You are on page 1of 12

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

BỘ MÔN NGỮ VĂN VIỆT NAM

KHOA

BÀI THU HOẠCH MÔN:

ĐỀ TÀI:

Học tên sinh viên:


Lớp:
Mã sinh viên:
Khóa:

Hà Nội - 2022

1
MỤC LỤC
Mục lục......................................................................................................................2
MỞ ĐẦU...................................................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CÁC QUYỀN CON NGƯỜI CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VIỆT
NAM VÀ CÁC VỤ VIỆC THỰC TIỄN LÀM MINH CHỨNG..........................4
1.1. Khái niệm.....................................................................................................4
1.2. Các quyền con người cơ bản của công dân Việt Nam.................................5
1.2.1. Các quyền con người về Dân sự, chính trị.............................................5
1.2.2. Các quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa..............................6
CHƯƠNG 2: BÌNH LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM................................9
KẾT LUẬN.............................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................12

2
MỞ ĐẦU
Hiện nay, trong toàn bộ những vấn đề của loài người, quyền con người và
quyền công dân là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về phương diện thực tiễn
cũng như lý luận. Đó luôn là mối quan tâm của nhân loại ở mọi thời kỳ phát triển
của nó. Mỗi bước phát triển của quyền con người, quyền công dân đều gắn liền và
là thành quả của cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng tư sản, phản ánh quá trình
nhân loại tự giải phóng mình. Do vậy những vấn đề quyền con người và quyền
công dân bao giờ cũng là những điểm nóng của các cuộc đấu tranh giai cấp, đặc
biệt thể hiện trên bình diện đấu tranh tư tưởng. Với Việt Nam, Chính sách nhất
quán của Nhà nước Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, được thể
hiện xuyên suốt trong Hiến pháp, pháp luật và các chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội.
Năm 2021, năm thứ hai, Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-
19. Đại dịch đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thụ hưởng quyền của người dân, nhất
là sinh hoạt, đi lại, học tập do phải giãn cách xã hội ở nhiều nơi để phòng chống
dịch, song các quyền cơ bản của người dân vẫn được bảo đảm, trong đó có quyền
tiếp cận các nhu yếu phẩm cần thiết như lương thực, đồ dùng thiết yếu, quyền
chăm sóc y tế, giáo dục trực tuyến. Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch
Covid-19, Đảng và Nhà nước ta đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp
đồng bộ, hiệu quả, đảm bảo quyền công dân.
Những nội dung tiểu luận trình bày dưới đây sẽ Phân tích các quyền con người
cơ bản của công dân Việt Nam và đưa ra các vụ việc thực tiễn làm minh chứng, từ
đó Bình luận về việc đảm bảo quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid 19 ở
Việt Nam.

3
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC QUYỀN CON NGƯỜI CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN VIỆT
NAM VÀ CÁC VỤ VIỆC THỰC TIỄN LÀM MINH CHỨNG

1.1. Khái niệm


Quyền là khái niệm khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật
công nhận và đảm bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó cá nhân được
hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế. Quyền con
người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi
nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Quyền
công dân là Khả năng tự do lựa chọn hành vi của công dân mà nhà nước phải bảo
đảm khi công dân yêu cầu. Ở Việt Nam, quyền công dân được thông qua căn cứ
pháp lý: Hiến pháp 2013; Tuyên bố chung về Quyền con người, được tạo bởi Liên
hợp quốc vào năm 1948
Hiến pháp năm 2013 ghi nhận tại Chương 2 với tiêu đề: “Quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân". Theo đó, Điều 14 quy định: “Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”.
Như vậy, quyền con người và quyền công dân đã được hiểu ở hai nghĩa khác nhau:
quyền con người và quyền công dân là những quyền độc lập với nhau; và quyền
công dân là một bộ phận của quyền con người, quyền công dân là sự biểu hiện của
quyền con người, được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận. Chẳng những Việt Nam
mà cộng đồng quốc tế cũng đều mong muốn hướng tới việc bảo vệ, phát triển
quyền công dân cũng như bảo vệ các giá trị về quyền con người dựa trên sự ghi

4
nhận của Hiến pháp và pháp luật của từng quốc gia phù hợp với thông lệ và quy
định mang tính quốc tế.
1.2. Các quyền con người cơ bản của công dân Việt Nam
Hiến pháp năm 2013 đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của chế định
quyền con người, quyền công dân trong tư duy lập hiến Việt Nam. Hiến pháp năm
2013 đã dành 21 điều quy định về quyền con người. Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp
năm 2013 đã quy định: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền
con người, quyền Công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công
nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần
thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội,
sức khỏe của cộng đồng (khoản 2 Điều 14).
1.2.1. Các quyền con người về Dân sự, chính trị
Khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã thay thế thuật ngữ
“mọi công dân” bằng thuật ngữ “mọi người” trong nhiều điều luật quy định về
quyền của cá nhân. Cụ thể, Hiến pháp khẳng định mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật (khoản 1, điều 16), không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; được nhà nước bảo hộ, không thể bị trục xuất,
giao nộp cho nhà nước khác. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo
lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể,
sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định
của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ
trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định. Mọi người có
quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử
nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên
cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

5
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và
bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Mọi người có quyền
hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm
y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể
người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm. Mọi công dân có quyền có
nơi ở hợp pháp, có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và việc khám xét chỗ ở do
luật định; có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và
từ nước ngoài về nước theo quy định pháp luật; có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Hiện nay Việt Nam Việt Nam là quốc gia
đa tín ngưỡng, tôn giáo với 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, hơn 26,5
triệu tín đồ các tôn giáo (chiếm 27% dân số), hơn 58.000 chức sắc, 148.000 chức
việc, 29.000 cơ sở thờ tự, 53 cơ sở đào tạo tôn giáo.
Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị
thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo
quy định của pháp luật. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong
thời hạn luật định, công bằng, công khai và được coi là không có tội cho đến khi
được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có
quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (Điều 30)
1.2.2. Các quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa
Bên cạnh các quyền dân sự, chính trị, Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận các
quyền con người về kinh tế, xã hội, văn hóa. Đó là các quy định sau đây:
- Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu
sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ

6
chức kinh tế khác (khoản 1 Điều 32). Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được
pháp luật bảo hộ (khoản 2 Điều 32). Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng,
an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà
nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo
giá thị trường (khoản 3 Điều 32). Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33). Người làm công ăn lương
được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế
độ nghỉ ngơi (khoản 2 Điều 35). Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao
động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (khoản 3 Điều 35).
- Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn: Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,
một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn
nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em (Điều 36).
- Quyền tự do ngôn luận được hiểu là quyền tự do tiếp nhận và thể hiện ý chí, quan
điểm thông qua các hình thức khác nhau nhưng không được chống lại đường lối,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; không được xâm hại đến lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác; không được
xâm hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội, đạo đức và truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Quyền cơ bản này được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế; và trong
Hiến pháp Việt Nam.
- Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được
tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ
mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em
(khoản 1 Điều 37). Trong những năm qua, công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ
trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, được coi là một trong
những chính sách ưu tiên hàng đầu để bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu phát
triển ổn định và lâu dài của đất nước, đặc biệt là trẻ em vùng dân tộc thiểu số. Hiện
nay, hệ thống chính sách phát triển giáo dục đối với vùng DTTS và miền núi đã

7
được ban hành khá đầy đủ cho các nhóm đối tượng học sinh và giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục. Các chính sách cho học sinh, sinh viên vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm chính sách học bổng; miễn giảm học phí; trợ
cấp xã hội, hỗ trợ học tập; chính sách ưu tiên tuyển sinh vào đại học, cao đẳng;
- Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát
huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (khoản 3 Điều 37); Mọi
người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các
dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh,
chữa bệnh (khoản 1 Điều 38). Người lớn tuổi được nhà nước trợ cấp lương hàng
tháng, hưởng các lợi ích chăm sóc sức khỏe.
- Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ
thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); mọi người có quyền
hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng
các cơ sở văn hóa (Điều 41); Một số quyền cũng là nghĩa vụ gần đây được nhiều
quốc gia ghi nhận như là một quyền và nghĩa vụ để đảm bảo xã hội phát triển bền
vững cũng được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Mọi người có quyền được sống
trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường” (Điều 43).
Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã tiếp thu quy định của Công ước quốc tế về
quyền chính trị, dân sự; quyền kinh tế, văn hóa và tuyên ngôn nhân quyền năm
1945.

8
CHƯƠNG 2: BÌNH LUẬN VỀ VIỆC ĐẢM BẢO QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID 19 Ở VIỆT NAM

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới còn đang lúng túng trong việc lựa chọn
chiến lược nào để đối phó với Covid-19 thì với quan điểm “vì dân”, với tinh thần
“không để ai bị bỏ lại phía sau”, Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp
mạnh mẽ, toàn diện, trước mắt có thể chịu thiệt hại về kinh tế, song bằng mọi giá
phải bảo vệ tính mạng nhân dân. Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch
Covid-19, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp đồng bộ,
hiệu quả. Trong đó, kiểm soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức
khỏe, bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của người dân; đồng thời thực
hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giảm thiểu tác động của dịch đối với nền kinh
tế, duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, an sinh xã hội và
đời sống của người dân, nhất là những người dễ bị tổn thương.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động và
người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, trong đó có các chính
sách hỗ trợ tiền mặt trực tiếp cho người lao động bị mất việc, ngừng việc, phải tạm
hoãn hợp đồng lao động và tự do như việc ban hành các gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng
(năm 2020) và 26.000 tỷ đồng (cho đến tháng 7/2021) dành cho người khó khăn vì
dịch Covid-19. Việt Nam cũng đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm quyền tiếp
cận, các điều kiện sống cơ bản, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức, cá
nhân trong xã hội cùng chung tay hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn.
Chính phủ Việt Nam rất coi trọng, chủ trương bảo đảm tiêm vaccine phòng
COVID-19 miễn phí cho người dân theo các đối tượng ưu tiên theo khuyến nghị
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Đến ngày 8/12/2021, Việt Nam đã tiêm gần
130 triệu liều vaccine COVID-19 cho người dân mặc dù gặp nhiều khó khăn do
khan hiếm nguồn cung của thế giới, điều kiện kinh tế còn hạn chế. Chính phủ cũng

9
thành lập Quỹ vaccine phòng chống COVID-19 với mục tiêu tiếp nhận, quản lý, sử
dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng góp trong nước và ngoài nước để cùng với
nguồn lực ngân sách nhà nước mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất
vaccine trong nước để tiêm chủng cho người dân, bảo đảm nguồn tài chính bền
vững cho việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19, bảo đảm quyền y tế. Chính phủ
cũng đã thành lập Tổ công tác về ngoại giao vaccine do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
củ trì để xúc tiến, vận động viện trợ vắc-xin, thuốc điều trị, vật phẩm y tế phòng,
chống COVID-19; chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị từ đối
tác song phương, đa phương. Đến nay, hầu hết các đối tác quan trọng và các nước
bạn bè truyền thống đã hỗ trợ Việt Nam hàng chục triệu liều vaccine phòng Covid-
19.
Thành công của Việt Nam trong thời kỳ đại dịch Covid - 19 một lần nữa khẳng
định mục tiêu xuyên suốt vì lợi ích nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng
thời chứng minh rằng việc bảo đảm quyền con người phải dựa trên điều kiện, bối
cảnh cụ thể. Điều quan trọng là, nguyên tắc vì nhân dân, vì quyền con người phải
đến từ bản chất, từ nền tảng tư tưởng của Đảng, không phải là chủ nghĩa mị dân
theo lối dân chủ tư sản chủ nghĩa. Thực tế bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đã cung cấp những lợi khí cả về lý luận và thực
tiễn, vừa khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường nhân văn, vì
con người, vừa đấu tranh hiệu quả trước những luận điểm xuyên tạc, chống phá
nấp dưới chiêu bài “nhân quyền”.

10
KẾT LUẬN
Từ những nội dung trên, tiểu luận đã Phân tích các quyền con người cơ bản của
công dân Việt Nam và một số ví dụ minh chứng, từ đó Bình luận về việc đảm bảo
quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid 19 ở Việt Nam. Như vậy có thể
khẳng định rằng, những kết quả, thành tựu to lớn trên lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ,
bảo đảm quyền con người mà Việt Nam đã đạt được trong suốt 35 năm qua là
minh chứng sinh động về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước Việt Nam là đúng đắn, là vì quyền con người. Điều này tiếp tục
được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải
thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân
dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”

11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Nhà nước và Pháp luật


2. Hiến định quyền con người trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 2013 (Hiến pháp năm 2013)
3. http://sotuphap.kontum.gov.vn › Một số điểm mới về quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản

12

You might also like