You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

BÀI BÁO CÁO NHÓM 01


NHÓM HỌC PHẦN H01 – HỌC PHẦN KL376
HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 – 2024

PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI


TRONG PHÁP LUẬT VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn:


Ths. Nguyễn Huỳnh Anh
Bộ môn: Luật Kinh tế

Hậu Giang, tháng 03 năm 2024


DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
STT Họ & tên MSSV Đánh giá Phụ trách
1 Đào Nhật Tân B2108778 100% Nhóm trưởng, Word
2 Dương Thành Lợi B2108764 100% PPT
3 Trần Thị Kim Ngọc B2101705 100% Nội dung
4 Thạch Thanh Toàn B2108786 100% Nội dung
5 Đinh Kiều My B2101699 100% Nội dung
6 Mai Văn Hiền B2108755 100% Nội dung
MỤC LỤC

1. KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI ......... 1
1.1. Định nghĩa “nuôi con nuôi” ......................................................................................... 1
1.2. Định nghĩa “nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài” ...................................................... 1
1.3. Định nghĩa “pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài” ...................................... 1
2. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI ................................................................................................................................... 1
2.1. Các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên ........................... 1
2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật trong nước .............................................................. 1
2.3. Tập quán trong pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .............. 1
3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT XẢY RA ............................................................ 2
3.1. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài................................. 2
3.2. Điều kiện đối với trẻ em Việt Nam được nhận là con nuôi ......................................... 3
3.3. Điều kiện đối với người xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài .............................. 3
3.4. Thẩm quyền, trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài .................... 5
4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỀ NUÔI
CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA .................................... 6
5. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG ................................................................................................... 6
5.1. Tình huống 1 ................................................................................................................ 6
5.2. Tình huống 2 ................................................................................................................ 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 9
PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI TRONG PHÁP LUẬT TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1. KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1.1. Định nghĩa “nuôi con nuôi”
Dưới góc độ xã hội, nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con trên thực tế
giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi nhằm đáp ứng những nhu cầu về tình cảm
và lợi ích giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi mà không có sự công nhận của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.1
Dưới góc độ pháp lý căn cứ tại khoản 1, Điều 3, Luật Nuôi con nuôi năm 2010: Nuôi
con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được
nhận làm con nuôi.
1.2. Định nghĩa “nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”
Căn cứ theo khoản 5, Điều 3, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 Nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa
người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, giữa công dân VIệt Nam với nhau mà một bên
định cư ở nước ngoài.
Theo công ước La Haye 1993 Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là khi một trẻ em
thường trú ở một Nước ký kết (Nước gốc) đã, đang hoặc sẽ được chuyển đến một Nước ký
kết khác (Nước nhận) sau khi đã được một cặp vợ chồng hay một người thường trú ở nước
nhận nhận làm con nuôi tại Nước gốc, hoặc vì mục đích của việc nuôi con nuôi như vậy tại
Nước nhận hay Nước gốc.
1.3. Định nghĩa “pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài”
Pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là tổng thể các quy phạm pháp luật
quốc gia và các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài.

2. NGUỒN LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ


NƯỚC NGOÀI
2.1. Các điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên
Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi và các Hiệp
định tương trợ tư pháp có nội dung liên quan đến nuôi con nuôi. Trong đó quan trọng là
Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc
tế có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 01/02/2012.
2.2. Các văn bản quy phạm pháp luật trong nước
Luật Nuôi con nuôi số 52/2010/QH12 ngày 17/06/2010;
Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con
nuôi;
Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Nuôi con nuôi.
2.3. Tập quán trong pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Theo quy định hiện hành của pháp luật, việc nuôi con nuôi theo tập quán được xem là
hợp pháp nếu các bên tuân thủ quy định về điều kiện và thời gian đăng ký nuôi con nuôi.

1
Bùi Thị Thanh Lê: Các điều kiện nuôi con nuôi theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015:
4.

1
Tại Việt Nam, việc áp dụng tập quán trong quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
không phổ biến. Mặc dù quan hệ nuôi con nuôi theo tập quán có thể là vì lợi ích của con
nuôi, người nhận nuôi, gia đình hoặc dòng họ, nhưng quan trọng là tất cả các bên phải tuân
thủ các quy định của pháp luật. Các quan hệ này đã tồn tại từ lâu, được xã hội và cộng
đồng chấp nhận. Để được công nhận bởi pháp luật, các bên tham gia quan hệ nuôi con nuôi
phải tuân thủ các quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010, Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa
đổi bổ sung bởi Nghị định 19/2011/NĐ-CP và các văn bản liên quan.

3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT XẢY RA
3.1. Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là những tư tưởng,
quan điểm chủ đạo trong công việc quy định và giải quyết vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài. Điều 4 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định ba nguyên tắc đối với việc
nuôi con nuôi nói chung và nuôi con có yếu tố nước ngoài nói riêng như sau:
Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong
môi trường gia đình gốc.
Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm
con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không
trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở
trong nước.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài cần phải chú ý đến những nguyên tắc sau: Một là, nguyên tắc "Khi giải quyết việc
nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong gia đình gốc". Đây là
nguyên tắc rất quan trọng được ghi nhận từ thực tế phát triển của trẻ em được cho/nhận
làm con nuôi. Gia đình gốc nơi trẻ được sinh ra là môi trường lý tưởng nhất cho sự phát
triển và hình thành nhân cách của trẻ, là gia đình của những người có quan hệ quyết thống
chung với nhau. Do đó, nếu được sống trong gia đình gốc, trẻ em sẽ được sống trong môi
trường tốt nhất, được những người ruột thịt yêu thương, chăm sóc, bảo vệ, tránh được
những xâm hại về thể chất và tinh thần. Đây là tiền đề để trẻ em phát triển tốt về mặt tâm
lý, tạo điều kiện tốt để phát triển toàn diện.
Nguyên tắc này chi phối toàn bộ quá trình cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Khi trẻ
em được cho làm con nuôi thì thứ tự ưu tiên hàng đầu là những người thân trong gia đình
của trẻ em đó, là những người có quan hệ nuôi dưỡng hoặc huyết thống gần gũi nhất như
cha dượng, mẹ kế, cô, dì, chú, bác ruột. Tiếp theo đó, người được ưu tiên nhận con nuôi là
người Việt Nam ở trong nước, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, cuối cùng mới
đến người Việt Nam, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
Hai là, nguyên tắc "Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân
biệt nam, nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội". Nguyên tắc này đề cao quyền và lợi
ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi. Ngoài ra, việc
nuôi con nuôi còn phải được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng không phân biệt
giới tính. Đây là nguyên tắc nhằm thiết lập các quan hệ nuôi con nuôi một cách bền vững.
Ba là, nguyên tắc "Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được
gia đình thay thế ở trong nước". Nguyên tắc này bổ trợ cho nguyên tắc "cần tôn trọng
quyền được sống trong gia đình gốc" của trẻ em, thể hiện tinh thần ưu tiên cho người trong
nước nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi hơn người nước ngoài. Nếu việc nuôi dưỡng,
chăm sóc trẻ em trong gia đình gốc không thể thực hiện được thì việc tìm kiếm một gia
đình thay thế trong lãnh thổ Việt Nam được ưu tiên trước khi tìm kiếm một gia đình thay
thế cho trẻ em ở nước ngoài. Điều này đảm bảo cho Trẻ em Việt Nam vẫn được sống tại
quê hương, được sống trong môi trường văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam.
3.2. Điều kiện đối với trẻ em Việt Nam được nhận là con nuôi
Trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ 16 tuổi trở xuống (khoản
1 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010). Trẻ em từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một
trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì có thể được
nhận làm con nuôi nếu:
Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Sở dĩ pháp luật Việt Nam có quy định như thế bởi ở độ tuổi này trẻ em chưa phát
triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần, khó có thể sống độc lập và tự lo cho cuộc sống
của mình. Vì thế chúng cần được quan tâm và chăm sóc. Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi
của một người độc thân hoặc của hai vợ chồng là những người khác giới có quan hệ hôn
nhân hợp pháp (khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010).
Ví dụ: Theo quy định của Pháp luật Việt Nam trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ
em có độ tuổi từ 16 tuổi trở xuống. Theo Pháp luật của Pháp thì trẻ em được nhận làm con
nuôi là trẻ em có độ tuổi từ 15 tuổi trở xuống. Lúc này, xảy ra xung đột pháp luật giữa 2
nước.
3.3. Điều kiện đối với người xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài
Trước hết, người nước ngoài muốn được nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thì phải
là người thường trú ở nước mà nước đó cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi
con nuôi với Việt Nam. Người nước ngoài thường trú ở nước mà nước đó không cùng là
thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam sẽ không được nhận Trẻ
em Việt Nam làm con nuôi (Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010). Quy định này là phù
hợp khi Việt Nam gia nhập Công ước La Hay 1993.
Theo khoản 2 Điều 28 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh
trong các trường hợp sau đây:
Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;
Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm con
nuôi;
Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01
năm .
Như vậy, có thể hiểu là người nước ngoài thường trú ở bất cứ nước nào cũng có
quyền được nhận đích danh trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong các trường hợp trên,
không phụ thuộc vào việc nước họ thường trú có cùng là thành viên của điều ước quốc tế
về nuôi con nuôi với Việt Nam hay không. Quy định này hoàn toàn hợp lý, mang lại nhiều
cơ hội để tìm kiếm gia đình thay thế cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài
nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải tuân thủ pháp luật của nước nơi người đó thường
trú và các quy định sau đây của pháp luật Việt Nam (khoản 1 Điều 29 Luật Nuôi con nuôi
năm 2010):
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;
Có tư cách đạo đức tốt;
Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo
dục con nuôi;
Không phải là người đang bị phạt tù, bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với
con chưa thành niên hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội: cố ý
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhânphẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành
hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc
hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt
trẻ em.
Công dân Việt Nam xin nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi phải đồng thời có đủ
các điều kiện tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 như nêu trên và pháp luật của nước
mà trẻ em đó thường trú (khoản 2 Điều 29 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).
Giải quyết xung đột pháp luật theo các Điều ước quốc tế Việt Nam tham gia
Phương pháp xung đột và việc áp dụng các quy phạm xung đột là phương pháp chủ
yếu được sử dụng trong các điều ước quốc tế, bởi nó dễ xây dựng, chi phí ít vì chỉ cần
thông qua thỏa thuận của các bên. Nếu đi sâu nghiên cứu phương pháp thực chất và
phương pháp xung đột thì ta thấy phương pháp thực chất có những điểm ưu việt hơn hẳn so
với phương pháp xung đột bởi tính nhanh chóng, cụ thể trong việc áp dụng quy phạm pháp
luật điều chỉnh quan hệ
Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp thực chất
đạt được sự thống nhất giữa các bên bởi giữa các quốc gia không có sự tương đồng về hoàn
cảnh lịch sử, thành phần dân tộc, trình độ phát triển và chế độ chính trị…Do đó, việc xây
dựng một quy phạm thực chất là rất khó khăn.
Có thể thấy việc thống nhất các quy phạm xung đột cũng góp phần củng cố cho việc
nhất thể hóa các quy phạm thực chất. Khi quy phạm xung đột của một điều ước quốc tế
dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng để
giải quyết quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài một cách dứt điểm thì ta lại thấy
tính chất song hành giữa quy phạm xung đột và quy phạm thực chất.
Như vậy, sự thống nhất giữa quy phạm xung đột và quy phạm thực chất trong một
điều ước quốc tế là nền tảng cần thiết để giải quyết quan hệ nuôi con nuôi giữa các quốc
gia thành viên của điều ước. Qua đó, thiết lập một quy tắc xử sự chung, bảo đảm quyền và
nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi quốc tế.
Giải quyết xung đột pháp luật theo Pháp luật Việt Nam
Để giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, nguyên tắc
lựa chọn pháp luật theo Luật Nuôi con nuôi năm 2010 là kết hợp giữa pháp luật Việt Nam
và pháp luật nơi thường trú của cha, mẹ nuôi hoặc của con nuôi. Việc lựa chọn áp dụng
luật nơi thường trú trách được tình trạng phức tạp xảy ra đối với người nhiều hoặc không
quốc tịch khi tham gia vào quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Việc điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo luật nơi thường trú
của người nhận hoặc người được nhận làm con nuôi, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 của
Việt Nam và các quy định của Công ước La Hay năm 1993 có những sự tương thích. Theo
quy định của Công ước, rất nhiều nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục nhận con nuôi
điều phải được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền của Nước Gốc – nước người nhận nuôi
thường trú.
Ví dụ: Tại Điều 14 của Công ước La Hay 1993 quy định như sau:
“Những người thường trú ở một Nước ký kết này muốn nhận trẻ em thường trú ở một
Nước ký kết khác làm con nuôi cần phải liên hệ với Cơ quan Trung ương của Nước nơi họ
thường trú”.
Bên cạnh những điểm hợp lý như trên, những vẫn còn một số điểm bất cập trong giải
quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Luật Nuôi
con nuôi năm 2010 như sau:
Quy định tại khoản 2, Điều 29; khoản 1, Điều 40 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Các
quy định này chưa toàn diện, chưa bao quát được vấn đề xung đột phát sinh đối với quan
hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
Quy định tại khoản 1, Điều 41 quy định người nước ngoài thường trú ở Việt Nam
nhận con nuôi phải tuân thủ các quy định tại Điều 14, 15, 16, 17, 18, 21, 22, 23, 24, 25, 26
và 27 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 những quy định này mang tính liệt kê, gây ra cách
hiểu không chính xác cho việc xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài.
3.4. Thẩm quyền, trình tự giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài
Việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo trình tự
như sau:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi, Sở Tư
pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi trên cơ sở bảo đảm các căn cứ giới thiệu trẻ
em làm con nuôi theo quy định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trước khi Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, nếu có
người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì người đó liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi trẻ em thường trú để xem xét, giải quyết; nếu việc nhận con nuôi đã hoàn thành thì
Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để chấm dứt việc giới thiệu trẻ em làm con
nuôi nước ngoài.
Sau khi giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
cho ý kiến.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, thì
trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đồng ý, Sở
Tư pháp chuyển cho Cục Con nuôi 01 bộ hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản đồng ý của
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trường hợp không đồng ý với việc giới thiệu của Sở Tư pháp, thì Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại. Sau 03
tháng kể từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh không đồng ý mà Sở Tư pháp không giới thiệu
được thì Sở Tư pháp phải gửi trả lại hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi kèm
theo văn bản nêu rõ lý do.
Trong khi kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con, Cục Con nuôi có thể lấy ý kiến
của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội. Nếu trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con
nuôi ở nước ngoài, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi bảo đảm đúng trình tự, thủ tục
quy định và đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản
cho người nhận con nuôi, Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan
kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn
bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi
trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi
dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em
làm con nuôi. Trường hợp trẻ em không đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giải quyết
cho trẻ em làm con nuôi không bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định và không đáp ứng
lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm
con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản
đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và thông báo
cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền
của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con
nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại
nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.
Người nhận con nuôi không được có bất kỳ sự tiếp xúc nào với cha mẹ, người giám
hộ hoặc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em trước khi nhận được thông báo giới thiệu trẻ em làm con
nuôi, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật nuôi con nuôi 2010.
Trường hợp người nhận con nuôi từ chối nhận trẻ em được giới thiệu làm con nuôi
mà không có lý do chính đáng thì việc giải quyết hồ sơ xin nhận con nuôi của người đó
chấm dứt.
Cơ sở pháp lý: Điều 36 Luật nuôi con nuôi 2010, nghị định số 19/2011/NĐ-CP của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi, nghị định
24/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của luật nuôi con nuôi.

4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ VIỆC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỀ
NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
Tại Cộng hòa Pháp, điều kiện của người nhận con nuôi theo pháp luật của Pháp là độ
tuổi của người xin con nuôi và “Báo cáo tâm lý xã hội của người xin con nuôi”.
Khi liên hệ với pháp luật Trung Quốc ta thấy nên có sự ưu tiên trong việc cho ông bà
nuôi cháu trước khi được cho làm con nuôi khi cháu mồ côi nha mẹ sẽ đảm bảo được tối đa
cho trẻ được đảm bảo trong môi trường gia đình ruột thịt.
Từ pháp luật Liên bang Nga: trẻ em được cho làm con nuôi có quyền được hưởng
lương hưu và khoản trợ cấp dành cho cha mẹ nuôi bị chết.

5. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG


5.1. Tình huống 1
Chị Võ Thị A 29 tuổi (quốc tịch Trung Quốc) đã có một con gái. Năm 2023, chị A đi
du lịch tại Việt Nam đã tình cờ gặp cháu Lê Tấn B 3 tuổi, mồ côi bố mẹ, không may từ nhỏ
bị nhiễm HIV đang sống tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tại Hà Nội. Ngày 17/01/2023, chị A
đã đến Sở Tư pháp thành phố Hà Nội xin nhận cháu B làm con nuôi. Theo bạn luật nước
nào được áp dụng để xác định điều kiện đối với chị A (người nhận nuôi)? Tại sao? Và Chị
A có được nhận cháu B làm con nuôi không? Biết rằng theo Điều 6 Luật Nuôi con nuôi của
Trung Quốc quy định người xin nhận nuôi phải đáp ứng các điều kiện: Không có khả năng
sinh con; Có khả năng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ được nhận làm con nuôi; Không bị các
bệnh ảnh hưởng đến việc nuôi con nuôi; Từ 30 tuổi trở lên.
Giải đáp: Xác định đây là quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài căn cứ theo
khoản 1, Điều 28, Luật Nuôi con nuôi năm 2010.Và Việt Nam và Trung Quốc không có ký
với nhau hiệp định liên quan đến việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như vậy khi đó
ta sử dụng Luật quốc gia để điều chỉnh. Căn cứ theo khoản 1, Điều 29 và Điều 14 Luật
Nuôi con nuôi năm 2010 thì chị A đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 14 tuy
nhiên lại không đủ điều kiện theo pháp luật Trung quốc là về độ tuổi và chị đã có con. Như
vậy, Luật được áp dụng là luật Trung Quốc và Điều 14, Luật Nuôi con nuôi 2010 và chị A
không được nhận cháu B làm con nuôi.
5.2. Tình huống 2
Bà Theresa May (Quốc tịch Mông Cổ) có chồng là công dân Việt Nam, hiện nay bà
sống và làm việc tại Mông Cổ, trước đây có thường trú tại Việt Nam tuy nhiên hiện tại chỉ
còn chồng ở Việt Nam. Trong chuyến đi du lịch tại Tràng An không may gặp tai nạn lật
thuyền khi đang ngắm cảnh tại quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, bà được gia đình cháu Đinh
Thanh H (2 tuổi) cứu sống, gia đình nghèo khó H từ khi sinh ra đã bị chuẩn đoán mắc bệnh
tim bẩm sinh, gia đình không có khả năng trị bệnh hết hẳn cho con. Gia đình có hoàn cảnh
khó khăn, có 5 người con. Bà yêu quý cháu H và có nguyện vọng nhận H làm con nuôi và
được gia đình đồng ý. Ngày 21/03/2023, bà đến Sở Tư pháp tỉnh Ninh Bình xin nhận cháu
H làm con nuôi. Luật nước nào sẽ được áp dụng để xác định điều kiện đối với người nhận
nuôi? Cơ quan có thẩm quyền để giải quyết việc nhận con nuôi của ông bà?
Giải đáp: Xác định đây là việc nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài căn cứ theo khoản
1, Điều 28, Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Việt Nam và Mông Cổ đã ký với nhau Hiệp
định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam
và Mông Cổ trong đó tại khoản 3 và 4, Điều 29 đã có điều chỉnh như vậy đối với trường
hợp như trên sẽ căn cứ vào pháp luật của cả Mông Cổ và Việt Nam để xác định điều kiện
đối với người nhận nuôi; cơ quan có thẩm quyền là cơ quan tại Việt Nam tức Sở Tư pháp
tỉnh Ninh Bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Nuôi con nuôi năm 2010;
2. Nghị định 19/2011/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi
con nuôi;
3. Nghị định 24/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số
19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Nuôi con nuôi;
4. Công ước La Haye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi Quốc
tế;
5. Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa
CHXHCN Việt Nam và Mông Cổ;
6. Bùi Thị Ngọc Phương: Pháp luật nuôi con nuôi của nước ngoài và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.
7. Vũ Thị Hương, Nguyễn Thị Hồng Trinh: Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết
tình huống học phần Tư pháp Quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, 2018.

You might also like