You are on page 1of 48

Đề thi Học kì 2 KHTN lớp 6 Cánh diều - Đề số 1

Môn: KHTN 6
Câu 1: Loại cây nào dưới đây có thể khiến con người tử vong nếu ăn phải?
A. Cây trúc đào.
B. Cây cà độc dược.
C. Cây thuốc lá.
D. Cây đinh lăng.
Câu 2: Biện pháp nào dưới đây không có tác dụng bảo vệ cây xanh?
A. Trồng rừng ngập mặn.
B. Dựng giá đỡ cho các cây xanh mới trồng.
C. Khắc tên lên các thân cây ở các khu du lịch.
D. Không ngắt hoa, bẻ cành các loài cây trong công viên.
Câu 3: Loài chim nào dưới đây có khả năng bơi và lặn tốt nhất?
A. Chim thiên nga.
B. Chim sâm cầm.
C. Chim cánh cụt.
D. Chim mòng biển.
Câu 4: Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
A. Mặt dưới của lá.
B. Mặt trên của lá.
C. Thân cây.
D. Rễ cây.
Câu 5: Loài nguyên sinh vật nào có khả năng cung cấp oxygen cho các động vật
dưới nước?
A. Trùng roi.
B. Tảo.
C. Trùng giày.
D. Trùng biến hình.
Câu 6: Trong các thực vật sau, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín?
A. Cây bưởi.
B. Cây vạn tuế.
C. Rêu tản.
D. Cây thông.
Câu 7: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật không xương sống với
nhóm động vật có xương sống là?
A. Hình thái đa dạng.
B. Không có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.
Câu 8: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.
D. Gấu, mèo, dê, cá heo.
Câu 9: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.
Câu 10: Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm thân mềm.
B. Nhóm chân khớp.
C. Nhóm ruột khoang.
D. Nhóm giun.
Câu 11: Loại cây nào dưới đây không phải một trong bốn loại cây lương thực
chính của Việt Nam?
A. Lúa nước.
B. Ngô.
C. Khoai tây.
D. Sắn.
Câu 12: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc?
A. Nấm đùi gà.
B. Nấm kim châm.
C. Nấm thông.
D. Nấm linh chi.
Câu 13: Trùng kiết lị có khả năng nào sau đây?
A. Mọc thêm roi.
B. Hình thành bào xác.
C. Xâm nhập qua da.
D. Hình thành lông bơi.
Câu 14: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào
dưới đây do virus gây ra?
A. Viêm gan B, AIDS, sởi.
B. Tả, sởi, viêm gan A.
C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B.
D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế
biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 16: Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng:
A. Nhiệt năng.
B. Hóa năng.
C. Thế năng hấp dẫn.
D. Thế năng đàn hồi.
Câu 17: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới
dừng hẳn là do
A. Thế năng xe luôn giảm dần.
B. Động năng xe luôn giảm dần.
C. Động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
D. Động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.
Câu 18: Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi
điện năng thành nhiệt năng?
A. Quạt điện.
B. Bàn là điện.
C. Máy khoan..
D. Máy bơm nước.
Câu 19: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1) … Chúng giải phóng (2) … tạo ra nhiệt
và (3) … khi bị đốt cháy”.
A. (1) nhiên liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng.
B. (1) vật liệu – (2) năng lượng - (3) ánh sáng.
C. (1) nhiên liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng.
D. (1) vật liệu – (2) ánh sáng - (3) năng lượng .
Câu 20: Nguồn năng lượng gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất trong số những
nguồn sau là:
A. Năng lượng gió.
B. Năng lượng địa nhiệt.
C. Năng lượng từ khí tự nhiên.
D. Năng lượng thủy triều.
Câu 21: Trong các hành động sau, hành động nào thể hiện việc tiết kiệm năng
lượng?
A. Tắt các thiết bị điện trong lớp học khi ra về.
B. Để điều hòa không khí ở mức dưới 250C vào những ngày hè nắng nóng.
C. Bật tất cả bóng đèn ở hành lang lớp học trong các giờ học.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 22: Nhiên liệu là gì?
A. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra nhiệt lượng.
B. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra ánh sáng.
C. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.
D. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra âm thanh.
Câu 23: Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời,
sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng
này là nguồn năng lượng tái tạo?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 24: Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng?
A. Động năng.
B. Thế năng.
C. Nhiệt năng.
D. Hóa năng.
Câu 25: Biện pháp nào dưới đây gây lãng phí năng lượng trong trường học?
A. Trong giờ thể dục giữa giờ, quạt trần, bóng điện trong lớp vẫn hoạt động.
B. Sử dụng nước uống để giặt khăn lau, rửa tay … .
C. Tắt các thiết bị điện khi ra về.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 26: Động năng của vật là
A. Năng lượng do vật có độ cao.
B. Năng lượng do vật bị biến dạng.
C. Năng lượng do vật có nhiệt độ.
D. Năng lượng do vật chuyển động.
Câu 27: Cho các dạng năng lượng sau: động năng, năng lượng gió, năng lượng
điện, quang năng. Các năng lượng đó thuộc nhóm năng lượng nào?
A. Nhóm năng lượng lưu trữ.
B. Nhóm năng lượng gắn với chuyển động.
C. Nhóm năng lượng nhiệt.
D. Nhóm năng lượng âm.
Câu 28: Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng.
B. Năng lượng âm thanh.
C. Năng lượng hóa học.
D. Năng lượng nhiệt.
Câu 29: Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt
có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng.
B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
C. Chỉ có động năng và thế năng.
D. Chỉ có động năng.
Câu 30: Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không
phải là năng lượng hao phí?
A. Năng lượng nhiệt làm nóng động cơ của tủ lạnh.
B. Năng lượng âm thanh phát ra từ tủ lạnh.
C. Năng lượng nhiệt làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
D. Năng lượng nhiệt duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
Đáp án và hướng dẫn giải đề 1
1. A 2. C 3. C 4. D 5. B 6. A 7. B 8. D 9. A 1

11. C 12. D 13. B 14. A 15. C 16. B 17. C 18. B 19. A 2

21. A 22. C 23. C 24. C 25. D 26. D 27. B 28. D 29. A 3

Câu 1
Đáp án A
Trúc đào là một trong những loài thực vật có độc tính cao nhất và chứa nhiều hợp
chất có độc, nhiều hợp chất trong số này có thể gây tử vong ở người, đặc biệt là trẻ
em.
Câu 2
Đáp án C
- Hành động khắc tên lên các thân cây ở khu du lịch là một hành vi thiếu ý thức và
có thể gây hại cho các loài thực vật.
+ Tình trạng “ngắc ngoải” của cây chò nghìn năm ở vườn quốc gia Cúc Phương là
một trong những ví dụ tiêu biểu cho hậu quả của hành động không văn minh này.
Câu 3
Đáp án C
Chim cánh cụt có thể bơi khoảng 9 km một giờ và lặn dưới nước với kỉ lục 20 phút
nhờ dung tích phổi lớn và lớp lông đặc biệt không thấm nước.
Câu 4
Đáp án D
Thực vật vừa là nguồn cung cấp thức ăn, vừa là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài
động vật.
Câu 5
Đáp án B
Tảo có diệp lục nên có khả năng quang hợp tạo nguồn oxygen cung cấp cho các
động vật dưới nước.
Câu 6
Đáp án A
Cây bưởi được xếp vào nhóm thực vật hạt kín nên vì cơ thể có cả hoa, quả và hạt
nằm trong quả.
Câu 7
Đáp án B
Dựa vào việc có hay không có xương sống mà người ta có thể phân chia động vật
thành hai ngành chính là ngành động vật không xương sống và ngành động vật có
xương sống.
Câu 8
Đáp án D
- Tôm, muỗi, châu chấu thuộc lớp Côn trùng.
- Vịt trời thuộc lớp Chim.
- Rùa thuộc lớp Bò sát.
Câu 9
Đáp án A
Đa dạng sinh học thể hiện bằng nhiều đặc điểm, trong đó có sự đa dạng về số
lượng loài, số lượng cá thể của loài và đa dạng về môi trường sống của sinh vật.
Câu 10
Đáp án B
Nhóm chân khớp là nhóm có số lượng loài lớn nhất trong số các ngành động vật.
Chúng có hơn 1 triệu loài được mô tả, chiếm trên 80% tất cả các sinh vật được tìm
thấy trên Trái Đất.
Câu 11
Đáp án C
Khoai tây cũng là một trong các loài lương thực chính trên thế giới nhưng lúa
nước, ngô, khoai lang, sắn mới là 4 loại cây lương thực chính của nước ta.
Câu 12
Đáp án D
Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc, có
tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi
niệu, ích vị (bổ dạ dày)… .
Câu 13
Đáp án B
Trùng kiết lị có khả năng hình thành bào xác để tránh khỏi các tác động từ môi
trường.
Câu 14
Đáp án A
- Bệnh tả là do vi khuẩn tả gây nên.
- Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây nên.
- Bệnh viêm da là do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên.
Câu 15
Đáp án C
Không phải vi khuẩn nào cũng có lợi cho đời sống của con người vì có những loài
vi khuẩn có khả năng gây bệnh cho con người (vi khuẩn lao, vi khuẩn than…).
Câu 16
Đáp án B
Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng.
Câu 17
Đáp án C
Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn
là do động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
Câu 18
Đáp án B
A. Biến đổi điện năng thành động năng.
B. Biến đổi điện năng thành nhiệt năng.
C. Biến đổi điện năng thành động năng.
D. Biến đổi điện năng thành động năng.
Câu 19
Đáp án A
“Xăng, dầu và các chất đốt được gọi là (1) nhiên liệu. Chúng giải phóng (2) năng
lượng tạo ra nhiệt và (3) ánh sáng khi bị đốt cháy”.
Câu 20
Đáp án C
A. Thuộc năng lượng tái tạo là năng lượng sạch.
B. Thuộc năng lượng tái tạo là năng lượng sạch.
C. Thuộc năng lượng không tái tạo là năng lượng gây ô nhiễm môi trường.
D. Thuộc năng lượng tái tạo là năng lượng sạch.
Câu 21
Đáp án A
A. Tiết kiệm năng lượng.
B, C. Lãng phí năng lượng.
Câu 22
Đáp án C
Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng.
Câu 23
Đáp án C
Các nguồn năng lượng tái tạo là:
- Địa nhiệt
- Năng lượng Mặt Trời,
- Sóng
- Thủy điện
- Gió
Câu 24
Đáp án C
Năng lượng hao phí thường xuất hiện dưới dạng nhiệt năng.
Câu 25
Đáp án D
A. Lãng phí năng lượng.
B. Lãng phí năng lượng.
C. Tiết kiệm năng lượng.
Câu 26
Đáp án D
Động năng của vật là năng lượng do vật chuyển động.
Câu 27
Đáp án B
Động năng, năng lượng gió, năng lượng điện, quang năng thuộc nhóm năng lượng
gắn với chuyển động.
Câu 28
Đáp án D
Nước đá than thành nước cần được cung cấp năng lượng nhiệt.
Câu 29
Đáp án A
Nhiệt năng, động năng và thế năng xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có
ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống.
Câu 30
Đáp án D
A. Năng lượng hao phí.
B. Năng lượng hao phí.
C. Năng lượng hao phí.
D. Năng lượng có ích.
Đề thi Học kì 2 KHTN lớp 6 Cánh diều - Đề số 2
Môn: KHTN 6
Thời gian làm bài: ……
Câu 1: Vi khuẩn là:
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 2: Những triệu chứng nào sau đây là của bệnh kiết lị?
A. Sốt, rét run, đổ mồ hôi.
B. Đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói.
C. Da tái, đau họng, khó thở.
D. Đau tức ngực, đau họng, đau cơ.
Câu 3: Vì sao nói Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành thực vật?
A. Vì chúng có hệ mạch.
B. Vì chúng có hạt nằm trong quả.
C. Vì chúng sống trên cạn.
D. Vì chúng có rễ thật.
Câu 4: Loài côn trùng nào sau đây có khả năng bay “điệu nghệ” nhất?
A. Ong.
B. Ruồi.
C. Ve sầu.
D. Chuồn chuồn.
Câu 5: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.
D. Gấu, mèo, dê, cá heo.
Câu 6: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?
A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.
Câu 7: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?
A. Nấm hương.
B. Nấm mỡ.
C. Nấm men.
D. Nấm linh chi.
Câu 8: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng:
A. Có kích thước hiển vi.
B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ.
C. Chưa có cấu tạo tế bào.
D. Có hình dạng không cố định.
Câu 9: Trong các sinh vật dưới dây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?

A. Hình (1).
B. Hình (2).
C. Hình (3).
D. Hình (4).
Câu 10: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân thực.
B. Nấm hương, nấm mốc là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi.
D. Tất cả các loài nấm đều có lợi cho con người.
Câu 11: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách:
A. Giảm bụi và khí độc, tăng hàm lượng CO2.
B. Giảm bụi và khí độc, cân bằng hàm lượng CO2 và O2.
C. Giảm bụi và khí độc, giảm hàm lượng O2.
D. Giảm bụi và sinh vật gây bệnh, tăng hàm lượng CO2.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của các ngành giun?
A. Bộ xương ngoài bằng kitin, các chân phân đốt, khớp động với nhau.
B. Cơ thể mềm, không phân đốt, có vỏ cứng bao bên ngoài.
C. Cơ thể dài, đối xứng hai bên, phân biệt đầu, thân.
D. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, ruột hình túi.
Câu 13: Cho các ý sau:
(1) Giảm khả năng bị săn bắt và khai thác triệt để các loài động, thực vật.
(2) Cung cấp môi trường sống phù hợp cho từng loài.
(3) Động vật không cần tự đi kiếm ăn.
(4) Động vật bị thương được chăm sóc y tế kịp thời.
(5) Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm.
(6) Cung cấp địa điểm tham quan cho con người.
Ý nào không phải là nguyên nhân chính để xây dựng các vườn quốc gia và khu
bảo tồn thiên nhiên?
A. (1), (4).
B. (3), (6).
C. (2), (5).
D. (3), (4).
Câu 14: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?
A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn.
B. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác.
C. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất.
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm
Câu 15: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào
dưới đây do virus gây ra?
A. Viêm gan B, AIDS, sởi.
B. Tả, sởi, viêm gan A.
C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B.
D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da.
Câu 16: Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có là
A. Thế năng.
B. Động năng.
C. Nhiệt năng.
D. Quang năng.
Câu 17: Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào không phải là năng lượng
tái tạo?
A. Năng lượng Mặt Trời.
B. Năng lượng từ dầu mỏ.
C. Năng lượng thủy triều.
D. Năng lượng sóng biển.
Câu 18: Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Khi đó mũi tên có
năng lượng ở dạng nào?
A. Thế năng hấp dẫn và động năng.
B. Nhiệt năng.
C. Năng lượng âm.
D. Thế năng đàn hồi.
Câu 19: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
“ Khi quả bóng được giữ yên trên cao, nó đang tích lũy năng lượng dạng (1) … .
Khi thả rơi, (2) … của nó chuyển hóa thành (3) …” .
A. (1) thế năng – (2) thế năng – (3) động năng.
B. (1) động năng – (2) động năng – (3) thế năng.
C. (1) thế năng – (2) động năng – (3) thế năng.
D. (1) động năng – (2) thế năng – (3) động năng.
Câu 20: Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt
nhân thuộc nhóm năng lượng nào?
A. Nhóm năng lượng lưu trữ.
B. Nhóm năng lượng gắn với chuyển động.
C. Nhóm năng lượng nhiệt.
D. Nhóm năng lượng âm.
Câu 21: Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới
dừng hẳn là do
A. Thế năng xe luôn giảm dần.
B. Động năng xe luôn giảm dần.
C. Động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
D. Động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.
Câu 22: Chọn đáp án sai?
A. Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.
B. Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là Jun (J).
C. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh lực
nâng diều lên càng cao.
Câu 23: Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ
A. Điện năng chủ yếu sang động năng.
B. Điện năng chủ yếu sang nhiệt năng.
C. Nhiệt năng chủ yếu sang động năng.
D. Nhiệt năng chủ yếu sang quang năng.
Câu 24: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Khi năng lượng … thì lực tác dụng có thể …”
A. Càng nhiều, càng yếu.
B. Càng ít, càng mạnh.
C. Càng nhiều, càng mạnh.
D. Tăng, giảm.
Câu 25: Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả
bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì
A. Quả bóng bị Trái Đất hút.
B. Quả bóng đã thực hiện công.
C. Thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D. Một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không
khí.
Câu 26: Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là
A. Nhiệt năng.
B. Quang năng.
C. Hóa năng.
D. Cơ năng.
Câu 27: Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng,
điện năng khi chúng được biến đổi thành
A. Cơ năng.
B. Nhiệt năng.
C. Năng lượng hạt nhân.
D. A hoặc B.
Câu 28: Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng mà nó
nhận vào thành nhiệt năng?
A. Điện thoại.
B. Máy hút bụi.
C. Máy sấy tóc.
D. Máy vi tính.
Câu 29: Thế năng đàn hồi của vật là
A. Năng lượng do vật chuyển động.
B. Năng lượng do vật có độ cao.
C. Năng lượng do vật bị biến dạng.
D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.
Câu 30: Khi máy tính đang hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng
làm vỏ máy tính nóng lên là gì? Là năng lượng có ích hay hao phí?
A. Nhiệt năng – có ích.
B. Quang năng – hao phí.
C. Nhiệt năng – hao phí.
D. Quang năng – có ích.
Đáp án và hướng dẫn giải đề 2
1. A 2. B 3. B 4. D 5. D 6. A 7. C 8. C 9. D 1
11. B 12. C 13. B 14. C 15. A 16. B 17. B 18. A 19. A 2
21. C 22. A 23. B 24. C 25. D 26. C 27. D 28. C 29. C 3
Câu 1
Đáp án A
Vi khuẩn là những cơ thể cấu tạo đơn bào, nhân sơ và có kích thước hiển vi.
Câu 2
Đáp án B
Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột người và ăn hồng cầu nên dẫn đến người bệnh bị
đau bụng, đi ngoài, mất nước, nôn ói, ngoài ra có bị đi ngoài, phân có thể lẫn máu
và chất nhày.
Câu 3
Đáp án B
Ngành Hạt kín là ngành có ưu thế lớn nhất trong các ngành động vật vì hạt của
chúng được bảo vệ trong quả nên sẽ không chịu ảnh hưởng của môi trường bên
ngoài và sẽ đảm bảo được độ nảy mầm cao hơn.
Câu 4
Đáp án D
Chuồn chuồn có khả năng bay rất nhanh và có thể đạt tốc độ khoảng 30km/h. Đặc
biệt, chúng có thể bay theo bất kỳ hướng nào (bay ngang, bay lùi, bay lơ lửng một
chỗ) nhờ có hai đôi cánh với phần cơ ở ngực.
Câu 5
Đáp án D
- Tôm, muỗi, châu chấu thuộc lớp Côn trùng.
- Vịt trời thuộc lớp Chim.
- Rùa thuộc lớp Bò sát.
Câu 6
Đáp án A
Đa dạng sinh học thể hiện bằng nhiều đặc điểm, trong đó có sự đa dạng về số
lượng loài, số lượng cá thể của loài và đa dạng về môi trường sống của sinh vật.
Câu 7
Đáp án C
Nấm men là loại nấm đơn bào có cấu tạo từ một tế bào.
Câu 8
Đáp án C
Virus chưa có cấu tạo tế bào nên không thể tổng hợp các chất hữu cơ cần thiết và
tiến hành sinh sản nên cần kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 9
Đáp án D
Hình (4) là phẩy khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn, không phải là nguyên sinh vật.
Câu 10
Đáp án A
- B sai vì nấm hương là đại diện nhóm nấm đảm., nấm mốc thuộc nhóm nấm tiếp
hợp.
- C sai vì chỉ có một số loại nấm cần quan sát dưới kính hiển vi. Đa số nấm có thể
quan sát được bằng mắt thường.
- D sai vì không phải loại nấm nào cũng có lợi cho con người (ví dụ: nấm mốc gây
hư hỏng thực phẩm)
Câu 11
Đáp án B
Thực vật quang hợp có khả năng lọc bớt bụi và khí độc, giúp cân bằng hàm lượng
CO2 và O2 trong không khí.
Câu 12
Đáp án C
A là đặc điểm của ngành chân khớp.
B là đặc điểm của ngành thân mềm.
D là đặc điểm của ngành ruột khoang.
Câu 13
Đáp án B
- (3) sai vì: động vật trong các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia vẫn có thể
tự đi kiếm một cách tự do. Chỉ những cá thể nào bị thương, bị bệnh mới cần cung
cấp thức ăn và sự chăm sóc y tế.
- (6) sai vì mục đích đầu tiên của việc xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn
thiên nhiên đó là bảo vệ, bảo tồn các loài sinh vật chứ không phải để cung cấp chỗ
tham quan cho con người.
Câu 14
Đáp án C
Tán cây sẽ cản bớt sức nước, rễ cây giữ nước và giữ đất nên ở khu vực có rừng sẽ
ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất.
Câu 15
Đáp án A
- Bệnh tả là do vi khuẩn tả gây nên.
- Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây nên.
- Bệnh viêm da là do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên.
Câu 16
Đáp án B
Dạng năng lượng được sinh ra do chuyển động của vật mà có là động năng.
Câu 17
Đáp án B
A. Năng lượng tái tạo.
B. Năng lượng không tái tạo.
C. Năng lượng tái tạo.
D. Năng lượng tái tạo.
Câu 18
Đáp án A
Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Khi đó mũi tên có năng
lượng ở dạng thế năng hấp dẫn và động năng.
Câu 19
Đáp án A
Khi quả bóng được giữ yên trên cao, nó đang tích lũy năng lượng dạng (1) thế
năng. Khi thả rơi, (2) thế năng của nó chuyển hóa thành (3) động năng.
Câu 20
Đáp án A
Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân
thuộc nhóm năng lượng lưu trữ.
Câu 21
Đáp án C
Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn
là do động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
Câu 22
Đáp án A
A sai vì mọi quá trình biến đổi tự nhiên đều cần tới năng lượng.
B, C, D đúng.
Câu 23
Đáp án B
Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ điện năng chủ yếu sang nhiệt
năng.
Câu 24
Đáp án C
“Khi năng lượng càng nhiều thì lực tác dụng có thể càng mạnh.”
Câu 25
Đáp án D
Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng
không nảy lên đến độ cao ban đầu vì một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt
năng do ma sát với mặt đất và không khí.
Câu 26
Đáp án C
Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là hóa năng.
Câu 27
Đáp án D
Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện
năng khi chúng được biến đổi thành:
+ Cơ năng.
+ Nhiệt năng.
Câu 28
Đáp án C
A. Biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành quang năng, năng lượng âm,

B. Biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành cơ năng.
C. Biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng.
D. Biến đổi phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành quang năng, năng lượng âm,

Câu 29
Đáp án C
Thế năng đàn hồi của vật là năng lượng do vật bị biến dạng.
Câu 30
Đáp án C
Khi máy tính đang hoạt động, ta thấy vỏ máy tính nóng lên. Năng lượng làm vỏ
máy tính nóng lên là nhiệt năng, là năng lượng hao phí.

Đề thi Học kì 2 KHTN lớp 6 Cánh diều - Đề số 3


Môn: KHTN 6
Thời gian làm bài: ……
Câu 1: Điều gì xảy ra nếu số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới
nước bị suy giảm?
A. Các sinh vật khác phát triển mạnh mẽ hơn.
B. Các sinh vật trong cả khu vực đó bị chết do thiếu thức ăn.
C. Có nguồn sinh vật khác phát triển thay thế các nguyên sinh vật.
D. Các sinh vật ăn các nguyên sinh vật giảm đi vì thiếu thức ăn.
Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín.
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm.
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết.
Câu 3: Fomaldehyde là một được sử dụng nhiều trong các vật liệu như gỗ dán,
thảm, và xốp cách điện… và là một trong các chất gây ô nhiễm không khí trong
nhà. Khi hít phải sẽ đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Có thể sử
dụng thực vật để hấp thụ lượng fomaldehyde trong nhà. Hãy xác định tên loài thực
vật có thể hấp thụ fomaldehyde.
A. Cây dương xỉ.
B. Cây xương rồng.
C. Cây lan ý.
D. Cây hồng môn.
Câu 4: San hô là đại diện của ngành động vật không xương sống nào?
A. Ruột khoang.
B. Thân mềm.
C. Chân khớp.
D. Các ngành Giun.
Câu 5: Loài cá nào dưới đây không phải là đại diện của lớp cá sụn?
A. Cá mập.
B. Cá đuối.
C. Cá voi.
D. Cá nhám.
Câu 6: Cho các vai trò sau:
(1) Đảm bảo sự phát triển bền vững của con người.
(2) Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận.
(3) Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người.
(4) Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu.
(5) Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người.
Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3), (5).
C. (1), (3), (4).
D. (2), (4), (5).
Câu 7: Tập hợp các loài nào sau đây thuộc lớp Động vật có vú (Thú)?
A. Tôm, muỗi, lợn, cừu.
B. Bò, châu chấu, sư tử, voi.
C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ.
D. Gấu, mèo, dê, cá heo.
Câu 8: Loại nấm nào dưới đây là nấm đơn bào?
A. Nấm hương.
B. Nấm mỡ.
C. Nấm men.
D. Nấm linh chi.
Câu 9: Biện pháp nào hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus là?
A. Có chế độ dinh dưỡng tốt, bảo vệ môi trường sinh thái cân bằng và trong sạch.
B. Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tập thể dục, sinh hoạt điều độ.
C. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.
D. Sử dụng vaccine vào thời điểm phù hợp.
Câu 10: Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ?
A. Nấm men.
B. Nấm mốc.
C. Nấm mộc nhĩ.
D. Nấm độc đỏ.
Câu 11: Loài nào dưới đây không thuộc ngành Thân mềm?
A. Sứa.
B. Ốc sên.
C. Mực.
D. Hàu.
Câu 12: Đặc điểm của đa số các loài lưỡng cư có độc là gì?
A. Kích thước lớn.
B. Sống ở những nơi khí hậu khắc nghiệt.
C. Cơ thể có gai.
D. Có màu sắc sặc sỡ.
Câu 13: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?
A. Thảo nguyên.
B. Rừng mưa nhiệt đới.
C. Hoang mạc.
D. Rừng ôn đới.
Câu 14: Loài thực vật nào dưới đây thuộc ngành Dương xỉ?
A. Bèo tấm.
B. Kim giao.
C. Bèo vảy ốc.
D. Bao báp.
Câu 15: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên?
A. Trùng kiết lị.
B. Trùng giày.
C. Trùng sốt rét.
D. Trùng roi.
Câu 16: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật.
B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật.
D. Cho vật chuyển động.
Câu 17: Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa
A. Động năng thành điện năng.
B. Điện năng thành hóa năng.
C. Nhiệt năng thành điện năng.
D. Điện năng thành động năng.
Câu 18: Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là
A. Jun (J).
B. Calo (cal).
C. Kilocalo (kcal).
D. Kilooat giờ (kWh).
Câu 19: Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ
nhiên liệu bằng cách ?
A. Di chuyển nhiên liệu.
B. Tích trữ nhiên liệu.
C. Đốt cháy nhiên liệu.
D. Nấu nhiên liệu.
Câu 20: Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
A. Tảng đá nằm yên trên mặt đất.
B. Tảng đá ở một độ cao so với mặt đất.
C. Con thuyền đang chạy trên mặt nước.
D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống đất.
Câu 21: Năng lượng nào sau đây là năng lượng không tái tạo?
A. Năng lượng sinh khối.
B. Năng lượng địa nhiệt.
C. Năng lượng khí tự nhiên.
D. Năng lượng nước.
Câu 22: Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại
mặt đất?
A. Người ở trên câu trượt.
B. Quả táo ở trên cây.
C. Chim bay trên trời.
D. Con ốc sên bò trên đường.
Câu 23: Dụng cụ nào sau đây hoạt động bằng năng lượng lấy từ nguồn năng lượng
tái tạo?
A. Bóng đèn điện.
B. Xe máy.
C. Ô tô.
D. Đèn dầu.
Câu 24: Dạng năng lượng được tích trữ trong acquy là
A. Động năng.
B. Hóa năng.
C. Thế năng.
D. Quang năng.
Câu 25: Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng khí đốt.
B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng thủy triều.
D. Năng lượng Mặt Trời.
Câu 26: Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành dạng
năng lượng nào?
A. Năng lượng ánh sáng.
B. Nhiệt năng.
C. Động năng.
D. Hóa năng.
Câu 27: Ở nhà máy nhiệt điện thì
A. Động năng chuyển hóa thành điện năng.
B. Nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng.
C. Hóa năng chuyển hóa thành điện năng.
D. Quang năng chuyển hóa thành điện năng.
Câu 28: Năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh
khối được gọi là năng lượng tái tạo. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chúng an toàn nhưng khó khai thác.
B. Chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí.
C. Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc được
bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên.
D. Chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các
dụng cụ sau?
A. Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng.
B. Nồi cơm điện: điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng.
C. Đèn LED: quang năng biến đổi thành nhiệt năng.
D. Máy bơm nước: động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng.
Câu 30: Vật liệu nào không phải nhiên liệu?
A. Than đá.
B. Hơi nước.
C. Gas.
D. Khí đốt.
Đáp án và hướng dẫn giải đề 3
1. D 2. B 3. A 4. A 5. C 6. C 7. D 8. A 9. D 1
11. A 12. D 13. C 14. C 15. A 16. D 17. D 18. A 19. C 2
21. C 22. D 23. A 24. B 25. A 26. C 27. B 28. A 29. B 3
Câu 1
Đáp án D
Số lượng nguyên sinh vật có trong chuỗi thức ăn dưới nước bị suy giảm dẫn đến
các sinh vật ăn nguyên sinh vật bị thiếu nguồn cung cấp thức ăn và sẽ bị giảm số
lượng.
Câu 2
Đáp án B
Giới thực vật được chia thành các ngành là: Rêu, Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín.
Câu 3
Đáp án A
Dương xỉ được trồng trong chậu để trong nhà có tác dụng hấp thụ các chất độc hại
trong không khí như toluene, xylen, fomaldehyde… giúp thanh lọc và làm sạch
không khí trong lành hơn, giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp.
Câu 4
Đáp án A
San hô là loài động vật thuộ ngành Ruột khoang sống thành tập đoàn ở biển và các
đại dương. San hô không có khả năng di chuyển nên hay bị nhầm lẫn là thực vật.
Các tập đoàn san hô sống tập trung sẽ tạo thành các rạn san hô là một cảnh quan
đẹp và là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
Câu 5
Đáp án C
Cá voi thuộc lớp Động vật có vú, không thuộc lớp Cá.
Câu 6
Đáp án C
(2) sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn, không phải là nguồn tài vô
cùng vô tận.
(5) sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loài hiện có và thúc
đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên
tục hình thành loài mới.
Câu 7
Đáp án D
- Tôm, muỗi, châu chấu thuộc lớp Côn trùng.
- Vịt trời thuộc lớp Chim.
- Rùa thuộc lớp Bò sát.
Câu 8
Đáp án A
Nhờ có nấm men giúp lên men rượu nên chúng ta sẽ thu được rượu vang.
Câu 9
Đáp án D
Vaccine được tạo ra từ chính những mầm bệnh (vi khuẩn hoặc virus) đã chết hoặc
làm suy yếu, có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lây nhiễm bằng cách tạo ra kháng
thể cho cơ thể từ những mầm bệnh đó nên tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu nhất
để phòng bệnh do virus gây ra.
Câu 10
Đáp án B
Penicillin là một trong một nhóm kháng sinh thu được từ nấm Penicillium (một
loại nấm mốc mọc trên bánh mì).
Câu 11
Đáp án A
Sứa là đại diện thuộc ngành Ruột khoang.
Câu 12
Đáp án D
Đa số các loài lưỡng cư có độc đều có màu sắc sặc sỡ để cảnh báo và đe dọa các
loài động vật khác.
Câu 13
Đáp án C
Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao,
lượng mưa ít nên có rất ít các loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường này
dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.
Câu 14
Đáp án C
- Bèo tấm và bao báp thuộc ngành Hạt kín.
- Kim giao thuộc ngành Hạt trần.
Câu 15
Đáp án: A
Bệnh kiết lị do trùng kiết lị Entamoeba gây nên.
Câu 16
Đáp án D
A. Biểu hiện của một vật có nhiệt năng.
B. Biểu hiện của một vật có nhiệt năng.
C. Biểu hiện của một vật có quang năng.
D. Biểu hiện của một vật có động năng.
Câu 17
Đáp án D
Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa điện năng thành động năng.
Câu 18
Đáp án A
Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là Jun (J).
Câu 19
Đáp án C
Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách đốt cháy nhiên liệu.
Câu 20
Đáp án A
A. Tảng đá không có năng lượng.
B. Tảng đá có thế năng.
C. Con thuyền có động năng.
D. Trong quá trình rơi viên phấn có thế năng và động năng.
Câu 21
Đáp án C
Năng lượng tái tạo là: năng lượng nước, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh
khối.
Năng lượng không tái tạo là năng lượng khí tự nhiên.
Câu 22
Đáp án D
A. Có thế năng hấp dẫn.
B. Có thế năng hấp dẫn.
C. Có thế năng hấp dẫn.
D. Có động năng.
Câu 23
Đáp án A
A - Năng lượng tái tạo.
B, C, D - Năng lượng không tái tạo.
Câu 24
Đáp án B
Dạng năng lượng được tích trữ trong acquy là hóa năng.
Câu 25
Đáp án A
Năng lượng tái tạo là: năng lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều, năng lượng gió.
Năng lượng không tái tạo là năng lượng khí đốt.
Câu 26
Đáp án C
Khi máy bơm nước hoạt động, điện năng biến đổi chủ yếu thành động năng.
Câu 27
Đáp án B
Ở nhà máy nhiệt điện thì nhiệt năng chuyển hóa thành điện năng
Câu 28
Đáp án A
A sai, vì hiện nay có rất nhiều thiết bị sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
B, C, D đúng.
Câu 29
Đáp án B
A. Sai vì, Quạt điện: điện năng chuyển hóa thành động năng, nhiệt năng và quang
năng.
B. Đúng
C. Sai, vì Đèn LED: điện năng được biến đổi thành quang năng, nhiệt năng.
D. Sai, vì Máy bơm nước: điện năng biến đổi thành động năng và nhiệt năng.
Câu 30
Đáp án B
Hơi nước không phải nhiên liệu vì khi đốt hơi nước không cháy nên không phát
sáng.
Đề thi Học kì 2 KHTN lớp 6 Cánh diều - Đề số 4
Môn: KHTN 6
I. Trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?
A. Lên men bánh, bia, rượu…
B. Cung cấp thức ăn
C. Dùng làm thuốc
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
Câu 3: Ngành thực vật nào phân bố rộng nhất?
A. Hạt kín
B. Hạt trần
C. Dương xỉ
D. Rêu
Câu 4: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt
kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 5: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?
A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất
C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm
Câu 6: Cho các ngành động vật sau:
(1) Thân mềm
(2) Bò sát
(3) Lưỡng cư
(4) Ruột khoang
(5) Chân khớp
(6) Giun
Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?
A. (1), (2), (3), (4)
B. ( 1), (4), (5), (6)
C. (2), (3), (5), (6)
D. (2), (3), (4), (6)
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 7: 3 điểm
Kể tên 5 vai trò của thực vật đối với đời sống con người? mỗi vai trò cho một ví
dụ?
Câu 8: 1 điểm
Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống?
Câu 9: 2 điểm
Để phòng tránh bệnh giun sán kí sinh ở người chúng ta cần có những biện pháp
nào?
Câu 10: 1 điểm
Cho các động vật sau: Con thỏ, Con bò, Thú mỏ vịt, Cá heo.
Vì sao các động vật trên được xếp vào lớp động vật có vú (lớp thú)?
Đáp án Đề thi giữa kì 2 lớp 6 môn KHTN
I. Trắc nghiệm: 3 điểm
Mỗi câu đúng 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6

Đáp án D B A C B B
II. Tự luận: 7 điểm

Câu Đáp án Biểu điểm

* Vai trò của thực vật với đời sống con người
- Làm lương thực, thực phẩm: gạo, rau xanh,.. 1
Câu 7
- Làm thuốc, gia vị: Rau ngải cứu, …. 0,5
3 điểm
- Làm đồ dùng và giấy: Gỗ thông, tre,… 0,5
- Làm cây cảnh và trang trí: Tùng la hán, hoa hồng 0,5
- Cho bóng mát và điều hòa không khí: Cây bàng ,… 0,5

Câu 8
a. + Động vật không xương sống có đặc điểm chung là cơ thể 0, 25
1 điểm
không có xương sống
+ Động vật có xương sống có bộ xương trong 0,25
- Có xương sống ở dọc lưng 0,25
- Trong cột sống chứa tủy sống 0,25

a. Biện pháp phòng tránh bệnh giun sán kí sinh


- Giữ vệ sinh trong ăn uống 0,5
Câu 9
- Ăn chín, uống sôi 0,5
2 điểm
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 0,5
- Tẩy giun sán định kì 0,5
b. Vì các động vật trên đều có những đặc điểm chung như:
Câu 10 - Có lông mao bao phủ cơ thể 0,25
1 điểm - Sinh sản: Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ 0,5
- Có răng 0,25
Đề thi Học kì 2 KHTN lớp 6 Cánh diều - Đề số 5
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học ...
Môn: KHTN 6
Thời gian làm bài: ……
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Thế giới sống được phân thành các nhóm theo trình tự nào?
Loài →chi→ họ →bộ →lớp→ ngành→ giới
Chi→ họ →bộ →lớp →ngành→ giới→ loài
Loài→ chi →bộ →họ →lớp→ ngành→ giới
Loài →chi→ lớp →họ→ bộ →ngành→ giới
Câu 2: Virus Corona gây bện viêm đường hô hấp cấp có hình dạng nào sau đây?
A. Hình đa diện. B. Hình cầu. C. Hình que. D. Hình dấu phẩy.
Câu 3: Sinh vật nào sau đây Không phải nguyên sinh vật?
B. Trùng giày B. Trùng sốt rét C. Rêu D. Tảo silic
Câu 4: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng:
A. Hình túi B. Hình tai mèo C. Hình mũ D. sợi nấm phân nhánh
Câu 5: Nấm không thuộc giới thực vật vì sao?
A. Nấm không có khả năng sống tự dưỡng
B. Nấm là sinh vật nhân thực
C. Nấm có thể là đơn bào hoặc đa bào
D. Nấm đa dạng về hình thái và môi trường sống
Câu 6: Cây nào dưới đây có hạt nhưng không có quả?
A. Cây chuối B. Cây ngô C. Cây thông D. Cây mía
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật hạt kín?
A. Sinh sản bằng hạt B. Có hoa và quả C. Thân có mạch dẫn D. Sống ở trên
cạn
Câu 8: Hệ rễ của thực vật rừng có vai trò gì?
A. Bảo vệ nguồn nước ngầm
B. Hạn chế ngập mặn.
C. Giúp giữ đất chống xói mòn
D. Điều hòa khí hậu
Câu 9: Tại sao nói rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất?
(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen vào
không khí giúp con người hô hấp.
(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.
(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3) B. (2), (3) C. (1), (2) D. (1), (3)
Câu 10: Ruột khoang dinh dưỡng theo hình thức nào dưới đây?
A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Kí sinh D. Cộng sinh
Câu 11: Chân khớp không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đa dạng về môi trường sống
B. Số lượng loài ít
C. Đa dạng về lối sống
D. Đa dạng về hình thái
Câu 12: Loại cá nào dưới đây thường sống chui luồn trong những hốc bùn ở đáy?
A. Cá mập B. Cá trắm C. Cá chép D. Lươn
Câu 13: Nhóm các động vật thuộc lớp thú là:
A. Kỳ nhông, lợn, bò , gà
B. Cá heo, lợn, bò, cá voi
C. Cá sấu, sư tử, thú mỏ vịt
D. Chó, mèo, tắc kè, gà
Câu 14. Động vật ở vùng lạnh thường có hiện tượng ngủ đông, điều đó có ý nghĩa
nào dưới đây?
A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng
B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt
C. Giúp lẩn tránh kẻ thù
D. Tránh mất nước cho cơ thể
Câu 15: Đặc điểm cơ bản nhất làm cho các loài động vật ở nước ta đa dạng và
phong phú là
A. nước ta có địa hình phức tạp
B. nước ta có nhiều sông hồ
C. nước ta có diện tích rộng
D. nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều
Câu 16. Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì
A. cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước
B. nuôi con bằng sữa
C. bộ lông dày, giữ nhiệt
D. cơ thể có kích thước lớn
Phần II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Bài 1 (1 điểm):
1. Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?
2. Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
Bài 2 (1,5 điểm):
So sánh thực vật hạt trần và thực vật hạt kín (đánh dấu X vào các ô)

Đặc điểm Thực vật hạt trần Thực vật hạt kín

Rễ
Cơ quan
Thân
sinh dưỡng

Nón

Hoa
Cơ quan sinh sản
Quả

Hạt
Bài 3 (1 điểm): Hãy kể tên 2 động vật không xương sống mà em biết, cho biết
chúng thuộc ngành nào, có vai trò hoặc tác hại gì?
Bài 4 (1,5 điểm): Hãy hoàn thiện các thông tin của bảng sau về lớp thú

Bài 5 (1 điểm): tại sao cấm đánh bắt cá bằng lưới có mắt lưới nhỏ, hoặc các
phương pháp kích điện hoặc nổ mìn?
Đề thi Học kì 2 KHTN lớp 6 Cánh diều - Đề số 6
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học ...
Môn: KHTN 6
Thời gian làm bài: ……
Câu 1: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?
A. Lên men bánh, bia, rượu…
B. Cung cấp thức ăn
C. Dùng làm thuốc
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
Câu 3: Ngành thực vật nào phân bố rộng nhất?
A. Hạt kín
B. Hạt trần
C. Dương xỉ
D. Rêu
Câu 4: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt
kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 5: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?
A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất
C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm
Câu 6: Cho các ngành động vật sau:
(1) Thân mềm
(2) Bò sát
(3) Lưỡng cư
(4) Ruột khoang
(5) Chân khớp
(6) Giun
Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?
A. (1), (2), (3), (4)
B. ( 1), (4), (5), (6)
C. (2), (3), (5), (6)
D. (2), (3), (4), (6)
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 7: 3 điểm
Kể tên 5 vai trò của thực vật đối với đời sống con người? mỗi vai trò cho một ví
dụ?
Câu 8: 1 điểm
Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống?
Câu 9: 2 điểm
Để phòng tránh bệnh giun sán kí sinh ở người chúng ta cần có những biện pháp
nào?
Câu 10: 1 điểm
Cho các động vật sau: Con thỏ, Con bò, Thú mỏ vịt, Cá heo.
Vì sao các động vật trên được xếp vào lớp động vật có vú (lớp thú)?
Đề thi Học kì 2 KHTN lớp 6 Cánh diều - Đề số 7
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học ...
Môn: KHTN 6
Thời gian làm bài: ……
Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái
đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nấm?
A. Nấm là sinh vật nhân thực.
B. Tế bào nấm có chứa lục lạp.
C. Thành tế bào của nấm cấu tạo bằng chất kitin.
D. Nấm là sinh vật dị dưỡng, lấy thức ăn là các chất hữu cơ.
Câu 2: Nấm đảm là loại nấm có thể quả dạng
A. Hình túi
B. Hình tai mèo
C. Sợi nấm phân nhánh
D. Hình mũ
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây của nấm giống với vi khuẩn?
A. Một số đại diện có cơ thể đa bào.
B. Cơ thể có cấu tạo từ các tế bào nhân thực.
C. Có lối sống dị dưỡng: hoại sinh hay kí sinh.
D. Thành tế bào có cấu tạo bằng chất kitin.
Câu 4: Cơ quan sinh sản của thực vật không bao gồm bộ phận nào dưới đây?
A. Hạt
B. Hoa
C. Quả
D. Rễ
Câu 5: Rêu thường sống ở môi trường nào?
A. Môi trường nước
B. Môi trường khô hạn
C. Môi trường ẩm ướt
D. Môi trường không khí.
Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây là của ngành ruột khoang?
A. Đối xứng hai bên
B. Đối xứng tỏa tròn
C. đối xứng lưng – bụng
D. đối xứng trước – sau.
Câu 7: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp bò sát?
A. Cá cóc bụng hoa
B. Cá ngựa
C. Cá sấu
D. Cá heo.
Câu 8: Loài chim nào dưới đây hoàn toàn không biết bay, thích nghi cao với đời
sống bơi lội?
A. Chim bồ câu
B. Chim cánh cụt
C. Gà
D. Vịt
Câu 9: Đại diện nào dưới đây thuộc lớp thú?
A. Cá cóc bụng hoa
B. Cá ngựa
C. Cá sấu
D. Cá heo
Câu 10: Chi trước biến đổi thành cánh da là đặc điểm của loài nào dưới đây?
A. Chim bồ câu
B. Dơi
C. Thú mỏ vịt
D. Đà điểu
Câu 11: Nấm không thuộc giới thực vật vì
A. Nấm không có khả năng sống tự dưỡng.
B. Nấm là sinh vật nhân thực.
C. Nấm có thể là đơn bào hoặc đa bào.
D. Nấm rất đa dạng về hình thái và môi trường sống.
Câu 12: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng
oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?
A. Trao đổi khoáng
B. Hô hấp
C. Quang hợp
D. Thoát hơi nước
Câu 13: Vì sao nói thực vật có vai trò bảo vệ đất và nguồn nước?
A. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh.
B. Tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra.
C. Thực vật có hệ rễ phát triển mạnh giữ đất, cản dòng chảy do mưa lớn gây ra,
một phần nước mưa thấm dần xuống các lớp đất tạo thành nước ngầm.
D. Tán lá cản bớt ánh sáng và tốc độ gió.
Câu 14: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp
chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?
A. Có giá trị thực phẩm
B. Có cơ thể mềm, không phân đốt
C. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể
D. Di chuyển được
Câu 15: Thú được xếp vào nhóm động vật có xương sống vì
A. Có bộ xương trong, trong đó có xương sống ở dọc lưng.
B. Có bộ xương ngoài bằng chất kitin, các chân phân đốt, có khớp động.
C. Có bộ xương trong bằng chất xương, có bộ lông mao bao phủ.
D. Có khả năng lấy thức ăn từ các sinh vật khác.
Câu 16: Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa?
A. Cây dương xỉ
B. Cây chuối
C. Cây ngô
D. Cây lúa
Câu 17: Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện
pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là
A. Ngừng sản xuất công nghiệp
B. Trồng cây gây rừng
C. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải
D. Di dời các khu chế xuất lên vùng núi.
Câu 18: Trong cùng một khu vực, so với nơi trống trải thì nơi có rừng có gì khác
biệt về khí hậu?
A. Tốc độ gió mạnh hơn
B. Nắng nhiều và gay gắt hơn
C. Độ ẩm thấp hơn
D. Nhiệt độ thấp hơn.
Câu 19: Đặc điểm thường gặp ở động vật sống ở môi trường đới lạnh là
A. Thường hoạt động vào ban đêm
B. Chân cao, đệm thịt dày
C. Bộ lông dày
D. Màu lông trắng hoặc xám.
Câu 20: Tại sao nói rừng là lá phổi xanh của Trái Đất?
(1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải ra khí oxigen vào
không khí giúp con người hô hấp.
(2) Lá cây xanh có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường.
(3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide.
Các phát biểu đúng là:
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3).
C. (1), (2).
D. (1), (3).
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nấm hoại sinh có vai trò như thế nào trong tự nhiên? (2 điểm)
Câu 2: Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người? (2 điểm)
Câu 3: Giải thích tại sao một số động vật có xương sống thuộc lớp Bò sát, lớp
chim và lớp thú là bạn của nhà nông? Cho ví dụ minh họa. (1,5 điểm)
Câu 4: Phân chia các cây sau đây vào các nhóm thực vật dựa theo đặc điểm của cơ
thể: rau bợ, ớt, thông, dương xỉ, rêu, kim giao, khoai tây. (0,5 điểm)
Đề thi Học kì 2 KHTN lớp 6 Cánh diều - Đề số 8
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học ...
Môn: KHTN 6
Thời gian làm bài: ……
* Trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?
A. Lên men bánh, bia, rượu…
B. Cung cấp thức ăn
C. Dùng làm thuốc
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
Câu 3: Ngành thực vật nào phân bố rộng nhất?
A. Hạt kín
B. Hạt trần
C. Dương xỉ
D. Rêu
Câu 4: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt kín
là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 5: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?
A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất
C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm
Câu 6: Cho các ngành động vật sau:
(1) Thân mềm (4) Ruột khoang
(2) Bò sát (5) Chân khớp
(3) Lưỡng cư (6) Giun
Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?
A. (1), (2), (3), (4)
B. ( 1), (4), (5), (6)
C. (2), (3), (5), (6)
D. (2), (3), (4), (6)
* Tự luận: 7 điểm
Câu 7: 3 điểm
Kể tên 5 vai trò của thực vật đối với đời sống con người? mỗi vai trò cho một ví
dụ?
Câu 8: 1 điểm
Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống?
Câu 9: 2 điểm
Để phòng tránh bệnh giun sán kí sinh ở người chúng ta cần có những biện pháp
nào?
Câu 10: 1 điểm
Cho các động vật sau: Con thỏ, Con bò, thú mỏ vịt, Cá heo.
Vì sao các động vật trên được xếp vào lớp động vật có vú (lớp thú)?
Đề thi Học kì 2 KHTN lớp 6 Cánh diều - Đề số 9
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học ...
Môn: KHTN 6
Thời gian làm bài: ……
Phần A. Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn một trong các phương án A, B, C, D trước
phương án trả lời đúng ( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Khi nhiệt độ tăng, sự co dãn vì nhiệt của loại chất nào là lớn nhất:
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Sự dãn nở vì nhiệt như nhau
Câu 2: Trong các động vật sau, đâu là loài động vật có xương sống:
A. Giun đất
B. Ốc sên
C. Châu chấu
D. Thỏ
Câu 3: Đâu là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương
sống với các ngành động vật khác:
A. Môi trường sống
B. Cột sống
C. Hình thái
D. Bộ xương
Câu 4: Nước có thể tồn tại ở những trạng thái nào:
A. Rắn
B. Lỏng
C. Khí (hơi)
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Khi nước sôi ta tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước:
A. Tăng lên
B. Giảm xuống
C. Không đổi
D. Tăng lên rất nhanh
Câu 6: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
A. Nhiệt kế y tế
B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế hơi nước
D. Không có nhiệt kế nào
Câu 7: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách
nào dưới đây.
A. Làm nóng lút
B. Làm nóng cổ lọ
C. Làm lạnh cổ lọ
D. Cho cổ lọ vào nước
Câu 8: Thói quen nào làm cho trẻ em bị nhiễm giun?
A. Nghịch phá đồ vật
B. Cho tay vào miệng
C. Ngoái mũi
D. Hay dụi mắt
Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9: (1,5 điểm)
Trình bày vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường
sống?
Câu 10: (1,5 điểm)
Đa dạng sinh học là gì? Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng thấp hay cao?
Câu 11: (2 điểm)
Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy ngay lại thì nút có thể bị bật ra?
Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Câu 12 (1 điểm):
a. Thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự ngưng tụ?
b. Lấy ví dụ về sự đông đặc và sự ngưng tụ trong thực tế?
Đề thi Học kì 2 KHTN lớp 6 Cánh diều - Đề số 10
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 2
Năm học ...
Môn: KHTN 6
Thời gian làm bài: ……
I. Trắc nghiệm: 3 điểm
Câu 1: Trong tự nhiên, nấm có vai trò gì?
A. Lên men bánh, bia, rượu…
B. Cung cấp thức ăn
C. Dùng làm thuốc
D. Tham gia phân hủy chất thải động vật và xác sinh vật
Câu 2: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín
B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm
D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
Câu 3: Ngành thực vật nào phân bố rộng nhất?
A. Hạt kín
B. Hạt trần
C. Dương xỉ
D. Rêu
Câu 4: Trong những nhóm cây sau đây, nhóm gồm các cây thuộc ngành Hạt
kín là?
A. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu.
B. Cây nhãn, cây hoa ly, cây vạn tuế.
C. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa.
D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế.
Câu 5: Vì sao ở vùng đồi núi nơi có rừng sẽ ít xảy ra sạt lở, xói mòn đất?
A. Vì đất ở khu vực đó là đất sét nên không bị xói mòn
B. Vì các tán cây, rễ cây giảm lực chảy của dòng nước, rễ cây giữ đất
C. Vì lượng mưa ở khu vực đó thấp hơn lượng mưa ở khu vực khác
D. Vì nước sẽ bị hấp thu hết trở thành nước ngầm khiến tốc độ dòng chảy giảm
Câu 6: Cho các ngành động vật sau:
(1) Thân mềm
(2) Bò sát
(3) Lưỡng cư
(4) Ruột khoang
(5) Chân khớp
(6) Giun
Động vật không xương sống bao gồm các ngành nào sau đây?
A. (1), (2), (3), (4)
B. ( 1), (4), (5), (6)
C. (2), (3), (5), (6)
D. (2), (3), (4), (6)
II. Tự luận: 7 điểm
Câu 7: 3 điểm
Kể tên 5 vai trò của thực vật đối với đời sống con người? mỗi vai trò cho một ví
dụ?
Câu 8: 1 điểm
Phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống?
Câu 9: 2 điểm
Để phòng tránh bệnh giun sán kí sinh ở người chúng ta cần có những biện pháp
nào?
Câu 10: 1 điểm
Cho các động vật sau: Con thỏ, Con bò, Thú mỏ vịt, Cá heo.
Vì sao các động vật trên được xếp vào lớp động vật có vú (lớp thú)?

You might also like