You are on page 1of 11

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ĐỀ BÀI: Đề 5 - Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định “Hiến chương
quy định Liên hiệp quốc không can thiệp vào vấn đề tài phán quốc gia của bất kỳ
quốc gia nào”. Nhiều quốc gia cho rằng tài phán và chủ quyền quốc gia quan trọng
và không được can thiệp. Cộng đồng quốc tế thì cho rằng chuẩn mực nhân quyền
quốc tế cần phải tuân thủ. Hãy bình luận từ góc nhìn của luật nhân quyền quốc tế.

TIỂU LUẬN HẾT MÔN

Họ và tên : Nguyễn Thúy Ngân

Môn học : Quyền con người trong một số ngành


luật quốc tế khác

Mã học viên : 20065094

Giảng viên giảng dạy : TS. Ngô Minh Hương

1
MỞ ĐẦU
Hiến chương Liên hợp quốc là văn kiện chính trị quan trọng nhằm tổ chức xã hội và
quan hệ quốc tế theo một phương thức hòa bình. Hiến chương có tính chất ràng buộc pháp lý
đối với các thành viên của nó trong mọi hoạt động được quy định tại Hiến chương. Tại Điều
2.7 của Hiến chương đã đưa ra một quy định về việc “không can thiệp vào vấn đề tài phán
quốc gia của bất kỳ quốc gia nào”. Vậy, đứng trước yêu cầu về chuẩn mực nhân quyền phổ
quát hiện tại, yêu cầu “không can thiệp vào vấn đề tài phán quốc gia” có phù hợp hay không,
và có tạo nên rào cản trong việc thực hiện các chuẩn mực nhân quyền quốc tế hay không. Để
làm rõ vấn đề này, em xin lựa chọn đề tài: “Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc khẳng
định “Hiến chương quy định Liên hiệp quốc không can thiệp vào vấn đề tài phán quốc gia
của bất kỳ quốc gia nào”. Nhiều quốc gia cho rằng tài phán và chủ quyền quốc gia quan
trọng và không được can thiệp. Cộng đồng quốc tế thì cho rằng chuẩn mực nhân quyền quốc
tế cần phải tuân thủ. Hãy bình luận từ góc nhìn của luật nhân quyền quốc tế.” làm bài phân
tích của mình.

NỘI DUNG
1. Một số định nghĩa
1.1. Chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia được coi là sức mạnh của xã hội quốc tế. Về cốt lõi, nó “xác thực
một trật tự chính trị dựa trên các quốc gia độc lập mà chính phủ của các quốc gia này là cơ
quan có thẩm quyền chủ yếu đối với các vấn đề trong nước và quốc tế”.1
Từ chủ quyền (sovereignty) xuất phát từ severain của Pháp cổ, từ superanus trong tiếng
Latinh, từ super, nghĩa là ở trên. Chủ quyền là thượng đẳng, tối cao, ưu việt. Theo Từ điển
Oxford English Dictionary định nghĩa chủ quyền là “một người có quyền lực tối cao hoặc
đứng trên, hoặc có quyền hạn đối với người khác; một người cai trị tối cao”; hoặc “Chủ quyền
có nghĩa là quyền lực tối cao”… Từ chủ quyền mặc dù được hiểu theo nhiều cách, tuy nhiên
theo cách hiểu phố biến nhất thì nó có cốt lõi là ý tưởng về quyền lực tối cao. 2
Với các quốc gia, chủ quyền thường được hiểu theo hai nghĩa tương đối khác nhau: Thứ
nhất, chủ quyền chỉ địa vị độc lập của một quốc gia với các quốc gia khác, mỗi quốc gia có

1
Cụ thể tại: Carrie Booth Walling, Human rights norms, State sovereignty, and Humanitarian Intervention, The Johns
Hopkins University Press, Human rights quarterly, vol.37, No. 2 (May 2015), tr.386
2
Jack Donnelly, State Sovereignty and Human Rights, Human rights & human welfare, Working paper no. 21, 2004, tr
2

1
quyền tài phán độc lập trong phạm vi địa lý của mình. Thứ hai, chủ quyền hàm ý trong mỗi
quốc gia có một chủ thể có quyền chính trị và pháp lý tối cao của quốc gia đó. 3
1.2. Thẩm quyền tài phán quốc gia
Thẩm quyền tài phán của quốc gia được hiểu theo hai nghĩa:
Theo khái niệm rộng, thẩm quyền tài phán của một quốc gia xác định được hiểu là
quyền lực riêng biệt cùa quốc gia trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Như vậy, thẩm quyền tài phán được cấu thành bởi quyền lực lập pháp, hành pháp và tư
pháp cura quốc gia và đây chính là quyền tối cao của một nhà nước trong phạm vi lãnh thổ
của mình, một nội dung quan trọng của chủ quyền quốc gia.
Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền thực hiện các quyền năng trong
lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài.
Có quyền thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã
hội của đất nước vì mục đích tối cao là đảm bảo quyền lực và lợi ích của nhân dân.
Theo nghĩa hẹp thì thẩm quyền tài phán của quốc gia là thẩm quyền giải quyết các vụ
việc thuộc quyền hạn xét xử của quốc gia này.4
Thẩm quyền tài phán quốc gia là một khái niệm tồn tại trong luật quốc tế nói chung, và
nghĩa vụ bổ sung về việc “không can thiệp” công việc nội bộ quốc gia là những hệ quả cơ bản
của học thuyết về chủ quyền quốc gia, được chính thức ghi nhận trong thời kỳ hiện đại tại
Điều 2.7 Hiến chương Liên hợp quốc. 5
1.3. Chuẩn mực nhân quyền quốc tế
Thứ nhất, quyền con người là gì?6 Có nhiều cách tiếp cận dẫn tới những định nghĩa
khác nhau về quyền con người (human rights). Khuyng hướng tiếp cận thứ nhất nhấn mạnh
thuộc tính tự nhiên của các quyền con người (đã là con người thì có các quyền). Khuynh
hướng thứ hai nhấn mạnh thuộc tính nhân tạo của các quyền con người, cho rằng các quyền
là do con người thỏa thuận với nhau hoặc do nhà nước quy định trong pháp luật.
Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền thì: “Quyền con người là những
bảo đảm pháp lý toàn cầu (universail legal guaratees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và
nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân

3
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo
trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, 2015, tr.97
4
https://hinhsu.luatviet.co/khai-niem-tham-quyen-tai-phan-trong-luat-hinh-su-quoc-te/n20161028120823315.html
5
Jeroen Gutter, Thematic Procedures of the United Nations Commission on Human rights and International Law: in
Search of a Sense of Community – Chapter II: Domestis Jurisdiction and Human rights in the United Nations, tr. 13
6
Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), Khoa Luật Đại học quốc gia
Hà Nội, Hỏi Đáp về Quyền con người, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2015, tr. 22

2
phẩn, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con
người”.7 Cách định nghĩa này có thể bị phê phán vì cho rằng quyền con người có sau luật
pháp, có sau sự bảo vệ ở phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, định nghĩa này nhấn mạnh tính chuẩn
mực chung (phổ quát) của các quyền con người, và dễ làm căn cứ cho sự đồng thuận, cũng
như thuận tiện cho việc vận động các quốc gia tôn trọng tiêu chuẩn chung trong hoạt động
lập pháp và thực tiễn.
Quyền con người còn được định nghĩa một cách khái quát là những quyền bẩm sinh,
vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽ không thể sống, tồn tại và
phát triển bình thường như một con người.
Thứ hai, chuẩn mực nhân quyền quốc tế là gì? Chuẩn mực nhân quyền quốc tế được
hiểu là những ghi nhận, đảm bảo được pháp luật nhân quyền quốc tế thừa nhận, được các
quốc gia thừa nhận, lấy đó làm tiêu chuẩn để thúc đẩy các giá trị nhân quyền tại quốc gia
mình đạt được chuẩn mực tối thiểu như vậy. Các chuẩn mực nhân quyền để đảm bảo được
thừa nhận và thực hiên tại tất cả các quốc gia, cần khuyến khích ngày càng nhiều quốc gia
thành viên gia nhập các Công ước quy định về các quyền con người cụ thể trong từng lĩnh
vực, do đó nó có tính phổ quát, trở thành tiêu chuẩn áp dụng chung cho các quốc gia thực
hiện.
2. Điều 2.7 của Hiến chương Liên hợp quốc
Điều 2 khoản 7 của Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “Không quy định nào tại bản
Hiến chương này cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào những công việc cơ bản, thiết
yếu, thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, và không đòi hỏi các thành
viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của
Hiến chương;…”
“Nothing contained in the present Charter shall authorize the United Nations to
intervene in matters which are essentially within the domestic jurisdiction of any
state or shall require Members to submit such matters to settlement under the
present Charter;…”
Là một văn kiện chính trị, Hiến chương Liên hợp quốc được ban hành nhằm tổ chức xã
hội và quan hệ quốc tế theo một phương thức hòa bình. Vì vậy, Hiến chương là một văn bản

7
OHCHR, Frequently Asked Questions on a Human Rights -based Approach to Development Cooperation, New York
and Geneva, 2006, tr.1

3
pháp lý thiết lập khuôn khổ về tính hợp pháp đối với các hoạt động của Liên hợp quốc và các
quốc gia thành viên của nó.
Việc đưa quy định tại Điều 2.7 không phải ngẫu nhiên, bởi, tại thời điểm soạn thảo và
thông qua Hiến chương Liên hợp quốc, văn kiện này mang tính chính trị lớn. Do vậy, các
quốc gia nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một cơ chế mở, thậm chí là mơ hồ nhằm dự
kiến cho các hoạt động hợp tác trong tương lai, trong bối cảnh có sự khác biệt chính trị cơ
bản (thậm chí là căng thẳng) giữa các quốc gia thành viên, và cần đưa ra một công thức nhằm
thỏa hiệp giữa các quốc gia và thúc đẩy sự tham gia phổ biến của các quốc gia và Tổ chức
quốc tế này.8
3. Bình luận: “Nhiều quốc gia cho rằng tài phán và chủ quyền quốc gia quan trọng
và không được can thiệp. Cộng đồng quốc tế thì cho rằng chuẩn mực nhân quyền quốc tế
cần phải tuân thủ.”
3.1. Sự mâu thuẫn giữa thẩm quyền tài phán quốc gia và chuẩn mực nhân quyền phổ
quát
Quyền con người là quyền mà con người được hưởng nhờ tư cách là con người, chúng
được cho là không thể phân chia, tuyệt đối, cơ bản và phổ quát. Chủ quyền quốc gia là quyền
lực tuyệt đối, và quyền tự chủ đi kèm với việc trở thành một nhà nước. Điều này ngụ ý rằng
chính phủ có quyền lực và ảnh hưởng tuyệt đối đối với phạm vi lãnh thổ thuộc thẩm quyền
tài phán của nó.
Theo quan điểm cổ điển, căng thẳng chính giữa quyền con người và chủ quyền nhà nước
là bản chất tuyệt đối của quyền con người. Bởi Nhà nước nắm giữ quyền lực, độc quyền sở
hữu quyền lực đó, nó trang bị cho mình các công cụ để bảo đảm và duy trì quyền lưc đó.
Trong khi các con người sống trên phạm vi lãnh thổ của nhà nước (bao gồm cả công dân và
những người không phải công dân) họ không có quyền, cũng không có năng lực, công cụ để
đòi hỏi các quyền cho mình. Để thực hiện được các quyền của mình, họ cần sự hỗ trợ của nhà
nước (cho dù là các quyền chủ động hay quyền thụ động). Một khi nhà nước không đồng ý,
không công nhận các quyền con người cụ thể nào đó, thì các quyền con người đó sẽ không
thể được thực thi trên phạm vi thẩm quyền tài phán của quốc gia.
Cũng với quan điểm cổ điển này, ban đầu việc xây dựng quy định tại Điều 2.7 này của
ban soạn thảo Hiến chương nhằm ngăn Đại hội đồng Liên hợp quốc can thiệp và các vấn đề

8
Cụ thể xem thêm ở Jeroen Gutter, Thematic Procedures of the United Nations Commission on Human rights and
International Law: in Search of a Sense of Community – Chapter II: Domestis Jurisdiction and Human rights in the
United Nations, tr. 30

4
thuộc phạm vi công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. 9 Bởi đứng trước bối cảnh sự
khác biệt căn bản (thậm chí là xung đột) về mặt chính trị giữa các quốc gia thời điểm Hiến
chương Liên hợp quốc được thông qua là rất gay gắt. Với tư cách là một văn kiện chính trị,
nhằm lôi kéo càng nhiều càng tốt quốc gia cùng tham gia tổ chức quốc tế này, nhằm thiết lập
xã hội quốc tế và vận hành các mối quan hệ quốc tế nhằm bảo vệ và gìn giữ hòa bình thế giới,
cần thiết có những điều khoản để các quốc gia khi tham gia cảm thấy an toàn khi vẫn làm chủ
được quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình khi tham gia vào tổ chức này.
Do vậy, theo quan niệm cũ, tư tưởng về chủ quyền quốc gia là vật cản lớn trong việc
hướng tới đảm bảo các giá trị nhân quyền phổ quát. Bởi, các chuẩn mực nhân quyền để trở
thành phổ quát cần có sự thừa nhận từ các quốc gia thành viên, và liệu viên ban hành Tuyên
ngôn Nhân quyền Phổ quát 1948 và yêu cầu các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc phải
thừa nhận, áp dụng các chuẩn mực nhân quyền này hẳn là việc “can thiệp vào công việc nội
bộ quốc gia”.
Bên cạnh đó, ý tưởng bảo vệ nhân quyền tại Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát 1948
cho rằng việc bảo vệ nhân quyền cần trở nên phổ quát, bất chấp biên giới quốc gia. Và trong
thực tiễn, Liên hợp quốc ngày nay cũng đã có những hành vi can thiệp tới một số quốc gia
liên quan đến những vi phạm nhân quyền lớn, có tính khu vực, xuyên quốc gia, vi phạm
nghiêm trọng các chuẩn mực nhân quyền quốc tế được thừa nhận. Điều này, hẳn dấy lên quan
ngại của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc khi cho rằng: hành động này của Liên hợp
quốc là vi phạm Điều 2.7 của Hiến chương khi can thiệp và công việc nội bộ của quốc gia.
Theo các quy định về quyền của các quốc gia như ghi nhận tại Hiến chương Liên hợp
quốc 1945 và Hòa ước Westphalia năm 1648 là những văn kiện quốc tế đã đưa ra những quan
điểm về chủ quyền quốc gia thuộc về thẩm quyền quốc gia đối lập với tư tưởng rằng việc bảo
vệ các quyền con người là phổ quát và là trách nhiệm của bất kỳ quốc gia nào đối vớt người
dân của bất kỳ quốc gia nào được quy định tại Tuyên ngôn nhân quyền phổ quát năm 1969.
Định nghĩa ban đầu về “chủ quyền quốc gia” cho phép các quốc gia không can thiệp vào công
việc nội bộ của nhau. Tuy nhiên, ý tưởng về bảo vệ nhân quyền tại Tuyên ngôn nhân quyền
phổ quát 1948 lại cho rằng việc hoạt động bảo vệ nhân quyền cần trở nên phổ quát, vượt qua
biên giới quốc gia, do đó trở nên thách thức trực tiếp với chủ quyền quốc gia như cách hiểu
thông thường nêu trên. Chính bởi vậy, các “nghĩa vụ nhân quyền quốc tế” thường được xem

9
Xem thêm: Kawser Ahmed, The domestic jurisdiction clause in the United Nations Charter: A history view, Singapore
Year book of International Law, tr. 186
http://www.commonlii.org/sg/journals/SGYrBkIntLaw/2006/10.pdf

5
là “làm xói mòn chủ quyền quốc gia” 10 Do vậy việc cùng tồn tại của hai vấn đề này là điều
không dễ dàng; hai nguyên tắc này trở thành đối đầu với nhau hơn là đối tác song hành theo
lẽ thông thường.11
Tuy nhiên sau đó, trong quá trình hoạt động của Đại hội đồng, đặc biệt liên quan đến
các vấn đề về quyền con người đã có cho thấy những điểm mâu thuẫn đối với nguyên tắc này,
đặc biệt khi Liên hợp quốc ngày càng tái khẳng định các vấn đề nhân quyền trở thành mối
quan tâm đặc biệt của Liên Hợp quốc; đặc biệt khi các vấn đề nhân quyền mà Liên hợp quốc
quan tâm là những vấn đề vi phạm nhân quyền mang tính chất lớn, nghiêm trọng, hệ thống
chứ khôn phải những vụ vi phạm nhân quyền cá nhân, đơn lẻ (ví dụ như việc phân biệt chủng
tộc tại Châu Phi, vi phạm các quyền về tự do tôn giáo ở các nước Hồi giáo, quyền của người
tị nạn, các quyền dân sự, chính trị của công dân của các quốc gia thành viên…) 12
Bởi thông thường, các hành vi vi phạm nhân quyền thường do các nhà nước gây ra đối
với chính người dân của mình. Do vậy, nếu coi các vấn đề nhân quyền là vấn đề nội bộ quốc
gia và ngăn chặn việc tham gia của các cơ quan Liên hợp quốc, thì những vi phạm nhân quyền
tại quốc gia sẽ không bao giờ có thể giải quyết được.
Đặc biệt hơn, tại các Công ước nhân quyền như ICCPR khi cho phép cơ chế: một quốc
gia thành viên hoặc một cá nhân có thể nộp khiếu nại tới cơ quan quốc tế đối với hành vi vi
phạm nhân quyền của quốc gia thành viên khác là thành viên của công ước này. Nhiều người
cho rằng quy định này đã vi phạm nguyên tắc không can thiệp vấn đề nội bộ của quốc gia
thành viên, là vi phạm Hiến chương.
3.2. Sự thống nhất giữa thẩm quyền tài phán quốc gia và chuẩn mực nhân quyền phổ
quát
Tôn trọng chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác là một
nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại mà đã được trang trọng ghi nhận trong Hiến
chương Liên hợp quốc (1945). Trước đây, chủ quyền quốc gia thường được hiểu theo nghĩa
hẹp (chủ quyền tuyệt đối), trong đó các quốc gia không được can thiệp vào công việc được
coi là “vấn đề nội bộ” của nước khác. Tuy nhiên, xu hướng chung của luật pháp quốc tế hiện

10
Adam Hall, The Challenges to State Sovereignty from the Promotion of Human Rights
https://www.e-ir.info/2010/11/17/the-challenges-to-state-sovereignty-from-the-promotion-of-human-rights/
11
Adam Hall, The Challenges to State Sovereignty from the Promotion of Human Rights
https://www.e-ir.info/2010/11/17/the-challenges-to-state-sovereignty-from-the-promotion-of-human-rights/
12
Xem thêm: Kawser Ahmed, The domestic jurisdiction clause in the United Nations Charter: A history view,
Singapore Year book of International Law, tr. 186
http://www.commonlii.org/sg/journals/SGYrBkIntLaw/2006/10.pdf

6
nay là thay thế khái niệm chủ quyền quốc gia tuyệt đối bằng khái niệm chủ quyền quốc gia
hạn chế, trong đó mở rộng sự chi phối của cộng đồng quốc tế đối với một số vấn đề trước đây
được coi là “nội bộ” của quốc gia, đặc biệt là vấn đề nhân quyền. 13
Sự thay đổi kể trên là kết quả từ sự phát triển của Luật nhân quyền quốc tế và phong
trào nhân quyền toàn cầu. Những phát triển đó đưa đến một nhận thức mới của nhân loại về
cách thức mà các nhà nước có thể đối xử với công dân của mình, khẳng định việc này không
còn hoàn toàn thuộc về “vấn đề nội bộ của các quốc gia” mà đã trở thành vấn đề chung của
cộng đồng quốc tế (international public domain). Điều này cũng có nghĩa là, việc phê phán
các chính phủ trong những vấn đề nhân quyền, dù xuất phát từ bất kỳ chủ thể nào như quốc
gia khác, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hay cá nhân, đều không cấu thành hành
động can thiệp vào công việc nội bộ của các nước liên quan. Nhân loại văn minh ngày càng
trở nên một cộng đồng gắn kết, sự kiên hệ giữa các chính phủ và các cá nhân ngày càng chặt
chẽ. Chính quyền của các quốc gia ngày càng chấp nhận đối thoại cũng như chấp nhận sự phê
bình về viêc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền (đôi khi được gọi là “hồ sơ nhân quyền”) của
mình từ người dân trong nước cũng như từ cộng đồng quốc tế. 14
Đối với ý kiến về việc: một quốc gia thành viên hoặc một cá nhân có thể nộp khiếu nại
tới cơ quan quốc tế đối với hành vi vi phạm nhân quyền của quốc gia thành viên khác là thành
viên của công ước này. Nhiều người cho rằng quy định này đã vi phạm nguyên tắc không can
thiệp vấn đề nội bộ của quốc gia thành viên, là vi phạm Hiến chương. Tuy nhiên, lúc này, Ủy
ban soạn thảo công ước lại phản hồi rằng: Việc thông qua một cơ chế kiểm soát quốc tế trong
lĩnh vực các quyền dân sự và chính trị sẽ không trái với Hiến chương khi các quốc gia thành
viên chấp nhận Công ước này và thực hiện đầy đủ trên toàn lãnh thổ của mình, các quốc gia
thành viên sẽ thực hiện các nghĩa vụ mang tính chất quốc tế và khó có thể khẳng định rằng
các quy định của các văn kiện đó là những vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền tài phán quốc
gia.
Hiện nay, theo quan điểm của các học giả hiện đại nghiên cứu về pháp luật quốc tế và
chủ quyền quốc gia, quy định tại Điều 2.7 của Hiến chương Liên hợp quốc nếu đặt trong tổng
thể ngữ cảnh của Hiến chương có thể hiểu rộng hơn như sau.:

13
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo
trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, 2015, tr.97-98
14
David Beetham và Kevin Boyle: Introducing Democracy 80 Questions and Answers, UNESCO Publishing, 2009, tr.
57

7
Môt, xét về vị trí của điều khoản. Nó nằm ở Chương 1, Điều 2 của Hiến chương quy
định về các nguyên tắc hành động của Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên nhằm đạt
được các mục đích hoạt động của Liên hợp quốc được đưa ra tại Điều 1, trong đó tại Điều 1.3
quy định cần thực hiện hợp tác quốc tế trong giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội,
văn hóa và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các
tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn
giáo.15 Do vậy, điều này hàm định rằng việc thực hiện nguyên tắc tại Điều 2.7 này phải nhằm
mục đích nêu ra tại Điều 1, trong đó có mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.
Hai, tiêu chuẩn để xác định đâu là “vấn đề cơ bản của quốc gia”, theo ý kiến của nhiều
chuyên gia, việc xác định một vấn đề mang bản chất là công việc quốc gia hay quốc tế không
phải luôn được ấn định sẵn, mà nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào quan hệ quốc tế trong từng thời
kỳ.
Ba, về nguyên tắc không can thiệp. Trong ngữ cảnh của Hiến chương Liên hợp quốc,
Điều 2.7 được coi là quy định về “nguyên tắc không can thiệp”. Cách hiểu thuật ngữ “không
can thiệp” cũng gây nên nhiều tranh cãi. Ý định của những người soạn thảo Hiến chương là
việc xây dựng một quy tắc đảm bảo rằng tổ chức sẽ không vượt quá giới hạn có thể chấp nhận
được và mở rộng phạm vi chức năng của nó, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và
văn hóa. Do vậy, đặt trong bối cảnh giải thích ở trên, việc giải quyết các vi phạm nhân quyền
lớn là mục tiêu hoạt động của Liên hợp quốc, do đó không thể hiểu đó là việc “can thiệp vào
công việc nội bộ cơ bản, thiết yếu” của các quốc gia thành viên.
Bốn, giải thích thuật ngữ “cơ bản, thiết yếu”. Mặc dù trong thế giới hiện đại, các vấn
đề thuộc thẩm quyền tài phán quốc gia ở mặt này hay mặc khác đều sẽ chịu một số tác động
quốc tế hoặc có khả năng trở thành mối quan tâm quốc tế, tuy nhiên không có căn cứ để quy
rằng tất cả những vấn đề này trở nên nằm ngoài phạm vi “công việc nội bộ quốc gia” để bị
nằm ngoài thẩm quyền tài phán quốc gia. Do vậy, đặc biệt đối với vấn đề nhân quyền hiện
nay, đa số các quốc gia đều nhìn nhận các chuẩn mực nhân quyền là phổ quát và cần được
phổ biến và thực hiện chung trên toàn thế giới và yêu cầu các quốc gia thành viên phải tuân
thủ.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các chuẩn mực nhân quyền hoàn toàn không vi phạm quy
định tại Điều 2.7 của Hiến chương khi tại Hiến chương cũng như Tuyên ngôn Nhân quyền

15
Cụ thể xem thêm ở Jeroen Gutter, Thematic Procedures of the United Nations Commission on Human rights and
International Law: in Search of a Sense of Community – Chapter II: Domestis Jurisdiction and Human rights in the
United Nations, tr. 22

8
Phổ quát không quy định cơ quan hay cá nhân nào có trách nhiệm hay nghĩa vụ thực thi các
quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn – do vậy, trừ khi có một cơ chế thực thi rõ ràng
gắn liền với nghĩa vụ và việc thực thi của nó chỉ dựa trên thiện chí của các bên. 16 Cụ thể hơn,
các chuẩn mực nhân quyền mặc dù được cộng đồng quốc tế đưa ra và thừa nhận, tuy nhiên,
không có sự đồng thuận và thi hành từ phía các quốc gia thành viên thì vĩnh viễn không thể
thực thi được, bởi cơ chế quốc tế không đủ tiềm lực, quyền lực, khả năng để thực hiện điều
này. Và để thể hiện sự công nhận của các quốc gia đối với các quyền này, các quốc gia cần
gia nhập các Công ước quốc tế về nhân quyền, và bằng việc tự nguyên gia nhập đó, đã là sự
thừa nhận chuẩn mực nhân quyền của quốc gia, chứ không hề có sự ép buộc, hay can thiệp
của bất cứ tổ chức quốc tế nào. Khi tham gia công ước, các quốc gia bị ràng buộc pháp lý và
phải có trách nhiệm thực thi theo thông lệ và tập quán quốc tế.
Từ những phân tích trên đây có thể đưa đến nhận định rằng, quan niệm về chủ quyền,
thẩm quyền tài phán quốc gia ngày càng được biến đổi phù hợp với tình hình quốc tế chung
và với nhận thức về nhân quyền hiện đại. Định nghĩa truyền thống về chủ quyền đang thay
đổi và Nhân quyền tự nhiên có thể được tìm thấy là cốt lõi của sự thay đổi này; định nghĩa
thông thường về chủ quyền đang bị xóa bỏ một cách vội vàng khi chủ quyền trở nên phù hợp
với cá nhân, con người của một quốc gia chứ không phải chính quốc gia đó. Ý niệm về chủ
quyền ngày nay không còn mâu thuẫn mà là kết hợp với ý tưởng nhân quyền vẫn đang ngày
càng có ảnh hưởng. Không thể được coi là một quốc gia với tuyên bố chủ quyền tuyệt đối khi
không cho cộng đồng quốc tế thấy rằng họ có thể hoàn thành “nghĩa vụ” bảo vệ quyền cho
công dân của mình. Stanley Hoffmann viết: “Quốc gia tuyên bố chủ quyền chỉ đáng được tôn
trọng miễn là quốc gia đó bảo vệ các quyền cơ bản của các chủ thể của mình. Đó là từ quyền
của họ mà nó có được của riêng mình. Khi nó vi phạm chúng, cái mà Walzer gọi là ‘sự giả
định về sự phù hợp’ giữa Chính phủ và các cơ quan bị quản lý sẽ biến mất, và yêu sách của
Nhà nước về chủ quyền hoàn toàn thuộc về nó.” Khi bất kỳ chính phủ nào không bảo vệ được
Nhân quyền, hoặc là thậm chí cố tình vi phạm các quyền tự do cơ bản của một cá nhân, một
tiền lệ mới dường như đã được đặt ra là các cường quốc bên ngoài can thiệp và áp dụng vũ
lực để giữ an toàn cho bất kỳ ai có nguy cơ - mặc dù nó dường như bị “đặt ngoài vòng pháp
luật” trong Hiến chương Liên hợp quốc. Như vậy có thể nói rằng, “chủ quyền không trở nên

16
Adam Hall, The Challenges to State Sovereignty from the Promotion of Human Rights
https://www.e-ir.info/2010/11/17/the-challenges-to-state-sovereignty-from-the-promotion-of-human-rights/

9
ít phù hợp hơn; nó vẫn là nguyên tắc trật tự thiết yếu của các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, đó là
chủ quyền của nhân dân hơn là chủ quyền của quốc gia”.17

KẾT LUẬN
Rõ ràng, ý định của những người soạn thảo Điều 2.7 rằng Hiến chương cần có các điều
khoản khẳng định việc thúc đẩy quyền con người và quyền tự do cơ bản (bằng việc quy
định tại Điều 1.3 và 55.c của Hiến chương). Hơn nữa, không có nội dung nào tại Chương IX
và X của Hiến chương được coi là trao quyền cho Liên hợp quốc trong việc can thiệp vào
công việc nội bộ của các quốc gia, Trên thực thế, việc quốc tế hóa các vấn đề về quyền con
người đã góp phần định hình lại các khái niệm pháp lý, bao gồm cả quyền tài phán quốc gia,
bởi, rõ ràng các vấn đề trước đây được cho là công việc nội bộ, nhưng hiện nay đã không
còn như vậy ở nhiều quốc gia. Hơn thế nữa, có vẻ như hiện nay, Liên hợp quốc đã bắt đầu
xác định vi phạm nhân quyền cấu thành các mối đe dọa đối với hòa bình và yêu cầu các
chính phủ cần có những hành động nhằm khắc phục những tình trạng như vậy. Liên quan
đến những bình luận rằng: tầm quan trọng của nhân quyền này càng tăng nên thẩm quyền tài
phán quốc gia ngày càng bị thu hẹp và nó hiện nay đã không còn phù hợp, hoặc quyền con
người không còn thuộc phạm vi thẩm quyền tài phán quốc gia – những tuyên bố như vậy
không hoàn toàn là vo căn cứ theo nghĩa các quốc gia thực tế đã giảm đáng kể phạm vi ra tự
quyết định của mình bằng cách đồng ý một lượng lớn các tuyên bố và hiệp ước về nhân
quyền. Nhưng điều này không dẫn đến kết luận hoàn toàn rằng Điều 2.7 của Hiến chương
đã hoàn toàn lỗi thời. Các tuyên bố về việc tôn trọng thẩm quyền tài phán quốc gia vẫn
thường xuyên được đưa ra tại các Nghị quyết của Đại hội đồng và các cơ quan khác của
Liên hợp quốc khi được thông qua.18

17
Adam Hall, The Challenges to State Sovereignty from the Promotion of Human Rights
https://www.e-ir.info/2010/11/17/the-challenges-to-state-sovereignty-from-the-promotion-of-human-rights/
18
Kawser Ahmed, The domestic jurisdiction clause in the United Nations Charter: A history view
http://www.commonlii.org/sg/journals/SGYrBkIntLaw/2006/10.pdf

10

You might also like