You are on page 1of 3

BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI MÔN CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Họ và tên: Nguyễn Phạm Hồng Hà

MSSV: 1953801090030

Lớp: TMQT44.1

Câu 1/ Luâ ̣t quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh mối quan hê ̣
giữa các quốc gia.

Nhâ ̣n định sai. Luật Quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật Quốc tế với
nhau và quốc gia là một trong các chủ thể của luật quốc tế.

Câu 2/ Các nguyên tắc cơ bản của luâ ̣t quốc tế là quy phạm jus cogens.

Nhâ ̣n định đúng. Jus cogens hay ius cogens ( tiếng Latin nghĩa là quy phạm mệnh lệnh) là
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế được cộng đồng quốc tế chấp nhận như một
chuẩn mực không được vi phạm.

Câu 3/ Hành vi công nhâ ̣n tạo ra tư cách chủ thể cho quốc gia mới.

Nhâ ̣n định sai. Công nhận chủ thể mới chỉ là hành vi công nhận địa vị pháp lý của một
quốc gia mới xuất hiện nhằm thiết lập quan hệ bình thường với quốc gia mới xuất hiện
này.

Câu 4/ Hành vi công nhâ ̣n chính phủ mới luôn đi kèm với viêc̣ thiết lâ ̣p quan hê ̣
ngoại giao.

Nhâ ̣n định sai. Công nhận Chính Phủ mới chỉ phát sinh khi có Chính Phủ lên nắm quyền
không theo quy định của pháp luâ ̣t quốc gia đó. Chính phủ này gọi là Chính phủ thực tế.
Công nhận Chính phủ mới có nghĩa là công nhận người đại diện hợp pháp cho mô ̣t quốc
gia trong quan hệ quốc tế chứ không phải là công nhận một chủ thể mới của luật quốc tế.
Vì vâ ̣y, hành vi công nhâ ̣n chính phủ mới không phải luôn đi kèm với viê ̣c thiết lâ ̣p quan
hê ̣ ngoại giao.

Câu 5/ Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luâ ̣t quốc tế.

Nhâ ̣n định đúng. Bởi vì quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trước hết xây dựng pháp luật
quốc tế. Quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế, quốc gia là
chủ thể cơ bản chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện pháp cưỡng chế để tuân thủ áp
dụng pháp luật quốc tế quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền tạo lập ra chủ thể mới của
luật quốc tế.

Câu 6/ Tổ chức quốc tế là chủ thể của luâ ̣t quốc tế.

Nhâ ̣n định sai. Vì tổ chức quốc tế phi chính phủ không được xem là chủ thể của luâ ̣t quốc
tế mà chỉ tổ chức quốc tế liên chính phủ được công nhâ ̣n. Hơn nữa, mô ̣t tổ chức quốc tế
liên chính phủ muốn là chủ thể của luâ ̣t quốc tế còn phải hô ̣i đủ các điều kiê ̣n: thành viên
của tổ chức phải là mô ̣t quốc gia, được thành lâ ̣p với mục đích nhất định, có cơ cấu tổ
chức chă ̣t chẽ, thực hiê ̣n các quyền đô ̣c lâ ̣p với các quyền của các quốc gia thành viên và
tổ chức và phải có năng lực chủ thể riêng biê ̣t trong quan hê ̣ quốc tế, không phụ thuô ̣c
vào các quốc gia thành viên.

Câu 7/ Tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể phái sinh của luâ ̣t quốc tế.

Nhâ ̣n định đúng. Vì tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập từ những chủ thể khác,
các quyền của nó chỉ được ghi nhận trong các điều ước khi ký kết hay gia nhập. Do vậy
nó phải phụ thuộc vào các quốc gia thành viên, nên chỉ tham gia vào những lĩnh vực phù
hợp với phương hướng hoạt động và sự thỏa thuận của các quốc gia thành viên. Vì vâ ̣y,
tổ chức quốc tế liên chính phủ là chủ thể phái sinh của luâ ̣t quốc tế.

Câu 8/ Mọi dân tô ̣c đang tiến hành đấu tranh chống lại quốc gia khác đều là chủ thể
của luâ ̣t quốc tế.

Nhâ ̣n định sai. Vì chỉ những “dân tô ̣c” nào thỏa mãn hai điều kiê ̣n cần và đủ sau mới
được coi là chủ thể luâ ̣t quốc tế: Thứ nhất, “dân tô ̣c” đó đang đấu tranh chống chế đô ̣
thuô ̣c địa và phụ thuô ̣c, đấu tranh chống chế đô ̣ phân biê ̣t chủng tô ̣c và đáu tranh chống
lại sự thống trị của nước ngoài. Thứ hai, dân tô ̣c đó phải thành lâ ̣p được cơ quan lãnh đạo
phong trào đấu tranh thì mới chính thức trở thành chủ thể của luâ ̣t quốc tế.

Câu 9/ Mọi hành đô ̣ng sử dụng vũ lực trong luâ ̣t quốc tế đều không được phép.

Nhâ ̣n định sai. Vì luâ ̣t quốc tế công nhâ ̣n quyền tự vê ̣ cá nhân hay tâ ̣p thể của các quốc
gia khi các quốc gia đó bị tấn công vũ trang. Viêc̣ tự vê ̣ được thực hiê ̣ncho đến khi Hô ̣i
đồng Bảo an áp dụng được các biê ̣n pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
(Điều 51 Hiến chương LHQ). Ngoài ra, các nước thuô ̣c địa và phụ thuô ̣c cũng có thể
dùng sức mạnh vũ trang để tự giải phóng mình, chống chủ nghĩa thực dân (Hiến chương
LHQ)
Câu 10/ Chỉ có can thiêp̣ bằng biêṇ pháp quân sự mới được xem là can thiêp̣ vào
công viêc̣ nô ̣i bô ̣ của quốc gia khác.

Nhâ ̣n định sai. Viê ̣c can thiê ̣p vào công viê ̣c nô ̣i bô ̣ của của quốc gia có thể mang tính
trực tiếp (thông qua viê ̣c dùng áp lực quân sự, chính trị, kinh tế…) hoă ̣c gián tiếp (sử
dụng các biê ̣n pháp quân sự, kinh tế – tài chính…)

Câu 11/ Mọi trường hợp không tuân thủ các cam kết quốc tế đều vi phạm luâ ̣t quốc
tế.

Nhâ ̣n định sai. Vì nguyên tắc phải tôn trọng nghĩa vụ quốc tế (Pacta sunt servanda) không
được áp dụng trong 5 trường hợp: Điều ước quốc tế được kí kết vi phạm những quy định
của các quốc gia tham gia về thẩm quyền và thủ tục kí kết, nô ̣i dung của điều ước trái với
mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ hoă ̣c những nguyên tắc cơ bản của luâ ̣t
quốc tế, điều ước của luâ ̣t quốc tế được kí kết không trên cơ sở tự nguyê ̣n và bình đẳng
về quyền và nghĩa vụ, những điều kiê ̣n để thi hành cam kết quốc tế đã thay đổi mô ̣t cách
cơ bản, mô ̣t bên không thực hiê ̣n nghĩa vụ điều ước của mình, trường hợp xảy ra chiến
tranh (trừ các cam kết về lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia…).

You might also like