You are on page 1of 6

ÔN TẬP MÔN KHTN 6 - GIỮA HKI

- Học sinh ôn tập lại tất cả các kiến thức (phần ghi nhớ) từ bài 1 đến bài 10
- Xem và giải lại các bài tập trong SGK và SBT từ bài 1 đến bài 10
GỢI Ý ÔN TẬP
I. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?
A. Chơi bóng rổ B. Cấy lúa
C. Đánh đàn D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm
Câu 2. Vật nào sau đây là vật sống:
A. Vi khuẩn B. Robot C. Than củi D. Hòn đá

Câu 3: Quan sát hình 2.1. Sự nảy mầm của hạt đậu, thuộc lĩnh vực nào ?

A. Lĩnh vực khoa học Trái Đất. B. Lĩnh Vực Sinh học.
C. Lĩnh vực Thiên văn học. D. Lĩnh vực vật lí học.

Câu 4. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? 


A. Con ong          B. Vi khuẩn C. Than          D. Cây cam

Câu 5. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?
A. Chăm sóc sức khoẻ con người.
B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.
C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.
D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
Câu 6. Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?

A. Cấm thực hiện. B. Bắt buộc thực hiện.


C. Cảnh bảo nguy hiểm. D. Không bắt buộc thực hiện.
Câu 7. Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên
A. Hóa học B. Sinh học C. Thiên văn học D. Khoa học trái đất

Câu 8. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là
A. Đềximet (dm). B. Mét (m). C. Centimet (cm). D. Milimet (mm).
Câu 10. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là
A. Tấn. B. Miligam. C. Kilôgam. D. Gam.
Câu 11. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là
A. Tuần. B. Ngày. C. Giây. D. Giờ.
Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây gây ra sai số khi đo thời gian của một hoạt động?
A. Không hiệu chỉnh đồng hồ. B. Đặt mắt nhìn lệch.
C. Đọc kết quả chậm. D. Cả 3 nguyên nhân trên,
Câu 13. Học sinh bắt đầu vào học tiết 2 lúc 7giờ 50phút và hết tiết 4 lúc 10giờ 30 phút. Thời gian từ khi bắt đấu học tiết 2 đến hết tiết 4 là:
A. 3 giờ 45phút. B. 2 giờ 15 phút.
C. 1 giờ 30 phút. D. 2 giờ 40 phút
Câu 14. Nối cá câu a,b,c,… với 1,2,3…. để được đáp án đúng nhất
a 1,5 km bằng 1 Sự sống và sự cháy
b Oxygen duy trì 2 Chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
c Sự nóng chảy là quá trình 3 Nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác
định.
d Sự đông là quá trình 4 Xác định với tỉ lệ gân đúng về thể tich
e Sự nóng chảy, sự đông đặc và sự sôi có đặc điểm 5 1500g
giống nhau là
f Không khí là hỗn hợp khí có thành phần 6 150m
g 5,5kg bằng 7 Chuyển từ thể rắn sang thể lỏng

Câu 15: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì?
A. Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu.
B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 10 tấn thì không được đi qua cầu.
C Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu.
D. Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu.
Câu 16. Vì sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi?
A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C
C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100 C
0
D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 00C
Câu 17. Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất?

A. B.

C. D.

Câu 18.Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:

A. 6,6 cm      B. 6,5 cm C. 6,8 cm      D. 6,4 cm

Câu 19. Người ta dùng một đĩa cân để cân một vật, khi cân thăng bằng người ta thấy ở một đĩa cân có một quả cân 100g còn ở đĩa cân còn
lại có vật và một quả cân 30g. Khối lượng của vật là
A. 70g. B. 130g. C. 30g. D. 100g.
Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a) ... là số đo độ “nóng, “lạnh” của một vật,
b) Người ta dùng ... để đo nhiệt độ.
c) Đơn vị đo nhiệt độ thường dùng trong cuộc sống hằng ngày ở Việt Nam là...

Câu 21. Khi đo thời gian đi bộ của bà em trên một quãng đường dài 50m, em sẽ đo khoảng thời gian:
A. Từ lúc bà xuất phát tới khi bà về đến đích B. Từ lúc bà đi được 1 bước tới khi bà về tới đích
C. Bà đi được bộ được 25m rồi nhân đôi D. Bà đi bộ 100m rồi chia đôi
Câu 22. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng
Câu 23. Tất cả các trường hợp nào sau đây là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao.  B. Con dao, đôi đũa, cái thì nhôm. 
C. Nhôm, muối ăn, đường mía.  D. Con dao, đôi đũa, muối ăn. 

Câu 24. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất là
A. sự nóng chảy. B. sự đông đặc. C. sự bay hơi. D. sự ngưng tụ.
Câu 25. Khi đun nước ta thấy mặt trong của nắp ấm đun có xuất hiện những giọt nước. Đó là biểu hiện của
A. sự nóng chảy. B. sự đông đặc. C. sự ngưng tụ. D. sự sôi.
Câu 26: Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính ?
A. Oxygen. B. Hidrogen. C. Carbon dioxide. D. Nitrogen.
Câu 27: Ở điều kiện thường, oxygen có tính chất là
A. khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
B. khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
C. khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ  hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
D. khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
Câu 28. Biểu hiện nào sau đây không phải của không khí bị ô nhiễm?
A. Có mùi khó chịu. B. Giảm tầm nhìn.
C. Sương mù giữa ban ngày, D. Sương mai buổi sớm.

Câu 29. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào?
A. Từ rắn sang lỏng B. Từ lỏng sang hơi
C. Từ hơi sang lỏng D. Từ lỏng sang rắn
Câu 30. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước
B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều
C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần
D. Dầu ăn không hòa tan trong nước
Câu 31. Chọn phát biểu đúng:
A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.
C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí.
D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí.
Câu 32. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?
A. Oxỵgen. . B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide.
Câu 33: Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?
A. Cháy rừng
B. Khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động của phương tiện giao thông
C. Hoạt động của núi lửa
D. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh
Câu 34. Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ:
A. Cốc bị thủng. B. Trong không khí có khí oxi.
C. Trong không khí có hơi nước. D. Trong không khí có khí nitơ.
Câu 35: Nguồn năng lượng nào sau đây gâỵ ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?
A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D.Thuỷ điện.
Câu 36. Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxigen trong không khí?
A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh. B. Thải các chất khí thải ra môi trường không qua xử lí.
C. Đốt rừng làm rẫy. .D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại.
Câu 37. Hãy chỉ ra đâu là vật thể, chất trong câu sau: Cây mía có chứa nước, đường…
A. Cây mía, nước là chất. Đường là vật thể
B. Cây mía là vật thể. Nước, đường là chất
C. Cây mía là chất. Nước, đường là vật thể
D. Cây mía, đường là chất. Nước là vật thể
Câu 38. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Lốc xoáy B. Mưa rơi C. Gió thổi D. Tạo thành mây
Câu 39. Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen
A. Quang hợp B. Hòa tan C. Hô hấp D. Nóng chảy
Câu 40: Gió, mây, sấm, chớp có rồi. “Tôi” mà chưa có thì trời chưa mưa!. “Tôi” ở đây là gì?
A. Sự sôi B. Sự bay hơi. C. Sự ngưng tụ. D. Sự nóng chảy.

II. TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy nêu các quy định an toàn trong phòng thực hành?
Câu 2:

Hôm nay nhà có khách nên mẹ nhờ B đi chợ mua trái cây. Người bán hàng đã dùng cân như
hình bên để cân cho B một số loại quả.
a. Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của cân.
b. Người bán hàng đã dùng cân gì (hình bên) để cân hoa quả, và em hãy đọc giá trị khối
lượng của trái cây mà B đã mua là bao nhiêu?

Câu 3: Tại sao trong bể bơi nuôi cá cảnh thường lắp một máy bơm nước nhỏ để bơm nước liên tục đồng thời trồng thêm một số cây thủy
sinh?
Câu 4: Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trường học hoặc nơi ở của em?
Câu 5: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, máu
trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là nước nóng, nóng chảy ở 185°C. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân huỷ thành carbon và
nước. Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến
ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rối đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu
nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng. Nêu các tính chất vật lí, tính chất hoá học
của đường saccharose.
Câu 6: Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua, hòa tan được một số chất khác, làm giấy quỳ
màu tím chuyển sang màu đỏ, khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí. Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính
chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn.
Câu 7: Hãy hoàn thành bảng kết quả đo chiều dài dưới đây

Vật cần đo Chiều dài Chiều dài ước lượng (cm) Kết quả đo ( cm)
ước lượng
(cm)
Tên dụng cụ đo GHĐ ĐCNN Lần 1 Lần 2 Lần 3 Tính giá trị trung
bình các lần đo
Chiều dài của quyển
sách KHTN
Chiều dài bàn học
của em

Câu 8: Tại sao chỉ có nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân mà không có nhiệt kế nước?

You might also like