You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

KHOA RĂNG HÀM MẶT


BỘ MÔN NHA CỘNG ĐỒNG

LUẬT KHÁM CHỮA BỆNH


2023

Bài giảng lớp RM23


CÂU HỎI

1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban
hành đầu tiên năm nào? Hiện nay bản Hiến pháp nào đang
có hiệu lực thi hành?

2. Luật khám chữa bệnh 2023 có điểm gì mới?


MỤC TIÊU

1. Sinh viên nắm được thứ tự hiệu lực pháp lý của các văn
bản pháp luật và một số nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế
trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

2. Sinh viên nắm được các vấn đề cơ bản của Luật khám
chữa bệnh 2023

3. Sinh viên nắm được một số văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn Luật khám chữa bệnh
I. THỨ TỰ HIỆU LỰC PHÁP LÝ VBPL

Trích nguồn: https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/26-loai-van-ban-quy-pham-phap-luat-la-dan-


luat-phai-biet-176702.aspx
I. THỨ TỰ HIỆU LỰC PHÁP LÝ VBPL

 Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong tất cả các loại văn
bản quy phạm pháp luật. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù
hợp với Hiến pháp. (Theo khoản 1 Điều 119 Hiến pháp 2013).
 Luật do Quốc hội ban hành quy định về:
• Tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước;
• Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân;
• Chính sách cơ bản về tất cả các lĩnh vực…
(Theo khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2015)
I. THỨ TỰ HIỆU LỰC PHÁP LÝ VBPL

 Nghị định của Chính phủ quy định:


• Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết,
pháp lệnh,…
• Các biện pháp tổ chức thi hành các chính sách kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, y tế, khoa học, công nghệ, …
thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những
vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ
quan ngang bộ trở lên.
• Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban
thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng
thành luật hoặc pháp lệnh.

Trích nguồn: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
I. THỨ TỰ HIỆU LỰC PHÁP LÝ VBPL

 Thông tư, quyết định do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan


ngang bộ ban hành để quy định:
• Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết
của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ
Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của
Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
• Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.
Ví dụ: Quyết định 3027/QĐ-BYT ngày 29/08/2013 của Bộ
trưởng Bộ Y tế về Quy trình kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên
ngành Răng Hàm Mặt

Trích nguồn: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
I. THỨ TỰ HIỆU LỰC PHÁP LÝ VBPL

 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam:


• Bản hiến pháp hiện nay là Hiến pháp
năm 2013, được Quốc hội khóa XIII
thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực
kể từ ngày 01/01/2014.
• Gồm 11 chương với 120 điều, quy định
chế độ chính trị, quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
tổ chức bộ máy nhà nước,...
• Với vai trò là văn bản có hiệu lực pháp
lý cao nhất, Hiến pháp phải trở thành
nguồn cho văn bản pháp luật thấp hơn.
Trích nguồn: https://luatminhkhue.vn/hien-phap-my-duoc-lam-ra-nhu-the-nao-.aspx
I. THỨ TỰ HIỆU LỰC PHÁP LÝ VBPL

 Một số nội dung về lĩnh vực y tế trong Hiến pháp:


• Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự,
kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
• Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng. (Theo Điều 14 Hiến pháp
2013)
• Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được
pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm
(Theo Điều 20 Hiến pháp 2013)
Trích nguồn: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013
I. THỨ TỰ HIỆU LỰC PHÁP LÝ VBPL

 Một số nội dung về lĩnh vực y tế trong Hiến pháp:


• Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình
đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ
thực hiện quy định phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
• Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của
người khác và cộng đồng. (Theo Điều 38 Hiến pháp 2013)
• Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn
dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào
dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo,…
• Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia
đình. (Theo Điều 58 Hiến pháp 2013)
Trích nguồn: Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013
I. THỨ TỰ HIỆU LỰC PHÁP LÝ VBPL
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Thông tin chung:
• Quốc hội thông qua Luật
Khám bệnh, chữa bệnh
2023 ngày 09/01/2023 tại kỳ
họp bất thường lần thứ 2 khóa
XV.
• Luật Khám bệnh, chữa bệnh
2023 có hiệu lực từ ngày
01/01/2024
• Số hiệu: 15/2023/QH15

Trích nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Luat-15-2023-QH15-kham-benh-chua-benh-


372143.aspx
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Một số điểm mới trong luật
khám bệnh, chữa bệnh 2023
1. Mở rộng đối tượng hành nghề
2. Nâng cao, chuẩn hóa kỹ năng
của người hành nghề
3. Nâng cao chất lượng dịch vụ
của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Một số điểm mới trong luật
khám bệnh, chữa bệnh 2023
4. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch
vụ của người dân với dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh
5. Đổi mới một số quy định về điều
kiện đảm bảo thực hiện cho hoạt động
khám bệnh, chữa bệnh
6. Bổ sung một số quy định về tài
chính
Trích nguồn: https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-
/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/nhung-iem-moi-co-ban-
cua-luat-kham-benh-chua-benh-sua-oi-?inheritRedirect=false
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Điểm mới về cấp phép hành nghề:
• Thay thế tên gọi của “Chứng chỉ hành nghề khám bênh,
chữa bệnh” thành “Giấy phép hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh” (GPHN).
• Chuyển từ quy định xét duyệt hồ sơ sang quy định phải
kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước cấp GPHN.
• GPHN có thời hạn 05 năm và để được gia hạn thì phải đáp
ứng yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
• Việc chuyển đổi từ CCHN được cấp trước ngày 01/01/2024
sang GPHN sẽ được thực hiện theo lộ trình do Chính phủ
quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm
một lần kể từ ngày chuyển đổi.
Trích nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Luat-15-2023-QH15-kham-benh-chua-benh-
372143.aspx
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Điểm mới về cấp phép hành nghề:
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Các định nghĩa:
• Khám bệnh là việc người hành nghề KB,CB sử dụng kiến
thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để đánh giá tình
trạng SK, nguy cơ đối với SK và nhu cầu CSSK của NB.
• Chữa bệnh là việc người hành nghề KB,CB sử dụng kiến
thức, phương pháp, kỹ thuật chuyên môn để giải quyết tình
trạng bệnh, ngăn ngừa sự xuất hiện, tiến triển bệnh hoặc đáp
ứng nhu cầu CSSK của NB trên cơ sở kết quả khám bệnh.
• Người bệnh là người sử dụng dịch vụ KB,CB.
• Người hành nghề KB,CB là người đã được cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp giấy phép hành nghề KB,CB.
Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Nguyên tắc trong KCB:
1. Tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân
biệt đối xử đối với người bệnh.
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người
bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có
thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng,
người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù
hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tôn trọng, hợp tác, bảo vệ người hành nghề, người khác
đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Nguyên tắc trong KCB:
4. Thực hiện kịp thời và
tuân thủ quy định về chuyên
môn kỹ thuật.
5. Tuân thủ quy tắc đạo đức
nghề nghiệp trong hành
nghề khám bệnh, chữa bệnh
do Bộ trưởng Bộ Y tế ban
hành.
6. Bình đẳng, công bằng
giữa các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh.
Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Các hành vi bị nghiêm cấm trong KCB:
1. Xâm phạm quyền của người bệnh.
2. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh, trừ trường
hợp quy định tại Điều 40 của Luật này.
3. Khám bệnh, chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy
định tại Điều 19 của Luật này. (GPHN còn hiệu lực, đã đăng
ký hành nghề, sử dụng ngôn ngữ, đủ sức khỏe)
4. KB,CB không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt
động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp
cấp cứu hoặc thực hiện KB,CB theo huy động, điều động của
cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch
bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp
Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Các hành vi bị nghiêm cấm trong KCB:
5. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ngoài thời gian, địa
điểm đã đăng ký hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. (trừ cấp
cứu ngoại viện; điều động trong thiên tai, bệnh dịch; KCB
nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật, khác)
6. Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp
dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế
chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
7. Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu
hành theo quy định của pháp luật về dược trong khám bệnh,
chữa bệnh.
8. Có hành vi nhũng nhiễu trong khám bệnh, chữa bệnh.
Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Các hành vi bị nghiêm cấm trong KCB:
9. Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết
bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới CS KCB khác hoặc có
hành vi khác nhằm trục lợi.
10. Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án, lập hồ sơ bệnh án giả
các giấy tờ khống khác về kết quả khám bệnh, chữa bệnh.
11. Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức (trừ
BSYHCT, lương y bán thuốc cổ truyền, bài thuốc gia truyền)
12. Sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, ma túy, thuốc
lá tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc trong khi KCB.
13. Sử dụng hình thức mê tín, dị đoan trong KCB.

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Các hành vi bị nghiêm cấm trong KCB:
14. Từ chối tham gia hoạt động KCB khi có thiên tai, thảm
họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng
khẩn cấp theo quyết định huy động, điều động của cơ quan,
người có thẩm quyền (trừ mang thai, nuôi con <24 tháng hoặc
nhóm nguy cơ cao với bệnh dịch).
15. Cơ sở KCB cung cấp dịch vụ KCB khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:
a) Không có giấy phép hoạt động;
b) Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động;
c) Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ
trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện KCB theo quyết định huy
động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền.
Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Các hành vi bị nghiêm cấm trong KCB:
16. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề
hoặc giấy phép hoạt động.
17. Lợi dụng hình ảnh, tư cách của người hành nghề để phát
ngôn, tuyên truyền, khuyến khích người bệnh sử dụng phương
pháp khám bệnh, chữa bệnh chưa được công nhận.
18. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự,
nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại
cơ sở KCB hoặc phá hoại, hủy hoại tài sản của cơ sở KCB.

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Các hành vi bị nghiêm cấm trong KCB:
19. Ngăn cản người bệnh thuộc trường hợp bắt buộc chữa
bệnh vào CS KCB hoặc cố ý thực hiện bắt buộc chữa bệnh
đối với người không thuộc trường hợp bắt buộc chữa bệnh.
20. Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá
phạm vi HĐ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi
dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về KCB.
21. Đăng tải các thông tin mang tính quy kết về trách nhiệm
của người hành nghề, CS KCB khi xảy ra sự cố y khoa mà
chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Quyền của người bệnh:
o Quyền được khám bệnh, chữa bệnh;
o Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn
trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh;
o Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh;
o Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí
khám bệnh, chữa bệnh;
o Quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh;
o Quyền kiến nghị và bồi thường.

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Nghĩa vụ của người bệnh:
o Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc
tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
o Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa
bệnh;
o Nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Quyền của người hành nghề:
o Quyền hành nghề;
o Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh;
o Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn;
o Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa;
o Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề khám bệnh,
chữa bệnh;

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Nghĩa vụ của người hành nghề:
o Nghĩa vụ đối với người bệnh;
o Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp;
o Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp;
o Nghĩa vụ đối với xã hội;

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Từ chối khám bệnh, chữa bệnh:
1. Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không
thuộc phạm vi hành nghề của mình nhưng phải giới thiệu
người bệnh đến người hành nghề khác hoặc cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh khác phù hợp để khám bệnh, chữa bệnh và phải
thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị
người bệnh cho đến khi người bệnh được người hành nghề
khác tiếp nhận hoặc chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
khác;
2. Việc khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của pháp
luật hoặc đạo đức nghề nghiệp;

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Từ chối khám bệnh, chữa bệnh:
3. Người bệnh, thân nhân của người bệnh có hành vi xâm
phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng của người hành nghề
khi đang thực hiện nhiệm vụ, trừ trường hợp người đó mắc
bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức, làm chủ
được hành vi;
4. Người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh
không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật;
5. Người bệnh, người đại diện của người bệnh không chấp
hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của
người hành nghề sau khi đã được người hành nghề tư vấn, vận
động thuyết phục mà việc không chấp hành này có nguy cơ
gây hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh
Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Cập nhật kiến thức y khoa liên tục:
1. Bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng
lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách
nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội
nghị, hội thảo về y khoa;
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu
chuyên môn về KCB;
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa
thuộc phạm vi hành nghề;
d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.
Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề:
Thực hành khám bệnh, chữa bệnh
1. Người đề nghị cấp giấy phép hành nghề phải thực hành
KCB. (trừ đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa)
2. Thực hành KCB được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Phù hợp với văn bằng chuyên môn;
b) Thực hiện tại các CSKCB có phạm vi hoạt động chuyên
môn phù hợp với nội dung thực hành;
c) Thời gian thực hành phù hợp với chức danh chuyên môn;
d) Cơ sở hướng dẫn thực hành phải phân công người HDTH,
phải đăng ký danh sách người TH tại cơ sở trên Hệ thống;

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề:
Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề
1. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề áp dụng đối
với các chức danh bác sỹ, ...
2. Người tham dự phải đáp ứng các điều kiện:
a) Có văn bằng phù hợp với từng chức danh chuyên môn;
b) Đã hoàn thành việc thực hành khám bệnh, chữa bệnh;
3. Việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa
bệnh do Hội đồng Y khoa Quốc gia chủ trì tổ chức thực hiện.
Ví dụ: Kỳ thi đánh giá năng lực hành nghề của Mỹ:
https://www.usmle.org/
Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề:
Ví dụ: Kỳ thi Cấp phép Y tế Hoa Kỳ (United States Medical
Licensing Examination): https://www.usmle.org/

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa
1. Được PL bảo vệ và không phải chịu trách nhiệm khi đã
thực hiện đúng quy định mà vẫn xảy ra sự cố y khoa.
2. Được đề nghị cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình khi xảy ra sự cố y khoa.
 Bảo đảm an toàn khi hành nghề
1. Được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khi làm việc.
2. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, SK và tính mạng.
3. Được phép tạm rời khỏi nơi làm việc trong trường
hợp bị đe dọa đến SK, tính mạng nhưng phải báo cáo.

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Bắt buộc phải khám chữa bệnh:
1. Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm
A theo quy định của pháp luật về phòng,
chống bệnh truyền nhiễm;
2. Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng,
hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở
trạng thái kích động có khả năng gây nguy
hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy
hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
3. Trường hợp khác theo quy định của
pháp luật

Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023


II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023
 Huy động, điều động người tham gia hoạt động KCB:
Cơ quan, người có thẩm quyền được huy động KCB trong
trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm
thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp mà không phải điều
chỉnh hoặc cấp mới GPHN:
a) Người hành nghề KCB bao gồm cả người nước ngoài đang
hành nghề tại Việt Nam;
b) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
đã được nước ngoài cấp GPHN;
c) Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo
thuộc khối ngành SK; người thuộc đối tượng được cấp GPHN
KCB nhưng chưa được cấp giấy phép hành nghề.
Trích nguồn: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023
II. LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
2023

Trích nguồn: https://luatvietnam.vn/media-luat/tom-tat-luat-kham-benh-chua-benh-2023-560-93048-


article.html
III. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẦN LƯU Ý

 Văn bản hướng dẫn luật KCB 2023:


• Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 3/3/2023 của Thủ tướng
Chính phủ Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn
thảo văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Khám bệnh,
chữa bệnh được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp
bất thường lần thứ hai.
 Văn bản đang có hiệu lực thi hành cần lưu ý:
• Nghị định 109/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Thủ
tướng Chính phủ về Quy định cấp Chứng chỉ hành nghề đối
với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động với cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh
III. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẦN LƯU Ý

 Văn bản đang có hiệu lực thi hành cần lưu ý:


• Thông tư 26/2020/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013
của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho
cán bộ y tế
• Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế
• Thông tư 43/2013/TT-BYT quy định chi tiết phân tuyến
chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh
III. VĂN BẢN PHÁP LUẬT CẦN LƯU Ý

 Các Luật khác cần lưu ý trong KCB:


• Luật Bảo hiểm y tế ngày 14 tháng 11 năm 2008
• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y
tế ngày 13 tháng 6 năm 2014
• Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016
• Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11
năm 2007
• Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6
năm 2006
• Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ngày 14 tháng 6
năm 2019
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

 Trắc nghiệm: 2. Chọn đáp án đúng điền vào


1. Bản hiến pháp nào của nước chỗ trống sau: “Mọi người có
CHXHCN Việt Nam đang có quyền được bảo vệ, … trong việc
hiệu lực? sử dụng các dịch vụ y tế và có
nghĩa vụ thực hiện quy định
A. Hiến pháp năm 2001 phòng bệnh, khám bệnh, chữa
B. Hiến pháp năm 2012 bệnh.”
C. Hiến pháp năm 2013 A. Bảo hiểm y tế, bình đẳng
D. Hiến pháp năm 2014 B. Bảo hiểm y tế, công bằng
C. Chăm sóc sức khỏe, công
bằng
D. Chăm sóc sức khỏe, bình
đẳng
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

 Trắc nghiệm:
3. Theo luật KCB 2023, GPHN 4. Thời gian bắt đầu kiểm tra
sẽ có thời hạn bao nhiêu năm? đánh giá năng lực khi cấp GPHN
đối với bác sĩ từ ngày nào?
A. 3 năm
A. 1/1/2024
B. 5 năm
B. 1/1/2025
C. 7 năm
C. 1/1/2026
D. 10 năm
D. 1/1/2027
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

 Tự luận:
1. Phân biệt giữa thông tư và quyết định do Bộ và cơ quan
ngang bộ ban hành? Nêu ví dụ.
2. Nêu một số nội dung liên quan đến lĩnh vực y tế quy định
trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam 2013? Liên hệ thực
tế.
3. Một số điểm mới trong Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 là
gì? Nêu ví dụ.
4. Nêu các hành vi bị nghiêm cấm trong khám bệnh, chữa
bệnh?
47

You might also like