You are on page 1of 8

HO EM HỎI, HIỆN TẠI EM ĐANG MANG THAI ĐÔI, PHẦN NHẬN ĐC KHI SINH CON CÓ PHẢI LÀ 7

THÁNG LƯƠNG CỦA 6 THÁNG ĐÓNG BH TRƯỚC ĐÓ VÀ 4 THÁNG LƯƠNG CƠ SỞ PHẢI KO Ạ. VÀ


NỮA, CÁC GIẤY KHÁM THAI MÀ EM ĐÃ LẤY HÓA ĐƠN VỀ THÌ LÀM THẾ NÀO ĐỂ EM NHẬN LẠI
ĐƯỢC PHẦN ĐÓ Ạ, VÌ KHI ĐI KHÁM Ở TỪ DŨ, KO CÓ GIẤY CHUYỂN VIỆN NÊN EM KO ĐC KHÁM
THEO BHYT
Câu trả lời:
Khoản 1 Điều 34 Luật BHXH quy định: “Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ
hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản
trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”.
Mức hưởng chế độ thai sản một tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật BHXH và khoản 1
Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc là mức
bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc. Nếu thời
gian đóng BHXH không liên tục thì được cộng dồn.
Điều 38 Luật BHXH quy định: “Lao động nữ sinh con thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02
lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con”.
Trường hợp của Bạn tại thời điểm sinh con, nếu Bạn đủ điều kiện về thời gian tham gia BHXH và
sinh 02 con thì Bạn được hưởng chế độ thai sản là 07 tháng và 04 tháng lương cơ sở theo các quy
định nêu trên.
Điều 32 Luật BHXH quy định: “Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám
thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai
có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai”.
Trường hợp Bạn nghỉ việc đi khám thai và có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường
hợp điều trị ngoại trú hoặc giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú do cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh cấp thì Bạn được hưởng chế độ thai sản theo quy định nêu trên. Trường hợp Bạn có đi khám
chữa bệnh bảo hiểm y tế mà chưa được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế, Bạn liên hệ với cơ quan
BHXH nơi đơn vị bạn đóng BHXH để được giải đáp.

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn nghiên cứu đề tài


2. Thực trạng hiện nay
3. Mục đích và nhiệm vụ:
4. Phạm vi nghiên cứu

I. TỔNG QUÁT VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN


1. KHÁI QUÁT VỀ BHXH
a. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA BHXH
b. VAI TRÒ CỦA BHXH ĐỐI VỚI XÃ HỘI
2. KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN
a. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH CỦA CHẾ ĐỘ NGHỈ
THAI SẢN
b. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN QUA
TỪNG THỜI ĐIỂM
c. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN
3. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ
BẢO HIỂM NGHỈ THAI SẢN
a. CÁC CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VÀ MỤC ĐÍCH CỦA CÁC CÔNG
ƯỚC
b. PHÁP LUẬT CỦA CÁC NƯỚC VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN

II. PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THAI SẢN


1. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM THAI SẢN
(THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT)
a. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM
b. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM
2. THỜI GIAN ĐƯỢC HƯỞNG BẢO HIỂM NGHỈ THAI SẢN THEO QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
a. THỜI GIAN ĐƯỢC NGHỈ ĐỂ KHÁM THAI
b. THỜI GIAN ĐƯỢC NGHỈ KHI BỊ SẨY THAI, NẠO, PHÁ THAI...
c. THỜI GIAN ĐƯỢC NGHỈ KHI SINH CON
d. THỜI GIAN ĐƯỢC NGHỈ KHI NHẬN NUÔI CON NUÔI (CÒN
QUÁ NHỎ)
e. THỜI GIAN ĐƯỢC NGHỈ KHI THỰC HIỆN CÁC PHƯƠNG PHÁP
TRÁNH THAI
3. MỨC HƯỞNG BẢO HIỂM THAI SẢN NĂM 2023
a. TIỀN NGHỈ NHỮNG NGÀY ĐI KHÁM THAI
b. TIỀN TRỢ CẤP MỘT LẦN KHI SINH CON
c. TIỀN THAI SẢN TRONG THỜI GIAN SINH CON
i. ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ KHI SINH CON
ii. ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ KHI SINH CON MÀ CON CHẾT
iii. ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NAM CÓ VỢ SINH CON
d. MỨC HƯỞNG KHI DƯỠNG SỨC SAU SINH
4. MỨC LƯƠNG BÌNH QUÂN TIỀN LƯƠNG THÁNG ĐÓNG BHXH ĐỂ
HƯỞNG CHẾ ĐỘ NGHỈ TAI SẢN
5. BỘ HỒ SƠ HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN BHXH NĂM 2023
a. HỒ SƠ CỦA LAO ĐỘNG NỮ KHI SINH CON
b. HỒ SƠ CỦA LAO ĐỘNG NAM NGHỈ VIỆC KHI CÓ VỢ SINH
CON
c. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC
6. THỦ TỤC HƯỞNG CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT
7. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN HBXH
8. NGUỒN TÀI CHÍNH DÙNG ĐỂ THỰC HIỆN BHXH NGHỈ THAI SẢN

III. THỰC TIỄN CỦA CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY VÀ CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIÚP CHO CHẾ ĐỘ
BHXH NGHỈ THAI SẢN ĐƯỢC HOÀN THIỆN HƠN
1. TÌNH HÌNH HIỆN NAY Ở VIỆT NAM, VÀ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN HIỆN NAY
3. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIÚP CHO CHẾ ĐỘ BHXH NGHỈ THAI SẢN
ĐƯỢC HOÀN THIỆN HƠN
4. KẾT LUẬN
Như những gì các bạn đã xem trên video thì đây là một ví dụ tiêu biểu của giải
quyết tranh chấp bằng tòa án, hay còn gọi là tố tụng tòa án, mà cụ thể hơn là tố
tụng dân sự. Đây cũng là phần nội dung mà nhóm mình sẽ thuyết trình, bài thuyết
trình sẽ có 5 mục, 1 la mã là tố tụng tòa án, 2 la mã là tố tụng dân sự, 3 la mã là về
thẩm quyền, 4 la mã là về thủ tục sơ thẩm và phần cuối là thủ tục phúc thẩm. Sau
đây mình đại diện cho nhóm 7 thuyết trình về mục 1,2,3 la mã. Vào phần đầu, là về
tố tụng tòa án. Tố tụng tòa án hay còn gọi là giải quyết tranh chấp tại tòa án là hình
thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan Nhà nước, nhân danh
quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành, kể cả
bằng sức mạnh cưỡng chế. Nói 1 cách dễ hiểu hơn là khi cá nhân, tổ chức có một
tranh chấp về vấn đề nào đó hay một yêu cầu về tranh giành quyền lợi thì họ có thể
đệ đơn kiện lên tòa án để có cơ quan nhà nước ra phán quyết mà buộc bên thua
kiện phải có nghĩa vụ thi hành, nếu không sẽ bị cưỡng ép thi hành.
Đi vào sâu hơn đó chính là phần 2 la mã về tố tụng dân sự. Phần này gồm 2 phần là
khái niệm và các nguyên tác cơ bản của tố tụng dân sự. Tố tụng dân sự là một bộ
phận của tố tụng tòa án, bao gồm các nguyên tắc, trình tự, thủ tục trong quá trình
khởi kiện, giải quyết các vụ việc dân sự như tranh chấp dân sự, yêu cầu dân sự,
hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Các vụ việc dân sự bao
gồm vụ án dân sự và việc dân sự. Vụ án dân sự là việc giải quyết tranh chấp về các
vấn đề dân sự giữa các cá nhân, hay tổ chức này với cá nhân, hay với tổ chức khác;
có nguyên đơn và bị đơn, buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, có tranh
chấp xảy ra. Nhưng việc dân sự thì ngược lại, không có tranh chấp xảy ra, là việc
riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu
Tòa án giải quyết, từ yêu cầu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ
cho họ.
Tiếp theo đến phần những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, được quy định
trong Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 trang 300, các bạn có thể mở vbqppl
ra để theo dõi. Trong đó liệt kê rất nhiều nguyên tắc nhưng mình chỉ nói qua một
vài nguyên tắc thôi nhoa. Ở đây có điều 5 về quyền quyết định và tự định đoạt của
đương sự. Đương sự có quyền tự quyết định việc khởi kiện ai, về vấn đề gì, có
quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, có quyền thỏa thuận về giải quyết vụ việc dân
sự, có quyền kháng cáo bản án, quyết định của tòa án. Ngoài ra cũng có ngoại lệ
quyền quyết định sẽ do một người khác đảm nhận.
Ví dụ như đứa trẻ (dưới 14 tuổi) bị bạo hành, vì chưa đủ năng lực hành vi dân sự
nên việc quyết định thì ngoài người con thì người thân, hoặc cơ quan đoàn thể (như
Hội phụ nữ, Cơ quan bảo vệ trẻ em, …) cũng có quyền quyết định thay để bảo vệ
lợi ích của đứa trẻ.
Đến 1 nguyên tắc quan trọng là Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng trong điều 13 ở trang 301. Theo Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015 thì cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm những cơ quan như Tòa án
và Viện kiểm sát.
Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng dân sự theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng
dân sự 2015 như sau: (đã tóm tắt)
_ phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
_ có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất.
_ phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh
doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của
họ.
_ chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình.
_ Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực
tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường
cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước. Nghĩa là nếu người tiến hành tố tụng vi phạm pháp luật trong khi xét xử
thì cấp trên người quản lý họ sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Cuối cùng đến phần 3 la mã, Phần thẩm quyền gồm 4 phần nhỏ. Phần một nhỏ là về
những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án (thẩm quyền theo nội
dung tố cáo). Nghĩa là tố tụng dân sự có thẩm quyền giải quyết các vụ về vấn đề sau
đây

Tranh chấp hợp đồng: Các vụ việc liên quan đến hợp đồng, chẳng hạn như việc vi
phạm hợp đồng, không thực hiện hợp đồng, hay tranh chấp về điều khoản hợp đồng.

Tranh chấp bất động sản: Các tranh chấp về bất động sản, bao gồm tranh chấp về
quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền thừa kế, và các vấn đề khác liên quan đến bất
động sản.

Ly dị và quyền gia đình: Tòa án dân sự có thẩm quyền trong việc giải quyết các vụ
việc liên quan đến ly dị, quyền thừa kế, quyền nuôi con, quyền hôn nhân và gia
đình.
Tranh chấp về quyền trí thức: Các tranh chấp liên quan đến quyền trí thức, bao
gồm bản quyền, thương hiệu, và sáng chế

Tranh chấp về tài sản và nợ nần: Các tranh chấp liên quan đến tài sản, tài sản cố
định, nợ nần, và quyền sở hữu.

Tòa án quận và huyện: Tòa án dân sự cấp quận và huyện thường giải quyết các vụ
việc dân sự địa phương, bao gồm tranh chấp giữa cá nhân, gia đình, tổ chức và
doanh nghiệp.

Phần tiếp theo là phần 2 nhỏ về Thẩm quyền của tòa án các cấp. Sơ đồ dưới đây đi
từ tòa có thẩm quyền cao nhất tới thẩm quyền thấp nhất

Tòa án có thẩm quyền thấp nhất là Tòa án nhân dân cơ sở (đây là tòa án cấp xã và
cấp thị trấn): Thường giải quyết các vụ việc dân sự địa phương và nhỏ. Thẩm quyền
hạn chế, thường trong vùng địa phương cụ thể.

Cao hơn là Tòa án nhân dân cấp huyện: Giải quyết các vụ việc dân sự ở cấp
huyện, bao gồm hợp đồng, bất động sản, và các tranh chấp dân sự khác. Thẩm
quyền lớn hơn so với cấp xã và thị trấn.

các vụ án phức tạp và có giá trị tài sản lớn thì sẽ được đảm nhận bởi Tòa án nhân
dân cấp tỉnh: Có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự trọng điểm tại cấp tỉnh.

Tòa án nhân dân cấp cả nước: Thường giải quyết các vụ án quan trọng, có ảnh
hưởng trên quy mô toàn quốc hoặc liên quan đến quyền con người cơ bản.

Tòa án dân sự nhân dân cấp cao: Là tòa án dân sự cấp cao nhất ở Việt Nam. Có
thẩm quyền xem xét các vụ việc dân sự quan trọng, phức tạp, và có giá trị tài sản lớn
như tranh chấp liên quan đến tài sản, hợp đồng quốc tế, và nhiều lĩnh vực khác.

Tòa án cao nhất tại Việt Nam và có thẩm quyền cao nhất trong hệ thống tòa án là
Tòa án Nhân dân Tối cao (TAND): Thường xem xét các vụ án quan trọng có tầm
quan trọng quốc gia hoặc liên quan đến hiến pháp và pháp luật.

Phần 3 nhỏ là về thẩm quyền theo lãnh thổ:


_ Là việc xác định tòa án nơi nào, ở đâu có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp.
_ Chỉ được đặt ra khi các bên tranh chấp có trụ sở hoặc nơi đăng ký ở khác địa
phương.
_ Theo nguyên tắc, 1 tranh chấp chỉ thuộc về thẩm quyền của 1 tòa => thứ tự ưu
tiên từ “nơi có bất động sản” đi lên
_ Thẩm quyền theo lãnh thổ được xác định khi giải quyết sơ thẩm như sau: Nơi có
bất động sản, nơi nguyên đơn cư trú khi có thỏa thuận, nơi bị đơn cư trú. Theo sơ
đồ các bạn có thể thấy thêm 1 điều là theo sự lựa chọn của nguyên đơn, đây cũng
là điều về thẩm quyền theo lãnh thổ nhưng phần này mình sẽ nói ở mục 4 nhỏ.

 Nếu đối tượng tranh chấp là bđs thì chỉ Tòa án nơi có bđs có thẩm quyền
giải quyết (vì bđs là tài sản cố định nằm yên 1 chỗ do đó để thuận lợi cho
quá trình thu thập chứng cứ, xác minh, thẩm định tại chỗ… => ưu tiên chỉ có
tòa án nơi có bđs mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp có đối tượng là
bđs) Điểm c Khoản 1 Điều 39
 Nếu đối tượng tranh chấp không là bđs thì ưu tiên cho thỏa thuận các bên
nếu các bên có thỏa thuận lựa chọn tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc
có trụ sở (thể hiện Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự Đ5) Điểm
b Khoản 1 Điều 39
 Nếu 2 cái trên đều không được => tiến hành lựa chọn tòa án nơi bị đơn cư
trú Điểm a Khoản 1 Điều 39

Phần này nhóm mình có 1 tình huống A (cư trú tại Q1 TPHCM) khởi kiện B (cư
trú tại Q2 TPHCM) đòi khoản nợ 1 tỷ đồng. Hỏi: Tranh chấp của A và B thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án lãnh thổ nào? Tại sao?

Các bạn xét lần lượt những điều mình mới thuyết trình ở trên để xác định tòa án ở
đâu sẽ đảm nhận vụ việc dân sự này.

Trả lời: Đối tượng không phải bđs mà là 1 khoản tiền do đó không thể lựa chọn
Điểm c Khoản 1 Điều 39 BLTTDS. Tiếp theo trong dữ liệu đề bài cũng không đề
cập giữa A và B có thỏa thuận lựa chọn tòa án nơi A cư trú, làm việc

=> không thể lựa chọn Điểm b Khoản 1 Điều 39. Do đó, Trường hợp này ta áp
dụng Điểm a Khoản 1 Điều 39.

=> Tòa án ở nơi cư trú của B cụ thể là Tòa án ở Q2 TPHCM sẽ có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp giữa A và B.

Phần cuối cùng của 3 la mã là thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
Khoản 1 Điều 40
Phát sinh thẩm quyền của nhiều tòa án hay nói cách khác có nhiều tòa án cùng có
thẩm quyền giải quyết thì lúc này tòa án nào sẽ giải quyết tranh chấp giữa các bên
sẽ là do sự lựa chọn của nguyên đơn (Lưu ý: Khoản 1 Điều 40 là sự bổ sung cho
Khoản 1 Điều 30, Không phải loại trừ)

Ví dụ: Ông A và bà B tranh chấp về bất động sản nằm rải rác trên các huyện thuộc
tỉnh S
-> Ông A (nguyên đơn) có quyền yêu cầu tòa án ở một trong các huyện trên giải
quyết

Vì xét theo Điểm c Khoản 1 Điều 39, nơi có bất động sản thì tòa có thẩm quyền
giải quyết vụ này sẽ có rất nhiều, đó chính là tòa án ở các nơi có bất động sản. Vì
thế nên chúng ta bắt đầu đi xét Khoản 1 điều 40: thẩm quyền theo sự lựa chọn của
nguyên đơn.

You might also like