You are on page 1of 53

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HIẾN PHÁP

VÀ LỊCH SỬ HIẾN PHÁP VIỆT NAM


I/ Khái quát về LHP.

1. Đối tượng điều chỉnh:


● Đối tượng điều chỉnh của LHP là gì?
- Là những quan hệ xã hội cơ bản:
+ Chế độ chính trị
+ Quyền con người, quyền công dân
+ Kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ , môi
trường
+ Bảo vệ Tổ quốc
+ Bộ máy Nhà nước
● Đặc trưng của đối tượng điều chỉnh ngành LHP?
- Phạm vi điều chỉnh rộng nhất
- Mức điều chỉnh khái quát nhất

2. Phương pháp điều chỉnh của LHP:


- Xác lập những nguyên tắc định hướng mang tính định hướng trên
các lĩnh vực đời sống, xã hội.
- Phương pháp quy định quyền và nghĩa vụ cho các chủ thể; chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan nhà nước.

3. Nguồn của ngành LHP:


★ Là nơi chứa đựng các quy phạm LHP.

văn bản quy phạm pháp luật
- Tên một số văn bản là nguồn của LHP: Hiến pháp, Luật, Các pháp
lệnh, Các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc
hội,….
“Luật Hiến pháp” và “Hiến pháp” có giống nhau?
- LHP là 1 ngành luật trong hệ thống pháp luật VN có đối tượng
điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh là nguồn.
- HP là 1 văn bản quy phạm pháp luật.
=> LHP là thuật ngữ có nội hàm rộng hơn, vì HP chỉ là một loại nguồn
của ngành LHP.

II/ Lý luận về HP.

1. Sự ra đời và phát triển của HP:


● HP có ra đời cùng với nhà nước hay không?
=> Không. HP chỉ ra đời khi CM tư sản thành công. HP được xây dựng
2 vấn đề quan trọng sau:
- Các quyền của công dân
- Các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước (tổ chức hoạt
động của bộ máy nhà nước)
● HP đầu tiên trên thế giới?
- Là đạo luật năm 1653 về hình thức cai quản của Anh; Scotland;
Ireland và những địa phận thuộc chúng (đây là một bộ phận hợp
thành HP không thành văn của Anh).
- HP thành văn đầu tiên trên thế giới là HP Hoa Kỳ 1787.
- HP có 2 loại:
+ HP thành văn: được thể hiện dưới một văn bản quy phạm pháp
luật có chương, điều, khoản và có cấu trúc thống nhất.
+ HP bất thành văn: được hợp thành từ rất nhiều bộ phận như các
án lệ, phong tục tập quán.
● HP phát triển qua các giai đoạn nào?
- Từ TK17 → trước 1917: ra đời chủ yếu ở các nước tư sản. Có 2
nội dung cơ bản: quy định về các quyền và quy định về hoạt động
tổ chức bộ máy nhà nước.
- Từ 1917→ 1945: đánh dấu sự ra đời của HP XHCN với sự mở
rộng về nội dung (không chỉ quy định về các quyền, về bộ máy
nhà nước mà còn quy định về kinh tế, văn hóa, xã hội…của đất
nước.
- Từ 1945 → TK20: giai đoạn đánh dấu sự phát triển rực rỡ, rộng
rãi của HP (hàng loạt các nước sau khi độc lập đã tự ban hành
HP).
- Từ TK20→nay: giai đoạn HP chuyển đổi.
2. Khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng của HP:

a) Khái niệm HP:


- HP là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý tối cao, quy định những
vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của đất nước (hay HP còn
được gọi là “luật mẹ”).
b) Đặc trưng: (QUAN TRỌNG)
HP có 4 đặc trưng sau:
- Chủ thể thông qua: HP có thể được thông qua bởi 1 trong những chủ
thể sau:
+ Nhân dân: thông qua HP bằng con đường trưng cầu ý dân. Đây là
con đường dân chủ nhất để thông qua HP. Tuy nhiên muốn thực
hiện thành công con đường này, một quốc gia phải đáp ứng các
điều kiện sau:
● trình độ dân trí cao
● ý thức chính trị của người dân phải tốt
● an ninh quốc gia ổn định
● kinh tế phát triển
+ Quốc hội lập hiến: cơ quan này được lập ra để thực hiện một công
việc duy nhất là xây dựng và thông qua HP. Sau khi HP được
thông qua, cơ quan này sẽ tự giải tán.
+ Quốc hội lập pháp: đây là cơ quan có chức năng thông qua luật.
Nhưng một số quốc gia lại trao cho cơ quan này thêm 1 quyền
nữa là xây dựng và thông qua HP. Tuy nhiên các nhà lập hiến trên
thế giới khuyến nghị rằng không nên để quốc hội lập pháp thông
qua HP vì có thể dẫn đến nguy cơ vi phạm tính tối cao của HP vì:
● có thể dẫn đến việc đặt QH cao hơn HP
● có thể dẫn đến việc đặt HP ngang bằng với các đạo luật thông
thường khác
Lưu ý: lấy ý kiến nd về HP (mang tính chất tham khảo) # trưng cầu ý
dân về HP (mang tính chất bắt buộc).
- Nội dung: một bản HP phải có tối thiểu 2 nội dung sau:
+ quyền con người, quyền công dân
+ tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
- Phạm vi và mức độ điều chỉnh: HP có phạm vi điều chỉnh rộng và mức
độ điều chỉnh khái quát.
- Hiệu lực pháp lý: HP có hiệu lực pháp lý cao nhất (tối cao). Tính tối cao
của HP được thể hiện qua 3 phương diện sau:
+ Trong hệ thống pháp luật: không 1 văn bản nào được đặt ngang
bằng hoặc cao hơn HP.
● tất cả các văn bản phải tuân theo quy định của HP, không được
trái với HP.
● nếu HP và 1 văn bản khác cùng quy định về 1 vấn đề nhưng lại
mâu thuẫn nhau thì phải sửa đổi văn bản đó cho phù hợp với HP
hoặc bãi bỏ văn bản đó.
● nếu HP được sửa đổi hoặc ban hành mới thì các văn bản khác
phải được sửa đổi hoặc ban hành mới cho phù hợp với HP.
+ Trong đời sống xã hội: không 1 chủ thể nào được đặt ngang bằng
hoặc cao hơn HP. Mọi hành vi vi phạm HP đều phải bị xử lý.
+ Cơ chế bảo hiến: Phải có 1 cơ chế đặc biệt để bảo vệ HP.

BTVN 21/10:
So sánh cách quy định về tính tối cao của HP trong Điều 146 HP
1992 với Điều 119 HP 2013?
● Giống nhau:
- Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, cả 2 HP đều có hiệu lực pháp lý cao nhất.
- Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp (tính tối
cao của HP trong hệ thống pháp luật).
● Khác nhau:

Nội dung Hiến Pháp 1992 Hiến Pháp 2013


so sánh
Hoàn Thông qua khoá VIII, kỳ Thông qua khóa XIII, kỳ
cảnh ra họp thứ 11 vào ngày họp thứ 6 vào ngày
đời 15/4/1992. 28/11/2013.
Cấu trúc 12 chương, 147 điều 11 chương và 120 điều
Nhận Được ghi nhận là “Luật Được ghi nhận là “Luật
thức cơ bản của Nhà nước” cơ bản của nước
CHXHCNVN”
Chế độ Khẳng định nguyên tắc Bên cạnh quy định về
chính trị "Tất cả quyền lực Nhà phân công, phối hợp đã
và cách nước thuộc về nhân bổ sung thêm việc kiểm
thức tổ dân”, "Quyền lực Nhà soát quyền lực giữa các
chức nước là thống nhất”; có cơ quan nhà nước trong
quyền lực sự phân công, phối hợp việc thực hiện các quyền
nhà nước giữa các cơ quan nhà lập pháp, hành pháp và
nước trong việc thực tư pháp → Sự bổ sung
hiện các quyền lập pháp, này là cần thiết để khắc
hành pháp và tư pháp. phục những yếu kém
trong kiểm soát quyền
lực nhà nước của bộ
máy nhà nước ta theo
Hiến pháp năm 1992.
Vấn đề Ngoại trừ các văn bản do Khoản 2 Điều 119 Hiến
bảo vệ Quốc hội ban hành, văn pháp năm 2013 quy định:
Hiến pháp bản pháp luật trái với “Quốc hội, các cơ quan
Hiến pháp của tất cả các của Quốc hội, Chủ tịch
cơ quan nhà nước ở nước, Chính phủ, Tòa án
trung ương và cấp tỉnh, nhân dân tối cao, Viện
từ Chủ tịch nước, kiểm sát nhân dân, các
UBTVQH, Chính phủ, cơ quan khác của Nhà
Thủ tướng Chính phủ, nước và toàn thể Nhân
TANDTC, VKSNDTC tới dân có trách nhiệm bảo
HĐND, UBND cấp tỉnh vệ Hiến pháp”. “Cơ chế
đều có thể bị đình chỉ thi bảo vệ Hiến pháp do luật
hành hoặc bãi bỏ. định”.

Quy trình Hiến pháp 1992 kế thừa Quy trình được bắt đầu
sửa đổi hoàn toàn quy định của bởi một trong số các chủ
Hiến pháp Hiến pháp 1959 về vấn thể có quyền đề nghị làm,
đề sửa đổi HP: “Hiến sửa đổi Hiến pháp, bao
pháp này quy định rất gồm Chủ tịch nước,
đơn giản về việc sửa đổi UBTVQH, Chính phủ hoặc
Hiến pháp với hai nội ít nhất một phần ba tổng
dung: chỉ có Quốc hội số đại biểu Quốc hội
mới có quyền sửa đổi (ĐBQH). Đề nghị làm, sửa
Hiến pháp, việc sửa đổi đổi Hiến pháp phải được
phải được ít nhất là hai ít nhất hai phần ba tổng
phần ba tổng số ĐBQH số ĐBQH biểu quyết tán
biểu quyết tán thành”. thành – một quy định
được kế thừa từ Hiến
pháp năm 1946. Sau khi
tán thành, Quốc hội thành
lập một Ủy ban dự thảo
Hiến pháp. Trong quá
trình dự thảo, Ủy ban dự
thảo Hiến pháp phải tổ
chức lấy ý kiến Nhân dân
trước khi trình Quốc hội
xem xét, thông qua với tỷ
lệ ít nhất hai phần ba
tổng số ĐBQH biểu quyết
tán thành.

Sự phát Mọi tổ chức của Đảng Khoản 3 Điều 4 Hiến


triển trong hoạt động trong khuôn pháp năm 2013 quy định:
tư tưởng khổ Hiến pháp và pháp “Các tổ chức của Đảng
nhà nước luật. và đảng viên Đảng Cộng
pháp sản Việt Nam hoạt động
quyền về trong khuôn khổ Hiến
thượng pháp và pháp luật”.
tôn pháp
luật
Cách thức Hiến pháp năm 1992 tại Hiến pháp năm 2013 đã
thực hiện Điều 132 quy định: quy định thêm cả quyền
quyền tư “quyền bào chữa của bị bào chữa của bị can:
pháp cáo được đảm bảo. Bị “Quyền bào chữa của bị
cáo có thể tự bào chữa can, bị cáo, quyền bảo vệ
hoặc nhờ người khác lợi ích hợp pháp của
bào chữa cho mình” đương sự được bảo
đảm” (Khoản 7 Điều
103).

Các Bao gồm nguyên tắc tòa Hiến pháp năm 2013 còn
nguyên án xét xử công khai trừ xác định thêm các
tắc tố trường hợp do luật định, nguyên tắc: “nguyên tắc
tụng
nguyên tắc khi xét xử sơ tranh tụng được bảo
thẩm có Hội thẩm tham đảm” (khoản 5 Điều 103)
gia, nguyên tắc Thẩm và “chế độ xét xử sơ
phán, Hội thẩm xét xử thẩm và phúc thẩm được
độc lập và chỉ tuân theo bảo đảm” (khoản 6 Điều
pháp luật, nguyên tắc tòa 103).
án xét xử tập thể và
quyết định theo đa số.

Xác định Chủ tịch nước chỉ quyết Chủ tịch nước quyết định
quyền định phong sĩ quan cấp phong, thăng, giáng tước
hạn của thượng tướng và đại quân hàm cấp tướng,
Chủ tịch
tướng, còn thẩm quyền chuẩn đô đốc, phó đô
nước
quyết định phong sĩ quan đốc, đô đốc hải quân, bổ
cấp thiếu tướng và trung nhiệm, miễn nhiệm, cách
tướng thuộc thẩm quyền chức Tổng tham mưu
của Thủ tướng. trưởng, Chủ nhiệm Tổng
cục chính trị quân đội
nhân dân Việt Nam.

Tổ chức Chương IX có tên gọi là Chương IX có tên gọi là:


chính “Hội đồng nhân dân và “Chính quyền địa
quyền địa Ủy ban nhân dân”. phương”.
phương
Chế định Chương Quyền và nghĩa Chương Quyền và nghĩa
quyền con vụ cơ bản của công dân vụ cơ bản của công dân
người, chỉ có 29 điều. có 36 điều.
quyền và
nghĩa vụ
cơ bản
của công
dân

SỬA BÀI:

Điều 146 HP 1992 Điều 119 HP 2013


1. Hiệu lực pháp lý Chỉ quy định về tính Bổ sung quy định về
tối cao của HP trong tính tối cao của HP
hệ thống pháp luật. trong đời sống xã hội
và cơ chế bảo hiến.
=> Đảm bảo tính đầy
đủ, toàn diện khi quy
định về tính tối cao
của HP.
2. Bước tiến về nhận HP là luật cơ bản của HP là luật cơ bản của
thức nhà nước => là công nước CHXHCNVN =>
cụ trong tay nhà nước là công cụ trong tay
để kiểm soát nhân nhân dân để kiểm
dân, chỉ có nhà nước soát nhà nước, nhân
mới có quyền ban dân phải được tham
hành, sửa đổi HP. gia vào quy trình làm,
sửa đổi HP.

3. Quy trình lập hiến:


- Xây dựng HP mới
- Sửa đổi HP hiện hành
★ Quy trình: QHLH hoặc UBDTHP → Soạn dự thảo HP →Thảo luận toàn
dân → Thông qua → Trưng cầu ý dân
So sánh thủ tục sửa đổi HP trong HP năm 1946, 1992 và 2013?

Tiêu chí HP 1946 HP 1992 HP 2013


(điều 70) (điều 147) (điều 120)
1. Chủ thể đề nghị ⅔ tổng số nghị viên Không quy định Chủ tịch nước, Ủy ban
sửa đổi HP thường vụ QH, Chính phủ
hoặc ít nhất ⅓ tổng số đại
biểu QH
2. Thành lập Ủy Nghị viện bầu ra 1 Không quy định Quốc hội thành lập
ban dự thảo HP ban dự thảo UBDTHP
3. Lấy ý kiến nhân Không quy định Không quy định UBDTHP tổ chức lấy ý
dân kiến nhân dân về HP
4. Thông qua Hiến Nhân dân thông qua Chỉ duy nhất - Trường hợp QH quyết
pháp HP bằng thủ tục Quốc hội mới định trưng cầu ý dân về
phúc quyết có quyền này HP => nhân dân có quyền
thông qua HP
- Trường hợp QH quyết
định không trưng cầu ý
dân về HP => QH có
quyền thông qua HP (với tỉ
lệ ít nhất ⅔ tổng số đại
biểu QH biểu quyết tán
thành)

Lưu ý: Phúc quyết # Trưng cầu ý kiến:


● Giống nhau: ý kiến nhân dân đều mang tính chất bắt buộc.
● Khác nhau:
- PQ: trước khi đưa dự thảo ra dân biểu quyết thì dự thảo phải
được cơ quan lập pháp phê chuẩn.
- TCYD: kh cần trải qua bước phê chuẩn của cơ quan lập pháp.

4. Cơ chế bảo hiến: (vi phạm HP và ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi)

- Tập trung: → Tòa án HP


↘ Hội đồng bảo hiến
- Phi tập trung: Tòa án thường
● Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của
Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ HP.
● Cơ chế bảo vệ HP do luật định.
Trách nhiệm bảo vệ HP giao cho ai? Ưu điểm và hạn chế?
- Hiện nay cơ chế bảo vệ HP được trao cho rất nhiều chủ thể (khoản 2
điều 119 HP 2013).
+ Ưu điểm: HP sẽ được bảo vệ mọi lúc mọi nơi, trong mọi điều kiện
hoàn cảnh bởi rất nhiều chủ thể.
+ Hạn chế: dễ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, khó quy kết
trách nhiệm khi xảy ra hậu quả.
- Hiện nay vẫn chưa có đạo luật về cơ chế bảo vệ HP.
III/ Lịch sử lập hiến Việt Nam.

1. Tư tưởng lập hiến trước CMT8/1945.


- Điều kiện tiên quyết để 1 quốc gia có thể ban hành HP là quốc gia
đó phải độc lập. Nhưng trong giai đoạn này, nước ta còn phải chịu
đựng đô hộ của Pháp và vẫn có sự tồn tại của triều đình PK nhà
Nguyễn nên chưa đáp ứng được điều kiện tiên quyết để ban hành
HP.
- Trong giai đoạn này ở nước ta đã xuất hiện các tư tưởng lập hiến
(ý định, ý tưởng về việc xây dựng HP). Những tư tưởng này được
chia thành 2 khuynh hướng chính:
+ Khuynh hướng 1: cầu xin thực dân Pháp ban hành cho nước ta 1
bản HP dân chủ. Nội dung của bản HP sẽ dung hòa được lợi ích
của 3 chủ thể sau: nhân dân An Nam; thực dân Pháp & triều đình
PK nhà Nguyễn => khuynh hướng này là bất khả thi vì mâu thuẫn
cơ bản nhất trong lòng xã hội VN lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa
nhân dân An Nam với thực dân pháp => không thể dung hòa
được.
+ Khuynh hướng 2: đấu tranh giành độc lập và tự ban hành HP.

2. Hiến pháp năm 1946.

a) Hoàn cảnh ra đời: trong bối cảnh thù trong giặc ngoài thì tinh thần
đoàn kết nội bộ phải được đặt lên hàng đầu. Tinh thần này đã
được thể hiện một cách rõ ràng, toàn diện trong HP 1946.
● 3/9/45 → 20/9/45 → 10/11/45 → 6/1/46 → 9/11/46
- 6/1/1946, nước ta tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu được
333 đại biểu, sau đó ta đã nhường cho việt quốc việt cách 70 ghế
đại biểu => tạo nên 1 nghị trường đa đảng, phức tạp. Đây là chìa
khóa để lý giải mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong HP
1946.
b) Nội dung:
- HP năm 1946 bao gồm 7 chương 70 điều, đây là bản HP ngắn
nhất trong 5 bản HP của VN.
❖ Lời nói đầu: lời nói đầu của 1 bản HP phải trả lời được 2 câu hỏi
sau: quyền lập hiến thuộc về ai, các nguyên tắc xây dựng HP.
- Về nguồn gốc: quyền lập hiến là thuộc về nhân dân nhưng trong
điều kiện, hoàn cảnh lúc bấy giờ, nhân dân không thể tự mình
thực hiện quyền này nên phải trao lại quyền này cho Quốc hội.
- Nguyên tắc xây dựng HP:
➔ Nguyên tắc 1: đoàn kết toàn dân
➔ Nguyên tắc 2: đảm bảo các quyền tự do dân chủ
➔ Nguyên tắc 3: xây dựng 1 chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt
của người dân
★ Chương I: Chính thể
- Tên nước: Việt Nam dân chủ cộng hòa
- Quy định tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân,
không phân biệt giai cấp.
★ Chương II: Nghĩa vụ và quyền lợi công dân
- Đặt “nghĩa vụ” trước “quyền lợi” => trong bối cảnh đất nước còn
chiến tranh, người dân phải ra sức bảo vệ Tổ quốc. Khi đất nước
giành độc lập thì nhà nước mới có đủ mọi điều kiện để đảm bảo
việc thực hiện quyền của người dân trên thực tế.
- Chương này đảm bảo quyền tự do, dân chủ trong chính trị, kinh
tế, văn hóa và xã hội.
BTVN 28/10:
Tại sao bản HP 1946 không đặt tên chương “Quyền của công dân”
mà đặt nghĩa vụ trước quyền lợi của công dân?
- HP 1946 là HP đầu tiên, ra đời trong hoàn cảnh lịch sử vô cùng
khó khăn, phức tạp (giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm…) cùng lúc
đe dọa nền độc lập dân tộc mới giành được => Đặt nghĩa vụ trước
quyền lợi vì nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và đi lính hoàn toàn phù hợp
với nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ là bảo vệ nền độc lập dân tộc
và chính quyền cách mạng của nhân dân.
★ Chương III: Nghị viện nhân dân
- Tên gọi: chương 3 NVND # Quốc hội tại lời nói đầu
QHLNĐ: là một cơ quan lập hiến chỉ có nhiệm vụ xây dựng HP nhưng vì Pháp
xâm lược → có thêm nhiệm vụ lập pháp.
NVND: là một cơ quan lập pháp không được trao quyền lập hiến.
- Vị trí: là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa, có nhiệm kỳ 3 năm.
★ Chương IV: Chính phủ
- Là cơ quan hành chính cao nhất nước ta.
- Cơ cấu tổ chức và thành viên:
+ Chủ tịch nước: Sự độc đáo của chế định Chủ tịch nước trong HP năm
1946 (điều 31,43,45,49,50,54)
● Vị trí: Chủ tịch nước có 3 vị trí đứng đầu: đứng đầu Nhà nước,
đứng đầu Quân đội và đứng đầu Chính phủ.
● Cách thành lập: do Nghị viện bầu trong số các nghị viên. Việc
bầu Chủ tịch nước có thể trải qua tối đa 2 vòng: vòng 1 với ít nhất
⅔ nghị viên biểu quyết tán thành, nếu không đạt được tỉ lệ phiếu
này thì bầu lại lần 2. Tỉ lệ phiếu thông qua vòng 2 là đa số tương
đối (nhiều phiếu đồng ý hơn là được).
● Về nhiệm kỳ: 5 năm. Để đảm bảo sự độc lập tương đối của Chủ
tịch nước trước Nghị viện nhân dân, trước hết là về mặt nhiệm kỳ.
● Về trách nhiệm: không chịu trách nhiệm trước nghị viện trừ khi
phạm tội phản quốc.
● Về nhiệm vụ, quyền hạn:
- Đề nghị NVND xem xét các đạo luật đã được NVND thông qua
(điều 31)
- Quyền đề nghị, yêu cầu NVND xem xét lại vấn đề không tín nhiệm
nội các (điều 54)
+ Phó Chủ tịch nước
+ Nội các (Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thứ trưởng)

★ Chương V: Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính


- Tên gọi: Cơ quan đại diện cho nhân dân ở địa phương: Hội đồng
nhân dân. Cơ quan thực hiện chức năng ở địa phương: Ủy ban
hành chính.
- Cách phân chia đơn vị hành chính: theo HP 1946 đơn vị hành
chính nước ta bao gồm: Bộ (cả nước chia thành 3 bộ: Bắc Bộ,
Trung Bộ và Nam Bộ), tỉnh, thành phố, huyện, thị xã và xã.
❖ Lý do tổ chức đơn vị hành chính bộ:
➢ Đây là sự kế thừa việc tổ chức đơn vị hành chính từ thời Pháp
thuộc, nhằm đảm bảo sự ổn định trong việc phân chia đơn vị hành
chính, tránh những sự xáo trộn trong đời sống của người dân.
➢ Bộ là 1 loại đơn vị hành chính có tính chất vùng miền, cần được tổ
chức ở những quốc gia có diện tích rộng lớn và đặc biệt là trải dài
như nước ta.
- Cách tổ chức HĐND và UBHC:
+ Ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã được tổ chức đầy đủ HĐND và
UBHC ⇒ cấp chính quyền hoàn chỉnh.
+ Ở bộ và huyện chỉ có UBHC ⇒ cấp chính quyền không hoàn chỉnh.
=> UBHC là cơ quan được tổ chức ở tất cả các loại đơn vị hành chính.
Còn HĐND chỉ được tổ chức ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã, không được
tổ chức ở bộ và huyện.
- Tư tưởng phân biệt chính quyền nông thôn và đô thị:
+ Sắc lệnh 63 (22/11/1945) quy định về kỳ (Bộ trong HP 1946), tỉnh,
huyện, thị xã và xã ⇒ nông thôn.
+ Sắc lệnh 77 (21/12/1945) quy định về thành phố (Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn Chợ Lớn, Nam Định, Vinh - Bến Thủy,
Huế, Đà Lạt), khu phố ⇒ đô thị.
BTVN 2/11:
Theo anh/chị, tại sao cũng là đơn vị hành chính như nhau nhưng
bộ và huyện không có cơ quan đại diện là HĐND?

★ Chương VI: Cơ quan tư pháp


- Cơ quan tư pháp trong bản HP này chỉ bao gồm Tòa án, không
bao gồm Viện kiểm sát nhân dân.
💟Không tổ chức VKSND vì HP này được xây dựng thiên về mô hình HP
tư sản, giữa các cơ quan đã có sự kiểm soát lẫn nhau => không cần
thành lập thêm hệ thống VKSND.
- Mô hình tổ chức Toà án:
- Áp dụng chế độ bổ nhiệm thẩm phán
BTVN 4/11:
1/ Lập bảng so sánh hoàn cảnh ra đời và nội dung của 5 bản HPVN.

Tiêu chí HP 1946 HP 1959 HP 1980 HP 1992 HP 2013

1. Hoàn - CMT8 thành - Đất nước chia cắt 2 - Sau chiến dịch - Đất nước lâm Tiếp tục đổi mới
cảnh ra công, nhưng vẫn miền: HCM thắng lợi, cả vào khủng đất nước trong sự
đời còn thù trong + Bắc: xây dựng CNXH nước độc lập và hoảng kinh tế - nghiệp xây dựng,
giặc ngoài. + Nam: đấu tranh chống thống nhất. xã hội cần đề ra bảo vệ TQ và hội
- HP đầu tiên Mỹ - Thực hiện 2 đường lối đổi nhập quốc tế.
của nước - Sau chiến thắng lịch nhiệm vụ chiến mới trên tất cả
VNDCCH. sử Điện Biên Phủ năm lược chung: xây các lĩnh vực.
1954 và Hiệp định dựng CNXH cả - Bước đầu xây
Giơnevơ (20/7/1954). nước và bảo vệ dựng kinh tế thị
- Tại kỳ họp thứ 11 Tổ quốc trường.
Quốc hội khóa I ngày VNXHCN. - Thực hiện
31/12/1959, HP sửa đổi chính sách
được công bố ngày công nghiệp
1/1/1960. hóa - hiện đại
hóa.

2. Nội
dung
⭐[https://www.facebook.com/permalink.php?
story_fbid=pfbid0rBkYdXU6MYoLie97LWYMPxyAyqpk76BTzn2zAP9xF
x9PopBAML9TZjjhrnrKuZa5l&id=100084700887100] ⭐
2/ Liệt kê và phân tích những điểm mới của HP năm 2013.
❖ Về chế độ chính trị
❖ Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
❖ Về chế độ kinh tế
❖ Về Quốc hội
❖ Về Chính phủ
❖ Về Tòa án nhân dân
❖ Về chính quyền địa phương
❖ Về Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước
❖ Về việc sửa đổi Hiến pháp
⭐[https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/
nctd_chitiet?
leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=C
NTHWEBAP0116211754691&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_
afrLoop=4084893154086891#%40%3F_afrLoop
%3D4084893154086891%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName
%3DCNTHWEBAP0116211754691%26leftWidth
%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse
%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dvaunp8uoc_9] ⭐

BÀI 2: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ NƯỚC


CHXHCNVN
I/ Khái niệm chế độ chính trị.

1. Khái niệm chính trị:


- Chính trị là bất kỳ vấn đề nào liên quan đến việc tranh giành,
chiếm giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.
2. Khái niệm chế độ chính trị: Xem giáo trình

II/ Các hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
(Điều 6 HP 2013) QUAN TRỌNG
Theo điều 6, có 2 hình thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

1. Hình thức dân chủ trực tiếp.

a) Khái niệm:
- Là hình thức nhân dân tự mình quyết định các luật lệ và chính
sách quan trọng của cộng đồng và nhà nước (chứ không thông
qua 1 người hay cơ quan trung gian, đại diện nào).
=> Nhân dân làm chủ, quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước .

b) Các hình thức DCTT:


- Tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28)
- Biểu quyết khi có trưng cầu ý dân (Điều 29): quyền này đã được
cụ thể hóa trong Luật trưng cầu ý dân năm 2015 (luật này được
ban hành vào 25/11/2015, có hiệu lực vào 1/7/2016). Tuy nhiên
cho đến nay nước ta vẫn chưa thực hiện 1 cuộc TCYD nào trên
thực tế.
- Trực tiếp bầu ra đại biểu dân cử (Điều 27): là cách gọi chung của
đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp. Hình thức này đã được cụ
thể hóa trong Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015.
- Trực tiếp bãi nhiệm đại biểu dân cử (Điều 7):
+ ĐBQH: có thể bị bãi nhiệm bởi QH hoặc cử tri trong trường hợp
không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
+ ĐBHĐND: có thể bị bãi nhiệm bởi HĐND hoặc cử tri khi không còn
xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
=> Cho đến nay hình thức này vẫn chưa được cụ thể hóa trong 1 đạo
luật chuyên ngành. Điều này làm cho cử tri rất lúng túng khi muốn thực
hiện quyền trực tiếp bãi nhiệm đại biểu dân cử.
2. Hình thức dân chủ đại diện.

Khái niệm:
- Là việc nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua cơ
quan hay người đại diện do nhân dân cử ra.
- Nhân dân thực hiện DCĐD thông qua QH, HĐND và các cơ quan
khác của nhà nước.
So sánh về quy định hình thức nhân dân thực hiện quyền lực nhà
nước trong HP 1992 và HP 2013?
● Giống nhau:
- Cả 2 bản HP đều quy định về vấn đề này tại điều 6 → vị trí trang
trọng trong HP.
- Đều quy định về hình thức dân chủ đại diện thông qua 2 loại cơ
quan là QH và HĐND.
● Khác nhau:

Điều 6 HP 1992 Điều 6 HP 2013


Chưa quy định về dân chủ trực Bổ sung hình thức dân chủ trực tiếp
tiếp. => đảm bảo tính toàn diện trong các
quy định về hình thức dân chủ ở
nước ta; đảm bảo sự phù hợp với
thực tiễn đời sống pháp lý nước ta
trong những năm qua.

Chỉ quy định về dân chủ đại diện Bổ sung thêm 1 nhóm cơ quan nữa
thông qua 2 loại cơ quan là QH và là các cơ quan khác của nhà nước
HĐND. => quy định này nhằm khẳng định
bản chất của quyền lực nhà nước là
thuộc về nhân dân. do đó quyền lực
mà các cơ quan khác của nhà nước
đang có cũng là quyền lực được
nhận từ nhân dân. chính vì vậy nhân
dân cũng có thể thực hiện dân chủ
đại diện thông qua các cơ quan khác
của nhà nước.
III/ Hệ thống chính trị nước CHXHCNVN. QUAN TRỌNG
Hệ thống chính trị VN bao gồm 3 bộ phận:
- Đảng Cộng sản VN ⇒ lãnh đạo
- Nhà nước CHXHCNVN ⇒ trung tâm của hệ thống chính trị
- Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên ⇒ cơ sở chính trị của
chính quyền nhân dân

1. Đảng Cộng sản VN.

a) Cơ sở hiến định:
- HP 1946: chưa quy định về sự lãnh đạo của Đảng.
Lý do: Trong bối cảnh thù trong giặc ngoài tinh thần đoàn kết nội bộ phải
được đặt lên hàng đầu. Với tình hình đa đảng phức tạp lúc bấy giờ, việc
không ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng trong HP sẽ đảm bảo được tinh
thần đoàn kết nội bộ, nhằm bảo toàn thành quả cách mạng, giúp ta củng
cố lực lượng để kháng chiến thành công.
- HP 1959: ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng tại lời nói đầu.
Lý do: Nhằm mục đích thăm dò dư luận.
- HP 1980: sự lãnh đạo của Đảng được chính thức ghi nhận tại
Điều 4.
- HP 1992: tiếp tục ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng tại Điều 4, với
những điểm mới sau:
+ không còn sử dụng những từ ngữ mang tính chất tuyên ngôn,
cương lĩnh như được vũ trang, bộ tham mưu chiến đấu.
+ bổ sung cụm từ “Tư tưởng Hồ Chí Minh” phía sau cụm từ “Chủ
nghĩa Mác Lênin”
- HP 2013: tiếp tục ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng tại Điều 4, với
những điểm mới sau:
+ bổ sung quy định ĐCSVN là Đội Tiên phong của nhân dân lao
động và của cả dân tộc VN
+ HP 1992 quy định: ĐCSVN theo chủ nghĩa MLN và tư tưởng
HCM. Còn HP 2013 quy định ĐCSVN lấy chủ nghĩa MLN và tư
tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng.
“Theo”: thể hiện sự bị động, áp dụng 1 cách rập khuôn (đôi khi lỗi thời).
“Lấy”: thể hiện sự chủ động, áp dụng 1 cách có chọn lọc những nội
dung phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta.
+ bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng tại Khoản 2 Điều 4
+ bổ sung quy định Đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ HP
và pháp luật
b) Nội dung lãnh đạo:
- Đề ra chủ trương, đường lối, chính sách lớn cho từng giai đoạn
phát triển của đất nước. Những chủ trương, đường lối, chính sách
này được thể hiện thông qua các nghị quyết của Đảng. Nghị quyết
của Đảng không phải là văn bản pháp luật, không có giá trị bắt
buộc thi hành đối với tất cả các chủ thể trong đời sống xã hội mà
chỉ bắt buộc thi hành đối với Đảng viên và tổ chức Đảng.
- Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu nhân sự cho cơ
quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể
- Đảng lãnh đạo qua công tác thanh tra, kiểm tra Đảng nhằm kịp
thời phát hiện những vi phạm, hạn chế của Đảng viên, tổ chức
Đảng, những bất cập trong các Nghị quyết của Đảng để có
phương án xử lý, chấn chỉnh phù hợp
c) Phương pháp lãnh đạo: Đảng lãnh đạo bằng phương pháp dân
chủ, giáo dục, thuyết phục dựa vào uy tín, năng lực của các Đảng
viên và các tổ chức Đảng.

2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Vai trò trung tâm của hệ thống chính trị

Đại diện cho toàn thể nhân dân

Chủ sở hữu lớn nhất trong xã hội

Giữ chủ quyền quốc gia

Nắm nhà tù, cảnh sát, quân đội

Có quyền ban hành pháp luật


3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên.

a) Thành viên: theo khoản 1 điều 9 gồm:


- Tổ chức chính trị
- Tổ chức chính trị xã hội
- Tổ chức xã hội
- Cá nhân tiêu biểu, người VN định cư ở nước ngoài
❖ Tổ chức chính trị: 1 TCCT thường có 2 dấu hiệu sau:
- Có mục đích chính quyền
- Thường có tên gọi là Đảng
⇒ Ở nước ta hiện nay chỉ có 1 TCCT duy nhất là Đảng Cộng sản VN.
❖ Tổ chức chính trị - xã hội:
- Công đoàn
- Hội nông dân VN
- Đoàn thanh niên cộng sản HCM
- Hội liên hiệp phụ nữ VN
- Hội cựu chiến binh VN
❖ Tổ chức xã hội: Nơi tập hợp những người có cùng mục tiêu, lý
tưởng…, cùng nhau hoạt động thường xuyên và hỗ trợ nhau cùng
phát triển
b) Vai trò: MTTQVN có những vai trò sau:
- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
- Đại diện bảo vệ quyền lợi của nhân dân
- Tham gia xây dựng nhà nước
- Giám sát
- Phản biện xã hội
❖ Vai trò phản biện xã hội của MTTQVN:
Khái niệm PBXH: (điều 32 Luật MTTQVN 2015)
Câu nhận định: “Theo quy định của pháp luật hiện hành, PBXH của
MTTQVN chỉ là việc ủy ban MTTQVN các cấp trực tiếp nhận xét, đánh
giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với văn bản pháp luật của cơ quan nhà
nước”. => SAI.
+ Chủ thể tiến hành PBXH: Ủy ban MTTQVN các cấp (trực tiếp tiến
hành); các tổ chức thành viên của MTTQVN (tiến hành khi được
đề nghị).
+ Nội dung: nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị.
+ Đối tượng: dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước (dự thảo quy
hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, văn bản pháp luật).
Lý do phải phát huy vai trò PBXH của MTTQVN:
- Để đảm bảo tính dân chủ, tạo được sự đồng thuận xã hội trong
bối cảnh 1 đảng lãnh đạo ở nước ta.
- Huy động được trí tuệ tập thể của các tầng lớp nhân dân nhằm kịp
thời phát hiện những sai sót, bất hợp lý, thiếu khả thi… trong việc
ban hành văn bản của cơ quan nhà nước.

BÀI 3: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ


NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
I/ Khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công
dân.

1. Khái niệm quyền con người:


- Là những đòi hỏi chính đáng về tự do và nhu cầu cuộc sống cơ
bản cần được đáp ứng của con người.
VD: tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do kinh doanh, tự do
đi lại; quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe, tính mạng,
danh dự, nhân phẩm…

2. Khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:


- Là những quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong
HP.
3. So sánh quyền con người với quyền công dân: QUAN
TRỌNG
● Giống nhau:
- Đều là quyền, tức là những gì cá nhân được phép lựa chọn thực
hiện hoặc không thực hiện.
- Đều có thể bị hạn chế trong 1 số trường hợp
- Đều được quy định trong HP. Có 3 cách quy định cơ bản:
+ cách 1: quy định trực tiếp trong HP
+ cách 2: quy định trong các tu chính án (các văn bản sửa đổi) trong
HP
+ cách 3: quy định trong các tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền
(HP Cộng hòa Pháp)
● Khác nhau:
TIÊU CHÍ QUYỀN CON NGƯỜI QUYỀN CÔNG DÂN
1/ Sự ra đời. Ra đời rất sớm từ thời cổ đại. Xuất hiện khi cách mạng tư
sản thành công, HP ra đời,
chuyển vị trí của con người từ
thần dân thành công dân.
2/ Bản chất Là những quyền tự nhiên, vốn Được nhà nước công nhận
có. quy định trong pháp luật của
quốc gia.

3/ Chủ thể quyền Con người (bao gồm công Công dân
dân, người nước ngoài và
người không quốc tịch)
4/ Văn bản điều Pháp luật quốc tế và pháp luật Chỉ pháp luật quốc gia.
chỉnh quốc gia.

5/ Cách quy định Bắt đầu bằng cụm từ: “Mọi Bắt đầu bằng cụm từ: “Công
người có quyền, không ai”, dân có quyền”.
nam nữ có quyền.

II/ Các nguyên tắc HP về quyền con người và nghĩa vụ cơ bản


của công dân.

1. Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm QCN,
QCD.
a) Cơ sở hiến định: Khoản 1 Điều 14 HP 2013

ĐIỀU 50 HP 1992 KHOẢN 1 ĐIỀU 14 HP 2013


Quy định các quyền con người thể Có sự phân biệt rõ ràng giữa
hiện ở các quyền công dân ⇒ quyền con người với quyền công
đồng nhất quyền con người với dân.
quyền công dân.
Các quyền được quy định trong Là các quyền được công nhận,
HP và luật. Là 1 loại văn bản quy tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
phạm pháp luật do Quốc hội ban HP và pháp luật.
hành. ⇒ PL được thể hiện dưới 3 hình
thức:
+ văn bản quy phạm pháp luật
(HP, luật, văn bản dưới luật)
+ tiền lệ pháp (bản án, quyết định
do cơ quan nhà nước ban hành,
được duyệt đưa lên làm pháp luật)
+ tập quán pháp

Chỉ quy định về trách nhiệm của Bổ sung thêm trách nhiệm của
nhà nước trong việc tôn trọng các nhà nước trong việc công nhận,
quyền. bảo vệ, bảo đảm các quyền.

b) Nội dung:
- Công nhận: là việc thừa nhận, ghi nhận các quyền trên cơ sở các
văn bản pháp luật quốc tế điển hình về quyền con người, chẳng
hạn như bộ luật quốc tế về quyền con người. Bộ luật này bao gồm
3 văn bản:
+ tuyên ngôn quốc tế về qcn năm 1948
+ công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966
+ công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966
Việc bổ sung trách nhiệm công nhận đã dẫn đến sự thay đổi trong cách
thức quy định các quyền:
● HP 1992: công dân có quyền… theo quy định của pháp luật ⇒ quy
định theo kiểu nhà nước ban pháp quyền.
● HP 2013: công dân có quyền… Việc thực hiện quyền này do pháp
luật quy định ⇒ quy định theo hướng nhà nước thừa nhận, công
nhận các quyền.
- Tôn trọng: đòi hỏi nhà nước phải kiềm chế, không can thiệp vào
việc thụ hưởng quyền con người, quyền công dân.
- Bảo vệ: Nhà nước phải có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa sự
vi phạm quyền con người, quyền công dân của bên thứ 3.
VD: bảo vệ tính mạng của con người, quy định những hình phạt, chế tài
cho sự xâm phạm tính mạng con người…
- Bảo đảm: Nhà nước phải tạo ra cơ sở vật chất, pháp lý để hỗ trợ
cá nhân trong việc thực hiện quyền.
2. Nguyên tắc về tiêu chí hạn chế QCN, QCD: Khoản 2 Điều 14
HP 2013
- Hình thức pháp lý: theo quy định của luật (khác pháp luật).
- Chủ thể có quyền hạn chế QCN, QCD: Quốc hội.
- Điều kiện hạn chế: trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe
cộng đồng.
❖ Bất cập, hạn chế của Khoản 2 Điều 14 HP 2013?
- 1 số quy định tại Khoản 2 Điều 14 còn chưa được giải thích,
hướng dẫn rõ ràng: trong trường hợp cần thiết, lý do đạo đức xã
hội…
- Khoản 2 Điều 14 chưa loại trừ những quyền tuyệt đối không thể bị
hạn chế.
- Cách hiểu về thuật ngữ “Luật” tại K2Đ14 vẫn chưa có sự thống
nhất.
+ các đạo luật do QH ban hành
+ pháp luật
3. Nguyên tắc QCD không tách rời nghĩa vụ công dân.
a) Cơ sở hiến định: Điều 15 HP 2013
b) Cơ sở lý luận:
- Thực hiện nghĩa vụ là tiền đề để QCD được bảo đảm thực hiện.
- Không thể vận dụng 1 cách tràn lan theo kiểu: QCD đồng thời là
NVCD hay việc hưởng quyền phải kèm theo nghĩa vụ tương ứng.
- Khoản 1 Điều 38: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có
nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa
bệnh”.
- Điều 39: “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”.
- Điều 43: “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong
lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”.
- Điều 45: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao
quý của công dân”.
4. Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Cơ sở hiến định: Điều 16 HP 2013


- Trạng thái tự nhiên trong đời sống xã hội là bất bình đẳng ⇒ vì
vậy, tên nguyên tắc này là mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật, chứ không phải là mọi người đều bình đẳng.
- Bình đẳng trước pháp luật là những người có điều kiện, hoàn
cảnh như nhau thì có quyền và nghĩa vụ như nhau trước pháp
luật.

III/ Các QCN, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo
HP 2013.
1. Nhóm quyền cơ bản về dân sự
2. Nhóm quyền cơ bản về chính trị
3. Nhóm quyền cơ bản về KT, VH, XH
4. Nhóm nghĩa vụ cơ bản

BÀI 4: CHẾ ĐỘ BẦU CỬ


I/ Khái quát về chế độ bầu cử.

1. Khái niệm:
- Bầu cử là phương thức nhân dân lựa chọn người đại diện và ủy
thác quyền lực cho người đại diện.
2. Khái niệm chế độ bầu cử.
- Chế độ bầu cử là tổng thể các quy định của pháp luật điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tiến hành
bầu cử.

II/ Các nguyên tắc bầu cử. QUAN TRỌNG

1. Nguyên tắc phổ thông.

a) Khái niệm: bầu cử phổ thông là bầu cử rộng rãi, mọi công dân có
thể tham gia khi đạt được mức độ trưởng thành về mặt nhận thức
theo quy định của pháp luật.
b) Nội dung:
- Điều kiện tham gia bầu cử đơn giản:
+ Công dân VN
+ Đủ 18 tuổi trở lên
+ Không thuộc các trường hợp tại Khoản 1 Điều 30 (trang 135)
=> Điều kiện bầu cử chủ yếu căn cứ vào 2 tiêu chí cơ bản là độ tuổi và
quốc tịch, nhằm tạo điều kiện rộng rãi nhất để tất cả người dân đủ điều
kiện tham gia bầu cử.
- Điều kiện tham gia ứng cử đơn giản:
+ công dân VN
+ đủ 21 tuổi trở lên
+ không thuộc các trường hợp tại Điều 37 Luật bầu cử 2015
- Ngày bầu cử là ngày chủ nhật; hoạt động tuyên truyền => bắt
buộc là chủ nhật (Điều 5 Luật bầu cử).
c) Liên hệ thực tế: còn tồn tại nhiều bất cập.
- Nhận thức về bầu cử phổ thông vẫn còn theo hướng càng nhiều
cử tri đi bỏ phiếu thì cuộc bầu cử càng thành công. Điều này dẫn
đến tình trạng chú trọng số lượng lá phiếu hơn chất lượng lá
phiếu.
- Điều kiện ứng cử hiện nay còn khá đơn giản.
- Nước ta có thể tham khảo kinh nghiệm các nước trong việc đặt
cọc 1 khoản tiền hoặc thu thập 1 số lượng chữ ký nhất định của
cử tri hoặc nghị sĩ trước khi ứng cử.

2. Nguyên tắc bình đẳng.

a) Khái niệm:
- Bầu cử bình đẳng là bầu cử đảm bảo tính khách quan, không
thiên vị để mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
khi tham gia bầu cử và ứng cử.
b) Nội dung:
❖ Sự bình đẳng giữa các cử tri:
- Điều kiện tham gia bầu cử như nhau (không phân biệt vùng miền,
địa vị, giới tính…).
- Mỗi cử tri có 1 phiếu bầu.
- Giá trị của các phiếu bầu là như nhau (Chủ tịch nước, sinh viên,
nông dân…).
❖ Sự bình đẳng giữa các ứng cử viên:
- Điều kiện tham gia bầu cử như nhau (không phân biệt vùng miền,
địa vị, giới tính…).
- Mỗi ứng cử viên chỉ được ghi tên ứng cử ở 1 đơn vị bầu cử.
Lưu ý: 1 người có thể ứng cử làm đại biểu QH và đại biểu HĐND ở tối
đa 1 cấp hoặc ứng cử làm đại biểu HĐND ở tối đa 2 cấp.
- Vận động bầu cử phải đảm bảo công bằng.
- Các ứng cử viên có quyền và nghĩa vụ như nhau.

3. Nguyên tắc trực tiếp.

a) Khái niệm:
- Bầu cử trực tiếp là cử tri tự mình chọn người mà mình tín nhiệm
để bầu làm đại biểu mà không qua người hoặc cấp trung gian nào
khác.
⇒ Bầu cử trực tiếp không đồng nghĩa với việc cử tri phải tự mình đến
khu vực bỏ phiếu để ghi phiếu bầu. Vì đây chỉ là cách thức để thực hiện
bầu cử trực tiếp. Ngoài cách thức này, còn có những cách thức khác để
thực hiện bầu cử trực tiếp, ví dụ: bỏ phiếu thông qua bưu điện,
internet…

b)Nội dung:
- Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ bầu cử thay.
- Các trường hợp ngoại lệ: Khoản 3, 4 Điều 69 Luật bầu cử.
c)Liên hệ thực tế:
- Hiện tượng bỏ phiếu hộ, bỏ phiếu thay là vấn đề vẫn còn tồn tại ở
nhiều địa phương.
- Nước ta vẫn chưa mở rộng các cách thức để thực hiện bầu cử.

4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

a) Khái niệm: nhằm đảm bảo sự tự do của cử tri khi thể hiện ý chí
của mình.
b) Nội dung:
- Nguyên tắc được thể hiện như sau:
+ cử tri phải ghi phiếu trong buồng kín
+ không ai được chứng kiến việc ghi phiếu bầu của cử tri
III/ Những nội dung cơ bản của pháp luật bầu cử hiện hành.
QUAN TRỌNG 1-6

1. Đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu.

a) Khái niệm:
- Đơn vị bầu cử là tập hợp các khu vực bỏ phiếu, là nơi xác định kết
quả bầu cử.
- Khu vực bỏ phiếu là nơi cử tri thực hiện quyền bầu cử của mình.
Trên thực tế, địa phương thường sử dụng những nơi như trường
học, nhà văn hóa… để làm khu vực bỏ phiếu.

b) Thẩm quyền thành lập:


★ Khu vực bỏ phiếu:
+ UBND cấp xã quyết định, cấp huyện phê chuẩn
+ UBND cấp huyện quyết định (đối với huyện không có đơn vị hành
chính xã, thị trấn)
★ Đơn vị bầu cử:
+ Hội đồng bầu cử QG (bầu cử ĐBQH)
+ Ủy ban bầu cử (bầu cử ĐB HĐND)

c) Số lượng cử tri/đại biểu được bầu:


- Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ 300-4000 cử tri, trừ 1 số trường hợp
ngoại lệ.
- Mỗi đơn vị bầu cử được bầu không quá 3 đại biểu QH và 5 đại
biểu HĐND.

2. Các tổ chức phụ trách bầu cử.


- Ở nước ta hiện nay có những tổ chức phụ trách bầu cử sau:
+ HĐBC QG: tổ chức phụ trách bầu cử ở trung ương, có nhiệm vụ
tổ chức bầu cử ĐBQH và hướng dẫn tổ chức BC HĐND các cấp.
+ Các tổ chức phụ trách BC ở địa phương: UBBC, Ban BC, tổ BC.
3. Lập danh sách cử tri.

a) Thẩm quyền lập danh sách cử tri:


- UBND cấp xã
- UBND cấp huyện (đối với huyện không có xã, thị trấn)
- Chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân

b) Khiếu nại:

- Cử tri có quyền khiếu nại về danh sách cử tri trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày danh sách này được niêm yết.
- Nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không
đồng ý với kết quả giải quyết thì có quyền khởi kiện tại tòa án
nhân dân.

4. Lập danh sách ứng cử viên.


- Được tiến hành theo quy trình 5 bước, 3 hội nghị:
+ B1: hội nghị hiệp thương lần thứ I nhằm thỏa thuận về cơ cấu,
thành phần, số lượng người ra ứng cử.
+ B2: đề cử và tự ứng cử
+ B3: tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ II: lập danh sách sơ bộ
các ứng cử viên.
+ B4: tổ chức hội nghị cử tri.
+ B5: tổ chức hội nghiệp hiệp thương lần thứ III: lập danh sách
những người đủ điều kiện ứng cử.
✨Hội nghị hiệp thương✨là hội nghị giữa Ủy ban MTTQVN với các tổ
chức thành viên nhằm thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng
người ra ứng cử, việc lập danh sách sơ bộ và danh sách những người
đủ điều kiện ứng cử.

5. Vận động bầu cử.


Nguyên tắc - thời gian - hình thức - hành vi bị cấm.

6. Xác định kết quả bầu cử.


- Nguyên tắc xác định người trúng cử (Điều 78 Luật Bầu cử 2015).
- Người trúng cử phải đạt quá nửa phiếu bầu hợp lệ và có nhiều
phiếu hơn. Trường hợp bằng phiếu thì người lớn tuổi hơn là
người trúng cử (KQ này chỉ được công nhận khi có quá nửa số cử
tri trong danh sách đi bỏ phiếu).
❖ Nhận xét:
- Phương pháp nước ta đang sử dụng là phương pháp đa số tuyệt
đối.
+ Ưu điểm: người trúng cử sẽ đạt được sự tín nhiệm từ đa số cử tri.
+ Hạn chế: có thể bầu không đủ số lượng đại biểu đã được ấn định
=> đơn vị bầu cử bị khuyết đại biểu.
✪ Lý do khi số phiếu bằng nhau, người lớn tuổi được ưu tiên hơn:
- Công việc của QH đòi hỏi phải có sự thận trọng, thấu đáo, sự sâu
sắc, sự nhạy cảm về mặt chính trị để có thể đưa ra những quyết
định không chỉ đảm bảo về mặt chuyên môn mà còn đảm bảo sự
phù hợp với thời cuộc ⇒ người lớn tuổi sẽ thường có ưu thế hơn
so với người trẻ tuổi về phương diện này.
- Người lớn tuổi sẽ mạnh dạn phát biểu, đưa ý kiến hơn là người trẻ
tuổi.
- Xuất phát từ truyền thống kính lão đắc thọ của người VN.

7. Bầu thêm, bầu lại, bầu bổ sung (Điều 79, 80, 81, 89).

Điều
kiện

Xác định Phân biệt Thời


kết quả gian

Danh sách
ứng cử
viên
HỌC KỸ: 4 nguyên tắc bầu cử, học 1-6 nhỏ/III.

BÀI 5: QUỐC HỘI


(QUAN TRỌNG HỌC HẾT)
I/ Vị trí, tính chất pháp lý của Quốc hội (Theo điều 69, HP
2013).

1. QH là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân.

a) Về cách thành lập.


- QH là cơ quan nhà nước duy nhất trong BMNN do cử tri cả nước
bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu
kín.
b) Về cơ cấu, thành phần đại biểu.
- QH bao gồm các đại biểu đại diện cho các cơ cấu xã hội trong
phạm vi cả nước (giai tầng, dân tộc, nghề nghiệp, tín ngưỡng, tôn
giáo, giới tính, lứa tuổi).
c) Về phương diện hoạt động.
- 2 hoạt động của ĐBQH thể hiện mối liên hệ chặt chẽ với cử tri là
tiếp công dân và tiếp xúc cử tri.
- Mỗi năm các đại biểu QH phải tiếp xúc cử tri ít nhất 4 lần (trước và
sau mỗi kỳ họp QH - QH có 2 kỳ họp).
d) Về giám sát hoạt động.
- QH chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước Nhân dân.
- QH có thể bị nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự
tín nhiệm của Nhân dân.

2. QH là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước


CHXHCN Việt Nam.
- Ở nước ta, tất cả quyền lực nhà nước là thuộc về Nhân dân. QH
là cơ quan trực tiếp nhận và thực hiện quyền lực do cơ quan trao
cho => QH là cơ quan quyền lực cao nhất nước ta.
- Điều này được thể hiện qua 3 phương diện sau:
+ QH có quyền lập hiến, lập pháp.
+ QH có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
+ QH có quyền giám sát tối cao

II/ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.

1. Lập hiến, lập pháp.


- Lập hiến: làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
- Lập pháp: làm luật, sửa đổi luật.
- Quy trình lập hiến:
+ B1: Yêu cầu làm hoặc sửa đổi HP.
+ B2: Quyết định làm hoặc sửa đổi HP.
+ B3: Thành lập Ủy ban dự thảo HP.
+ B4: Soạn thảo.
+ B5: Lấy ý kiến nhân dân.
+ B6: Thông qua.
- Quy trình lập pháp:
+ B1: Lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
+ B2: Soạn thảo dự án luật.
+ B3: Thẩm tra dự án luật.
+ B4: Ủy ban thường vụ QH xem xét, cho ý kiến về dự án luật.
+ B5: Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án luật.
+ B6: Công bố luật.
❖ Điểm mới HP 2013 về chức năng lập hiến, lập pháp của QH.
- Theo Điều 83 HP 1992, QH là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến, lập pháp ⇒ quy định này đã đi ngược lại với tinh thần quyền
lập hiến thuộc về nhân dân, tạo nên nguy cơ vi phạm tính tối cao
của HP, cũng như không phù hợp với thực tiễn => khắc phục
những bất cập này, Điều 69 HP 2013 đã bỏ đi từ “duy nhất” khi
quy định về quyền lập hiến, lập pháp của QH, tạo cơ hội cho
những chủ thể khác tham gia vào quy trình này.
+ Các chủ thể tham gia vào quy trình lập hiến: Nhân dân (Lời nói
đầu, Khoản 4 Điều 120 HP 2013), các chủ thể có quyền đề nghị,
sửa đổi HP (Khoản 1 Điều 120 HP 2013)
+ Các chủ thể tham gia vào quy trình lập pháp: các chủ thể có quyền
trình, sáng kiến lập pháp tại Điều 84 HP 2013.
★ Quyền sáng kiến lập pháp theo Điều 84 HP 2013:
TIÊU CHÍ QUYỀN TRÌNH DỰ ÁN QUYỀN TRÌNH KIẾN
LUẬT NGHỊ VỀ LUẬT

Chủ thể - Các chủ thể tại Khoản 1 Chỉ có ĐBQH


quyền: Điều 84 HP 2013
- Đại biểu QH
Nội dung Chủ thể quyền phải xây Chủ thể quyền chỉ cần đề
dựng 1 dự án luật tương xuất, ý kiến về việc sửa
đối hoàn chỉnh để trình đổi luật hoặc ban hành
lên trước QH luật mới

KẾT LUẬN:
- Ngoài quyền trình dự án luật, HP còn trao cho ĐBQH quyền trình
kiến nghị về luật. Lý do: trên thực tế, các ĐBQH đã gặp rất nhiều
khó khăn khi thực hiện quyền trình dự án luật (thực tiễn, chuyên
môn, kinh phí, thời gian,...). Để đảm bảo vai trò là người đại diện
cho nhân dân, ĐBQH cần được trao thêm quyền trình kiến nghị về
luật để có thể chuyển ý chí nhân dân thành pháp luật của nhà
nước.
➢ Những khó khăn:
+ Thiếu thực tiễn: bởi vì Đại biểu Quốc hội không trực tiếp thực hiện
công tác
quản lý, không bao quát
+ Thiếu chuyên môn: thành phần Đại biểu Quốc hội xuất thân từ nhiều
tầng lớp trong xã hội nên không có nhiều chuyên môn về kỹ thuật lập
pháp, gặp khó khăn trong quá trình soạn thảo dự án luật
+ Thiếu kinh phí: vì để tìm hiểu về các kiến nghị của nhân dân về luật,
các đại biểu phải bỏ thời gian khảo sát, học tập, tham khảo ý kiến,...
+ Thiếu thời gian
- Trong các chủ thể tại Điều 84 HP 2013, trên thực tế Chính phủ là
người trình nhiều dự án luật nhất. Lý do: Chính phủ có nhiều điều
kiện thuận lợi để thực hiện quyền này (chuyên môn, thực tiễn, kinh
phí, thời gian). Tuy nhiên, việc Chính phủ trình các dự án luật tồn
tại bất cập, đó là tình trạng cài cắm lợi ích bộ, ngành vào trong các
quy định của dự án luật.
➢ Những thuận lợi:
+ Quyền lập pháp: Quốc hội (Điều 69)
+ Quyền hành pháp: Chính phủ (Điều 94)
+ Quyền tư pháp: Tòa Án (Điều 102)

2. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

a) Thành lập các cơ quan nhà nước ở trung ương.


- Những chức danh do QH bầu:
+ theo đề nghị của Chủ tịch nước: Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, Chánh án tòa án NDTC, Viện trưởng VKS NDTC.
+ theo đề nghị của Ủy ban thường vụ QH: Chủ tịch nước, các chức
danh lãnh đạo trong QH (Chủ tịch, Phó chủ tịch QH, Ủy viên
UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các UBQH…),
Tổng thư ký QH, Tổng kiểm toán nhà nước, Chủ tịch HĐBCQG.
- Những chức danh do QH bầu nhưng không bắt buộc là Đại biểu
QH:
+ Chánh án tòa án NDTC
+ Viện trưởng VKS NDTC
+ Tổng thư ký QH
+ Tổng kiểm toán nhà nước
+ Chủ tịch HĐBCQG
- QH có quyền phê chuẩn các chức danh sau: (Điều 9 Luật tổ
chức QH 2014)
+ việc bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ
+ việc bổ nhiệm Thẩm phán TANDTC
+ danh sách thành viên hội đồng QP&AN
+ danh sách thành viên HĐBCQG
❖ LƯU Ý: sau khi được QH bầu, các chức danh sau phải tiến hành
tuyên thệ trung thành với TQ, ND và HP: Chủ tịch nước, Chủ tịch
QH, Thủ tướng CP, Chánh án TANDTC.
- Chủ tịch QH: đại diện cho QH - cơ quan thực hiện quyền lập pháp.
(Điều 69 HP 2013)
- Thủ tướng chính phủ: người đứng đầu CP - cơ quan thực hiện
quyền hành pháp.
- Chánh án TANDTC: đại diện cho tòa án - cơ quan thực hiện
quyền tư pháp. (Điều 102 HP 2013)
- Chủ tịch nước: nguyên thủ QG có vai trò điều hòa, phối hợp hoạt
động của cả 3 nhánh quyền lực.
- Viện trưởng VKS NDTC không phải tuyên thệ vì theo HP 2013,
VKS không phải là cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

b) Quyết định các vấn đề quan trọng khác.


BTVN 5/12:
1/ Sự khác nhau giữa đại xá, đặc xá, ân xá (ân giảm hình phạt tử
hình)?
- ĐẠI XÁ: là thẩm quyền của Quốc hội => Tha tội triệt để, hoàn toàn
cho hàng loạt người trong một thời điểm.
- ĐẶC XÁ: là thẩm quyền của Chủ tịch nước, Ban Quản lý trại giam
cho ý kiến => Tha tù trước thời hạn. (chịu hình phạt tù có thời
hạn/chung thân)
- ÂN XÁ: do CTN ký quyết định, dưới đề nghị của Chánh án
TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC => Ân giảm án tử hình.
2/ Đọc Luật HĐGS, Nghị quyết chất vấn có những nội dung cơ bản
nào? Search 1 Nghị quyết chất vấn cụ thể của QH, nhận xét xem
Nghị quyết này đã đáp ứng những nội dung cơ bản mà Luật quy
định chưa?

3. Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

a) Khái niệm:

GIẢM SÁT TỐI CAO GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI


- Do QH tiến hành - Do các chủ thể sau tiến hành:
- Được tiến hành tại kỳ họp QH + QH
+ UBTVQH
+ HĐDT, các Ủy ban của QH
+ Đoàn ĐBQH
+ ĐBQH
- Không giới hạn tại kỳ họp QH.
=> GSTC chỉ là 1 trong những hoạt động giám sát của QH.
b) Đối tượng:

So sánh đối tượng GSTC theo Điều 83 HP 1992 và Điều 69 HP


2013?
- Theo Điều 83 HP 1992, đối tượng GSTC là toàn bộ hoạt động của
Nhà nước. Quy định này dẫn đến những bất cập sau:
+ phạm vi giám sát quá rộng
+ dẫn đến sự chồng chéo, trùng lắp giữa chức năng GS của QH với
chức năng kiểm tra, thanh tra và giám sát của CQNN khác (xảy ra
tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, khó quy kết trách nhiệm khi xảy ra
hậu quả)
- Để khắc phục vấn đề này, HP 2013 đã bỏ đi từ “toàn bộ” khi quy
định về đối tượng GSTC với tinh thần: QH chỉ GSTC với những
CQNN ở trung ương.

c) Nội dung:

- Văn bản QPPL của CQNN


- Hoạt động của CQNN

d) Hình thức:
d1) Xem xét báo cáo công tác
d2) Xem xét văn bản QPPL
d3) Xem xét báo cáo giám sát chuyên đề
d4) Xem xét báo cáo của Ủy ban lâm thời
d5) Xem xét báo cáo của UBTVQH về kiến nghị giám sát
d6) Xem xét việc trả lời chất vấn:
- Khái niệm: Chất vấn của QH là việc ĐBQH nêu vấn đề thuộc trách
nhiệm của đối tượng bị chất vấn và yêu cầu những người này trả
lời về trách nhiệm của mình đối với vấn đề được nêu. (Khoản 7
Điều 2 Luật hoạt động giám sát 2015)
=> Mục đích cuối cùng của chất vấn là quy kết trách nhiệm, chất vấn
không nhằm mục đích thu thập thông tin.
- Đối tượng bị chất vấn: Chủ tịch QH, Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ và các thành viên khác của CP, Chánh án TANDTC,
Viện trưởng VKS NDTC, Tổng kiểm toán Nhà nước.
- Quy trình chất vấn: đọc Luật giám sát.
d7) Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm:
- Luật tổ chức QH 2014
- Điều 18 Luật hoạt động giám sát năm 2015
- Nghị quyết số 85/2014 của QH về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu
tín nhiệm

Tiêu chí Lấy phiếu tín nhiệm Bỏ phiếu tín nhiệm

Khái niệm Là việc QH thực hiện quyền giám Là việc QH thể hiện sự tín nhiệm
sát, đánh giá mức độ tín nhiệm ⇒ hoặc không tín nhiệm ⇒ làm cơ sở
làm cơ sở cho việc xem xét đánh cho việc miễn nhiệm.
giá cán bộ.
Đối tượng - Chủ tịch nước, Phó CTN Người giữ chức vụ do QH bầu
- Chủ tịch QH, Phó CTQH, Ủy hoặc phê chuẩn.
viên UBTVQH, Chủ tịch Hội
đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy
ban của QH
- TTCP, Phó TTCP, Bộ trưởng,
Thủ trưởng CQNB
- Chánh án TANDTC, Viện
trưởng VKSNDTC, Tổng
KTNN
Thời điểm, điều 1 lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ - Có yêu cầu của 1 trong 3 nhóm
kiện tiến hành họp thường lệ cuối năm thứ 3 của chủ thể:
nhiệm kỳ ⇒ định kỳ. + UBTVQH
+ HDDT hoặc UBQH
+ Ít nhất 20% ĐBQH
- Người được LPTN mà có từ ⅔
ĐBQH đánh giá tín nhiệm thấp.
Các mức độ - Tín nhiệm cao - Tín nhiệm
trên lá phiếu - Tín nhiệm - Không tín nhiệm
- Tín nhiệm thấp
Hệ quả - Có quá nửa ĐBQH tín nhiệm Có quá nửa ĐBQH không tín
thấp ⇒ có thể xin từ chức. nhiệm:
- Có thể xin từ chức
- Có từ ⅔ ĐBQH tín nhiệm - Không từ chức thì người đã
thấp ⇒ UBTVQH trình QH bỏ giới thiệu để QH bầu hoặc
phiếu tín nhiệm. phê chuẩn chức danh đó
trình QH miễn nhiệm, bãi
nhiệm hoặc phê chuẩn đề
nghị miễn nhiệm, cách
chức.

KẾT LUẬN:
- Tạo cơ hội để người được lấy phiếu tín nhiệm có thể khắc phục
sai lầm, khuyết điểm của mình; thể hiện truyền thống đánh kẻ
chạy đi không ai đánh người chạy lại.
- Tạo điều kiện cho người được lấy phiếu tín nhiệm có thể rút lui
trong “danh dự”.
❖ Nhận xét về hoạt động lấy phiếu tín nhiệm của QH:
- Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm: quá rộng, chỉ nên tập trung lấy
phiếu tín nhiệm đối với các thành viên Chính phủ.
- Mức độ:
+ chưa quy định về mức độ không tín nhiệm ⇒ tước đi quyền của
ĐBQH trong việc thể hiện thái độ không tín nhiệm đối với người
được lấy phiếu tín nhiệm.
+ ranh giới giữa các mức độ tín nhiệm chưa rõ ràng ⇒ gây khó khăn
cho ĐBQH trong việc đưa ra mức độ đánh giá chính xác.
+ gây ra sự khó khăn trong việc xếp loại mức độ tín nhiệm của QH
đối với người được lấy phiếu tín nhiệm.
- Thời điểm tiến hành lấy phiếu tín nhiệm:
Theo Nghị quyết số 35/2012 QH lấy PTN 4 lần/nhiệm kỳ. Tuy
nhiên theo UBTVQH, 1 năm là khoảng thời gian quá ngắn, không
đủ để phản ánh sự chuyển biến trong công tác của người được
lấy PTN, không đồng bộ với lấy PTN trong tổ chức Đảng.
⇛ Nghị quyết 85/2014 sửa lại thành lấy PTN 1 lần/nhiệm kỳ.
● Ưu điểm:
+ tiết kiệm thời gian, kinh phí, công sức trong việc lấy PTN.
+ khắc phục được những hạn chế của việc lấy PTN định kỳ hàng
năm.
● Hạn chế:
+ tước đi cơ hội của người được lấy PTN trong việc thể hiện nỗ lực,
cố gắng của bản thân để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm ở
lần lấy PTN trước.
+ giảm tần suất giám sát ⇒ giảm hiệu quả giám sát của QH.
III/ Cơ cấu tổ chức của Quốc hội.

1. UBTVQH.
- Đây là cơ quan thường trực của QH. (hoạt động thường xuyên)
Lý do: QHVN là 1 cơ quan làm việc không thường xuyên, mỗi năm chỉ
họp thường lệ 2 lần, vì vậy QH phải lập ra UBTVQH để giúp QH giải
quyết các công việc trong thời gian QH không họp.
- Thành viên: Chủ tịch QH, các Phó CTQH và các Ủy viên.
+ là ĐBQH chuyên trách
Lý do: Nhằm đảm bảo họ có đủ thời gian, chuyên môn, tâm huyết… để
giúp QH giải quyết các công việc trong thời gian QH không họp.
+ không được đồng thời là thành viên Chính phủ
Lý do: trong thời gian QH không họp, UBTVQH sẽ giúp QH giám sát CP.
Quy định này nhằm đảm bảo sự khách quan trong giám sát, tránh tình
trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”.
- Nhiệm vụ, quyền hạn: Điều 74 HP 2013
● UBTV có thể đình chỉ, bãi bỏ văn bản của những chủ thể sau:
+ Chính phủ
+ Thủ tướng CP
+ TANDTC
+ VKSNDTC
● Trường hợp có quyền đỉnh chỉ, bãi bỏ văn bản:
- VB đó trái với HP, luật, nghị quyết của QH ⇒ đình chỉ.
- VB đó trái với pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH ⇒ bãi bỏ.

2. Hội đồng dân tộc và các ủy ban của QH.


Đây là cơ quan chuyên môn của QH.
- HĐDT: xuất phát từ đặc thù của nước ta là 1 nước có nhiều dân
tộc cùng sinh sống ⇒ việc ban hành các chính sách về dân tộc là
vô cùng quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển bình đẳng
cho các dân tộc cũng như tránh sự chia rẽ của các thế lực thù địch
về vấn đề dân tộc.
- Các UB của QH:
(1) UB pháp luật
(2) UB tư pháp
(3) UB kinh tế
(4) UB tài chính, ngân sách
(5) UB QP&AN
(6) UB văn hóa, giáo dục
(7) UB xã hội
(8) UB khoa học, công nghệ và môi trường
(9) UB đối ngoại
**UB lâm thời (Điều 88, 89 Luật Tổ chức QH)
Lý do: xuất phát từ việc những vấn đề do QH quyết định có phạm vi rất
rộng và đa dạng nhưng chuyên môn của các ĐBQH là giới hạn và
không đồng đều ⇒ các UB có vai trò hỗ trợ, tư vấn cho QH trong việc
quyết định các vấn đề trong từng lĩnh vực, chuyên môn.
⇛ Những cơ quan này có 2 vai trò cơ bản sau:
+ tham mưu, tư vấn cho QH những vấn đề thuộc lĩnh vực mà mình
phụ trách
+ giúp QH giám sát các hoạt động của CP trong lĩnh vực mà mình
phụ trách

IV/ Kỳ họp Quốc hội.

1. QH họp kín hay công khai?

Họp công Họp

Th
eo
đề

Chủ tịch UBTVQH TT Ít nhất ⅓


2. QH họp mấy lần trong một năm?

Họp thường
lệ (mỗi năm Họp bất thường

Theo
yêu

Chủ tịch UBTVQH TTCP Ít nhất ⅓


ĐBQH

3. Tỷ lệ biểu quyết thông qua các văn bản tại kỳ họp?

Luật, nghị quyết


thông thường HP, nghị quyết đặc biệt

½ tổng số đại biểu ⅔ tổng số đại biểu tán


tán thành thành

❖ Nghị quyết đặc biệt của QH:


- Nghị quyết sửa đổi, bổ sung HP
- Nghị quyết bãi nhiệm ĐBQH
- Nghị quyết kéo dài, rút ngắn nhiệm kỳ QH
V/ Đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội.

1. ĐBQH.
- ĐBQH chuyên trách: chiếm ít nhất 40% tổng số ĐBQH (Luật sửa
đổi bổ sung năm 2020); họ phải dành toàn bộ thời gian làm việc
để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH.
- ĐBQH không chuyên trách: phải dành ít nhất ⅓ thời gian làm việc
trong năm để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH.

2. Đoàn ĐBQH.
- Đây là tổ chức của các ĐBQH được bầu tại 1 tỉnh, thành hoặc
được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành đó.
- Trưởng đoàn hoặc phó trưởng đoàn ĐBQH phải là ĐBQH chuyên
trách, do chính đoàn ĐBQH bầu ra và được UBTVQH phê chuẩn
kết quả bầu.

BÀI 6: CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCNVN


I/ Vị trí, tính chất pháp lý.
- HP năm 1946: Chủ tịch nước có 3 vị trí là đứng đầu Nhà nước,
đứng đầu Chính phủ, đứng đầu quân đội.
- HP năm 1959: Chủ tịch nước chỉ còn 1 vị trí là đứng đầu Nhà
nước. Đây là bản HP duy nhất trong 5 bản HP VN quy định độ tuổi
ứng cử (35 tuổi trở lên) và không quy định CTN phải là ĐBQH.
- HP năm 1980: Hội đồng nhà nước = Chủ tịch tập thể nước
CHXHCNVN (CTN) + Cơ quan hoạt động thường xuyên của QH
(UBTVQH) ⇒ đây là bản HP duy nhất quy định chế định CTN tập
thể.
- HP năm 1992 và 2013: CTN chỉ còn 1 vị trí duy nhất là người
đứng đầu nhà nước, thay mặt đất nước về đối nội, đối ngoại.
II/ Nhiệm vụ, quyền hạn của CTN.

1. Về việc thay mặt Nhà nước.


- Khoản 5, Khoản 6 Điều 88 HP 2013.

2. Về việc điều phối hoạt động.

a) Điều phối quyền lập pháp. (Khoản 1 Điều 88, 85 HP 2013)


- CTN công bố pháp lệnh của UBTVQH trong thời hạn chậm nhất
là 15 ngày kể từ ngày pháp lệnh được thông qua.
- CTN có quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại pháp lệnh trong thời
hạn 10 ngày kể từ ngày thông qua. Lý do:
+ Nhằm kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính khả thi của pháp
lệnh. Pháp lệnh là 1 dạng lập pháp ủy quyền. Trên thực tế, pháp
lệnh có giá trị như 1 đạo luật (bởi vì vấn đề mà pháp lệnh điều
chỉnh hầu như chưa có luật điều chỉnh). Nhưng quy trình soạn
thảo và thông qua pháp lệnh lại đơn giản hơn rất nhiều so với luật
(pháp lệnh được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên
UBTVQH tán thành, tức khoảng 10 người) ⇒ tiềm ẩn nguy cơ chủ
quan duy ý chí, tùy tiện, lạm quyền. Vì vậy, HP phải trao quyền
này cho CTN như một bước “tiền kiểm” trước khi đưa pháp lệnh
vào cuộc sống.
+ CTN là người đầu tiên được tiếp cận với pháp lệnh sau khi pháp
lệnh được thông qua (so với Thủ tướng, Chánh án TANDTC, Viện
trưởng VKSNDTC) ⇒ CTN là người có nhiều thời gian, điều kiện
để phát hiện ra các bất cập, sai sót trong pháp lệnh.
+ Trong HP 1980, CTN và UBTVQH được gộp thành 1 cơ quan là
HĐNN. Sự ngang hàng về vị trí pháp lý giữa 2 cơ quan này được
duy trì đến HP 2013. Theo đó, trong thời gian QH không họp, các
chủ thể khác phải báo cáo công tác trước UBTVQH nhưng CTN
không phải báo cáo ⇒ vị thế ngang hàng này là cơ sở để HP 2013
trao cho CTN quyền phủ quyết pháp lệnh.
+ Nhằm tăng cường quyền lực của CTN trong việc kiểm soát quyền
lực nhà nước.
- Theo HP 2013, CTN không có quyền phủ quyết luật của QH. Lý
do:
+ Xuất phát từ vị trí pháp lý: Điều 69 HP 2013, QH là cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất nước ta ⇒ CTN không thể nào ngang bằng
hoặc cao hơn QH nên không thể có quyền phủ quyết luật của QH.
+ CTN là ĐBQH nên đã được tham gia thảo luận và biểu quyết
thông qua các đạo luật. Nếu có vấn đề hay ý kiến gì thì CTN đã có
cơ hội để thể hiện trước QH như là 1 sự “tiền kiểm” ⇒ không cần
trao thêm quyền phủ quyết.

b) Điều phối quyền hành pháp. (Khoản 2 Điều 88, Điều 90 HP 2013)
- CTN có quyền tham dự phiên họp của CP trong bất kỳ trường hợp
nào mà không cần điều kiện “khi xét thấy cần thiết”.
- Ngoài quyền tham dự phiên họp, CTN còn có quyền yêu cầu CP
họp.

c) Điều phối quyền tư pháp. (Khoản 3 Điều 88 HP 2013)


- CTN không có quyền quyết định đại xá, vì thẩm quyền này thuộc
về QH (Điều 70 HP 2013). CTN chỉ có quyền căn cứ vào nghị
quyết của QH để công bố quyết định đại xá.
- CTN có quyền quyết định đặc xá.
- Quy trình thành lập thẩm phán TANDTC:
● B1: Chánh án TANDTC trình QH phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm
thẩm phán TANDTC
● B2: QH xem xét và ra nghị quyết phê chuẩn
● B3: Căn cứ trên nghị quyết của QH, CTN ký quyết định bổ nhiệm
=> Trong quy trình trên, chủ thể có vai trò quyết định là QH. CTN chỉ có
vai trò hợp thức hóa về mặt nhà nước quyết định của QH. Đây là điểm
mới của HP 2013:
+ Tăng cường sự kiểm soát của QH trong quy trình thành lập chức
năng này.
+ Nâng cao vị thế, uy tín của thẩm phán TANDTC.

BÀI 7: CHÍNH PHỦ


I/ Vị trí, tính chất pháp lý.
Theo Điều 94 HP 2013, CP có những tính chất pháp lý sau:
- Tính hành chính (CP là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất
nước ta). CP được lập ra để thực hiện chức năng quản lý và đây
là cơ quan quản lý cao nhất trong hệ thống các cơ quan hành
chính nhà nước của nước ta.
- Tính chấp hành (CP là cơ quan chấp hành của QH). Điều này
được thể hiện qua 3 phương diện sau:
+ CP do QH lập ra (chỉ có Thủ tướng CP là do QH bầu ra, các thành
viên còn lại của CP là do QH phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm)
+ CP phải chấp hành tất cả các văn bản của QH, không có quyền
phủ quyết những văn bản này.
+ QH có quyền giám sát hoạt động của CP thông qua việc chất vấn,
lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, xem xét báo cáo công tác,
xem xét báo cáo QPPL.
=> Trong 2 tính chất này, tính hành chính là tính chất cơ bản và quan
trọng nhất của CP. Vì CP được lập ra để thực hiện chức năng quản lý,
còn tính chấp hành chỉ là tính chất phái sinh từ việc áp dụng quy tắc tập
quyền XHCN trong tổ chức và hoạt động của BMNN.

II/ Cơ cấu tổ chức và thành viên của CP.

1. Trình bày cơ cấu tổ chức và thành viên của CP (Điều 2 Luật tổ


chức CP).

a) Cơ cấu tổ chức.
CP hiện nay bao gồm:
- 18 bộ
- 4 cơ quan ngang bộ:
+ Văn phòng CP ⇒ Chủ nhiệm VPCP
+ Thanh tra CP ⇒Tổng thanh tra CP
+ Ngân hàng nhà nước VN ⇒ Thống đốc NHNNVN
+ Ủy ban dân tộc ⇒ Chủ nhiệm UBDT
b) Thành viên.
Thủ tướng CP:
- Cách thành lập: do QH bầu theo đề nghị của CTN
- Thủ tướng CP bắt buộc là ĐBQH. Lý do:
+ đảm bảo tính chấp hành của CP đối với QH.
+ tăng cường sự tín nhiệm của nhân dân đối với thủ tướng trong bối
cảnh chức danh này không do dân bầu trực tiếp.
Các Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ:
- Cách thành lập: các chức danh này được thành lập theo quy trình
3 bước như sau:
● B1: Thủ tướng CP trình QH phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm đối với
các chức danh này.
Ý nghĩa:
+ Tạo sự chủ động cho Thủ tướng trong việc lựa chọn bộ máy làm
việc phù hợp, có khả năng phối hợp nhịp nhàng với mình.
+ Đồng thời tăng cường tiếng nói của Thủ tướng đối với các thành
viên khác của CP.
● B2: QH xem xét và ra nghị quyết phê chuẩn.
Ý nghĩa: Tăng cường sự kiểm soát của QH đối với quy trình thành lập
các chức danh này; nâng cao vị thế, uy tín của các chức danh này.
● B3: Căn cứ vào nghị quyết của QH, CTN ký quyết định bổ nhiệm.
Ý nghĩa: mang tính chất hợp thức hóa về mặt nhà nước.
- Các chức danh này không bắt buộc là ĐBQH. Lý do:
+ nhằm đảm bảo tính khách quan trong việc QH giám sát CP
+ tạo phạm vi rộng rãi để Thủ tướng lựa chọn nhân sự

2. Định hướng, đổi mới CP.


- Thành lập các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
- Tăng cường quyền lực của người đứng đầu CP bằng cách quy
định những vấn đề nào phải được tập thể chính phủ thảo luận và
biểu quyết theo đa số.

III/ Nhiệm vụ, quyền hạn của CP (Điều 98 HP 2013, Điều 28


Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015).
- Đọc kỹ Khoản 3, Khoản 5 Điều 28 Luật tổ chức Chính phủ.
BÀI 8: TÒA ÁN NHÂN DÂN VÀ VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN
PHẦN I - TÒA ÁN NHÂN DÂN.

I/ Nhiệm vụ.

ĐIỀU 126 HP 1992 KHOẢN 3 ĐIỀU 102 HP 2013


- Quy định nhiệm vụ của VKSND và - Quy định nhiệm vụ của VKSND và
TAND hoàn toàn giống nhau. TAND khác nhau:
- Quy định nhiệm vụ của Tòa dài + nhiệm vụ của Tòa được quy
dòng. định tại Khoản 3 Điều 102 ⇒
- Nhiệm vụ đầu tiên của Tòa là bảo vệ bảo vệ công lý.
pháp chế XHCN. + nhiệm vụ của Viện được quy
↪ trật tự pháp luật do nhà nước định tại Khoản 3 Điều 107 ⇒
XHCN đặt ra. bảo vệ pháp luật.
- Bổ sung nhiệm vụ của Tòa là bảo vệ
quyền con người, quyền công dân và
quy định lại nhiệm vụ của Tòa theo
hướng súc tích hơn.
- Nhiệm vụ đầu tiên của Tòa là bảo vệ
công lý.
↪ lẽ công bằng, lẽ phải.
❖ Ý nghĩa:
+ Với quy định này, trong trường hợp
người dân khởi kiện 1 vụ việc chưa có
pháp luật quy định thì TAND không
được quyền từ chối thụ lý. Tinh thần
này của HP 2013 đã được cụ thể hóa
trong Bộ Luật dân sự và Bộ Luật tố
tụng dân sự năm 2015.
+ Trong trường hợp TAND phát hiện 1
văn bản trái với HP hoặc xâm phạm
quyền con người, quyền công dân
hoặc đã lỗi thời, lạc hậu thì TAND có
quyền từ chối áp dụng. Tinh thần này
chưa được cụ thể hóa trong luật
chuyên ngành, chỉ có quyền kiến nghị.
(xem Khoản 7 Điều 2 Luật tổ chức
TAND)
II/ Cơ cấu tổ chức (Điều 3 Luật Tổ chức TAND năm 2014).

1. TAND tối cao. (1 ở HN)

a) Nhiệm vụ (Điều 20).


- Giám đốc thẩm, tái thẩm
- Giám đốc việc xét xử
- Tổng kết thực tiễn xét xử, đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật
- Quản lý Tòa án về tổ chức
- Trình dự án luật, pháp lệnh
b) Cơ cấu tổ chức (Điều 21)
c) Thành viên
- Chánh án TANDTC (Điều 26)
- Phó Chánh án TANDTC (Điều 28,59)
- Thẩm phán TANDTC (Điều 72)
- Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (Điều 92,93)
- Công chức khác, viên chức và người lao động
Lưu ý:
- Chánh án là người đứng đầu Tòa án, còn Thẩm phán là người
được đào tạo để thực hiện công tác xét xử.
- Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chánh án không bắt buộc
là Thẩm phán, trừ Chánh án Tòa án quân sự trung ương.

2. TAND cấp cao. (3 ở HN, ĐN, HCM)

3. TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

4. TAND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương
đương. (TAND tối cao cấp huyện trở lên, không tối cao cấp xã)

5. TA quân sự.
PHẦN II - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

I/ Chức năng của VKSND.

1. HP năm 1946.
- Chưa quy định về VKSND.
Lý do: đây là HP được xây dựng thiên về mô hình HP tư sản,
giữa hầu hết các cơ quan nhà nước đã có sự kiểm sát chéo lẫn
nhau ⇒ không cần thành lập hệ thống VKSND.

2. HP năm 1959 đến HP năm 1992.


- HP năm 1959: là HP đầu tiên quy định về VKSND với 1 chức
năng là kiểm sát việc tuân theo pháp luật.
- HP năm 1980: bổ sung thêm 1 chức năng nữa cho VKSND là
thực hành quyền công tố.
- HP năm 1992: tiếp tục kế thừa 2 chức năng này của VKSND
(kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố).

3. Từ Nghị quyết số 51 năm 2001 đến nay.


- Nghị quyết số 51/2001: quy định VKSND có 2 chức năng là thực
hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Lý do: quy định “kiểm sát việc tuân theo pháp luật” tạo nên 1
phạm vi kiểm sát quá rộng và sự chồng chéo, trùng lắp với chức
năng kiểm tra, thanh tra, giám sát của các CQ khác ⇒ NQ 51/2001
đã thu hẹp chức năng này thành kiểm sát hoạt động tư pháp.
- HP năm 2013: vẫn tiếp tục kế thừa 2 chức năng này của VKSND.

II/ Cơ cấu tổ chức (Điều 40 Luật tổ chức VKSND 2014).

BÀI 9: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG


(Nhớ in: NQ85/2014 & Luật sửa đổi bổ sung
2019)
I/ Khái quát về đơn vị hành chính.

Câu hỏi 1: Cách phân chia đơn vị hành chính?


CSPL: Điều 2 Luật tổ chức CQĐP năm 2015 (được sửa đổi bổ sung
năm 2019)
Đơn vị hành chính nước ta bao gồm:
- Cấp tỉnh: là cách gọi chung của:
+ tỉnh (58)
+ thành phố trực thuộc trung ương (HN, HP, ĐN, HCM, CT)
- Cấp huyện: là cách gọi chung của:
+ huyện
+ quận
+ thị xã
+ TP thuộc tỉnh
+ TP thuộc TP trực thuộc trung ương ⇒ điểm mới HP 2013 và Luật tổ
chức chính quyền năm 2015
- Cấp xã: là cách gọi chung của:
+ xã
+ phường
+ thị trấn
⇒ Thuật ngữ “cấp tỉnh” ⇎ “tỉnh”, “cấp huyện” ⇎ “huyện”, “cấp xã” ⇎ “xã”;
“cấp trên” ⇎ “cấp trên trực tiếp”, “cấp dưới” ⇎ “cấp dưới trực tiếp”.
- Đơn vị HC - KT đặc biệt: do QH thành lập để trao những cơ chế
chính sách đặc thù nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của đơn vị
đó.

Câu hỏi 2: Mỗi ĐVHC được chia thành ĐVHC cấp dưới trực
tiếp nào?
CSPL: Điều 110 HP 2013

II/ Hội đồng nhân dân.

1. Vị trí, tính chất pháp lý.


Theo Điều 113 HP 2013, HĐND là:
- Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
- Cơ quan đại diện của nhân dân địa phương

2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

a) Quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phương.


Theo Điều 83 Luật tổ chức CQĐP 2015 (sửa đổi bổ sung 2019),
HĐND có quyền bầu các chức danh sau:
- Thành viên HĐND:
+ Chủ tịch HĐND
+ Phó chủ tịch
+ Trưởng ban HĐND
+ Phó Trưởng ban
- Thành viên UBND:
+ Chủ tịch UBND
+ Phó Chủ tịch
+ Ủy viên
- Hội thẩm nhân dân
Lưu ý:
- Chỉ có kết quả bầu CT, PCT HĐND và CT, PCT UBND phải được
phê chuẩn.
- Kết quả bầu CT, PCT HĐND phải được Thường trực HĐND cấp
trên trực tiếp phê chuẩn (UBTVQH phê chuẩn đối với cấp tỉnh).
- Kết quả bầu CT, PCT UBND phải được CT UBND cấp trên trực
tiếp phê chuẩn (Thủ tướng CP phê chuẩn đối với cấp tỉnh).
b) Giám sát hoạt động của các CQNN khác ở địa phương.

3. Cơ cấu tổ chức.

a) Số lượng đại biểu HĐND.


- Chương II: Điều 18,25,32
- Chương III: Điều 39,46,53,60,67
b) Thường trực và các ban của HĐND.
- Cấp tỉnh: Điều 18,39
- Cấp huyện: Điều 25,46,53
- Cấp xã: Điều 32,60,67
Đề: Hãy chứng minh tư tưởng đề cao chủ quyền nhân dân trong
HP 2013? 19h CN tuần sau. (Lời nói đầu - điều 120) (điểm mới 2013)
(diễn đạt thành ý)

III/ UBND.

1. Vị trí, tính chất pháp lý. (Điều 114 HP 2013)


UBND là:
- Cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp.
+ Về thành lập: HĐND bầu tất cả thành viên của UBND.
+ Về hoạt động: UBND phải chấp hành tất cả văn bản của HĐND.
+ Về kiểm tra, giám sát: HĐND có quyền giám sát UBND.
- Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
+ Về thành lập: Mặc dù tất cả thành viên của UBND là do HĐND bầu
nhưng kết quả bầu CT, PCT UBND phải được người đứng đầu
CQHCNN cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
+ Về hoạt động: UBND phải chấp hành mệnh lệnh và chịu sự chỉ
đạo của CQHCNN cấp trên.
+ Về kiểm tra, giám sát: Người đứng đầu CQHCNN cấp trên có
quyền điều động, đình chỉ công tác, cách chức CT, PCT UBND
cấp dưới trực tiếp. Có quyền đình chỉ hoặc bãi bỏ văn bản trái
pháp luật của CT UBND hoặc tập thể UBND.
=> Ở nước ta hiện nay, UBND được tổ chức và hoạt động theo nguyên
tắc trực thuộc 2 chiều (song trùng trực thuộc).
+ Chiều ngang: trực thuộc HĐND cùng cấp
+ Chiều dọc: trực thuộc CQHCNN cấp trên
Lý do: nhằm đảm bảo tính thông suốt trong hoạt động của hệ thống
CQHCNN cũng như tránh tình trạng hình thức trong hoạt động của
HĐND các cấp, từ đó đảm bảo tính dân chủ trong bộ máy chính quyền
cấp cơ sở.

2. Cơ cấu tổ chức.
Thành viên:
- Cấp tỉnh: Điều 20, 41 Luật tổ chức CQĐP 2015
- Cấp huyện: Điều 27, 48, 55
- Cấp xã: Điều 34, 62, 69
Cơ quan chuyên môn: Điều 9
UBND cấp tỉnh
(Tỉnh, TP trực
thuộc TW)

Thành Cơ quan

PCT Ủy S Cơ quan
CT tương
đương Sở

Người UV phụ UV phụ


đứng đầu trách trách quân
CQCM công an sự

UBND cấp huyện


(Huyện, quận, thị
xã, TP thuộc tỉnh,
TP thuộc TP trực

Thành Cơ quan

PCT Ủy Phòng Cơ quan


CT tương

Người UV phụ UV phụ


đứng đầu trách trách quân
sự
UBND cấp xã
(Xã, phường, thị

Thành Không có cơ
quan chuyên

CT PCT Ủy

UV phụ UV phụ
trách trách quân
sự

Lưu ý: Tất cả thành viên của UBND có bắt buộc là ĐBHĐND


hay không?
- Theo Điều 83 Luật Tổ chức CQĐP, CT UBND được bầu tại kỳ
họp thứ I phải là ĐBHĐND, nếu được bầu trong nhiệm kỳ thì
không nhất thiết là ĐBHĐND.
- PCT và UV UBND không bắt buộc là ĐBHĐND.

You might also like