You are on page 1of 8

Họ và tên: ...................................................................Lớp.............

ÔN KHOA HỌC CUỐI NĂM


I.PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: a) Để sản xuất ra muối từ nước biển người ta đã làm cách nào?
A. Phơi nắng B. Lọc C. Lắng D. Chưng cất
Câu 2: Vật nào dưới đây hoạt động được nhờ sử dụng năng lượng gió?
A. Quạt máy B. Thuyền buồm
C. Tua - bin của nhà máy thủy điện D. Pin mặt trời
b) Để đề phòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà,người ta lắp thêm
vào mạch điện cái gì
A. Một cái quạt B. Một bóng đèn điện
C. Một cầu chì D. Một chuông điện
Câu 3: Các loài hoa thụ phấn nhờ côn trùng có đặc điểm gì?
A. Màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt.
B. Không có màu sắc đẹp.
C. Cánh hoa hoặc đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
D. Màu sắc sặc sỡ, không có hương thơm
Câu 4: Noãn phát triển thành gì ?
A. Phôi. B. Quả. C. Quả chứa hạt. D. Hạt
Câu 5: Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
A. Sự thụ tinh B. Sự thụ phấn C. Sự mang thai D. Sự hình thành phôi
Câu 6: Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
A. Mùa đông và mùa xuân B. Mùa hạ và mùa thu
C. Mùa thu và mùa đông D. Mùa xuân và mùa hạ
Câu 7: Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì?
A. Khí hậu bị thay đổi.
B. Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
C. Động vật, thực vật quý hiếm trở nên giảm dần.
D. Tất cả các ý trên
Câu 8: Trong các việc làm sau đây việc làm nào gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên?
A. Vứt rác và xả nước thải công nghiệp bừa bãi, chặt phá rừng, săn bắn các động thực vật
quý hiếm…
B. Vứt rác đúng nơi quy định, trồng cây gây rừng, dùng thuốc nổ để đánh bắt động vật quý
hiếm.
C. Xả rác bừa bãi, không đốt rừng.
D. Không đốt rừng, dùng thuốc nổ để đánh bắt động vật quý hiếm..
Câu 9: Nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất là:
A. Điện B. Mặt trời C. Khí đốt tự nhiên D. Gió
Câu 10: a) Hổ thường đẻ mỗi lứa mấy con?
A. 1 con B. 2 con C. 2 đến 4 con D.nhiều hơn 4 con
Câu 11: a) Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người :
A. Thức ăn, nước uống, không khí.
B. Các tài nguyên thiên nhiên.
C. Thức ăn, nước uống, không khí ; các tài nguyên thiên nhiên ; nơi tiếp nhận những
chất thải trong quá trình sinh hoạt , sản xuất của con người.
1
D. Là nơi tiếp nhận những chất thải trong qua trình sinh hoạt , sản xuất của con người.
b) Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào không phải là nguồn
năng lượng sạch (khi sử dụng nguồn năng lượng đó sẽ tạo ra khí gây ô nhiễm môi trường)
A. Năng lượng mặt trời B. Năng lượng gió
C. Năng lượng từ than đá, dầu mỏ, khí đốt,… D. Năng lượng nước chảy
Câu 12: Nguyên nhân nào làm cho đất trồng bị ô nhiễm :
A. Tăng cường cải tạo đất trồng
B. Xử lí phân rác thải hợp vệ sinh
C. Tăng cường sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
D. Tưới đủ nước, bón phân chuồng, phân xanh.
Câu 13: Sự biến đổi hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?
A. Thả vôi sống vào nước. B. Hòa tan đường vào nước
C. Dây cao su bị kéo dãn ra. D. Cốc thủy tinh bị rơi vỡ.
Câu 14 : a) Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở tỉnh nào?
A. Quảng Ninh B. Quảng Bình C. Quảng Trị D. Quảng Nam
b) Sự chuyển thể của các chất là một dạng biến đổi nào ?
A. Biến đổi hóa học B. Biến đổi lí học C. Biến đổi sinh học.
Câu 15: Các chất tồn tại ở những thể nào?
A. Thể rắn và thể lỏng.
B. Thể rắn và thể khí.
C. Thể rắn và thể lỏng và thể khí
Câu 17 : a) Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình trưng cất nước?
A. Nóng chảy và đông đặc. B. Nóng chảy và bay hơi.
C. Bay hơi và ngưng tụ. D. Đông đặc và ngưng tụ.
b) Sự biến đổi hóa học là gì?
A. Sự biến đổi của một chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại.
B. Sự biến đổi của một chất từ thể rắn sang thể khí và ngược lại.
C. Sự biến đổi của một chất từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại.
D. Sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Câu 18 : Trò chơi thả diều cần dùng năng lượng gì?
A. Năng lượng mặt trời. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng điện.
Câu 19: a) Cơ quan sinh sinh sản của thực vật có hoa là:
A. Thân . B. Cành. C. Hoa. D. Rễ.
b) Yếu tố nào nêu ra dưới đây gây ô nhiễm nước?
A. Không khí. B. Nhiệt độ. C. Ánh sang mặt trời. D. Chất thải.
Câu 20. a) Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
A. Trứng. B. Sâu. C. Nhộng. D. Bướm.
Câu 21. a) Con vật nào dưới đây đẻ nhiều con nhất trong một lứa ?
A. Voi B. Dơi C. Vịt D. Lợn
b)Thú con mới sinh ra được thú mẹ nuôi bằng cách nào?
A. Kiếm mồi mớm cho con B. Cho con bú
C. Dẫn con đi kiếm mồi D. Tự kiếm ăn
Câu 22: Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng nhất .
a. Vật nào dưới đây là nguồn điện?
A. Bếp điện B. Pin C. Bóng đèn điện
Câu 24: Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng nhất:
2
a. Tài nguyên trên Trái đất là có hạn nên phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm.
b. Tài nguy n tr n Trái đất là có hạn, con người cứ việc sử dụng thoải mái.
c. Tài nguy n tr n Trái đất là vô tận có thể sử dụng cho mọi việc thoải mái.
d. Tài nguy n tr n Trái đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái.
Câu 25: Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng nhất:
a.Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất của nước sạch?
a) Không màu.
b) Không mùi, không vị.
c) Giúp phòng tránh được các bệnh về đườg tiêu hóa, bệnh ngoài da, đau mắt,…
d) Giúp nấu ăn ngon, dễ uống.
b. Các chất như thuỷ tinh, kim loại sẽ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng ở nhiệt độ nào?
A. Bình thường B. Cao C. Thấp
Câu 26: Yếu tố nào làm ô nhiễm nguồn nước ?
A. Không khí B. Nhiệt độ C. Chất thải D. Ánh sáng.
Câu 27: Loài hươu có tập tính sống như thế nào?
A. Theo bầy đàn B. Từng đôi
C. Đơn độc D. Riêng rẽ

Câu 28: a) Trong các nguồn năng lượng dưới đây, nguồn năng lượng nào không phải là
năng lượng sạch?
A. Năng lượng mặt trời . B. Năng lượng nước chảy.
C. Năng lượng từ than đá, xăng dầu … D. Năng lượng gió
b) Khi sử dụng chất đốt cần chú ý điều gì?
A. Tiết kiệm. B. Cẩn thận
C. Cẩn thận D. Cần tránh lãng phí và đảm bảo an toàn.
Câu 29: a) Những loài hoa nào thụ phấn nhờ côn trùng?
A. Mướp, bầu, bí B. Cỏ lau, sậy
C. Cỏ may, lúa D. Hẹ, hành, tỏi
Câu 30: Khoanh vào chữ cái trước ý em cho là đúng nhất:
a. Loài thú nào không sống theo bầy, đàn?
A. Hươu B. Khỉ C. Hổ
b. Trong các động vật dưới đây động vật nào đẻ nhiều con trong một lứa?
A. Bò B. Trâu C. Lợn D. Khỉ
Câu 31: Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
a. Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào?
A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu. D. Mùa đông.
b. Hổ mẹ dạy hổ con săn mồi khi nào?
A. Khi hổ con mới được sinh ra. B. Khi hổ con được một tháng tuổi.
C. Khi hổ con được hai tháng tuổi. D. Khi hổ con được ba tháng tuổi.
Câu 32: Môi trường tự nhi n đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
A. Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở,...
B. Cung cấp các tài nguy n thi n nhi n để con người sử dụng trong đời sống sản xuất.
C. Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt
động khác của con người.
D. Tất cả các ý trên.

3
Câu 33: Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò
rỉ?
A. Nước biển bị ô nhiễm.
B. Động vật và thực vật sống ở biển bị chết.
C. Những loài chim hoặc sinh vật khác sống và kiếm ăn ở biển hoặc bờ biển cũng có thể bị
chết.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 34: a. Chất lỏng có đặc điểm gì?
A. Không có hình dạng nhất định, chiếm toàn bộ vật chứa nó, không nhìn thấy được.
B. Có hình dạng nhất định, nhìn thấy được.
C. Không có hình dạng nhất định, có hình dạng của vật chứa nó, nhìn thấy được.
D. Có hình dạng nhất định, không nhìn thấy được.
b. Hiện tượng gì xảy ra khi cho vôi sống vào nước?
A. Không có hiện tượng gì.
B. Vôi sống hòa tan vào nước tạo thành dung dịch nước vôi.
C. Vôi sống hòa tan vào nước và không tỏa nhiệt.
D. Vôi sống trở nên dẻo quánh thành vôi tôi và kèm theo sự tỏa nhiệt.
Câu 35: Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
A. Sự thụ phấn. C. Sự sinh sản.
B. Sự thụ tinh. D. Sự đẻ con.
Câu 36: Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ nhiều con trong một lứa?
A. Bò. B. Trâu. C. Khỉ. D. Lợn (heo).
Câu 37: a. Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì?
A. Khí hậu bị thay đổi; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
B. Đất bị xói mòn trở nên bạc màu.
C. Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị tuyệt chủng và một số loài có
nguy cơ bị tuyệt chủng.
D. Tất cả các ý trên.
b. Trong các biện pháp làm tăng năng suất cây trồng, biện pháp nào có thể làm môi trường đất
bị ô nhiễm?
A. Tạo ra giống mới cho năng suất cao.
B. Tưới đủ nước, bón phân chuồng, phân xanh.
C. Gieo trồng đúng thời vụ.
D. Sử dụng phân hóa học, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu.
Câu 38. Sự chuyển thể nào xảy ra trong quá trình cất nước?
A. Nóng chảy và đông đặc. B. Nóng chảy và bay hơi.
C. Bay hơi và ngưng tụ. D. Đông đặc và ngưng tụ.
Câu 39 a) Để đề phòng dòng điện quá mạnh có thể gây cháy đường dây và cháy nhà, người ta
lắp th m vào mạch điện cái gì?
A. Một cái quạt B. Một bóng đèn điện
C. Một cầu chì D. Một chuông điện
Câu 40. Bầu nhụy phát triển thành gì:
A. Noãn B. Phôi C. Hạt D. Quả

4
II. ĐÚNG GHI Đ, SAI GHI S:
Câu 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S
Đ a) Gián là loài côn trùng đẻ trứng.
S b) Sâu, bướm cải là loài côn trùng đẻ con.
Đ c) Bò là loài thú thường đẻ mỗi lứa một con.
Đ d) Loài thú là loài nuôi con bằng cách cho con bú.
Câu 2: Đúng ghi Đ và sai ghi S vào ô trống.
Hoa Thụ phấn nhờ côn trùng
S Lúa Đ Mướp, bầu, bí. Đ Cam, chanh, bưởi.
Câu 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
a)Môi trường tự nhi n đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
Đ a) Cung cấp thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở.
Đ b) Cung cấp các tài nguy n thi n nhi n để con người sử dụng trong đời sống, sản xuất.
Đ c) Là nơi tiếp nhận các chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt
động khác của con người.
S d) Giúp cho con người tự do sống theo ý thích của mình.
b) Viết chữ Đ vào trước ý kiến đúng, chữ S vào trước ý kiến sai.
Điều gì xảy ra khi có nhiều khói khí độc thải vào không khí?
S A. Không khí trở n n nặng hơn.
Đ B. Không khí bị ô nhiễm.
S C. Không khí chuyển động.
S D. Không khí bay hơi.
Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S
Đ a)Tài nguyên thực vật và động vật cung cấp thức ăn cho con người, tạo ra chuỗi thức ăn
trong tự nhiên, duy trì sự sống tr n Trái Đất.
S b)Tài nguyên thiên nhiên là những của cải do con người làm ra để sử dụng cho lợi ích của
bản thân và cộng đồng.
Đ c)Cây cối ở vùng có khu công nghiệp và những vùng xung quanh bị trụi lá và chết do môi
trường không khí, đất và nước bị ô nhiễm
Đ d)Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của mọi người tr n Trái Đất.
Câu 5: Đúng ghi Đ, sai ghi S:
Đ Đa số các loài côn trùng đều đẻ trứng.
S Để tăng năng suất cây trồng người ta thường sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu.
S Loài thú nuôi con bằng cách mớm mồi cho con.
Đ Để chống việc mưa lớn có thể rửa trôi đất ở những sườn núi, người ta đã làm ruộng bậc
thang.
Câu 6.Trong các việc làm sau đây việc làm nào gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt tài
nguyên thiên nhi n? Hãy điền N (nên làm), K (Không nên làm) vào ô trống:
K A. Vứt rác và xả nước thải công nghiệp bừa bãi, chặt phá rừng, săn bắn các động thực
vật quý hiếm…
N B. Không đốt rừng, dùng thuốc nổ để đánh bắt động vật quý hiếm.
III.ĐIỀN KHUYẾT
Câu 1: Điền từ (trên mặt đất, bao quanh Trái Đất) vào chỗ trống cho phù hợp.
a) Không khí ... bao quanh Trái đất...
b) Sinh vật, đất trồng, nước ... trên mặt đất …
5
Câu 2 : Điền từ thích hợp vào chỗ chấm nói về sự sinh sản của thú.
Ở các loài thú, trứng được thụ tinh thành... hợp tử... sẽ phát triển thành phôi rồi thành
bào thai trong cơ thể thú mẹ cho đến khi ra đời. Thú con mới sinh ra đã có .. hình dạng (hình
dáng)... giống như thú trưởng thành và được thú mẹ nuôi bằng... sữa... cho đến khi có thể tự
kiếm ăn..
Câu 3: Viết tiếp vào chỗ chấm
A) Hoa là cơ quan … sinh sản …. của những loài thực vật có hoa.
B) Hiện tượng đầu ngụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là… sự thụ phấn …
C) Hoa râm bụt là loài hoa thụ phấn nhờ……… côn trùng …………
D) Bông lau, bông ngô thụ phấn nhờ………… gió ………
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền tiếp vào chỗ trống:
Đa số loài vật chia thành hai giống …… đực và cái … Con đực có cơ quan sinh dục đực
tạo ra ...... tinh trùng....... Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra … trứng ….
Câu 5: Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong nội dung sau:
"Việc phá rừng ồ ạt đã làm cho:
- ..Khí hậu.......bị thay đổi; lũ lụt, .........hạn hán..........xảy ra thường xuy n;
- Đất bị xói mòn trở n n .......bạc màu...............
- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị ......tuyệt chủng..... và một số loài
có nguy cơ bị tuyệt chủng."
Câu 6: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ chấm:
Đa số loài vật chia thành hai giống …đực và cái… Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo
ra …tinh trùng ... Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra …trứng… Hợp tử phân chia nhiều
lần và phát triển thành … cơ thể… mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.
Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là ...sự thụ tinh.... Hợp tử
phân chia nhiều lần và phát triển thành.... cơ thể mới ....mang những đặc tính của bố và mẹ.
Câu 7 .Điền từ thích hợp vào chỗ chấm sau:
Dùng các từ Sâu, Bướm cải , Nhộng điền vào trong sơ đồ sau để hoàn thiện sơ đồ chu trình
sinh sản của loài bướm cải
Sâu
Nhộng
Trứng

Bướm cải

Câu 8. Đánh dấu x vào các cột trong bảng dưới đây cho phù hợp:
Các hiện tượng Biến đổi lí học Biến đổi hoá học
Xé giấy thành những mảnh vụn x
Xi măng trộn với cát và nước x
Đinh mới → Đinh gỉ x
Thuỷ tinh ở thể lỏng → Thuỷ tinh ở thể rắn x
IV.NỐI
Câu 1: Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp: (Mức 4- 1đ)
A B
Tên con vật Số con trong một lứa
6
1. Hổ a. 2 đến 4 con

2. Chó b. 1 con.

3. Lợn c. Nhiều con.

4. Bò
Câu 2: Nối khung chữ ở cột A với khung chữ ở cột B cho phù hợp?
A B
Môi trường cho Môi trường nhận

Thức ăn Nước tiểu

Nước uống Phân, rác thải

Nước dùng trong sinh Khí thải,khói


hoạt công nghiệp
Nước thải sinh hoạt,nước thải
Chất đốt (rắn, lỏng, khí) công nghiệp

Câu 3. Nối khung chữ ở cột A với các khung chữ ở cột B cho phù hợp.
Củi

Chất đốt ở thể rắn Dầu hỏa

Than cám

Chất đốt ở thể lỏng Xăng

Lá khô

Chất đốt ở thể khí Than đá

Bi-ô-ga

V. TỰ LUẬN.
Câu 1: Nêu những hậu quả khi rừng bị tàn phá ?
- Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất trở nên bạc màu, bị xói mòn, bị sạt lỡ.
- Động thực vật quý hiếm giảm dần.
- Một số loài vật bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Câu 2: Chúng ta cần làm gì để tránh lãng phí điện?
Để tránh lãng phí điện, chúng ta cần chú ý:
7
- Chỉ dùng điện khi cần thiết, ra khỏi nhà nhớ tắt đèn, quạt, tivi...
- Tiết kiệm điện khi đun nấu, sưởi, là (ủi) quần áo (vì những việc này cần dùng
nhiều năng lượng điện)
Câu 3: Hãy nêu sự khác nhau cơ bản về sự sinh sản của chim và của thú
Chim Thú
- Chim đẻ trứng rồi nở thành chim non; - Thú đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Ở chim, hợp tử phát triển ngoài cơ thể - Ở thú, hợp tử phát triển trong bụng mẹ.
mẹ.

Câu 4: Em hãy n u 2 ví dụ về sự biến đổi hóa học.


- Chưng đường trên ngọn lửa, đường cháy khét.
- Cho vôi sống vào nước tạo thành vôi tôi.
Câu 5: Bảo vệ môi trường là việc của ai? Theo em những việc làm nào người dân địa
phương em gây ô nhiễm môi trường, không khí, nước ?
- Bảo vệ môi trường là việc làm của tất cả mọi người.
Những việc người dân làm gây ô nhiễm không khí, nước là:
- Vứt rác bừa bãi ra đường không đúng nơi quy định .
- Vứt rác, xác động vật chết xuống ao, hồ, sông , …
- Khói, bụi của các nhà máy, khói lò gạch ,…
Câu 6: Năng lượng nước chảy thường dùng để làm gì? Kể tên nhà máy thuỷ điện mà em
biết? (N u tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhi n.)
- Năng lượng nước chảy thường dùng để chuyên chở hàng hoá xuôi dòng nước, làm
quay bánh xe nước đưa nước lên cao, làm quay tua-bin của các máy phát điện ở
nhà máy thuỷ điện.
- Một số nhà máy thuỷ điện: Thuỷ điện Y-a-li, thuỷ điện Hòa Bình, thuỷ điện Trị
An, thuỷ điện Thác Bà....
Câu 7: Kể tên một số tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
Gió, nước, dầu mỏ, vàng, đất, than đá...
Câu 8. Hãy n u một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?
- Đất, không khí, ánh sáng, nước, ...
- Nhà cửa, phố xá, các phương tiện giao thông, nhà máy, ...
- Con người, thực vật, động vật, ...
Câu 9. Những việc làm nào ở địa phương em có thể dẫn đến việc gây ô nhiễm môi
trường không khí và nước?
- Những việc gây ô nhiễm không khí như: khói bụi từ nhà máy, xí nghiệp, xe cộ, ...;
đun than tổ ong gây khói; sản xuất tiểu thủ công; ...
- Những việc gây ô nhiễm nước như: vứt rác xuống ao, hồ, ...; cho nước thải sinh
hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải nhà máy chảy trực tiếp ra sông, hồ.
Câu 11. Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu sau sinh?
Vì hổ con lúc mới sinh rất yếu ớt nên hổ mẹ phải ấp ủ, bảo vệ chúng suốt tuần đầu

You might also like