu Long vi phạm nghĩa vụ giao
hàng nên trước 17 giờ 00 phút ngày 09/5/2016, Công ty KNV đã có Công văn số 01 đề nghị
Ngân hàng Việt Á thực hiện trách nhiệm bảo lãnh.Ngân hàng Việt Á đã nhận được văn bản
này, đồng thời có Thông báo số 54/TB/CNBD/16 ngày 09/5/2016 gửi Công ty Cửu Long về
việc Công ty K.N.V yêu cầu Ngân hàng Việt Á hoàn trả tiền ứng trước theo Thư bảo lãnh.”
Như vậy, trong thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng là từ 14/4/2016 đến trước 17 giờ 00
phút ngày 9/5/2016. Nghĩa vụ của Công ty Cửu Long đối với Công ty KNV phát sinh từ
thời điểm Cty KNV thanh toán khoản tiền tạm ứng cho Cty Cửu Long 20% tổng giá trị hợp
đồng vào ngày 15/04/2016 và Công ty Cửu Long phải thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
chậm nhất là ngày 09/05/2016. Vì vậy, nghĩa vụ của Công ty Cửu Long đối với Công ty
KNV có phát sinh trong thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng.

3.3. Theo Toà án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Công ty KNV) khởi kiện
Ngân hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có còn trách
nhiệm của người bảo lãnh không? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời?
Theo Tòa án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Công ty KNV) khởi kiện Ngân
hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng vẫn còn trách nhiệm của
người bảo lãnh.
Đoạn của Quyết định thể hiện câu trả lời là: “Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc
thẩm buộc Ngân hàng Việt Á phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả cho Công ty KNV số tiền tạm
ứng còn thiếu 1.510.000.000 đồng là có căn cứ.”

3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao.

10
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao hoàn toàn hợp lý.
Bởi vì theo nội dung vụ án, do Công ty Cửu Long đã vi phạm nghĩa vụ giao hàng nên
trước 17 giờ 00 phút ngày 09/5/2016, Công ty K.N.V đã có Công văn đề nghị Ngân hàng
Việt Á thực hiện trách nhiệm bảo lãnh. Ngân hàng Việt Á đã nhận được văn bản này, đồng
thời có Công văn số 04 gửi Công ty K.N.V thông báo về việc Công ty Cửu Long đề nghị
Ngân hàng Việt Á tạm ngưng việc hoàn trả tiền tạm ứng. Tại Công văn này, Ngân hàng Việt
Á ngay từ đầu đã không đề cập đến nội dung là Ngân hàng sẽ từ chối trách nhiệm bảo lãnh
nếu Công ty KNV không gửi Thư bảo lãnh bản gốc cho Ngân hàng và cũng không yêu cầu
Công ty KNV gửi Thư bảo lãnh bản gốc cho Ngân hàng ngay trong ngày 09/5/2016 mà đợi
hết thời hạn mới thông báo là không hợp lý, như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích
hợp pháp của Công ty K.N.V. Đồng thời, sau khi nhận được thông báo không thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh thì Công ty K.N.V đã gửi thư bảo lãnh bản gốc đến cho ngân hàng nên
theo Điều 335 BLDS 2015:
“1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có
quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ
(sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được
bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa
vụ bảo lãnh.”
Như vậy, Tòa án buộc Ngân hàng Việt Á hoàn trả số tiền tạm ứng còn thiếu cho công
ty KNV là hợp lý. Vì vậy, hướng giải quyết của Tòa Án nhân dân cấp cao đã bảo vệ được
quyền, lợi ích hợp pháp của Công ty KNV.

Vấn đề 4: Giảm mức bồi thường do hoàn cảnh kinh tế khó khăn
Tình huống
Anh Nam là người thuộc quản lý của UBND xã, đã vô ý gây thiệt hại cho bà Chính khi
thực hiện công việc được UBND xã giao. Thực tế, thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế
của anh Nam và Tòa án đã áp dụng các quy định về giảm mức bồi thường do thiệt hại quá
lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức bồi thường.

4.1. Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt
hại quá lớn so với khả năng kinh tế.
Quy định điều kiện để giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh
tế:
BLDS 2005 BLDS 2015

11
Điều 605. Nguyên tắc bồi Điều 585. Nguyên tắc bồi thường
thường thiệt hại: thiệt hại
2. Người gây thiệt hại có thể 2. Người chịu trách nhiệm bồi
được giảm mức bồi thường, nếu do thường thiệt hại có thể được giảm mức
lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi
với khả năng kinh tế trước mắt và lâu vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng
dài của mình. kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không 3. Khi mức bồi thường không còn
còn phù hợp với thực tế thì người bị phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại
thiệt hại hoặc người gây thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu
có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có
quan nhà nước có thẩm quyền khác thẩm quyền khác thay đổi mức bồi
thay đổi mức bồi thường. thường.

Căn cứ theo quy định tại Điều 605 BLDS 2005 và Điều 585 BLDS 2015 về nguyên
tắc bồi thường thiệt hại, tại khoản của điều này quy định, trong trường hợp người chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu:
 Không có lỗi hoặc có lỗi vô ý
 Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình
Cụ thể:
- BLDS năm 2015 đã lược bớt cụm “so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài”
thành “so với khả năng kinh tế”, tuy nhiên không kéo theo sự thay đổi về mặt nội
dung.
- BLDS năm 2005 đề cập đến vấn đề “nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại” vậy nếu người
gây thiệt hại cố ý thì đương nhiên không được giảm mức bồi thường. Tuy nhiên,
ngoài trường hợp vô ý gây thiệt hại, còn có trường hợp người phải bồi thường không
có lỗi. Trong thực tiễn, trường hợp BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì
người phải bồi thường không có lỗi và vẫn được cho giảm mức bồi thường. Vì vậy
nếu xét đến yếu tố “lỗi”, chúng ta ngoài đề cập đến lỗi cố ý, lỗi vô ý, cần bàn đến
việc áp dụng giảm mức bồi thường cho những trường hợp không có lỗi. BLDS năm
2015 đã bổ sung thêm trường hợp “không có lỗi” vào khoản 2 Điều 585.
- Trước đây, BLDS năm 2005 chỉ quy định “người gây thiệt hại” có thể được giảm
mức bồi thường. Tức phạm vi áp dụng giảm mức bồi thường chỉ trong trường hợp
thiệt hại do người gây ra. Trong thực tế, Tòa án cũng cho giảm mức bồi thường đối
với thiệt hại do tài sản gây ra. Hướng giải quyết này rất thuyết phục. Vì vậy đến
BLDS năm 2015, khoản 2 Điều 585 đã thay đổi thành “người chịu trách nhiệm bồi

12
thường thiệt hại” để mở rộng phạm vi áp dụng quy tắc giảm mức bồi thường đối với
cả trường hợp BTTH do người khác gây ra hoặc BTTH do tài sản gây ra.
- BLDS chỉ quy định có thể được giảm mức bồi thường, nhưng được giảm bao nhiêu
thì BLDS không quy định. Trong thực tế, việc này phụ thuộc vào cơ quan tài phán.

4.2. Trong tình huống nêu trên, việc Tòa án áp dụng các quy định về giảm mức
bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức
bồi thường có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Tòa án áp dụng các quy định về giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với
khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định bồi thường là không thuyết phục.
Vì theo Bộ luật dân sự người gây thiệt hại chỉ được giảm mức bồi thường nếu do “lỗi
vô ý” gây thiệt hại Khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự. Nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại thì
người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại dù thiệt hại đó quá lớn so với khả năng
kinh tế hiện tại hoặc lâu dài của họ. Xét trong tình huống anh Nam từ lúc thực hiện công
việc do Uỷ ban nhân dân giao và vô ý gây thiệt hại cho bà Chính thì được giảm mức bồi
thường. Tuy nhiên “lỗi vô ý” vẫn chưa đủ điều kiện để giảm mức bồi thường thiệt hại vì cần
phải có thêm điều kiện liên quan đến hoàn cảnh kinh tế của người bồi thường. Tòa án áp
dụng các quy định về giảm mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của
anh Nam để ấn định mức bồi thường.
Như vậy, Tòa án mới chỉ xem xét hoàn cảnh điều kiện không gian hoàn cảnh điều kiện
nào cho phép giảm thiệt hại cần bồi thường vậy nên chưa đủ cơ sở để áp dụng việc giảm
mức bồi thường.

Vấn đề 5: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Tóm tắt Quyết định số 30/2010/DS-GĐT của Tòa án nhân dân tối cao
Nguyên đơn: anh Nguyễn Hữu Công
Bị đơn: Chi nhánh điện Cái Bè.
Vấn đề tranh chấp: Đòi bồi thường thiệt hại tính mạng.
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 10/5/2003, cháu Nguyễn Hữu Lợi là con trai của anh
Nguyễn Hữu Công bị điện giật chết tại nhà anh Huỳnh Chí Dũng do đường dây hạ thế bị hở
mạch điện. Đường dây điện do Chi nhánh điện Cái Bè quản lý và ký hợp đồng bán điện cho
anh Trần Văn Ri và Nguyễn Văn Sua. Anh Nguyễn Hữu Công đòi Chi nhánh điện Cái Bè
phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh. Về Chi nhánh Cái Bè cho rằng đường dây điện
gây ra cái chết cho cháu Lợi do tổ điện quản lý, cụ thể là ông Nguyễn Văn Sua nên Chi
nhánh điện Cái Bè không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

13
Quyết định của Tòa án: Tòa án sơ thẩm và tòa án phúc thẩm bác bỏ yêu cầu khởi
kiện của anh Nguyễn Hữu Công. Tòa án dân sự quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc
thẩm.

5.1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
Theo quy định tại Điều 627 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 623 Bộ luật dân sự năm
2005) thì “chủ sở hữu, người được sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
phải bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi (trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn
toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả khảng hoặc
tình thế cấp thiết...)”. Trong vụ việc này, bên bị thiệt hại hoàn toàn không có lỗi nên phải
được bồi thường.

5.2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Theo nhóm em thì việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra vì đáp ứng các điều kiện phát sinh căn cứ bồi thường thiệt hại do nguy
hiểm cao độ gây ra:
- Có thiệt hại xảy ra theo khoản 2 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 “Chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”. Trong vụ việc
trên, thiệt hại thực tế xảy ra là cái chết của anh Lợi.
- Có thiệt hại xảy ra theo khoản 1 Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 thì “Nguồn nguy hiểm cao
độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới hệ thống tải điện nhà máy công nghiệp
đang hoạt động vũ khí chất nổ chất cháy chất độc chất phóng xạ thú dữ và các nguồn nguy
hiểm cao độ khác do pháp luật quy định”. Trong thực tế vụ việc trên có nguồn nguy hiểm
cao độ là đường dây hạ thế sau công tơ tổng hở mạch điện.
- Có mối quan hệ nhân quả do nguồn nguy hiểm cao độ mà cụ thể là việc đường dây điện hạ
thế bị hở mạch điện đã gây ra cái chết cho Lợi.

5.3. Tòa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại
không?
Tòa án dân sự không cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại. Tại
phiên tòa giám đốc thẩm Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao chỉ xét thấy nguyên nhân cháu
Lợi chết do đường dây điện hạ thế bị hở mạch điện, xác định hướng giải quyết vụ án là Tòa
án sơ thẩm và phúc thẩm cần xác định rõ đường dây điện do ai quản lý, sử dụng và căn cứ
theo Điều 627 BLDS năm 1995 (Điều 623 BLDS năm 2005) và Nghị định số 45/2001/NĐ-
CP ngày 02-08-2001 để giải quyết vụ việc.

14
5.4. Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại?
Trong Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010, chủ sở hữu đường dây điện
hạ thế gây thiệt hại là Chi nhánh điện Cái Bè, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang do ông
Nguyễn Văn Bạch làm người đại diện. Vì Chi nhánh điện Cái Bè là đơn vị vận hành, sử
dụng và quản lý điện. Theo nhóm, Chi nhánh điện Cái Bè là chủ sở hữu đường dây điện hạ
thế gây thiệt hại.

5.5. Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
gia đình nạn nhân?
Tại Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 của Toà dân sự Toà án nhân dân
tối cao, phần Hội đồng giám đốc thẩm Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao xét thấy có đoạn:
“Hợp đồng quy định trách nhiệm bên mua điện phải có nghĩa vụ sử dụng điện an toàn, chịu
trách nhiệm quản lý từ đầu dây ra của công tơ vào nhà”. Ở đây hợp đồng mua - bán điện
này được thực hiện giữa Công ty Điện lực 2 và Tổ điện xã Tân Hưng do ông Trần Văn Sua
ký. Tuy nhiên ông Sua chỉ làm tổ trưởng 1 tháng thì nghỉ, sau đó anh Trần Văn Ri lên làm
tổ trưởng. Thời điểm xảy ra thiệt hại là trong thời gian anh Ri làm tổ trưởng, Vì vậy, theo
Toà dân sự, chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân là bên
quản lý, sử dụng điện - cụ thể ở đây là Tổ điện xã Tân Hưng do anh Trần Văn Ri làm tổ
trưởng.

5.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia
đình nạn nhân.
Theo quan điểm của nhóm, hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân
là hợp lý.
Căn cứ khoản 1 Điều 623 BLDS năm 2005 (Điều 601 BLDS năm 2015) thì nguồn
nguy hiểm cao độ được quy định:
“Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống
tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”
Vì lẽ đó, đường dây điện hạ thế gây thiệt hại ở đây được xác định là nguồn nguy hiểm
cao độ. Chính nguồn nguy hiểm cao độ này đã gây ra cái chết của con anh Nguyễn Hữu
Công là cháu Nguyễn Hữu Lợi.

15
Ngoài ra tại khoản 2 Điều 623 BLDS năm 2005 (khoản 2 Điều 601 BLDS năm 2015
quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người
này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Trường hợp trên, trong hợp đồng
ký kết giữa Chi nhánh điện Cái Bè với tổ điện xã Tân Hưng có quy định nội dung bên mua
điện có nghĩa vụ đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho bên mua điện và bên mua điện
có nghĩa vụ sử dụng điện an toàn, chịu trách nhiệm quản lý từ đầu dây ra của công tơ vào
nhà. Do đó, theo cam kết của hợp đồng, bên mua đương nhiên trở thành chủ thể được chủ sở
hữu giao quyền chiếm hữu, sử dụng đường dây điện hạ thế gây thiệt hại trên phải đứng ra
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho phía gia đình nạn nhân.
Vậy, việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định và xét thấy chủ thể chịu trách
nhiệm bồi thường là anh Trần Văn Ri - tổ trưởng tổ điện xã Tân Hưng phải chịu trách nhiệm
bồi thường cho anh Công là hợp lý.

Vấn đề 6: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra
Tóm tắt Bản án số 02/2015/HSST ngày 15/4/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên
Bị cáo: Nguyễn Thân Thảo Thành, Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn
Tấn Quang, Đỗ Như Huy, Lê Đức Hoàn.
Người bị hại: Ngô Thanh Kiều.
Nội dung vụ việc: Sáng sớm ngày 13/5/2012, Ngô Thanh Kiều bị bắt vì đã thực hiện
nhiều vụ trộm cắp tài sản và được đưa về trụ sở Công an thành phố Tuy Hòa. Đến 8h ngày
13/5/2012, Nguyễn Minh Quyền và Phạm Ngọc Mẫn được Lê Đức Hoàn phân công xét hỏi
Kiều tại phòng làm việc của Đội điều tra tổng hợp, Mẫn dùng còng số tám còng một tay
Kiều vào thành ghế. Tiếp đó, Mẫn và Quyền dùng gậy cao su đánh nhiều cái vào bắp đùi,
cẳng chân của Kiều. Khoảng 10h30 cùng ngày, Đỗ Như Huy được Lê Đức Hoàn phân công
đến phòng xét hỏi Kiều để đối chiếu với lời khai của Ngô Thanh Sơn, nghi phạm được cho
là cùng nhóm với Kiều. Do Kiều không trả lời, thái độ bất hợp tác, Huy dùng gậy cao su
đánh vào đùi Kiều. Hơn 11h cùng ngày, Nguyễn Tấn Quang hết ca trực ban ở cổng Công an
thành phố Tuy Hòa đã vào phòng xét hỏi Kiều, khi đó trong phòng có Quyền và Mẫn.
Quang dùng còng số tám còng ngoặt hai tay Kiều ra sau thành ghế tựa rồi xét hỏi. Quang
dùng gậy cao su đánh vào chân Kiều nhiều cái, dùng chân đạp vào còng đang còng tay
Kiều. Sau đó, Quang bỏ ra ngoài. Tiếp đó, Nguyễn Thân Thảo Thành được phân công canh
giữ Ngô Thanh Kiều để Quyền, Mẫn đi ăn cơm trưa. Do Kiều không trả lời các câu hỏi về
việc trộm cắp, Thành đã dùng gậy cao su đánh vào đầu nghi phạm. Khoảng 14h ngày 13-5-
2012, Lê Đức Hoàn chỉ đạo Mẫn, Thành và Đặng Quốc Bảo (cũng là công an TP Tuy Hòa)
dẫn giải Kiều lên Phòng PC45 Công an Phú Yên để làm việc. Tại đây, ông Hồ Tấn Thắng -
phó trưởng Phòng PC45 - thấy Kiều không ổn về sức khỏe nên đã chỉ đạo đưa nghi phạm

16
đến bệnh xá Công an Phú Yên khám. Khoảng 17h40, Kiều được chuyển đến Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Phú Yên cấp cứu, song Kiều đã tử vong trên đường đến viện. Tại Bản án hình sự
sơ thẩm số 02/2015/HSST ngày 15/4/2015, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên quyết định: chấp
nhận mức bồi thường tổn thất về tinh thần tối đa bằng 60 tháng lương tối thiểu là
69.000.000 đồng (do không thuộc trường hợp bồi thường tổn thất về tinh thần theo quy định
của Luật bồi thường nhà nước) và tiền mai táng tại địa phương là 30.000.000 đồng; các bị
cáo tự nguyện bồi thường cho đại diện hợp pháp của bị hại số tiền 186.000.000 đồng; buộc
Công an thành phố Tuy Hoà cấp dưỡng nuôi 02 con của Ngô Thanh Kiều mỗi cháu tháng
575.000 đồng/tháng cho đến khi phát sinh một trong các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp
dưỡng theo quy định tại Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

6.1. Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết
theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS.
Các quy định về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết theo Luật trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước năm 2017 (Luật TNBTCNN 2017) và BLDS 2015 mặc dù tương
quan là giống nhau nhưng không hoàn toàn, vẫn có những sự khác biệt nhất định trong hai
văn bản Luật này.
(1) Hình thức:
Trong BLDS năm 2015, bồi thường thiệt hại khi một cá nhân chết được quy định cụ
thể tại Điều 591 về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.
“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ
nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại
đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng
khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu
không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá
một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Trong khi đó Luật BTTHCNN 2017 có sự phân tách về hai loại thiệt hại vật chất và
tinh thần được bồi thường khi một cá nhân chết, có 2 cơ sở pháp lý liên quan đến bồi thường
thiệt hại là Điều 25 về thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết:
“Điều 25. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết

17
1. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa
bệnh cho người bị thiệt hại trước khi chết.
2. Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho người bị thiệt hại trước khi chết được xác định là
01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho 01 ngày khám bệnh, chữa
bệnh theo số ngày trong hồ sơ bệnh án.
3. Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám bệnh, chữa
bệnh trước khi chết được xác định là 01 ngày lương tối thiểu vùng tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh cho 01 ngày chăm sóc người bị thiệt hại.
4. Chi phí cho việc mai táng người bị thiệt hại chết được xác định theo mức trợ cấp
mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng được xác định là 01 tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người được cấp dưỡng đang
cư trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.”
Và tại khoản 4 Điều 27 quy định thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt
hại chết: “Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là
360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường
thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này.”
(2) Nội dung:
- Thiệt hại về vật chất:
+ Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết được quy định tại Điều 25 Luật
TNBTCNN 2017. Quy định này đã được lượng hóa đồng thời mức thiệt hại cụ thể đã thay
đổi để phù hợp với thực tế, tạo sự thống nhất cho quá trình giải quyết bồi thường cho phù
hợp hơn các quy định của BLDS 2015, đây là bước tiến so với Luật TNBTCNN 2009. 1 Việc
lượng hóa trên được thể hiện rõ qua các khoản 2, 3, 5 của Luật TNBTCNN trong khi đó
BLDS như một “khung tranh” quy định những nội dung chung nhất, đồng thời tạo nên hàng
rào pháp lý vững chắc để Luật TNBTCNN có thể dựa vào. Khi một người chết ở Điều 25
Luật TNBTCNN có những chi phí cơ bản tương đồng, vẫn có sự khác biệt về thiệt hại vật
chất trong luật DS và trong lĩnh vực bồi thường của nhà nước.
+ Điểm khác biệt nổi bật trong hai văn bản luật này được thể hiện qua quy định mai
táng. Cả BLDS và Luật TNBTCNN đều quy định về bồi thường chi phí mai táng, nhưng
trong BLDS ghi nhận “mức chi phí hợp lý” còn trong Luật TNBTCNN lại được xác định
theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thiệt hại về tinh thần:

1
Lê Thị Thu Hằng, Những điểm mới của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 về thiệt hại được bồi
thường, Cục Bồi thường nhà nước, Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, truy cập ngày 11/3/2022.

18
Trong BLDS 2015, mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận;
nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không
quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định theo khoản b Điều 591. Còn tại
Điều 27 Luật TNBTCNN ấn định luôn là 360 tháng lương cơ sở mà không áp dụng mức tổn
thất lệ thuộc vào thời gian xâm phạm, số ngày càng cao thì tiền bồi thường càng lớn tại các
khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 27 của Luật TNBTCNN để tính mức bồi thường thiệt hại. Khoản 4
Điều 27 Luật TNBTCNN năm 2017 đã quy định cụ thể hơn đối với trường hợp người bị
thiệt hại chết thì không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần khác. Đây là quy định
được Luật bổ sung một phần nội dung. Như vậy, mức bồi thường tổn thất về tinh thần trong
luật TNBTCNN cao hơn luật DS, cho thấy được sự tiến bộ hơn so với BLDS.
 LBTTHCNN năm 2017, các khoản chi phí phải bồi thường ( Điều 25, 27):
Chi phí mai táng: được xác định theo mức trợ cấp mai táng theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm xã hội
Tiền cấp dưỡng cho những người mà gây thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
Một tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người đó được cấp dưỡng. Trừ trường hợp có quy
định khác hoặc đã được xác định theo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cho gia đình người bị thiệt hại về tính mạng:
được xác định là 360 tháng lương cơ sở. Trường hợp người bị thiệt hại về chết thì không áp
dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 27.
 BLDS năm 2015, Các khoản chi phí được bồi thường ( Điều 591, 593) :
Chi phí mai táng: được xác định theo chi phí hợp lí cho việc mai táng
Tiền cấp dưỡng cho những người mà gây thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:
không nêu rõ số tiền cụ thể
Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần cho gia đình người bị thiệt hại về tính mạng:
Nếu không thỏa thuận được thì áp dụng mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm
phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.

6.2. Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước điều chỉnh không? Vì sao?
Hoàn cảnh như trong vụ việc trên không được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước điều chỉnh.
Theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, bị hại Ngô Thanh Kiều không thuộc
các quy định về phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự, đồng thời
do đang phải chịu sự điều chỉnh của BLDS 2005 và bộ luật này không có quy định cụ thể
nào về trách nhiệm bồi thường do người thi hành công vụ gây ra. Do đó, hoàn cảnh trên
không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

19
Trong bản án, có ghi nhận việc yêu cầu bồi thường từ phía gia đình bị hại và người
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đại diện người bị hại yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên,
theo ghi nhận tại Bản án số 05/2013/HSST, do bị hại Ngô Thanh Kiều đã chết, không bị xét
xử nên do đó không thuộc trường hợp bồi thường tiền bù đắp tổn thất tinh thần theo Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

6.3. Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực,
hướng giải quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án không? Vì sao?
Hướng giải quyết sẽ khác nếu hoàn cảnh trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015
có hiệu lực.
Căn cứ Điều 598 BLDS năm 2015 quy định: “Nhà nước có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”. Vậy ta phải áp dụng tiếp Luật trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước để giải quyết.
Tuy nhiên, Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo hướng liệt kê nên có phạm
vi rất hẹp. Cụ thể, Luật này không quy định bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng mà
người bị thiệt hại chết (Điều 26 có phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng
hình sự). Trước sự không đầy đủ của pháp luật chuyên ngành, ta nên quay lại các quy định
chung về bồi thường thiệt hại.
Theo đó, khoản 2 Điều 610 BLDS 2005 về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy
định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thoả
thuận được thì “mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy
định”. Do đó, bên có trách nhiệm bồi thường phải bồi thường mức tối đa bằng 60 tháng
lương tối thiểu. Trong khi đó, Điều 591 BLDS 2015 quy định mức bồi thường tối đa trong
trường hợp này là “không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Như vậy, nếu BLDS 2015 được áp dụng trong hoàn cảnh trên thì số tiền mà bên bị
thiệt hại nhận được sẽ bằng 100 lần mức lương cơ sở: 100 x 1.150.000đ = 115.000.000đ.
Nếu áp dụng BLDS 2015 thì gia đình người bị hại sẽ được bồi thường một số tiền có giá trị
lớn hơn, điều này giúp gia đình bị hại được bồi thường tốt hơn, đồng thời cũng gần với
mong muốn của gia đình bị hại. Theo đó, gia đình bị hại yêu cầu tiền bồi thường tổn thất
tinh thần là 414.000.000 đồng. Như vậy, việc áp dụng BLDS 2015 sẽ giúp người bị hại
được nhận số tiền bồi thường phù hợp với nhu cầu của mình hơn.

20

You might also like