You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


ĐỀ TÀI: QUYỀN SỐNG TRÊN TOÀN CẦU HIỆN NAY
Môn học: Luật Hiến pháp

Mã lớp học phần: 23C1LAW51106103

Giảng viên hướng dẫn: Cô Lê Na

Sinh viên thực hiện: Trịnh Hoàng Minh Thy

Lớp – Khóa: ELP001 – K49

MSSV: 31231026027

Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................3
B. NỘI DUNG TIỂU LUẬN..................................................................................................4
I. Những vấn đề pháp lý cơ bản của quyền con người và quyền sống..............................4
1. Quyền con người................................................................................................................4
2. Quyền sống và tầm quan trọng của quyền sống..............................................................4
II. Vấn đề quyền sống bị xâm phạm.....................................................................................6
1. Các tác nhân xâm phạm....................................................................................................6
2. Các giải pháp .....................................................................................................................8
C. TIỂU KẾT........................................................................................................................10
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................11

2
A. LỜI MỞ ĐẦU

Quyền sống vẫn luôn là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người,
gắn liền với mỗi con người, là quyền tất yếu, vốn có của con người và luôn được Hiến pháp
ghi nhận và bảo vệ từ trước đến nay. Tuy nhiên, cho đến nay, quyền này vẫn đang bị xâm
phạm một cách nghiêm trọng, phải đối mặt với những thách thức, khó khăn to lớn như thiên
tai, thảm họa mội trường; chiến tranh, xung đột; sự lan rộng của các dịch bệnh… không chỉ
ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của con người mà còn đe dọa sự tồn tại và phát triển bền
vững của toàn cầu. Điều này đẩy quyền quan trọng này vào tình trạng mong manh, đồng thời
đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải bảo vệ và thúc đẩy quyền này. Vì vậy, việc nghiên cứu và
đánh giá sâu hơn những vấn đề xung quanh quyền sống là rất cần thiết. Qua đó, chúng ta có
thể tìm và đưa ra giải pháp có hiệu quả.
Hiểu được tính cấp thiết của vấn đề này, em quyết định chọn đề tài “Quyền sống trên
toàn cầu” để làm đề bài cho bài tiểu luận kết thúc học phần của mình.

Em xin chân thành cảm ơn những kiến thức bổ ích, những góp ý trong các bài tập
nhóm cũng những bài giảng thuộc thuộc môn Luật Hiến pháp do cô Lê Na trực tiếp giảng
dạy trong suốt học kỳ vừa qua.

3
B. NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I. Những vấn đề pháp lý cơ bản của quyền con người và quyền sống
1. Quyền con người
Mặc dù quyền con người là một quyền cơ bản, quan trọng và được thừa nhận bởi
nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế trên thế giới, nhưng cho đến nay, quyền con người
vẫn chưa có một khái niệm chung cụ thể mà được quy định khác nhau bởi tổ chức, quốc
gia khác nhau.
Theo Viện kiểm sát nhân dân tối cao: “Quyền con người là những quyền tự nhiên,
vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia
và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.”. Tại Việt Nam, quyền con người là quyền cơ bản và
quan trọng nhất. Điều này được thể hiện rõ qua 5 bản Hiến pháp của Việt Nam, trong
đó, quyền con người được thừa nhận và bảo vệ rõ ràng.
Theo Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR) : “Quyền con
người là những bảo đảm pháp lý phổ quát có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm
chống lại những hành động hoặc có sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm và tự do cơ
bản của con người”
2. Quyền sống và tầm quan trọng của quyền sống
2.1. Quyền sống tại Việt Nam
Căn cứ vào các lĩnh vực của đời sống nhân loại, luật nhân quyền chia quyền
con người thành hai nhóm chính: các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh
tế, xã hội, văn hóa. Trong đó, quyền được sống (hay quyền sống) thuộc nhóm các
quyền dân sự.
Quyền này được coi là một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất của
con người. Nó thể hiện quyền lợi cơ bản nhất: quyền được tồn tại và tiếp tục cuộc
sống một cách tự do và an toàn. Quyền này cực kỳ quan trọng vì nó đảm bảo cho
mọi người quyền được sống, không bị bất kỳ ai cướp đi hay đe dọa.
Bác Hồ khẳng định quyền sống trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 qua
việc nhắc lại một mệnh đề trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước
Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Dù không được đề cập như một quyền cụ thể qua các bản Hiến pháp 1946,
1959, 1992 nhưng vẫn được thể hiện qua các quyền bất khả xâm phạm về thân
thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân. Đến bản Hiến

4
pháp năm 2013, cùng với một số quyền mới khác, quyền sống đã được bổ sung
và đề cập trực tiếp trong điều 19: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con
người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.”.
Quyền được sống không chỉ là quyền cá nhân mà còn là nền tảng của mọi xã
hội công bằng, tự do và phát triển. Đảm bảo và bảo vệ quyền này đồng nghĩa với
việc tôn trọng và giữ vững nhân quyền cơ bản của mọi người.
2.2. Quyền sống trên thế giới
Hiện nay, quyền sống được thừa nhận và bảo vệ bởi rất nhiều quốc gia có
Hiến pháp và hệ thống pháp luật. Ngoài ra, quyền này còn được đề cập trong các
hiệp định và tổ chức quốc tế.

Thứ nhất, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 ghi
nhận, bảo vệ và thúc đẩy quyền sống. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 6 của Công ước
quốc tế: “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được
pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện.”. Ngoài
ra, các Điều khoản 2, 3, 4, 5 và 6 trong điều 6 cũng là cơ sở pháp lý góp phần bảo
vệ quyền sống của mỗi người, hướng đến việc có thể xóa bỏ hình phạt tử hình.
Điều này giúp đảm bảo quyền được sống của mỗi người, không áp đặt một loại
hình phạt tử hình cho tất cả mọi hành vi vi phạm pháp luật. Cụ thể những điều
khoản đó là:

“2. Ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xoá bỏ thì chỉ được phép áp
dụng án tử hình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp
hiện hành tại thời điểm tội phạm được thực hiện và không được trái với những
quy định của Công ước này và của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt
chủng. Hình phạt tử hình chỉ được thi hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp
luật, do một toà án có thẩm quyền phán quyết.

3. Khi việc tước mạng sống của con người cấu thành tội diệt chủng, cần hiểu
rằng không một quy định nào của điều này cho phép bất kỳ quốc gia thành viên
nào của Công ước này, bằng bất kỳ cách nào, được giảm nhẹ bất kỳ nghĩa vụ nào
mà họ phải thực hiện theo quy định của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội
diệt chủng.

4. Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi
mức hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể
được áp dụng đối với mọi trường hợp.

5
5. Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không
được thi hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai.

6. Không một quy định nào trong điều này có thể được viện dẫn để trì hoãn hoặc
ngăn cản việc xoá bỏ hình phạt tử hình tại bất kỳ quốc gia thành viên nào của
Công ước.”

Thứ hai, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 cũng là là cơ sở pháp lý bảo
vệ và thúc đẩy quyền sống. Cụ thể, lời mở đầu của Hiến chương có đề cập đến
mục tiêu của nhân dân các quốc gia liên hiệp: “Phòng ngừa cho những thế hệ
tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã hai lần trong đời chúng ta gây cho nhân
loại đau thương không kể xiết; Tuyên bố một lần nữa sự tin tưởng vào những
quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam
và nữ, ở quyền bình đẳng giữa các quốc gia lớn và nhỏ; Tạo mọi điều kiện cần
thiết để giữ gìn công lý và tôn trọng những nghĩa vụ do những điều ước và các
nguồn khác do luật quốc tế đặt ra; Khuyến khích sự tiến bộ xã hội và nâng cao
điều kiện sống trong một nền tự do rộng rãi hơn”

Thứ ba là Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. Cụ thể là Điều 3 của
Tuyên ngôn đã ghi nhận: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn
cá nhân”. Mặc dù Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền có giá trị về mặt pháp lý
thấp hơn các điều ước, nhưng giá trị này của nó lại vượt xa các nghị quyết thông
thường. Chính vì vậy Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng là cơ sở pháp lý bảo
vệ quyền sống của cá nhân.

II. Vấn đề quyền sống bị xâm phạm


1. Các tác nhân xâm phạm
1.1. Chiến tranh, xung đột vũ trang
Chiến tranh và xung đột gây ra thương vong hàng triệu người, bao gồm
thương vong về mạng sống và thương vong về sức khỏe của người tham gia và
những người dân vô tội bị kéo vào; gây đau khổ và mất mát không thể đếm được
đối với gia đình nạn nhân và cộng đồng. Ngoài ra, chúng còn phá hủy cơ sở hạ
tầng, nhà máy sản xuất, cơ sở y tế, và hệ thống giao thông xung quanh, gây mất
mát lớn về tài nguyên và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi sau chiến tranh của
đất nước.
Từ đó dẫn đến tình trạng thiếu thốn và đói nghèo, bởi vì mất đi nguồn thu
nhập, tạo ra tình trạng thiếu thốn và đói nghèo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng cuộc sống và quyền sống của con người.
6
Sống trong tình cảnh nguy hiểm đến mạng sống và đời sống buộc người dân
phải tìm cách thoát khỏi chúng, rời bỏ nhà cửa, trở thành người tị nạn, sống trong
hoàn cảnh khó khăn và không thể chắc chắn về tương lai của mình.
Chúng ta có thể thấy được những ảnh hưởng nghiêm trọng đó qua các cuộc
chiến sự đang diễn ra giữa các nước trên thế giới
Ví dụ, chiến sự Nga và Ukraine đang là vấn đề đáng quan tâm. Chiến sự này
đã và đang ảnh hưởng đến đời sống và mạng sống của người dân cả hai nước.
Hàng nghìn binh sĩ của hai bên phải bỏ mạng nơi chiến trường, đẩy người dân
của Ukraine vào cảnh nhà tan cửa nát, thương vong. Chiến sự còn khiến cho
hành triệu người dân của cả hai nước phải bỏ nhà cửa ra đi cùng nhiều hậu quả
khác ảnh hưởng đến toàn cầu.
1.2. Môi trường
Yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến quyền sống của con người rất nhiều
Thứ nhất là các thảm họa thiên nhiên. Đây là tác nhân không thể tránh khỏi, đặc
biệt là những nơi nằm trong khu vực phải chịu nhiều thiên tai. Các thảm họa này
không chỉ gây ra tổn thất về mạng sống mà cũng ảnh hưởng đến cơ sở vật chất.
Từ đó cũng ảnh hưởng đến nguồn lực, nền kinh tế. và đặc biệt là quyền sống.
Thứ hai là sự biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên
nhân chính ảnh hưởng đến các thiên tai, làm tăng cường thêm về cường độ và tần
suất của các thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán, cơn bão và sự gia tăng về
nhiệt độ, tăng khả năng bệnh dịch xâm nhập vào môi trường sống.
Yếu tố biến đổi khí hậu đó dẫn đến tác nhân thứ ba là dịch bệnh. Hậu quả có
thể thấy rõ thông qua các dịch bệnh trong lịch sử nhân loại. Gần đây nhất chính
là dịch bệnh COVID – 19 đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mệnh, ảnh hưởng việc
sinh hoạt và thu nhập của con người. Ngoài ra, dịch bệnh còn để lại hậu dịch
bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ miễn dịch của con người
1.3. Bạo lực trong xã hội
Bạo lực vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến quyền sống của
nạn nhân, không chỉ về mặt thể xác mà còn về mặt tinh thần. Bạo lực gồm hai
loại chính:
Thứ nhất là bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình là hành vi thành viên trong gia
đình gây tổn hại về nhiều mặt như thể xác, tinh thần… Chủ thể của bạo lực gia
đình hầu như là người đàn ông trong gia đình. Còn nạn nhân thường là bên yếu
thế hơn như người vợ, con cái, cha me già. Hành vi bạo lực gia đình dẫn đến
những thương tổn về thể xác cho nạn nhân. Ngoài ra còn để lại bóng ma tâm lý

7
cho nạn nhân và cả người chứng kiến hành vi bạo lực gia đình. Hiện nay các vụ
bạo lực gia đình đang có dấu hiệu thuyên giảm. Cụ thể là theo thống kê của Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch về số vụ bạo lực gia đình, con số này đã giảm dần
từ 53.206 vụ xuống 8.176 vụ trong giai đoạn 2009-2019. Tuy nhiên, bạo lực gia
đình nên được ngăn chặn hoàn toàn để bảo đảm an toàn, sức khỏe của mỗi người.
Thứ hai là bạo lực mạng. Đây không phải hành vi tác động trực tiếp lên
mạng sống của nạn nhân mà ảnh hưởng một cách gián tiếp thông qua tinh thần
của họ. Bạo lực mạng thường là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của
con người bằng những lời lẽ, hình ảnh, video trên mạng xã hội. Hậu quả của
hành vi xâm phạm này là sự ảnh hưởng nghiêm trọng lên tinh thần của nạn nhân,
dẫn đến mắc các bệnh tâm lý hoặc thậm chí là hành vi tìm đến cái chết của họ.
Đây là hình thức bạo lực đang bị mọi người bỏ qua hay xem nhẹ, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến quyền sống của mỗi người.
2. Các giải pháp khắc phục
Thứ nhất là tăng cường hợp tác quốc tế. Vấn đề chiến tranh, xung đột là một
trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp nhất tới quyền sống, cụ thể là tính mạng
con người. Chính vì vậy, việc tăng cường hợp tác quốc tế sẽ giúp cho mối quan hệ giữa
các nước trở nên tốt đẹp, đồng thời tránh việc tranh chấp, xung đột giữa các quốc gia mà
phải dùng đến bạo lực để giải quyết, tránh khiến những người dân vô tội thành nạn nhân
của chiến tranh.
Thứ hai là ngăn chặn bạo lực trong xã hội:
+ Đối với bạo lực gia đình: đây vẫn luôn là vấn đề nhức nhối, gây tổn thương cả về
tinh thần và thể xác cho nạn nhân. Chính vì vậy, phải có những biện pháp cải thiện
(tổ chức những chương trình tuyên truyền ngăn chặn bạo lực gia đình, tăng cường
nhận thức về hậu quả của bạo lực gia đình; hỗ trợ vật chất, tư vấn tâm lý cho nạn
nhân, hỗ trợ cho người vi phạm có thể thay đổi hành vi và tâm lý của mình; nếu
người vi phạm không có dấu hiệu sửa đổi, phải có biện pháp răn đe ngăn tình trạng
tái phạm; ngoài ra còn tuyên truyền cho mọi người các cách lên tiếng khi bản thân
bị bạo lực gia đình hay chứng kiến người khác bị bạo lực gia đình)

+ Đối với bạo lực mạng: đây không phải hành vi ảnh hưởng trực tiếp tới mạng sống
nhưng nó ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân, có thể dẫn đến các bệnh tâm lý, ảnh
hưởng cuộc sống thường ngày của họ. Vì vậy, cần phải ngăn chặn hành vi bạo lực
này (giáo dục và tuyên truyền nhận thức về an toàn trực tuyến, hậu quả nghiêm
trọng mà bạo lực mạng mang lại; quy định nghiêm ngặt hơn về nội dung, từ ngữ,

8
hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội, đồng thời phải có hình phạt đối với những
người vi phạm)

Thứ ba là tăng cường giáo dục và tuyên truyền. Gồm có các biện pháp sau: tăng
cường giáo dục về quyền con người nói chung và quyền sống nói riêng; đưa vào chương
trình giảng dạy; tuyên truyền trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để mọi
người đều có thể cùng biết đến. Điều này sẽ giúp công dân tiếp cận được với nhiều kiến
thức hơn về nhân quyền và quyền sống, hạn chế những tình huống xâm phạm quyền
sống.
Thứ tư là bảo vệ môi trường. Chúng ta nên hạn chế việc làm ảnh hưởng nặng nề tới
môi trường xung quanh như giảm tình trạng biến đổi khí hậu, giảm rác thải nhựa, bảo vệ
tài nguyên rừng…
Cuối cùng là cải thiện điều kiện sống. Cần phải đảm bảo các nhu cầu tối thiểu là ăn,
ở, mặc, đi lại, học tập, nghỉ ngơi và tăng cường thể chất cho mọi người trong xã hội. Cụ
thể, cần đưa ra những chính sách để giúp đỡ người dân có hoàn cảnh khó khăn hoặc
những người ở vùng sâu vùng xa, không thể tiếp cận và hưởng những dịch vụ nhanh và
tốt nhất (xây dựng thêm nhiều cơ sở y tế thuận tiện và giá cả hợp lý cho người dân vùng
núi; chính sách hỗ trợ người già, người khuyết tật, những người dễ bị tổn thương như
mắc các bệnh tâm lý hoặc không có tình trạng sức khỏe giống người bình thường, cũng
như giúp họ hòa đồng vào xã hội; các chính sách hỗ trợ học tập như học bổng cho
những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn;...)

9
C. TIỂU KẾT
Qua những mục tìm hiểu về quyền sống và vấn đề của nó ở trên, có thể thấy rằng mặc
dù quyền sống được ghi nhận rộng rãi trên toàn cầu, nhưng trên thực tế quyền này lại đang bị
xâm phạm bởi nhiều yếu tố khác nhau như thế. Với tinh thần bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người nói chung và quyền sống nói riêng, chúng ta cần phải hành động để đạt được mục đích.
Quyền sống là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người, đảm bảo cho sự phát triển của
xã hội. Chính vì vậy, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền sống là rất cần thiết. Thông qua việc
phân tích các tác nhân cụ thể tác động lên quyền sống, chúng ta có thể đưa ra các giải pháp
khắc phục từng tác nhân cụ thể. Ngoài ra, chúng ta cũng nên đưa ra các giải pháp khác nhằm
mục đích giảm thiểu khả năng quyền sống bị xâm phạm.

10
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quyền con người theo Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
https://vksndtc.gov.vn/vanban/Pages/van-ban-moi.aspx?ItemID=212
2. Quyền con người theo Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc:
https://danchuphapluat.vn/ton-trong-bao-dam-va-bao-ve-quyen-con-nguoi-quyen-cong-
dan-trong-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-nam#:~:text=Theo%20V
%C4%83n%20ph%C3%B2ng%20Cao%20%E1%BB%A7y,con%20ng
%C6%B0%E1%BB%9Di%E2%80%9D%5B1%5D.
3. Tuyên ngôn độc lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
https://vietnamnet.vn/toan-van-ban-tuyen-ngon-doc-lap-771240.html
4. Hiến pháp 2013: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Hien-phap-nam-
2013-215627.aspx
5. Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-
vuc-khac/Cong-uoc-quoc-te-ve-quyen-dan-su-va-chinh-tri-270274.aspx
6. Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-
su/Tuyen-ngon-quoc-te-nhan-quyen-1948-65774.aspx
7. Hiến chương Liên hợp quốc 1945:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Hien-Chuong-Lien-hop-quoc-1945-
229045.aspx
8. Hậu quả chiến sự Nga – Ukraine: https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/nhung-hau-qua-
khong-luong-truoc-cua-cuoc-xung-dot-nga-ukraine-20230104154902357.htm
9. Thống kê bạo lực gia đình: http://giadinh.bvhttdl.gov.vn/tinh-hinh-bao-luc-gia-dinh-o-
nuoc-ta-thoi-gian-qua/

11
12

You might also like